Truyện tích
Tế Điên Hòa Thượng
Khánh vân cư sĩ
11/07/2556 01:28 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hồi 17

Mở Lượng Từ Bi, Lập Đàn Thí Thực
Ra Tay Tế Độ, Vớt Kẻ Lầu Xanh

Nói về thừa tướng vì cảm kích ân sâu của Tế Điên liền sai quân gia rầm
rộ đưa thánh tăng trở về chùa, dọc đường dân chúng lũ lượt đi xem.
Trông thấy cảnh nhân dân lũ năm lũ bảy đứng hai bên đường chào đón.
Tế Điên nghĩ thầm:
- Thực ra bấy lâu ta chỉ hay gần gũi những người giàu sang kiêu hãnh để
điểm hóa, theo thường tình thì chư tăng cũng chỉ chèo kéo những ai có tiền có
thế, khuyến hóa họ tu phúc làm duyên nhưng thực ra để kiếm tiền kiếm bạc. Ta
đây không màng tiền tài danh vọng, không cần bọn giàu sang trả ơn báo nghĩa,
nhưng trải qua những cuộc hành hoá đối với thâm tâm thực chưa lấy gì làm bình
đẳng. Nay nhân trăm họ thấy ta được trọng vọng mà ùa ra chào đón, tưởng cũng
nên quan sát để tìm phương tế độ.
Nghĩ đoạn, Tế Điên liền nhướng mắt xem một lượt, chỉ thấy nhân dân đa số
là nghèo khổ, khốn đốn tương tự như mình, áo không đủ mặc, thân thể gầy guộc
thì động lòng trắc ẩn, sa nước mắt, cúi mặt đi thẳng về chùa.
Về tới chùa, Tế Điên đi thẳng lên Đại Hùng Điện lễ Phật xong, xuống Tô
Đường bái kiến Nguyên Thông hòa thượng rồi gọi các quân gia mà ngỏ lời
khuyến hóa, sau đó ủy Tần ngọc chuyển lời cảm ơn thừa tướng. Đoạn Tế Điên
cho mời hai vị Chí Thanh, Chí Minh đến hỏi:
- Hai người có biết nấu cháo hay chăng?
- Bạch, việc gì thì khó chớ nấu cháo thì ai mà không biết.
Tế Điên nói:
- Nhưng phải biết nấu cháo với tấm lòng phát tâm bồ đề bố thí chứ còn nấu
cháo thường thì ai cần đến làm chi? Ngày nay ta muốn mở quán bán cháo để
giúp đỡ người nghèo khó, chẳng hay hai vị có chịu phát tâm không?
Chí Minh nói:
- Vốn đâu mà mở quán? Vả xưa nay chưa có hòa thượng nào làm việc mở
quán bao giờ?
- Việc lo vốn liếng cứ để cho ta, đã làm việc phước duyên thì chính hòa
thượng phải chủ trương, cần gì miệng tiếng bình phẩm, đi lo nồi niêu củi lửa.
Tiền bạc gạo muối để ta đi sắm sửa cho, khỏi cần phải lo ngại.
Nói xong, Tế Điên xuống núi qua thăm Triệu viên ngoại và Tô Bắc Sơn
nói rõ ý định lập hàng cháo. Hai vị viên ngoại vui vẻ góp tiền, cấp gạo, Tô viên
ngoại xin hiến một gian nhà để làm cửa hàng.
Nguyên Tế Điên cốt ý mở cửa hàng cháo là để khuyên người phát tâm làm
việc bố thí, đối với người bần hàn cô lộ, lỡ đường có nơi ăn uống thỏa thuê, làm
gương nhân đạo cho người sau bắt chước. Vả lại, trong thâm tâm là Tế Điên
muốn khuyên chư tăng không nên hư khoáng thời gian, dựa cơm tín thí, ngoài
việc tu trì phải biết đến bổn phận mà làm việc vì đời cứu khổ, chứ không phải
dựa vào cảnh chùa mà lo cúng cấp lấy tiền bỏ túi, còn sống chết mặc hay, chư
tăng đi tu nhưng cũng phải gây được chút công duyên mới tròn công quả nên
mới bày vẻ ra chuyện mở hàng bán cháo.
