30/08/2554 10:58 (GMT+7)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm trước, khi Ngài Sĩ-Ðạt-Ða Cồ-Ðàm, hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi. Sau khi Ngài Niết Bàn gần hai trăm năm mươi năm thì Phật giáo trở thành tôn giáo mang tính thế giới, do công của vua A Dục đã lập những đoàn truyền giáo mang giáo lý Phật truyền sang Á Châu và một số quốc gia Châu Âu... |
22/08/2554 23:22 (GMT+7)
Từ ngàn xưa, nhân-loại đã ý thức nỗi thống khổ của cuộc đời, con người sanh ra chẳng được bao lâu lại phải già phải chết và suốt quá trình sinh-hoạt để duy-trì kiếp sống, lại phải đương đầu với biết bao tai-họa bất thường. Một nhà Hiền triết Ấn-Ðộ nói rằng: Trong đời sống trăm năm, chẳng mấy ai hưởng được một ngày vui trọn vẹn. |
17/08/2554 22:29 (GMT+7)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh". Phật Giáo khởi nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi. |
17/08/2554 22:14 (GMT+7)
Lâu nay,
trên mặt báo chí, thỉnh thoảng thấy xuất hiện vài ba bài viết về đạo Phật. Có
bài nói đúng mà cũng có bài chứa nhiều sai lạc, dễ làm lầm độc giả.
Không phải chỉ đọc một vài quyển
kinh sách mà gọi là đủ điều kiện để viết về đạo Phật. Tuy nhiên, nếu đã tự nhận
là tu theo đạo Phật, mỗi Phật tử không thể không nên biết qua đại cương Phật
học.
Ðể giúp ích về phương diện này,
và cũng để cho mọi người khỏi hiểu sai lạc vì những bài báo nói trên, thầy Thạc
Ðức, giáo sư tại Phật Học Ðường Việt Nam, đã viết một loạt mười bài về đạo Phật
trên báo Dân Chủ. |
16/08/2554 12:17 (GMT+7)
Đạo Phật
lưu truyền đã hơn 25 thế kỷ, qua bao biến thiên của thời đại, qua bao thế cuộc
thăng trầm, làm sao tránh khỏi những sự đổi thay canh cãi.....
Tam tạng Pháp bảo được Giáo Hội
Tăng Già toàn Thế Giới xác nhận là không thêm và không bớt giữ gìn nguyên vẹn
những lời khuyên dạy của đức Bổn sư Phật tổ GOTAMA.
Tam tạng sau đó, được phiên dịch
ra các thứ ngôn ngữ, để thập phương Phật tử, lấy đó làm kim chỉ Nam mà tu hành
cho đến nơi giải thoát. |
16/08/2554 09:31 (GMT+7)
Cư Sĩ Giới Pháp là tập sách giáo khoa Phật học của người cư sĩ, giải thích rõ ràng về nghi lễ giới luật và pháp môn tu cho người Phật tử tại gia biết để thực hành cho đúng ý nghĩa cận sự nam, cận sự nữ (hay thiện nam, tín nữ) trong Phật giáo. |
05/08/2554 04:46 (GMT+7)
Như chúng ta được biết “Kinh Trung A hàm”, là
một trong 4 bô kinh thuộc hệ A hàm của Phật giáo Bắc truyền. Bản kinh
này được Ngài Phật Đà Da Xá (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm () dịch
sang Hán văn, Thích Tuệ Sỹ dịch sang Việt văn, được phân thành 18 phẩm,
tổng cộng có 222 kinh. |
01/07/2554 12:38 (GMT+7)
Tông chỉ học Phật là tìm cầu con đường giải thoát. Con
đường này được đặt trên nền tảng Nhơn Thiên Đạo. Đặc biệt là Nhơn đạo, mấu chốt
quan trọng nhất của sinh tử là giải thoát. Cho nên, người học Phật không thể xa
lìa Nhơn Thiên Đạo mà mong cầu con đường giải thoát. |
06/06/2554 10:23 (GMT+7)
Hòa Thượng Tuyên Hóa, vị đệ tử kế thừa tâm ấn của đại Hòa Thượng Hư Vân, sang lập ra Tổng Hội Pháp Giới Phật Giáo để chủ động việc hoằng pháp. Năm 1966, Giảng Ðường Phật Giáo ở Cựu Kim Sơn được thành lập, rồi tiếp theo là chùa Kim Sơn. |
26/05/2554 14:01 (GMT+7)
Hôm nay bắt đầu vào thất Đại Bi. Buổi tối sau l sái tịnh sẽ tụng Đại Bi Thần Chú. Trong quá khứ, số chư Phật nói chú này nhiều bằng chín mươi chín ức số cát sông Hằng và Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vì thương hết thảy mọi loài chúng sanh, nên phát tâm đại bi, cưỡi thuyền từ bi trở về cõi Ta-bà để cứu độ tất cả chúng sanh ra khỏi cảnh khổ ách. |
08/05/2554 00:48 (GMT+7)
Như Ðức Phật đã dạy:
"Ai thấy Chánh Pháp là thấy Ðức Như Lai". Lành thay!
