Phật giáo
29/12/2553 00:47 (GMT+7)
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
Ba mươi bảy phẩm trợ Đạo giác ngộ
18/10/2553 16:41 (GMT+7)
Tác phẩm Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo là một trong những luận bản phổ biến nhất của Phật Giáo Tây Tạng, hợp thành hệ thống trong luận bản Luyện Tâm và cũng có thể được giải thích theo truyền thống  Con Đường Tiệm  Tiến Lam Rim.  Những lời chỉ dẫn trong ấy là vượt thời gian và những liên hệ của nó là phổ quát.

Ân Đức Tam Bảo
14/08/2553 23:48 (GMT+7)
Quyển "Ân-Ðức Tam-Bảo" ra đời sẽ giúp cho người Phật-Tử biết được một cách chu-đáo, rõ-rệt những Ân-Ðức gì mà đấng Giáo Chủ Thích-Ca-Mâu-Ni đã có, và làm cho hàng Phật-Tử càng tăng thêm một đức tin vững-chắc như thuyền để đưa con người lướt qua sông mê bể khổ
Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc 
Theo Dấu Chân Phật
12/08/2553 07:09 (GMT+7)
Bát Chánh Đạo, một phần giáo lý cơ bản của Đức Phật mà gần như Phật tử nào dầu vừa bước chân đến với Đạo cũng phải biết qua. Vậy thì Bát Chánh Đạo dưới cái nhìn của một thiền sư tu chứng như Sư Bhante H. Gunaratana, sẽ thế nào? Ta có thể học được gì thêm? Đó có lẽ cũng là ý nghĩ mạo muội của tôi khi bắt tay dịch quyển Eight Mindful Steps to Happiness.

Cẩm Nang Tu Học Dành Cho Tầng Lớp Tại Gia Cư Sĩ
(Tập I)
09/08/2553 08:42 (GMT+7)
Đạo Phật là đạo chú trọng đến hạnh phúc, an vui và an lạc của cuộc sống. Những việc làm, lời nói phải được trí tuệ soi sáng. Cho nên, tùy theo trường hợp mà chúng ta nên phương tiện quyền xảo vận dụng trí tuệ của chúng ta trong mọi trường hợp để hầu mong cứu vớt bất cứ chúng sanh nào.
Đức Phật và giáo pháp của Ngài
04/07/2553 01:32 (GMT+7)
Sách được chia làm ba phần: phần một có 16 bài, đề cập khái quát cuộc đời Ðức Phật; phần hai 29 bài, luận giải đại cương về giáo pháp; phần ba gồm 48 câu vấn đáp toàn bộ thân thế và đạo nghiệp của Ngài. Ngoài ra, cứ sau vài ba bài, có một số câu hỏi kiểm tra, dụng ý giúp học viên khắc sâu sự kiện và diễn đạt Anh Văn - cả viết lẫn nói - sao cho được lưu loát.

Nền tảng của đạo Phật
27/06/2553 12:14 (GMT+7)
Ở Tây Phương, Phật Giáo đang được chú ý và gây được thiện cảm rộng rãi khắp nơi. Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây Phương là Phật Tử hoặc có những người không phải là Phật Tử nhưng rất có cảm tình với Phật Giáo.
Kiến thức căn bản Phật giáo
26/06/2553 00:02 (GMT+7)
Phật Pháp rộng sâu hàm dưỡng muôn vạn pháp môn nhiệm mầu vi diệu.Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình tin và lý tưởng mình tôn thờ. Để phát triển khả năng kiến thức trong chiều hướng thánh thiện hóa đức tin, không mê tín, không nản lòng, không giao động trước cảnh đời phù hoa biến hóa vạn thiên

Pháp hải thích nghi
26/05/2553 05:02 (GMT+7)
Phật pháp rộng lớn, “chỉ có tin mới có thể vào”, muốn tăng trưởng căn tính chúng sinh, phá trừ si mê, quay về nẻo giác, lão Hòa thượng thường tu hành thanh tịnh chánh tuệ, vô ngại biện tài. Đối với thính giả các nơi, liên hữu Phật thất, hộ pháp tín chúng… đều mở bày giải thích chân lý, lập tức khiến cho các mối nghi đoạn trừ, làm cho họ biết nhân hiểu quả, được chánh kiến pháp hỷ.
Phật giáo & Nhân sinh
04/05/2553 22:34 (GMT+7)
Tập sách Phật giáo dữ nhân sinh của Pháp sư Tuệ Luật là một tập hợp những bài Pháp do Pháp sư thuyết giảng, được quần chúng Phật tử nhiệt liệt tán thưởng. Pháp sư đã vận dụng kiến thức Phật học sâu sắc của mình, trình bày những vấn đề thiết thực đối với cuộc sống đương đại mà chúng ta thường gặp phải.

