[01]
Buổi tối thứ
nhất
LỜI DẠY MỞ ÐẦU
Mở đầu cho mỗi kỳ tu học là
truyền
thống quy y Tam bảo cho mỗi thiền sinh. Quy y có nghĩa là trở về
nương
tựa. Tam bảo có nghĩa là Phật, Pháp và Tăng.
Quy y Phật có nghĩa là nhìn nhận rằng trong chúng ta ai
cũng có hạt
giống giải thoát, tỉnh thức. Nó cũng có nghĩa là trở về nương tựa
nơi
những đức tính cao thượng của đức
Phật như vô
úy, trí tuệ, từ bi. Trở về nương tựa Pháp có nghĩa là sống
trong
giáo pháp của đức Phật, chân lý của
mọi vật;
tức là nhìn nhận sự trở về với sự thật,
để giáo pháp của đức Phật được biểu
hiện nơi
tâm mình. Trở về nương tựa Tăng
có
nghĩa là dựa vào sự nuôi dưỡng về tinh thần lẫn vật chất
của những
người có cùng một chí hướng, cùng giúp đở,
hướng dẫn nhau trên con đường
tỉnh
thức và giải thoát.
Một nền tảng tối cần thiết cho việc tu tập thiền quán là giữ
gìn một số
giới luật. Giới luật là một phương thức để
duy trì sự trong sạch căn bản
cho thân
thể, lời nói và ý nghĩ. Năm
giới luật
mà hành giả phải cố gắng giữ là: không sát hại, có nghĩa là
không
được giết hại bất cứ một sinh mạng nào,
ngay cả con muỗi hay con kiến; không trộm cắp, có nghĩa là không
được lấy những gì không phải
là của
mình; không tà dâm, ở đây trong khóa
tu này
thì nó có nghĩa là giữ cho mình được
trong
sạch; không nói láo hay nói những lời mà mình không biết
chắc,
không được nói những lời ác độc, gây
chia rẽ;
không uống rượu và sử dụng các chất ma túy. Năm
giới luật này sẽ giúp cho ta có được
một nền móng vững chắc để phát triển định lực, và từ
đó sẽ phát sinh trí tuệ.
Chúng ta có cơ hội ngồi chung với nhau hôm nay,
để quán chiếu lại chính mình
trong một
khung cảnh yên lặng và tĩnh mịch này, là một
điều vô cùng quý báu. Thật là hiếm mà có một dịp
để bỏ ra trọn một tháng để hành
thiền,
để tìm lại con người của mình,
tìm
hiểu coi mình là ai. Ðể giúp cho sự tu tập của mình
được quân bình và nghiêm
trang, hành
giả nên có một số những đức tánh sau
đây.
Ðiều thứ nhất là đức kiên
nhẫn. Sẽ
có những lúc mà ngày tháng dường như dài bất tận, và hành giả sẽ
tự hỏi
mình, nhất là vào những lúc bốn giờ rưỡi sáng trong ngày lạnh
trời: ta làm
gì ở chốn này đây! Trên con
đường tu tập thiền quán sẽ có rất
nhiều thăng
trầm. Có những khi hành giả sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, an lạc,
tươi mát
và sáng suốt. Rồi cũng có những lúc hành giả chỉ cảm thấy sự nhàm
chán,
đau đớn, bất an và nghi ngờ.
Ðức kiên
nhẫn sẽ giúp hành giả giữ cho tâm mình được
quân bình khi trải qua những kinh nghiệm này. Có người hỏi
Trungpa
Rinpoche rằng: "Trong đạo Phật, thần
sủng
(grace) nằm ở chỗ nào?". Ông trả lời "thần sủng" chính là
đức kiên nhẫn. Nếu chúng ta có
một tâm
kiên nhẫn, chân như của mọi vật sẽ tuần tự phơi bày trong ta một
cách tự
nhiên và có tầng lớp. Kiên nhẫn có nghĩa là giữ một tâm quân bình
cho dù
bất cứ chuyện gì xảy ra, một tâm thoải mái, nhẹ nhàng và có ý
thức.
Milarepa, vị Du già Tây Tạng nổi tiếng, khuyên các
đệ tử của ngài phải "vội vã
một cách
chậm chạp". Vội vã ở đây có nghĩa là
cố gắng một cách liên tục, không suy chuyển. Nhưng phải biết cố
gắng với
một tâm thức trầm tỉnh và cân bằng. Hãy kiên trì và cố gắng nhưng
bao giờ
cũng phải giữ cho mình được thoải mái
và
thăng bằng.
Một yếu tố khác có thể giúp cho sự thiền quán của hành giả
được thâm sâu là giữ thinh
lặng. Chúng
ta thường không bao giờ có dịp quán sát những gì
đang xảy ra trong tâm của mình
vì hay
nói chuyện. Nói chuyện thường làm xao lãng sự chú ý và tiêu hao năng
lực của mình. Những năng lực mà
ta bảo tồn được bằng cách giữ im
lặng, có thể
được dùng để khai triển sự
tỉnh thức và
chánh niệm của mình. Cũng giống như phương pháp hành thiền, sự
thinh lặng
phải được thực hành một cách
tự nhiên
và thoải mái. Nhưng đó không có nghĩa
là
ta muốn nói chuyện lúc nào cũng được,
mà
là phải biết sống một ngày ý thức trong thinh lặng. Nếu ta giữ
được sự thinh lặng, mọi hoạt động,
thay đổi
về tâm lý, vật lý trong ta sẽ trở nên vô cùng rõ rệt. Sự
thinh lặng
trong ngôn ngữ sẽ dẫn đến sự thinh
lặng trong
tâm hồn.
Mọi sự giao thiệp, đụng chạm giữa
bạn bè
hay vợ chồng đều nên giới hạn.
Ta hãy
tạo cho mình một ý niệm cô độc. Muốn
được như
thế, ta hãy tạm bỏ qua một bên những dự tưởng của mình về
chính
mình, về sự liên hệ với chung quanh, về những người khác. Ta hãy
dùng thời
gian này để kinh nghiệm lấy chính mình
cho thật sâu sắc.
Mỗi người chúng ta, ai rồi cũng sẽ từ giã cuộc
đời này một mình. Cho nên ta
hãy tập
đối diện với sự cô đơn căn bản ấy
ngay từ bây
giờ, hãy làm bạn với nó. Với sự hiểu biết ấy, tâm ta sẽ trở
nên
vững chãi và an lạc. Khả năng này
có
thể giúp cho ta sống hòa đồng, an vui
với
những người chung quanh ta. Một khi ta có thể tự hiểu được mình,
sự
liên hệ với thế giới bên ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn và có
đầy ý nghĩa.
Nhưng để cho khóa thiền này
được lợi ích, bạn không nên
đem pha trộn nhiều phương pháp thiền
khác vào
đây. Trong số ở đây chắc có nhiều bạn
đã
thực hành nhiều phương pháp của các trường phái khác nhau. Nhưng
trong
khóa thiền này tôi xin bạn hãy chỉ tập trung tâm ý mình vào sự tu
tập
Vipassana, hay thiền Minh Sát Tuệ. Chính nhờ sự luyện tập chánh
niệm mà
trí tuệ phát sinh. Nội trong một tháng này, bạn tập trung hết mọi
cố gắng
của mình vào công việc thực tập chánh niệm trong mỗi giây phút, có
được nhự vậy sự tu tập của bạn sẽ
khỏi bị
nông cạn. Nếu mọi cố gắng của bạn đều nhằm về một hướng, tâm của
bạn sẽ
trở nên vô cùng mãnh liệt và thẳm thấu.
Hãy từ tốn và chậm chạp lại. Ðiều này có một giá trị rất lớn
lao. Không
có gì đáng để vội vã cả, không
có một
chốn nào để tới, cũng chẳng có một
việc gì
khác để làm, chỉ cần thong thả
sống
trong giờ phút hiện tại. Trong phạm vi hoạt
động hằng ngày, ta hãy giữ cho mình có một tâm ý thật tỉnh
thức,
cẩn thận chú ý đến mọi cử động của mình.
Duy trì tâm ý thỉnh thức liên tục trong một thời gian, sẽ giúp cho
công
phu thiền quán của ta càng ngày càng thêm
được thâm sâu.
Chúng ta sẽ bắt đầu phương pháp
ngồi thiền
bằng cách đặt chú ý của mình vào một
đối tượng thiền quán giản dị: quán niệm hơi thở. Hãy chọn
một thế
ngồi cho được thoải mái, dễ chịu, giữ
cho
lưng được tương đối thẳng, nhưng cũng không nên cố gắng
quá. Nếu tư
thế ngồi của ta bị tù túng hay không ngay thẳng, chúng ta sẽ dễ
dàng trở
nên khó chịu. Bạn cũng có thể ngồi trên một chiếc ghế nếu bạn
muốn. Ðiều
quan trọng là đừng nên nhúc
nhích
nhiều qua. Mắt nên nhắm, trừ khi bạn đã
tập ngồi thiền mà mắt hơi mở, và bạn muốn chọn cách ấy. Mắt mở
cũng chỉ là
một phương cách để đặt ánh mắt vào
một
điểm nào
đó, rồi quên nó đi. Theo tôi
thấy thì
nhắm mắt lại một cách thoải mái là dễ hơn hết. Nhưng bạn muốn sao
cũng
được.
Quán niệm hơi thở có thể được thực
hành
bằng hai phương pháp. Khi ta thở vào, bụng ta tự nhiên sẽ phồng
lên và khi
ta thở ra nó sẽ xẹp xuống. Bạn hãy giữ sự chú ý của mình vào cử
động của bụng, không phải tưởng tượng
cũng
phải hình ảnh hóa một cái gì hết, chỉ kinh nghiệm lấy cảm
giác của
cử động lên xuống. Ðừng cố
gắng kiểm
soát hơi thở bằng bất cứ một cách nào, chỉ giản dị giữ sự chú ý
của mình
vào sự lên xuống của bụng.
Một cách khác là chú ý đến hơi thở
ra vào
nơi mũi, giữ tâm ý vào khoảng đầu mũi
hay môi
trên. Chú ý vào hơi thở như một người giữ cổng
đứng ngay cửa, biết đến sự ra vào
có
mặt của mọi người. Ðừng theo hay dẫn hơi thở
đi vào trong người hay ra ngoài, cũng
đừng kiểm soát hay ép buộc hơi thở. Chỉ giản dị chú ý đến sự ra vào
của hơi thở khi nó đi ngang qua mũi.
Trong
giai đoạn đầu bạn nên niệm nói thầm trong tâm "phồng, xẹp"
hay "ra,
vào". Phương cách niệm này giúp tâm ý của ta ở với
đối tượng thiền quán của mình.
Trong vài phút thực tập đầu bạn hãy
thử coi đối tượng nào rõ ràng
đối với bạn nhất, sự lên xuống
nơi
bụng hay sự ra vào của hơi thở nơi mũi. Rồi bạn hãy chọn lấy một
đối tượng và quyết
định duy trì nó mãi,
đừng thay đổi tới lui. Có những lúc
đối tượng
của bạn sẽ trở nên mù mờ khó phân biệt, bạn cũng
đừng thay đổi và hy vọng rằng
đối tượng kia sẽ dễ dàng hơn.
Một khi
đã quyết
định chọn một đối tượng để thực hành thiền quán rồi, bạn
hãy duy
trì và giữ nó cho đến cùng. Có
những
lúc nó sẽ rõ ràng, có những lúc lờ mờ, có những lúc sâu sắc, có
những lúc
nông cạn, có những lúc dài, có những lúc ngắn. Nhưng bạn nên nhớ,
đây không phải là một phương
pháp
để tập thở; nó chính là bài
thực tập
đầu tiên của chánh niệm.
Phương pháp thiền hành được thực
hiện bằng
cách chú ý đến các động tác dở lên, bước qua và
đạp xuống của bàn chân, trong
mỗi
bước. Bạn nên hoàn tất mỗi bước chân một, trước khi bắt
đầu dở bước kế tiếp. "Dở, bước, đạp,
dở,
bước, đạp". Thật giản dị. Cũng vậy, đây không phải là một
bài tập
thể dục. Ðây chính là một bài thực tập chánh niệm. Hãy sử dụng
những
động tác để phát triển một tâm ý tỉnh
thức.
Trong một ngày, bạn nên nhớ rằng sẽ có những thay
đổi. Ðôi khi bạn cảm thấy muốn
bước
nhanh hơn, lại có lúc bạn thích đi
thật chậm.
Bạn có thể niệm mỗi bước chân theo từng đơn vị một như "bước,
bước". Hay
bạn có thể bắt đầu đi thiền hành hơi nhanh, nhưng dần dần
chậm lại,
cho đến khi bạn có thể chia từng bước
ra thành
ba động tác dở, bước, đạp. Hãy
thí
nghiệm. Ðiều chủ yếu là có chánh niệm, ý thức rõ ràng
được những gì
đang xảy ra.
Khi đi kinh hành hai tay
nên giữ
yên ở phía trước, sau lưng hoặc hai bên mình. Mắt nên nhìn về phía
trước
một chút, không nên nhìn xuống dưới chân,
điều này tránh cho bạn khỏi bị lôi cuốn vào ý niệm "bước
chân" khi
đi kinh hành. Tất cả mọi chú ý
phải
được tập trung vào kinh nghiệm
của
từng cử động, nhận thức được cảm giác
của mỗi
động tác dở, bước, đạp.
Ðây là tờ chương trình để cho bạn
có một
khái niệm về sự tiến hành của mỗi ngày.
04:30 - 05:00 = thức dậy.
05:00 - 06:30 = kinh hành, ngồi thiền.
06:30 - 07:30 = ăn sáng.
07:30 - 08:00 = kinh hành.
08:00 - 09:00 = ngồi thiền chung.
09:00 - 09:45 = kinh hành.
09:45 - 10:45 = ngồi thiền chung.
10:45 - 11:30 = kinh hành.
11:30 - 01:15 = ăn trưa và
nghỉ
ngơi.
