[03]
Buổi sáng
thứ mười một
TRÒ CHƠI ÐỊNH TÂM
Sáng hôm nay chúng ta sẽ chơi một trò chơi. Nó gọi là trò chơi
định tâm. Luật chơi như sau: trong vòng
một tiếng đồng hồ sắp tới, mỗi hơi
thở ra,
bạn đếm một. Hơi thở kế bạn đếm hai, cho đến mười. Không được
thiếu một
hơi thở nào. Mỗi khi bạn thở ra, hay bụng xẹp xuống,
đếm tăng lên một số. Nếu giả
sử bạn
quên đếm vì bạn không nhớ là
mình
đang đếm tới số mấy - trở lại bắt đầu
từ số
một. Nếu bạn quên đếm vì
đầu óc đang suy nghĩ việc gì
khác,
không chú ý đến hơi thở - trở lại từ
số một.
Chỉ chú ý đến việc đếm hơi thở, quên hết mọi chuyện khác.
Có những chuyện có thể xảy ra. Hơi thở có thể sẽ trở nên bất
thường,
khi chậm, khi nhanh, khi sâu, khi cạn. Cứ việc ở với hơi thở. Tù
một cho
tới mười. Có lẽ sau năm phút, bạn sẽ
bắt đầu
có ý nghĩ: "Cái này thật là ngu, mình bỏ một tiếng
đồng hồ ra ngồi đây để đến một cho
tới mười làm
khỉ gì đây?" Hãy cứ tiếp tục
đếm. Và nếu ý nghĩ
đó làm bạn quên
đếm một hơi thở, trở lại từ đầu. Có
thể có
nhiều sự khó chịu, đau đớn nổi lên trong thân. Ðừng
để ý đến chúng. Chỉ từ một cho đến
mười.
Ðây là một phương pháp đặc
biệt dùng
để kiên cố thêm tâm hành
định của ta, tập cho tâm ta có thể ở
với một
đối tượng duy nhất. Nếu bạn cảm thấy trò chơi này hữu ích
trong
việc tu tập, thỉnh thoảng bạn có thể xen lẫn phương pháp này vào
những giờ
ngồi thiền của mình.
-ooOoo-
Buổi tối thứ mười hai
Ba Trụ Pháp: BA-LA-MẬT
Thực hành và hiểu được Phật pháp là
một điều hiếm có và vô cùng
quí báu.
Rất ít người trên thế giới có được cơ
hội này.
Ða số còn bị kẹt trong vòng lẩn quẩn, chạy theo lòng tham và sự si
mê,
không ý thức được rằng mình có
khả năng
thoát ra khỏi vòng luân hồi, bánh xe của ái dục và sân hận.
Cơ hội
tu có được là nhờ vào
điều mà tiếng Pali gọi là
Parami hay
là Ba-la-mật. Ba-la-mật có nghĩa là sự tích lũy năng
lực của một tâm trong sạch. Mỗi khi tâm ta không bị ảnh hưởng bởi
tham,
sân, si nó sẽ có một năng lực làm cho dòng tâm thức trở nên
tinh
khiết. Trên hành trình tiến hóa, chúng ta cũng chỉ tích lũy
được khá nhiều năng lực trong sạch này
trong tâm.
Chữ Parami đôi khi cũng được diễn
dịch một
cách rộng rãi là phần thưởng, công trạng. Nhưng chúng ta
đừng hiểu lầm chúng như là
những ngôi
sao vàng thưởng cho mỗi việc thiện. Thật ra, Parami có nghĩa là
một năng
lực trong sạch trong tâm. Khi những yếu tố vô tham, vô sân, vô si
được
tích lũy đầy đủ, những Parami sẽ trở thành sức mạnh và sanh
ra quả
hạnh phúc đủ loại, từ những thú vui
sắc dục
thế gian nhất cho đến sự an lạc giải thoát cao tột nhất. Không có gì
trên đời này mà lại xảy ra một
cách
ngẩu nhiên hay là vô duyên cớ cả.
