4. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
32. KINH VỊ TẰNG HỮU PHÁP[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, vào lúc xế chiều[02], Tôn giả A-nan[03] rời tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, rồi đứng qua một bên, thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, con nghe rằng, Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp[04]
bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh. Nếu Thế Tôn vào thời
Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh; con xin
thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy của Thế Tôn.
“Con nghe rằng[05], Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh và sinh lên cõi trời Đâu-suất[06].
Nếu Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu
hành phạm hạnh và sinh lên cõi trời Đâu-suất; con xin thọ trì pháp vị
tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắt đầu phát
nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh và sinh lên cõi trời Đâu-suất. Thế
Tôn sinh lên sau nhưng có ba việc thù thắng hơn các vị trời sinh trước.
Đó là thọ mạng, dung sắc và vinh dự nhà trời[07].
Do đó nên các vị trời Đâu-suất vui mừng hớn hở, tán thán rằng: ‘Kỳ diệu
thay, hy hữu thay, vị thiên tử này có đại như ý túc, có đại oai đức, có
đại phước hựu, có đại oai thần. Vì sao vậy? Vì vị ấy sinh đến đây sau
nhưng có ba việc thù thắng hớn những vị trời Đâu-suất đã sinh đến trước;
đó là thọ mạng, dung sắc và vinh dự nhà trời. Nếu Đức Thế Tôn vào thời
Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh và sinh lên
cõi trời Đâu-suất. Thế Tôn sinh lên sau
nhưng có ba việc thù thắng hơn các vị trời sinh trước. Đó là thọ
mạng, dung sắc và vinh dự nhà trời. Do đó nên các vị trời Đâu-suất vui
mừng hớn hở, tán thán rằng: ‘Kỳ diệu thay, hy hữu thay, vị thiên tử này
có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. Vì
sao vậy? Vì vị ấy sinh đến đây sau nhưng có ba việc thù thắng hớn những
vị trời Đâu-suất đã sinh đến trước; đó là thọ mạng, dung sắc và vinh dự
nhà trời. Thế thì con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn mạng chung ở trời Đâu-suất, biết sẽ vào thai mẹ[08],
lúc ấy chấn động tất cả đất trời, có ánh sáng vi diệu quảng đại chiếu
khắp thế gian cho đến chỗ u tối, cũng không có gì ngăn che được; nghĩa
là nơi nào mặt trời, mặt trăng này dù có đại như ý túc, có đại oai đức,
có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không chiếu rọi ánh sáng đến
được, thì tất cả nơi ấy đều được chiếu ngời. Chúng sanh ở các nơi ấy do
thấy ánh sáng nhiệm mầu này đều mỗi mỗi phát sanh nhận thức rằng: ‘Có
một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời! Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu
ra đời!’ Nếu Đức Thế Tôn mạng chung ở trời Đâu-suất, biết sẽ vào thai
mẹ, lúc ấy chấn động tất cả đất trời, có ánh sáng vi diệu quảng đại
chiếu khắp
thế gian cho đến chỗ u tối, cũng không có gì ngăn che được; nghĩa là
nơi nào mặt trời, mặt trăng này dù có đại như ý túc, có đại oai đức, có
đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không chiếu rọi ánh sáng đến được,
thì tất cả nơi ấy đều được chiếu ngời. Chúng sanh ở các nơi ấy do thấy
ánh sáng nhiệm mầu này đều mỗi mỗi phát sanh nhận thức rằng: ‘Có một
chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời! Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra
đời![09]’ Thì con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn biết mình trụ trong thai mẹ[10],
tựa vào hông bên phải. Nếu Đức Thế Tôn biết mình trụ trong thai mẹ, tựa
vào hông bên phải, thì con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu này của Đức
Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn hình thể duỗi dài[11]
trụ trong thai mẹ. Nếu Đức Thế Tôn hình thể duỗi dài trụ trong thai mẹ,
thì con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn, được bao che, trụ trong thai mẹ,
không bị máu dơ làm cho ô uế, cũng không bị tinh khí các thứ bất tịnh
khác làm cho ô uế. Nếu Đức Thế Tôn, được bao che, trụ trong thai mẹ,
không bị máu dơ làm cho ô uế, cũng không bị tinh khí bất tịnh khác làm
cho ô uế; thì con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn biết[12]
mình ra khỏi thai mẹ, lúc ấy chấn động tất cả đất trời, có ánh sáng vi
diệu quảng đại chiếu khắp thế gian cho đến chỗ u tối, cũng không có gì
ngăn che được; nghĩa là nơi nào mặt trời, mặt trăng này dù có đại như ý
túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không chiếu
rọi ánh sáng đến được, thì tất cả nơi ấy đều được chiếu ngời. Chúng
sanh ở các nơi ấy do thấy ánh sáng nhiệm mầu này đều mỗi mỗi phát sanh
nhận thức rằng: ‘Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời! Có một chúng
sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời!’ Nếu Đức Thế Tôn biết mình ra khỏi thai mẹ,
lúc ấy chấn động tất cả đất trời, có ánh sáng vi diệu quảng đại chiếu
khắp thế gian cho đến chỗ u tối, cũng không có gì
ngăn che được; nghĩa là nơi nào mặt trời, mặt trăng này dù có đại
như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không
chiếu rọi ánh sáng đến được, thì tất cả nơi ấy đều được chiếu ngời.
Chúng sanh ở các nơi ấy do thấy ánh sáng nhiệm mầu này đều mỗi mỗi phát
sanh nhận thức rằng: ‘Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời! Có một
chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời!’ Thì con xin thọ trì pháp vị tằêng
hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn thân thể duỗi dài[13]
mà ra khỏi thai mẹ. Nếu Đức Thế Tôn thân thể duỗi dài mà ra khỏi thai
mẹ thì con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu này của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn được bao che khi ra khỏi thai mẹ,
không bị máu dơ làm cho ô uế, cũng không bị tinh khí và các vật bất tịnh
khác làm cho ô uế. Nếu Đức Thế Tôn được bao che khi ra khỏi thai mẹ,
không bị máu dơ làm cho ô uế, cũng không bị tinh khí và các thứ bất tịnh
khác làm cho ô uế; thì con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu này của Đức
Thế Tôn.
“Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn mới sanh ra, có bốn vị thiên tử,
tay cầm tấm vải rất mịn đứng trước thai mẹ, làm cho người mẹ hoan hỷ,
tán thán rằng: “Đồng tử này rấy kỳ diệu, rất hy hữu, có đại như ý túc,
có đại oai đức, có đại phước hữu, có đại oai thần’. Nếu như Đức Thế Tôn
mới sanh ra, có bốn vị thiên tử, tay cầm tấm vải rất mịn đứng trước thai
mẹ, làm cho người mẹ hoan hỷ, tán thán rằng: “Đồng tử này rấy kỳ diệu,
rất hy hữu, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hữu, có đại
oai thần’. Thì con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu này của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, liền đi bảy bước
không khiếp sợ, không kinh hãi, quan sát các phương. Nếu Thế Tôn vừa
mới sanh ra, liền đi bảy bước không khiếp sợ, không kinh hãi, quan sát
các phương; thì con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu này của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, thì ngay phía
trước người mẹ bỗng hiện một hồ nước lớn, nước đầy tràn bờ, làm cho
người mẹ ở nơi ấy được thọ dụng thanh tịnh. Nếu Thế Tôn vừa mới sanh ra,
thì ngay phía trước người mẹ bỗng hiện một hồ nước lớn, nước đầy tràn
bờ, làm cho người mẹ ở nơi ấy được thọ dụng thanh tịnh; con xin thọ trì
pháp vị tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, từ trên hư không
nước mưa rưới xuống, một ấm, một lạnh, để tắm thân thể của Thế Tôn. Nếu
khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, từ trên hư không nước mưa rưới xuống,
một ấm, một lạnh, để tắm thân thể của Thế Tôn; con xin thọ trì pháp vị
tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, chư Thiên ở trên
hư không tấu lên âm nhạc của trời; hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen
đỏ, hoa sen trắng và hoa Văn-đà-la[14]
của trời, và bột hương chiên-đàn được rải lên Đức Thế Tôn. Nếu khi Đức
Thế Tôn vừa mới sanh ra, chư Thiên ở trên hư không tấu lên âm nhạc của
trời; hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen đỏ, hoa sen trắng và hoa
Văn-đà-la của cõi trời, và bột hương chiên-đàn được rải lên Đức Thế Tôn;
con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, Đức Thế Tôn, ở tại nhà của cha là Bạch Tịnh vương, vào một ngày đi dự lễ hạ điền, ngồi dưới gốc cây Diêm-phù[15],
ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có lạc phát sanh do viễn
ly, nhập Sơ thiền, thành tựu và an trụ. Bấy giờ là buổi xế, tất cả bóng
của các cây khác đều đã ngả dần, chỉ có cây Diêm-phù là bóng cây không
ngả, che mát thân của Đức Thế Tôn. Lúc đó, Thích Bạch Tịnh đến quan sát
công tác hạ điền, đi đến chỗ người làm ruộng hỏi rằng: ‘Này nông phu[16], Vương tử ở chỗ nào?’
Người ấy trả lời rằng: ‘Vương tử[17]
hiện đang ở dưới gốc cây Diêm-phù.” Rồi Thích Bạch Tịnh đi đến cây
Diêm-phù, bấy giờ là xế trưa, Thích Bạch Tịnh thấy bóng của tất cả các
cây khác đều đã ngả, chỉ có bóng cây Diêm-phù là không ngả, để che mát
thân thể của Thế Tôn, liền nghĩ như vầy: ‘Vương tử này thật là kỳ diệu,
rất hy hữu, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại
oai thần. Vì sao thế? Vì vào lúc xế trưa tất cả các bóng cây đều ngả,
chỉ có bóng cây Diêm-phù là không ngả, để che mát thân của vương tử’.
Nếu vào buổi xế trưa tất cả cây đều ngả bóng, chỉ có bóng cây Diêm-phù
không ngả, để che mát thân thể của Đức Thế Tôn; con xin thọ trì pháp vị
tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng có một thời Đức Thế Tôn du hóa tại Bệ-xá-li, trong Đại lâm[18].
Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, Đức Thế Tôn khoác y cầm bát
vào thành Bệ-xá-li khất thực. Sau khi khất thực xong, xếp y, cất bát,
rửa tay chân, vắt Ni-sư-đàn lên vai, đi vào rừng, đến dưới một gốc cây
Đa-la, trải Ni-sư-đàn, ngồi kiết-già. Bấy giờ là lúc xế bóng[19],
tất cả các bóng cây khác đều ngả, chỉ có bóng cây Đa-la là không ngả để
che mát thân thể của Đức Thế Tôn. Bấy giờ vào lúc xế bóng, Thích
Ma-ha-nam[20]
ung dung đi đến Đại lâm. Thích Ma-ha-nam thấy rằng, vào buổi xế, tất cả
bóng cây đều ngả chỉ trừ bóng cây Đa-la là không ngả để
che mát thân thể của Đức Thế Tôn, liền nghĩ như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm
rất là kỳ diệu, rất là hy hữu, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại
phước hựu, có đại oai thần. Vì sao vậy? Vì vào buổi xế, tất cả bóng cây
đều ngả, chỉ có bóng cây Đa-la là không ngả để che mát thân thể Cù-đàm’.
Nếu lúc xế bóng, tất cả các bóng cây khác đều ngã, chỉ có bóng cây
Đa-la là không ngả để che mát thân thể của Đức Thế Tôn; con xin thọ trì
pháp vị tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, một thời Thế Tôn du hóa tại nước Bệ-xá-li, trong
Đại lâm. Bấy giờ các Tỳ-kheo để bát ngoài chỗ đất trống, bát của Thế Tôn
cũng có trong số ấy, có một con khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi. Các thầy
Tỳ-kheo la ó, sợ nó làm bể bát của Thế Tôn. Nhưng Thế Tôn bảo các
Tỳ-kheo rằng: ‘Hãy để yên. Hãy để yên. Đừng la. Nó không làm bể bát
đâu’. Thế rồi khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi, đến một cây Sa-la, chậm rãi
leo lên, lấy đầy bát mật nơi cây Sa-la, rồi chậm rãi leo xuống, trở về
chỗ Đức Phật, đem dâng bát mật ấy lên Đức Phật. Đức Thế Tôn không thọ
nhận. Lúc ấy khỉ liền ôm bát qua một bên, dùng đũa gắp bỏ sâu. Sau khi
nhặt bỏ sâu, nó ôm bát trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn lại không nhận.
Khỉ lại ôm qua một bên, múc nước đổ vào trong mật, rồi ôm trở lại dâng
lên Thế Tôn. Thế Tôn liền thọ nhận. Khỉ thấy Thế Tôn lấy bát mật rồi
liền vui mừng hớn hở, múa may nhảy nhót rồi bỏ đi. Nếu Đức Thế Tôn
khiến con khỉ kia, khi thấy Đức Thế Tôn lấy bát mật rồi vui mừng hớn hở
múa may nhảy nhót, rồi đi; con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy của Đức
Thế Tôn.
“Con nghe rằng một thời Đức Thế Tôn du hóa Bệ-xá-li, ở tại ngôi lầu cao[21],
bên bờ ao Di hầu. Bấy giờ Thế Tôn đang phơi tọa cụ, rũ bụi, phủi đất.
Lúc ấy có một đám mây đến trái thời che kín khắp hư không muốn mưa nhưng
dừng lại chờ Đức Thế Tôn phơi tọa cụ, rũ bụi, phủi đất, xếp cất một
nơi, rồi mang cất chổi; vào đứng trong nền nhà. Bấy giờ đám mây lớn ấy
thấy Đức Thế Tôn xếp cất tọa cụ rồi mới đổ mưa xuống rất lớn, từ cao cho
đến thấp, nước ngập tràn lai láng. Nếu Đức Thế Tôn làm cho đám mây lớn
kia thấy Thế Tôn xếp cất tọa cụ rồi, mới mưa xuống thật to và từ đất cho
đến thấp nước ngập tràn lai láng; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy
của Đức Thế Tôn.
“Con nghe một thời Đức Thế Tôn du hóa tại Bạt-kỳ[22],
ngồi dưới cây Sa-la thọ vương, trong rừng Ôn tuyền. Bấy giờ là buổi xế
trưa, tất cả bóng cây khác đều ngả, chỉ trừ bóng cây Sa-la thọ vương là
không ngả, để che mát thân thể Đức Thế Tôn. Khi ấy chủ vườn La-ma đi dạo
xem vườn, thấy rằng vào buổi xế, tất cả bóng cây khác đều ngả, chỉ trừ
bóng cây Sa-la thọ vương là không ngả để che mát thân thể của Thế Tôn,
liền nghĩ như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, có
đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. Vì sao
vậy? Vì sao buổi xế tất cả bóng cây khác đều ngả, chỉ trừ cây Sa-la thọ
vương là không ngả bóng để che mát thân thể của Sa-môn Cù-đàm. Nếu Đức
Thế Tôn vào buổi xế tất cả
bóng cây khác đều ngả, chỉ trừ bóng cây Sa-la thọ vương là không ngả
để che mát thân thể của Thế Tôn; con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy
của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng có một thời Đức Thế Tôn ở trong miếu thần A-phù[23].
Bấy giờ khi đêm đã tàn, vào lúc sáng sớm, Đức Thế Tôn khoác y ôm bát
vào thôn A-phù để khất thực. Sau khi khất thực xong, xếp y, cất bát, rửa
chân tay xong, Ngài vắt Ni-sư-đàn lên vai, vào miếu thần ngồi thiền
tịnh. Bấy giờ trời mưa đá rất to; sấm sét đánh chết bốn con trâu và hai
người cày. Lúc chôn cất hai người chết ấy, đám đông ồn ào, âm thanh cao
và to, tiếng dội chấn động. Bấy giờ vào lúc xế chiều, Đức Thế Tôn rời
chỗ ngồi tĩnh tọa đứng dậy, từ trong miếu thần đi ra, đến chỗ đất trống
để kinh hành. Trong đám đông có một người thấy Đức Thế Tôn vào lúc xế
trưa rời chỗ tĩnh tọa đứng dậy, ở trong miếu thần đi ra, đến chỗ đất
trống để kinh hành, liền
đi đến chỗ Phật cúi đầu làm lễ rồi đi kinh hành theo sau Đức Phật.
Đức Phật thấy người ấy ở phía sau nên hỏi rằng: ‘Vì cớ gì mà đám đông ồn
ào, âm thanh cao và to, tiếng dội chấn động vậy?’ Người ấy thưa rằng:
‘Bạch Thế Tôn khi trưa, trời mưa đá rất to; sấm sét đánh chết bốn con
trâu và hai người cày. Lúc chôn cất hai người chết ấy, đám đông ồn ào,
âm thanh cao và to, tiếng dội chấn động. Bạch Thế Tôn vừa rồi Ngài không
nghe gì hết sao?
“Thế Tôn trả lời rằng: ‘Ta không nghe các âm thanh ấy’.
“Lại hỏi rằng: ‘Vừa rồi Ngài ngủ hay sao?’
“Thế Tôn trả lời: ‘Không phải’.
“Lại hỏi Đức Thế Tôn: ‘Lúc ấy Ngài tỉnh mà không nghe các âm thanh ấy sao?’
“Thế Tôn đáp: ‘Quả thật vậy’.
“Bấy giờ người kia liền suy nghĩ rằng: ‘Rất là kỳ diệu, rất là hy
hữu, sở hành của Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, rất là vắng
lặng, rất là tịch tĩnh. Vì sao vậy? Vì lúc tỉnh mà vẫn không nghe các âm
thanh to lớn ấy. Nếu Đức Thế Tôn tỉnh thức mà vẫn không nghe các âm
thanh to lớn ấy; con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng, một thời Đức Phật trú tại Uất-bệ-la[24] bên bờ sông Ni-liên-nhiên[25], ngồi dưới cây A-xà-hòa-la Ni-câu-loại[26],
lúc mới chứng đắc Phật đạo. Bấy giờ mưa lớn đến bảy ngày, từ cao đến
thấp đều bị ngập nước, từng luồng nước lớn chảy xoáy ngang dọc, trong
vùng đất trống đó, Đức Thế Tôn đi kinh hành, đến nơi nào thì nơi đấy có
bụi bay lên. Nếu Đức Thế Tôn ở trong vùng có luồng nước xoáy ngang dọc,
mà đi kinh hành, đến chỗ nào thì chỗ ấy có bụi bay lên; con xin thọ trì
pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng Ma vương trong suốt sáu năm theo Phật để tìm chỗ
sơ suất mà không được, liền chán nản nên bỏ về. Nếu Đức Thế Tôn bị Ma
vương trong suốt sáu năm theo tìm chỗ sơ suất mà không được, liền chán
nản nên bỏ về; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.
“Con nghe rằng Đức Thế Tôn, trong suốt bảy năm suy niệm về thân,
luôn luôn suy niệm không gián đoạn. Nếu Đức Thế Tôn trong suốt bảy năm
suy niệm về thân, luôn luôn không gián đoạn; con xin thọ trì pháp vị
tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Này A-nan, ngươi hãy nghe Như Lai nói mà thọ trì thêm pháp vị
tằng hữu này nữa. Này A-nan, Như Lai biết thọ sanh, biết trụ, biết diệt,
luôn luôn biết, chẳng có lúc nào chẳng biết. Này A-nan, Như Lai biết tư
và tưởng sanh, biết trụ, biết diệt, luôn luôn biết. Không lúc không
biết. Cho nên, này A-nan hãy nên từ nơi Như Lai mà thọ trì thêm pháp vị
tằng hữu này.”
Đức Thế Tôn thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo, sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Tương đương Pāli: M.123. Acchariyabbhutadhamma-suttam.
- [02] Bản-Hán: bô thời 晡 時; bản Pāli: pacchābhattaṃ piṇḍapāṭikkantānaṃ, sau bữa ăn, sau khi khất thực về.
- [03] Bản Pāli: sambahulānṃ bhikkhūnaṃ...upaṭṭhānasālāyaṃ sannisinnānai..., số đông Tỳ-kheo tự tập tại ngôi nhà của thị giả.
