THIỀN SƯ HUỆ HẢI DẠY CHÚNG
Sư bảo
học chúng:
- Tôi chẳng hội thiền, trọn
không có một pháp có thể dạy người, không phiền các người đứng lâu, hãy tự đi
đi.
Tuy vậy
mà học chúng dần dần thêm đông, ngày đêm thưa hỏi. Sư bất đắc dĩ vì hỏi, giải
đáp, biện tài không ngại.
Có vị
pháp sư đến hỏi:
- Định hỏi một câu, thầy có vui lòng đáp chăng?
Sư bảo:
- Bóng trăng dưới đầm sâu,
mặc ý mò bắt.
- Thế nào là Phật?
- Hồ nước trong đối diện,
chẳng phải Phật là gì?
Các pháp
sư đều ngơ ngác, không biết gì cả. Giây lâu có vị lại hỏi:
- Thầy nói Pháp gì độ người?
- Bần đạo chưa từng có một
pháp gì để độ người.
- Thiền sư nhà tối như thế?
- Đại đức nói pháp gì độ người?
- Giảng kinh Kim Cang Bát
Nhã.
- Giảng được bao nhiêu lần?
- Hơn hai mươi lần?
- Kinh này ai nói?
Pháp sư
hắng giọng
- Thiền sư khéo nói đùa, há
không biết Phật nói sao?
- “Nếu nói Như Lai có nói
pháp là chê bai Phật, người ấy không hiểu nghĩa ta nói (kinh Kim Cang) nếu nói
kinh này không phải Phật nói là phỉ báng kinh”. Thỉnh đại đức nói xem.
Pháp sư
im lặng không đáp được. Chốc lát sư lại hỏi
- Kinh nói “Nếu lấy sắc
thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai“.
Đại đức hãy nói cái gì là Như Lai?
- Đến chỗ này tôi mê hẳn.
- Từ trước đến giờ chưa
từng ngộ, nói cái gì là mê?
- Thỉnh thiền sư vì tôi
nói.
- Đại đức giảng kinh hơn
hai mươi lượt lại chưa biết Như Lai?
Pháp sư
lễ bái, cầu xin chỉ dạy. Sư bảo:
- Như Lai là nghĩa như của
các pháp, đâu thể quên được.
- Phải là nghĩa Như của các
pháp.
- Đại đức nói phải cũng
chưa phải.
- Văn kinh rõ ràng đâu thể
chưa phải?
- Đại đức Như chăng?
- Như.
- Cây đá Như chăng?
- Như.
- Đại đức Như đồng cây đá
Như chăng?
- Không hai.
- Đại đức cùng cây đá đâu
khác?
Pháp sư
không đáp được, lại khen
- Đây là thượng nhơn, khó
đối đáp được.
Giây lâu
lại hỏi
- Thế nào được Đại Niết
Bàn?
- Chẳng tạo nghiệp sanh tử.
- Thế nào là nghiệp sanh
tử?
- Cầu Đại Niết Bàn là
nghiệp sanh tử, bỏ nhơ lấy sạch là nghiệp sanh tử, có đắc có chứng là nghiệp
sanh tử, không vượt khỏi môn đối trị là nghiệp sanh tử.
- Thế nào là được giải
thoát?
- Vốn tự không trói buộc
chẳng cần cầu giải thoát, dùng thẳng, hành thẳng là Vô Đẳng Đẳng (Phật không ai
sánh bằng là Vô Đẳng, chư Phật đồng nhau gọi là Đẳng. Vô Đẳng Đẳng là chỉ cho
Phật)
Pháp sư
khen
- Thiền sư như Hòa Thượng
thật là ít có.
Khen
xong Pháp sư lễ tạ lui ra.
Có vị cư
sĩ đến hỏi
- Tức tâm tức Phật, cái gì
là Phật?
Sư bảo
- Ông nghi cái gì không phải
Phật, chỉ ra xem
Cư sĩ
lặng thinh, sư tiếp
- Đạt thì khắp cảnh giới
đều là Phật, không ngộ thì hằng trái xa.
Có Luật sư hiệu Pháp Minh đến
nói
- Các thiền sư phần nhiều rơi vào không.
Sư bảo
- Trái lại, các tọa chủ phần nhiều rơi vào không.
Pháp Minh hoảng sợ hỏi
- Tại sao rơi vào không?
- Kinh luận là giấy mực, văn tự. giấy mực, văn tự đều
là không (do nhân duyên hợp thành). Dù là trên tiếng dựng lập danh tự, ngôn cú
nhưng thể đâu chẳng phải là không?. Tọa chủ bám chặt vào giáo thể đâu chẳng rơi
vào không.
- Thiền sư rơi vào không chăng?
- Chẳng rơi vào không.
- Sao lại chẳng rơi vào không?
- Văn tự, ngôn cú đều từ trí huệ mà sanh, đại dụng
hiện tiền, đâu thể rơi vào không.
- Cho biết một pháp không đạt, chẳng gọi là “tất
đạt”.