Có hai loại Ba-la-mật: sự trong sạch của hành
động và sự trong sạch của trí
tuệ. Các
hành động trong sạch là nhân
duyên tạo
nên những cảnh vật vui vẻ, hoàn toàn thuận tiện, tình thân thiết
và cơ hội
để nghe được Phật pháp. Thí dụ, khóa
tu này
không phải ngẩu nhiên mà xảy ra. Nó có được là
nhờ ở sức mạnh của sự trong sạch có trong mỗi người chúng ta.
Loại Ba la bật thứ hai là sự trong sạch của trí tuệ, khai triển
được nhờ sự thực tập chánh tư duy.
Ba-la-mật
này giúp cho tuệ sáng suốt được
tăng
trưởng. Cả hai Ba-la-mật, hai năng lực trong sạch vừa kể, phải
được phát
triển đầy đủ thì ta mới có cơ hội để
tu tập Phật pháp, cũng như có được một trí tuệ để lảnh hội.
Có ba trụ Pháp, ba lãnh vực của hành động
giúp vun trồng và củng cố cho các Ba-la-mật.
1.- Trụ pháp thứ nhất là Bố thí. Bố thí tức là tâm hành
vô tham
được biểu hiện bằng ra hành
động. Vô tham có nghĩa là
buông bỏ,
không níu kéo, không bám víu. Mỗi khi chúng ta chia xẻ một việc
gì, hay
cho một vật gì, nó sẽ củng cố thêm cho tâm hành thiện này, và rồi
một ngày
nó sẽ trở thành một năng lực dũng
mạnh trong
tâm. Ðức Phật dạy rằng, nếu chúng ta biết
được lợi ích của sự bố thí như ngài,
ta sẽ không bao giờ để một buổi ăn
trôi qua mà
không chia xẻ với kẻ khác.
Quả trái của nhân bố thí là sự sung túc,
đầy đủ và sự hòa hợp với những người chung quanh. Chia xẻ
những gì
mình có, là một lối cư xử vô cùng tốt đẹp,
tình
thân hữu sẽ được tăng trưởng nhờ đức
tính vị
tha của ta. Cao thượng hơn nữa, tâm vô tham có thể là một
sức mạnh
quan trọng cho sự giải thoát của mình. Chúng ta bị trói buộc là vì
lòng
tham và sự ái dục trong tâm. Thực hành bố thí tức là ta
đang học cách tháo gở và buông
bỏ
những sợi dây xiềng xích này.
Người ta thường nói có ba hạng người bố thí. Hạng thứ nhất là
hạng
người bố thí bần cùng. Hạng người này chỉ cho sau khi
đã do dự, suy tính rất kỹ, và
họ chỉ
cho những gì dư thừa, cặn bả của họ. Họ nghĩ: "Mình có nên cho hay
không?
Có cho nhiều quá không?" Và có lẽ thì cuối cùng họ sẽ cho những gì
mà họ
cũng không thật sự muốn giữ.
Hạng thứ hai là hạng người bố thí theo nhân
đạo. Hạng người này cho những
thứ mà
họ cũng có thể cần đến, Họ chia xẻ
những gì
của họ, mà không tính toán nhiều với một bàn tay rộng mở.
Hạng cao thượng nhất là hạng bố thí theo vương
đạo. Hạng người này sẵn sàng
dâng tặng
những gì mà họ quý giá nhất. Họ chia xẻ một cách tự nhiên và tức
thời,
không cần sự cân nhắc. Sự bố thí đã
trở thành một thói tự nhiên. Tâm vô tham của họ vững mạnh
đến mức họ có thể cho những gì
mà họ
trân quý nhất, bằng một thái độ thoải
mái,
nhẹ nhàng. Ðối với một số người, bố thí thật là khó khăn;
tâm tham của họ quá mạnh khiến cho họ luyến ái rất nhiều. Ðối
với
một số khác, chuyện bố thí đến rất dễ
dàng.