- [04] Ca-diệp 迦 葉 (ta quen đọc là Ca-diếp). Pāli: Kassapa. Bản Pāli không đề cập.
- [05] Bản Pāli: Bhagavato sutaṃ sammukhā paṭiggahitaṃ, nghe, trực tiếp ghi nhớ từ Thế Tôn.
- [06] Bản
Hán: Đâu-sắt (Tống-Nguyên-Minh: suất) -đá thiên 兜 瑟 (率) 哆; ta quen với
phiên âm Đâu-suất hơn. Pāli: Tusita, tầng thứ nhất thuộc Dục giới thiên.
- [07] Bản Pāli: yāvatāyukaṃ Bodhisatto Tusike kāye aṭṭhāsi, Đức Bồ-tát tồn tại giữa thiên chúng Tusita cho đến hết tuổi thọ.
- [09] Pāli: aññe pi kira, bho, santi sattā idhūpapannā ti, “Này bạn, có những chúng sanh khác xuất hiện ở đây”.
- [10] Xem cht.8 trên.
- [11] Hán: thư thể 舒 體, hình thể duỗi dài, hay thư thới? Không tìm thấy ý nghĩa tương đương trong bản Pāli.
- [12] Xem cht.8 trên.
- [13] Xem cht.11 trên.
- [14] Văn-đà-la
hoa 文 陀 羅 花, ta thường quen với phiên âm là Mạn-đà-la hoa 曼 陀 羅 花, dịch
là viên hoa 圓 花, thích ý hoa 適 意 花. Pāli: mandārava.
- [15] Diêm-phù
thọ 閻 浮 樹. Pāli: jambu. Từ đây trở xuống, bản Hán không đồng với bản
Pāli. Nhưng sự kiện bóng cây Diêm-phù này có thể đọc, M.36
Mahāsaccakasuttam, tr.246.
- [16] Hán:
tác nhân 作 人.
- [17] Hán: thiên đồng tử 天 童 子.
- [18] Bệ-xá-li 鞞 舍 離 (Pāli: Vesāli), Đại lâm 大 林 (Mahāvana).
- [19] Hán: trung hậu 中 後.
- [20] Thích
Ma-ha-nam 釋 摩 訶 南. Có lẽ đây là Mahānāma của dòng họ Licchavi ở Vesāli,
chứ không phải Mahānāma dòng họ Thích ở Kapilavatthu, con trai
Amitodāna (Cam Lộ Phạn vương). Tham khảo Pāli, A. iii 75ff.
- [21] Cao lâu đài quán 高 樓 臺 觀. Pāli: Kūṭāgārasālā, ngôi nhà sàn, giảng đường Trùng các, trong Đại lâm (Mahāvana), Vesāli.
- [22] Bạt-kỳ 跋 耆, tên chủng tộc và cũng là tên nước. Pāli: Vajji.
- [23]
A-phù 阿 浮. Pāli: Ātumā. Từ đoạn này trở xuống, tham chiếu, No.1(2)Trường A-hàm, “Kinh số 2, Du Hành”.
- [24] Uất-bệ-la 鬱 鞞 羅. Pāli: Uruvelā.
- [25]
Ni-liên-nhiên 尼 連 然. Pāli: Nerañjarā.
- [26] A-xà-hòa-la Ni-câu-loại 阿 闍 和 羅 尼 拘 類. Pāli: Ajapāla-Nigrodha.
-ooOoo-
33. KINH THỊ GIẢ[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá.
Bấy giờ, có các đại đệ tử, là các Tỳ-kheo trưởng lão thượng tôn danh đức, được nhiều người biết đến; đó là Tôn giả Câu-lân-nhã[02], A-nhiếp-bối[03], Tôn giả Thích-ca Vương Bạt-đề[04], Tôn giả Ma-ha-nam Câu-lệ[05], Tôn giả Hòa-phá[06], Tôn giả Da-xá[07], Tôn giả Bân-nậu[08], Tôn giả Duy-ma-la[09], Tôn giả Già-hòa-ba-đề[10], Tôn giả Tu-đà-da[11],
Tôn giả Xá-lê Tử[12], Tôn giả A-na-luật-đà[13], Tôn giả Nan-đề[14], Tôn giả Kim-tì-la[15], Tôn giả Lệ-ba-đá[16], Tôn giả Đại Mục-kiền-liên[17], Tôn giả Đại Ca-diếp[18], Tôn giả Đại Câu-hi-la[19], Tôn giả Đại Châu-na[20], Tôn giả Đại Ca-chiên-diên[21], Tôn giả Bân-nạâu-da-nậu-tả trưởng lão[22],
Tôn giả Da-xá Hành Trù trưởng lão[23],
rất nhiều các vị Tỳ-kheo trưởng lão thượng tôn danh đức, đại đệ tử,
được mọi người biết đến, tương tự như vậy, cũng ở thành Vương xá, tất cả
đều trú gần ngôi nhà lá của Phật.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:
“Hiện nay tuổi của Ta đã già; thân thể ngày càng suy yếu, tuổi
thọ đã quá già rồi, nên Ta cần có thị giả. Các thầy hãy cử cho Ta một
thị giả, làm sao để chăm sóc Ta, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi
nhớ lời Ta nói mà không quên mất ý nghĩa[24].”
Lúc ấy Tôn giả Câu-lân-nhã liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, con xin nguyện hầu hạ, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ những lời Ngài nói mà không quên mất ý nghĩa.”
Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Này Câu-lân-nhã, thầy cũng tuổi đã già, thân thể ngày càng suy
yếu, tuổi thọ đã qua dài rồi. Chính thầy cũng cần có thị giả. Này
Câu-lân-nhã, thầy nên lui về chỗ ngồi đi.”
Bấy giờ Tôn giả Câu-lân-nhã đảnh lễ chân Phật rồi lui về chỗ ngồi.
Cũng như vậy, lần lượt Tôn giả A-nhiếp-bối, Tôn giảû Thích-ca
Vương Bạt-đề, Tôn giả Ma-ha-nam Câu-lệ, Tôn giả Hòa-phá, Tôn giả Da-xá,
Tôn giả Bân-nậu, Tôn giả Duy-ma-la, Tôn giả Già-hòa-ba-đề, Tôn giả
Tu-đà-da, Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn
giả Kim-tì-la, Tôn giả Lệ-ba-đá, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại
Ca-diếp, Tôn giả Đại Câu-hi-la, Tôn giả Đại Châu-na, Tôn giả Đại
Ca-chiên-diên, Tôn giả Bân-nạâu-da-nậu-tả trưởng lão.
Tôn giả Da-xá Hành Trù trưởng lão, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa áo, chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, con xin nguyẹân hầu hạ xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ những lời Ngài dạy mà không quên ý nghĩa.”
Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Này Da-xá, thầy cũng tuổi đã già, thân thể ngày càng suy yếu,
tuổi thọ đã qua dài rồi. Chính thầy cũng cần có thị giả. Này Da-xá, thầy
nên lui về chỗ ngồi đi.”
Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang ở trong đại chúng ấy,
liền suy nghĩ như vầy: ‘Đức Thế Tôn muốn tìm vị nào làm thị giả? Ýù nghĩ
đặt vào Tỳ-kheo nào? Muốn cho ai chăm sóc Ngài, xứng ý chớ không phải
không xứng ý, và ghi nhớ những lời Ngài dạy mà không quên mất nghĩa? Có
lẽ ta nên nhập định có hình tượng như thế[25],
quan sát tâm của chúng Tỳ-kheo’. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền nhập
định có hình tượng như thế, biết Thế Tôn muốn chọn Hiền giả A-nan làm
thị giả, ý Ngài đặt vào A-nan, muốn A-nan chăm sóc, xứng ý chớ không
phải không xứng ý, ghi nhớ lời dạy mà không quên ý nghĩa.
Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền xuất định, thưa với chúng Tỳ-kheo rằng:
“Chư Hiền biết không, Đức Thế Tôn muốn chọn Hiền giả A-nan làm
thị giả. Ý Ngài đặt vào A-nan; muốn A-nan chăm sóc, xứng ý chớ không
phải là không xứng ý, ghi nhớ lời dạy mà không quên ý nghĩa. Bây giờ
chúng ta nên cùng nhau đến chỗ Hiền giả A-nan khuyến dụ thầy ấy làm thị
giả của Thế Tôn.”
Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng các Tỳ-kheo cùng nhau đến
chỗ Tôn giả A-nan, chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên. Lúc ấy Tôn giả
Đại Mục-kiền-liên ngồi xong, nói rằng:
“Hiền giả A-nan, thầy có biết không, Đức Thế Tôn muốn chọn thầy
làm thị giả; ý Ngài đặt vào A-nan, muốn A-nan chăm sóc Ngài, vì thầy
xứng ý Ngài chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ lời dạy của Ngài mà
không quên mất ý nghĩa. A-nan, cũng như ngoài thôn xóm không bao xa, có
một tòa lâu đài to lớn, cửa sổ mở ra ở phía Đông, thì khi mặt trời mọc
lên, ánh sáng sẽ rọi thẳng vào vách phía Tây. Này Hiền giả A-nan, Đức
Thế Tôn cũng vậy, muốn chọn A-nan làm thị giả, ý Ngài đặt vào A-nan,
muốn A-nan chăm sóc Ngài, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ
lời dạy của Ngài mà không quên mất ý nghĩa. Này Hiền giả A-nan, bây giờ
thầy nên làm thị giả Đức Thế Tôn.”
Tôn giảû A-nan thưa rằng:
“Bạch Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, tôi không thể lãnh trách nhiệm
hầu hạ Đức Thế Tôn nổi. Vì sao thế? Vì với các Đức Phật Thế Tôn khó xứng
ý, khó hầu hạ;ï nghĩa là khó làm thị giả. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên,
cũng như đối vớiù một con voi rất hùng mạnh, đã hơn sáu mươi tuổi, kiêu
ngạo, sức mạnh cường thạnh, đủ ngà, đủ vóc, khó làm xứng ý, khó gần gũi;
nghĩa là khó coi sóc.
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, với Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng
Chánh Giác, cũng lại như vậy, khó xứng ý, khó gần gũi; nghĩa là khó làm
thị giả. Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, vì vậy tôi không thể lãnh trách
nhiệm làm thị giả được.”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nói rằng:
“Này Hiền giả A-nan, thầy hãy nghe tôi nói ví dụ, người có trí
nghe ví dụ liền hiểu ý nghĩa của nó. Này Hiền giả A-nan, cũng như hoa
Ưu-đàm-bát-la đúng thời mới xuất hiện thế gian. Này Hiền giả A-nan, Đức
Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác cũng lại như vậy. Đúng thời mới
xuất thế. Này Hiền giả A-nan, thầy nên mau làm thị giả Đức Thế Tôn rồi
sẽ được kết quả lớn.”
Tôn giả A-nan lại bạch:
“Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn chấp thuận ba
điều nguyện của tôi thì tôi mới có thể làm thị giả. Những gì là ba? Tôi
nguyện không đắp y của Thế Tôn, dù cũ hay mới; nguyện không ăn thực phẩm
biệt thỉnh của Phật; nguyện không gặp Thế Tôn phi thời. Thưa Tôn giả
Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn cho phép tôi nguyện ba điều ấy, tôi
mới làm thị giả Đức Thế Tôn.”
Bấy giờ, sau khi khuyên Tôn giả A-nan làm thị giả rồi, Tôn giả
Đại Mục-kiền-liên đứng dậy đi quanh Tôn giả A-nan rồi trở về; đến chỗ
Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật rồi ngồi sang một bên, bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, con đã khuyến dụ Hiền giả A-nan làm thị giả Phật.
Bạch Thế Tôn, Hiền giả A-nan, xin nơi Phật ba lời nguyện, nói rằng:
‘Những gì là ba? Nguyện không đắp y của Thế Tôn, dù cũ hay mới; nguyện
không ăn thực phẩm biệt thỉnh của Phật; nguyện không gạêp Thế Tôn phi
thời. Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn cho phép tôi
nguyện ba điều ấy, tôi mới làm thị giả Đức Thế Tôn’.”
Đức Thế Tôn nói:
“Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết
trước sẽ có những lời hiềm tỵ, hoặc có vị đồng phạm hạnh sẽ nói như vầy:
‘Tỳ-kheo A-nan vì y áo nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Này Đại Mục-kiền-liên,
nếu Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết trước sẽ có những lời hiềm tỵ
hoặc các đồng phạm hạnh, nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì y áo nên hầu hạ
Đức Thế Tôn’. Thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
“Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết
trước sẽ có những lời hiềm tỵ, hoặc có vị đồng phạm hạnh sẽ nói như vầy:
‘Tỳ-kheo A-nan vì đồ ăn nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Này Đại Mục-kiền-liên,
nếu Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, dự đoán sẽ có những lời hiềm tỵ
hoặc các đồng phạm hạnh nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì đồ ăn nên hầu hạ
Đức Thế Tôn’. Thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
“Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo A-nan khéo biết thời, khéo phân
biệt được thời, biết lúc nào là thời nên đến gặp Như Lai, lúc nào không
phải là thời đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Tỳ-kheo và
chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng
Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời
chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai, lúc nào không
phải là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai; biết
lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nên đến gặp Như Lai, biết lúc
nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết lúc
nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết
các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào có thể bàn luận với Như Lai; biết
các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào không thể bàn luận với Như Lai;
biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ an ổn,
có lợi ích, loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không
được an ổn, có lợi ích; thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai
dùng rồi sẽ được biẹân tài thuyết pháp. Biết thức ăn loại cứng hay loại
mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được biện tài thuyết pháp; đó là
pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
“Này Đại Mục-kiền-liên, mặc dù Tỳ-kheo A-nan không có tha tâm
trí, nhưng có thể khéo biết trước được Đức Như Lai sẽ thuyết pháp cho ai
khi Như Lai rời tĩnh tọa đứng dậy vào buổi xế, hôm nay Đức Như Lai sẽ
làm như vậy, sẽ hiện pháp lạc trụ như vậy, nhận xét đúng lời Ngài nói,
chắc thật không thể sai khác. Đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Khi Tôn giả A-nan nói như vầy[26]:
‘Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế Tôn đã hai mươi lăm năm, nếu do đó
mà khởi tâm cống cao, không thể có sự kiện như vậy’. Nếu Tôn giả A-nan
nói như thế, thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế
Tôn trong hai mươi lăm năm, cho đến nay chưa hề gặp Đức Thế Tôn phi
thời.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế, thì đó là pháp vị tằêng hữu của
Tỳ-kheo A-nan.
Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế
Tôn trong hai mươi lăm năm, chưa từng một lần bị Phật khiển trách, trừ
có một lỗi, lỗi đó cũng vì người khác[27].” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn pháp tụ[28]
từ Đức Như Lai, thọ trì không quên; nếu nhân điều đó mà khởi cống cao,
sự kiện như vậy không thể có.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là
pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn
pháp tụ từ Đức Như Lai, chưa hỏi lần thứ hai, trừ có một câu, câu ấy như
vậy cũng không dễ. Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng
hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn
pháp tụ từ Đức Như Lai, chưa hề thọ pháp từ người khác.” Nếu Tôn giả
A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn
pháp tụ từ Đức Như Lai, khởi đầu chưa có tâm này, rằng ‘Tôi thọ trì pháp
ấy để dạy lại người khác’. Này chư Hiền, tôi chỉ muốn tự chế ngự, tự
tịch tịnh, tự Bát-niết-bàn thôi.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó
là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, có điều rất kỳ lạ
này. Đó là có bốn bộ chúng đi đến chỗ tôi để nghe pháp. Nếu tôi vì thế
mà khởi cống cao, điều ấy không thể có được. Tôi cũng không hề tác ý
trước rằng: ‘Nếu có ai đến hỏi, ta sẽ trả lời như vầy’. Này chư Hiền,
tôi ngay trên chỗ ngồi tùy theo nghĩa người kia hỏi mà trả lời.” Nếu Tôn
giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, có điều rất kỳ lạ
này. Đó là có số đông Sa-môn, Phạm chí dị học đến hỏi tôi sự việc gì,
nếu vì thế mà tôi sợ sệt, hãi hùng, lông tóc dựng đứng; không thể có sự
kiện ấy. Tôi cũng không hề tác ý trước rằng: ‘Nếu có ai đến hỏi, ta sẽ
trả lời như vầy’. Này chư Hiền, tôi ngay trên chỗ ngồi tùy theo nghĩa
người kia hỏi mà trả lời.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp
vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Lại nữa, có một thời, Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên, Tôn giả A-nan trú tại nước Xá-vệ, trong núi Bà-la-la. Bấy
giờ Tôn giả Xá-lê Tử hỏi rằng: Này Hiền giả A-nan, thầy hầu hạ Đức Phật
cho đến nay là hai mươi lăm năm, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm
không?”
Tôn giả A-nan thưa rằng:
“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, tôi còn là hàng hữu học chưa ly dục.”
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
“Này Hiền giả A-nan, tôi không hỏi thầy là bậc hữu học hay vô
học. Tôi chỉ hỏi, trong hai mươi lăm năm qua hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy
nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”
Tôn giả Xá-lê Tử ba lần lặp lại câu hỏi:
“Này Hiền giả A-nan, hai mươi lăm năm qua thầy hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”
Tôn giả A-nan cũng ba lần lặp lại câu trả lời rằng:
“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, tôi còn là hàng hữu học chưa ly dục.”
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
“Này Hiền giả A-nan, tôi không hỏi thầy là bậc hữu học hay vô
học. Tôi chỉ hỏi, trong hai mươi lăm năm qua hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy
nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”
Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói rằng:
“Này Hiền giả A-nan, đáp nhanh đi, đáp nhanh đi, này A-nan, thầy đừng xúc nhiễu đến bậc thượng tôn trưởng lão.”
Lúc đó Tôn giả A-nan trả lời rằng:
“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, hai mươi lăm năm qua, tôi đã hầu hạ Đức
Phật, tôi nhớ lại chưa hề có lần nào phát khởi dục tâm. Vì sao vậy? Vì
tôi thường hướng đến Thế Tôn và các vị đồng phạm hạnh với tâm niệm hổ
thẹn.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế, thì đó là pháp vị tăng hữu của Tôn
giả A-nan.
Lại nữa, có một thời Đức Thế Tôn du hóa thành Vương xá, trú trong Nham sơn. Bấy giờ Thế Tôn bảo rằng:
“Này A-nan, ngươi nên nằm như cách nằm của sư tử.”
Tôn giả A-nan bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, sư tử, chúa tể của loài thú, nằm theo cách nào?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Này A-nan, sư tử, chúa tể của loài thú, ban ngày đi tìm ăn, xong
rồi vào hang; khi muốn ngủ, bốn chân xếp chồng lên nhau, ngay đuôi ra
sau, nằm bằng hông bên phải; qua đêm đến sáng hôm sau, quay lại sau nhìn
thân thể. Nếu sư tử chúa tể của loài thú, mà thân thể không ngay thẳng,
thì khi thấy rồi, nó không vui. Nếu sư tử chúa tể của loài thú, mà thân
thể được ngay ngắn khắp mọi phía, thì khi thấy rồi nó liền vui mừng. Nó
từ chỗ nằm đứng dậy, ở trong hang đi ra; đi ra rồi gầm gừ; gầm gừ rồi
tự ngắm thân thể; tự ngắm thân thể rồi nhìn khắp bốn hướng, xoay nhìn
khắp bốn hướng rồi liền rống lên ba lần, rống ba lần rồi liền đi tìm ăn.
Cách thức nằm của sư tử chúa là như vậy.”
Tôn giả A-nan bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, cách thức nằm của sư tử, chúa tể của loài thú, là như vậy. Còn cách nằm của Tỳ-kheo phải như thế nào?”