Hàng cháo mở được mấy ngày, Tế Điên không hề lấy tiền của ai, thành chỉ
vài ngày là vốn lại sạch không, bấy giờ Tế Điên mới thuật rõ ý mình cho mọi
người biết, rồi khuyến hoá các nhà giàu có phải nên phát tâm làm phúc làm
duyên.
Cửa hàng mở đã ba ngày, Tô, Triệu viên ngoại mới rủ nhau đến thăm Tế
Điên. Tô Bắc Sơn nửa đùa nửa thật gọi to:
- Hòa thượng cháo ơi! Mấy bữa nay hàng họ ra sao?
Tế Điên không những không giận mà còn cười to hơn và nói:
- Lỗ to, lỗ to, vốn liếng hết sạch sành sanh cả rồi. Các người định đến đòi
tiền, tôi có chiếc áo rách đây xin bồi thường lại!
Tô, Triệu đồng nói:
- Đâu dám, đâu dám, chúng tôi đến đây cốt là ăn mày hưởng chút duyên
lành hòa thượng bố thị và đặt mình trong cảnh bình dân xem nó ra sao?
- Phải lắm, hai vị viên ngoại đã biết đến người nghèo thật cũng quí hóa, lại
còn tự mình muốn nếm mùi nghèo khổ để mong thấu rõ đời sống bần hàn mà
toan làm phúc làm duyên thì quả là đại quí vậy. Nói xong sai phổ kỵ múc cho
mỗi người một tô cháo loãng.
Hai vị viên ngoại ngồi trước tô cháo mà thấy ngại ngùng, bởi đã từng ăn
cao lương mỹ vị, ngày thường cá thịt ê hề, đe nồng rượu béo, nay nhìn bán cháo
loãng thếch thơ điểm vài hột muối tự nghĩ không sao nuốt trôi khỏi cổ.
Tế Điên thoáng trông cảnh tượng đã biết nguyên do liền gọi người làm múc
cho mình rồi tự bưng ra ngồi cạnh đối diện họ Tô mà húp. Miệng nói:
- Cháo này là bạch phúc (cháo hoa) nhưng thực vị pháp nhũ đề hồ, ăn vào
không những khỏi đói mà tinh thần còn minh mẫn thêm lên, cũng gọi là minh
tâm chúc! Các vị dùng coi sẽ biết.
Tô, Triệu hai người tuy biết Tế Điên đã lâu và trong thâm tâm vô cùng
kính phục, nhưng trước sự việc vẫn không tránh được nghi kỵ, bởi nhìn bát cháo
chẳng khác cháo thường là mấy, có phần nhạt nhẽo hơn nhiều. Ở nhà giả sử có
ăn cháo thì phải là nấu cháo bào ngư, long tu, thập cẩm, nếu không cũng là cháo
thịt, cháo cá chứ có mấy khi mà ăn cháo bạch chúc! Mà đây còn loãng hơn bạch
chúc, thế mà lại bảo pháp nhũ đề hồ thì kể cũng kỳ! Nhưng cũng gắng gượng
húp thử một húp xem sao? Gọi là chiều lòng hòa thượng.
Nhưng lạ thay, hai người húp thử một húp mà thấy hương vị thanh mát lạ
lùng, và nước cháo chảy đến đâu như một dòng nước trong làm cho sảng khoái
tâm thần. Thế là hai vị viên ngoại húp một mạch hết cả tô cháo, lại chìa cái bát
xin thêm.
Lúc ấy khách hàng trong quán cũng kha khá đông, ai nấy ăn uống ngon
lành coi bộ vô cùng thích thú. Tế Điên cười bảo hai người:
- Thôi chứ ! Nếm món bần hàn gọi là để biết, còn phải làm phúc, ai lại
thấy ngon mà cứ húp hoài sao tiện?
Tô, Triệu đồng cười rộ. Tô Bắc Sơn thắc mắc hỏi:
- Gạo nấu cháo đây chỉ là một thứ gạo rất thường do chúng tôi cung cấp
làm sao sư phụ nấu ngon lành vậy?
Tế Điên cười:
- Bí mật ! Bí mật nhà nghề, các vị là tại gia phú quý biết thế nào cái
phương pháp nấu cháo ngon của nhà nghèo. Nhưng có chịu cái vị cháo ngon của
nhà nghèo không?
- Bạch, thú vị lắm ạ!
