19/12/2555 10:38 (GMT+7)
Quyển sách của Ajahn
Buddhadasa chỉ là một tập sách nhỏ thế nhưng lại được các người khác gán cho
một cái tựa thật khá quan trọng là "Quyển
Sách cho Nhân Loại". Thế nhưng sau khi đọc xong thì chắc hẳn chúng ta
cũng sẽ đồng ý rằng quyển sách này rất xứng đáng để mang cái tựa đề ấy. Cách nay nhiều năm mà ấn bản tiếng Thái cũng đã
được phát hành trên 100.000 cuốn và đã trở thành quyển sách "gối đầu
giường" cho nhiều người dân trên quê hương đó. |
19/07/2555 04:38 (GMT+7)
Quyển sách "Phật Giáo Nhập Môn" của Fabrice Midal chỉ là một quyển
sách nhỏ mang tính cách khá đại cương với chủ đích dành cho các độc giả của thế
giới Tây Phương nơi mà Phật Giáo cũng chỉ mới đặt chân đến chưa đầy một thế kỷ
nay. Thế nhưng chúng ta không đọc quyển sách này với mục đích tìm hiểu về một
Phật Giáo "non trẻ" của một lục địa "xa lạ" mà đúng hơn là
để nhìn lại về một tín ngưỡng Phật Giáo "lâu đời" đã bám rễ vào mảnh
đất Á Châu "quen thuộc" của chúng ta đã từ ngàn năm. |
10/07/2555 04:51 (GMT+7)
Trong thời gian giáo lý của đức Phật được truyền bá khắp nơi trên Á Châu và thế giới, có nhiều trường phái với nhiều lối giải thích về Phật pháp khác nhau được sinh lên. Mỗi trường phái chú trọng vào một điểm riêng, có một hệ thống thần học riêng và những phương tiện khéo léo riêng biệt. Mặc dù các truyền thống khác nhau ấy có thể không đồng ý về một số điểm trong giáo lý đức Phật, nhưng có một công thức giáo pháp chung mà bao giờ cũng vẫn là trọng tâm của mọi truyền thống, đó là: Tứ Diệu Đế hay là Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm. |
05/01/2555 00:28 (GMT+7)
Nhị Thừa,
Căn Thiếu Và Nữ Căn Cầu Sanh Tịnh Độ?
Nơi Nào Chúng
Sanh Cần, Ta Đến!
Thần Chú Vãng
Sanh
Mừng Xuân
Nói Chuyện Tế Lễ, Tế Thần
Ngài Thân
Loan & Tịnh độ Chân Tông |
14/12/2554 10:52 (GMT+7)
Lão
Pháp Sư thượng Tịnh hạ Không, thế danh là Từ Nghiệp Hồng, Ngài sanh tháng 2 năm
1927, tại huyện Lư Giang tỉnh An Huy Trung Quốc. |
05/12/2554 16:57 (GMT+7)
Tôi đã tìm đọc một số sách như: Truyện cổ Phật giáo, Tích truyện pháp cú, Phật giáo cố sự đại toàn, Nghệ thuật sống, Gương nhân quả, Pháp tạng Phật giáo Việt Nam, Lòng thương yêu loài vật… góp nhặt những mẩu chuyện hay tập thành cuốn sách nhỏ tựa đề “Lành dữ nghiệp báo”. |
22/11/2554 15:36 (GMT+7)
Còn định nghiệp là sao? Ðịnh
nghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như định mệnh. Ðã tạo nhân gì
phải gặt quả nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không
thể có nhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là một quy luật đương
nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà
chính do tự con người chủ động. |
02/11/2554 14:47 (GMT+7)
Quy Sơn dạy: “Nếu mình chưa là bậc thượng lưu, vượt thẳng lên thềm Vô thượng giác thì hãy để tâm vào giáo pháp, ôn tầm kinh điển, rút ra nghĩa lý tinh hoa, truyền bá tuyên dương tiếp dẫn hậu lai, trả ơn đức Phật”. Lời vàng ngọc ấy như tiếng chuông đánh thức tâm hồân tôi phải luôn nghĩ nhớ ơn đức Tam bảo và đàn na thí chủ. |
30/09/2554 02:23 (GMT+7)
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa
của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp
vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo
làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng.
Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải
thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui. |
27/09/2554 07:20 (GMT+7)
Bài Pháp này nhắc nhở các bạn về một số điều Phật dạy, như một cách để sách tấn, khuyến khích các bạn chăm chỉ thực hành đúng theo lời Phật dạy. Những lời dạy đó được gọi là Pháp. Pháp để tôn trang cho tâm. Pháp cũng là phương tiện để phát triển các chức năng của tâm. Bài Pháp này dựa trên Patimokkha (Giới Luật Tỳ kheo), nói về những bổn phận mà các vị tăng sĩ xuất gia theo Phật phải tuân giữ, nhưng chúng cũng áp dụng cho hàng cư sĩ. |
20/09/2554 10:34 (GMT+7)
KINH PHÁP CÚ là cuốn kinh chọn lọc những lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế. Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh mà đưa họ đến Niết-bàn an lạc. |
18/09/2554 03:22 (GMT+7)
Luân hồi chỉ ngừng khi chúng ta không còn tạo nghiệp. Chúng ta tin Hành là chủ động nghiệp tái sanh. Tin 12 vòng nhân duyên xoay vần như bánh xe từ vô thủy và đến vô chung, bởi lẽ trong khi già bịnh vẫn ngậm vô minh, để rồi lại chuyển vần đủ 12 vòng. |
16/09/2554 03:54 (GMT+7)
Đời biết bao là biến chuyển! Bao cuộc tranh tài đua trí, mà trong đó lắm
khi luân lý và đạo nghĩa phải bị lu mờ! Nhưng rốt cuộc, kẻ thắng người
bại, chung quy cũng chỉ là đám cỏ rêu xanh mà thôi! Nếu trong cuộc đời sắc dục với bao nhiêu cạm bẫy, mồi giăng nhưng không
làm cho người ta lụy vào, có những kẻ thiếu niên không sa vào bể ái sóng
tình, trong lửa tham dục, hẳn đó phải là nhờ ảnh hưởng của nghiệp lành
được tích lũy từ đời trước vậy. |
11/09/2554 05:55 (GMT+7)
Những ai đã từng suy nghĩ về đạo lý, nhưng tâm trí vẫn còn có điều ngờ
vực, sẽ thấy được nơi đây có những điểm tương hợp suy nghĩ của mình.
Những ai đã từng nghiêng về chủ nghĩa thần quyền, cho rằng mọi sự thành
bại đều không phải tự nơi mình, mà do bởi nơi trời, nơi Phật, sẽ thấy rõ
ra rằng nhân quả, nghiệp báo, thật sự là tự mình gây ra và nhận lãnh
lấy, dù đó là khổ đau hay an lạc. Cho đến thông hiểu đạo lý, giác ngộ,
giải thoát cũng đều do nơi chính mình. Nếu tự thân không có sự nỗ lực,
thì không một vị Phật, Thánh nào có thể cứu độ cho mình được. |
07/09/2554 19:33 (GMT+7)
Sau khi lăn lóc nơi trần gian thế sự, mỏi gối chồn chân vì bã lợi danh,
chìm nổi nơi bể ái sóng tình, rồi ngồi nghĩ lại cái đời mình, bao người
lấy làm ngao ngán! Bấy giờ tưởng đạo lý nhà Phật với mình cũng như chiếu
bông gối dựa đối với người buồn ngủ, tha hồ mà ôm ấp lấy!