Đức Thế Tôn đáp rằng:
“Này A-nan, nếu Tỳ-kheo sống nơi thôn ấp, khi đêm đã qua, vào lúc
sáng sớm, khoác y ôm bát, đi vào thôn khất thực, khéo hộ trì thân thể,
nhiếp thủ các căn, trụ với chánh niệm. Vị ấy từ thôn ấp khất thực xong,
xếp y cất bát, rửa sạch tay chân, vắt Ni-sư-đàn lên vai đi đến chỗ rừng
vắng, hoặc đến dưới bóng cây, hoặc vào trong nhà trống, hoặc kinh hành,
hoặc tọa thiền, tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Ban ngày hoặc
kinh hành hoặc tọa thiền để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm
rồi. Lại vào đầu hôm hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền, để tịnh trừ những
pháp chướng ngại trong tâm. Sau khi hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền để
tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm vào lúc đầu hôm rồi, đến nữa
đêm đi vào tĩnh thất để nằm, xếp làm tư Ưu-đa-la-tăng[29],
trải lên giường, gấp y tăng-già-lê[30] làm gối, nằm xuống phía hông bên phải, hai chân xếp chồng lên nhau, buộc ý vào ấn tượng ánh sáng[31],
chánh niệm, chánh trí, hằng hướng tâm niệm đến ý tưởng sẽ trỗi dậy. Sau
đêm ấy liền nhanh chóng ngồi dậy, hoăc kinh hành, hoặc tọa thiền, để
tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Như thế là pháp nằm như sư tử
của Tỳ-kheo.”
Tôn giả A-nan bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, cách nằm như sư tử của Tỳ-kheo là như vậy.”
Tôn giả A-nan lại nói như vầy:
“Này chư Hiền, Đức Thế Tôn dạy tôi cách nằm giống như sư tử; từ
đó trở đi chưa hề có lần nào tôi nằm nghiêng về bên hông trái.” Nếu Tôn
giả A-nan nói như thế thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Lại nữa, có thời Đức Thế Tôn du hóa Câu-thi-na-kiệt[32], trụ trong rừng Sa-la của Hòa-bạt-đan lực sĩ[33].
Bấy giờ là lúc tối hậu, Thế Tôn sắp nhập Bát-niết-bàn, Ngài bảo rằng:
‘Này A-nan, ngươi hãy đi đến giữa hai cây Song thọ, trải giường đầu quay
về hướng Bắc, cho Như Lai. Nửa khuya đêm nay Như Lai sẽ Bát-niết-bàn.”
Tôn giả A-nan vâng lời dạy của Như Lai, liền đến giữa hai cây
Song thọ trải giường nằm, đầu quay về hướng Bắc cho Đức Như Lai. Trải
giường rồi trở về nơi Đức Phật, cúi đầu lễ chân Phật, đứng sang một bên,
thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, con đã trải giường nằm, đầu quay hướng Bắc, cho
Đức Như Lai, ở giữa hai cây Song thọ. Kính mong Đức Thế Tôn tự nên biết
thời.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn dẫn Tôn giả A-nan đến giữa hai cây Song thọ,
xếp làm tư Ưu-đà-la-tăng trải lên giường, gấp y tăng-già-lê làm gối, nằm
về hướng hông bên phải, hai chân xếp chồng lên nhau. Lúc tối hậu sắp
Bát-niết-bàn, Tôn giả A-nan quạt hầu Phật, đưa tay gạt nước mắt, rồi
nghĩ như vầy: ‘Trước kia, có chúng Tỳ-kheo ở các nơi muốn đến thăm viếng
Đức Thế Tôn để cúng dường lễ bái, thì đều có thể tùy lúc mà được thăm
viếng Đức Thế Tôn để lễ bái cúng dường. Nếu họ nghe Đức Thế Tôn đã
Bát-niết-bàn thì họ sẽ không còn đến để được thăm viếng Đức Thế Tôn mà
cúng dường lễ bái. Ta cũng không còn tùy lúc mà thăm viếng Đức Thế Tôn
để cúng dường lễ bái’.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo rằng:
“Tỳ-kheo A-nan bây giờ ở đâu?”
Lúc ấy các Tỳ-kheo bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, Tôn giả A-nan đang cầm quạt hầu Phật, đưa tay gạt
nước mắt rồi nghĩ thế này: ‘Trước kia, có chúng Tỳ-kheo ở các nơi muốn
đến thăm viếng Đức Thế Tôn để cúng dường lễ bái, thì đều có thể tùy lúc
mà được thăm viếng Đức Thế Tôn để lễ bái cúng dường. Nếu họ nghe Đức Thế
Tôn đã Bát-niết-bàn thì họ sẽ không còn đến để được thăm viếng Đức Thế
Tôn mà cúng dường lễ bái. Ta cũng không còn tùy lúc mà thăm viếng Đức
Thế Tôn để cúng dường lễ bái’.”
Bấy giờ Thế Tôn bảo rằng:
“Này A-nan, ngươi chớ khóc lóc, cũng chớ buồn rầu. Vì sao vậy?
Này A-nan, ngươi hầu hạ Ta, thân hành từ hòa, khẩu và ý hành từ hòa,
chưa từng có hai lòng, an lạc vô lường, vô biên, vô hạn. Này A-nan, nếu
các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, trong đời quá khứ, có người
thị giả nào hầu hạ cũng không thể hơn ngươi được. Này A-nan, nếu các Như
Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, trong đời vị lai, có người thị giả
nào hầu hạ cũng không thể hơn ngươi được. Này A-nan, Ta, Như Lai, Vô Sở
Trước, Đẳng Chánh Giác, trong đời hiện tại, nếu có người nào làm thị
giả, cũng không thể hơn ngươi được. Vì sao vậy? A-nan khéo biết thời,
khéo phân biệt được thời, biết lúc nào là thời nên đến gặp Như Lai, lúc
nào không phải là thời đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng
Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải
là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai; biết lúc
nào là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai, lúc
nào không phải là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như
Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nên đến gặp Như Lai,
biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như
Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như
Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào có thể bàn luận với Như
Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào không thể bàn luận với
Như Lai; biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ
an ổn, có lợi ích loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi
sẽ không được an ổn, có lợi ích; thức ăn loại cứng hay loại mềm nào
Đức Như Lai dùng rồi sẽ được biện tài thuyết pháp. Biết thức ăn loại
cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được biẹân tài
thuyết pháp.
“Lại nữa, này A-nan, ngươi tuy không có tha tâm trí, nhưng có thể
khéo biết trước được Đức Như Lai sẽ thuyết pháp cho ai khi Như Lai rời
tĩnh tọa đứng dậy vào buổi xế, hôm nay Đức Như Lai sẽ làm như vậy, sẽ
hiện pháp lạc trụ như vậy, nhận xét đúng lời Ngài nói, chắc thật không
thể sai khác.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn muốn làm cho A-nan vui vẻ, bảo với các thầy Tỳ-kheo ấy rằng:
“Vị Chuyển luân Thánh vương có bốn pháp vị tằng hữu. Những gì là
bốn? Đó là chúng Sát-lợi đến yết kiến Chuyển luân vương, nếu lúc ấy im
lặng, họ thấy vậy liền vui vẻ, nếu lúc ấy có nói gì, họ nghe rồi liền
vui vẻ. Tỳ-kheo A-nan cũng giống như vậy, nghĩa là có bốn pháp vị tằng
hữu. Những gì là bốn? Đó là chúng Tỳ-kheo khi đến gặp A-nan, nếu lúc ấy
im lặng, thấy vậy liền vui vẻ, nếu lúc ấy có nói gì, họ nghe rồi liền
hoan hỷ. Chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc, chúng Ưu-bà-di, nếu gặp
A-nan, gặp lúc im lặng, thấy vậy liền hoan hỷ, nếu lúc ấy có nói gì,
nghe rồi liền hoan hỷ.
“Lại nữa, A-nan thuyết pháp cho đại chúng, có bốn pháp vị tằng
hữu. Những gì là bốn? Tỳ-kheo thuyết pháp cho chúng Tỳ-kheo bằng chí
tâm, không phải không chí tâm. Chúng Tỳ-kheo kia cũng nghĩ như vầy:
‘Mong Tôn giả A-nan thường thuyết pháp, không dừng lại nửa chừng. Chúng
Tỳ-kheo kia nghe Tôn giả A-nan thuyết pháp, hoàn toàn không chán nản.
Nhưng Tỳ-kheo A-nan tự nhiên ngồi im lặng’. Tỳ kheo A-nan thuyết pháp
cho chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc, chúng Ưu-bà-di, bằng chí tâm,
không phải không chí tâm. Chúng Ưu-bà-di ấy cũng nghĩ như vầy: ‘Mong Tôn
giả A-nan thường thuyết pháp, không dừng lại nửa chừng. Chúng Ưu-bà-di
kia nghe Tôn giả A-nan thuyết pháp, hoàn toàn không chán nản. Nhưng
Tỳ-kheo A-nan tự nhiên ngồi im lặng’.”[34]
Lại nữa, một thời sau khi Thế Tôn Bát-niết-bàn không bao lâu, Tôn giả A-nan du hóa tại Kim cang[35],
trú ở thôn Kim cang. Bấy giờ Tôn giả A-nan thuyết pháp cho vô lượng
trăm ngàn đại chúng vây quanh trước sau. Bấy giờ, Tôn giả Kim Cang Tử[36]
cũng đang ở trong đại chúng ấy. Tôn giả Kim Cang Tử trong tâm suy nghĩ
như vầy: ‘Tôn giả A-nan này vẫn còn là bậc hữu học chưa ly dục sao? Ta
nên như vậy, và bằng định ấy mà quan sát tâm của Tôn giả A-nan’. Thế rồi
Tôn giả Kim Cang Tử nhập định, và bằng định như vậy mà quan sát tâm của
Tôn giả A-nan. Tôn giả Kim Cang Tử biết Tôn giả A-nan vẫn còn là hữu
học nên chưa ly dục. Bấy giờ Tôn giả ra khỏi tam muội, hướng về Tôn giả
A-nan nói
bài tụng rằng:
Núi rừng vắng tư duy,
Khiến tâm trụ Niết-bàn,
Cù-đàm Thiền không loạn,
Sẽ sớm chứng tịch tĩnh.
Bấy giờ Tôn giả A-nan vâng theo lời của Tôn giả Kim Cang Tử, rời
bỏ chỗ đông mà sống một mình, tinh tấn, không tán loạn. Tôn giả rời bỏ
chỗ đông, sống một mình, tinh tấn, không tán loạn, để đạt mục đích vì đó
là một thiện nam tử đã cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ
gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo; chỉ vì mục đích là
thành tựu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời hiện tại, tự tri tự giác,
tự chứùng nghiệm, thành tựu và an trụ, biết như thật rằng: ‘Sự sanh đã
đứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã xong, không còn tái sanh nữa’.
Tôn giả A-nan biết pháp rồi, cho đến, chứng đắc A-la-hán[37]. Tôn giả A-nan nói vầy:
“Này chư Hiền, tôi ngồi trên giường, ngả đầu chưa đụng gối, liền
đoạn tất cả lậu, chứng tâm giải thoát.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế;
thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Tôn giả A-nan lại nói:
“Này chư Hiền, tôi sẽ ngồi kiết già để Bát-niết-bàn.” Tôn giả A-nan liền ngồi kiết già mà Bát-niết-bàn.
Nếu Tôn giả A-nan ngồi kiết già mà Bát-niết-bàn; thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Đức Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Không có Pāli tương đương. Tham chiếu, Thag. 1018-1050.
- [02]
Câu-lân-nhã 拘 鄰 若 (Añña-Koṇḍañña).
- [03] A-nhiếp-bối 阿 攝 貝 (Assaji).
- [04] Thích-ca Vương Bạt-đề 釋 迦 王 跋 提 (Bhaddiya), vua họ Thích-ca.
- [05] Ma-ha-nam Câu-lệ 摩 訶 男 拘 隸 (Mahānāma Kolita).
- [06]
Hòa-phá 惒 破 (Vappa).
- [07]
Da-xá 耶 舍 (Yasa).
- [08] Bân-nậu 邠 耨 (Puṇṇa).
- [09]
Duy-ma-la 維 摩 羅 (Vimala).
- [10] Già-hòa-ba-đề 伽 惒 波 提 (Gavampati).
- [11] Tu-đà-da 須 陀 耶.
- [12] Xá-lê Tử 舍 梨 子 (Sāriputta).
- [13] A-na-luật-đà 阿 那 律 陀 (Anurudha).
- [14] Nan-đề 難 提 (Nandiya).
- [15] Kim-tì-la 金 毘 羅 (Kimbila).
- [16] Lệ-ba-đá 隸 婆 哆 (Revata).
- [17] Đại Mục-kiền-liên 大 目 犍 連 (Mahā-Moggallāna).
- [18] Đại Ca-diếp 大 迦 葉 (Mahā-Kassapa).
- [19] Đại Câu-hi-la 大 拘 絺 羅 (Mahā-Koṭṭhita).
- [20] Đại Châu-na 大 周 那 (Mahā-Cunda).
- [21] Đại Ca-chiên-diên 大 迦 旃 延 (Mahā-Kaccāyana).
- [22] Bân-nậu-da-nậu-tả trưởng lão 邠 耨 耶 耨 寫 長 老.
- [23] Da-xá Hành Trù trưởng lão 耶 舍 行 籌 長 老.
- [24] Suốt
trong khi hai mươi năm đầu, kể từ khi thành đạo Đức Phật không có thị
giả riêng. Vị này hoăc vị kia thay nhau thị giả Ngài. Nhưng những vị này
không xứng ý Ngài, đôi khi không vâng lời Ngài, có lúc ôm y bát của
Ngài đi mất.
- [25] Hán: như kỳ tượng định 如 其 像 定; Pāli: tathā-rūpaṃ samādhiṃ samāpajji, nhập vào tam-muội có hình thức như thế.
- [26] Lưu ý trong bản Hán, văn khí thay đổi từ lời ghi nhận của Phật chuyển sang lối thuật sự.
- [27] Một lần Thế Tôn bệnh, A-nan nấu cháo nhưng phạm phải một điều luật do đó bị Phật khiển trách. Luật Thập Tụng, Đại 23, tr.187a.
- [28] Pháp tụ, hay Pháp uẩn, thể tài hay ý nghĩa được đề cập trong giáo pháp của Phật. Pāli: dhamakkhandha.
- [29] Ưu-đa-la-tăng
優 多 羅 僧, hay Uất-đa-la-tăng; Pāli: uttarāsaṅga, dịch là thượng y, áo
khoác phần trên thân thể. Thường thì nói là “gấp tư tăng-già-lê”; Pāli:
catugguṇam saṅghāṭiṃ paññāpetvā.
- [30] Tăng-già-lê 僧 笳 梨; Pāli: saṅghāṭi, áo choàng, áo khoác hay trùm bên ngoài.
- [31] Minh tưởng, hay quang minh tưởng 光 明 想, suy tưởng về ánh sáng; Pāli: āloka-saññā.
- [32] Câu-thi-na-kiệt 拘 尸 那 竭. Pāli: Kusināra, thị trấn nơi Phật sẽ nhập Niết-bàn.
- [33]
Hòa-bạt-đan lực sĩ Sa-la lâm 惒 跋 單 力 士 裟 羅 林; No.1(2) Trường, kinh số 2
“Du Hành”: Bản sanh xứ Mạt-la song thọ gian. Pāli: rừng Upavattana,
rừng cây sāla, ở bên bờ sông Hiraññavati, của dòng họ Malla ở Kusinarā.
Đức Thích Tôn sẽ nhập Niết-bàn trong rừng này.
- [34] Nguyên đoạn dài này, xem No.16, Đại 1, tr.137, 143 - 6 của bản Hán tương đương; No.1(2) Trường, kinh “Du Hành”.
- [35] Kim cang 金 剛, Pāli có lẽ là Vajjī (tên dòng họ cũng là tên nước; Hán: Bạt-kỳ) được đọc là Vajira (kim cang).
- [36] Kim Cang Tử, Pāli, có lẽ chính xác là Vajjiputta (thay vì Vajiraputta), sự kiện được đề cập trong Thag. kệ 119.
- [37] Trong bản: A-la-ha 阿 羅 訶.
-ooOoo-
34. KINH BẠC-CÂU-LA[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, sau khi Phật nhập Niết-bàn không bao lâu, Tôn giả Bạc-câu-la[02] du
hóa[03] tại thành Vương xá, trong Trúc lâm vườn Ca-lan-đa.
Bấy giờ có một người dị học[04],
vốn là bằng hữu thân thiết với Tôn giả Bạc-câu-la khi ngài chưa xuất
gia, vào buổi xế, loanh quanh đi đến chỗ Tôn giả Bạc-câu-la, chào hỏi
rồi ngồi sang một bên. Dị học nói rằng:
“Hiền giả Bạc-câu-la, tôi có điều muốn hỏi; có thể cho tôi được hỏi chăng?”
Tôn giả Bạc-câu-la trả lời:
“Này dị học, tùy điều ông hỏi, tôi nghe rồi suy nghĩ.”
Dị học hỏi:
“Hiền giả Bạc-câu-la, ngài đã theo học trong chánh pháp luật này được bao lâu?”
Tôn giả Bạc-câu-la trả lời:
“Này dị học, tôi theo học trong chánh pháp luật này đến nay đã là tám mươi năm.”
Dị học hỏi rằng:
“Hiền giả Bạc-câu-la, ngài đã theo học trong chánh pháp luật này
đến nay là tám mươi năm; Ngài nhớ có lần nào ngài làm việc dâm dục
chăng?”
Tôn giả Bạc-câu-la bảo dị học rằng:
“Ông đừng hỏi như vậy, mà hãy hỏi một cách khác: ‘Hiền giả
Bạc-câu-la, ngài học đạo trong chánh pháp luật này được tám mươi năm,
ngài nhớ có lần nào khởi lên dục tưởng[05] chăng?’ Ông nên hỏi như vậy.”
Bấy giờ dị học liền nói như vầy:
“Tôi nay lại hỏi rằng: ‘Hiền giả Bạc-câu-la, ngài học đạo trong
chánh pháp luật này được tám mươi năm, ngài nhớ có lần nào khởi lên dục
tưởng chăng?’”
Bấy giờ Tôn giả Bạc-câu-la nhân người dị học hỏi như vậy, liền nói với các Tỳ-kheo rằng:
“Này chư Hiền, tôi đã học đạo trong chánh pháp luật này đến nay
là tám mươi năm, nếu nhân đó khởi cống cao, ý tưởng đó hoàn toàn không
có.”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Lại nữa, Tôn giả Bạc-câu-la nói như vầy:
“Này chư Hiền, tôi đã học đạo trong chánh pháp luật này đến nay là tám mươi năm, chưa từng khởi dục tưởng.”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Lại nữa, Tôn giả Bạc-câu-la nói như vầy:
“Này chư Hiền, tôi thọ trì y phấn tảo[06] đến nay là tám mươi năm. Nếu tôi nhân đó mà khởi tâm cống cao, ý tưởng đó hoàn toàn không có.”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Lại nữa, Tôn giả Bạc-câu-la nói như vầy:
“Này chư Hiền, tôi thọ trì y phấn tảo đến nay là tám mươi năm; tôi nhớ chưa từng thọ y của người cư sĩ[07],
chưa từng cắt may y, chưa từng nhờ người khác may hộ y, chưa từng dùng
kim khâu y, chưa từng dùng kim khâu túi, dù là một sợi chỉ.”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Lại nữa, Tôn giả Bạc-câu-la nói như vầy:
“Này chư Hiền, tôi khất thực đến nay là tám mươi năm; nếu tôi nhân đó mà khởi tâm cống cao, ý tưởng đó hoàn toàn không có.”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Lại nữa, Tôn giả Bạc-câu-la nói như vầy:
“Này chư Hiền, tôi khất thực đến nay là tám mươi năm; tôi nhớ, chưa hề nhận lời mời của cư sĩ, chưa hề khất thực vượt thứ tự[08], chưa hề khất thực nơi các nhà lớn để nhận các thứ đồ ăn loại cứng, loại mềm[09]
rất dồi dào, rất tinh khiết và mỹ vị; chưa hề nhìn ngắm người nữ; chưa
hề vào khu vực Tỳ-kheo-ni, chưa hề cùng Tỳ-kheo-ni hỏi chuyện, cho đến
cũng chưa hề nói chuyện giữa đường.”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Lại nữa, Tôn giả Bạc-câu-la nói như vầy:
“Này chư Hiền, tôi ở trong chánh pháp luật này học đạo đã tám
mươi năm, chưa hề nuôi Sa-di, chưa hề thuyết pháp cho bạch y; cho đến
chưa hề nói cho họ chỉ bốn câu tụng.”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Lại nữa, Tôn giả Bạc-câu-la nói như vầy:
“Này chư Hiền, tôi ở trong chánh pháp luật này học đạo đã tám
mươi năm, chưa hề có bệnh, cho đến dù chỉ nhức đầu trong khoảng búng
ngón tay; chưa hề uống thuốc, cho đến dù chỉ một Ha-lê-lặc[10].”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Lại nữa, Tôn giả Bạc-câu-la nói như vầy:
“Này chư Hiền, trong tám mươi năm qua, khi tôi ngồi kiết già, chưa từng dựa vào vách hay dựa vào cây.”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Lại nữa, Tôn giả Bạc-câu-la nói như vầy:
“Này chư Hiền, trong vòng ba ngày ba đêm, tôi chứng đắc ba minh đạt[11].”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Lại nữa, Tôn giả Bạc-câu-la nói như vầy:
“Này chư Hiền, tôi sẽ ngồi kiết già để vào Niết-bàn.”