- Luật sư chẳng những rơi vào không, lại còn dùng lầm
danh ngôn.
Pháp Minh đổi sắc mặt hỏi:
- Lầm chỗ nào?
- Luật sư chưa rành âm Trung Hoa và Phạn âm làm sao
giảng thuyết?
- Thỉnh thiền sư chỉ ra chỗ lầm của Pháp Minh
- Đâu chẳng biết “Tất Đạt” là tiếng Phạn sao?
(Tất đạt là tiếng Phạn, nói đủ
là Tất bà hạt thích tha tất đà, dịch là Nhất thiết nghĩa)
Pháp Minh tuy nhận thấy lỗi mà
tâm vẫn còn giận, lại hỏi:
- Phàm kinh, luật, luận là lời Phật, đọc tụng y giáo
phụng hành, sao chẳng thấy tánh?
- Như chó điên đuổi bóng, sư tử cắn người. Kinh,
luật, luận là tự tánh dụng, người đọc tụng là tánh Pháp.
- Phật A-Di-Đà có cha, mẹ và họ chăng?
- Phật A-Di-Đà họ Kiều Thi Ca. Cha tên Nguyệt Thượng,
mẹ tên Thù Thắng Diệu Nhan.
- Xuất phát từ kinh điển nào?
- Xuất phát từ tập Đà La Ni.
Pháp Minh lễ tạ, khen ngợi, lui
ra.
Có
vị pháp sư thông tam tạng đến hỏi:
- Chơn như có biến đổi
không?
- Có biến đổi.
- Thiền sư lầm
- Đại đức có chơn như chăng?
- Có
- Nếu không biến đổi, quyết
định là phàm tăng. Đâu chẳng nghe “Thiện tri thức hay chuyển ba độc thành ba
nhóm tịnh giới, chuyển sáu thức thành sáu thần thông, chuyển phiền não thành
Bồ-Đề, chuyển vô minh thành Đại Trí Chơn Như”. Nếu không biến đổi, đại đức thật
là ngoại đạo, chủ trương tự nhiên vậy.
- Nếu vậy, chơn như tức có
biến đổi.
- Nếu chấp chơn như biến
đổi cũng là ngoại đạo.
- Thiền sư vừa nói chơn như
biến đổi, giờ lại nói không biến đổi, vậy thế nào là đúng?
- Nếu người thấy tánh rõ
ràng như hạt minh châu Mani hiện sắc, nói biến đổi cũng được, nói không biến
đổi cũng được. Nếu người không thấy tánh, nghe nói chơn như biến đổi bèn hiểu
biến đổi. Nghe nói không biến đổi bèn hiểu không biến đổi.
Pháp sư
khen
- Nên biết Nam Tông (Thiền
đốn ngộ miền nam) không thể lường.
Đồ đệ đạo Lão đến hỏi
- Thế gian có pháp nào vượt hơn
tự nhiên không?
Sư đáp:
- Có
- Pháp gì hơn được?
- Hay biết tự nhiên vậy.
- Nguyên khí là đạo chăng?
- Nguyên khí là nguyên khí, đạo
là đạo.
- Nếu như thế ắc phải có hai
- Biết, không hai người.
- Thế nào là tà, thế nào là
chánh?
- Tâm theo vật là tà, vật theo
tâm là chánh.
Luật sư
Nguyên đến hỏi:
- Hòa
thượng tu có dụng công chăng?
Sư đáp
- Dụng
công.
- Dụng
công thế nào?
- Khi
đói thì ăn, khi mệt thì ngủ.
- Tất cả
mọi người đều như vậy, đồng chỗ dụng công của thầy chăng?
- Chẳng
đồng
- Tại
sao chẳng đồng?
- Họ khi
ăn chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ cần dùng; Khi ngủ chẳng chịu ngủ, tính toán ngàn
chuyện, do đó chẳng đồng.
Luật sư
Nguyên im lặng.
Đại đức
Uẩn Quang đến hỏi
- Thiền
sư tự biết chỗ sanh chăng?
Sư đáp
- Chưa
từng tử đâu cần luận sanh. Biết sanh tức là Pháp không sanh, chẳng lìa pháp
sanh nói pháp không sanh. Tổ sư nói " Chính cái sanh tức không sanh"
- Người
không thấy tánh cũng được vậy chăng?
- Tự
chẳng thấy tánh, chẳng phải không tánh. Vì sao? Vì thấy tức là tánh, không tánh
thì không thể thấy. Thức tức là tánh nên còn gọi là thức tánh. Liễu tức là tánh
nên còn gọi là liễu tánh. Hay sanh muôn Pháp nên gọi là Pháp tánh, cũng gọi là
Pháp thân. Tổ Mã Minh nói " Nói là Pháp tức tâm chúng sanh. Tâm sanh nên
tất cả Pháp sanh. Nếu tâm không sanh thì pháp không nương đâu sanh, cũng không
danh tự". Người mê chẳng biết Pháp thân không hình tượng, hay ứng vật hiện
hình, bèn nói (Thanh thanh thúy trúc tổng thị Pháp thân, uất uất hoàng hoa, vô
phi Bát Nhã) Hoa vàng nếu là Bát Nhã, Bát Nhã tức đồng vô tình. Trúc biếc nều
là Pháp thân, Pháp thân tức đồng cây cỏ. Như người ăn măng tức ăn Pháp thân.
