25/07/2554 23:18 (GMT+7)
(- HIDDEN -) Kinh Kim Cang là một phẩm trong Kinh Đại Bát Nhã 600 quyển. Kinh này từ đầu đến cuối đều hiển bày nghĩa ba câu, nếu đọc giả thấu suốt được nghĩa ba câu của Kinh này, thì đối với tất cả kinh đại thừa liễu nghĩa đều thấu suốt cả. |
24/07/2554 23:40 (GMT+7)
Nguyên văn chữ Hán của Kinh Viên Giác chỉ có hơn mười ba ngàn chữ mà bao gồm tất cả giáo pháp đốn tiệm của thượng căn và hạ căn. Phật dùng đủ thứ phương tiện giảng rỏ các pháp tu chứng và thiền bệnh, độc giả theo đó tu hành thì chẳng đoạ tà kiến. |
24/07/2554 23:17 (GMT+7)
Kinh Pháp-Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát. |
24/07/2554 01:03 (GMT+7)
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật. Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới. Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. |
23/07/2554 13:01 (GMT+7)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra, Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âm Hán Việt: Bàn nhược ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. |
23/07/2554 12:49 (GMT+7)
(- HIDDEN -) Quyển "Kinh Ðại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật" này là một bộ kinh rất có ý nghĩa và lợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm, khiến cho họ có được công năng chuyển hóa nghiệp chướng sâu dầy, trở nên nhẹ nhàng thanh thản, và phát tâm tinh tấn tu hành giải thoát. Bộ gồm 3 quyển: Quyển Thượng, Quyển Trung và Quyển Hạ. |
23/07/2554 12:15 (GMT+7)
Chính tôi được nghe: Một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ, tại đạo tràng Thiện Thắng. Cũng do lòng bi thiết cứu thế, hoằng pháp độ sinh, đã mất bao công gian khổ tu tập. Khi mới thành Phật, thấy vấn đề trên đối với tất cả chúng sinh khó, nên Ngài tự nghĩ rằng: "Tất cả chúng sinh mê tối thâm độc qúa, lòng dạ đảo điên, kiến thức hẹp hòi, chỉ mê theo những lối tà đạo, rất khó giáo hóa, ta có ở đời cũng vô ích, chi bằng ta vào cõi Vô Dư Niết Bàn là hơn". Thích Trung Quán (Dịch) |
23/07/2554 12:15 (GMT+7)
(- HIDDEN -) Nếu nói vì sự dấn thân mà được Phật đem chúng ta
ký thác, thì đó là sự đặc thù của đức Địa tạng mà Phật tử thì phải học tập. Đời Phật có 2 vị đại sĩ quan trọng. Một là đức Từ thị, sẽ thay Phật làm Phật.
Hai là đức Địa tạng, thay Phật mà gánh vác chúng sinh. |
23/07/2554 12:13 (GMT+7)
Duy-ma-cật bất tư nghị kinh, đấy là tên gọi chỉ cho chỗ tuyệt diệu tận cùng của huyền vi tạo hoá. Ý chỉ của nó u huyền như vực thẳm, không thể thăm dò bằng ngôn tượng. Đạo lý ấy siêu việt ba không, không phải là chỗ luận nghị của Nhị thừa. Khi biểu lộ thì vượt lên trên quần số; là cảnh giới dứt tuyệt hữu tâm. Mịt mờ vô vi mà không gì là không tác vi. Không dễ gì biết vì sao như nhiên, mà vẫn có thể như nhiên. Đấy là chỗ bất tư nghị. |
22/07/2554 11:19 (GMT+7)
"...Phật pháp vô lượng môn cô đọng lại trong ba môn vô lậu: Giới, Định và Huệ. Vô lậu giới để phòng ngừa, để ngăn đảo vọng. Vô lậu định để chận đứng, để đôí trị "đảo vọng. Vô lậu huệ dứt sạch đảo vọng. Và tùy theo giai đoạn mà đảo vọng từng phần được dứt trừ, thì tánh đức sẵn có của hành giả cũng từng phần thể hiện, đó là các bực Hiền, các bực Thánh, các bực Bồ Tát. Cho đến lúc tất cả đảo vọng sạch trọn vẹn, thì tánh đức thể hiện trọn vẹn, đó là quả Phật, là thành Phật. Trong bộ Kinh Đại Bảo Tích nầy, nội dung không ngoài những điều đã nêu ở trên, dầu là rất nhiều, rất rộng..." |
20/07/2554 13:58 (GMT+7)
Đức Phật dạy rằng: chúng con nên biết Kinh này