Nếu Tôn giả Bạc-câu-la nói như vậy; đó là pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bạc-câu-la.
Tôn giả Bạc-câu-la thuyết như vầy. Các Tỳ-kheo và người dị học sau khi nghe Tôn giả Bạc-câu-la thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Tương đương Pāli: M.124 Bakkulasuttam.
- [02] Bạc-câu-la
薄 拘 羅. Pāli: Bakkula, Bākula, hay Vakkula; nguyên quán ở Kosambi, một
trong bốn đệ tử có đại trí thông (abhiñña). Ngài được coi là vị đệ tử
khổ hạnh, không thuyết pháp.
- [03] Xem cht.1
Kinh số 1.
- [04] Dị học 異 學. Pāli: acela-Kassapa, một tu sĩ lõa thể tên là Kassapa.
- [05] Hán: dục tưởng 欲 想. Pāli: kāma-saññā.
- [06] Phấn
tảo y 糞 掃 衣. Pāli: paṃsulaku, y may bằng vải lượm từ các đống rác.
Bakkula tu hạnh đầu-đà, chỉ mặc y phấn tảo (Paṃsukulika).
- [07] Tức nhận vải từ cư sĩ để may y.
- [08] Hán: siêu việt khất thực 超 越 乞 食. Theo phép, khất thực phải đi lần lượt từng nhà, bất luận giàu hay nghèo.
- [09] Hán: thực đạm hàm tiêu 食 噉 含 消; thức ăn cần phải nhai, và loại chỉ ngậm cho tiêu.
- [10] Ha-lê-lặc 訶 梨 勒. Pāli: harītaka, loại quả dùng lam thuốc (Terminalia citrina).
- [11]
Hán: tam đạt chứng 三 達 證. Tức sự chứng đắc ba minh: túc mạng minh,
thiên nhãn minh và lậu tận minh. Pāli: tisso vijjā:
pubbenivāsānussati-ñāṇa-vijjā, cutūapāte-ñāṇa-vijjā,
āsavā-khaya-ñāṇa-vijjā.
-ooOoo-
35.
KINH A-TU-LA[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại Bệ-lan-nhã [02], trong vườn Hoàng lô[03].
Bấy giờ vua A-tu-la là Bà-la-la[04] con trai của Mâu-lê-già A-tu-la[05], sắc tướng uy nghi, ánh sáng chói rực, vào lúc đêm gần sáng, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Thế Tôn rồi ngồi sang một bên.
Đức Thế Tôn hỏi rằng:
“Này Bà-la-la, phải chăng trong đại hải, A-tu-la không bị các sự
suy thối này, là tuổi thọ của A-tu-la sắc tướng của A-tu-la, sự hoan lạc
của A-tu-la, sức mạnh của A-tu-la? Các A-tu-la cũng thích sống trong
đại hải chăng?”
Vua A-tu-la là Bà-la-la con trai của Mâu-lê-già A-tu-la trả lời rằng:
“Bạch Thế Tôn. Các A-tu-la của con ở trong đại hải không bị các
sự suy thối này, là tuổi thọ của A-tu-la, sắc tướng của A-tu-la, sự hoan
lạc của A-tu-la, sức mạnh của A-tu-la. Các A-tu-la thích sống trong đại
hải.”
Thế Tôn lại hỏi:
“Này Bà-la-la, trong đại hải có mấy pháp vị tằêng hữu, khiến cho các A-tu-la thấy vậy nên thích sống trong ấy?”
Bà-la-la trả lời rằng:
“Trong đại hải của con có tám pháp vị tằng hữu, khiến cho các A-tu-la thấy vậy nên thích sống trong ấy. Những gì là tám?
“Bạch Thế Tôn, đại hải của con từ đáy lên trên, chu vi dần dần
rộng hơn, nghiêng chênh chếch lên dần mãi tạo thành bờ biển. Nước trong
ấy luôn luôn đầy, chưa từng chảy ra ngoài. Bạch Thế Tôn, đại hải của con
từ đáy lên trên, chu vi dần dần rộng hơn, nghiêng chênh chếch lên dần
mãi tạo thành bờ biển. Nước trong ấy luôn luôn đầy, chưa từng chảy ra
ngoài; đó là pháp vị tằng hữu thứ nhất trong đại hải của con. Các
A-tu-la thấy vậy bèn thích sống ở trong đó.
“Lại nữa, bạch Thế Tôn, thủy triều trong đại hải của con chưa
từng sai thời. Bạch Thế Tôn, nếu thủy triều trong đại hải của con chưa
từng sai thời, thì đó là pháp vị tằêng hữu thứ hai trong đại hải của
con. Các A-tu-la thấy vậy bèn thích sống trong đó.
“Lại nữa, bạch Thế Tôn, nước trong đại hải của con rất sâu không
có đáy, rất rộng không thấy bờ. Bạch Thế Tôn, nếu nước trong đại hải của
con rất không sâu có đáy, rất rộng không thấy bờ; thì đó là pháp vị
tằêng hữu thứ ba trong đại hải của con, các A-tu-la thấy vậy bèn thích
sống trong đó.
“Lại nữa, bạch Thế Tôn, nước trong đại hải của con đều cùng một
vị. Bạch Thế Tôn, nếu nước trong đại hải của con cùng một vị; thì đó là
pháp vị tằng hữu thứ tư trong đại hải của con, các A-tu-la thấy vậy bèn
thích sống trong đó.
“Lại nữa, bạch Thế Tôn, trong đại hải của con có rất nhiều trân
bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy
trong đó. Tên của các trân bảo đó là vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, ma
ni, trân châu, bích ngọc, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mã não,
đồi mồi, đá đỏ, tuyền châu. Bạch Thế Tôn, nếu trong đại hải của con có
rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ
được chứa đầy trong đó. Tên của các trân bảo đó là vàng, bạc, thủy tinh,
lưu ly, ma ni, trân châu, bích ngọc, bạch kha, loa bích, san hô, hổ
phách, mã não, đồi mồi, đá đỏ, tuyền châu; thì đó là pháp vị tằêng hữu
thứ năm trong đại hải của con, các A-tu-la thấy vậy bèn thích sống trong
đó.
“Lại nữa, bạch Thế Tôn, đại hải là chỗ cư trú của các vị thần lớn[06]. Những vị thần đó tên là A-tu-la, Kiền-thấp-hòa[07],
La-sát[08], cá kình[09], rùa, cá sấu[10], Bà-lưu-nê[11], Đế-nghê[12], Đế-nghê-già-la[13], Đề-đế-nghê-già-la[14].
Lại nữa, trong đại hải, rất kỳ lạ, rất đặc biệt, có chúng sanh thân thể
tới một trăm do-diên, hai trăm do-diên, cho đến ba trăm do-diên, bảy
trăm do-diên mà thân vẫn ở trong đại hải. Bạch Thế Tôn, nếu có những vị
thần cư trú trong đại hải của con; những vị thần đó tên là A-tu-la,
Kiền-thấp-hòa, La-sát, cá kình, rùa, cá sấu, Bà-lưu-nê, Đế-nghê,
Đế-nghê-già-la, Đề-đế-nghê-già-la. Lại nữa, trong đại hải, rất kỳ
lạ, rất đặc biệt, có chúng sanh thân thể tới một trăm do-diên, hai trăm
do-diên, cho đến ba trăm do-diên, bảy trăm do-diên mà thân vẫn ở trong
đại hải; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ sáu trong đại hải của con, các
A-tu-la thấy vậy bèn thích sống trong đó.
“Lại nữa, bạch Thế Tôn, đại hải của con thanh tịnh không dung
chứa tử thi. Nếu có người nào mạng chung thì qua một đêm gió liền thổi
tấp vào bờ. Bạch Thế Tôn, nếu đại hải của con thanh tịnh không dung chứa
tử thi. Nếu có người nào mạng chung thì qua một đêm gió liền thổi tấp
vào bờ; thì đó là pháp vị tằêng hữu thứ bảy trong đại hải của con, các
A-tu-la thấy vậy bèn thích sống trong đó.
“Lại nữa, bạch Thế Tôn, trong đại hải của con thuộc về châu
Diêm-phù có năm sông lớn, là Hằng-già, Diêu-vưu-na, Xa-lao-phù,
A-di-la-ba-đề, Ma-xí[15].
Tất cả đều chảy vào đại hải. Chảy vào đó rồi, thảy đều bỏ tên cũ, gọi
chung là đại hải. Bạch Thế Tôn, nếu trong đại hải của con thuộc về châu
Diêm-phù có năm sông lớn, là Hằng-già, Diêu-vưu-na, Xa-lao-phù,
A-di-la-ba-đề, Ma-xí. Tất cả đều chảy vào đại hải. Chảy vào đó rồi, thảy
đều bỏ tên cũ, gọi chung là đại hải; thì đó là pháp vị tằêng hữu thứ
tám trong đại hải của con, các A-tu-la thấy vậy bèn thích sống trong đó.
“Bạch Thế Tôn, đó là tám vị tằng hữu trong đại hải của con. Các A-tu-la thấy vậy nên thích sống trong ấy.
“Bạch Thế Tôn, trong Chánh pháp luật của Thế Tôn có mấy pháp vị
tằng hữu, khiến cho các Tỳ-kheo thấy được bèn hoan lạc trong đó?”
Thế Tôn đáp:
“Này Bà-la-la, trong Chánh pháp luật của ta cũng có tám pháp vị
tằng hữu, khiến cho các Tỳ-kheo thấy được bèn hoan lạc trong đó. Những
gì là tám?
“Này Bà-la-la, giống như đại hải, từ đáy lên trên, chu vi dần dần
rộng hơn, nghiêng chênh chếch lên dần mãi tạo thành bờ biển. Nước trong
ấy luôn luôn đầy, chưa từng chảy ra ngoài. Này Bà-la-la, Chánh pháp
luật của Ta cũng giống như vậy, dần dần thực hành, dần dần học tập, dần
dần đoạn trừ và dần dần giáo hóa. Này Bà-la-la, nếu trong chánh pháp Ta
dần dần thực hành, dần dần học, dần dần đoạn trừ và dần dần giáo hóa,
thì đó là pháp vị tằng hữu thứ nhất trong Chánh pháp luật của Ta, khiến
cho các Tỳ-kheo thấy rồi thích trụ trong đó.
“Lại nữa, này Bà-la-la, giống như thủy triều trong đại hải chưa
từng sai thời. Này Bà-la-la, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy,
những cấm giới được thi thiết cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc,
Ưu-bà-di; các thiện nam tử ấy dù cho đến mạng chung cũng không phạm
giới. Này Bà-la-la, nếu trong Chánh pháp luật của Ta những cấm giới được
thi thiết cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; các thiện nam
tử ấy dù cho đến mạng chung cũng không phạm giới; thì đó là pháp vị tằng
hữu thứ hai trong Chánh pháp luật của Ta, khiến cho các Tỳ-kheo thấy
rồi thích trú trong đó.
“Lại nữa, này Bà-la-la, giống như nước trong đại hải rất sâu
không đáy, rộng không thấy bờ. Này Bà-la-la, Chánh pháp luật của Ta cũng
giống như vậy, các pháp rất sâu không đáy, rất rộng không thấy bờ. Này
Bà-la-la, nếu Chánh pháp luật của Ta rất sâu không có đáy, rất rộng
không thấy bờ; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ ba trong Chánh pháp luật
của Ta, khiến cho các Tỳ-kheo thấy rồi thích sống trong đó.
“Lại nữa, này Bà-la-la, giống như nước trong đại hải cùng một vị
mặn. Này Bà-la-la, Chánh pháp của ta cũng giống như vậy, chỉ có một vị
là vị vô dục, vị giác, vị tịch tĩnh và vị đạo. Này Bà-la-la, nếu Chánh
pháp luật của Ta chỉ có một vị là vị vô dục, vị giác, vị tịch tĩnh và vị
đạo; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ tư trong Chánh pháp luật của Ta,
khiến các Tỳ-kheo thấy rồi thích sống trong đó.
“Lại nữa, này Bà-la-la, giống như đại hải có rất nhiều trân bảo,
vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong
đó. Tên của các trân bảo đó là vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, trân
châu, bích ngọc, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mã não, đồi mồi,
đá đỏ, tuyền châu. Này Bà-la-la, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như
vậy, có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ
trân kỳ được chứa đầy trong đó. Những pháp trân bảo đó là: bốn niệm xứ,
bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, Thánh đạo
tám chi. Này Bà-la-la, nếu trong Chánh pháp luật của Ta cũng có rất
nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được
chứa đầy trong đó. Những pháp trân bảo đó là: bốn niệm xứ, bốn
chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, Thánh đạo
tám chi; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ năm trong Chánh pháp luật của
Ta. Khiến cho các Tỳ-kheo thấy rồi thích trú trong đó.
“Lại nữa, này Bà-la-la, giống như đại hải là chỗ cư trú của các
vị thần lớn. Những vị thần đó tên là A-tu-la, Kiền-thấp-hòa, La-sát, cá
kình, rùa, cá sấu, Bà-lưu-nê, Đế-nghê, Đế-nghê-già-la,
Đề-đế-nghê-già-la. Lại nữa, trong đại hải, rất kỳ lạ, rất đặc biệt, có
chúng sanh thân thể tới một trăm do-diên, hai trăm do-diên, cho đến ba
trăm do-diên, bảy trăm do-diên mà thân vẫn ở trong trong đại hải. Này
Bà-la-la, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, có các thần to lớn,
là Thánh chúng, đều cư trú trong đó. Tên của các thần to lớn đó là:
A-la-hán, Hướng A-la-hán, A-na-hàm, Hướng A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Hướng
Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn, Hướng Tu-đà-hoàn. Này Bà-la-la, nếu trong Chánh
pháp luật của Ta, có các thần to lớn, là Thánh chúng, đều cư trú trong
đó. Tên của các
thần to lớn đó là: A-la-hán, Hướng A-la-hán, A-na-hàm, Hướng
A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Hướng Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn, Hướng Tu-đà-hoàn; thì
đó là pháp vị tằng hữu thứ sáu trong Chánh pháp luật của Ta, khiến các
Tỳ-kheo thích trú trong đó.
“Lại nữa, này Bà-la-la, giống như đại hải thanh tịnh không dung
chứa tử thi, nếu có người mạng chung trong biển, thì qua một đêm, gió sẽ
thổi tấp vào bờ. Này Bà-la-la, Chánh pháp luật của ta cũng giống như
vậy, Thánh chúng thanh tịnh không dung chứa tử thi. Nếu có người nào
không tinh tấn, sanh ra điều ác, phi phạm hạnh mà xưng là phạm hạnh, phi
Sa-môn mà xưng là Sa-môn; người ấy dù ở trong Thánh chúng, nhưng cách
Thánh chúng rất xa; Thánh chúng cũng lại cách người ấy rất xa. Này
Bà-la-la, nếu trong Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, Thánh
chúng thanh tịnh không dung chứa tử thi. Nếu có người nào không tinh
tấn, sanh ra điều ác, phi phạm hạnh mà xưng là phạm hạnh, phi Sa-môn mà
xưng là Sa-môn; người ấy dù ở trong Thánh chúng, nhưng cách Thánh chúng
rất
xa; Thánh chúng cũng lại cách người ấy rất xa; đó là pháp vị tằng
hữu thứ bảy trong Chánh pháp luật của Ta, khiến cho các Tỳ-kheo thấy rồi
thích trú trong đó.
“Lại nữa, này Bà-la-la, giống như đại hải thuộc về châu Diêm-phù
có năm sông lớn, là Hằng-già, Diêu-vưu-na, Xa-lao-phù, A-di-la-ba-đề,
Ma-xí. Tất cả đều chảy vào đại hải. Này Bà-la-la, Chánh pháp luật của Ta
cũng giống như thế; thiện nam tử, thuộc dòng Sát-lợi, cạo bỏ râu tóc,
khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia
học đạo; người ấy bỏ tên cũ, có tên chung là Sa-môn. Thiện nam tử thuộc
dòng Phạm chí, dòng cư sĩ, dòng thợ thuyền, cạo bỏ râu tóc, khoác áo
ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo;
người ấy bỏ tên cũ, có tên chung là Sa-môn. Này Bà-la-la, Chánh pháp
luật của ta cũng giống như thế; thiện nam tử, thuộc dòng Sát-lợi, cạo bỏ
râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia
đình, xuất gia học đạo; người ấy bỏ tên cũ, có tên chung là Sa-môn.
Thiện nam tử thuộc dòng Phạm chí, dòng cư sĩ, dòng thợ thuyền, cạo bỏ
râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình,
xuất gia học đạo; người ấy bỏ tên cũ, có tên chung là Sa-môn; thì đó là
pháp vị tằng hữu thứ tám trong Chánh pháp luật của Ta, khiến cho các
Tỳ-kheo thấy rồi ưa thích trú trong đó.
“Này Bà-la-la, đó là tám pháp vị tằng hữu trong Chánh pháp luật của Ta, khiến cho các Tỳ-kheo thấy rồi ưa thích trú trong đó.
“Này Bà-la-la, ý ông nghĩ thế nào? Trong Chánh pháp luật của Ta
có tám pháp vị tằng hữu, trong đại hải của ông cũng có tám pháp vị tằng
hữu; hai loại vị tằng hữu ấy, loại nào thù thắng hơn? Vi diệu, tối
thượng hơn?
Bà-la-la thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, tám pháp vị tằng hữu có trong đại hải của con
không bằng tám pháp vị tằng hữu của Như Lai; không bằng một phần ngàn,
một phần vạn; không thể so sánh, không thể ví dụ, không thể đếm, không
thể kể, chỉ có tám pháp vị tằng hữu của Thế Tôn là cao hơn cả, là tối
thắng, là vi diệu, là tối thượng.
“Hôm nay con xin tự quy y Phật, quy y Pháp và Chúng Tỳ-kheo; cúi
mong Thế Tôn chấp nhận cho con làm Ưu-bà-tắc; bắt đầu từ hôm nay, con
thân tự quy y, cho đến mạng chung.”
Đức Phật thuyết như vậy. A-tu-la vương Bà-la-la và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Tương đương Pāli: A. Viii.19 Pahārāda. Biệt dịch: No.125(42.4), Tăng Nhất 36, “phẩm 42 Bát Nạn” kinh số 4, Đại 2 tr.752.
- [02] Bệ-lan-nhã 鞞 蘭 若. Pāli: Verañjā, tên một thị trấn gần Sāvatthi.
- [03] Hoàng
lô viên 黃 蘆 園. Pāli: Naḷerupucīmaṇḍa, khu rừng gần thị trấn Verañjā,
phần lớn toàn cây pucimanda, một loại lao? (Aśdirachta Indica).
