19/08/2557 01:07 (GMT+7)
Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương có một đoạn đức Thế Tôn hỏi các thầy: “Mạng sống của con người được bao lâu?” Một thầy trả lời: “Bạch đức Thế Tôn, có thể nói là 100 năm”. Đức Thế Tôn mỉm cười. Ngài hỏi thầy khác. Thầy trả lời: “Bạch đức Thế Tôn, vài chục năm”. Đức Thế Tôn cũng mỉm cười. Ngài lại hỏi thầy khác, thầy này trả lời: “Bạch đức Thế Tôn, một tuần lễ”. |
10/07/2557 08:47 (GMT+7)
“Thành Phật” quả là mục đích tối thượng mà cho dù là Thiền tông, Giáo tông hay Mật tông cũng đều nhắm đến. Nhưng “thấy tánh thành Phật” thì duy nhất chỉ có Thiền tông nêu lên và dạy người thực hiện. Vì thế, những ý chỉ mà Tổ sư truyền lại qua bao nhiêu thế hệ vẫn luôn là sự cuốn hút không sao cưỡng lại được đối với những người quyết tâm học Phật. |
22/04/2557 10:17 (GMT+7)
Trừ
phi bạn có trong tay tác phẩm thơ-văn-tư tưởng ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT của Tuệ
Thiền (Lê Bá Bôn), nếu không thì bạn chưa bao giờ đọc trực tiếp và đầy đủ vì
các trang mạng chỉ đăng trích đoạn hoặc nếu đủ thì phải tải xuống mới đọc được.
May thay, nhà thơ - nhà thiền học Tuệ Thiền đã ưu ái gởi cho VNQT trọn
tác phẩm trên của anh. VNQT xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bằng cách
đăng dần theo số trang. |
13/04/2557 21:43 (GMT+7)
Buổi sáng khi thức dậy, ta biết rằng ta có hai mươi bốn giờ trước mặt để sống. Đó là một món quà quý giá. Ta sống như thế nào để có an lạc và hạnh phúc trong suốt hai mươi bốn giờ, mà người khác cũng nhờ đó mà có an lạc và hạnh phúc. |
06/03/2557 08:08 (GMT+7)
Trong các ngành Phật giáo, Thiền đứng riêng một chân trời cùng tuyệt, chủ trương chỉ thẳng vào nơi tánh, thấy thẳng nơi tự tâm để tức khắc thành Phật, khỏi phải khổ tu nhiều kiếp. Do đó, Thiền được gọi là tối thượng thừa, nghĩa là cỗ xe tối thượng đi thẳng vào nước Phật. Ai nương cỡi, ai "thừa" cỗ xe ấy tức thành Phật. Nói thế không có nghĩa là cỗ xe lớn nhất so với những cỗ xe khác, xe dê của Thanh văn, xe nai của Duyên giác, xe trâu của Bồ tát v.v... Trái lại tối thượng thừa đích thực là "không còn thừa nào để mà thừa", nên nói suốt ngày "thừa" mà vẫn như chưa hề "thừa". Có thừa như thế mới gọi là Phật thừa - cỗ xe Phật. Mất hết điểm so sánh, Thiền mất luôn chỗ đứng giữa các hệ phái. Nói một cách khác, vì mất tất cả nên được lại tất cả. Thiền đương nhiên bao dung tất cả trong một sức chứa vô lượng vô biên: sức chứa của cái không. Nên Thiền, tức là Ðại Ðồng. Và tối thượng thừa tức là vô thừa. Kinh nói : "Lấy vô thừa làm Phật thừa" là nhằm hiển thị cái lý đại đồng ấy vậy. |
27/02/2557 15:10 (GMT+7)
