22/03/2555 05:31 (GMT+7)
Tập luận này có ba phần : Phần đầu là của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, phần thứ hai và thứ
ba là của Thiền sư Hoàng Bá. Phần đầu hẳn là tên “TỐI THƯỢNG THỪA LUẬN”,
phần thứ hai tên “TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU”, phần thứ ba tên “HOÀNG BÁ
ĐOẠN TẾ THIỀN SƯ UYỂN LĂNG LỤC”. Hai phần sau do Thiền sư Hoàng Bá nói ra,
ông cư sĩ Bùi Hưu ghi chép lại. Rốt sau là tiểu sử Thiền sư Hoàng Bá. |
18/02/2555 12:22 (GMT+7)
Tự tính vốn đầy đủ. Chỉ
cần không bị thiện, ác ràng buộc thì gọi là tu đạo. Lấy thiện bỏ ác, quán không
nhập định đều là tạo tác. Còn nếu đeo đuổi mong cầu ở ngoại cảnh thì càng rời
xa lẽ đạo. Chỉ cần suốt cái tâm lượng của ba cõi chứ hễ có một niệm vọng tâm
thì đấy là căn cội sinh tử của ba cõi vậy. |
08/02/2555 12:23 (GMT+7)
Thiền sư Dhammarakkhita là một vị cao tăng tinh thông Tam
tạng, nhưng Ngài lại ưa thích pháp hành nên thường đi một mình vào rừng hành
đạo. Ngài được các vị Thiền sư tiền bối khen ngợi là người giàu ý chí, kiên
nghị, dũng cảm và có khả năng về cả pháp học lẫn pháp hành. |
08/01/2555 11:13 (GMT+7)
Trần
Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng
trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập
thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của
Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này
ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ
lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành.
Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121),
NXB Khoa Học Xã Hội. |
08/01/2555 11:11 (GMT+7)
“Thiếu thất lục môn“ là một tác phẩm lớn của Thiền Trung
Quốc. Mà Thiếu Thất còn là danh hiệu được gán cho tổ Đạt Ma. |
24/11/2554 12:02 (GMT+7)
Quyển sách là tập hợp của những bài dịch với các đề tài về
gia đình, về cuộc sống, về nghề nghiệp, về những giáo lý căn bản của Đức Phật,
sự ứng dụng của lời Phật dạy trong cuộc sống cũng như những đề tài về thiền
định. |
18/11/2554 10:24 (GMT+7)
“Muốn được Tịnh-Độ phải tịnh tâm ấy, tùy tâm ấy tịnh là Phật độ tịnh”. Kinh Di Giáo nói “Chỉ kềm tâm một chỗ, không việc gì chẳng xong”. Kinh nói “Thánh nhơn cầu tâm chẳng cầu Phật, ngu nhơn cầu Phật chẳng cầu tâm, trí nhơn điều tâm chẳng điều thân, ngu nhơn điều thân chẳng điều tâm”. Kinh Phật Danh nói “Tội từ tâm sanh lại từ tâm diệt”. Thế nên biết, tất cả thiện ác đều do tâm mình, do đó nói tâm là căn bổn”. |
17/11/2554 11:21 (GMT+7)
Pháp Thiền của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, vị thiền sư vĩ đại, là
như thế nào? _Hầu hết mọi người
đều biết rằng Ngũ Tổ dạy: thọ trì Kinh Kim Cang
thì có thể Kiến Tánh. Và hầu hết chỉ biết có thế.
Dĩ nhiên, không phải Ngũ Tổ chỉ dạy có
thế. Khi vừa được truyền ngôi Tổ, ngài đã dạy Kinh Kim Cang và không phải chỉ
dạy có một câu: thọ trì Kinh Kim Cang thì có thể Kiến Tánh. Dạy như thế thì
chán chết, làm sao có thể có hơn 1000 người lúc nào cũng tụ họp ở Đông Thiền
Tự? |
12/11/2554 13:16 (GMT+7)
Đề tài trong quyển sách này là phương pháp tu tập Thiền Minh Sát Tuệ. Xin lập lại ở đây “Tu Tập”. Đây là một cẩm nang hướng dẫn tu Thiền Tuệ, là quyển sách chỉ dẫn từng bước công phu để đạt đến Tuệ giác. Điều này cũng có nghĩa là thực hành, là thực dụng. Đã có nhiều quyển sách bao hàm về Phật giáo, trên lãnh vực Triết học và lý thuyết về tu Thiền Phật giáo. Nếu vị nào có hứng thú về phạm trù này, chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc những cuốn sách đó. Phần nhiều những quyển sách này được viết rất xuất sắc. |
13/10/2554 08:27 (GMT+7)
Hạnh phúc
thực sự trong cuộc sống không chỉ đơn thuần đạt được bằng các phương tiện vật
chất, cũng như những tiến bộ do nền khoa học hiện đại mang lại, mà còn cần
phải được kết hợp với sự phát triển về tinh thần theo một định hướng cao
thượng, trong lành bằng một phương pháp đúng đắn. |
09/10/2554 07:19 (GMT+7)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ
Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng
kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền
quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một
truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như
nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn. |
30/09/2554 02:22 (GMT+7)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp
môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm
người, thấy tánh thành Phật”.
