11/07/2556 01:28 (GMT+7)
ĐÔI LỜI TỰ MINH
Nhân một ngày đầu xuân, lang thang trên nẻo đường Chợ Lớn, chợt thấy
một hiệu sách bán các loại sách cũ bằng chữ Nho. Tạt vào xem, nhìn khắp
các giá sách thấy có một cuốn đã cũ, ngoài bìa đề TẾ ĐIÊN HOÀ THƯỢNG,
với lấy dỡ xem thì ra là chuyện của Lý Tu Duyên, một vị La Hán giáng trần,
làm nhiều điều phúc thiện nhưng lại giả điên để che mắt tục. Thấy cuốn
chuyện hay hay có tính cách vượt ngoài “ngã chấp” thế thường, tỷ như chuyện
Lỗ Trí Thâm nên phỏng dịch để rộng đường phán định.
Tế Điên Tăng vốn là một vị Hòa Thượng hữu danh trong Phật. Giáo Sử
thời Tống, luật học uyên thâm, trí thức siêu việt, hành động tuyệt kỳ.
Tự cổ chí kim người ta thường khổ tâm thắc mắc hai thái cực Đạo, Đời
đôi khi hiểu lầm đến thành xa cách. Truyện Tế Điên Tăng chính là một cái
gạch nối dung hòa cả Đạo lẫn Đời bởi hành động có lúc vượt ngoài khuôn khổ
thuyền gia mà đó mới chính là tác động của khách tu thuyền.
Đức và tài là hai điều kiện nghìn xưa mến chuộng mà nghìn sau cũng noi
gương. Đọc chuyện Tế Điên Tăng chúng ta sẽ thấy được cái tâm đức cao sáng
tuyệt vời và sẽ phải tán thưởng cao tài của người đạt đạo.
Nếu đã có một vị Tăng ca vang câu:
Tri thời, đạt thế phương toàn thiện
Diệu ngộ tam thừ vị tất nan.
Nghĩa là:
Biết thời, biết thế, đôi đường vẹn,
Bước tới Liên Đài cũng dể thôi.
Thì quả là vị đó đã đạt được cái tinh thần cao đẹp của Tế Điên Tăng vậy.
Cuốn chuyện đã nát nhầu, câu văn lại quá cổ, người dịch lại không có ý
kiến gì thêm bớt cho đượm nồng hương vị tân phong. Lẽ dĩ nhiên có thể là một
món ăn quá cũ, nhàm chán cho những ai ưa loại tân tiến. Nhưng dịch giả còn
một chút hy vọng nơi độc giả khoan lượng không tìm cái đẹp ở câu văn mà tìm
cái cao tuyệt ở hành động và ý tứ. |
14/06/2556 23:52 (GMT+7)
“Tình người như chim cùng ở trong một rừng Hạn lớn đến thì mỗi con tự bay riêng”. Dầu cho Vua Chúa, Hoàng hậu, Cung phi mỹ nữ, quan Thượng Thư hay binh lính v.v… ai sinh ra trong cuộc đời nầy rồi cũng chỉ giống như: “một thoáng mây bay” mà thôi. Nếu ý thức được như vậy thì cuộc đời bớt khổ và chốn “nại hà” của nơi sinh tử không còn bóng dáng giai nhân phải khổ lụy vì tình. Dầu cho đó là tình đời hay tình đạo. |
13/06/2556 01:12 (GMT+7)
Tập truyện này không nhằm dẫn chúng ta đi vào huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy trời cao rộng vô cùng. Xin được phép tặng cho các bậc tăng sĩ thời nay. |
11/06/2556 23:53 (GMT+7)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé. Trong triều, có một người Bà-là-môn, tên Vasudeva, viên quan coi về tế tự, biết được âm mưu của bà. Ông thương tình cậu bé, người mà ông thấy có khuynh hướng sùng tín và đức công bằng giống mẹ. Ông trông chừng cho Dasa khỏi bị hại, và chờ dịp đưa cậu ra khỏi tầm tay mẹ ghẻ. |
17/08/2554 22:26 (GMT+7)
Mất sắn và trộm sắn
không phải là vấn đề của chúng ta! Là kẻ tu hành, vấn đề của chúng ta là, nhân
đó, ta thử lắng nghe lại lòng mình một cách trung thực hơn. Ta sẽ lắng nghe
rằng: ta có thể rộng lượng tha thứ được cho người chăng? Ta có móng khởi một tiếc
rẻ nào khi mất đi một ít vật chất, của cải? Ta có thể san sẻ cho người bằng
cách nhịn ăn một vài bữa! Và, sau hết, trong ta có dậy mối bất bình, phiền não
chăng? Chúng ta là người học hạnh giải thoát, có gì phải giải quyết ngoài những
vấn đề tương tự? |
16/08/2554 09:36 (GMT+7)
Một ông
Vua kia có nuôi bốn con rắn độc. Con thứ nhất tên "Rắn mỏ cây"
(Kattha mukha) vì có cái mỏ cứng như cây, mổ đau lại có nọc độc. Rắn thứ nhì tên
"Rắn mỏ thúi" (Puti Mukha) vì mỗi lần cắn ai thì thân thể người ấy
sình thúi và tan rã ra nước. Thứ ba là "Rắn mỏ lửa"vì ai bị rắn này
cắn thì nghe trong mình nóng như bị lửa thiếu đốt đến chết. |
02/08/2554 11:00 (GMT+7)
Tập sách này được học giả Đoàn Trung Còn biên soạn cách đây non nửa thế
kỷ, từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau trong Phật giáo, mà trong đó chủ
yếu là các kinh Bản sanh (chuyện tiền thân đức Phật) và Đại Bát
Niết-bàn.