01:15 - 02:00 = ngồi thiền chung.
02:00 - 02:45 = kinh hành.
02:45 - 03:45 = ngồi thiền chung.
03:45 - 05:00 = kinh hành, ngồi thiền.
05:00 - 05:30 = uống trà.
05:30 - 06:00 = kinh hành.
06:00 - 07:00 = ngồi thiền chung.
07:00 - 08:00 = pháp thoại.
08:00 - 08:45 = kinh hành.
08:45 - 09:45 = ngồi thiền chung.
09:45 - 10:00 = uống trà.
10:00 - 04:30 = ngủ.
Chương trình sẽ được công bố.
Trong những
ngày hay tuần đầu, bạn hãy
cố
gắng theo chương trình càng sát càng tốt. Dần dà khi bạn
đã quen với công phu tu tập
liên tục,
bạn sẽ khám phá ra một nhịp độ thích
hợp với
mình. Hãy cố đi kinh hành
và
ngồi thiền cho liên tục. Ăn trưa,
uống trà
và mọi công việc khác đều phải được làm
trong chánh niệm, có ý thức. Sau một thời gian bạn có thể thích
đi kinh hành lâu hơn, một
tiếng hay
một tiếng rưỡi, rồi mới bắt đầu ngồi.
Có
người lại thấy thích ngồi lâu hơn, có khi hai, ba tiếng; lại có
người
thích công phu vào những giờ khuya. Trong những thời gian
tu tập ở
Ấn Ðộ, tôi thường công phu trong những giờ thật khuya khoắc:
khoảng thời
gian từ nửa đêm cho
đến ba giờ sáng, tôi cảm thấy rất im
lặng và
thanh tịnh, rất thích hợp cho việc tu tập. Khi sức thiền
định mạnh ta sẽ thấy ít cần đến giấc
ngủ. Chỉ
đi ngủ khi nào bạn cảm thấy mệt, chứ
đừng vì thói quen đúng giờ. Có
thể đến
một lúc, khi sức tu tập tiến triển đúng mức, bạn sẽ không còn
cảm
thấy mệt mỏi và có khả năng công phu
ngày
đêm. Hãy cảm lấy những gì hợp
với sức
bạn, cố gắng tu tập nhưng nhớ đừng
bao giờ
gượng ép hay bó buộc quá.
Thánh Francis de Sales có viết:
Hãy kiên nhẫn với tất cả mọi người, nhưng trên hơn hết, là với
chính
anh. Tôi muốn nói là anh đừng có thối
chí,
nản lòng về sự bất toàn của mình. Lúc nào cũng phải
đứng dậy với lòng can
đảm mới. Tôi rất mừng là anh
bắt
đầu mỗi ngày mới tinh. Bởi vì
không có
phương cách nào giúp cho anh đạt đạo
tốt hơn
là biết khởi sự lại từ đầu, và
không bao giờ tự cho rằng mình đã
làm
quá đủ. Làm sao anh có thể tha
thứ lỗi
của người láng giềng, nếu anh không tha thứ lỗi cho chính anh.
Người nào
cứ mãi bứt rứt về lỗi lầm của mình sẽ không bao giờ sửa nó
được. Tất cả những sự sửa sai có ích
đều đến
từ một tâm hồn bình thản, an lạc.
-ooOoo-
Buổi tối thứ hai
BÁT CHÁNH ÐẠO
Chúng ta vừa mới bắt đầu bước chân
vào
một hành trình. Cuộc hành trình đi vào
thế giới của tâm ta. Một cuộc hành trình với mục
đích để khám phá, tìm hiểu con
người
thật của mình. Nhưng bao giờ cũng vậy: vạn sự khởi
đầu nan. Mấy ngày tu tập
đầu tiên sẽ
đầy dẫy những bồn chồn, buồn ngủ,
chán nản,
lười biếng hay nghi ngờ, và đôi
khi còn
hối hận là mình đã lỡ dại tham
dự khóa
tu nữa. Bước đầu tiên nào cũng
khó cả.
Spinoza, vào lúc gần hoàn tất một tác phẩm triết học của ông, có
viết:
"Mọi công trình cao quí đều hiếm hoi và
khó nhọc". Con đường tầm đạo mà
chúng
ta đang bước chân vào cũng rất
là hiếm
có và trân kỳ. Bởi thế chúng ta phải biết từ tốn. Quyển Mount
Analogue là
một tỷ dụ thật đẹp cho cuộc hành
trình
mà chúng ta đang đi. Câu chuyện kể
lại một
nhóm người cùng nhau đi tìm
một
ngọn núi đặc biệt. Chân núi nằm trên
mặt đất, còn
đỉnh núi tượng trưng cho mục tiêu
giải
thoát cuối cùng. Lúc khởi đầu, đám
người thám
hiểm ấy đã phải đối phó với
một chướng
ngại lớn lao: trong những trường hợp bình thường, họ không
thể nào
nhìn thấy được chân núi. Họ phải vất
vả, khó
nhọc lắm mới có thể định được phương hướng. Sau ngày
đêm khổ cực tìm kiếm, cuối
cùng họ tìm
đến được chân núi. Phần còn
lại của
quyển sách tả cảnh chuẩn bị, bao khó khăn,
những tranh đấu, hồi hộp trong suốt hành trình
đi đến đỉnh núi.
Chúng ta cũng đang cùng
chung một
hành trình với họ: cố leo lên một ngọn núi trí tuệ. Chúng ta
đã biết
được một bí mật về sự tàng ẩn của nó: Giáo pháp, chân lý
không thể
tìm thấy ở bên ngoài, nó hiện hữu ở ngay trong ta. Chúng ta chỉ
cần bắt
đầu từ ngay giờ phút này.
Con đường lên núi, con
đường giải thoát, đã
được vẽ lại bởi những người đi trước.
Một bản
ghi chép rõ ràng nhất có thể tìm thấy trong kinh
điển của đức Phật là Bát Chánh
Ðạo.
Bát Chánh Ðạo có nghĩa là tám con đường
chân
chánh dẫn đến giải thoát. Ðây là một bản
đồ, một bản hướng dẫn chỉ ta đến mục
tiêu
giác ngộ.
Bước thứ nhất trên con đường lên
núi là Chánh Kiến. Chánh kiến có nghĩa là nhìn thấy, hiểu biết
được chân như của sự vật. Thật ra đây
là
bước thứ nhất mà cũng là bước cuối cùng. Bởi vì ta phải có một sự
hiểu
biết tối thiểu nào đó mới có thể bước
chân vào
hành trình này. Và sự hiểu biết ấy sẽ dần dà trở thành trí huệ, có
khả năng
đi sâu vào và nhận diện được
chân
tướng của tâm. Trong giai đoạn đầu, chánh kiến có nghĩa là
thấy
được những luật của thiên
nhiên
đang chi phối đời sống của mình.
Một
trong những luật quan trọng nhất là luật Nhân Quả (Karma): mỗi
hành
động đều sẽ đem lại một kết quả nhất
định nào
đó. Không có bất cứ một việc gì,
mà tự
nhiên hay vô tình, lại xảy đến cho
ta. Mỗi
khi chúng ta hành động vì
tham,
sân, si, khổ đau sẽ đến với mình.
Còn
những khi chúng ta làm vì lòng từ bi hay trí tuệ, kết quả sẽ là
hạnh phúc
và an lạc. Nếu chúng ta khôn khéo biết phối hợp luật nhân quả vào
cuộc
sống hàng ngày của mình, ta có thể bắt đầu đào
luyện một tâm ý hoàn toàn tỉnh thức.
Ðức Phật thường nhắc nhở các đệ tử
của ngài
về đức tánh rộng lượng. Bố thí là
một
biểu lộ của lòng không tham lam ra thành hành
động. Cuộc hành trình của ta gồm có sự buông bỏ, không bám
víu và
không quyến luyến của những sự xả bỏ ấy.
Chánh kiến cũng còn là biết chấp nhận mối liên hệ của ta, một
nghiệp
quả đặc biệt, với cha mẹ. Ta phải
biết nhận lãnh
trách nhiệm cũng như bổn phận đối với
các
người. Cha mẹ đã bỏ công khổ cực để
nuôi dưỡng ta, khi chúng ta còn nhỏ bé. Nhờ ơn các người mà
giờ này
ta có cơ hội để ngồi đây tu tập giáo
lý của
đức Phật. Ðức Phật dạy rằng, không có cách nào
để ta có thể trả ơn này. Cho
dù ta có
cõng các người trên hai vai cho đến
cuối cuộc
đời mình cũng vẫn chưa đủ. Chỉ
có một
phương pháp để trả ơn cha mẹ mình, là giúp các người hiểu
biết và
hiểu được giáo lý của đức Phật, sống
trong
chánh kiến. Nói chung thì chúng ta đã
bỏ biết bao nhiêu thời gian, công sức của mình ra
để được độc lập với cha mẹ, về phưong
diện
tinh thần. Ðiều này tất nhiên cũng có một giá trị. Nhưng
trong
khoảng không gian tự do đó, ta nên
chấp nhận trách nhiệm của mình đối
với các
người.
Chánh kiến cũng có nghĩa là thấy và hiểu
được cái tánh chân thật, cái chân như của mình. Khi sự tu
tập thiền
quán tiến bộ, ta sẽ càng lúc càng nhận rõ
được tính cách vô thường của mọi vật. Mọi yếu tố của tâm và
thân
chỉ tồn tại trong chốc lát rồi tan biến mất, sanh ra rồi diệt
đi một cách liên tục. Hơi thở
vào rồi
ra, tư tưởng đến rồi đi, cảm giác có
rồi
không. Mọi hiện tượng đều luôn biến đổi, chuyển dịch. Trong cuộc
vô thường
không có gì là bảo đảm vĩnh
viễn cả.
Một khi ta thật sự hiểu được bản chất vô ngã của mọi vật,
những
quan niệm của ta về sự sống và thế giới chung quanh sẽ thay
đổi một cách không ngờ. Tâm của ta sẽ
thôi
nắm bắt và đeo đuổi, khi ta
hiểu được
mọi hiện tượng đều có tánh cách nhất thời, chốc lát, thay đổi
trong mỗi
giây phút. Và nhất là khi ta có thể kinh nghiệm
được những diễn biến của thân và
tâm
khi chúng không còn bị chi phối bởi cái ngã. Với một sự tu tập
thiền quán
chuyên cần và sâu sắc, chánh kiến sẽ khai triển.
Bước thứ nhì của Bát Chánh đạo là
Chánh Tư Duy. Chánh Tư Duy có nghĩa là suy nghĩ
đúng với sự thật. Nó có nghĩa là
tư
tưởng không bị chi phối bởi những tham muốn của cảm giác, lòng ác
tâm và
tánh bất nhẫn. Những khi tâm ta còn bị dính mắc vào cảm giác, ta
sẽ
đuổi theo những đối tượng bên
ngoài,
đi tìm một hạnh phúc quá phù
du, vì
bản tính của mọi vật là vô thường, thay đổi.
Những thú vui đều chỉ tạm bợ, nhưng lòng ham muốn thì cứ tăng
trưởng. Cái vòng lẩn quẩn này của dục vọng khiến cho tâm ta
lúc nào
cũng náo động và rối loạn.
Nhưng giải
thoát tâm ta khỏi những dục vọng không có nghĩa là
đàn áp hay chối bỏ chúng. Một
khi ta
đàn áp một sự ham muốn nào, nó
sẽ chỉ
biến tướng thành một tâm tánh khác. Nhưng nếu mỗi khi ta có một sự
ham
muốn nào, ta chấp nhận và đi thỏa mãn
nó, thì kết quả cũng chẳng khá gì hơn. Chánh Tư Duy có nghĩa là ý
thức
được những ham muốn của các giác quan
và
rồi buông bỏ chúng. Buông bỏ được bao
nhiêu,
tâm chúng ta sẽ được nhẹ nhàng
bấy
nhiêu. Dần dà tâm ta sẽ bớt đi những
xáo
trộn, rối loạn, ta sẽ có khả năng giải thoát mình ra khỏi
ngục tù
của hoàn cảnh, những trói buộc của dục vọng.
Tư tưởng không bị chi phối bởi những ác tâm có nghĩa là ta
không bị cai
quản bởi sự giận dữ. Giận dữ là lửa cháy trong tâm, nó có khả năng
thiêu đốt ta và những
người
chung quanh nếu ta không cẩn thận. Ta có khả năng
đối trị tâm nóng giận, nếu ta có thể ý thức được nó để rồi buông
bỏ. Khi
ấy tâm ta sẽ trở nên nhẹ nhàng và thoải mái, bản chất yêu
thương
của tâm sẽ tự nhiên hiển lộ.
Tư tưởng không bị chi phối bởi tánh bất nhẫn có nghĩa là ta có
tâm từ.
Tâm từ có nghĩa là có lòng thương xót những ai
đang bị đau khổ và muốn cứu
giúp họ.
Trong sự tu tập thiền quán, ta nên có tâm từ
đối với tất cả mọi sự sống chung quanh.
Bước kế tiếp trong hành trình lên núi là Chánh Ngữ. Chánh ngữ
dạy cho
ta cách tiếp xúc, liên hệ đến hoàn
cảnh và những người chung quanh ta. Chánh ngữ là một phương thức
có khả năng
giúp ta sống hòa hợp với thế giới chung quanh, thiết lập
một mối
liên hệ hòa ái giữa ta và những người khác hay thiên nhiên. Chánh
ngữ là
không nói những gì sai với sự thật, hoặc nói những lời chia rẽ và căm
thù; chỉ nói những lời chân thật và có giá trị xây dựng sự
hiểu
biết và hòa giải.
Có một câu chuyện kể lại đức Phật,
sau khi
thành đạo, trở về gặp lại gia đình
của ngài. Nhiều người thân thuộc, bạn bè cảm phục bởi tư cách từ
bi, tỉnh
thức của Phật đã xin
để được quy y theo ngài. Trong
số
đó có Rahula, con trai của đức Phật.