Những lối nói như thế đâu thể kể hết. đối diện mê Phật, nhiều kiếp mong cầu,
trong Pháp thể mà mê lầm chạy tìm kiếm bên ngoài. Thế nên người hiểu đạo, đi
đứng nằm ngồi đều là đạo, người ngộ Pháp, tung hoành tự tại đều là Pháp.
- Hư
không hay sanh linh tri chăng? Chơn tâm duyên thiện ác chăng? Người tham dục là
đạo chăng? Người chấp phải quấy về sau tâm thông chăng? Người xúc cảnh sanh tâm
có định chăng? Người trụ chỗ yên lặng có huệ chăng? Người ôm lòng khinh người
có ngã chăng? Người chấp không, chấp có, có trí chăng? Người tâm văn thủ chứng,
người khổ hạnh cầu Phật, người lìa tâm cầu Phật, người chấp tâm là Phaatjtris
này hợp đạo chăng? Thỉnh thiền sư mỗi mỗi vì đáp.
- Hư không chẳng sanh linh tri, chơn tâm chẳng duyên thiện ác, người chìm sâu
trong tham dục căn cơ cạn, người phải quấy lăng xăng chưa thông, người xúc cánh
sanh tâm ít định, người yên lặng quên hết là huệ chìm, người khinh người, cao
mạn là ngã mạn, người chấp không, chấp có đều ngu, người tầm văn thủ chứng thêm
kẹt, người khổ hạnh cầu Phật là mê, Lìa tâm cầu Phật là ngoại đạo, chấp tâm là
Phật là ma.
- Nếu
thế thì rốt ráo không thể có?
- Rốt
ráo là Đại đức, chẳng phải rốt ráo không thể có.
Uẩn
Quang vui mừng lễ tạ.
Sư
thượng đường dạy chúng:
- Các ngươi may mắn tự khéo
giữ cái vô sự. Kẻ nhọc nhằn tạo tác là mang cùm, sa ngục chứ gì? Mỗi ngày từ
sáng tới tối, bôn ba nói "Ta tham thiền học đạo, hiểu thấu Phật
pháp", như thế càng không dính dáng gì. Bần đạo xưa đến tham vấn Hòa Thượng
ở Giang Tây (Mã Tổ), Hòa Thượng dạy:"Kho báu của ngươi đầy đủ tất cả, sử
dụng tự tại, chẳng nhờ cầu bên ngoài". Bần đạo từ đây thảy thôi, của báu
của mình tùy thân thọ dụng, có thể nói sống thích thú, không một pháp có thể
thủ, không một pháp có thể xả, chẳng thấy một pháp tướng sanh diệt, chẳng thấy
một vật tướng qua lại, khắp mười phương thế giới không có bằng hạt bụi mà chẳng
phải của báu nhà mình. Chỉ quan sát kỹ càng tâm mình một thể tam bảo thường tự
hiện trước, không thể nghi ngờ. Chớ suy xét, chớ tìm kiếm, tâm tánh xưa nay
thanh tịnh. Kinh Hoa Nghiêm nói "Tất cả pháp chẳng sanh, tất cả pháp chẳng
diệt, nếu hay hiểu biết như thế, chư Phật thường hiện tiền". Kinh Tịnh
Danh nói "Quán thân thực tướng, quán Phật cũng vậy". Nếu chẳng theo
thanh sắc mà động niệm, chẳng theo tướng mạo mà sanh hiểu, tự nhiên vô sự. Đi!
Chớ đứng lâu. Trân trọng!
Hôm nay
đại chúng nhóm họp mãi không giải tán. Sư hỏi
- Các người
cớ sao ở đây mãi không đi? Bần đạo đã đối diện trình nhau, lại chịu thôi chăng?
Có việc gì khả nghi chớ lầm dụng tâm uổng phí khí lực. Nếu có nghi ngờ, các
ngươi tùy ý thưa hỏi.
Có vị
hiệu Pháp Uyên hỏi:
- Thế
nào là Phật? Thế nào là Pháp? Thế nào là tăng? Thế nào là một thể Tam Bảo? Xin
thầy từ bi chỉ dậy.
Sư đáp:
- Tâm là
Phật, chẳng cần đem Phật cầu Phật. Tâm là Pháp, chẳng cần đem Pháp cầu Pháp.
Phật, Pháp hòa hợp không hai là tăng, tức là một thể Tam Bảo. Kinh nói "
Tâm, Phật, chúng sanh cả ba không khác".