Mục tiêu của soạn giả có thể dễ dàng thấy được qua hầu hết nội dung các
câu chuyện, vì đã được chọn lọc một cách khá nhất quán xoay quanh trục
chủ đề chính là các vấn đề luân lý, đạo đức. Bên cạnh đó, những vấn đề
như đức tin, luật nhân quả và các phần giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ
giới cũng được đưa vào. |
02/08/2554 10:59 (GMT+7)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn
vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những
người nghèo khó, hay đem cơm gạo, quần áo bố thí cho họ. Trong toàn khu
vực thành Xá-vệ, không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ, cứ hễ nghèo
khổ, không nơi nương tựa, một khi tìm đến là được ông vui vẻ giúp đỡ
ngay. Vì thế mọi người đều gọi ông là trưởng giả “Cấp Cô Độc”, nghĩa là
“người thường chu cấp cho những kẻ cô độc, không nơi nương tựa”.Một hôm, trưởng giả Tu-đạt đến nhà trưởng giả Thủ-la ở thành Vương-xá để
bàn bạc việc hôn nhân cho người con trai út, thì ngẫu nhiên được diện
kiến đức Phật và được nghe pháp âm của Ngài. Ông quá đỗi vui mừng, liền
phát tâm xây tinh xá để thỉnh đức Phật và chư tỳ-kheo đến thành Xá-vệ
giáo hóa chúng sinh ở đấy. Đức Phật hoan hỉ nhận lời, khi nào tinh xá
xây xong thì Ngài sẽ đến. |
23/07/2554 12:15 (GMT+7)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả
các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh
điển. Vâng theo lời Phật dạy, ngay từ thời Phật còn tại thế đã có tôn
giả Mục-kiền-liên được tôn xưng là bậc Đại hiếu. Từ đó đến nay, trải qua
hơn 2.500 năm, cũng đã có không ít những gương hiếu hạnh trong hàng
Phật tử. Và mỗi năm cứ đến mùa Vu Lan tháng bảy thì những người con Phật
lại nhắc nhở cho nhau truyền thống này. |
17/07/2554 01:28 (GMT+7)
Một trăm lẻ một câu chuyện trong sách này là một trăm lẻ một câu
chuyện hết sức bình thường. Phần lớn được chuyển dịch sang Anh ngữ từ
tập sách tiếng Nhật có tựa là Shaseki-shu (được dịch sang Anh ngữ là Collection of stone and sand)
có nghĩa là “góp nhặt cát đá”. Đúng như tên gọi đó, trong tuyển tập
này bạn sẽ không tìm thấy những ngọc ngà châu báu rực rỡ muôn màu, mà
chỉ có những đá sỏi, đất cát hết sức bình thường, luôn có thể tìm thấy ở
bất cứ nơi đâu trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi được soi rọi dưới ánh
sáng tỉnh thức của thiền, mỗi một hòn sỏi, hạt cát nơi đây đều sẽ toát
lên những ý nghĩa phi thường. Khi hiểu được điều này, người đọc sẽ nhận
ra bằng tâm thức rộng mở của chính mình rằng phép mầu vi diệu nhất
chính là việc bước đi vững vàng trên mặt đất. |
13/07/2554 22:57 (GMT+7)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường
khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn
nhất trong cuộc đời khi may mắn tìm được giữa đêm đen một ngọn đuốc soi
đường. Con rùa mù gặp được bộng cây đã khó, nhưng người sinh ra gặp được
Phật pháp còn khó hơn. Muôn nghìn lần tri ân Phật, tri ân thầy tổ, tri
ân bạn bè đồng đạo, tri ân cả cuộc đời thăng trầm của tôi, đã dắt dìu
tôi đi qua những chặng đường dài. |
11/07/2554 10:30 (GMT+7)
Những năm gần đây, có một dấu hiệu rất đáng mừng là các tác
phẩm Phật học đã xuất hiện ngày càng nhiều và hết sức phong phú, từ
những trước tác của các vị đại sư cho đến các bản dịch giáo pháp từ Anh
ngữ, Hán ngữ; từ những bài giảng dành cho người sơ cơ đến những tác phẩm
nghiên cứu Phật học chuyên sâu; từ các sách giảng luận về Tịnh độ,
Thiền tông cho đến Mật tông đều có đủ và thường xuyên gia tăng số lượng.