Lúc ấy
Phật có thuyết giảng một bài pháp tên là: "Lời khuyên cho
Rahula".
Trong bài giảng này Phật dạy đứa con
ruột của
ngài, đừng vì bất cứ
một lý do
nào mà phải nói những lời không chân thật, cho dù nó có
đem lợi ích đến cho mình hay
bất cứ
một ai. Sự trung thành của mình với sự thật là một
điều tối quan trọng. Nó giữ cho những
liên
hệ của mình với thế giới chung quanh được
dễ
dàng và đở phúc tạp hơn. Thành
thật trong lời nói sẽ dẫn đến cho sự
thành
thật với chính mình. Trong thân và tâm của ta, có biết bao nhiêu
chuyện mà
ta hằng trốn tránh: những đau đớn,
bực dọc mà
ta không bao giờ muốn nhắc đến. Nhưng
như vậy
là ta đã không thành
thật với
chính mình. Chân thật trong lời nói là căn
bản cho sự chân thật trong tâm tưởng. Có thành thật với
chính mình,
ta mới có thể cởi mở tâm mình ra. Và nhờ đó mà
ta có thể nhận diện và đối trị với
mọi trạng
thái bệnh hoạn của tâm hồn.
Bước thứ tư trên con đường đi lên
là Chánh Nghiệp. Chánh Nghiệp có nghĩa là chọn một lối sống chân
chánh:
không sát sanh, không làm cho người khác bị
đau khổ; không trộm cắp, không lấy những gì không phải là
của mình;
không tà dâm, cũng có nghĩa là không vì những lòng ham muốn, tham
dục thể
xác mà làm khổ người khác.
Thường chúng ta ít khi thấy được
những hậu
quả lâu dài gây ra bởi hành động
của mình.
Trong Mount Analogue có một câu chuyện nói vể việc này:
Ðối với những người leo núi, có một luật mà ai cũng phải tuân
theo là
khi lên đến một độ cao nào
đó, họ không được phép giết hại bất
cứ một
sinh vật nào. Họ phải mang theo thực phẩm
đầy đủ. Một hôm có một người leo lên
quá độ cao ước định đó, nhưng chẳng
may anh
ta bị kẹt trong một trận bảo tuyết. Trong liên tiếp ba ngày
trời
anh sống trong một căn lều tạm bợ,
không thực
phẩm. Gió tuyết lạnh đông đá hết mọi vật chung quanh. Ðến
ngày thứ
ba cơn bảo đi qua. Trong một lỗ hang
nhỏ dưới
lớp tuyết, anh thấy có một con chuột già chun lên. Bụng
đói vì ba ngày không
ăn, anh nghĩ không có hại gì
khi giết
con chuột già này để đở đói. Anh ta tìm
một cục đá và giết con chuột.
Xong anh
trở xuống núi, chẳng nghĩ gì đến con
vật mình
vừa sát hại. Cho đến một hôm anh bị
đem ra xử
trước toà, bởi những người có phận sự bảo trì ngọn núi và
những con
đường mòn chung quanh. Anh bị
xử về
tội sát hại con chuột, mà đến giờ này
anh đã quên bẳng. Dường như
hành
động nhỏ nhặt của anh lúc đó, giờ đã
gây nên một tai họa. Con chuột già yếu mà anh giết ngày
đó, vì không
đủ sức đuổi bắt những con côn trùng
khỏe mạnh, nên nó sống bằng cách tìm ăn
những
con côn trùng bệnh họan. Khi nó bị giết
đi, dân số côn trùng bệnh hoạn
không
còn được thiên nhiên kiểm soát
nữa.
Bệnh hoạn lan tràn sang những côn trùng khỏe mạnh khác và dần dà
cả loài
bị tiêu diệt. Những côn trùng này từ lâu có trách nhiệm trong việc
bón
phân và truyền phấn hoa đến những
nhụy cái,
cho các loài thực vật mọc trên sườn núi. Khi loài côn trùng
chết
đi, những thực vật mất đi chất nuôi
dưỡng và
phương tiện truyền chủng, nên chúng cũng tàn tạ theo. Từ bấy lâu
nay,
những thực vật mọc ở hai bên sườn núi giúp giữ cho
đất đá được liền lại với nhau. Giờ
trơ trọi,
sườn núi cũng bắt đầu bị thời tiết ăn mòn. Cuối cùng, một
trậm
đất lở đã giết chết một số
người leo
núi và ngăn trở con đường đi lên.
Tất
cả bắt đầu từ một hành
động dường như vô hại là giết
một con
chuột già yếu.
Bởi vì chúng ta thường không có khả năng
nhìn thấy những hậu quả lâu dài của hành
động mình, chúng ta hãy có ý
thức
trong từng việc làm, đừng tiêu
diệt
thế giới chung quanh, hãy đi gieo
những hạt
giống của an lạc, từ bi và hạnh phúc.
Bước kế tiếp trong Bát chánh đạo là
Chánh Mạng. Chánh Mạng có nghĩa là chọn một phương thức sinh sống
nào
đừng làm tổn hại
đến người khác; những nghề nghiệp nào
không liên quan đến sự sát hại, trộm
cắp hay
lường gạt kẻ khác. Thông thường thì những nghề như buôn bán
hay chế
tạo vũ khí và rượu, săn bắn, đánh cá
đều có làm
tổn thương đến những sinh vật khác.
Ðạo pháp không phải là ngồi yên một chỗ. Ngồi yên là một phương
tiện hiệu
quả để đạt đến trí tuệ và hiểu
biết
phải được thể hiện vào
đời sống của chúng ta. Chánh mạng là
một trong sự thể hiện đó. "Hãy
bước
đi thiêng liêng như những
người da
đỏ. Hãy biến sự sống của mình
thành
một nghệ thuật". Hãy làm những gì chúng ta làm với một thái
độ cẩn trọng. Hãy làm với một ý
niệm
tỉnh thức.
Ba bước kế tiếp có liên quan đến
sự tu tập
thiền quán. Bước đầu tiên trong ba bước này lại là bước
quan trọng
nhất: Chánh Tinh Tấn. Thiếu sự cố gắng ta sẽ chẳng làm
được gì. Trong Vi Diệu Pháp
(Abhidharma) có nói: Tinh tấn, cố gắng là gốc rễ của mọi thành
công, là
nền móng của sự thành đạo. Nếu chúng
ta muốn
lên đến đỉnh núi mà chỉ
biết
ngồi mơ tưởng thôi, thì ngàn năm vẫn
sẽ chẳng
có việc gì xảy ra. Bất cứ một hành trình nào cũng là một
tập hợp
của những sự cố gắng, dụng công: nhờ bước từng bước nhỏ mà ta lên
đến đỉnh núi. Ramana Maharshi, một vị
thánh
của thời đại này ở Ấn Ðộ, viết: "Chưa ai có thể thành công
mà không
phải cố gắng. Tâm an lạc không phải là một tánh tự nhiên ta có khi
mới
sanh. Những ai thành công đều nhờ ở
đức tính
nhẫn nại của mình". Nhưng tinh tấn, cố gắng phải trong một
mức
độ quân bình. Bởi sự nóng nảy
hay khẩn
trương là những trở ngại lớn trên con đường
tu tập. Năng lực phải được quân bình với sự tỉnh lặng. Nó
cũng
giống như khi ta lên dây đàn.
Dây
đàn lên cứng quá hay lỏng qua
cũng
không thể phát ra được đúng âm độ.
Trong sự
tu tập của ta cũng thế, chúng ta phải tinh tấn kiên trì
nhưng với
một tâm thoải mái và quân bình, cố gắng nhưng không
đàn áp. Trong ta có ngàn hiện
tượng
đang chờ sự khám phá, tâm ta có muôn
từng
muôn lớp để tìm hiểu. Với sự tinh tấn, con
đường tu tập của ta sẽ rộng mở. Không
ai có
thể cố gắng dùm ta được. Không
ai có
thể giác ngộ dùm ta được. Sự
giác ngộ
của đức Phật đã giải quyết vấn đề
cho
ngài, chớ không giải quyết vấn đề
cho
ta... có chăng là chỉ cho ta một lối thoát. Mỗi người chúng
ta phải
tự thắp đuốc lên mà
đi.
Chánh niệm là bước thứ bảy trên con đường
Bát chánh. Chánh niệm có nghĩa là ý thức
được những gì
đang xảy ra trong giờ phút hiện. Tôi
muốn nói
chú ý đến những sự thay đổi, biến chuyển của mọi hiện tượng: khi
đi, ý
thức được những cử động của cơ thể; khi quán hơi thở, ý thức được
cảm giác
ra vào hay lên xuống; ý thức được
sự
có mặt của từng tư tưởng hay cảm giác. Như một thiền sư nào
đó nói: "Khi anh đi, đi. Khi anh
chạy, chạy.
Ðiều trên hết là đừng có do
dự". Bất
cứ đối tượng là gì, bạn hãy ý thức
được nó, nhưng đừng cố nắm bắt vì đó là
tâm tham, cũng đừng xua đuổi vì
đó là tâm sân, và cũng
đừng lãng quên vì
đó là tâm si. Hãy quan sát
những biến
chuyển cùng diễn biến của đối tượng.
Một khi
chánh niệm được phát triển đúng mức, tất cả sẽ trở nên nhịp
nhàng
và một ngày trở thành một điệu vũ.
Chánh niệm
sẽ đem lại cho tâm ta một sự thăng bằng và an tĩnh. Nó có
khả năng
giữ cho tâm ta được sắc bén, để ta có thể ngồi lại mà quan
sát,
theo dõi những hiện tượng xảy ra chung quanh như một vở tuồng.
Bước cuối cùng trên con đường lên
đến đỉnh núi là Chánh Ðịnh.
Chánh Ðịnh
có nghĩa là có khả năng tập trung tâm
ý, giữ
cho tâm mình ở với một đối
tượng duy
nhất. Những ngày đầu tu tập,
bạn sẽ
cảm thấy khó khăn vì chưa có nhiều
định lực. Khi leo núi, chúng ta phải có ít nhất một sức khỏe cần
thiết nào
đó. Nếu không có đủ sức khỏe, lúc ban
đầu ta
sẽ dễ mệt và khó chịu. Nhưng dần dà khi cơ thể quen
đi, ta cảm thấy khỏe khoắn và
việc leo
núi sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sự tu tập thiền quán của ta cũng thế.
Khi
định lực khai triển, ta sẽ có khả
năng sống
trong hiện tại dễ dàng hơn. Những khó khăn
lúc ban đầu sẽ không còn là một trở ngại nữa.
Nếu bạn đặt một nồi nước lên
lò,
rồi cứ vài phút lại mở nắp ra, chờ cho nước sôi cũng là lâu lắm.
Nhưng nếu
bạn đặt nồi lên lò, rồi
để yên
đừng đụng đến, thì nước sẽ chóng sôi lắm.
Các khóa tu thiền là những cơ hội quý báu giúp cho ta tập phát
triển
định lực và chánh niệm. Bằng
sự tu tâp
liên tục, mỗi giây phút được xây dựng
bằng
một công phu của giây phút trước, trong một thời gian ngắn tâm ta
sẽ trở nên
sắc bén và có khả năng soi thấu được
chân
tướng của sự vật.
Hành trình của chúng ta bao gồm sự sống hòa hợp với thế giới
chung
quanh và tìm hiểu lấy chính mình. Trong Mount Analogue có lời
khuyên sau
đây cho những ai đang đi trên
con
đường tỉnh thức: "Hãy giữ ánh
mắt của
mình trên con đường đi lên.
Nhưng nhớ
đừng quên nhìn những gì ngay
trước
mặt. Bước cuối cùng nương tựa vào bước đầu tiên.
Ðừng nghĩ rằng bạn đã
đến nơi chỉ vì bạn
đã nhìn thấy
đỉnh núi cao. Hãy cẩn thận chỗ
bạn sẽ
đặt chân. Bước tới cho vững vàng.
Nhưng đừng vì vậy mà xao lãng
mục tiêu
cuối cùng. Bước đầu tiên nương
tựa vào
bước chót".
Sống vững vàng trong hiện tại, phát triển chánh niệm trong từng
giây
phút và vững tin nơi khả năng tự do
của sự
tỉnh thức.
Hỏi: Tôi có cảm giác rằng hơi thở vào lúc nào cũng mạnh hơn,
điều này làm xáo trộn sự tập
trung của
tôi. Tôi phải làm gì?.
Ðáp: Hơi thở là một đề mục rất hay
và
quan trọng trong thiền quán, vì hơi thở có rất nhiều trạng thái và
cường
độ mạnh nhẹ khác nhau. Có khi nó mạnh
và
nặng nề, có khi nó thoải mái và nhẹ nhàng. Hơi thở có thể thay
đổi giữa khi ta thở vào và thở
ra, hay
là sau một thời gian ngắn. Cũng có những lúc hơi thở nhẹ
đến nỗi ta không cảm thấy gì
hết. Hơi
thở là một đề mục vô giá trong thiền
quán:
bởi vì một khi hơi thở trở nên nhẹ nhàng, ta có thể dùng nó
để đem tâm mình an tịnh xuống
cùng một
mức độ với hơi thở. Khi bạn thấy hơi
thở càng
lúc càng trở nên thanh nhẹ, lắng tâm xuống thật yên
để có thể nhận diện được nó. Nó đòi
hỏi một sự cố gắng - để không làm
gì
hết, chỉ yên lặng.
Hỏi: Làm cách nào để biết một
người đã
giác ngộ?.
Ðáp: Một người giác ngô hay tỉnh thức không
để lại một dấu vết nào hết.
Làm sao ta
có thể đo lường được một tâm tự tại
bằng
những giác quan giới hạn của mình! Nó
đã ra ngoài sự suy luận. Cũng giống như ta
đi tìm một ánh lửa
đã tắt. Bạn tìm kiếm ở
đâu bây giờ? Bạn không thể nghĩ giác
ngộ,
tỉnh thức như là một cái gì có thể
đụng chạm hay sờ mó được. Người tỉnh thức không có một dấu hiệu
đặc biệt nào
trên trán họ hết, nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận
được họ qua những đức tánh thương yêu,
hiểu biết mà họ có.