- Thân,
khẩu, ý thanh tịnh gọi là Phật ra đời, ba nghiệp không thanh tịnh gọi là Phật
diệt độ. Ví như khi giận thì không vui, khi vui thì không giận, chỉ một tâm
thật không hai thể.
- Bản
trí sẵn vậy, vô lậu hiện tiền, như rắn hóa thành rồng không đổi vẩy. Chúng sanh
hồi tâm thành Phật chẳng đổi mặt.
- Tánh
vốn thanh tịnh, chẳng đợi tu thành, có chứng, có tu tức đồng người tăng thượng
mạn. Chơn không chẳng kẹt, ứng dụng không cùng, không thủy không chung. Người
lợi căn đốn ngộ dụng vô đẳng đẳng tức A-Nậu Bồ-Đề (Vô Thượng Chánh Giác).
- Tâm
không hình tướng tức là Sắc thân vi diệu Không tướng Pháp thân.
- Thể
tánh tướng đều không tức là Thân Hư Không Vô Biên.
- Muôn
hạnh trang nghiêm tức là Công Đức Pháp Thân.
Pháp
thân này là gốc của muôn hóa hiện, tùy chỗ đặt tên:
- Trí
dụng không hết gọi là Vô Tận Tạng (kho vô tận)
- hay
sanh muôn pháp gọi là Bổn Pháp Tạng (Kho gốc các Pháp)
- Đủ tất
cả trí gọi là Trí Huệ Tạng (Kho trí huệ).
- Muôn
Pháp về Như gọi là Như Lai Tạng (Kho Như Lai).
Kinh nói
" Như Lai đó tức là nghĩa Như của các Pháp", lại nói " Tất cả
pháp sanh diệt thế gian không có một pháp chẳng về Như".
Có vị
khách hỏi:
- Đệ tử
chưa biết luật sư, pháp sư, thiền sư vị nào hơn, cúi xin Hòa thượng từ bi chỉ
dạy
Sư đáp:
- Luật
sư là người mở pháp Tỳ ni (luật) truyền nề nếp làm mạng sống, suốt Trì Phạm,
thông Khai Giá, giữ oai nghi để làm mô phạm, phổ cáo ba phen yết ma để làm nhơn
sơ khởi cho bốn quả (Tu đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A na Hàm, A La Hán). Nếu chẳng phải
hàng trưởng lão đức dày thì đâu kham đảm trách.
- Pháp
sư là người ngồi tòa sư tử, biện luận thông như nước chảy đối với nhiều người,
đông chúng, soi thấu cổng huyền, mở cửa nhiệm màu của Bát Nhã, bình đẳng bố thí
tam luân không tịch. Nếu chẳng phải hàng long, tượng làm sao dám đảm đương.
- Thiền
sư là người nắm then chốt của đạo, thấu suốt nguồn tâm, ra vào co duỗi, tung
hoành tùy vật ứng hiện; sự lý thảy đồng, chóng thấy Như Lai, nhổ gốc sâu sinh
tử, được tam muội hiện tiền. Nếu chẳng phải là người tọa thiền tịnh lự, đến chỗ
ấy thảy đều mù mịt.
Tùy căn
cơ lãnh thọ pháp tu, ba môn học tuy khác mà được ý quên lời thì đồng nhất thừa,
đâu sai biệt. Cho nên kinh nói " Trong cõi Phật mười phương chỉ có pháp
nhất thừa, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói. Chỉ tạm mượn danh
tự để dẫn đường cho chúng sanh. (Kinh Pháp Hoa)
Khách
thưa:
- Hòa
thượng thâm đạt ý chỉ của Phật, được biện tài vô ngại.
Lại hỏi thêm:
- Tam
giáo: Nho, Đạo, Thích là đồng hay khác?
Sư đáp:
- Người
đại lượng dùng đó thì đồng. Kẻ tiểu lượng cố chấp thì khác. Thảy đều trên một
tánh khởi dụng, tùy căn cơ sai biệt thành ba. Mê ngộ do người, chẳng phải tại
giáo đồng hay khác.
Pháp sư
Đạo Quang chuyên giảng duy thức, đến hỏi
- Thiền
sư dùng tâm nào tu đạo?
Sư đáp:
- Lão
tăng không tâm có thể dùng, không đạo có thể tu.
- Đã
không tâm có thể dùng, không đạo có thể tu, tại sao mỗi ngày họp chúng khuyên người
học thiền, tu đạo?
- Lao tăng
còn không có chút đất cắm dùi thì chỗ nào họp chúng lại? Lão tăng không có lưỡi
thì đâu từng khuyên dạy người?
- Thiền
sư đối diện mà nói dối.
- Lão
tăng còn không có lưỡi khuyên người thì đâu biết nói dối.
- Thật
tôi không hiểu lời luận nghị của thiền sư.
Lão tăng
tự cũng chẳng hội.
Pháp sư
Chí chuyên giảng kinh Hoa Nghiêm đến hỏi:
- Tại
sao chẳng nhận "Trúc biếc xanh xanh đồng là Pháp thân, Hoa vàng mịt mịt
thảy đều Bát Nhã"?