Những đóa hoa “Tuệ giác” của năm
2000 dâng cúng Tam Bảo- chào mừng thế kỷ XXI rạng rỡ
hào quang Chân lý của Ðức Thế Tôn đang tỏa chiếu khắp miền
quê hương đẩt nước. |
21/04/2554 12:24 (GMT+7)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. |
17/04/2554 05:18 (GMT+7)
Con người chúng ta có nhiều cơ hội tạo mọi phước thiện nhất là phước bố thí, không những đem lại sự lợi ích cho mình, mà còn hồi hướng đến cho thân bằng quyến thuộc: ông bà, cha mẹ, thầy tổ, bà con, bạn bè... cùng các chúng sinh đang sống trong cảnh khổ, họ đang mong đợi, trông chờ phần phước thiện mà bà con mình hồi hướng. |
09/04/2554 00:34 (GMT+7)
Mọi khổ đau trong đời sống con người đều do hành động xấu xa của con người chuốc lấy. Muốn Giải thoát mọi đau khổ, con người phải giác ngộ, cương quyết đập tan mọi nguyên nhân sinh ra đau khổ. Nhơn đau khổ đã nát thì quả đau khổ đâu còn. Vì thế, Giác ngộ Giải thoát là “Cốt Lõi Ðạo Phật” |
08/04/2554 05:40 (GMT+7)
Đây là Tuyển tập thứ hai (Tuyển tập đầu: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”)của chúng tôi nhan đề: “CHÁNH PHÁP VÀ HẠNH PHÚC”, muốn nói đến Pháp lạc đã thấm nhuần sâu đậm mọi người được tiếp cận với giáo pháp của đức Bổn Sư.Các tư liệu sử dụng trong Tuyển tập này phần nhiều lấy từ Nikàỵa, và đặc biệt tập Trung Bộ Kinh, một bộ kinh rất súc tích, rất phong phú, rất trung thành với những lời dạy căn bản của đức Phật. |
03/04/2554 16:09 (GMT+7)
Tôi bắt đầu đến với Ðạo Phật vào lúc 15 tuổi, nhân dịp lên chùa làm lễ cầu siêu cho ông nội tôi. Rồi từ đó tôi mua sách Phật đọc thường xuyên và thấy thấm thía làm sao. Năm 23 tuổi vào chùa đi tu, tôi tự nhủ thầm phải làm sao giác ngộ giải thoát ngay trong đời này, cố gắng noi theo gương của chư Tổ thuở xưa. |
01/04/2554 00:55 (GMT+7)
Hàng năm mỗi khi Đông tàn xuân đến, Phật tử khắp nơi lại nhớ ngày thành đạo của đức Thích Tôn. Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Danh từ Bụt xuất hiện rất sớm trên đất nước ta (tức Giao Châu, khi còn Bắc thuộc). |
14/03/2554 03:14 (GMT+7)
Quyển sách nầy bàn về một số lớn các vấn đề thường bị lãng
quên hoặc bị làm cho rối mờ, mặc dầu các vấn đề ấy thật ra là cốt tủy
tinh túy mà Phật giáo đang cống hiến. |
13/01/2554 01:52 (GMT+7)
Tập sách mỏng này không có tham vọng đề cập đến chủ đề trên một cách bao
quát cả thời gian và không gian, mà chỉ mong muốn thông qua những gì
được truyền lại từ thuở xa xưa để nêu lên một số nhận xét, phân tích rất
gần gũi và thiết thực về những khái niệm thiên đường và địa ngục. |
|