Hỏi: Về sự liên hệ với cha mẹ và trách nhiệm hướng dẫn họ vào
đạo pháp. Cha mẹ tôi thắc mắc tại sao
tôi lại
đi dự nhiều khóa thiền như thế này, tôi cố gắng giải thích
nhưng
hình như không có cách nào làm cho họ hiểu
được!.
Ðáp: Có rất nhiều cách để người ta
thông
cảm nhau - mà thường thì lời nói lại là một phương tiện kém
hữu
hiệu nhất. Nếu bạn ở với cha mẹ hay bất cứ một ai, mà bạn giữ sự
an lạc,
tĩnh lặng, không phê phán ai, chấp nhận, thương yêu và tử tế, tôi
nghĩ bạn
sẽ không cần phải nói một lời nào. Con người an lạc của bạn tự nó
có khả năng
tạo nên một khoảng không gian tươi mát. Ðiều này
đòi hỏi thời gian tu tập.
Người ta bao
giờ cũng vẫn có thành kiến với những gì không hợp với quan niệm
của mình.
Khi nào bạn nói những điều gì
có vẽ
khác thường, mới lạ họ sẽ trở nên bảo thủ. Thế nên ta
đừng bao giờ chấp vào hình
thức quá,
hãy sống tự nhiên, đạo pháp sẽ hiển bày.
Một tâm tĩnh lặng sẽ ảnh hưởng đến
thế giới
chung quanh. Nó đòi gỏi thời gian, sự kiên nhẫn và thật
nhiều tình
thương.
Hỏi: Trong khi ngồi thiền, tôi thường thấy mình hay tưởng tượng
hơi thở
tôi là một luồng nước, chảy tới lui trong một
đường hầm. Những hình ảnh như thế có hại cho chánh niệm
không?.
Ðáp: Có. Cốt tủy của pháp tu thiền quán này là trực tiếp kinh
nghiệm
chứ không phải dùng tưởng tượng. Hình ảnh hóa hơi thở của mình là
tạo nên
một khái niệm. Khái niệm không phải là sự thật, nó chỉ là bóng
dáng của sự
thật. Ðiều cần nhớ là kinh nghiệm những cảm giác của hơi thở, chứ
không
phải tạo nên một ý niệm về hơi thở.
Hỏi: Việc tôn thờ thượng đế áp
dụng vào
sự tu tập này cách nào?.
Ðáp: Tùy theo định nghĩa của bạn
về thượng
đế. Mỗi người có một câu trả lời khác nhau. Ta có thể nói thượng
đế tức là
chân lý tối cao, đạo pháp, chân như
của vạn
vật. Hiểu như vậy, thì tôn thờ thượng
đế có nghĩa là sống trong chân lý, sống
đúng với giáo pháp. Ðể cho
giáo pháp
tự nhiên phô bày.
-ooOoo-
Buổi sáng
thứ ba
BÀI THỰC TẬP: CẢM THỌ
Cảm thọ là một đề mục vô cùng
quan
trọng trong thiền quán. Trong mỗi giây phút, chúng ta lúc nào cũng
bị chi
phối bởi một trong ba loại cảm thọ sau đây:
lạc thọ, tức là những cảm thọ êm ái, dễ chịu; khổ thọ, tức
những
cảm thọ có tính cách đau đớn, khó
chịu; trung
tính thọ, tức những cảm thọ không dễ chịu cũng không khó chịu.
Chính những
tính chất êm ái và dễ chịu của lạc thọ khiến ta bị lôi cuốn
ham mê.
Và ngược lại ta cũng xô đuổi và
trốn
tránh những khổ thọ trong cuộc sống hàng ngày, vì tính chất khó
chịu,
đau đớn của chúng. Nhưng khi ta có
chánh niệm
về cảm thọ của mình, ta sẽ có khả năng
nhận diện mọi cảm thọ với một tâm quân bình và không phân
biệt.
Cảm thọ chi phối ta mạnh mẽ nhất là những cảm giác của thân
thể. Chúng
ta ai cũng có thể dễ dàng kinh nghiệm được
những cảm giác dễ chịu hoặc đau đớn, đang có mặt trong thâm mình.
Chú ý rõ ràng đến những cảm giác này
là một trong những phương pháp thiền quán về cảm thọ: kinh nghiệm
những
cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng, êm dịu mà không bị lôi cuốn và cũng
như không
xua đuổi, ghét bỏ những cảm giác khó
chịu,
nặng nề hay đau đớn. Hãy tự nhiên quan sát, nhìn xem mọi
cảm giác
đang có mặt trong thân - nóng, lạnh,
ngứa
ngáy, êm dịu, nặng nề - đến
rồi đi mà
không phê phán, thương ghét hay nhận nó là mình.
Khi bắt đầu ngồi thiền, bạn hãy
khởi sự bằng cách chú ý đến hơi thở
của mình,
sự lên xuống ở nơi bụng. Rồi khi có bất cứ một cảm giác nào nổi
lên trong
thân, hãy chú ý đến nó, ý thức được
hoàn
toàn về sự có mặt của nó. Ðiều quan trọng nhất là phải giữ một
thái
độ tự nhiên, thoải mái khi
quan sát
những cảm giác, nhất là những cảm giác đau
đớn, khó chịu. Thân và tâm ta lúc nào cũng có khuynh hướng căng
thẳng, khẩn trương khi đối diện với những khổ thọ. Ðó là
kết quả
của những thái độ ghét bỏ, tránh né,
lâu ngày
dần dà tạo nên một sự thiếu quân bình trong tâm. Bạn hãy thử tự
nhiên nhìn
cái đau của mình và quan sát
những
thay đổi, biến chuyển của nó. Một khi
tâm của
mình dược yên tịnh xuống, nhẹ nhàng và có chánh niệm, ta có
thể
kinh nghiệm được rằng cái đau không
phải là
một khối cứng ngắc, nó biến tướng, thay đổi,
sanh diệt từng giây phút một. Hành giả hãy ngồi với một tâm
yên
lặng, thoải mái quan sát những diễn biến của cảm giác,
đừng ghét bỏ, cũng đừng ước vọng.
Ðau là một đề mục khá hữu hiệu
trong thiền
Minh Sát. Bởi một cảm giác đau trong cơ thể, nếu biết sử dụng nó
có khả
năng đem lại cho ta một định lực rất mạnh. Bởi cái đau có thể giữ
tâm ta ở
một chỗ, mà không bị lay chuyển nhiều. Nhưng bất cứ một cảm
giác
nào đang có mặt trong thân, đều có
thể trở thành
một đối tượng của thiền quán. Trong
trường
hợp không có một cảm giác nào đặc
biệt, hành giả có thể trở về với hơi thở hay sự lên xuống ở
bụng.
Sự quan sát, ghi nhận phải có tính cách tự nhiên chứ không
được máy móc, vội vàng. Hãy
ghi nhận
mọi việc xảy ra như "phồng, xẹp", "nóng", "lạnh", "đau",
"ngứa", "mát", "phồng, xẹp" một cách từ tốn, đều đặn. Khi cảm thấy
mình
đang bị căng thẳng bởi cái đau có mặt
trong
thân, bạn hãy cẩn thận quán sát tính chất khó chịu, bản
chất của
cái đau. Hãy giữ chánh niệm về
cảm thọ
của mình, rồi thì sự quân bình, an lạc trong tâm tự nhiên sẽ tới.
-ooOoo-
Buổi tối thứ tư
CHÚ Ý ÐƠN THUẦN
Trong kinh có nói hai ngàn năm
trăm năm
sau khi đức Phật nhập diệt, đạo Phật sẽ sống lại một cách huy hoàng
và khởi sắc. Ngày hôm nay, chúng ta thấy lời tiên
đoán đó đang trở thành một sự
thật.
Nhưng trước khi ta có thể hiểu được
tầm quan
trọng của lời tiên đoán này,
ta
phải hiểu giáo pháp là gì? Giáo pháp hay Ðạt Ma, phát xuất từ chữ
Phạn
"Dharma", có nghĩa là luật, đạo, chân
như của
vạn vật, sự biến chuyển của mọi hiện tượng, hay nói một cách khác:
giáp lý
của đức Phật. Tất cả những cái đó đều gọi là Pháp (Dharma).
Nó cũng
có một nghĩa bao gồm mọi tế bào trong thân, mọi yếu tố của tâm,
trong tất
cả các sinh vật. Những yếu tố của tâm như là ý nghĩ, thị lực, tình
cảm,
tâm tưởng đều có thể gọi chung là
Pháp. Phận sự của người tu tập thiền quán là tìm hiểu, khám phá
những pháp
vừa kể trong thân và tâm của mình, ý thức
được từng yếu tố một, cũng như hiểu được luật biến chuyển và
sự
liên hệ của chúng. Ở đây, sự tu tập
của chúng
ta là như thế đó: kinh nghiệm
được
chân như của mình trong mỗi giây phút, chân như có nghĩa là
tự thể
chân thật của sự vật.
Tâm ta có một phẩm tính rất là quan trọng
để dùng vào thiền quán. Phẩm tính này làm căn
bản và nền móng cho sự giác ngộ, nó chính là sự chú ý
đơn thuần (bare attention). Chú ý đơn
thuần
có nghĩa là nhìn sự vật như là nó hiện thực, nó là như vậy,
không
chọn lựa, không so sánh, không đánh
giá,
không đặt quan niệm, thành kiến của mình lên trên sự nhận
xét. Chú
ý đơn thuần là một tâm ý không
phê
phán và không can thiệp vào.
Phẩm tính này của tâm được diễn tả
bằng
một bài thơ Nhật, Haiku sau đây:
Hồ thu lặng,
Ếch nhảy vào,
Tõm!
Không thêm bớt một hình ảnh nào, không có cảnh mặt trời chiều
hay bầu
trời mùa thu hoàng hôn phản chiếu trên mặt hồ. Tác giả không hề
linh
động hóa cảnh vật. Chỉ kể lại một
cách chi
tiết rõ ràng, nhận xét của ông với việc xảy ra trước
mắt:"Hồ thu
lặng, ếch nhảy vào, tõm!" Một nhận thức đơn
thuần: nhìn và quan sát sự vật với một tâm giản dị và trực
tiếp.
Không có gì là dư thừa hết. Ðây là phẩm tính trí tuệ và thẳm thấu
của tâm.
Khi ta phát triển được một sự chú ý
đơn
thuần, đời ta sẽ thay đổi trên nhiều phương diện. Chân ngôn
của
thời đại bây giờ là "hãy sống
trong
hiện tại" - sống ngay trong giờ phút này. Nhưng vấn
đề là sống làm sao
đây! Ðầu óc ta thì cứ nhớ mãi
những
chuyện đã xảy ra trong quá
khứ, nếu
không thì tính toán cho tương lai, lúc nào cũng bồn chồn, lo nghĩ.
Hồi
tưởng về quá khứ; mơ mộng cho tương lai; sống trong giờ phút hiện
tại
không phải là chuyện dễ làm. Chú ý đơn
thuần
là một phương cách giúp ta sống và tỉnh thức trong giây
phút hiện
tại. Từ tốn lại trong giờ phút này, kinh nghiệm
được hoàn toàn những gì
đang xảy ra.
Có một câu chuyện thiền nói về việc sống trong hiện tại. Hai vị
sư trở
về chùa khi trời đã nhá nhem
tối, sau
một ngày mưa tầm tả. Ðường xá trong thành phố ngập nước, lầy lội.
Cả hai
đến một ngả tư đường, gặp một cô gái
trẻ đẹp.
Cô ta đang đứng bối rối vì đường
quá sình
lầy, không băng qua được. Ngay lúc
ấy, vị sư
thứ nhất bèn bồng cô ta lên và băng
qua bên kia đường, rồi để cô
xuống.
Xong cả hai tiếp tục đi. Tối đó về đến chùa, vị sư thứ hai
không
còn nhịn được nữa, lên tiếng
trách:
- Tại sao huynh lại có thể làm một chuyện như thế
được? Chúng ta là người tu
hành, nhìn
phụ nữ còn chưa được chứ còn
nói gì
đến chuyện đụng chạm họ. Nhất là
những
cô gái trẻ đẹp.
Vị sư thứ nhất đáp:
- Tôi đã bỏ cô ấy xuống bên
kia
đường rồi, huynh còn mang cô
ta về
đến tận đây sao?
Khi ta có được một nhận thức đơn
thuần, ý
thức được sự có mặt của bất cứ những gì
đang xảy ra chung quanh, ta có thể
kinh
nghiệm và đối phó với hoàn
cảnh
hiện tại một cách chính xác và tự tại hơn.
Chú ý đơn thuần có khả năng làm
cho
tâm ta được tĩnh lặng. Tâm chúng ta
thường
hay phản ứng: bám víu vào những gì làm mình dễ chịu, và xua
đuổi những gì làm mình khó
chịu. Ta
hành động vì lòng ta ưa thích
hoặc
ghét bỏ của mình. Tâm ta thiếu quân bình. Một khi sự chú ý
đơn thuần được khai triển, ta sẽ kinh
nghiệm
được những cảm xúc, ý nghĩ của mình và hoàn cảnh chung
quanh, mà
không bị lôi cuốn hay sanh ác cảm. Ta sẽ có khả năng
kinh nghiệm được hoàn toàn những gì
đang xảy ra với một tâm tĩnh lặng và quân bình.