Sư đáp:
- Pháp
thân không tướng, ứng hiện trong trúc biếc mà thành hình. Bát Nhã vô tri đối với
hoa vàng mà hiển tướng, chẳng phải trúc biếc, hoa vàng kia có Pháp thân, Bát
Nhã. Kinh nói " Chơn pháp thân của Phật giống như hư không, ứng vật hiện
hình như trăng trong nước". Hoa vàng nếu là Bát Nhã, Bát Nhã tức đồng vô
tình. Trúc biếc nếu là Pháp thân, trúc biếc lại hay ứng dụng. Tọa chủ hội
chăng?
- Chẳng
rõ ý này.
- Nếu người
thấy tánh, nói phải cũng được, nói chẳng phải cũng được, tùy dụng mà nói, chẳng
kẹt phải quấy. Nếu người chẳng phải tánh nói trúc biếc thì chấp trúc biếc, nói hoa
vàng thì chấp hoa vàng nói Pháp thân thì kẹt Pháp thân, nói Bát Nhã mà chẳng
biết Bát Nhã. Do đó mà trở thành tranh luận.
Pháp sư
Chí lễ tạ lui ra.
Có người
hỏi:
- Đem
tâm tu hành bao lâu được giải thoát?
Sư đáp:
- Đem
tâm tu hành như lấy bùn lỏng rửa nhơ, Bát Nhã huyền diệu vốn tự không sanh, đại
dụng hiện tiền, chẳng luận thời gian.
- Phàm
phu cũng được như thế chăng?
- Người
thấy tánh thì chẳng phải phàm phu. Đốn ngộ thượng thừa thì đã siêu phàm vượt
thánh. Người mê luận phàm luận thánh, người ngộ siêu vượt sanh tử, Niết Bàn. Người
mê nói lý nói sự, người ngộ đại dụng cùng khắp. Người mê cầu đắc, cầu chứng, người
ngộ không đắc không cầu. Người mê hẹn kiếp xa sẽ chứng, người ngộ chóng thấy
liền.
Pháp sư giảng kinh Duy Ma đến
hỏi:
- Kinh nói "Lục sư ngoại đạo kia là
thầy của ngươi, nhơn kia xuất gia, thầy kia bị đọa, ngươi cũng theo đó mà đọa. Người
thí cho ngươi chẳng gọi phước điền, cúng dàng cho ngươi đọa ba đường ác. Chê
Phật, hủy Pháp chẳng vào số chúng, trọn chẳng được diệt độ. Ngươi nếu như vậy mới
nên nhận thức ăn". Thỉnh thiền sư giải thích?
Sư đáp:
- Người mê chạy theo sáu căn gọi
là lục sư, ngoài tâm cầu Phật gọi là ngoại đạo. Thấy có vật để thí chẳng gọi
phước điền, sanh tâm nhận cúng dường đọa trong ba đường ác. Người hay chê bai
Phật là chẳng đắm cầu Phật, hủy báng Pháp là chẳng đắm cầu Pháp, chẳng vào số
chúng là chẳng đắm cầu tăng. Trọn chẳng được diệt độ là trí dụng hiện tiền. Nếu
có người hay hiểu được như thế liền được thức ăn thiền duyệt, Pháp hỷ.
Có cư sĩ đến hỏi:
- Có người hỏi Phật đáp Phật, hỏi Pháp đáp Pháp, bảo là pháp môn một chữ, chẳng
biết phải chăng?
Sư đáp:
- Như chim anh võ học nói tiếng
người, tự nói chẳng đặng vì không trí tuệ. Ví như đem nước rửa nước, đem lửa
đốt lửa trọn không có nghĩa lý gì.
Có người hỏi:
- Ngôn với ngữ là đồng hay
khác?
Sư đáp:
- Là một. Bởi vì lời nói (ngôn)
thành câu goi là ngữ. Vả như: Biện luận thao thao, ví như nước chảy trong sông
lớn, lời hay chồng chập, như hạt châu tròn để trong đồ nghiêng, mở rộng tên vạn
tượng như nước chảy, chia chẻ nghĩa nhiều như biển cả, đó là ngữ vậy. Ngôn là
một chữ hiện bày của tâm, ở trong chứa huyền vi, bên ngoài hiện diệu tướng,
muôn việc quấy rối mà chẳng loạn, trong đục lẫn lộn mà thường phân biệt. Vua Tề
vẫn còn hổ thẹn lời nói của đại phu, Bồ-Tát Văn Thù còn khen ngợi câu nói của
Tịnh Danh thì người thường làm sao hiểu nổi.
Luật sư
Nguyên đến hỏi
- Thiền
sư thường nói " Tức tâm là Phật" không hợp lý. Vả lại Bồ-Tát Nhất Địa
phân thân ở trăm thế giới chư Phật, Nhị Địa tăng lên gấp mười lần. Thiền Sư thử
hiện thần thông xem?