- [04] Bà-la-la A-tu-la vương 婆 羅 邏 阿 須 羅 王. Pāli: Pahārāda-asurinda.
- [05] Mâu-lê-già A-tu-la tử 牟 梨 遮 阿 須 羅 子, con trai của A-tu-la Mâu-lê-già(?); No.125(42.4) Mâu-đề-luân thiên tử 牟 提 倫 天 子.
- [06] Pāli: mahataṃ bhūtanaṃ āvāso, trú xứ của các sinh vật to lớn.
- [07] Kiền-thấp-hòa 乾 塔 惒. Pāli: gandhabba.
- [08] La-sát 羅 刹. Pāli: Rakkha.
- [09] Ngư ma-kiệt 魚 摩 竭. Pāli: makara, một loại cá voi.
- [10] Đà 鼍; một loại cá sấu. Pāli: (?).
- [11] Bà-lưu-nê 婆 留 泥. Pāli: Vaguni, thị nữ của Long vương Vaguna (?).
- [12] Đế-nghê 帝 麑. Pāli: timi, một loại cá lớn.
- [13] Đế-nghê-già-la 帝 麑 伽 羅. Pāli: timiṅgala, một loại cá lớn có thể nuốt cả một chiếc thuyền.
- [14] Đề-đế-nghê-già-la 提 帝 麑 伽 羅. Pāli: timiramiṅgala, một loại cá lớn có thể nuốt cả một chiếc thuyền.
- [15]
Hằng-già 恆 伽, Diêu-vưu-na 搖 尤 那, Xa-lao-phù 舍 牢 浮, A-di-la-ba-đề 阿 夷 羅 婆
提, Ma-xí 摩 企. Pāli, theo thứ tự: Gaṅgā, Yamunā, Sarabhū, Aciravatī,
Mahī.
-ooOoo-
36. KINH ĐỊA ĐỘNG[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại nước Kim cang[02], thành Viết-địa[03].
Bấy giờ cõi đất kia bị chấn động mạnh[04]. Khi cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ.
Lúc đó, Tôn giả A-nan thấy cõi đất bị chấn động mạnh. Khi cõi đất
bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc;
nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ. A-nan thấy rồi sợ hãi, toàn thân
lông dựng đứng; đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, đứng sang
một bên, rồi thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, hôm nay cõi đất bị chấn động mạnh. Khi cõi đất bị
chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà
cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ.”
Bấy giờ, Thế Tôn bảo A-nan rằng:
“Thật vậy, A-nan, nay đất bị chấn động mạnh. Thật vậy, A-nan, khi
cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi
mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ.”
A-nan bạch rằng:
“Thế Tôn, có mấy nguyên nhân cõi đất bị chấn động mạnh. Khi cõi
đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc;
nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ?”
Thế Tôn đáp:
“Này A-nan, có ba nguyên nhân khiến cõi đất bị chấn động mạnh.
Khi cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao
chổi mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ. Những gì là ba?
“Này A-nan, cõi đất này y chỉ trên nước; nước y chỉ trên gió; gió
y vào hư không. A-nan, có khi trong hư không nổi lên gió lớn. Gió nổi
lên thì nước bị khuấy động. Nước bị khuấy động thì xảy ra động đất. Đó
là nguyên nhân thứ nhất khiến cõi đất bị chấn động mạnh. Khi cõi đất bị
chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà
cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ.
“Lại nữa, A-nan, Tỳ-kheo có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại
phước hựu, có đại oai thần, tâm tự tại như ý túc. Vị ấy khởi lên ý
tưởng nhỏ đối với đất, khởi ý tưởng vô lượng tưởng đối với nước[05].
Do nguyên nhân ấy nên đất tùy theo sở dục, tùy theo ý tưởng của vị ấy
mà bị xoáy rồi lại xoáy, chấn động rồi lại chấn động. Vị trời theo hộ vệ
vị Tỳ-kheo ấy cũng lại như vậy, có đại như ý túc, có đại oai đức, có
đại phước hựu, có đại oai thần, tâm tự tại như ý túc. Vị ấy khởi lên ý
tưởng nhỏ đối với đất, khởi ý tưởng vô lượng tưởng đối với nước. Do
nguyên nhân ấy nên đất tùy theo sở dục, tùy theo ý tưởng của vị ấy mà bị
xoáy rồi lại xoáy, chấn động rồi lại chấn động. Đó là nguyên nhân thứ
hai, khiến cõi đất bị chấn động
mạnh. Khi cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn
phương sao chổi mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ.
“Lại nữa, A-nan, nếu còn không đầy ba tháng nữa, Như Lai sẽ nhập
Niết-bàn. Do cớ ấy khiến cõi đất bị chấn động mạnh. Khi cõi đất bị chấn
động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà cửa,
tường vách, tất cả đều sụp đổ. Đó là nguyên nhân thứ ba khiến cõi đất bị
chấn động mạnh. Khi cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên,
bốn phương sao chổi mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ.
Bấy giờ, sau khi nghe xong, Tôn giả A-nan buồn rầu khóc lóc, nước mắt đầm đìa, chắp tay hướng về Phật mà bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, Đức Như Lai, Vô
Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, thành tựu công đức, có nhiều pháp vị tằng
hữu. Vì sao thế? Vì không bao lâu nữa, sau ba tháng, Như Lai sẽ nhập
Niết-bàn; bấy giờ khiến cõi đất bị chấn động mạnh. Khi cõi đất bị chấn
động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà cửa,
tường vách, tất cả đều sụp đổ.”
Thế Tôn nói với Tôn giả A-nan rằng:
“Thật vậy, A-nan! Thật vậy, A-nan! Thật là kỳ diệu, thật là hy
hữu, Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, thành tựu công đức, có
nhiều pháp vị tằng hữu. Vì sao thế? Vì không bao lâu nữa, sau ba tháng,
Như Lai sẽ nhập Niết-bàn; bấy giờ khiến cõi đất bị chấn động mạnh. Khi
cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi
mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ[06].”
“Lại nữa, này A-nan, Ta đi đến vô lượng trăm ngàn chúng Sát-lợi,
cùng đàm luận khiến cho họ hài lòng. Sau khi cùng ngồi xuống ổn định,
giống như sắc tướng của họ, sắc tướng Ta cũng vậy; giống như âm thanh
của họ, âm thanh của Ta cũng như vậy; giống như oai nghi lễ tiết của họ,
oai nghi lễ tiết của Ta cũng như vậy. Nếu họ có hỏi về ý nghĩa gì, Ta
sẽ trả lời họ về ý nghĩa ấy. Lại nữa, Ta thuyết pháp cho họ, khuyến
phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi dùng vô lượng phương tiện,
khuyến phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ cho họ rồi, Ta biến mất
khỏi nơi ấy. Khi Ta biến mất rồi, họ không biết Ta là ai, là người hay
phi nhân. Này A-nan, như vậy thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, Như Lai,
Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, thành tựu công đức, có được pháp vị tằng
hữu. Cũng như vậy, đối với các chúng Phạm chí, Sa-môn và cư sĩ.
“Này A-nan, Ta đi đến vô lượng trăm ngàn thiên chúng trời Tứ
vương, cùng đàm luận khiến cho họ hài lòng. Sau khi cùng ngồi xuống ổn
định, giống như sắc tướng của họ, sắc tướng Ta cũng vậy; giống như âm
thanh của họ, âm thanh của Ta cũng như vậy; giống như oai nghi lễ tiết
của họ, oai nghi lễ tiết của Ta cũng như vậy. Nếu họ có hỏi về ý nghĩa
gì, Ta sẽ trả lời họ về ý nghĩa ấy. Lại nữa, Ta thuyết pháp cho họ,
khuyến phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi dùng vô lượng
phương tiện, khuyến phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ cho họ rồi, Ta
biến mất khỏi nơi ấy. Khi Ta biến mất rồi, họ không biết Ta là ai, là
người hay phi nhân. Này A-nan, như vậy thật là kỳ diệu, thật là hy hữu,
Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, thành tựu công đức, có được pháp
vị tằng
hữu. Cũng vậy, đối với thiên chúng Tam thập tam thiên, Diệm-ma
thiên, Đâu-suất-đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa lạc thiên, Phạm thân
thiên, Phạm-phú-lâu thiên, Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên,
Hoảng dục thiên, Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên,
Vô quái ngại thiên, Thọ phước thiên, Quả thật thiên, Vô phiền thiên, Vô
nhiệt thiên, Thiệân kiến thiên, và Thiên hiện thiên[07].
“Này A-nan, Ta đến ngồi giữa vô lượng trăm ngàn thiên chúng trời Sắc cứu cánh[08],
cùng đàm luận khiến cho họ hài lòng. Sau khi cùng ngồi xuống ổn định,
giống như sắc tướng của họ, sắc tướng Ta cũng vậy; giống như âm thanh
của họ, âm thanh của Ta cũng như vậy; giống như oai nghi lễ tiết của họ,
oai nghi lễ tiết của Ta cũng như vậy. Nếu họ có hỏi về ý nghĩa gì, Ta
sẽ trả lời họ về ý nghĩa ấy. Lại nữa, Ta thuyết pháp cho họ, khuyến
phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi dùng vô lượng phương tiện,
khuyến phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ cho họ rồi, Ta biến mất
khỏi nơi ấy. Khi Ta biến mất rồi, họ không biết Ta là ai, là người hay
phi nhân. Này A-nan, như vậy thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, Như Lai,
Vô Sở Trước,
Đẳng Chánh Giác, thành tựu công đức, có được pháp vị tằng hữu.”
Đức Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01]
Bản Hán, quyển 9. Tương đương Pāli, A. VIII. Bhūmicāla; tham chiếu, một
phần D.16 Mahā-Parinibbāna-suttanta. Biệt dịch, No.125 (42.5) Tăng Nhất
37 “Phẩm 8 Bát Nạn” kinh số 5; tham chiếu, No.1(2) Trường, “Kinh Du
Hành I”.
- [02] Kim cang 金 剛. Pāli: Vajirā, không thấy địa danh này trong Pāli. Có lẽ là Vajjī. No.125(42-5), tại Xá-vệ. Bản Pāli: tại Vesali.
- [03] Viết
địa 日 地. Pāli, có lẽ phiên âm của Vajjī (cũng dịch là Bạt-kỳ), tên
chủng tộc, cũng là tên Vương quốc; nhưng không tìm thấy tên thành tương
đương.
- [04] Tham
chiếu, D.16, biến cố xảy ra tại Cāpāla, sau khi Thế Tôn chấp thuận lời
thỉnh cầu của Ma vương, Ngài xả bỏ thọ hành. Tham chiếu No.1(2), tr.15b
và tt.
- [05] Có bốn tưởng: tiểu tưởng, đại tưởng, vô lượng tưởng, vô sở hữu tưởng (Tập Dị 6. Đại 26, tr.492 a).
- [06]
Các bản kia, có tám trường hợp khiến động đất, như trên, và kể thêm lúc
Bồ-tát giáng thần, lúc Bồ-tát đản sanh, lúc Như Lai thành đạo, lúc Như
Lai chuyển pháp luân, lúc Như Lai xả bỏ thọ hành và lúc Như Lai nhập
Niết-bàn.
- [07]
Tứ vương thiên 四 王 天 (Pāli: Catummahārājikā devā), Tam thập tam thiên 三
十 三 天(Tāvatiṃsā), Diệm-ma thiên 焰 摩 天(Yāmā), Đâu-suất-đà thiên 兜 率 哆 天
(Tusitā), Hóa lạc thiên 化 樂 天 (Nimmānarati), Tha hóa lạc thiên 他 化 樂 天
(Paranimmitavasavatti), Phạm thân thiên 梵 身 天(Brahmakāyikā),
Phạm-phú-lâu thiên 梵 富 樓 天 (Brahmapurohītā), Thiểu quang thiên 少 光 天
(Parittābhā), Vô lượng quang thiên 無 量 光 天 (Appamāṇābhā), Hoảng dục
thiên 晃 昱 天 (Ābhassarā), Thiểu tịnh thiên 少 淨 天 (Parittasubhā), Vô lượng
tịnh thiên 無 量 淨 天 (Appamāṇasubhā), Biến tịnh thiên 遍 淨 天
(Subhakiṇṇā), Vô quái ngại thiên 無 罫 礙 天 (Anabhrakā), Thọ phước
thiên 受 福 天 (Puṇyaprasavā), Quả thật thiên 果 實 天 (Vehapphalā), Vô phiền
thiên 無 煩 天 (Avihā), Vô nhiệt thiên 無 熱 天 (Atappā), Thiện kiến thiên 善 見
天 (Sudassā), và Thiện hiện thiên 善 現 天 (Sudassī). Pāli: Tám chúng
(aṭṭha parisā), Biểu hiện tám pháp vi tăng hữu của Đức Như Lai giữa các
loài trời và loài người: Sát-lợi, Bà-la-môn, cư sĩ, Sa-môn, Tứ thiên
vương, Tam thập tam thiên, chúng Ma và Phạm thiên. - [08] Sắc cứu cánh 色 究 竟, cao nhất tầng thứ tư của Sắc giới.
-ooOoo-
37.
KINH CHIÊM-BA[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại Chiêm-ba, ở bên hồ Hằng-già[02].
Bấy giờ là ngày mười lăm trong tháng, là ngày Thế Tôn thuyết Tùng giải thoát[03],
trải tọa ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Khi Đức Thế Tôn ngồi xong, liền nhập
định và bằng tha tâm trí Ngài quan sát tâm đại chúng. Khi quan sát tâm
đại chúng rồi, cho đến lúc hết buổi đầu hôm, Ngài vẫn ngồi im lặng.
Bấy giờ có một Tỳ-kheo[04] từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, đã hết buổi đầu hôm, Phật và chúng Tỳ-kheo tập
trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn im lặng không trả lời.
Thế rồi, cho đến phần giữa đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng.
Tỳ-kheo kia lại lần nữa, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay
hướng về Đức Phật và thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng sắp hết;
Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói
thuyết Tùng giải thoát.”
Đức Thế Tôn lại một lần nữa không trả lời.
Thế rồi, cho đến phần cuối đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng.
Tỳ-kheo kia lại lần thứ ba từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp
tay hướng về Đức Thế Tôn mà thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt,
rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt
trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong
Đức Thế Tôn thuyết pháp Tùng giải thoát.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo vị Tỳ-kheo kia rằng:
“Trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo làm đã việc bất tịnh[05].”
Lúc đó Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng đang ở trong chúng. Rồi Tôn
giả Đại Mục-kiền-liên liền suy nghĩ thế này: “Vì Tỳ-kheo nào mà Đức Thế
Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh? Ta
nên nhập định có hình thức như thế[06], nhân trong định có hình thức như thếá, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nhập định có hình thức như thế, nhân
trong định có hình thức như thế, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm
đại chúng.
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền biết vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức
Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh.
Rồi thì, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên xuất định, đi đến trước vị Tỳ-kheo ấy, nắm tay kéo đi, mở cửa lôi ra bên ngoài mà nói:
“Này người ngu si, hãy đi xa đi, đừng sống ở đây[07], không được trở lại hội họp với đại chúng Tỳ-kheo, từ nay trở đi ông không phải là Tỳ-kheo nữa.”
Ngài đóng cửa, gài chốt then lại, rồi trở về chỗ Đức Phật, cúi đầu sát lạy chân Phật, rồi ngồi sang một bên mà thưa rằng:
“Vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một
Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh; con đã đuổi vị ấy đi rồi. Bạch Thế Tôn,
buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng
sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và
chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn thuyết
pháp Tùng giải thoát[08].”
Đức Thế Tôn nói:
“Này Đại Mục-kiền-liên, kẻ ngu si sẽ mắc đại tội nếu gây phiền
nhiễu cho Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức
Như Lai ở giữa chúng bất tịnh mà thuyết Tùng giải thoát thì đầu người
kia sẽ vỡ thành bảy mảnh. Do đó, này Đại Mục-kiền-liên, từ nay về sau
các thầy hãy thuyết Tùng giải thoát, Đức Như Lai không thuyết Tùng giải
thoát nữa[09]. Vì sao như thế[10]?
“Này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải, từ đáy lên trên, chu
vi dần dần rộng hơn, nghiêng chênh chếch lên dần mãi tạo thành bờ biển.
Nước trong ấy luôn luôn đầy, chưa từng chảy ra ngoài. Này Đại
Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, dần dần thực
hành, dần dần học tập, dần dần đoạn trừ và dần dần giáo hóa. Này Đại
Mục-kiền-liên, nếu trong chánh pháp Ta dần dần thực hành, dần dần học,
dần dần đoạn trừ và dần dần giáo hóa, thì đó là pháp vị tằng hữu thứ
nhất trong Chánh pháp luật của Ta.
“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như thủy triều trong đại
hải chưa từng sai thời. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta
cũng giống như vậy, những cấm giới được thi thiết cho Tỳ-kheo,
Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; các thiện nam tử ấy dù cho đến mạng
chung cũng không phạm giới. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp
luật của Ta những cấm giới được thi thiết cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni,
Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; các thiện nam tử ấy dù cho đến mạng chung cũng
không phạm giới; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ hai trong Chánh pháp
luật của Ta.
“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như nước trong đại hải rất
sâu không đáy, rộng không thấy bờ. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp
luật của Ta cũng giống như vậy, các pháp rất sâu không đáy, rất rộng
không thấy bờ. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Chánh pháp luật của Ta rất sâu
không có đáy, rất rộng không thấy bờ; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ ba
trong Chánh pháp luật của Ta.
“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như nước trong đại hải
cùng một vị mặn. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp của Ta cũng giống như
vậy, chỉ có một vị là vị vô dục, vị giác, vị tịch tĩnh và vị đạo. Này
Đại Mục-kiền-liên, nếu Chánh pháp luật của Ta chỉ có một vị là vị vô
dục, vị giác, vị tịch tĩnh và vị đạo; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ tư
trong Chánh pháp luật của Ta.
“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải có rất nhiều
trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa
đầy trong đó. Tên của các trân bảo đó là vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly,
ma ni, trân châu, bích ngọc, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mã
não, đồi mồi, đá đỏ, tuyền châu. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật
của Ta cũng giống như vậy, có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ
mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong đó. Những pháp trân bảo
đó là: Bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy
giác chi, Thánh đạo tám chi. Này Bà-la-la, nếu trong Chánh pháp luật
của Ta cũng có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các
loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong đó. Những pháp trân bảo đó là:
Bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy
giác chi, Thánh đạo tám chi; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ năm trong
Chánh pháp luật của Ta.
“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải là chỗ cư trú
của các vị thần lớn. Những vị thần đó tên là A-tu-la, Kiền-thấp-hòa,
La-sát, cá kình, rùa, cá sấu, Bà-lưu-nê, Đế-nghê, Đế-nghê-già-la,
Đề-đế-nghê-già-la. Lại nữa, trong đại hải, rất kỳ lạ, rất đặc biệt, có
chúng sanh thân thể tới một trăm do-diên, hai trăm do-diên, cho đến ba
trăm do-diên, bảy trăm do-diên mà thân vẫn ở trong trong đại hải. Này
Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, có các
thần to lớn, là Thánh chúng, đều cư trú trong đó. Tên của các thần to
lớn đó là: A-la-hán, Hướng A-la-hán, A-na-hàm, Hướng A-na-hàm,
Tư-đa-hàm, Hướng Tư-đa-hàm, Tu-đà-hoàn, Hướng Tu-đà-hoàn. Này Đại
Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật của Ta, có các thần to lớn, là
Thánh chúng, đều cư
trú trong đó. Tên của các thần to lớn đó là: A-la-hán, Hướng
A-la-hán, A-na-hàm, Hướng A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Hướng Tư-đà-hàm,
Tu-đà-hoàn, Hướng Tu-đà-hoàn; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ sáu trong
Chánh pháp luật của Ta.
“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải thanh tịnh
không dung chứa tử thi, nếu có người mạng chung trong biển, thì qua một
đêm, gió sẽ thổi tấp vào bờ. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của
Ta cũng giống như vậy, Thánh chúng thanh tịnh không dung chứa tử thi.