Nhưng việc tập luyện một sự chú ý đơn
thuần (bare attention) không chỉ giới hạn vào những lúc
ngồi thiền
sáng và chiều. Nếu ta nghĩ rằng mình chỉ tu tập thiền quán vào
những giờ
ngồi thiền, còn những lúc khác thì không, là ta
đã đập vỡ
cuộc sống của mình ra thành từng mảnh, và phá hoại công
trình tu
tập của mình rồi. Chánh niệm phải được
áp
dụng cho mọi lúc, mọi hoàn cảnh, dù ta
đang có đi, đứng, nằm, ngồi, nói chuyện hay là
ăn uống. Ta phải biết sử dụng sự chú ý
đơn
thuần cho mọi đối tượng, mọi tâm trạng, mọi hoàn cảnh. Hãy
sống
trọn vẹn trong từng giây, từng phút một. Có câu chuyện về một
người chạy
trốn một con cọp. Anh ta chạy đến bên
bờ một vực thẳm, nắm lấy một dây nho và đu
xuống. Bên trên anh con cọp đứng
nhìn,
phía dưới lại có một con cọp khác đang
gầm gừ
chờ anh rơi xuống. Trong khi anh đang bị treo lơ lửng thì
có hai
con chuột đang gậm nhấm sợi dây nho mà
anh đang bám. Lúc ấy anh chợt thấy
một trái
dâu đỏ chín mọc gần đó. Anh vói tay hái. Trái dâu ngọt lịm làm
sao!
Sự chú ý đơn thuần, khi tu tập
đúng mức sẽ
trở nên tự nhiên, không phải đòi
hỏi một sự dụng công nào nữa. Cũng giống như khi ta học chơi một
nhạc cụ
vậy. Ta ngồi xuống, học một vài lý thuyết rồi
được đưa những bài thực tập. Lúc đầu
ngón tay chưa quen, còn vụng về ta sẽ
đánh những nốt sai và âm điệu
sẽ rất là
khó nghe. Nhưng nếu siêng năng luyện
tập, dần
dà tay ta sẽ quen, những cử động
sẽ
trở nên dễ dàng, âm thanh sẽ êm dịu hơn. Sau một thời gian,
khi sự
luyện tập đã chín mùi, mọi cử
động sẽ trở nên tự nhiên và vô
ngại.
Lúc ấy sẽ không còn biên giới giữa thực tập và thực hành, chơi
nhạc tự nó
là tập nhạc. Sự tu tập chánh niệm cũng thế. Lúc
đầu ta theo dõi mọi cử
động một cách chậm chạp, từng bước
chân "dở,
bước, đạp", từng hơi thở "phồng, xẹp" hay là "ra, vào".
Trong giai
đoạn đầu sự tinh tấn và cố
gắng là một
yếu tố quan trọng. Dòng chánh niệm của ta bị
đứt quảng rất nhiều. Biết bao nhiêu là trở ngại và phấn
đấu. Nhưng khi tâm ta đã
được tôi luyện đúng mức, chánh niệm
sẽ tăng
trưởng một cách tự nhiên. Trên hành trình tu tập, sẽ có một
lúc sự
xung động của chánh niệm trong tâm,
mạnh đến
nỗi nó có thể tự hoạt động một mình mà không cần
đến sự dụng công của ta. Lúc ấy mọi
sự sinh
hoạt của ta sẽ trở nên dễ dàng, giản dị và tự nhiên, nhờ ta
có
được một chánh niệm vô ngại.
Chú ý đơn thuần là tập lắng
nghe
những gì đang xảy ra trong thân,
trong tâm và
thế giới chung quanh ta. Chắc một lần nào đó,
bạn đã có một dịp ngồi bên một dòng sông, hay trên một
ghềnh
đá bên bãi biển. Lúc
đầu ta chỉ nghe một khối âm thanh rào
rạt. Nhưng nếu ta ngồi yên thêm một chút, chỉ ngồi và lắng nghe
thôi, ta
sẽ bắt đầu nghe được muôn ngàn
âm
thanh nhỏ khác biệt nhau, tiếng sóng biển vỗ trên ghềnh
đá, tiếng dòng sông chảy mạnh.
Với tâm
tĩnh lặng ta có thể kinh nghiệm được
thật sâu
sắc những gì đang xảy ra. Khi
ta lắng
nghe nơi chính mình cũng thế, lúc đầu
ta chỉ có thể nghe được một tiếng nói của cái "Ngã" hay
"Tôi".
Nhưng dần dần, cái Tôi này sẽ hiển lộ cho ta thấy nó chỉ là một
tập hợp
của những yếu tố, tư tưởng, cảm giác, tinh cảm và hình ảnh thay
đổi không ngừng. Tất cả sẽ hiển bày
khi ta biết lắng nghe và chú ý. Có một bài thơ thật
đẹp của một sư cô trong trường phái
Thiền Zen
như sau:
Ðã sáu mươi sáu lần,
đôi mắt này nhìn mùa thu
đến và
đi.
Ánh trăng xưa ta đã tả thật nhiều,
đừng hỏi nữa làm chi.
Hãy lắng nghe tiếng kêu của cây tùng và cây bách,
khi gió ngừng đưa...
Hãy lắng nghe tiếng của cây cỏ khi gió không còn thổi. Một tâm
tĩnh
lặng tiêu biểu cho sự quân bình của đạo,
giữa
hay yếu tố sáng tạo và tiếp nhận. Nhờ yếu tố sáng tạo mà ta
có khả
năng tỉnh thức, thông suốt và
tích cực
chú ý. Nhờ yếu tố tiếp nhận mà ta giữ được
một thái độ không phân biệt, không chọn lựa và không phê
phán. Tâm
ta lúc ấy rất là cởi mở và êm dịu. Một khi ta có
được một nhận thức tỉnh táo và
thông
suốt, đi đôi với một sự tiếp nhận
không phân
biệt, tâm ta sẽ ở trong một trạng thái quân bình, hoà hợp
hoàn
toàn.
Sự phát triển của ý thức đơn thuần
đòi
hỏi sự có mặt của hai tâm hành (mental factor). Tâm hành thứ nhất
là tâm
định, tức là khả năng
chú ý vào một đối tượng duy
nhất. Tâm
hành thứ hai là chánh niệm, tức là khả năng
biết được những gì đang xảy ra
trong
hiện tại, không để tâm chìm trong quên lãng, giữ cho tâm
luôn
được vững chãi và tập trung.
Một khi
chánh niệm và định lực được phát
triển đúng
nức, tâm của ta sẽ trở nên quân bình và sự quán sát sẽ vô
cùng sâu
sắc. Ta sẽ nhận chân được nhiều
phương diên
khác nhau của con người chúng ta.
Trí tuệ không đến từ một đối tượng
hay một
trạng thái tâm thức đặc biệt nào hết. Thiền sư Suzuki có
nói về sự
"chẳng có gì là đặc biệt": Trong tâm và
thân ta, trong chân như của sự vật, chẳng có gì là
đặc biệt hết. Việc gì sanh lên
thì có
bản tánh tự nhiên là sẽ diệt đi.
Chẳng có gì
đặc biệt để ta luyến tiếc. Tất cả chỉ
là
một phần của dòng biến chuyển không ngừng. Ðiều quan trọng là sự
quân bình
và sáng suốt của tâm. Chúng ta cũng đừng
ham
muốn hoặc tìm kiếm những kinh nghiệm khác thường. Mặc dù
đôi khi những hiện tượng siêu
nhiên có
thể xảy ra cho ta, nhưng chúng chẳng có gì
đặc biệt, chỉ là thêm đề tài
cho ta quan sát, bởi mọi hiện tượng đều
chịu
chi phối bởi luật vô thường. Ðiều mà chúng ta muốn làm là
buông bỏ
hết tất cả, không để dính mắc hay đi
nhận bất
cứ một trạng thái hay hiện tượng nào là mình. Hãy tự tại về
mọi
mặt, đừng để bị ràng buộc, dù
bằng một
sợi dây xích bằng vàng, bằng bất cứ chuyện gì xảy ra. Khi nào
chúng ta
kinh nghiệm được sự biến chuyển của
định luật
vô thường một cách sâu sắc, khi nào chúng ta trực nhận
được rằng con người đang biến đổi
trong từng
giây phút, chừng đó ta sẽ có khả năng buông bỏ hết mọi ràng
buộc,
dính mắc và hòa hợp với dòng thực tại. Không còn chống cư, không
còn nắm
bắt và không còn ôm giữ. Chúng ta trở thành một với
đạo.
Hỏi: Trong cả tiến trình tu tập, có phần nào là linh hồn
không?
Ðáp: Phương pháp thiền quán là để
phát
triển chánh niệm. Có nghĩa là kinh nghiệm sự việc xảy ra
với một
tâm tĩnh lặng, không sử dụng tư tưởng hay khái niệm. Tâm của ta sẽ
đi từ từ mức độ suy nghĩ - ý niệm lên
đến mức độ trực nhận - kinh nghiệm.
Mọi sử
dụng ngôn từ sẽ trở thành vô nghĩa, khi so sánh với kinh
nghiệm
trực tiếp của chánh niệm. Tôi nghĩ tôi phải nói một
điều gì ở
đây là ta đừng bao giờ mù
quáng
tin theo một chuyện gì hết. Một sự hiểu biết sâu sắc sẽ tự
động đến với bạn bằng những kinh
nghiệm trong
thiền quán. Dù cho bạn có biết gì về lý thuyết hay không,
chuyện
đó hoàn toàn không cần thiết.
Có những
thiền sư không bao giờ học, chưa từng đọc
một
quyển sách, không phải thông minh lắm, nhưng các ngài biết
lắng
nghe lời chỉ dẫn và chịu thực hành. Giáo pháp phô bày trong tâm
các ngài.
Các ngài kinh nghiệm được nhiều trình
độ giác ngộ khác nhau, nhưng không
thể dùng
văn tự mà diễn tả cho người
khác hiểu
được. Ðiều quan trọng là bạn
hãy kinh
nghiệm lấy sự thật trong tâm bạn, đừng
để
dính mắc vào ý kiến và suy luận.
Hỏi: Mục đích của thiền định là
để làm gì?
Ðáp: Có nhiều cách thiền khác nhau. Một phương pháp cổ truyền
là phải
tập trung tư tưởng để phát triển định
lực
trước, rồi sau đó mới dùng định
lực để
phát sinh trí tuệ. Phương pháp này đòi
hỏi một thời gian lâu, bởi vì thiền định
phải
cần có một hoàn cảnh đặc biệt
mới có
thể phát triển được một định lực mạnh. Ở Miến Ðiện trong
khoảng từ
100 đến 150 năm sau này là sự
sống lại
của thiền Minh Sát (Vipassana). Thiền Minh Sát tuệ phát triển
định lực và trí tuệ cùng một
lúc.
Phương pháp này gồm có sự chánh niệm và tập trung ý trong từng
giây phút
một, đầy đủ để dẫn đến sự giác ngộ.
Hỏi: Trong cuộc đời này
chúng ta có
quyền chọn lựa gì không?
Ðáp: Thường thì những gì xảy đến
cho ta
trong đời này là do ở nhân chúng ta đã
gieo trong quá khứ. Nghiệp quả thì không tránh
được, nhưng phản ứng, cách đối phó
của ta thì
hoàn toàn tùy thuộc ở mình. Ở điểm này
chúng ta có hoàn toàn tự do. Chúng ta có thể có chánh niệm hay
không, tùy
ở ta. Không có gì bắt ta phải đối phó
với
nghiệp quả bằng một cách này hay cách khác. Tự do nằm ở chỗ
ta chọn
phản ứng bằng cách nào với những sự việc xảy
đến trong giây phút hiện tại.
Hỏi: Vấn đề tiềm thức trong tâm lý
học Tây
phương liên hệ với thiền quán ra sao?
Ðáp: Khi tâm ta trở nên yên tĩnh và tỉnh thức, những gì nằm sâu
dưới
bình diện ý thức, mà ta gọi là tiềm thức, sẽ
được soi sáng bởi ngọn đèn chánh niệm. Lúc
đó ta sẽ thấy được những sự ràng
buộc
trong tâm ta từ bấy lâu nay. Sự nhận diện này sẽ
đem chúng lên trên bình diện ý
thức và
được quán sát.
Hỏi: Nhưng lúc nào cũng phải giữ chánh niêm trong hiện tại, có
làm ta
mất đi sự tự nhiên hay không?
Ðáp: Sống mà không có chánh niệm đâu
phải
là sống tự nhiên. Nếu chúng ta phản ứng một cách máy móc,
tức là
chúng ta bị cai quản, lệ thuộc vào những chuyện xảy ra chung
quanh. Cái
đó đâu phải là tự nhiên,
đó là người máy. Nhận
được một tin gì
đó chúng ta lật đật phản ứng một cách
vô ý
thức, không chánh niệm, tâm đó không phải là một tâm tự
nhiên mà là
một tâm máy móc. Sự tự nhiên chỉ đến
với ta
khi tâm ta yên lặng, khi tâm ta tỉnh thức, nhận biết
được mọi việc rõ ràng trong
từng giây
phút. Khi chánh niệm tiến triển, nó sẽ không làm sinh hoạt của bạn
bị
đứt đoạn, nó không làm bạn mất
tự
nhiên. Trong giai đọan đầu thì
ta cần
phải chú ý từng cử động một, đến khi nào
ta đạt được một ý thức đơn thuần rồi
thì
mọi sinh hoạt sẽ trôi chảy rất thư thái.
Hỏi: Khi nãy ông có thí dụ về người tập
đánh đàn và người tập thiền. Có nhiều người tập
đàn nhưng không phải ai cũng
trở thành
một nhạc sĩ giỏi. Cũng vậy, có phải mặc dù ta tập thiền nhưng
không phải
ai cũng sẽ thành công và có chánh niệm có
đúng không?
Ðáp: Sự tiến bộ của mỗi người khác nhau. Có người tiến bộ một
cách chậm
chạp và khó nhọc. Có người tuy tiến chậm nhưng rất thoải mái và an
lạc.
Một số khác tiến bộ nhanh chóng nhưng khổ cực. Và cũng có người
tiến nhanh
chóng với sự an lạc. Sự tiến bộ cũng tùy thuộc vào nghiệp quả của
mình,
định lực và chánh niệm của
mình
đã khai triển
đến đâu. Nhưng nếu chúng ta đi đúng
hướng thì
không chóng cũng chầy ta sẽ đến nơi,
điều cần
thiết là hãy cứ bước tới (tức là tinh tấn và cố gắng). Nó
có thể là
một năm, sáu mươi năm hay năm kiếp
nữa cũng
chẳng sao, miễn là ta đi về
phía ánh
sáng là đủ. Chúng ta muốn đi
về hướng
giải thoát, tự do, chứ không phải lùi lại mà
đi về bóng tối. Cho nên bất cứ
nghiệp
quả của ta ra sao cũng vậy, hãy bắt đầu
bằng
những gì ta đang có.