Nhưng vấn đề đó không quan trọng. Dù
chúng ta có bắt đầu ở hạng nào
đi chăng nữa, điều quan trọng là
phải
bắt đầu thực hành. Mỗi hành
động bố thí sẽ dần dà làm tâm
tham dục
yếu đi. Chia xẻ rộng rải là
một lối
sống đẹp trên cuộc
đời này. Bằng sự thực hành,
tất cả
chúng ta đều có thể trở thành
những
hạng người bố thí theo vương đạo.
Có hai loại tâm thức hiện diện trong mỗi hành
động của ta. Một loại là tâm
thức có
tính cách thúc đẩy: đây là tâm
suy
nghĩ, tính toán, đắn đo trước mỗi hành
động. Loại thứ hai là tâm thức
tự
nhiên, không khích động, nó là
một thứ
trực giác. Khi một hành động nào
đã được ý
thức kỹ lưỡng rồi, thì không cần thiết
để đắn đo nữa. Loại tâm thức này hoạt
động trong giây phút hiện tại một cách thật tự nhiên. Bằng
sự thực
hành, chúng ta sẽ khai triển loại tâm thức, mà trong
đó sự bố thí chỉ là một biểu
lộ tự
nhiên của tâm mình.
Trong một tiền kiếp của đức Phật,
khi còn
là một vị Bồ tát, một hôm ngài đi
ngang qua
một vách núi nọ, thấy một con cọp mẹ với hai con cọp nhỏ mới sanh.
Cọp mẹ
đang bệnh, không có đủ sữa cho hai đứa con mình bú. Với
lòng từ bi,
ngài quên đi sinh mạng của mình,
gieo
mình xuống vực núi, hy sinh thân mình làm thực phẩm nuôi cọp mẹ,
để nó có đủ sức khỏe lo cho hai đứa
con.
Ðây là một bố thí thuộc vào hạng vương
đạo.
Chắc chúng ta chưa đạt đến mức vô
ngã
như thế, nhưng câu chuyện chỉ cho ta một hướng
đi: vun trồng tâm bố thí vì
lòng từ bi
đối với tất cả chúng sanh. Trong
nhiều bài
pháp, đức Phật luôn khuyến khích ta hãy
thực hành bố thí cho đến ngày
nào nó
trở thành một biểu hiện tự nhiên của sự hiểu biết. Bố thí là một
đại Ba-la-mật, nó được coi như là
một
đức đầu tiên trong sự toàn
thiện của
đức Phật. Và khi
được vun trồng đầy đủ nó sẽ là
nhân
của những hạnh phúc lớn trong cuộc sống của chúng ta.
2.- Trụ thứ hai của giáo pháp, hay một lãnh vực hành
động trong sạch, là giữ Giới
luật.
Ðối với bậc cư sĩ thì nó có nghĩa là giữ ngũ giới: không sát sanh,
không
trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không dùng những chất
say nào có
thể là mê mờ tâm mình.
a. Mọi chúng sanh đều muốn được
sống và
được an vui. Ai cũng không muốn mình
bị khổ đau. Bảo vệ sự sống bao giờ
cũng đem
lại cho ta một tâm nhẹ nhàng, thư thái hơn là
đi hủy hoại nó. Ðem một con
ruồi ở
trong nhà thả ra ngoài sân, bao giờ cũng làm cho ta thoải mái
hơn là
giết nó. Hãy tôn trọng mọi sự sống.
b. Không trộm cắp có nghĩa là không lấy giữ những gì không
phải là
của mình.
c. Không tà dâm có thể hiểu một cách dễ dàng là
đừng làm những hành
động sắc dục nào có thể gây
hại, hay
tổn thương cho người khác, hay tạo sự bất an, phiền não cho
chính mình.
d. Không vọng ngữ không phải chỉ là không nói dối mà còn có
nghĩa là
tránh nói những câu chuyện vô ích, nhỏ mọn. Chúng ta thường bỏ
rất nhiều
thời giờ ra để bàn những lời
đồn đại vô căn cứ. Chuyện đến trong
đầu là
ta cứ nói, mà không cần suy nghĩ xem chúng có ích lợi gì không.