Tự đánh mất mình trong những tham đắm vật dục, đó cũng không phải là đang sống ý thức trong hiện tại. Bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp lôi cuốn, mê mờ không biết mình đang làm gì, không biết mình thực sự là ai, đó cũng không phải là đang sống. Tự tàn phá đời mình và làm khổ những người xung quanh mà không hay, cũng không phải đang sống. Tuy không bị quá khứ, không bị tương lai lôi cuốn, nhưng vẫn sống trong mê tưởng, thì cũng chưa biết an trú trong hiện tại. Sống trong hiện tại là sống tỉnh táo. Sự sống ở đây được nuôi dưỡng bằng chánh niệm. Chánh niệm là hạt giống quý báu ở trong tâm ta. Việc tu tập hàng ngày của chúng ta là để tiếp xúc được với hạt giống đó, giúp nó nẩy mầm, nở hoa và làm đẹp đời mình và đời những người xung quanh. |
25/09/2556 18:03 (GMT+7)
Quyển Tự Truyện của Sư Gunaratana, dĩ nhiên không phải là một tác phẩm văn chương. Nhưng đó là một câu chuyện đời rất thật của một người rất bình thường như chúng ta. Có những lúc tôi phải gập sách lại cười khan một mình. Mà cũng lắm khi lại thấy nghẹn ngào, tức tưởi. Không phải là cách kể chuyện, mà là những câu chuyện khiến người đọc thêm vững lòng tin vào Phật Pháp. |
10/06/2556 23:37 (GMT+7)
Pháp môn Thiền Tịnh song tu là do công đức chung của các bậc Lão Tăng Trung Hoa, Việt Nam, khai sơn cho đồ chúng tu tập trở thành một môn phái không thể thiếu trong lòng Phật tử Việt Nam. Chúng tôi là những Nhà Sư của pháp môn tu Tịnh có truyền thống từ 92 năm qua, phát tâm biên soạn, trích lược ghi lại những ý tưởng lớn của các bậc đạo sư hoằng truyền về Thiền Tịnh viên dung để quý liên hữu độc giả tiện việc nghiên cứu tu tập. |
07/06/2556 16:58 (GMT+7)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp. Là một tục gia cư sĩ, song có thể nói chỗ lãnh hội của ông tận thiền tủy không kém các bậc đại đệ tử xuất cách của Tổ Hoàng Bá. Cư sĩ thân tuy trong chốn quan trường nhưng tâm thường ở nơi đất thật. Được thế là nhờ công đức khai hóa của một bậc thầy lỗi lạc - Thiền sư Hoàng Bá. Do vậy ông đã hết lòng quy ngưỡng, trọn đời nép phục vâng làm theo chỉ thú của tôn sư. |
07/06/2556 16:57 (GMT+7)
Sự kiện đức Phật đưa cành hoa sen trên hội Linh Sơn cho tới nay, Tổ Tổ truyền trao cũng chỉ một việc này. Con đường hướng thượng không có lối khác, hành giả đi được liền tới, đi không được thì thôi. Ở đây, ngôn ngữ không ngoài phương tiện, chẳng phải là chỗ của Tổ sư nhắm đến. Ngài Hoàng Bá là cháu đời thứ tư của Lục Tổ, đã dùng tâm ấn tâm. Tâm tâm ấn nhau, mãi mãi tiếp nối cho đến ngày nay. Tác phẩm Truyền Tâm Pháp Yếu chính là một chút dấu vết còn lại của gia phong ấy. Tướng quốc Bùi Hưu cẩn trọng tập thành và dâng lên các bậc lão túc trong tông môn kiểm chứng, ngõ hầu lưu truyền cho đời sau. |
27/05/2556 13:28 (GMT+7)
Đây là quyển sách đầu tiên chúng tôi viết về Thiền. Nó đã thai nghén nhiều năm, nay mới ra mắt độc giả. Chúng tôi cho nó ra đời nhằm vào những điểm sau đây: Để bổ cứu phần nào lối học Phật mất gốc của Phật giáo đồ Việt Nam. Để giúp cho những người có thiện chí tu thiền biết được lối tu và phân biệt tà chánh. Để trả lời các học giả nghiên cứu đạo Phật, thấy Thiền tông kỳ quái không liên hệ đến kinh điển. |
09/07/2555 11:27 (GMT+7)