Hỏi: Ông có nói về nhiều kiếp khác nhau. Cái gì sống qua những
kiếp
đó, có phải là linh hồn
không?
Ðáp: Ðiều này có thể hiểu giống như là những thay
đổi xảy ra trong một đời người. Thí
dụ: nếu
bạn không nhớ lại khoảng năm, mười năm trước đây, thân thể của bạn
hoàn
toàn khác biệt với bây giờ, nói trên phương diện tế bào cũng vậy.
Thân thể
của bạn chuyển hóa, thay đổi. Tâm của
bạn
cũng đã biến chuyển, thay đổi
vô số
lần hơn thế nữa, sanh ra rồi diệt đi. Bây giờ bạn không thể chỉ
bất cứ một
cái gì trong tâm hay thân bạn, và bảo rằng nó cũng giống y
như hồi
trước không sai khác. Bởi bạn bây giờ là kết quả, tập hợp của
những ràng
buộc, điều kiện trong quá khứ và
từng
giây phút nối tiếp nhau sau đó. Nói
cách
khác, giây phút này quyết định
điều
kiện khởi sanh cho giây phút kế tiếp. Không có gì
được đem qua, nhưng có một mối liên
hệ
giữa giây phút này và giây phút kế. Mọi vật chuyển hóa theo một
trật tự
liên tục. Trong giờ phút sắp lìa đời,
tâm ta
sẽ quyết định điều kiện cho giây phút tái sanh. Không có gì
đi theo qua hết, nhưng giây phút kế
tiếp tùy
thuộc vào giây phút trước đó.
-ooOoo-
Buổi sáng
thứ năm
BÀI THỰC TẬP: TƯ TƯỞNG
Sử dụng tư tưởng như một đề mục
chánh niệm
là một điều quan trọng. Nếu
chúng ta
không ý thức được tư tưởng của mình khi chúng vừa mới khởi
lên, ta
sẽ khó có thể nào hiểu được lý Vô ngã
và thấy được rằng sự suy nghĩ không
phải thật
là mình. Sự ngộ nhận này là nền móng căn
bản xây dựng lên cái Ngã, cái Tôi của mình: "Tôi" là người
đang suy nghĩ. Chánh niệm về tư tưởng
có
nghĩa là giản dị biết được tư
tưởng
khi nó sinh lên, biết được
rằng tâm mình
đang suy nghĩ mà không bị dính
mắc vào
nội dung của chúng. Chúng ta không nên miệt mài chạy theo sự tưởng
tượng,
phân tích coi tư tưởng từ đâu đến. Ta
chỉ cần
ý thức được rằng trong giây phút này có một tư tưởng
đang phát khởi. Bạn có thể niệm thầm
trong
đầu "suy nghĩ, suy nghĩ" mỗi khi có một tư tưởng nào phát
hiện. Bạn
hãy quán sát chúng mà không phê bình, không phản ứng, không cho
rằng sự
suy nghĩ đó là chính mình, là
của
mình. Sự suy nghĩ cũng chính là người suy nghĩ. Chẳng có ai
đứng phía sau chúng hết. Tư tưởng tự
nó suy
nghĩ. Nó đến mà chẳng cần một ai mời. Sau một thời gian
thực tập
thiền quán, bạn sẽ thấy rằng khi chúng ta không còn bị dính mắc
vào sự suy
nghĩ, tư tưởng sẽ có mặt không lâu. Khi bạn ý thức
được sự có mặt của một tư tưởng, nó
sẽ biến
mất và sự chú ý sẽ trở lại với hơi thở. Bạn cũng có thể
đặt tên chính xác hơn cho
những tư
tưởng sanh lên, để nhận diện sự khác
biệt của
chúng, nếu bạn muốn, thí dụ như "dự định", "tưởng tượng" hay là
"nhớ, nhớ". Cách này có thể giúp cho sự chú ý của bạn
được sâu sắc hơn. Nhưng nếu bạn chỉ
niệm "suy
nghĩ, suy nghĩ" thôi cũng đủ rồi. Ðiều quan trọng là phải ý
thức
được tư tưởng khi nó vừa mới phát lên,
chứ không phải vài phút sau đó. Khi
bạn có
thể nhận diện được sự có mặt của tư tưởng khi chúng vừa mới sanh lên,
chúng sẽ mất đi khả năng chi phối
được bạn.
Nhưng bạn đừng bao giờ đối xử với
tư tưởng
như là một chướng ngại, kẻ thù của thiền quán. Chúng chỉ là
một
đối tượng của chánh niệm, một đề mục
của
thiền quán. Ðừng bao giờ để
tâm mình
trở thành lười biếng, dễ duôi. Phải biết tinh tấn duy trì chánh
niệm, biết
rõ ràng những gì đang xảy ra trong
giờ phút
hiện tại.
Thiền sư Suzuki trong quyển Thiền Tâm, Sơ Tâm có viết:
Khi ngồi Thiền, anh đừng cố gắng
ngăn
chận sự suy nghĩ của mình. Hãy để tự
nó chấm dứt. Nếu có một tư tưởng nào xuất hiện, hãy
để nó đến rồi để nó đi. Chúng chẳng
ở lâu
đâu. Còn khi anh dụng công ngăn
chặn
nó, có nghĩa là anh bị nó làm khó chịu. Ðừng bao giờ
để chuyện gì làm cho anh
phải bực
mình. Ðiều mà anh tưởng rằng đến từ
bên
ngoài, thật ra chính là những đợt
sóng
trong tâm anh, và nếu anh không khó chịu vì những
đợt sóng, chúng sẽ dần dần trở nên
yên tĩnh hơn... Những cảm xúc đến,
tư
tưởng, hình ảnh phát lên đều
là
những đợt sóng trong tâm. Chẳng có gì
là ở ngoài tâm anh đâu... Nếu anh
để cho
tâm anh được tự nhiên, nó sẽ trở nên tĩnh lặng. Tâm này
ta gọi là
Chân tâm.
Hãy để mọi việc xảy ra một cách tự
nhiên.
Hãy để những hình ảnh, tư
tưởng, cảm
giác sinh ra và diệt đi mà
không khó
chịu, phản ứng, phê phán hay ôm giữ. Trở thành một với chân tâm,
quán sát
một cách thật cẩn thận và tinh tế những đợt
sóng đến và đi. Thái độ này
sẽ
đem lại cho tâm ta một sự quân bình
và
tĩnh lặng vô cùng nhanh chóng. Ðừng bao giờ xao lãng sự tập trung
của
mình. Giữ tâm chánh niệm luôn luôn, từng giây phút một, về mọi
chuyện
đang xảy ra, dù nó có là sự
phồng xẹp
ở bụng, hợi thở ra vào ở mũi, cảm giác hay tư tưởng. Lúc nào cũng
giữ
chánh niệm, tập trung nơi đối tượng
với một
tâm quân bình và thoải mái.
-ooOoo-
Buổi tối thứ
năm
KHÁI NIỆM VÀ THỰC TẠI
Trong quyển Republic của Plato có một chuyện ngụ ngôn nổi tiếng
về một
hang động. Trong hang động có một hàng
người, họ bị xiềng lại với nhau bằng một cách mà họ chỉ có thể
nhìn vào
vách hang bên trong. Họ không thể nào quay lưng lại. Phía sau lưng
những
người bị xiềng là một ngọn lửa, và có những hình người nhỏ xếp
chung quanh
như là đang sinh hoạt với nhau. Bóng
dáng của
những hình người giả này chiếu lên trên vách tường, phía
bên trong
hang. Những người bị xiềng chỉ có thể thấy bóng dáng thay
đổi của những hình người giả
trên vách
hang, nên họ nhận những bóng hình đó làm
một sự thật tuyệt đối. Cho đến một ngày,
có một người trong bọn họ cắt được
sợi dây
xích và có thể quay lại được.
Anh ta
thấy được đống lửa và những hình người giả, và hiểu rằng
những
điều anh tin xưa nay đều là
giả tưởng.
Bóng hình không phải là sự thật mà chỉ là những phản ảnh trên
vách. Và có
lẽ sau khi thoát ra được khỏi sự
xiềng xích,
anh đi ra khỏi hang và bước đi
trong
tự do dưới ánh sáng mặt trời.
Tình trạng của chúng ta cũng giống như những người bị xiềng
trong hang.
Bóng người trên vách tượng trưng cho những khái niệm trong cuộc
đời mà ta
đang sống. Chúng ta bị xiềng xích bằng những đam mê, nhìn
cuộc
đời qua ý niệm, thành kiến có
sẵn
trong ta, và nhận những khái niệm này làm thực tại.
Có nhiều khái niệm mà chúng đã
được khắc sâu trong thâm tâm ta, sâu
đến nỗi
ta không còn nghi ngờ gì nữa. Một thí dụ là chúng ta ai
cũng có một
khái niệm về nơi chốn, quê hương, quốc gia. Trên trái
đất này không có
đường nào phân chia giữa những
quốc
gia hết. Tâm ta tạo ra những đường
ranh giới
nhân tạo này. Mỗi khi bạn có dịp đi
ngang qua một biên giới, bạn sẽ thấy con người
đã bỏ ra biết bao nhiêu công
sức
để gây dựng cho khái niệm này.
Trên
thế giới có biết bao nhiêu vấn đề -
chánh
trị, kinh tế - phát xuất từ ý nghĩ "Ðây là quốc gia của
tôi, quê
hương của tôi". Nếu hiểu được rằng
mọi khái
niệm chỉ là kết quả của tư tưởng, ta sẽ có khả năng
tự do ra khỏi những ràng buộc.
Lúc còn ở Ấn Ðộ, có một cô bạn Hy Lạp kể cho tôi nghe một câu
chuyện
thí dụ về khái niệm nơi chốn của ta như sau. Cô ta tả lại một biên
giới
giữa hai quốc gia nằm trên một vùng sa mạc. Giữa một vùng
đất cát mênh mông, có một
chiếc cầu
sắt bắt ngang qua một lòng sông cạn khô. Chiếc cầu sắt
được sơn nửa xanh, nửa đó. Lòng
sông
khô cằn là biên giới của hai nước. Chung quanh chẳng có gì ngoài
cát nóng
và một chiếc cầu sắt hai màu. Chính giữa cầu có một cái cổng bằng
sắt,
được khóa từ hai bên. Khi có
người nào
muốn đi từ một "quốc gia" này
sang
phía bên kia, người gác bên đây sẽ
gọi người
gác bên kia, cả hai đi đến
cánh cổng và
mở khóa cùng một lúc. Thế là ta đi
ngang qua
biên giới, sang một quốc gia khác.
Khái niệm về thời gian cũng đã
in
rất sâu vào tâm khảm ta, những ý niệm vế quá khứ, tương lai. Cái
mà chúng
ta gọi thời gian, thật sự là gì? Trong giờ phút hiện tai ta có một
vài tư
tưởng như là kỷ niệm, hồi tưởng. Chúng ta góp những tư tưởng này
lại thành
một nhóm và gọi chúng là quá khứ, và cho rằng chúng
đã xảy ra ở một thời
điểm xa xôi nào
đó, không có thật trong hiện tại.
Cũng vậy,
ta chìm đắm trong những dự
định, mơ
mộng và dán cho chúng nhản hiệu thuộc về "tương lai", có
nghĩa là
chúng chỉ có thật trong một thực tại chưa xảy ra. Ít khi ta hiểu
được rằng, thật ra "quá khứ" và
"tương
lai" chỉ là những gì đang xảy ra
trong hiện
tại. Tất cả những kinh nghiệm đó chỉ là một sự thật của
hiện tại.
Quá khứ và tương lai là hai khái niệm mà chúng ta
đặt ra với một mục đích. Nhưng nếu đi
nhận
khái niệm làm một sự thật, quên rằng chúng chỉ là sản phẩm
của một
tư tưởng, ta sẽ khổ đau vì
những sự lo
lắng, hối tiếc về quá khứ và những mong chờ, hy vọng cho một thực
tại chưa
đến. Khi nào ta có thể sống
vững vàng
trong giây phút bây giờ, hiểu rằng quá khứ và tương lai chỉ là
những tư
tưởng trong hiện tại, ta sẽ có khả năng
tháo
gở được sợi dây xích của "thời gian".
Một khái niệm quan trọng khác mà chúng ta thường dùng
đến là khái niệm về nam và nữ.
Khi bạn
nhắm mắt lại chú ý đến hơi thở, cảm
giác, âm
thanh, tư tưởng của mình - "nam" và "nữ" ở chỗ nào nếu
không chỉ là
một khái niệm. Khái niệm về nam và nữ sẽ ngừng hiện hữu khi tâm ta
yên
lặng. Những làn sóng tưởng tượng nổi lên từ nước, rồi chúng tự phê
bình
lẫn nhau là cao, thấp, đẹp, xấu. Nói
theo lẽ
tương đối thì cũng đúng một
phần nào,
nhưng chúng quên rằng mọi làn sóng đều
có
chung một bản chất là nước biển. Cũng vậy, một khi ta bị
dính mắc
vào một khái niệm về hình dáng, hình thể, tâm ta sẽ khởi sanh
những sự so
sánh, phê phán, phân loại. Sự phân biệt này sẽ làm cho sự chia
cách giả
tưởng, giữa ta và chung quanh, càng kiên cố thêm lên. Qua sự tu
tập thiền
quán ta sẽ dần dà từ bỏ những ràng buộc của khái niệm và kinh
nghiệm
được những yếu tố căn bản tạo dựng nên
con người của chúng ta.