Kiểm
soát được lời nói là một
cách
để giúp cho tâm mình
được an vui. Ðừng nói những
lời gây
gổ hay chửi mắng. Lời nói của ta phải nhã nhặn, gây những hạt
giống hòa
ái và thân thiết giữa tất cả mọi người.
e. Trên con đường giác ngộ,
hướng về sự
tự do và sáng suốt, ta nên tránh dùng những chất gì có
thể làm
cho tâm mình bị mê mờ và chậm lụt. Nhiều khi vì sự bất cẩn khi
ta say
sưa, mà mình lại vô tình phạm những giới cấm khác.
Sự quan trọng và giá trị của những giới cấm có nhiều mức
độ khác nhau. Giới cấm là một
bảo vệ
cho ta, giúp ta tránh khỏi tạo tác những ác nghiệp. Ta sẽ tránh
không hành
động vì lòng thâm, sân, si,
bởi chúng
là nhân của các quả khổ đau trong
tương lai.
Khi chánh niệm vẫn còn đang
phát
triển, chưa được vững mạnh, sự quyết tâm giữ gìn giới luật
sẽ nhắc
nhở mỗi khi chúng ta sắp làm một hành động
bất thiện. Thí dụ như khi bạn sắp giết một con muỗi, tay bạn dơ lên
sửa soạn đập xuống, thì ngay
khi ấy
giới cấm sát sanh sẽ khởi lên và trở thành một nhân của chánh
niệm.
Những hành động bất thiện sẽ tạo nên
một trạng thái mê mờ, hắc ám trong tâm. Còn những hành
động có ý thức, tự chủ không làm
các
hành động bất thiện, tạo cho ta một
tâm nhẹ
nhàng và sáng suốt. Khi bạn cẩn thận quan sát hoạt
động của tâm trong mọi hành
động, bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm được
rằng,
những việc làm do tham, sân, si sẽ khiến cho một tâm nặng
nề khởi
lên. Giữ giới luật như là một cách sống giúp cho ta
được an lạc, tâm ta luôn cởi mở và
trong sáng. Ðây là một lối sống thật thư thái và
đơn giản. Hiểu được như vầy, thì
giới
luật không phải là những thiên lệnh, chúng ta giữ vì chúng có ảnh
hưởng
đến giá trị của cuộc sống. Chúng ta
không cần
phải thần thánh hóa chúng, vì chúng chỉ là những biểu hiện
tự nhiên
của một tâm trong sáng.
Giới luật còn có một ý nghĩa sâu xa hơn thế nữa trên con
đường tu tập. Chúng giải thoát tâm ta
ra khỏi
mọi hối hận và lo âu. Mặc cảm tội lỗi về những chuyện quá
khứ không
có ích lợi gì mấy, chúng chỉ làm cho ta lo buồn thêm. Bằng cách
tạo dựng
một căn bản trong sạch cho hành
động của mình trong giây phút
hiện
tại, ta có thể giúp cho tâm mình trở nên thư thái và an tĩnh một
cách dễ
dàng. Không có định thì sẽ
không bao
giờ có tuệ được. Vì thế cho
nên, nền
tảng giới luật là một căn bản vô cùng
cần thiết trên con đường tu tập.