- Ấy, nghèo có cái sướng của phận nghèo, món bạch chúc tinh khiết chính
là một món tầm thường của người nghèo nhưng người giàu phải học ăn, cũng
như người giàu phải san sẻ cái món cao lương mỹ vị cho nhà nghèo nếm thử mới
là hợp lẽ bình đẳng.
- Mô phật, chúng tôi xin được nghe lời khuyến cáo của sư phụ.
- Vốn liếng, gạo của sắp hết cả rồi !
- Bạch, để chúng tôi xin cung cấp thường xuyên và xin khuyến khích lân
bang góp vào chút đỉnh được chăng?
- Đa tạ ích thiện! Càng nhiều càng tốt, bà con nghèo càng được nhờ, cái
nghĩa bố thí là thể và cúng thí thực là thế. Đâu có như thế gian gọi là bầy ra
cúng thí thực rồi để rủ bà con làng nước đến ăn vãi ra mấy củ khoai cái ngô cho
tre ûcon ăn cướp.
- Bạch sư phụ, chúng tôi đã hưởng hương vi thơm ngon chay lạt, nay muốn
thỉnh sư phụ đi uống rượu được chăng?
- Được lắm chứ1 Phi tục phi tăng mà, có lúc ăn chay cũng phải uống rượu.
Chay mà giữ đúng màu chay
Rượu chay, chay rượu mê say cuộc đời.
- Nhưng các ngài định đi đâu uống?
Tô Bắc Sơn nói ngay:
- Tôi nghe đồn có một nàng con gái con nhà quan bị lạc vào chốn thanh lâu,
đang định đến coi xem chân giả thế nào?
Tế Điên vội bảo:
- Thế thì …
Triệu Văn Hội gạt đi:
- Sư phụ là bậc tu hành, đến chốn lầu xanh, người ta biết được mỉa mai còn
gì danh dự – Rồi quay lại Tô viên ngoại mà trách – Sao hiền đệ lại đem chuyện
ấy ra nói.
Tế Điên vội nói:
- Không sao, không sao, vui đâu chuốc đó miễn chẳng đam mê thì lầu xanh
vẫn cũng là nơi Lan Nhã can chi ?
Tô Bắc Sơn thì khoái chuyện rủ được vì tăng đến chốn hồng lâu thử xem
“thánh vị” đến đâu? Liền nói:
- Sư phụ đã chỉ dạy, thôi chúng ta đi.
Tế Điên gọi người dặn dò mọi việc và bảo phải tiếp đài thập phương cho
mọi điều trọn vẹn, chẳng nên chiều ai, cũng chẳng khinh ai, chớ nên thấy áo
rách coi thường, ao sáng chào đón. Nơi đây làm việc bố thí thiết thực phải nên
trọng thể đối với người nghèo. Nói xong dắt Tô, Triệu hai người thong dong tiến
bước về nơi thị tứ.
Tới chốn lầu xanh, có mụ tú bài lả lơi ra đón, Triệu gia hỏi:
- Tôi nghe đồn nơi đa6y có một mỹ nữ con quan phải chăng? Nếu có gái
đẹp xin hãy cho chúng tôi coi thử?
Tú bà đon đả:
- Bẩm quan nhân, nơi đây rất sẵn, đủ hạng đào tơ liễu yếu, oanh vù dập
dìu!
Nói xong gọi vọng vào trong:
- Tuyết Lan đâu? Sao không ra hầu tiếp quan nhân!
Liền thấy một ả mỹ nữ tha thướt vén rèm khép nép đi ra liếc mắt thấy có
hòa thượng đang đứng ngắm mình thì che miệng cười, đưa mắt liếc tình luôn
mãi.
Tô Bắc Sơn ngó họ Triệu và Tế Điên ra chiều hỏi ý, Triệu gia nói ngay:
- Quả nhiên là một mỹ nhân, nguyệt thẹn hoa nhường.
Tế Điên nói:
- Tôi là kẻ tu hành không tiện nói ra, để lấy giấy bút viết chơi vài chữ.