Vì thế, người Phật tử đã không còn phải khó khăn trong việc tìm kiếm và
chọn lựa món ăn tinh thần thích hợp với mình. |
15/04/2554 23:20 (GMT+7)
Cuộc
sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số
người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề
khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết
giảng, các câu phát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom
lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc
hay muốn dừng lại ở đoạn nào cũng được. |
12/03/2554 06:59 (GMT+7)
Ðôi khi vì mục đích giáo hóa, đức Thế tôn cũng sử dụng thần thông, như trường hợp cải hóa Nanda, người em cùng cha khác mẹ với ngàì. Lúc còn tại gia, Nanda có người vợ mới cưới rất xinh đẹp thuộc dòng Sakya. Một hôm Phật về thăm và khi ngài từ giã, do mãnh lực từ tâm nơi ngài, Nanda đã đỡ lấy cái bát của ngài và định theo tiễn chân một đoạn. Nào ngờ, họ tới cổng tinh xá lúc nào không hay. |
07/03/2554 23:50 (GMT+7)
Sinh là một anh học trò nghèo kiết xác tha phương cầu học. Anh ở trọ trong một ngôi chùa, ngày đêm dùi mài kinh sử để ứng thí. Quan huyện sở tại cũng là người xứ khác bổ nhiệm đến, thường lui tới chùa vì quan rất mộ đạo. Quan có một cô con gái tuổi độ trăng tròn, nhan sắc mỹ miều diễm lệ. Một hôm nhân ngày lễ Vu lan, cô gái theo cha đến chùa. Vừa trông thấy người ngọc, Sinh ôm lòng thầm yêu trộm nhớ. |
01/12/2553 23:35 (GMT+7)
Vào đời nhà Minh có vị Vương cư sĩ, cả đời ưa làm phước, giúp người, đối với những kẻ nghèo cùng cô độc, ông lại càng hết long cứu giúp. Cư sĩ là người rất tin tưởng Phật pháp, nhưng vì không giữ giới ăn chay, nên ở nhà không có chỗ để tụng kinh. |
31/10/2553 03:29 (GMT+7)
Tập truyện cổ này do Pháp sư Tịnh Không sưu tập bằng Hoa văn. Sau một thời gian đọc và thấy nội dung mang những đức tính cao cả và đầy nhân tính qua các nhân vật và sự kiện trong toàn cao cả và đầy nhân tính qua các nhân vật và sự kiện trong toàn bộ 100 mẩu chuyện |
20/10/2553 15:07 (GMT+7)
Chú bước ra sân. Lá hãy còn rụng đầy mà chưa ai quét. Chú nhớ có lần thầy dạy chú rằng hãy xem lá đa rụng ở vườn chùa như là những phiền não tham lam, sân hận, si mê nơi chính vườn tâm mình. Quét lá và rác rưởi cũng chính là quét đi những cấu bẩn của tự tâm: không để cho bất cứ một ngọn lá hay một cọng rác nhỏ nào sót lại thì mới tạo ra được một khu vườn sạch đẹp. |
18/10/2553 05:01 (GMT+7)
Sự hiểu biết về định luật Luân Hồi sẽ đem đến cho chúng ta một nguồn khích lệ và can đảm. Nó cũng đem đến cho ta một viễn ảnh mới mẻ, tốt đẹp và huy hoàng về Vũ Trụ Nhân Sinh; một sự hiểu biết sâu xa, tế nhị và thâm trầm về cuộc đời, để giúp chúng ra có thể chịu đựng một cách vui vẻ, bình tĩnh và hồn nhiên, tất cả mọi sự thử thách đắng cay và đau khổ của định mệnh. |
|