Phật học cơ bản
Cẩm Nang Cư Sĩ
Tâm Diệu Nhà Xuất Bản Phương Đông
30/08/2554 10:58 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Cẩm Nang Cư Sĩ
Mục lục
Xem toàn bộ

MỤC LỤC

Chương 01: Hỏi đáp Phật Pháp

Chương 02: Sự truyền bá Phật pháp

Chương 03: Sơ lược và hình thành phát triển Phật giáo Việt Nam

Chương 04: Bổn phận và trách nhiệm của cư sĩ

Chương 05: Cư sĩ với vấn đề kinh doanh làm giàu

Chương 06: Cư sĩ với vấn đề hôn nhân khác tôn giáo

Chương 07: Cư sĩ với vấn đề công tác xã hội

Chương 08: Cư sĩ với vấn đề tử vi bói toán

Chương 09: Cư sĩ với việc đốt vàng mã

Chương 10: Phật giáo và vấn đề hoả táng

Chương 11: Thực hành Phật Pháp - Phần 1: Tu thiền

Chương 11: Thực hành Phật Pháp - Phần 2: Tu tịnh độ hay tu niệm Phật

Chương 11: Thực hành Phật Pháp - Phần 3: Cầu nguyện và tụng kinh

Chương 12: Giới thiệu: Một số trung tâm tu học tại Việt Nam

Phụ lục: Nghi Thức Cầu An (Theo Nam Truyền)

Phụ lục: Kinh Châu Báu

Phụ lục: Kinh Phật Lực

Phụ lục: Kinh Vô Úy

Phụ lục: Nghi Thức Cầu An (Theo Bắc Truyền)

Phụ lục: Nghi Thức Cầu Siêu (Theo Nam Truyền)

Phụ lục: Kinh Hồi Hướng Vong Linh

Phụ lục: Nghi Thức Cầu Siêu (Theo Bắc Truyền)

Phụ lục: Kinh Ưu Bà Tắc

Phụ lục: Kinh Úc Già Trưởng Giả

Phụ lục: Pháp Thở Đơn Giản

Phụ lục: Thực Tập Thiền Minh Sát

Phụ lục: Đường lối thực hành Tham Tổ Sư Thiền

Phụ lục: Cơ Bản Thực Hành Tổ Sư Thiền

 

Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc. Cả hai đều nặng nề như nhau vì sự tồn vinh của dân tộc cũng là sự tồn vinh của Phật Giáo và sự tồn vinh của Phật giáo cũng là sự tồn vinh của hàng cư sĩ.

 

 

THAY LỜI TỰA

 

 

Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.

Những người Phật tử thông thường mà hoà thượng Sayadaw nói đến chính là những người học Phật tại gia. Hoà thượng muốn nhấn mạnh đến vai trò của giới cư sĩ trong tình thế hiện nay. Đạo Phật bị suy thoái, tồn tại hay được phát triển phần lớn là do người học Phật tại gia chúng ta. Trọng trách này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng mọi năng lực từ trí tuệ đến tấm lòng từ bi của người Phật tử. Là một thành viên trong cộng đồng, chúng ta phải đối diện với tất cả mọi vấn đề liên quan đến con người và xã hội, thế nên người học Phật tại gia không thể thụ động, đứng riêng lẻ ngoài cộng đồng. Chúng ta là một thực thể trong mọi hoạt động xã hội của cộng đồng nói riêng và của dân tộc nói chung.

Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc. Cả hai đều nặng nề như nhau vì sự tồn vinh của dân tộc cũng là sự tồn vinh của Phật Giáo và sự tồn vinh của Phật giáo cũng là sự tồn vinh của hàng cư sĩ. Cho nên, muốn bảo tồn, duy trì và phát triển Phật giáo, người học Phật tại gia, ngoài việc nỗ lực tu tập tự thân còn phải tích cực trong vai trò của một thành viên trong cộng đồng, là phụng sự xã hội và đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc cải tiến xã hội và phát triển đất nước.

Trong ý hướng đó, chúng tôi biên soạn quyển sách này dành cho giới cư sĩ, nhằm chia sẻ những hiểu biết và những ưu tư về sự tồn tại của Phật giáo trong lòng dân tộc, trong viễn cảnh một nước Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đây là một nỗ lực chung, không phải của riêng ai. Xin trang trọng kính gửi đến quý độc giả.

 Tâm Diệu

Ngày Lễ Phật Đản Vesak 2008

(daophatngaynay.com)