Tú bà vội gọi lấy giấy bút lại, Tế Điên viết lau láu một lúc xong đưa Tô,
Triệu hai người. Thấy viết rằng:
Vẻ hồng, nét ngọc gái lầu xanh
Thân trải đêm đêm vạn mối tình
Tay ngọc bao người ôm ấp gối
Mảnh đào mấy kẻ khát khao tranh
Tuổi xuân ngán nỗi buồn cho phận
Phòng lạnh thương thay hận một mình
Đưa đón gượng cười quên cảnh huống
Chiết lòng! Thẹn tủi kiếp điêu linh
Tô, Triệu hai người tấm tắc khen hay, đoạn quay qua hỏi tú bà:
- Nơi đây còn có một người dòng dõi con quan?
Tú bà đáp ngay:
- Dạ có, dạ có! Đó là Xuân Hương. Rồi tú bà kể: “Nàng này thuở nhỏ mồ
côi mẹ, lớn lên theo cha trẩy kinh giữa đường chẳng may ngộ cảm qua đời, nàng
phải bán mình lấy tiền lo liệu ma chay, cảm vì lòng hiếu, tôi giúp tiền nong để
nàng lo an táng cho cha. Sau đó nàng tình nguyện làm con đòi cho nhà tôi,
nhưng tôi không nỡ nên để cho nàng ở riêng không cho tiếp khách như những
con em, chỉ thỉnh thoảng có khách phong nhã, cực chẳng đã tôi có mời nài nỉ
nàng ra mắt đàm đạo văn chương.
Nói xong tú bà te tái đi lấy một tờ giấy hoa tiên chìa ra giới thiệu:
- Đây, thơ của Xuân Hương làm đây!
Tế Điên và Tô, Triệu thấy trên tờ hoa tiên net’ bút thanh kỳ, tươi tắn mềm
mại, nhân cao hứng họ Tô ngâm to:
Trăm sầu nghìn tủi cùng ai?
Đôi mắt quầng thâm phải gượng cười
Mấy vận thơ ngâm tràn suối lệ
Mỗi câu chan chứa vạn u hoài!!!
Triệu gia nói:
- Có thể gọi nàng ra cho chúng tôi biết mặt được chăng?
- Được, được, kính mời quan nhân và hòa thượng theo tôi qua đông viện.
Nói xong tất tưởi đi ngay.
Hai vị viên ngoại và Tế Điên nối gót theo sau. Khi tới đông viện, chợt thấy
rèm châu lay động, một cô gái dung nhan mỹ lệ, kiều diễm khác thường, trong
bộ đồ lụa trắng vén rèm bước ra cúi chào mọi người e lệ như bông hải đường
ngập ngừng trong cơn gió sớm, ngắm kỹ cử chỉ rõ ra con nhà có học.
Tô Bắc Sơn hỏi lai lịch, nàng tỏ hết nguồn cơn tương tự như mụ tú bà đã kể.
Những nổi niềm cay đắng, ngậm sầu ngậm tủi khiến người nghe qua không khỏi
nhỏ lệ bi thương.
Tế Điên liền bảo:
- Việc này chính là duyên lành cho hai vị viên ngoại vào lầu xanh cứu
người bạc mệnh, đấy mới là tôn chỉ người tu. Hai vị có bổn phận chuộc nàng
khỏi nơi hang lửa rồi tuỳ nguyện nàng muốn sao chiều vậy, cứu được một người
phúc đẳng hà sa.
Tô gia quay qua hỏi Xuân Hương:
- Lời sư phụ đã dạy, chẳng hay tôn ý của tiểu thơ ra sao?
Xuân Hương đáp:
- Thân đã nhường này, tất là tội lỗi đã từ bao kiếp chất chồng, may được
quí vị niệm tình cứu vớt thì tiện nữ đây nguyện xin vào chùa nương cảnh từ bi.
Tô, Triệu hết sức vui mừng liền hỏi tú bà về số tiền nợ. Tú bà nói 700 lạng,
Triệu gia liền đứng ra trả đủ số tiền rồi lãnh nàng ra khỏi lầu xanh dự tính sẽ
đưa lên Thành Hoàng Sơn nương nhờ Thanh Trinh sư thái, mọi người cũng hết
sức tán thành.
Tế Điên lại bảo:
- Nhị vị hiền đồ đã làm được một việc phúc duyên tưởng nên đi ngay kẻo
trễ.
Tô, Triệu đều vâng lời trong khi Xuân Hương líu ríu mấy lời cảm tạ.