Tuy nhiên, từ khi tổ Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Hoa (vào khoảng năm 520) cho
đến lúc Thiền tông Trung Hoa thực sự phát triển hưng thịnh, đã phải mất
gần hai thế kỷ, truyền qua năm đời tổ sư, cho đến vị tổ thứ sáu là Huệ
Năng (638 - 713) thì Thiền tông mới thực sự trở thành một trong những
tông phái mạnh nhất của Phật giáo Trung Hoa. Với sự hoằng hóa của Lục tổ
Huệ Năng ở đất Tào Khê, Thiền tông đã lan rộng ra khắp nơi và không bao
lâu đã phát triển thành 5 tông Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và
Pháp Nhãn. Quả đúng như bài kệ nổi tiếng được cho là do tổ Đạt-ma truyền
lại |
27/09/2554 07:24 (GMT+7)
Quyển "Giáo Trình Thiền Minh Sát Tuệ" là một quyển sách hay của thiền sư Achaan Naeb để sử dụng khi bà dạy cho các thiền sinh Thái Lan và thiền sinh Thế giới. Ðiểm lôi cuốn và hấp dẫn chúng ta là Nội dung quyển sách này tác giả trình bày ba vấn đề chính: Lý thuyết, thực hành và kết quả. Lý thuyết tác giả đề cập rất chi tiết 37 Pháp Bồ Ðề Phần, Tứ Diệu Ðế, 12 Nhân Duyên, sự khác nhau giữa Thiền Chỉ và Thiền Quán; trong phần này tác giả không quên đề cập đến Tiểu sử Ðức Phật Thích Ca để hành giả nhận chân được tấm gương xuất thế và công trình giác ngộ vĩ đại của Ngài; điều quan trọng là Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của chánh niệm và tỉnh thức, giải thích rất trong sáng và dễ hiểu hai cụm từ này. |
25/09/2554 05:31 (GMT+7)
Biên tập từ các bài pháp thoại của ngài Thiền sư Ajahn Brahmavamso
trong khóa thiền tích cực 9 ngày, vào tháng 12-1997, tại North Perth,
Tây Úc. Nguyên tác Anh ngữ được ấn tống lần
đầu tiên năm 1998, đến năm 2003 đã
được tái bản 7 lần, tổng cộng 60 ngàn
quyển. Ngoài ra, tập sách này cũng đã
được dịch sang tiếng Sinhala và ấn
tống ở Sri Lanka. |
03/09/2554 22:57 (GMT+7)
Trong quyển sách này, chúng tôi không nói về Thiền như phương pháp hồi
phục và phát triển khả năng hoạt động thể chất và tinh thần. Chúng tôi cũng
không đề cập đến Thiền như một cách thức để thi triển thần thông hay khai mở
một quyền năng tâm linh bí hiểm nào đó. Thiền ở đây được đặt vào vị trí tôn quý
vốn có của nó, là cốt tủy của đạo Phật, là bản hoài của chư Phật Bồ-tát, và là
cứu cánh của một đời tu. |
05/03/2554 02:06 (GMT+7)
Những khi nhàn rỗi, Ngài xem lại gương xưa góp nhặt những di ngôn, vãng hạnh của Phật Tổ và thêm vào đó lời phẩm bình biên tập lại thành bộ Truy Môn Bảo Tạng Tập (trong bản dịch nầy tạm lấy nhan đề là Kho Báu Nhà Thiền). Bộ sách nầy thật là cây đuốc huệ trong đường tăm tối, là thuốc hay cho người bệnh, chẳng những lợi cho người đương thời mà cũng là tiếp độ kẻ hậu côn, thật không có gì hơn vậy. |
09/01/2554 11:06 (GMT+7)
“Giữ chánh niệm.” “Sống trong giây phút hiện tại.” “Chú ý đơn thuần.”
Trên con đường tu học, chắc chúng ta đều có nghe về những lời khuyên
này. Và nếu bạn có kinh nghiệm về thực tập thiền quán, những câu ấy là
một tiếng chuông nhắc nhở chúng ta từ sáng đến khuya, rằng ta có thể
tìm thấy tất cả những gì là chân thật ngay trong giờ phút hiện tại này. |
01/01/2554 01:41 (GMT+7)
Một trong những sáng tạo độc đáo có thể được xem là vĩ đại nhất trong
lịch sử toàn nhân loại chính là Thiền học. Sở dĩ có thể nói như thế, là
vì trong suốt bề dày lịch sử hình thành và phát triển, thiền đã và đang
mang lại cho nhân loại những giá trị tốt đẹp có ý nghĩa đối với mọi dân
tộc và mọi thời đại. |
29/12/2553 00:48 (GMT+7)
Thiền, cốt yếu nhất, là nghệ thuật kiến chiếu vào
thể tánh của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát. Ðưa
ta đến uyên nguyên của cuộc sống uống ngụm nước đầu nguồn, Thiền cởi bỏ
tất cả những gì ràng buộc chúng ta, những sanh linh hữu hạn, luôn luôn
quằn dưới ách khổ lụy trong thế gian này. |
27/12/2553 02:32 (GMT+7)
Thiếu Thất lục môn là một tác phẩm Hán văn hiện còn được lưu giữ trong
Đại tạng kinh (bản Đại chánh tân tu), được xếp vào quyển 48, trang 365,
số hiệu 2009. Tác phẩm được chia làm 6 phần, mỗi phần xem như trình bày
một khía cạnh của vấn đề chung, luận giải về một phần nhận thức cần
thiết trên con đường hướng đến sự giải thoát, hoặc vạch rõ những trở lực
cần phải vượt qua trên con đường ấy, vì thế mà có tên là “lục môn”. |
|