Nếu có người nào không tinh tấn, sanh ra điều ác, phi phạm hạnh mà xưng
là phạm hạnh, phi Sa-môn mà xưng là Sa-môn; người ấy dù ở trong Thánh
chúng, nhưng cách Thánh chúng rất xa; Thánh chúng cũng lại cách người ấy
rất xa. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật của Ta cũng
giống như vậy, Thánh chúng thanh tịnh không dung chứa tử thi. Nếu có
người nào không tinh tấn, sanh ra điều ác, phi phạm hạnh mà xưng là phạm
hạng, phi Sa-môn mà xưng là Sa-môn; người ấy dù ở trong Thánh chúng,
nhưng cách Thánh chúng rất xa; Thánh chúng cũng lại cách người ấy
rất xa; đó là pháp vị tằng hữu thứ bảy trong Chánh pháp luật của Ta.
“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải thuộc về châu
Diêm-phù có năm sông lớn, là Hằng-già, Diêu-vưu-na, Xa-lao-phù,
A-di-la-ba-đề, Ma-xí. Tất cả đều chảy vào đại hải. Và trong đại hải nước
do rồng tuôn từ trời đổ xuống, giọt nước lớn bằng cái bánh xe. Tất
nhiên, nước ấy không thể khiến cho đại hải có tăng có giảm. Này Đại
Mục-kiền-liên, trong Chánh pháp luật của Ta cũng lại như vậy. Tộc tánh
tử thuộc dòng Sát-lợi, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà xa, chí tín, lìa bỏ
gia đình, xuất gia học đạo, bất động tâm giải thoát[11]
được tự tác chứng, thành tựu và an trụ. Này Đại Mục-kiền-liên, bất động
tâm giải thoát trong Chánh pháp luật của Ta không tăng không giảm. Cũng
như vậy, đối với tộc tánh tử thuộc dòng Phạm chí,
dòng cư sĩ, dòng thợ thuyền, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí
tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, bất động
tâm giải thoát được tự tác chứng thành tựu an trụ. Này Đại
Mục-kiền-liên, bất động tâm giải thoát trong Chánh pháp luật của Ta
không tăng không giảm. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật
của Ta, tọâc tánh tử thuộc gòng Sát-lợi, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà xa,
chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình xuất gia học đạo, bất
động tâm giải thoát, tự tác chứng, thành tựu an trụ. Cũng vậy đối với
với tọâc tánh tử thuộc dòng Phạm chí, cư sĩ, thợ thuyền, cạo bỏ râu tóc,
khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia
học đạo, bất đọâng tâm giải thoát được tự tác chứng thành tựu và an
trụ. Này Đại
Mục-kiền-liên, bất đọâng tâm giải thoát trong Chánh pháp luật của Ta
không tăng không giảm; đó là pháp vị tằng hữu trong Chánh pháp luật của
Ta.”
Đức Phật thuyết như vậy. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và các Tỳ-kheo, sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Tham
chiếu Pāli: A. VIII.20 Uposatha, Vin. Cv. IX.1. Tham chiếu Hán: No.1421
Ngũ Phần Luật 28 (Đại 22, tr.180); No.1428 Tứ Phần Luật 47 (Đại 22.
tr.914c - 15). No.33 Hằng Thủy Kinh, Pháp Cự dịch (Đại 1, tr.817); No.34
Pháp Hải Kinh, Pháp Cự dịch (Đại 1 tr.818); No.34 Hải Bát Đức Kinh,
Cưu-ma-la-thập dịch (Đại 1 tr.819).
- [02] Chiêm-ba,
Hằng-già trì 瞻 波 恆 伽 池, Pāli: hồ sen Gaggarā ở Campā. Ngũ Phần Luật 28
(Đại 22 tr.180c): Chiêm-ba quốc, Hằng thủy biên. Tứ Phần Luật 36 (Đại
22, tr.824a): Chiêm-ba quốc Già-già hà trắc. Nhưng, A. Viii. 20:
Sāvatthiyaṃ viharati Pubbārame Migāramātupāsāde, trú tại Sāvatthi, trong
giảng đường của bà Migāramātu (Visakhā), khu vườn phía Đông.
- [03] Trong
bản Hán: nguyệt thập ngũ nhật thuyết tùng giải thoát 月 十 五 日 說 從 解 脫.
Ba-la-đề-mộc-xoa (Pāṭimokkha), đây dịch là tùng giải thoát, phổ thông
dịch là biệt giải thoát, chỉ các loại giới mà Phật chế cho các chúng đệ
tử. Bản Pāli: tena samayena... tadahuposathe, nhân ngày trai giới.
- [04] Các bản Hán đều nói Tôn giả A-nan. A. Vii.20 cũng vậy.
- [05] Tứ Phần Luật, đã dẫn: “Giữa một đại chúng không thanh tịnh mà muốn Đức Như Lai yết-ma thuyết giới thì không có trường hợp đó”.
- [06] Hán: như kỳ tượng định. xem cht.25, kinh số 33.
- [07] Hán:
mạc ư thử trụ 莫 於 此 住. Tứ Phần Luật 28 đd. tr.181a: nhữ xuất khứ, diệt
khứ, mạc thử trung trụ 汝 出 去 滅 去 莫 此 中 住. Pāli: natthi te bhikkhūhi
saddhiṃ saṃvāso, “ông không còn sống chung với các Tỳ-kheo”. Tham chiếu
các bản, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên trục xuất Tỳ-kheo này ra khỏi tăng.
Bản Pāli: saṃvāso (sống chung, sinh hoạt chung), trong các bản Hán: trú.
- [08] Tứ Phần Luật 36 (Đại 22, tr.824b): “Đại chúng đã thanh tịnh, mong Thế Tôn thuyết giới.
- [09] Tứ
Phần Luật 36 (Đại 22, tr.824b): Đức Phật khiển trách Tôn giả Đại
Mục-kiền-liên, và thiết lập một trong bảy pháp Diệt tránh là “Tự ngôn
trị”.
- [10] Từ đây trở xuống, tán thán sự hy hữu của đại hải như kinh 35 trên.
- [11] Bất di động tâm giải thoát 不 移 動 心 解 脫. Pāli: akuppā cetovimutti, sự giải thoát của tâm, không còn dao động.
-ooOoo-
38. KINH ÚC-GIÀ TRƯỞNG GIẢ (I)[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại Bệ-xá-li, trong Đại lâm[02].
Bấy giờ Trưởng giả Úc-già[03], chỉ có một số phụ nữ theo hầu hạ và ông đang ở trước các phụ nữ ấy, từ Bệ-xá-li ra đi. Ở khoảng giữa Đại lâm và Bệ-xá-li[04], chỉ để hoan lạc với các kỹ nữ, như vị quốc vương.
Rồi thì, Trưởng giả Úc-già, uống rượu say túy lúy, bỏ các phụ nữ
kia ở lại đó, đi vào trong Đại lâm. Đang lúc Trưởng giả Úc-già say rượu
lúy túy, từ đàng xa trông thấy Đức Thế Tôn ở giữa rừng cây, đoan chánh
đẹp đẽ như vầng trăng giữa đám sao, ánh sáng chói lọi rực rỡ, ánh sáng
như tòa núi vàng, đầy đủ tướng tốt, oai thần nguy nga, các căn tịch
tĩnh, không bị ngăn che, thành tựu sự điều ngự, tâm vắng lặng tịch mặc.
Trưởng giả thấy Đức Phật rồi, lập tức tỉnh rượu. Sau khi tỉnh rượu,
Trưởng giả Úc-già liền đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật
rồi ngồi sang một bên.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn thuyết pháp cho ông, khuyến giáo, khích lệ,
làm cho hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiẹân thuyết pháp cho ông,
khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi, như thông lệ của chư Phật,
trước hết nói về pháp đoan chánh cho người nghe hoan duyệt; tức là nói
về thí, về giới, nói pháp sanh thiên, chê bai dục là tai hoạn, sanh tử
là ô uế, khen ngợi vô dục là vi diệu, đạo phẩm thanh tịnh trong trắng.
Sau khi Đức Thế Tôn nói những pháp ấy cho ông rồi, ngài biết ông có tâm
hoan hỷ, tâm cụ túc, tâm nhu nhuyến, tâm nhẫn nại, tâm thăng tấn, tâm
chuyên nhất, tâm không nghi, tâm không bị che lấp, có khả năng, có sức
mạnh, có thể kham thọ Chánh pháp. Rồi như thông lệ của chư Phật, Ngài
nói về pháp yếu chân chánh[05],
Đức Thế Tôn thuyết cho ông nghe về Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
Lúc ấy Trưởng giả Úc-già, ngay trên chỗ ngồi, thấy được bốn Thánh
đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng như vải trắng dễ nhuộm thành màu. Trưởng
giả Úc-già, cũng giống như vậy, ngay nơi chỗ ngồi thấy được bốn Thánh
đế, là Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
Rồi thì, Trưởng giả Úc-già thấy pháp và đắc pháp, giác ngộ pháp
bạch tịnh, đoạn trừ nghi, vượt qua hoặc, không còn tôn sùng ai khác,
không còn theo ai khác, không còn do dự, đã trụ nơi quả chứng, được vô
sở úy đối với giáo pháp của Thế Tôn, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ
và thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, con nay tự thân xin quy y Phật, Pháp và Chúng
Tỳ-kheo, cúi mong Đức Thế Tôn chấp nhận cho con làm Ưu-bà-tắc; bắt đầu
từ hôm nay trọn đời, xin tự quy y cho đến mạng chung. Bạch Thế Tôn, từ
ngày hôm nay, con xin theo Đức Thế Tôn, trọn đời lấy phạm hạnh làm đầu[06], thọ trì năm giới.”
Sau khi Trưởng giả Úc-già xin theo Đức Thế Tôn, trọn đời lấy phạm
hạnh làm đầu, thọ trì năm giới, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật nhiễu
quanh ba vòng rồi ra đi.
Ông liền trở về nhà, triệu tập các người vợ[07] lại nói rằng:
“Các ngươi biết không? Ta đã theo Đức Thế Tôn trọn đời lấy phạm
hạnh làm đầu, thọ trì năm giới. Các ngươi nếu còn muốn được sống ở nơi
đây thì có thể ở và làm việc bố thí tạo phước. Nếu không muốn ở, ai về
nhà nấy. Nếu các ngươi muốn có chồng thì ta sẽ gả chồng cho.”
Bấy giờ người vợ cả thưa Trưởng giả Úc-già rằng:
“Nếu tôn ông đã theo Đức Phật, trọn đời lấy phạm hạnh làm đầu, thọ trì năm giới, thì nên đem tôi gả cho người đàn ông kia.”
Trưởng giả Úc-già liền gọi người đàn ông kia đến, tay trái cầm
tay người vợ cả, tay phải bưng chậu nước bằng vàng, bảo người kia rằng:
“Nay ta đem người vợ cả này cho ngươi làm vợ.”
Người ấy nghe rồi, liền vì quá sợ hãi, nên lông trong thân đều dựng đứng, thưa Trưởng giả Úc-già rằng:
“Thưa Trưởng giả, ngài muốn giết tôi chăng? Ngài muốn giết tôi chăng?”
Trưởng giả trả lời rằng:
“Ta không giết ngươi đâu. Vì ta đã theo Phật trọn đời lấy phạm
hạnh làm đầu, thọ trì năm giới, do đó ta sẽ đem người vợ cả này cho ông
làm vợ.
Trưởng giả Úc-già khi đã cho người vợ cả này và ngay trong khi đó, hoàn toàn không có lòng hối tiếc.
Bấy giờ, với vô lượng trăm ngàn đại chúng vây quanh, Đức Thế Tôn ở
trong đó tán thán khen ngợi Trưởng giả Úc-già rằng Trưởng giả Úc-già có
tám pháp vị tằng hữu.
Rồi thì, có một vị Tỳ-kheo, khi đêm đã qua, vào lúc hừng sáng, khoác y ôm bát, đi đến nhà Trưởng giả Úc-già.
Trưởng giả Úc-già từ đàng xa trông thấy Tỳ-kheo đi đến, liền từ
chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa áo, chắp tay hướng về Tỳ-kheo mà thưa
rằng:
“Kính chào Tôn giả. Tôn giả đã từ lâu không đến đây. Mời ngồi nơi giường này.
Bấy giờ Tỳ-kheo ngồi xuống giường ấy. Trưởng giả Úc-già đảnh lễ dưới chân Tỳ-kheo rồi ngồi sang một bên. Tỳ-kheo bảo rằng:
“Này Trưởng giả. Ông có điều thiệân lợi, có công đức lớn. Vì sao
vậy? Đức Thế Tôn, với vô lượng trăm ngàn đại chúng vây quanh, ở trong đó
tán thán khen ngợi Trưởng giả Úc-già rằng Trưởng giả Úc-già có tám pháp
vị tằêng hữu. Này trưởng giả, ông có những pháp gì?”
Trưởng giả Úc-già trả lời Tỳ-kheo rằng:
“Đức Thế Tôn không hề nói sai, nhưng con không biết Đức Thế Tôn
vì lẽ gì nói như vậy. Nhưng mong Tôn giả nghe cho, về những pháp gì mà
con có.
“Một thời Phật du hóa tại Bệ-xá-li, trong Đại lâm. Bấy giờ con
chỉ có một số phụ nữ theo hầu hạ và đang ở trước các phụ nữ ấy, từ
Bệ-xá-li ra đi. Con đi đến khoảng giữa Đại lâm và Bệ-xá-li, chỉ để hoan
lạc với các kỹ nữ, như vị quốc vương. Rồi thì, thưa Tôn giả, con lúc bấy
giờ uống rượu say lúy túy, bỏ các phụ nữ kia ở lại đó, đi vào trong Đại
lâm. Thưa Tôn giả, con đang lúc say rượu lúy túy, từ đàng xa trông thấy
Đức Thế Tôn ở giữa rừng cây, đoan chánh đẹp đẽ như vầng trăng giữa đám
sao, ánh sáng chói lọi rực rỡ, ánh sáng như tòa núi vàng, đầy đủ tướng
tốt, oai thần nguy nga, các căn tịch tĩnh, không bị ngăn che, thành tựu
sự điều ngự, tâm vắng lặng tịch mặc. Con thấy Đức Phật rồi, lập tức tỉnh
rượu. Bạch Tôn giả, con có pháp ấy.”
Thầy Tỳ-kheo khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại nữa, bạch Tôn giả,
Sau khi tỉnh rượu, con liền đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ
dưới chân Phật rồi ngồi sang một bên. Bấy giờ Đức Thế Tôn thuyết pháp
cho con, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng
phương tiên thuyết pháp cho con, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ
rồi, như thông lệ của chư Phật, trước hết nói về pháp đoan chánh cho
người nghe hoan duyệt; tức là nói về thí, về giới, nói pháp sanh thiên,
chê bai dục là tai hoạn, sanh tử là ô uế, khen ngợi vô dục là vi diệu,
đạo phẩm thanh tịnh trong trắng. Sau khi Đức Thế Tôn nói những pháp ấy
cho con rồi, Phật biết con có tâm hoan hỷ, tâm cụ túc, tâm nhu nhuyến,
tâm nhẫn nại, tâm thăng tấn, tâm chuyên nhất, tâm không nghi, tâm không
bị che lấp, có khả năng, có sức mạnh, có thể kham thọ Chánh pháp. Rồi
như thông lệ của chư Phật, ngài nói về pháp yếu chân chánh, Đức Thế
Tôn thuyết cho con nghe về Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Lúc ấy con, ngay trên
chỗ ngồi, thấy được bốn Thánh đế, là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng như vải
trắng dễ nhuộm thành màu, con cũng giống như vậy, ngay nơi chỗ ngồi thấy
được bốn Thánh đế, là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Bạch Tôn giả, con có pháp
ấy.”
Thầy Tỳ-kheo khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại nữa,
bạch Tôn giả, con thấy pháp, giác ngộ pháp, đắc pháp bạch tịnh, đoạn trừ
nghi, vượt qua hoặc, không còn tôn sùng người khác, không còn theo
người khác, không còn do dự, đã trụ nơi quả chứng, được vô sở úy đối với
giáo pháp của Đức Thế Tôn. Bạch Tôn giả, lúc ấy, con liền từ chỗ ngồi
đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật thưa rằng: ‘Bạch Thế Tôn, hôm
nay con tự thân xin quy y Phật, quy y Pháp và Chúng Tỳ-kheo, mong Đức
Thế Tôn nhận con là Ưu-bà-tắc, bắt đầu từ hôm nay cho đến trọn đời, xin’
tự thân quy y cho đến khi mạng chung. Bạch Thế Tôn, từ nay con xin theo
Đức Thế Tôn trọn đời, lấy phạm hạnh làm đầu, thọ trì năm giới’. Bạch
Tôn giả, từ khi con theo Đức Thế Tôn, trọn đời lấy phạm hạnh làm đầu,
thọ trì năm giới, chưa từng biết mình đã phạm giới. Bạch Tôn giả,
con có pháp ấy.
Thầy Tỳ-kheo khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại nữa,
bạch Tôn giả, bấy giờ sau khi con theo Đức Thế Tôn, trọn đời lấy phạm
hạnh làm đầu, thọ trì năm giới rồi, cúi đầu nhiễu quanh Phật ba vòng rồi
ra về. Trở về nhà, con liền tập trung các phụ nữ, rồi nói rằng:
“– Các ngươi biết không? Ta đã theo Đức Thế Tôn trọn đời lấy phạm
hạnh làm đầu, thọ trì năm giới. Các ngươi nếu còn muốn được sống ở nơi
đây thì có thể ở và làm việc bố thí tạo phước. Nếu không muốn ở, ai về
nhà nấy. Nếu các ngươi muốn có chồng thì ta sẽ gả chồng cho.
“Bấy giờ người vợ cả thưa với con rằng:
“– Nếu tôn ông đã theo Đức Phật, trọn đời lấy phạm hạnh làm đầu, thọ trì năm giới, thì nên đem tôi gả cho người đàn ông kia.
“Con bấy giờ gọi người đàn ông kia đến, tay trái cầm tay người vợ cả, tay phải bưng chậu nước bằng vàng, bảo người kia rằng:
“– Nay ta đem người vợ cả này cho ngươi làm vợ.
“Người ấy nghe rồi, liền vì quá sợ hãi, nên lông trong thân đều dựng đứng, thưa với con rằng:
“– Thưa Trưởng giả, ngài muốn giết tôi chăng? Ngài muốn giết tôi chăng?”
“Con nói với người ấy rằng:
“– Ta không giết ngươi đâu. Vì ta đã theo Phật trọn đời lấy phạm
hạnh làm đầu, thọ trì năm giới, do đó ta sẽ đem người vợ cả này cho ông
làm vợ.
“Thưa Tôn giả, con đã cho người vợ cả này và ngay trong khi cho đó, hoàn toàn không có lòng hối tiếc.”
Thầy Tỳ-kheo khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại nữa, bạch Tôn giả, khi con đến chúng viên[08],
nếu trước hết mà gặp một vị Tỳ-kheo nào, con liền đảnh lễ. Nếu vị
Tỳ-kheo ấy kinh hành, thì con cũng kinh hành. Nếu vị ấy ngồi, con cũng
ngồi theo một bên, ngồi rồi nghe pháp. Vị Tôn giả ấy thuyết pháp cho con
nghe; con cũng thuyết pháp cho vị Tôn giả ấy nghe. Vị Tôn giả ấy vấn sự
con, con cũng vấn sự vị Tôn giả ấy. Vị Tôn giả ấy trả lời câu hỏi của
con, con cũng trả lời vị Tôn giả ấy. Con nhớ chưa từng có lần nào con
khinh mạn các vị Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão, trung hay hạ. Bạch Tôn
giả, con có pháp ấy.