Sư đáp:
- Chính
mình Xà Lê làm phàm hay Thánh?
- Là
Phàm.
- Đã là
phàm tăng sao lại hỏi cảnh giới như thế?
Kinh nói " Nhơn giả tâm có cao thấp, chẳng y nơi trí tuệ Phật " đây
là thế.
- Thiền
sư bảo: Nếu ngộ đạo thì thân hiện tiền được giải thoát cũng không hợp lý.
- Có người
trọn đời làm lành, bỗng nhiên ăn cắp đồ của người ta, ngay khi ấy thân này có phải
thân kẻ cắp chăng?
- Phải.
- Hiện
nay thấy tánh rõ ràng, tại sao không được giải thoát?
- Đời
này không được, phải trải qua ba đại A-Tăng-Kỳ kiếp mới được.
-
A-Tăng-Kỳ (vô số) lại có số chăng
Nguyên
lên giọng bảo:
- Đem kẻ
cắp so với giải thoát được thông đạo lý chăng?
Sư đáp:
- Xà Lê
tự chẳng hiểu đạo, không thể chướng tất cả người hiểu. con mắt mình chẳng mở,
Tất cả người thấy vậy.
Nguyên đỏi
sắc mặt, vừa đi vừa nói
- Lão
già hỗn tạp vô đạo.
Sư bảo
- Chính
đường đi đó là đạo của ông.
Pháp sư
Huệ chuyên giảng chỉ quán đến hỏi:
- Thiền
sư biện biệt được ma chăng?
Sư bảo
- Khởi
tâm là thiên ma, chẳng khởi tâm là ấm ma, hoặc khởi chẳng khởi là phiền não ma.
Trong chánh pháp ta không có việc như thế.
- Nhất
tâm tam quán nghĩa thế nào?
- Tâm
quá khứ đã qua, tâm vị lai thì chưa đến, tâm hiện tại thì không trụ, ở trong đó
lại dùng tâm nào để quán?
- Thiền
sư chẳng hiểu chỉ quán.
- Tọa
chủ hiểu chăng?
- Hiểu.
- Như
Trí Giả Đại Sư nói chỉ để phá chỉ, nói quán để phá quán, trụ chỉ thì chìm trong
sanh tử, trụ quán thì tâm thần loạn. Thế là phải đem tâm chỉ tâm hay khởi tâm
quán để quán? Nếu có tâm quán là pháp thường kiến, nếu không tâm quán là pháp
đoạn kiến, cũng có cũng không là pháp nhị kiến. Thỉnh tọa chủ xét kỹ nói xem?
- Nếu
hỏi như thế thì đều không thể nói được.
- Vậy
thì đâu từng chỉ quán.
Có người hỏi
- Bát Nhã lớn chăng?
Sư đáp:
- Lớn
- Lớn bằng chừng nào?
- Không có ngằn mé.
Lại hỏi:
- Bát Nhã nhỏ chăng?
- Nhỏ
- Nhỏ bằng chừng nào?
- Xem chẳng thấy.
- Chỗ nào là Bát Nhã?
- Chỗ nào chẳng phải Bát Nhã.
Pháp sư
giảng kinh Duy Ma hỏi
- Chư
Bồ-Tát mỗi vị nhập pháp môn bất nhị, ngài Duy Ma lặng thinh là cứu cánh chăng?
Sư đáp:
- Chưa phải
cứu cánh. Thánh ý nếu tột thì đến quyển ba mới nói cứu cánh.
Pháp sư
im lặng giây lâu, thưa:
- Thỉnh
Thiền sư vì tôi nói chỗ chưa cứu cánh.
Sư bảo:
- Căn cứ
trong kinh thì quyển nhất là "Dẫn chứng gọi mười hai vị đại đệ tử trụ
tâm". Quyển hai là "Chư Bồ-Tát mỗi vị nói nhập pháp môn bất
nhị", dùng lời nói để hiển bày không lời; Ngài Văn Thù dùng không lời để
hiển bày không lời; Ngài Duy Ma chẳng dùng lời, chẳng dùng không lời, cho nên
lặng thinh để thâu ngôn ngữ ở trước. Quyển ba là " Từ chỗ lặng thinh khởi
nói, lại hiển thần thông tác dụng". Tọa chủ hội chăng?
- Thật
là kỳ quái, đúng thế.
- Cũng
chưa đúng thế.
- Tại
sao chưa đúng thế?
- Vì để
phá tính chấp của người nên nói như thế. Nếu y cứ theo ý kinh thì chỉ nói sắc,
tâm không, tịch khiến người thấy bản tánh, dạy bỏ hạnh giả vào hạnh thật, chớ
nhằm trên ngôn ngữ, giấy mực mà thảo luận suy tính, cốt hội được hai chữ Tịnh
Danh là đủ.