Sau khi xem kinh sử của các nhà đạo đức Đông Tây, và rõ biết nhiều chủ
nghĩa duy kỷ, hẹp hòi, bó buộc con người vào những nỗi vô vị, khắt khe,
rồi mới thấy được đạo lý Từ Bi Hỷ Xả của Phật, bao người rất lấy làm ưa
chịu, bèn mộ xem kinh Phật, vừa lấy lòng từ mà bủa khắp chúng sanh, lại
vừa tha hồ mà suy xét, thẩm nghĩ các lý thuần! |
03/09/2554 22:58 (GMT+7)
Ngày nay
phong trào nghiên cứu Phật học không còn bị thu hẹp trong giới Phật giáo mà đã
phổ biến vào mọi tầng lớp của xã hội, không phần biệt Tôn giáo. Thậm chí có
những tôn giáo khác cố vận dụng giáo lý của Ðức Phật, bằng một số hình thức nào
đó, phổ biến cho tín đồ của họ. Ðiều đó cho chúng ta thấy rằng kho tàng giáo lý
của Ðức Phật rất sống động với thời đại và cũng rất gần gũi với đời thường. Vì
bản chất của con người là tham sân si mà giáo lý của Ðức Phật thì đối trị lại
tham sân si. Ngày nào chúng ta còn tham sân si là ngày đó chúng ta vẫn còn khổ
đau, thất vọng, chán chường và bất hạnh. Chừng nào chúng ta áp dụng giáo lý của
Ðức Phật trọn vẹn trong đời sống tu niệm, chắc chắn lúc đó chúng ta sẽ có hạnh
phúc, an lạc và có một lối sống vô cùng thảnh thơi. Vì giáo lý của Ðức Phật là
một chân lý về nhân bản nên nó bất hủ với thời gian, thích nghi với không gian
và hài hòa với cuộc sống nhân loại. |
02/09/2554 16:08 (GMT+7)
Lịch sử Phật giáo có chiều dài khoảng hai ngàn năm trăm năm, do Siddhattha Gotama (Pali; Sanskrit: Siddhartha Gautama) sáng lập ở Ấn Độ; phát triển phần lớn ở châu Á và lan dần đến phương Tây vào thế kỷ hai mươi. Trong lúc gia tài Phật giáo hưng thịnh và suy đồi qua bao thế hệ, hơn phân nửa dân số trên thế giới đang sống trong những nơi mà Phật giáo đang, hay đã là một sức mạnh văn hóa quan trọng. |
02/09/2554 16:08 (GMT+7)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni khai sáng đạo Phật, trong hơn 49 năm thuyết
pháp trên toàn cõi Ấn Độ đã giáo hóa cho đủ mọi tầng lớp khác nhau trong
xã hội, từ hàng vua chúa quan quyền cho đến kẻ bần dân hạ tiện, từ những
người thông minh dĩnh ngộ cho đến kẻ ngu dốt thiển cận, từ những người
hiền hậu bẩm sinh cho đến kẻ độc ác giết người không chớp mắt... Tất cả
đều có thể nhờ nơi giáo pháp của ngài mà đạt đến một cuộc sống thanh
thản giải thoát; một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, thực sự đáng sống;
một cuộc sống luôn mang lại sự an vui lợi ích cho bản thân cũng như cho
tất cả những người khác quanh mình.. |
01/09/2554 15:25 (GMT+7)
Tính chất của sách này, ngoài sự
phổ thông nghiên cứu, còn là thực dụng nữa. Nội dung quyển sách này, trừ Thức
xoa ma ni giới và Cụ túc giới ra, các giới đều được giới thiệu và ghi rõ về
nghi thức thọ giới với tính cách thiết thực, đơn giản, rõ ràng, rất thích ứng
với nghi thức thọ giới phổ thông. |
30/08/2554 10:59 (GMT+7)
Bố thí mà biết cách thì được phước
đức vô biên cho cả người cho lẫn người nhận. Còn Bố thí mà không biết cách thì
chỉ có một bên hoặc chả có bên nào được lợi cả. Do đó, Bố thí mà không biết
cách thì tốt hơn là đừng bố thí! |
|