Thầy Tỳ-kheo khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại nữa,
bạch Tôn giả, khi con ở giữa chúng Tỳ-kheo, hành sự bố thí, thì có chư
Thiên trụ giữa hư không bảo con rằng: ‘Này Trưởng giả, đây là vị
A-la-hán, đây là vị Hướng A-la-hán, đây là vị A-na-hàm, đây là vị Hướng
A-na-hàm, đây là vị Tư-đà-hàm, đây là vị Hướng Tư-đà-hàm, đây là vị
Tu-đà-hoàn, đây là vị Hướng Tu-đà-hoàn. Vị này tinh tấn, vị này không
tinh tấn’. Bạch Tôn giả, khi con cúng thí cho đại chúng Tỳ-kheo, con nhớ
chưa từng có ý phân biệt. Bạch Tôn giả, con có pháp ấy.”
Thầy Tỳ-kheo khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại nữa,
bạch Tôn giả, khi con hành sự bố thí ở trong chúng Tỳ-kheo, có chư Thiên
trên hư không bảo con rằng: ‘Này Trưởng giả, có Đức Như Lai, vô Sở
Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn khéo thuyết, và Thánh chúng
của Như Lai khéo thú hướng’. Bạch Tôn giả, con không do vi trời kia mà
có tín, không do vị trời kia mà dục lạc, không nghe theo vị kia, nhưng
con tự có tịnh trí để biết Đức Như Lai, Vôâ Sở Trước, Đẳng Chánh Giác,
Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, và Thánh chúng của Như Lai khéo thú
hướng. Bạch Tôn giả, con có pháp ấy.”
Thầy Tỳ-kheo khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại nữa,
bạch Tôn giả, Đức Phật có nói về năm hạ phần kiết, tức tham dục, sân
nhuế, thân kiến, giới thủ, và nghi. Con thấy năm kiết sử ấy, hoàn toàn
không có một kiết sử nào còn trói buộc con thác sanh vào bào thai, trở
lại thế gian này. Bạch Tôn giả con có pháp ấy.
Thầy Tỳ-kheo khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
Trưởng giả liền thưa với thầy Tỳ-kheo rằng:
“Mong Tôn giả ở lại đây thọ thực. Tỳ-kheo im lặng nhận lời. Sau
khi biết Tỳ-kheo đã im lặng nhận lời, Trưởng giả Úc-già liền từ chỗ ngồi
đứng dậy, tự mình múc nước rửa tay, rồi đem tất cả rất nhiều món ăn
cứng và mềm rất mỹ, diệu tinh khiết, ngon lành, tự tay hầu sớt, để cho
Tỳ-kheo ăn được no đủ. Ăn xong, dọn cất đồ đạc và dùng nước rồi, lấy một
giường nhỏ ngồi riêng để nghe pháp.
Thầy Tỳ-kheo thuyết pháp cho Trưởng giả, khuyến giáo, khích lệ,
làm cho hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho ông,
khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi, Tỳ-kheo liền từ chỗ ngồi
đứng dậy mà đi. Đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi ngồi
sang một bên, rồi đem trình bày đầy đủ lại cuộc thảo luận giữa thầy và
Trưởng giả Úc-già lên Đức Phật.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các thầy Tỳ-kheo rằng:
“Ta vì lẽ ấy mà khen ngợi tán thán Trưởng giả Úc-già có tám pháp vị tằng hữu.”
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01]
Tương đương Pāli: A. Viii, 21-22 Ugga. Úc-già Trưởng giả: Ugga
gahapati. Có hai vị cùng tên. Vị Trưởng giả ở Vesali (Pāli:
Ugga-gahapati Vesālika), được tán thán trong kinh 39 sau. Theo nội dung,
vị Ugga (Pāli: Ugga-gahapati
- [02] Du
Bệ-xá-li, trú Đại lâm trung 遊 鞞 舍 離 住 大 林 中. Pāli: Vesāliyaṃ viharati
Mahānava Kūṭāgārasālāyaṃ, trú ở Vesāli, trong giảng đường Trùng các,
trong rừng Đại lâm. Nhưng theo nội dung, có lẽ Phật đang trú tại làng
Hatthi giữa những người Vajji.
- [03] Úc-già Trưởng giả 郁 伽 長 者. Pāli: Ugga-gahapati.
- [04] Bản Pāli: Tại Nāgavana, nơi hưởng lạc của ông gần Hatthigama.
- [05] Hán:
chư Phật thuyết Chánh pháp yếu 諸 佛 說 正 法 要. Pāli: Buddhānaṃ
sāmukkaṃsikā dhammadesanā, sự thuyết pháp rất đặc sắc của chư Phật.
- [06] Ông
phát nguyện tuyệt dục. Bản Hán: phạm hạnh vi thủ, thọ trì ngũ giới 梵 行 為
首 受 持 五 戒. Bản Pāli: brahmacariyapañcamāni ca sikkhāpādāni samādiyiṃ,
và thọ trì học xứ thứ năm là (?) phạm hạnh.
- [07] Hán: chư phụ nhân 諸 婦 人. Pāli: catasso komāriyo pajāpatiyo, bốn người vợ trẻ.
- [08]
Hán: chúng viên 眾 園. Pāli: saṃghārama, công viên hay tịnh viên của Tăng.
-ooOoo-
39. KINH ÚC-GIÀ TRƯỞNG GIẢ (II)[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời sau khi Phật nhập Niết-bàn không bao lâu, có một số đông
Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão du hóa tại Bệ-xá-li, ở bên dòng sông Di
hầu, tại ngôi lầu cao.
Bấy giờ Trưởng giả Úc-già[02]
tổ chức đại bố thí như sau: Đãi ăn cho những khách từ phương xa đến,
đãi ăn cho các hành khách, các bệnh nhân và các người nuôi bệnh; thường
dọn cháo, thường dọn cơm, cung cấp cho người trông nom tăng viện; thường
mời đại chúng gồm hai mươi vị Tỳ-kheo đến thọ thực, cứ mỗi năm ngày đều
có mời chúng Tỳ-kheo đến ăn. Ông tổ chức đại bố thí như vậy.
Trên biển lại còn có một chiếc tàu buồm lớn chở đầy hàng hóa trở về, giá trị đến trăm ngàn, vừa bị chìm mất.
Số đông Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão nghe Trưởng giả Úc-già tổ
chức đại bố thí như sau: Đãi ăn cho những khách từ phương xa đến, đãi ăn
cho các hành khách, các bệnh nhân và các người nuôi bệnh; thường dọn
cháo, thường dọn cơm, cung cấp cho người trông nom tăng viện; thường mời
đại chúng gồm hai mươi vị Tỳ-kheo đến thọ thực, cứ mỗi năm ngày đều có
mời chúng Tỳ-kheo đến ăn.
Các vị ấy nghe rồi bàn luận với nhau rằng:
“Này chư Hiền, vị nào có thể đến nói với với Trưởng giả Úc-già
rằng: ‘Này Trưởng giả, nên thôi, chớ bố thí nữa. Sau này Trưởng giả sẽ
tự biết’?”
Rồi các vị ấy nghĩ như vầy: “Tôn giả A-nan là thị giả của Phật,
nhận được sự chỉ giáo của Đức Thế Tôn; được Phật và các vị đồng phạm
hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả A-nan có thể đến nói với Trưởng giả
Úc-già rằng: ‘Này Trưởng giả, nên thôi, chớ bố thí nữa. Sau này Trưởng
giả sẽ tự biết’.”
“– Này chư Hiền, chúng ta nên cùng nhau đến Tôn giả A-nan trình
bày sự việc như thế.” Bấy giờ số đông Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão đi
đến chỗ Tôn giả A-nan, cùng nhau chào hỏi, rồi ngồi sang một bên thưa
rằng:
“Thưa Hiền giả A-nan, ngài có biết không? Trưởng giả Úc-già tổ
chức đại bố thí như sau: đãi ăn cho những khách từ phương xa đến, đãi ăn
cho các hành khách, các bệnh nhân và các người nuôi bệnh; thường dọn
cháo, thường dọn cơm, cung cấp cho người trông nom tăng viện; thường mời
đại chúng gồm hai mươi vị Tỳ-kheo đến thọ thực, cứ mỗi năm ngày đều có
mời chúng Tỳ-kheo đến ăn. Ông tổ chức đại bố thí như vậy. Trên biển lại
còn có một chiếc tàu buồm lớn chở đầy hàng hóa trở về, giá trị đến trăm
ngàn, vừa bị chìm mất. Chúng tôi cùng bàn luận với nhau như thế này: vị
nào có thể đến nói với với Trưởng giả Úc-già rằng ‘Này Trưởng giả, nên
thôi, chớ bố thí nữa. Sau này Trưởng giả sẽ tự biết’? Lại nghĩ như vầy:
Tôn giả A-nan là thị giả của Phật, nhận được sự chỉ giáo của Đức
Thế Tôn; được Phật và các vị đồng phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn
giả A-nan có thể đến nói với Trưởng giả Úc-già rằng ‘Này Trưởng giả, nên
thôi, chớ bố thí nữa. Sau này Trưởng giả sẽ tự biết’. Này Hiền giả
A-nan, ngài có thể đến bảo với Trưởng giả Úc-già rằng ‘Này Trưởng giả,
nên thôi, chớ bố thí nữa. Sau này Trưởng giả sẽ tự biết Trưởng giả’.”
Tôn giả A-nan thưa với các Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão rằng:
“Thưa các Tôn giả, Trưởng giả Úc-già tính tình nghiêm nghị; nếu
tôi tự tiện nói thì biết đâu làm Trưởng giả không vui. Thưa các ngài,
tôi đại diện cho ai để nói đây?”
Các Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão trả lời rằng:
“Hiền giả nên xưng là chúng Tỳ-kheo bảo như vậy. Sau khi ngài xưng là chúng Tỳ-kheo bảo vậy, ông ấy sẽ không còn nói gì nữa.”
Tôn giả A-nan liền im lặng nhận lời các vị Tỳ-kheo thượng tôn
trưởng lão. Bấy giờ các Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão biết Tôn giả A-nan
im lặng nhận lời rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi quanh Tôn giả A-nan
rồi ai về chỗ ấy. Sau khi đêm qua vào lúc hừng sáng, Tôn giả A-nan khoác
y, cầm bát đi đến nhà Trưởng giả Úc-già. Trưởng giả Úc-già thấy Tôn giả
A-nan từ xa đi lại, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa áo chắp
tay hướng về Tôn giả A-nan thưa rằng:
“Kính chào Tôn giả A-nan, Tôn giả từ lâu không đến đây. Mời ngồi lên giường này.”
Tôn giả A-nan liền ngồi lên giường ấy. Trưởng giả Úc-già đảnh lễ
dưới chân Tôn giả A-nan, rồi ngồi sang một bên. Tôn giả A-nan bảo rằng:
“Trưởng giả có biết không? Trưởng giả đã tổ chức đại bố thí như
sau: đãi ăn cho những khách từ phương xa đến, đãi ăn cho các hành khách,
các bệnh nhân và các người nuôi bệnh; thường dọn cháo, thường dọn cơm,
cung cấp cho người trông nom tăng viện; thường mời đại chúng gồm hai
mươi vị Tỳ-kheo đến thọ thực, cứ mỗi năm ngày đều có mời chúng Tỳ-kheo
đến ăn. Trưởng giả tổ chức đại bố thí như vậy. Trên biển lại còn có một
chiếc tàu buồm lớn chở đầy hàng hóa trở về, giá trị đến trăm ngàn, vừa
bị chìm mất. Này Trưởng giả, nên thôi, chớ bố thí nữa. Sau này Trưởng
giả sẽ tự biết.”
Trưởng giả thưa rằng:
“Bạch Tôn giả A-nan, đây là lời nói của ai vậy?”
Tôn giả A-nan đáp rằng:
“Này Trưởng giả, tôi truyền lại lời của chúng Tỳ-kheo.”
Trưởng giả thưa rằng:
“Nếu Tôn giả A-nan truyền lại lời của chúng Tỳ-kheo, thì không có
gì phải luận. Còn nếu tự mình nói như vậy thì có thể làm cho con rất
không được vừa lòng. Bạch Tôn giả A-nan, nếu con có thí xả như thế, có
huệ thí như thế, dù tất cả tài vật đều khô cạn, cũng chỉ làm cho con mãn
nguyện thôi. Giống như ý nguyện của Chuyển luân vương vậy.
Tôn giả A-nan hỏi rằng:
“Này Trưởng giả, thế nào là ý nguyện của Chuyển luân vương?”
Trưởng giả đáp:
“Bạch Tôn giả A-nan, người nghèo trong thôn nghĩ như vầy: ‘Mong
sao ta trở nên giàu nhất trong thôn’. Đó là ý nguyện của người ấy. Người
giàu trong thôn nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta trở nên giàu nhất trong ấp’.
Đó là ý nguyện của người đó. Người giàu trong ấp suy nghĩ như vầy:
‘Mong sao ta giàu nhất trong thành’. Đó là ý nguyện của người ấy. Người
giàu trong thành nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta làm được chức tông chánh
trong thành’. Đó là ý nguyện của người ấy. Vị tông chánh trong thành
nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta làm được quan quốc tướng. Đó là ý nguyện của
người ấy. Quan quốc tướng suy nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta làm được vị
tiểu vương’. Đó là ý nguyện của người ấy. Vị tiểu vương suy nghĩ như
vầy: ‘Mong sao ta làm được Chuyển luân vương’. Đó là ý nguyện của người
ấy.
Vị Chuyển luân vương suy nghĩ như vầy: ‘Mong sao ta làm được điều mà
một thiện nam tử[03]
có thể làm, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình,
sống không gia đình, xuất gia học đạo để thành tựu phạm hạnh vô thượng,
tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu và an trụ, biết như thật rằng:
‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn
tái sanh nữa’. Đó là ý nguyện Chuyển luân vương.
“Bạch Tôn giả A-nan, nếu con có thí xả như thế, có huệ thí như
thế, dù cho tất cả tài vật đều khô cạn, cũng chỉ làm cho con mãn nguyện
thôi, như thế là ý nguyện của vị Chuyển luân vương. Bạch Tôn giả A-nan,
con có pháp ấy.”
Tôn giả A-nan khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại nữa,
bạch Tôn giả A-nan, khi con đến chúng viên, nếu trước hết mà gặp một vị
Tỳ-kheo nào, con liền đảnh lễ. Nếu vị Tỳ-kheo ấy kinh hành, thì con cũng
kinh hành. Nếu vị ấy ngồi, con cũng ngồi theo một bên, ngồi rồi nghe
pháp. Vị Tôn giả ấy thuyết pháp cho con nghe; con cũng thuyết pháp cho
vị Tôn giả ấy nghe. Vị Tôn giả ấy vấn sự con, con cũng vấn sự vị Tôn giả
ấy. Vị Tôn giả ấy trả lời câu hỏi của con, con cũng trả lời vị Tôn giả
ấy. Con nhớ chưa từng có lần nào con khinh mạn các vị Tỳ-kheo thượng tôn
trưởng lão, trung hay hạ. Bạch Tôn giả A-nan, con có pháp ấy.”
Tôn giả A-nan khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả A-nan, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại
nữa, bạch Tôn giả A-nan, khi con ở giữa chúng Tỳ-kheo, hành sự bố thí,
thì có chư Thiên trụ giữa hư không bảo con rằng: ‘Này Trưởng giả, đây là
vị A-la-hán, đây là vị Hướng A-la-hán, đây là vị A-na-hàm, đây là vị
Hướng A-na-hàm, đây là vị Tư-đà-hàm, đây là vị Hướng Tư-đà-hàm, đây là
vị Tu-đà-hoàn, đây là vị Hướng Tu-đà-hoàn. Vị này tinh tấn, vị này không
tinh tấn’. Bạch Tôn giả, khi con cúng thí cho đại chúng Tỳ-kheo, con
nhớ chưa từng có ý phân biệt. Bạch Tôn giả A-nan, con có pháp ấy.”
Tôn giả A-nan khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả A-nan, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại
nữa, bạch Tôn giả, khi con hành sự bố thí ở trong chúng Tỳ-kheo, có chư
Thiên trên hư không bảo con rằng: ‘Này Trưởng giả, có Đức Như Lai, Vô Sở
Trước, Đẳng Chánh Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, và Thánh chúng
của Như Lai khéo thú hướng’. Bạch Tôn giả, con không do vi trời kia mà
có tín, không do vị trời kia mà dục lạc, không nghe theo vị kia, nhưng
con tự có tịnh trí để biết Đức Như Lai, Vôâ Sở Trước, Đẳng Chánh Giác,
Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, và Thánh chúng của Như Lai khéo thú
hướng. Bạch Tôn giả, con có pháp ấy.”
Tôn giả A-nan khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
“Bạch Tôn giả A-nan, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại
nữa, bạch Tôn giả A-nan, con ly dục, ly ác bất thiện pháp, v.v..., cho
đến, thành tựu và an trụ[01]. Bạch Tôn giả A-nan, con có pháp ấy.”
Tôn giả A-nan khen rằng:
“Này Trưởng giả, nếu ông có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.”
Rồi thì, Trưởng giả Úc-già liền thưa với Tôn giả A-nan rằng:
“Tôn giả A-nan, mời ở lại đây thọ thực.”
Tôn giả A-nan im lặng nhận lời mời của Trưởng giả Úc-già. Sau khi
biết Tôn giả A-nan đã im lặng nhận lời, Trưởng giả Úc-già liền từ chỗ
ngồi đứng dậy, tự mình múc nước rửa tay, rồi đem tất cả rất nhiều món ăn
cứng và mềm rất mỹ diệu tinh khiết, ngon lành, tự tay hầu sớt, để cho
Tôn giả ăn được no đủ. Ăn xong, dọn cất đồ đạc và dùng nước rồi, lấy một
giường nhỏ ngồi riêng để nghe pháp.
Tôn giả A-nan thuyết pháp cho Trưởng giả, khuyến giáo, khích lệ,
làm cho hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiẹân thuyết pháp cho ông,
khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi, Tôn giả liền từ chỗ ngồi
đứng dậy mà đi.
Tôn giả A-nan thuyết pháp như vậy. Trưởng giả Úc-già sau khi nghe Tôn giả A-nan thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Không thấy Pāli tương đương. Xem cht.1, Kinh số 38 trên.
- [02] Có lẽ Pāli: Ugga-gahapi Vesālika, gia chủ Ugga, người Vesāli.
- [03] Hán: tộc tánh tử 族 姓 子. Pāli: kulaputta.
-ooOoo-
40. KINH THỦ TRƯỞNG GIẢ (I)[1]
Tôi nghe như vầy:
Môt thời Phật du hóa tại A-la-bệ Già-la[02],
trong Hòa lâm.
Bấy giờ Thủ Trưởng giả[03],
cùng với năm trăm Đại trưởng giả đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới
chân Phật rồi ngồi sang một bên. Năm trăm Trưởng giả cũng cúi đầu đảnh
lễ dưới chân Phật rồi ngồi sang một bên.
Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Này Thủ Trưởng giả, nay ông có một chúng rất đông này, Trưởng giả, ông dùng phương pháp gì để nhiếp hóa đại chúng này?”
Bấy giờ Thủ Trưởng giả thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, có bốn sự nhiếp[04], như Đức Thế Tôn đã dạy. Một là huệ thí, hai là ái ngôn, ba là dĩ lợi, bốn là đẳng lợi[05].
Bạch Thế Tôn, con dùng bốn phương pháp ấy để nhiếp hóa đồ chúng này,
hoặc là dùng bố thí, hoặc là dùng ái ngôn, hoặc là dùng lợi, hoặc là
dùng đẳng lợi.
Đức Thế Tôn khen rằng:
“Lành thay! Lành thay! Này Thủ Trưởng giả, ông có thể bằng như
pháp ấy mà nhiếp hóa đại chúng, lại bằng như môn ấy mà nhiếp hóa đại
chúng, lại bằng như nhân duyên mà nhiếp hóa đại chúng[06]. Này Thủ Trưởng giả, nếu trong quá khứ có Sa-môn, Phạm chí nào[07], bằng như pháp mà nhiếp hóa đại chúng, tất cả những sự nhiếp hóa đấy đều hoàn toàn[08]
ở trong bốn sự nhiếp này. Này Thủ Trưởng giả, nếu trong vị lai có
Sa-môn, Phạm chí nào bằng như pháp nhiếp hóa đại chúng, tất cả những sự
nhiếp hóa ấy hoàn toàn ở trong bốn sự nhiếp này. Này Thủ Trưởng Giả, nếu
trong hiện tại có Sa-môn, Phạm chí nào bằng như pháp nhiếp hóa đại
chúng, tất cả những
pháp ấy đều hoàn toàn ở trong bốn sự nhiếp này.