Truyền thọ tam quy
21/04/2553 22:40 (GMT+7)
Bước đầu tu học Phật pháp chính là truyền thọ tam quy. Tam quy là tổng cương lĩnh, tổng phương hướng tu hành Phật pháp. Học Phật là bắt đầu từ tam quy, nó là tổng nguyên tắc tu học của người học Phật phải tuân thủ thực hành suốt đời. Thứ nhất là quy y Phật, thứ hai là quy y Pháp, thứ ba là quy y Tăng.
Tu là chuyển nghiệp
06/04/2553 22:15 (GMT+7)
Giáo lý của nhà Phật cốt yếu dạy cho con người tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Tuy nhiên, tùy theo sức huân tu cao thấp mà giải thoát cũng có nhiều từng bậc. Đại lược chúng ta có thể chia làm hai bậc là: Từng phần giải thoát và toàn phần giải thoát.

Đạo Phật Ngày Nay
05/04/2553 02:01 (GMT+7)
Đạo Phật xuất hiện trong nhu cầu của nhân loại, tồn tại vì nhân loại, để phụng sự cho nhân loại. Bởi vậy cho nên chúng ta đừng quan niệm rằng đạo Phật là một kho tàng tri thức và lý thuyết cứng đọng.
Những Cành Hoa Đạo
03/04/2553 22:09 (GMT+7)
Như tên đã đặt, "Những Cành Hoa Đạo" chỉ là một tập sách khiêm tốn gom góp và chọn lọc một số bài, do một Phật tử trẻ tuổi nhiệt thành, bạn Tịnh Như (còn có bút hiệu Nhất Như, Thanh Thuyền, Chiên Đàn Hương), viết trong những thời gian khác nhau, để trình giải nhiều vấn đề về Phật học.

Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo
03/04/2553 11:55 (GMT+7)
Tác phẩm này được phát hành lần thứ nhất vào năm 1983 để kỷ niệm lần thứ 21 Ngày Lễ Thành Lập Hội Truyền Giáo Ðạo Phật. Hội đã thu thập và phổ biến một số bài vở được viết bằng một lối văn bình dị và khúc triết nói lên nhiều khía cạnh khác nhau của Phật Giáo.
Thâm ý qua hình tượng Phật, Bồ Tát
22/03/2553 02:12 (GMT+7)
Thờ Phật và Bồ-tát là cốt tỏ lòng nhớ ơn, cung kính và học đòi theo hạnh nguyện của các Ngài. Bởi vì chư Phật đã trải vô số kiếp cần khổ tu hành và đã biết bao nhiêu lần hy sinh thân mạng để mưu cầu sự an vui lợi ích cho chúng sanh.

Đức Phật và giáo pháp của Ngài
20/03/2553 10:46 (GMT+7)
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Thượng Tọa Ernest K. Hunt đã bắt đầu thuyết giảng Phật Giáo tại đảo Hawaii. Nhiều tác phẩm đã được ấn hành cho giới Phật tử nói tiếng Anh ở Hawaii. Những đóng góp của ngài đang được tất cả Phật tử Hawaii ghi nhận, bất chấp các môn phái và giáo phái của họ.
Phật Học Khái Luận
20/03/2553 02:15 (GMT+7)
Nói đến Phật giáo là nói đến Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng tổng hợp lại thành một Phật giáo hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng là hiểu rõ toàn bộ Phật giáo.Thế nào là Phật? - Phật tâm, Phật tánh, Phật nguyện, Phật hạnh, Phật trí, Phật đức, Phật thân, Phật độ..., đó là Phật.

Phật Học Cơ Bản
Tập Bốn
18/03/2553 22:13 (GMT+7)
Trong tập bốn, chúng tôi cho in lại các bài giảng chính khóa trong năm thứ tư và một số bài đọc thêm đã được giới thiệu trên nguyệt san Giác Ngộ. Hy vọng rằng, bộ sách Phật học cơ bản (4 tập) do Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN thực hiện sẽ là một tài liệu hữu ích cho những ai bước đầu muốn tìm hiểu và nghiên cứu về Phật giáo.
Phật Học Cơ Bản
Tập Ba
18/03/2553 22:04 (GMT+7)
Trong tập Ba này, chúng tôi in lại các bài giảng chính khóa của chương trình PHHT năm thứ ba (2000-2001) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ và một số bài đọc thêm, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp ích quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về những vấn đề Phật học cơ bản.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 1 2 3 [4] 5  
Bao Hiem BSH
» Âm lịch