TỊNH là
bản thể, DANH là tích dụng. Từ bản thể khởi tích dụng, từ tích dụng trở về bản
thể. Thể Dụng không hai. Bản (xưa) và tích (nay) không khác. Do đó cổ nhân nói
" Xưa, nay tuy khác, chẳng nghĩ bàn, là một vậy. Một cũng chẳng phải
một". Nếu hiểu hai chữ Tịnh Danh là giả hiệu, lại nói cái gì cứu cánh cùng
chẳng cứu cánh? Không trước, không sau, chẳng phải gốc, chẳng phải ngọn, chẳng phải
Tịnh, chẳng phải Danh, vì chỉ bày cho chúng sanh bản tánh bất tư nghì giải
thoát. Nếu người không thấy tánh, trọn đời chẳng thấy được lý này.
Có vị
tăng hỏi:
- Muôn
pháp trọn không, thức tánh cũng vậy. Ví như bong bóng nước, một khi tan thì
không hiệp lại. Thân này chết chẳng sanh trở lại, tức là rỗng không thì chỗ nào
mà có thức tánh?
Sư đáp:
- Bong
bóng nhơn nước mà có, bong bóng tan đâu thể không nước. Thân nhơn tánh mà có,
thân chết đâu thể nói tánh diệt.
- Đã có
tánh, thử đưa ra xem?
- Ông
tin có ngày hôm qua chăng?
- Tin
- Ông
đem ngày hôm qua đến xem?
- Ngày
hôm qua thật có, nhưng mà hiện giờ không thể đem đến được
- Ngày
hôm qua không đem đến được chẳng phải không có ngày hôm qua. Ông tự không thấy
tánh, chẳng phải không có tánh. Nay thấy mặc y, ăn cơm, đi đứng, nằm, ngồi đối diện
mà chẳng biết đáng gọi là ngu mê. Ông muốn thấy ngày hôm qua thì cùng hôm nay
chẳng khác. Đem tánh đi tìm tánh muôn kiếp trọn chẳng thấy, cũng như có người
chẳng thấy mặt trời, chẳng phải mặt trời không có.
Pháp sư
chuyên giảng Thanh Long sớ đến hỏi:
- Kinh
nói "Không pháp có thể nói, ấy gọi là nói Pháp" Thiền sư hội thế nào?
Sư đáp:
- Vì thể
Bát-Nhã cứu cánh thanh tịnh, không có một vật có thể được, ấy gọi là "
không pháp ". Ở trong thể không tịch của Bát-Nhã đủ diệu dụng như hà sa là
không việc gì chẳng biết, ấy gọi là "nói pháp". Cho nên nói
"Không pháp có thể nói, ấy gọi là nói pháp".
Pháp sư
giảng kinh Hoa Nghiêm hỏi:
- Thiền
sư tin vô tình là Phật chăng?
Sư đáp:
- Chẳng
tin. Nếu vô tình là Phật thì người sống chẳng bằng người chết, lừa chết, chó
chết lẽ ra hơn người sống. Kinh nói " Phật thân tức Pháp thân, từ giới-Định-Huệ
mà sanh, từ Tam-Minh Lục-Thông mà sanh, từ tất cả các pháp lành mà sanh".
Nếu nói vô tình là Phật, Đại Đức hiện giờ chợt chết liền thành Phật rồi.
Có Pháp sư hỏi
- Trì kinh Bát-Nhã công đức rất
nhiều, thầy có tin không?
Sư đáp
- Chẳng tin.
- Nếu vậy sự linh nghiệm truyền
lại hơn mười quyển đều không thể tin sao?
- Người sống giữ hiếu tự có cảm
ứng, không phải xương trắng hay có cảm ứng. Kinh là chữ, giấy, mực nó vốn là
không,thì chỗ nào có linh nghiệm? Sự linh nghiệm tại người trì kinh dụng tâm
nên thần thông cảm vật. Thử đem quyển kinh để trên bàn, không có người thọ trì,
tự nó có linh nghiệm chăng?
Có vị
tăng hỏi:
- Chưa
biết tất cả danh tướng, pháp tướng, nói cùng với nín thế nào thông hội liền,
được không có trước sau?
Sư đáp:
- Khi
một niệm khởi xưa nay không tướng không danh, làm sao được nói có trước, sau?
Chẳng rõ danh tướng vốn bản tịnh, vọng chấp có trước, sau. Cổng danh tướng
khóa, chẳng phải chìa khóa Trí thì không thể mở. Hễ nói Trung Đạo thì bệnh tại
Trung Đạo, nói hai bên thì bệnh tại hai bên. Chẳng biết diệu dụng là Pháp thân
vô đẳng đẳng (Phật). Mê, ngộ, được, mất là pháp của người thường, tự khởi sanh
diệt, chôn vùi chánh trí. Hoặc đoạn phiền não, hoặc cầu Bồ-Đề đều là chối bỏ
Bát-Nhã.
Có người
hỏi:
- Luất
sư cớ sao chẳng tin thiền?
Sư đáp:
- Vì lý
sâu kín, khó hiển bày, danh tướng dễ giữ. Người không thấy tánh nên chẳng tin
thiền. Nếu người thấy tánh gọi đó là Phật, người biết Phật mới hay tin vào.