"Để phát triển đời sống đến mức cao nhứt" có nghĩa là đạt tới một giai đoạn của đời sống được giải thoát khỏi mọi vấn đề (khó khăn) và mọi khổ sở (dukkha). Đời sống như thế đó đã vượt thoát khỏi những gì được xem như là "vấn đề (khó khăn)" và "khổ sở" (dukkha). |
08/07/2555 06:21 (GMT+7)
"Phật dạy tâm là tông chỉ,
cửa Không là cửa pháp. Đã không cửa, thì sao qua? Há chẳng nghe 'từ cửa mà vào
thì không phải là của báu trong nhà, nhờ duyên mà thành đạt tất phải có thành
hoại.' Nói như vậy thật chẳng khác chi khi không dậy sóng, thịt da đang lành
đem ra mổ mụt. Huống chi chấp vào văn tự để tìm mong lí giải, vác gậy quơ
trăng, gãi ngứa ngoài giày, có dính líu gì đến sự thật đâu!.. |
10/06/2555 06:56 (GMT+7)
Phương thức sống thành công có nghĩa là, sự
vận hành luôn luôn suôn sẻ trong lãnh vực của Tình yêu và Công việc (hay còn
gọi là Tình yêu và Sự nghiệp), Sigmund Freud đã từng công bố như vậy. Nhưng phần lớn những phương thức dạy Thiền đều
bắt nguồn và tuân thủ theo những truyền thống và lề lối sinh hoạt của những tu
viện. Lối sinh hoạt này hoàn toàn khác
biệt hẳn so với cuộc sống thế tục — thế giới của lãng mạn, đam mê, trữ tình,
hôn nhân, gia đình, công ăn việc làm, và tương lai. Có những thiền sinh phương Tây, đã từng tu
tập sống theo nề nếp của tu viện trong một thời gian (theo khóa tu học hay ẩn
cư ngắn hạn); thế nhưng phần nhiều trong những người này, sau khi trở về đời
sống thế gian, họ vẫn để tâm lơ đãng trong những sự việc hàng ngày giống như
trước kia, hay những người khác; chẵng hạn như là: khi giao tiếp, thay tả cho
em bé, buôn bán nhà cửa, tìm một việc làm khá hơn. Bởi vì sao? Vì bởi, những thiền viện nơi đã
từng huấn luyện những thiền sinh như trên, luôn luôn muốn bảo tồn đường lối của
tông phái mình một nét huyền bí và một sắc thái riêng biệt. |
05/06/2555 13:14 (GMT+7)
"Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Ðạo, khi Ngài thành Ðạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn. |
18/04/2555 12:01 (GMT+7)
Giáo liễu nghĩa phân biệt về thanh (trong), còn bất liễu nghĩa phân biệt về trược (đục). Nói cấu bên pháp uế là phân biệt về phàm, nói cấu bên pháp tịnh là phân biệt về Thánh. Từ chín bộ giáo nói thẳng ra chúng sanh không có mắt, cần phải nhờ người gọt giũa. Nếu nói với người tục tai điếc, cần phải dạy họ xuất gia trì giới, tu thiền học huệ. |
18/04/2555 11:55 (GMT+7)
Thiền Vipassana (thiền minh sát tuệ) là một phương pháp tu đơn giản, thực tế mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc. Vipassana có nghĩa là "thấy mọi sự” |
08/04/2555 12:57 (GMT+7)
Thiền là đường lối để thực hiện sự
buông bỏ. Khi hành thiền, ta buông bỏ thế giới phức tạp bên ngoài, để có thể
vươn đến thế giới an nhiên bên trong. Trong tất cả các hệ thống huyền học và
trong nhiều truyền thống, hành thiền được biết đến như là con đường đi đến tâm
thanh tịnh và uy lực. Kinh nghiệm về tâm thanh tịnh này, giải thoát ra khỏi thế
giới, rất là vi diệu và hỷ lạc. |
|