Nhưng có lẽ khái niệm ảnh hưởng ta sâu đậm
nhất, khái niệm có khả năng xiềng xích ta trong hang động, giữ ta
lại
trong vòng sanh tử luân hồi, là khái niệm về một cái Ngã,
cái Tôi.
Ý niệm rằng phải có một người nào đó
đứng
phía sau mọi hành động, mọi ý
nghĩ,
một cá nhân có thật, trường cửu, là bản thể của con người
chúng ta.
Ngã, tôi, của tôi thật ra chỉ là những ý niệm, khởi lên khi ta cố
đi tìm một
định nghĩa cho sự liên hệ giữa
thân và
tâm. Thuở ban đầu thì trong ta
chưa ai
có cái "Ngã", nhưng bởi vì chúng ta bị dính mắc vào ý niệm này một
cách
quá sâu đậm, chúng ta bỏ hết công sức
ra để
bảo vệ, phô trương và phục vụ cho cái tôi tưởng tượng này.
Thiền
quán sẽ giúp ta thấy được cái Ngã
chỉ
là một khái niệm, nó không có một tự thể nào, chỉ là một ý niệm
được phóng đại lên trong giây
phút
hiện tại.
Ðó là những khái niệm hằng trói buộc ta - khái niệm về nơi
chốn, thời
gian, sở hữu, nam nữ và cái Tôi. Bạn có thể thấy sức mạnh của
những khái
niệm này. Cả cuộc đời của ta bị chúng
chi
phối. Kalu Rinpoche, một vị thiền sư Tây Tạng nổi tiếng có viết:
Anh đang sống trong một thế giới
của ảo
tưởng, với những hình dáng bên ngoài của sự vật. Nhưng có
một thực
tại, Anh chính là thực tại đó. Hiểu
được điều
này,anh sẽ thấy rằng anh chẳng là gì cả. Và cũng nhờ bởi vì
không
là gì cả, mà anh lại là tất cả. Chỉ có vậy thôi.
Có bốn pháp quan trọng được gọi là
bốn thực tại tuyệt đối (ultimate
realty). Ta
gọi như thế bởi vì chúng có thể kinh nghiệm
được chứ không phải chỉ là ý
niệm. Bốn
thực tại tuyệt đối này chứa
đựng hết trọn vẹn mọi kinh nghiệm của
chúng
ta.
1.- Thực tại tuyệt đối đầu
tiên là
Sắc tức tứ đại. Tứ
đại là bốn yếu tố vật chất căn
bản cấu tạo nên mọi vật trong vũ trụ:
đất, nước, gió và lửa. Trong thiền quán, ta sẽ kinh nghiệm
được sự hiện diện của tứ đại trong
thân.
a. Yếu tố đầu tiên là
đất. Ðất là một yếu tố thuộc
về tính
chất nới rộng. Ta kinh nghiệm được
yếu tố này
qua tính chất: cứng, mềm, nặng, nhẹ của sự vật. Khi ta cảm thấy
đau trong thân, nó thuộc về yếu tố
đất. Khi
ta đi, chân chạm mặt đất, cảm giác đụng chạm, dính liền cũng
thuộc về
yếu tố đất - tất cả mọi cảm giác cứng, mền hay nới rộng.
b. Yếu tố lửa là những tính chất nóng, lạnh. Ðôi khi trong
những lúc
ngồi thiền yếu tố lửa có thể trở nên thắng thế, bạn sẽ cảm thấy
như bị
lửa đốt. Thật ra thì chẳng
có "ai"
bị đốt cả, chỉ có yếu tố lửa đang
phát hiện
cái tánh tự nhiên của nó, tức cảm giác nóng, lạnh.
c. Yếu tố gió tức là sự chuyển động.
Trong lúc đi kinh hành, cái mà ta kinh nghiệm
được chỉ là một trò chơi của
những
yếu tố. Bàn chân và chân chỉ là một ý niệm, một tên gọi mà chúng
ta
đặt cho nhận thức về một kinh
nghiệm. Thật
ra thì chẳng có bàn chân, thân hay là cái tôi, chỉ có
kinh nghiệm
về những động tác và cảm
giác
đụng chạm mà thôi.
d. Yếu tố nước tiêu biểu cho tính chất lưu loát và kết hợp.
Yếu tố
này có trách nhiệm giữ cho những sự vật
được liền lại với nhau. Cũng như khi bạn cầm đến bột khô, chúng
rời rạc,
lả tả ra. Nhưng khi bạn chế vào một chút nước, chúng sẽ
lập tức
dính lại với nhau. Yếu tố nước rất quan trọng, bởi nó có nhiệm
vụ giữ
tất cả những yếu tố vật chất khác lại với nhau.
Cùng với tứ đại, chúng ta có thêm
bốn tính chất phụ thuộc nữa là : màu sắc, mùi, vị và bổ dưỡng. Cả
thế giới
vật chất chung quanh ta, có thể được
kinh
nghiệm qua những yếu tố vừa kể. Chúng ta có thể nhận thức được
chúng, mà
không cần phải dùng đến tư tưởng. Sàn
nhà không có thật. Sàn nhà chỉ là một ý niệm, một tên gọi. Cái mà
ta kinh
nghiệm được là cảm giác cứng,
lạnh
hoặc màu sắc khi ta nhìn đến nó. Mắt
ta nhìn
thấy màu sắc. Mắt ta không nhìn thấy một tên gọi. Khi chúng ta
bước ra
ngoài sân, đa số thấy "cây cỏ", nhưng
đó chỉ
là một ý niệm về những đối
tượng mà
ta nhìn thấy. Cái mà ta thật sự thấy là hình dáng và màu sắc. Rồi
tâm ta
dán cho nó một nhản hiệu là "cây cỏ". "Thân" cũng chỉ là một ý
niệm. Khi
ta ngồi thiền, thân biến mất. Lúc ấy ta chỉ kinh nghiệm những cảm
giác
nóng, lạnh, đau, nhức, những hoạt
động của
các yếu tố, biến chuyển không ngừng, trong sự vô thường. Sự tu tập
thiền
quán có khả năng giúp ta ý thức được sự vật trên một bình
diện kinh
nghiệm trực tiếp chứ không bằng ý niệm qua tư tưởng. Cho nên khi
ta nhìn
một vật gì, ta sẽ ý thức được màu
sắc,
hình dạng của chúng. Khi ta đụng chạm
một vật
gì, ta sẽ trực tiếp cảm giác về nó mà không bị dính mắc vào
ý niệm,
hay là để những thành kiến của
mình
xem vào sự nhận xét.
Nghĩ cũng lạ, ý niệm thì lúc nào cũng giữ y nguyên mà thực tại
thì luôn
luôn thay đổi. Ý nghĩa của chữ "thân"
thì
bao giờ cũng vậy, nhưng chính thân ta thì mỗi phút một
đổi khác. Những khái niệm về cứng
nhắc không
thay đổi. Nhưng đến khi ta kinh nghiệm những việc xảy ra chung
quanh, ta
sẽ nhận thấy được sự biến chuyển cùng tính chất vô thưòng
của mọi
vật,sự sanh diệt của mọi cảm giác. Kinh nghiệm
được mọi sự trong chánh niệm, sẽ làm
lộ chân tướng vô thường của chúng. Còn khi chúng ta còn mê mờ
trong vòng ý
niệm, ta sẽ bị dính mắc trong một ảo tưởng, cho rằng mọi vật là
lâu bền,
thường hằng. Chính sự dính mắc này đang
trói
buộc ta trong vòng sanh tử luân hồi.
Bước đầu của sự tu tập thiền quán,
phát
triển trí tuệ là kinh nghiệm được
hiện
thực, chứ không phải chỉ là bóng dáng của nó. Ðược như vậy
tự thể
của mọi vật sẽ tự nhiên hiện rõ ra trước mắt.
2.- Thực tại tuyệt đối thứ
hai là
Tâm. Tâm tức là khả năng hiểu
biết, ý
thức của mình về một đối tượng
nào
đó. Ðôi khi, có người cho rằng
trong
ta có một tâm thức duy nhất, hiện diện từ lúc sanh cho
đến khi chết. Tâm thức này
được ví như là một quan sát
viên, anh
ta biết hết mọi chuyện xảy ra trong cuộc đời
chúng ta. Và rồi ý niệm này dẫn tới cái chấp về một cái
Ngã, cái
Tôi bất biến, thường hằng trong mỗi người chúng ta. Ðó cũng bởi vì
tâm ta
không tĩnh lặng đủ để quan sát tiến
trình
của sự hiểu biết. Tâm thức của ta sanh lên rồi diệt
đi trong mỗi giây phút. Không có một
tâm thức
duy nhất nào hiện diện từ đầu
cho đến
cuối, mỗi phút có một tâm thức mới sinh lên rồi diệt
đi. Cái thức dùng
để nghe (nhĩ thức) khác với cái thức dùng
để thấy (nhãn thức), hay
để ngửi (tỷ thức), hay để nếm (thiệt
thức),
hay để suy nghĩ (ý thức). Mỗi giây phút có một tâm thức khác nhau
thống
trị. Sau một thời gian tu tập, khi nào tâm ta tĩnh lặng, ta
sẽ có
thể kinh nghiệm được tiến trình
này
của tâm. Dùng trí tuệ soi sáng dòng biến chuyển và vô thường của
tâm thức,
ta sẽ thấy được trong ta không có một
cá nhân
hay một quan sát viên nào cả, chỉ là một diễn biến liên tục
thay
đổi trong từng giây phút. Ðến
giai
đoạn này, ta sẽ phá vỡ
được ảo vọng về một cái tôi thường
hằng có
thật.
3.- Thực tại tuyệt đối thứ
ba là
Tâm hành hay Tâm sở (mental factor). Tâm hành là tính chất của
tâm
quyết định một phương thức để đối phó
với các
đối tượng. Mỗi khi trong ta có một tâm thức nào khởi lên,
là có
nhiều tâm hành khác nhau cùng phát sanh theo trong lúc ấy, và
chúng cũng
diệt theo khi tâm thức ấy chấm dứt. Tham, sân, si là ba tâm hành căn
bản, là gốc rể những khổ đau
của chúng
ta. Mọi hành động xấu đều được
xúi dục
bởi một trong ba tâm hành này. Lấy một thí dụ, tâm tham có
đặc tính là bám víu vào một
đối tượng. Khi tâm tham nổi lên
trong
ta, nó có khả năng khiến cho ta trở nên
muốn chiếm hữu, gom góp, bám víu, đeo
đuổi vào
bất cứ chuyện gì ta đang làm.
Ðó chỉ
là tính cách tự nhiên của tâm tham. Không có người tham, không có
cái Ngã,
cái Tôi nào đứng phía sau hết, tất cả
chỉ là
kết quả cho một tâm hành đang làm
việc.
Sân cũng là một tâm hành có đặc
tính tự
nhiên là thù ghét, chối bỏ đối
tượng.
Lòng ghen tức, bực mình, giận dữ, bất an, chối bỏ
đều là những trạng thái của
tâm sân.
Lòng sân cũng không phải thật là ta hay của ta, nó chỉ là một tâm
hành
sanh lên rồi diệt đi.
Si là một tâm hành có khả năng làm
mờ mịt nhận thức, khiến ta không thể thấy rõ
được đối tượng. Ta không ý thức được những gì
đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.
Ngược lại ta cũng có ba tâm hành có khả năng
đem lại hạnh phúc là tâm xả, tâm từ và trí tuệ. Tâm xả có
tính chất
tự nhiện là rộng lượng, không hối tiếc, không thu giữ. Tâm từ là
lòng
thương yêu người khác, tình bằng hữu. Trí tuệ là tâm tỉnh thức có
khả năng
nhìn rõ mọi sự vật. Nó được ví
như một
ngọn đèn sáng trong tâm. Khi bạn đi vào
một căn phòng tối, bạn không
nhìn thấy
được những vật chung quanh, nên
thường
bị vấp ngả. Khi bật đèn lên,
mọi vật
sẽ trở nên sáng tỏ và phân biệt rõ ràng. Ðấy là nhiệm vụ của trí
tuệ soi
sáng tâm, để ta có thể nhận diện được
rõ
ràng cả nội dung lẫn tiến trình của thân và tâm.
Tất cả những tâm hành vừa kể, đều
có chung
hai đặc tính là vô ngã và vô thường. Không có một cá nhân
nào tham
lam, không có một người nào sân hận,cũng không có một ai là trí
tuệ hay từ
bi. Chỉ có một hiện tượng tâm thức sanh lên, kéo theo nó một số
tâm hành
và làm việc theo nhiệm vụ của nó. Như vậy thì ý niệm về một cái
"Tôi" phát
xuất từ đâu? Tại sao chúng ta lại bị
chi phối
bởi cái "Tôi" này nhiều đến
thế?
Trong số những tâm hành có một tâm hành gọi là tà kiến. Nhiệm
vụ của tà
kiến là nhận những yếu tố thay đổi
không
ngừng của thân và tâm này là mình. Bởi thế cho nên, khi có
một tâm
thức nào khởi lên và kéo theo tâm hành tà kiến này, ý niệm về một
cái
"Tôi" sẽ phát sinh. Nhưng cũng giống như mọi tâm hành khác, nó vô
ngã và
vô thường, sinh lên rồi diệt đi. Một
khi ta
có chánh niệm trong giờ phút hiện tại, tà kiến sẽ không thể
sinh
lên và ta có khả năng thoát ra khỏi ự
trói
buộc của những khái niệm về "Tôi, của tôi". Mỗi giây phút chánh
niệm là
một giây phút vô ngã và chân thật.
Một câu hỏi mà ta thường đặt ra
trong
những khóa tu như vầy là: "Như vậy ai là người
đang giữ chánh niệm?" Thật ra thì
chánh niệm cũng là một tâm hành. Nhiệm vụ của nó là nhận diện
đối tượng và ý thức
được giây phút hiện tại. Gurdjieff
gọi tính
chất này là tự niệm (self-remembering). Không có một cá
nhân nào
giữ chánh niệm hết, chỉ có sự làm việc của một tâm hành có nhiệm
vụ nhận
diện đối tượng mà không dính
mắc, ghét
bỏ hay ưa thích. Một khi chánh niệm được
khai
triển, ta sẽ thấy rằng mọi hiện tượng đều chuyển tiếp và
không có
một cái tôi nào trong đó hết.