Bấy giờ Đức Thế Tôn thuyết pháp cho Thủ Trưởng giả, khuyến giáo,
khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiẹân thuyết
pháp cho ông, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi, Ngài ngồi im
lặng.
Bấy giờ, sau khi được Đức Thế Tôn thuyết pháp cho, khuyến giáo,
khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi, Thủ Trưởng giả liền từ chỗ ngồi đứng dậy,
đảnh lễ Đức Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra đi.
Trở về nhà, khi từ cổng ngoài, nếu có gặp người nào, ông đều
thuyết pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Khi đến trong
cổng ngõ giữa, cổng nhỏ trong nhà và đến bên trong nhà, nếu gặp người
nào ông đều thuyết pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau
khi vào nhà, trải giường, ngồi kiết già, tâm câu hữu với từ, biến mãn
một phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy,
thượng hạ, biến khắp tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không nhuế,
không oán, không tránh, rộng lớn bao la vô lượng, khéo tu tập, biến mãn
tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, với bi và hỷ; tâm câu
hữu với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng lớn bao
la, khéo tu tập biến mãn tất cả thế gian thành tựu và an trụ.
Bấy giờ chư Thiên ở cõi Tam thập tam thiên tập trung tại pháp đường xuýt xoa khen ngợi Thủ Trưởng giả.
“Này chư Hiền, Thủ Trưởng giả có đại thiện lợi, đại công đức. Vì
sao thế? Này chư Hiền, Thủ Trưởng giả ấy, sau khi được Đức Phật thuyết
pháp, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi, ông liền từ chỗ ngồi
đứng dậy đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra đi. Trở về nhà, khi từ
cổng ngoài, nếu có gặp người nào, ông đều thuyết pháp cho, khuyến giáo,
khích lệ, làm cho hoan hỷ. Khi đến trong cổng ngõ giữa, cổng nhỏ trong
nhà và đến bên trong nhà, nếu gặp người nào ông đều thuyết pháp cho,
khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau khi vào nhà, trải giường,
ngồi kiết già, tâm câu hữu với từ, biến mãn một phương, thành tựu và an
trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy, thượng hạ, biến khắp tất cả,
tâm câu hữu với từ, không kết, không nhuế, không oán, không tránh,
rộng lớn bao la vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian,
thành tựu và an trụ. Cũng vậy, với bi và hỷ; tâm câu hữu với xả, không
kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng lớn bao la, khéo tu tập,
biến mãn tất cả thế gian thành tựu và an trụ.”
Bấy giờ, Tỳ-sa-môn Đại thiên vương, sắc tượng nguy nga, ánh sáng
rực rỡ, lúc đêm gần về sáng, đi đến nhà Thủ Trưởng giả, nói rằng:
“Này Trưởng giả, ông có đại thiện lợi, có đại công đức. Vì sao
thế? Hôm nay ở cõi Tam thập tam thiên vì Trưởng giả mà tập trung tại
pháp đường xuýt xoa khen ngợi: ‘Thủ Trưởng giả ấy có đại thiện lợi, có
đại công đức. Vì sao thế? Này chư Hiền, vì Thủ Trưởng giả ấy, sau khi
được Đức Phật thuyết pháp, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi,
ông liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra
đi. Trở về nhà, khi từ cổng ngoài, nếu có gặp người nào, ông đều thuyết
pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Khi đến trong cổng ngõ
giữa, cổng nhỏ trong nhà và đến bên trong nhà, nếu gặp người nào ông
đều thuyết pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau khi vào
nhà, trải giường, ngồi kiết già, tâm câu hữu với từ, biến mãn một
phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy,
thượng hạ, biến khắp tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không nhuế,
không oán, không tránh, rộng lớn bao la vô lượng, khéo tu tập, biến mãn
tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, với bi và hỷ; tâm câu
hữu với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng lớn bao
la, khéo tu tập biến mãn tất cả thế gian thành tựu và an trụ’.”
Bấy giờ Thủ Trưởng giả im lặng không nói gì cả; không ngắm, không
nhìn Tỳ-sa-môn Đại thiên vương. Vì sao thế? Vì tôn trọng định tâm và để
thủ họâ định tâm của mình.
Bấy giờ Đức Thế Tôn ở giữa vô lượng trăm nghìn đại chúng, khen ngợi Thủ Trưởng giả:
“Thủ Trưởng giả có bảy pháp vị tằêng hữu. Sau khi Ta thuyết pháp
cho Thủ Trưởng giả ấy, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi, ông
liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Ta, nhiễu quanh ba vòng rồi ra đi. Trở
về nhà, khi từ cổng ngoài, nếu có gặp người nào, ông đều thuyết pháp
cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Khi đến trong cổng ngõ
giữa, cổng nhỏ trong nhà và đến bên trong nhà, nếu gặp người nào ông đều
thuyết pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau khi vào
nhà, trải giường, ngồi kiết già, tâm câu hữu với từ, biến mãn một
phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy,
thượng hạ, biến khắp tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không nhuế,
không oán, không tránh, rộng lớn bao la vô lượng, khéo tu tập, biến mãn
tất cả
thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, với bi và hỷ; tâm câu hữu
với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng lớn bao la,
khéo tu tập biến mãn tất cả thế gian thành tựu và an trụ.
“Hôm nay chư Thiên ở Tam thập tam thiên vì Trưởng già ấy mà tập
trung ở pháp đường để khen ngợi: ‘Thủ Trưởng giả có đại thiện lợi, đại
công đức. Vì sao thế? Này chư Hiền, Thủ Trưởng giả ấy, sau khi được Đức
Phật thuyết pháp, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi, ông liền
từ chỗ ngồi dứng dậy đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra đi. Trở về
nhà, khi từ cổng ngoài, nếu có gặp người nào, ông đều thuyết pháp cho,
khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Khi đến trong cổng ngõ giữa,
cổng nhỏ trong nhà và đến bên trong nhà, nếu gặp người nào ông đều
thuyết pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau khi vào
nhà, trải giường, ngồi kiết già, tâm câu hữu với từ, biến mãn một
phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy,
thượng hạ,
biến khắp tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không nhuế, không
oán, không tránh, rộng lớn bao la vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả
thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, với bi và hỷ; tâm câu hữu với
xả, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng lớn bao la, khéo
tu tập biến mãn tất cả thế gian thành tựu và an trụ’.
“Hôm nay Tỳ-sa-môn Đại thiên vương, sắc tượng nguy nga, ánh sáng rực rỡ, lúc đêm gần về sáng, đi đến nhà Thủ Trưởng giả, nói:
“– Này Trưởng giả, ông có đại thiện lợi, có đại công đức. Vì sao
thế? Hôm nay ở cõi Tam thập tam thiên vì Trưởng giả mà tập trung tại
pháp đường xuýt xoa khen ngợi: ‘Thủ Trưởng giả ấy có đại thiện lợi, có
đại công đức. Vì sao thế? Này chư Hiền, vì Thủ Trưởng giả ấy, sau khi
được Đức Phật thuyết pháp, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi,
ông liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra
đi. Trở về nhà, khi từ cổng ngoài, nếu có gặp người nào, ông đều thuyết
pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Khi đến trong cổng ngõ
giữa, cổng nhỏ trong nhà và đến bên trong nhà, nếu gặp người nào ông
đều thuyết pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau khi vào
nhà, trải giường, ngồi kiết già, tâm câu hữu với từ, biến mãn một
phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy,
thượng hạ, biến khắp tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không nhuế,
không oán, không tránh, rộng lớn bao la vô lượng, khéo tu tập, biến mãn
tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, với bi và hỷ; tâm câu
hữu với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng lớn bao
la, khéo tu tập biến mãn tất cả thế gian thành tựu và an trụ’.”
Bấy giờ có một Tỳ-kheo, sau khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm,
khoác y ôm bát đến nhà Thủ Trưởng giả. Thủ Trưởng giả từ xa trông thấy
Tỳ-kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về thầy Tỳ-kheo mà
thưa:
“Kính chào Tôn giả! Tôn giả đã lâu không đến đây. Mời ngồi trên giường này.”
Lúc đó Tỳ-kheo liền ngồi trên giường đó. Thủ Trưởng giả đảnh lễ dưới chân Tỳ-kheo, rồi ngồi sang một bên. Tỳ-kheo nói:
“Này Trưởng giả, ông có đại thiện lợi, đại công đức. Vì sao thế?
Đức Thế Tôn vì ông ở giữa vô lượng trăm ngàn đại chúng mà khen ngợi Thủ
Trưởng giả: ‘Thủ Trưởng giả có bảy pháp vị tằêng hữu. Sau khi Ta thuyết
pháp cho Thủ Trưởng giả ấy, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi,
ông liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Ta, nhiễu quanh ba vòng rồi ra đi.
Trở về nhà, khi từ cổng ngoài, nếu có gặp người nào, ông đều thuyết
pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Khi đến trong cổng ngõ
giữa, cổng nhỏ trong nhà và đến bên trong nhà, nếu gặp người nào ông
đều thuyết pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau khi vào
nhà, trải giường, ngồi kiết già, tâm câu hữu với từ, biến mãn một
phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy,
thượng hạ, biến khắp tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không
nhuế, không oán, không tránh, rộng lớn bao la vô lượng, khéo tu tập,
biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, với bi và hỷ;
tâm câu hữu với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng
lớn bao la, khéo tu tập biến mãn tất cả thế gian thành tựu và an trụ.
“Hôm nay chư Thiên ở Tam thập tam thiên vì Trưởng già ấy mà tập
trung ở pháp đường để khen ngợi: ‘Thủ Trưởng giả có đại thiện lợi, đại
công đức. Vì sao thế? Này chư Hiền, Thủ Trưởng giả ấy, sau khi được Đức
Phật thuyết pháp, khuyến giáo, khích lệ, làm cho cho hoan hỷ rồi, ông
liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra đi.
Trở về nhà, khi từ cổng ngoài, nếu có gặp người nào, ông đều thuyết pháp
cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Khi đến trong cổng ngõ
giữa, cổng nhỏ trong nhà và đến bên trong nhà, nếu gặp người nào ông đều
thuyết pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau khi vào
nhà, trải giường, ngồi kiết già, tâm câu hữu với từ, biến mãn một
phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy,
thượng
hạ, biến khắp tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không nhuế,
không oán, không tránh, rộng lớn bao la vô lượng, khéo tu tập, biến mãn
tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, với bi và hỷ; tâm câu
hữu với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng lớn bao
la, khéo tu tập biến mãn tất cả thế gian thành tựu và an trụ’.
“Hôm nay Tỳ-sa-môn Đại thiên vương, sắc tượng nguy nga, ánh sáng rực rỡ, lúc đêm gần về sáng, đi đến nhà Thủ Trưởng giả, nói:
“– Này Trưởng giả, ông có đại thiện lợi, có đại công đức. Vì sao
thế? Hôm nay ở cõi Tam thập tam thiên vì Trưởng giả mà tập trung tại
pháp đường xuýt xoa khen ngợi: ‘Thủ Trưởng giả ấy có đại thiện lợi, có
đại công đức. Vì sao thế? Này chư Hiền, vì Thủ Trưởng giả ấy, sau khi
được Đức Phật thuyết pháp, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi,
ông liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra
đi. Trở về nhà, khi từ cổng ngoài, nếu có gặp người nào, ông đều thuyết
pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Khi đến trong cổng ngõ
giữa, cổng nhỏ trong nhà và đến bên trong nhà, nếu gặp người nào ông
đều thuyết pháp cho, khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Sau khi vào
nhà, trải giường, ngồi kiết già, tâm câu hữu với từ, biến mãn một
phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy,
thượng hạ, biến khắp tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không nhuế,
không oán, không tránh, rộng lớn bao la vô lượng, khéo tu tập, biến mãn
tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, với bi và hỷ; tâm câu
hữu với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng lớn bao
la, khéo tu tập biến mãn tất cả thế gian thành tựu và an trụ.
“Bấy giờ Thủ Trưởng giả im lặng không nói gì cả, không ngắm,
không nhìn Tỳ-sa-môn Đại thiên vương. Vì sao thế? Vì tôn trọng định tâm
và để thủ hộ địng tâm của mình.”
Bấy giờ Thủ Trưởng giả thưa với thầy Tỳ-kheo rằng:
“Bạch Tôn giả lúc bấy giờ không có người bạch y nào chăng?”
Tỳ-kheo đáp:
“Không có người bạch y nào.”
Và hỏi lại:
“Nếu có người bạch y thì sẽ có sai lầm gì?”
Trưởng giả đáp:
“Bạch Tôn giả, hoặc có người không tin lời của Đức Thế Tôn; người ấy sẽ ấy sẽ vĩnh viễn bất nghĩa, bất nhẫn[09],
sanh vào chỗ cực ác, thọ vô lượng khổ. Nếu kẻ nào tin lời Đức Thế Tôn
người ấy do việc đó sẽ cung kính lễ bái con. Bạch Tôn giả, con cũng
không thích được như vậy. Bạch Tôn giả, mời ở lại đây thọ thực.”
Tỳ-kheo ấy im lặng nhận lời. Sau khi biết Tỳ-kheo đã im lặng nhận
lời, Trưởng giả Úc-già liền từ chỗ ngồi đứng dậy, tự mình múc nước rửa
tay, rồi đem tất cả rất nhiều món ăn cứng và mềm rất mỹ diệu tinh khiết,
ngon lành, tự tay hầu sớt, để cho Tỳ-kheo ăn được no đủ. Ăn xong, dọn
cất đồ đạc và dùng nước rồi, lấy một giường nhỏ ngồi riêng để nghe pháp.
Thầy Tỳ-kheo thuyết pháp cho Trưởng giả, khuyến giáo, khích lệ,
làm cho hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho ông,
khuyến giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ rồi, Tỳ-kheo liền từ chỗ ngồi
đứng dậy mà đi. Đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi ngồi
sang một bên, rồi đem trình bày đầy đủ lại cuộc thảo luận giữa thầy và
Thủ Trưởng giả lên Đức Phật.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các thầy Tỳ-kheo rằng:
“Ta vì cớ ấy mà khen Thủ Trưởng giả có bảy pháp vị tằng hữu. Lại
nữa, Thủ Trưởng giả có pháp vị tằng hữu thứ tám là Thủ Trưởng giả vô
cầu, vô dục.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Tương đương Pāli: A. viii. 24 Hatthaka.
- [02]
A-la-bệ Già-la 阿 邏 鞞 伽 邏. Pāli: Āḷaviyaṃ viharati Aggaḷave cetiye, trú ở
Āḷavi, trong miếu Aggaḷava. Aggaḷava, mọât ngôi miếu tại Āḷavi, Phật
thường dừng chân tại đây, và cũng tại đây Phật thiết lập một số điều
khoản trong giới bổn Tỳ-kheo. Āḷavi là một thị trấn cách Sāvatthi 30
do-tuần.
- [03] Thủ Trưởng giả 手 長 者. Pāli: Hattaka, cũng gọi là Āḷavaka, con trai của vua xứ Āḷavi.
- [04] Tứ sự nhiếp 四 事 攝, hay Tứ nhiếp pháp 四 攝 法. Pāli: Cattāri saṅgahavatthūni: dānaṃ, peyyavajjaṃ, atthacariyā, samānattatā.
- [05]
Huệ thí, ái ngôn, dĩ lợi, đẳng lợi 惠 施 愛 言 以 利 等 利. Thường nói là: Bố
thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Xem giải thích Tập Dị 9 (DTK. 1536,
tr.402c).
- [06] Hán: như pháp, như môn, như nhân duyên 如 法 如 門 如 因 緣.
- [07] Pāli: ye hi keci… bất cứ ai…
- [08] Hán: hoặc hữu dư 或 有 餘.
- [09] Hán: bất nghĩa, bất nhẫn; có lẽ phải hiểu là: không được lợi ích, không được an ổn; Pāli: na attha, na khema.
-ooOoo-
41. KINH THỦ TRƯỞNG GIẢ (II)[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại A-la-bệ Già-la, trong Hòa lâm.
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:
“Thủ Trưởng giả có tám pháp vị tằêng hữu. Những gì là tám? Thủ
Trưởng giả có thiểu dục, có tín, có tàm, có quý, có tinh tấn, có niệm,
có định, có tuệ.
“Nói Thủ Trưởng giả có thiểu dục, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả
tự thân thiểu dục, không muốn để cho người khác biết mình có thiểu dục.
Có tín, có tàm, có quý, có tinh tấn, có niệm, có tuệ Thủ Trưởng giả tự
có tuệ, không muốn cho người khác biết mình có tuệ. Nói Thủ Trưởng giả
có thiểu dục, là nhân đó mà nói.
“Nói Thủ Trưởng giả có tín, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả có lòng
tin kiên cố, tin tưởng thâm sâu nơi Như Lai, tín căn đã xác lập, hoàn
toàn không theo Sa-môn, Phạm chí, Ngoại đạo, hoặc Thiên, Ma, Phạm và tất
cả những người khác trong thế gian. Nói Thủ Trưởng giả có tín, là nhân
đó mà nói.
“Nói Thủ Trưởng giả có tàm, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả thường
hành xấu hổ, điều gì đáng xấu hổ thì biết xấu hổ, xấu hổ đối với pháp ác
bất thiện, phiền não ô uế đưa đến thọ các ác báo, tạo gốc sanh tử. Nói
Thủ Trưởng giả có tàm, là nhân đó mà nói.
“Nói Thủ Trưởng giả có quý, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả thường
thực hành sự hổ thẹn, điều nào đáng thẹn thì biết thẹn, thẹn các pháp ác
bất thiện và phiền não ô uế đưa đến thọï các ác báo, tạo gốc sanh tử.
Nói Thủ Trưởng giả có quý, là nhân đó mà nói.
“Nói Thủ Trưởng giả có tinh tấn, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả
thường thực hành sự tinh tấn, trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp, có
ý tưởng ngồi dậy[02], chuyên nhất và kiên cố, tạo gốc rễ thiện, không hề từ bỏ sự tinh cần[03]. Nói Thủ Trưởng giả có tinh tấn, là nhân đó mà nói.
“Nói Thủ Trưởng giả có niệm, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả quán nọâi thân như thân, quán nội giác, nội tâm, nội pháp như pháp[04]. Nói Thủ Trưởng giả có niệm, là nhân đó mà nói.
“Nói Thủ Trưởng giả có định, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả ly
dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và
an trụ. Nói Thủ Trưởng giả có định, là nhân đó mà nói.
“Nói Thủ Trưởng giảù có tuệ, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả tu
hành trí tuệ, quán sát sự hưng thịnh và suy tàn của các pháp; đạt được
trí tuệ như vậy, Thánh tuệ minh đặt, phân biệt rõ ràng để hoàn toàn
thoát khổ. Nói Thủ Trưởng giả có tuệ, là nhân đó mà nói.
“Nói Thủ Trưởng giả có tám pháp vị tằng hữu, là nhân đó mà nói.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Tương đương Pāli: A. Viii.23. Hatthaka. Tham chiếu Kinh 40 trên.
- [02] Tu tập quang minh tưởng.
- [03] Hán: bất xả phương tiện 不 捨 方 便.
- [04]
Quán bốn niệm xứ: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp. Pāli: kāye
kayānupasī viharati, vedanāsu vedanānupassī viharati, citte cittanupassī
viharati, dhammesu dhammānupassī viharati, sống quán thân trên thân,
sống quán thọ trên thọ, sống quán tâm trên tâm, sống quán pháp trên
pháp.
-ooOoo-