là Kinh Đại-Báo Phụ-Mẫu Trọng-Ân, tất cả chúng sinh thẩy đều nên tụng. Khi ấy
Đại chúng nghe Phật nói rồi tin Kính phụng-hành, lễ tạ mà lui .... |
18/07/2554 23:59 (GMT+7)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không) chẳng phải nhị thừa có thể đo lường. Mênh mông vô vi mà vô sở bất vi, chẳng biết tại sao như thế mà tự được như thế, tâm cảnh đều tuyệt, nói bất khả tư nghì là vậy.v |
18/07/2554 12:05 (GMT+7)
Kinh nói về Công đức Bản nguện của Đức Dược sư Lưu Ly Quang Như Lai; Ðúng thực như thế, chính tôi được nghe: Một
thời bấy giờ, Ðức Bạc-già-phạm đi độ các nước, đến thành Quảng Nghiêm,
Ngài dừng lại ở dưới cây âm nhạc cùng với tám nghìn vị Ðại Tỳ Kheo, ba
vạn sáu nghìn vị Ðại Bồ Tát, và các Quốc Vương, các quan Ðại thần, các
Bà la Môn, các thầy Cư sĩ, Thiên, Long, Bát Bộ Nhơn với Phi Nhơn, đông
không xiết kể, thảy đều cung kính vây kín xung quanh Ðức Phật thuyết
pháp. |
13/07/2554 22:54 (GMT+7)
Sau khi Ðức Thế-Tôn thành Ðạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnh, là thù-thắng nhất!" Rồi Ngài trụ trong Ðại Thiền-định mà hàng phục ma đạo. Tại vườn Lộc-dã, Ngài chuyển Pháp-luân Tứ Ðế, độ nhóm năm người của Tôn giả Kiều-Trần-Như đều chứng được Ðạo quả. Lại có thầy Tỳ-khưu bày tỏ các chỗ còn nghi ngờ, cầu Phật dạy bảo sự tiến chỉ. Ðức Thế-Tôn ban giáo sắc khiến ai nấy đều được khai ngộ. Họ cung kính chắp tay vâng lời, tuân thuận sự chỉ dạy của Ðức Thế-Tôn. |
10/07/2554 14:12 (GMT+7)
Khổng Tước Chú Vương là bộ kinh chuyên sâu về Mật giáo, gồm ba quyển. Nội dung Đức Phật vì lợi ích cho chúng sanh đời sau, khi mắc phải bệnh duyên khó chữa, không gặp thầy, không gặp thuốc, hoặc vì nghiệp chướng, gia môn nạn khổ, thiên tai, địa ách,..v.v..nên Ngài phương tiện mở bày pháp môn bí yếu, chỉ dạy phương thức tu hành, để giải trừ tai ương, hạn ách làm cho chúng sanh bớt khổ thêm vui. |
10/07/2554 14:11 (GMT+7)
Nghe như vầy, một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ
Thọ Cấp Cô Độc, bấy giờ đức phật bảo các Tỳ Kheo, có mười một pháp chăn
trâu nhưng không biết cách thức chăn trâu và không biết nuôi trâu. |
10/07/2554 14:11 (GMT+7)
Nay chính là ngày chư Tăng kiết hạ, đem đức lành chú nguyện chúng sanh, chúng con một dạ chí thành, cúng dường trì tụng, đem công đức này, nguyện khắp mười phương, ba ngôi Tam-Bảo, đức Thích Ca Mâu-Ni Phật, đức tiếp dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Phật, cùng các vị Bồ Tát, Tịnh đức chúng Tăng. |
10/07/2554 14:11 (GMT+7)
Tôi
nghe như vầy : Một thời Đức Phật, ở thành Vương Xá, trong núi
Linh-thứu, với sự câu hội, một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ-kheo, các Đại
Bồ-tát, mười hai ngàn người, cùng tám bộ chúng, Trời, Rồng, quỷ thần,
hạng nhân phi nhân, nghe Phật nói pháp. |
10/07/2554 14:11 (GMT+7)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương
là một bộ kinh tuyển chọn những lời Phật dạy ở rải rác
trong kho tàng Kinh điển Phật giáo.
Lịch sử truyền bá bộ
kinh, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa thống
nhất. Theo sử Phật giáo Trung Quốc thì Kinh Tứ Thập Nhị Chương
được hai ngài Ca Diếp Ma Ðằng (Kàsyapamàtanga) và Trúc Pháp
Lan (Dharmarakinhsa) dịch. |
10/07/2554 14:11 (GMT+7)
Như vậy, tôi nghe một lúc đức Phật Thích
Ca Mâu Ni Như Lai ở tại thành Vương Xá trong núi Kỳ Ðà Quật,
cùng chúng đại Tỳ kheo, một ngàn hai trăm năm mươi người
câu hội. Chúng Bồ tát có ba vạn hai ngàn, Văn Thù Sư
Lợi Pháp Vương Tử đại Bồ tát làm thượng thủ. |
|