Chúng ta như là một trò chơi ráp hình vĩ
đại, gồm những miếng hình nhỏ rời rạc mà ta phải sắp xếp
lại cho
thứ tự, thành một tấm hình lớn có ý nghĩa. Những miếng hình nhỏ
rời rạc ấy
là tứ đại, tâm và tâm hành.
Khi sắp
xếp những yếu tố ấy lại với nhau theo một thứ tự nào
đó, ta sẽ có được một người "đàn
ông",
"đàn bà", "cây", "nhà". Nhưng
đó chỉ là một tấm hình lớn làm
thành
bởi những miếng nhỏ hơn, một khái niệm mà thôi. Chính những nguyên
tố căn
bản của thân và tâm, những năng
lượng
đứng phía sau biến đổi chuyển hóa, mới chính là hiện thật
kinh
nghiệm của ta.
4.- Thực tại tuyệt đối thứ
tư là
Niết bàn. Niết bàn là kinh nghiệm của một người
đã hoàn toàn giải thoát ra
khỏi mọi
xiềng xích, bước ra khỏi hang tối và sống tự tại dưới ánh mặt
trời. Một
người đã giải thoát ra khỏi
mọi sự
trói buộc của thân và tâm.
Tất cả những thực tại tuyệt đối
vừa kể,
đều có thể kinh nghiệm được. Những văn tự mà ta dùng
để diễn tả chúng chỉ là ngón
tay dùng
để chỉ mặt trăng. Kinh nghiệm của
thiền quán
sẽ giúp ta kinh nghiệm được những hiện thực này,
điều ấy hoàn toàn thoát ra
khỏi ngoài
văn tự. Chúng ta ai cũng đang ở trên
một tiến trình phá tung những xiềng xích, kềm giữ ta trong một
hang tối si
mê. Trong sự tu tập sẽ có những lúc bạn cảm thấy hình như không có
một
việc gì xảy ra hết, có chăng chỉ là
những đau đớn, khó chịu, bực dọc và
nghi ngờ. Nhưng thật ra mỗi giây ohút chánh niệm, mỗi giây phút
tỉnh thức
của bạn, đang làm yếu
đi sợi dây xích trói buộc. Chúng ta
đang dần
dà tích tụ một năng lực tỉnh
thức, đến
khi chánh niệm và định lực
khai triển,
tâm ta sẽ trở nên vô cùng vững mạnh và sáng suốt. Chỉ cần
kiên
nhẫn, thật kiên nhẫn. Rồi chúng ta sẽ kinh nghiệm
được thế nào là tiến trình của
thân
tâm, kinh nghiệm thoát ra ngoài mọi khái niệm, không còn bị vướng
mắc vào
một cái "Tôi" nào hết, bước ra khỏi hang tối, tự tại dưới ánh mặt
trời của
tự do và an lạc.
Hỏi: Xin cho biết ta đã
đi từ một thực tại tuyệt đối đến sự
suy nghĩ
bằng những khái niệm qua cách nào? Làm sao mà ta lại có thể
đi xa một sự thực giản dị như vậy?
Ðáp: Bạn đừng nghĩ sự việc xảy ra
giản dị
như là chúng ta đã rơi
từ một
trạng thái sáng suốt vào một trạng thái mê mờ. Không phải như vậy.
Tâm
tham đắm và si mê là hai
nguyên nhân
chánh giữ chúng ta trong vòng sanh tử từ vô thủy
đến giờ, chúng là
động lực kéo ta xoay vòng theo
bánh xe
luân hồi. Tìm hiểu lý do không ích lợi gì cho bản thân ta cả.
Chúng ta
phải chấp nhận rằng, hiện trạng bây giờ của mình mới chính là vấn
đề quan trọng trước mắt, cần phải
được giải
quyết. Có một con đường để giải thoát là diệt tâm sân và
si. Con
đường ấy là con
đường chánh niệm, tỉnh thức, biết chú
ý đến
mọi việc đang xảy ra trên mnột bình diện kinh nghiệm thuần
túy.
Hỏi: Làm sao ta có thể sống trong cuộc đời
mà không cần đến khái niệm
được?
Ðáp: Xin bạn đừng hiểu lầm điều này,
chúng ta phải biết dùng đến khái
niệm. Nhưng
điều tôi muốn nói là một khi ta kinh nghiệm chuyện gì vượt
ra ngoài
khái niệm của mình, là ta không thể chấp nhận
được. Chúng ta phải biết sử dụng những tiến trình trong tâm
thức
của mình, để đối phó với thế giới bên
ngoài, với cuộc đời của mình
sao cho
hữu hiệu. Chân lý hay sự thật có hai bình diện: một là sự thật ước
định có nghĩa là những sự thật
được diễn tả bằng khái niệm như là
nam, nữ, thời gian, không gian, tôi, anh. Bình diện thứ hai là sự
thật
tuyệt đối bao gồm bốn thức tại mà
ta
đã nói
đến. Chúng ta dùng khái niệm, nhưng
đừng nô lệ chúng. Chúng ta phải nhớ rằng chúng chỉ là nhựng
sự thật
ước định, và
đứng phía sau nó mới thật là
chân lý.
Ở Bồ Ðề Ðạo Tràng, nơi chúng tôi tu học, có một con voi. Những khi
chúng
tôi đi xuống chợ, chúng tôi thường
gặp con
voi này thong thả đi ngược lại
về phía
mình. Chúng tôi đi thiền hành
trong chánh niệm, chậm chạp, chú ý đến
từng
mỗi bước chân. Khi thấy con voi đi ngược lại, chúng tôi không chỉ
đứng im
đấy mà niệm "thấy, thấy", chúng tôi tránh sang chỗ khác. Sử
dụng
tiến trình tư tưởng của mình phải đúng
chỗ.
Hỏi: Cảm xúc là gì?
Ðáp: Cảm xúc là những tâm hành khác nhau. Ghen, giận, thương
yêu, vui,
buồn đều là những tâm hành.
Tất cả mọi
cảm xúc đều có tính cách vô ngã.
Không
có ai đứng sau chúng hết. Không có
người nào
giận, không có ai đang thương yêu
-
chỉ là sự chuyển vận của những tâm hành, theo mỗi cách khác nhau.
Hỏi: Những điều kiện nào
làm phát
sinh chánh niệm?
Ðáp: Trí tuệ, hay là nhận thức được
sự
thật về hiện trạng của mình và thấy
đợc con đường giải thoát. Sự tinh tấn, cố gắng là
điều kiện phát sinh chánh niệm. Niềm
tin và
sự tự tin cũng là điều kiện phát sinh
ra sự
cố gắng, tinh tấn tu tập chánh niệm.
Hỏi: Xin ông nói thêm về tình thương yêu?
Ðáp: Cái"không" diễn tả được tình
yêu, bởi vì trống không có nghĩa là vô ngã. Khi không có tôi thì
sẽ không
có người khác. Sự phân biệt nhị nguyên này
được tạo nên bởi ý niệm về cái ngã, cái tôi. Khi không còn
cái tôi
thì tất cả trở thành một, đồng nhất. Và
khi ta không còn nghĩ rằng: "tôi đang
thường
một người khác", tình thương sẽ trở thành một diễn tả tự
nhiên cho
sự đồng nhất đó.
Hỏi: Khi tôi có chánh niệm về chính tâm thức của mình, cái gì
có chánh
niệm?
Ðáp: Chánh niệm là một tâm hành có nhiệm vụ ghi nhớ
đối tượng, không để cho tâm rơi vào
sự
quên lãng. Chánh niệm có thể được dùng
để nhận diện một đối tượng hay là
quay
lại nhận diện lấy chính nó, chủ thể của đối
tượng, hay nói cách khác chính sự nhận biết đó. Nói chung thì
quan
sát một đối tượng vẫn dễ dàng
cho ta
hơn, bởi vì ít nhất ta còn có thể đụng
chạm
nó được. Ðến khi tâm ta thật tĩnh lặng, ta sẽ có khả năng
quan sát được chính sự sinh diệt của tâm thức mình. Lúc
này, mọi
kinh nghiệm sẽ trở nên rất là ngộ nghỉnh, bởi vì ta
đã phá vỡ
được sự đồng hóa mình với nhận thức, với sự hiểu biết, với
cái tôi,
một cái ngã chấp rất là sâu kín. Nếu chúng ta ngồi lại quan sát
tiến trình
của một hiện tượng, nhưng vẫn nghĩ rằng trong ta có một quan sát
viên làm
chuyện đó, thì
điều ấy không khó khăn gì.
Nhưng thật
ra không có ai làm chuyện quan sát cả. Chỉ có nhận thức phát sinh
lên, rồi
diệt đi trong mỗi giây phút. Sự nhận
thức hay
tâm thức ấy cũng chỉ là một tiến trình. Nó vô thường, vô
ngã, không
có cái tôi nào hết.
Hỏi: Trí nhớ là gì? Nó hoạt động
ra sao?
Ðáp: Trí nhớ là một hoạt động rất
phức tạp
của một số tâm hành thuộc về khái niệm. Khái niệm là một
tâm hành
có nhiệm vụ nhận định, phân biệt được
những
đức tính riêng biệt của một đối
tượng.
Nhờ khái niệm mà ta có khả năng
nhận
định được một đối tượng bằng những kinh nghiệm trong quá khứ. Trí
nhớ là
một nhóm tư tởng nhận định một đối
tượng, đã
xảy ra trong quá khứ.
Hỏi: Vì đâu mà mỗi người có
một
khuynh hướng hành động khác nhau?
Ðáp: Nếu ta tiếp tục hành động
theo một ý
chí nào đó của mình
hoài, sau
một thời gian nó sẽ tạo nên một khuynh hướng. Ngay bây giờ chúng
ta
đang củng cố chánh niệm, định lực và
trí tuệ, tức là chúng ta đang tạo một
khuynh
hướng tiến về sự hiểu biết và trí tuệ. Cũng vậy trong quá
khứ, ta
đã lập đi
lập lại một số hành động, ý
muốn nào
đó, chúng dần dà tạo nên những
tánh
tình khác nhau trong mỗi chúng ta. Từ đó,
chúng ta mỗi người có một khuynh hướng làm một số việc khác
nhau.
Tánh tình của ta là di sản của những khuynh hướng này. Nhưng tánh
tình
không phải là một khuynh hướng nào duy nhất, mặc dù có thể là một
tâm hành
nào đó đang chi phối ta trong lúc ấy.
Một
người nào tham muốn, có nghĩa là tiếp tục
đeo đuổi, bám víu, dính mắc vào
đối tượng trong thất niệm, sẽ bị tâm hành
tham lam chi phối. Rồi dần dà sự tham lam ấy sẽ hiển lộ ra trong
hành
động của anh ta. Ngược lại, khi ta
tập tánh
xả bỏ và từ bi, dần dà những tâm hành này sẽ trở nên vững
mạnh và
chúng sẽ biểu lộ ra trong tánh tình của ta.
Hỏi: Còn ý chí thì ở đâu?
Ðáp: Sự chọn lựa là một tâm hành khác nữa. Những tâm hành
đều có liên hê với nhau một
cách vô
cừng phức tạp. Trong đó có sự lựa
chọn, tiến
trình quyết định, sự cố gắng.
Mỗi tâm
hành đều có một nhiệm vụ và
đặc tính đặc biệt. Một trong những
nguyên
nhân gần nhất cho việc thiết lập chánh niệm là
được nghe giáo pháp của đức Phật. Nó
trở thành
một nguyên nhân khơi dậy tâm hành tinh tấn. Ðức Phật thường nhắc
nhở về
những lợi ích lớn lao cho những ai được
nghe
giáo pháp của ngài. Chúng sẽ khơi dậy trong ta sự cố gắng
tu tập
phát triển chánh niệm. Mọi tâm hành, kể cả "ý chí",
đều có sẵn tiềm ẩn trong tâm chúng
ta. Chúng
ta không cần phải làm gì để
tạo dựng
chúng. Vấn đề là ta muốn trau dồi, đào
luyện tam hành nào. Những quyết định
chánh
đáng có được là nhò học hỏi nơi giáo lý, hiểu
được sự thật. Ðiều này là
động lực thúc đẩy ta tu tập theo con
đường
chánh niệm và tỉnh thức, phát triển trí tuệ và hiểu biết.
Trong
kinh Pháp Cú (Dhammapada) có nói: Có hành
động nhưng không có người hành, việc làm hoàn tất nhưng
không có ai
thực hiện, có khổ đau nhưng không
người thọ
khổ, có giải thoát mà chẳng thấy bậc giác ngộ nào"
Hỏi: Trí thông minh là gì?
Ðáp: Thông minh là một khái niệm về tư tưởng trên bình diện tâm
thức.
Ta có thể đào luyện, phát
triển và sử
dụng nó. Nhưng nó cũng có thể là một trở ngại. Tất cả
đều tùy theo ta có một khả năng
hiểu được tiến trình của tư tưởng đến
mức nào. Nếu chúng ta hiểu được
đặc
tính của nó, nó sẽ không là một chướng ngại. Nhưng nếu
chúng ta
đi nhận lầm ý nghĩ về sự vật, với lại
chính
sự vật, nó sẽ trở thành một chướng ngại, bởivì ta
đã lầm lẫn giữa khái niệm và
thực tại.
Nhưng sự thông minh, tự nó cũng chỉ là một phần nhỏ của tiến trình
tâm
thân. Ngài tổ thiền sư đời thứ ba,
Tăng
Xáng,có viết: "Ðừng có mãy may một tâm ghét bỏ nào, cho dù
đối với cảm giác hay tư tưởng. Thật
ra, chính
ở sự hoàn toàn chấp nhận, mới chính là con
đường giác ngộ chân chánh".
-ooOoo-