Phật chẳng hay xa người mà người xa Phật. Phật là tâm tạo mà người mê căn cứ
trong văn tự để tìm. Người ngộ nhằm nơi tâm mà giác, người mê tu nhơn, đợi quả.
Người ngộ thấu rõ tâm không tướng, người mê chấp vật giữ cái ngã làm mình. Người
ngộ Bát-Nhã ứng dụng hiện tiền, người ngu chấp không, chấp có sanh kẹt. Người
trí thấy tánh liễu tướng linh thông, Hàng càn tuệ biện luận mỏi miệng. Bậc đại
trí thấu suốt bản thể tâm an vui. Bồ tát chạm vật soi tỏ. Thanh văn sợ cảnh làm
mờ tâm. Người ngộ hằng ngày được vô sanh, người mê hiện tiền cách xa Phật.
Có người
hỏi:
- Thế
nào được thần thông?
Sư đáp:
- Thần
tánh linh thông khắp giáp thế giới như cát bụi, núi sông đá vách qua lại không
ngại, trong sát na đi muôn dặm, qua lại không dấu vết, lửa không thể đốt, nước
không thể chìm. Người ngu tự không tâm trí, muốn thân tứ đại này được bay trong
hư không. Kinh nói " phàm phu chấp tướng tùy nghi vì họ nói: Tâm không
hình tướng tức là sắc thân vi diệu; không tướng tức là tướng thật, tướng thật
thì thể của nó không, gọi là thân không vô biên; Muôn hạnh trang nghiêm nên gọi
là Pháp thân công đức". Chính Pháp thân này là gốc của muôn hạnh, tùy công
dụng đặt tên, nói thật thì chỉ có Pháp Thân Thanh Tịnh".
Có người
hỏi:
- Kẻ
nhất tâm tu hành thì nghiệp chướng đời quá khứ được tiêu diệt chăng?
Sư đáp:
- Người
không thấy tánh chưa được tiêu diệt. Người thấy tánh ví như mặt trời dọi sương
tuyết.Người thấy tánh, ví như gom cỏ khô như núi Tu Di, chỉ dùng một ngọn lửa
nhỏ là cháy rụi. Nghiệp chướng như cỏ, trí tuệ như lửa.
- Thế
nào biết được nghiệp chướng hết?
- Hiện
tiền tâm thông thì việc sanh trước sau đều thông. Ví như nhìn thấy Phật trước,
Phật sau, muôn pháp đồng thời. Kinh nói " Một niệm biết tất cả Pháp là đạo
tràng vì thành tựu nhất thiết trí".
Có vị cư
sĩ hỏi:
- Thế
nào được trụ chánh Pháp?
Sư đáp:
- Cầu
trụ chánh pháp là tà. Vì cớ sao? Vì Pháp không có tà, chánh.
- Làm
sao được thành Phật?
- Chẳng
dùng tâm bỏ chúng sanh, cốt đừng ô nhiễm tánh mình. Kinh nói "Tâm, Phật,
Chúng sanh cả ba không sai biệt".
- Nếu hiểu
như thế được giải thoát chăng?
- Vốn tự
không trói buộc, chẳng cần cầu giải thoát. Pháp vượt ngoài ngôn ngữ văn tự,
chẳng dùng trong câu số mà cầu ; Pháp chẳng phải quá khứ, hiện tại, vị lai,
không thẻ do trong nhơn quả mà khế hội ; Pháp vượt tất cả, không thể so sánh;
Pháp thân không hình tượng, ứng vật hiện hình, chẳng rời thế gian mà cầu giải
thoát.
Có vị
tăng hỏi:
- Cái gì
là Bát-Nhã?
Sư bảo:
- Người
nghi cái gì không phải Bát - Nhã, thử nói xem?
- Thế
nào được thấy tánh?
- Thấy
tức là tánh, không tánh không thể thấy.
- Thế
nào là tu hành?
- Cốt
đừng ô nhiễm tự tánh tức là tu hành. Chớ tự lừa dối là tu hành. Đại dụng hiện
tiền tức là Pháp thân vô đẳng đẳng (Phật).
- Trong
tánh có ác chăng?
- Trong
đây thiện còn chẳng lập.
- Thiên,
ác còn chẳng lập, đem tâm dùng vào chỗ nào?
- Đem
tâm dùng tâm là đại điên đảo.
- Làm
thế nào mới phải?
- Không
làm thế nào. Cũng không có phải quấy.
Có người
hỏi:
- Có người
chèo thuyền, lườn tuyền cọ chết con ốc, con hến, Người chịu tội hay thuyền chịu
tội?
Sư đáp:
- Người, thuyền cả hai đều không tâm, tội chính tại
ông. Ví như cuồng phong thổi gẫy cây, hại mạng, mà không có người làm, không có
người chịu. Nhưng trong thế giới, đâu không phải chỗ chúng sinh chịu khổ (trả
nghiệp)