3.- Lãnh vực thứ ba của hành động
trong
sạch là Thiền. Thiền được
chia
ra làm hai dòng chánh. Thứ nhất là thiền Chỉ hay
định, là khả năng
tập trung tâm mình vào một đối
tượng
duy nhất trong một thời gian, mà không hề lo ra hay lơ
đãng. Khi tâm ta tập trung,
nhất như,
nó sẽ có một khả năng soi thấu rất mãnh
liệt. Một tâm ý tán loạn không thể nào nhìn thấy
được tự thể của thân và tâm.
Sự khai
triển trí huệ đòi hỏi tâm ta
phải có
một mức định tối thiểu nào
đó. Nhưng định không thôi cũng chưa
đủ. Sức
mạnh của tâm phải được sử dụng để phục vụ cho sự hiểu biết, đó là
loại thiền thứ hai: thiền quán. Quán có nghĩa là nhìn thấy rõ
được chân tướng của mọi hiện tượng,
tự tính
của vạn pháp. Mọi vật đều vô thường và luôn luôn biến
chuyển, sanh
diệt trong mỗi giây phút. Tâm thức, đối
tượng, các tâm hành, thân: mọi hiện tượng
đều nằm trong dòng sông vô
thường. Khi
tâm ta sáng suốt, nó có thể kinh nghiệm được
sự biến chuyển liên tục này trên một bình diện thật vi tế:
trong
mỗi sát na chúng ta đang chết đi và
được sanh ra. Không có gì
để nắm giữ, chẳng có gì
để níu kéo. Không có một trạng thái nào
của tâm hay thân, không có hoàn cảnh nào bên ngoài ta
để bám víu, bởi vì tất cả
đều thay đổi ngay trong giây phút này.
Sự phát triển trí tuệ có nghĩa là kinh nghiệm
được dòng vô thường nơi chính ta, để
ta bắt đầu sự buông bỏ, không còn mù quáng ôm chấp vào tiến
trình
thân tâm.
Kinh nghiệm được vô thường, đưa
đến một
hiểu biết về sự bất mãn bẩm sinh của tiến trình thân tâm:
bất mãn
vì nó không có khả năng đem lại cho
ta một
hạnh phúc nào vĩnh viễn. Nếu chúng ta cho rằng thân của
mình là một
nguồn gốc của một hạnh phúc, an lạc thường hằng, tức là ta chưa
thấy
được sự hủy hoại không thể nào
tránh
khỏi của nó. Khi ta trở nên già, bệnh tật, tàn hoại và chết
đi, những ai quyến luyến thân này
sẽ
rất khổ đau. Bản chất của bất cứ một
vật nào
sanh lên là sẽ tàn hoại đi. Mọi yếu
tố của
thân, mọi yếu tố của tâm đều đang sanh lên và diệt
đi trong ngay giây phút này.
Ðặc tánh thứ ba của hiện hữu, dưới sự quán sát của trí tuệ và
chánh
niệm, là trong dòng hiện tượng này không có một cái gì là "Tôi",
"Ngã" hay
là "Của tôi" hết. Tất cả chỉ là một dòng hiện tượng vô ngã, trống
rỗng.
Không có một thực thể nào đứng phía
sau những
hiện tượng ấy để kinh nghiệm. Cá nhân, chủ thể, tự nó cũng chỉ là
một phần của tiến trình. Nếu ta biệt vun trồng trí tuệ bằng chánh
niệm, ba
đặc tính này của hiện hữu sẽ
tự nhiên
hiển lộ.
Giả sử bạn có một hồ nước, trong hồ mọc
đầy cỏ dại. Giữ giới luật cũng giống như cúi xuống, lấy tay vẹt cỏ
ra hai
bên để lấy nước uống. Cỏ dại
vẫn còn
đó, và khi bạn lấy tay ra,
chúng sẽ
trở lại phủ đầy mặt hồ. Những khi ta
giữ giới
luật tâm ta trở nên trong sạch, nhưng vừa khi chúng ta quên
lãng,
những dơ bẩn, ô uế sẽ trở lại với ta. Nếu bạn xây một hàng rào
trong bờ
hồ, ngăn chận những cỏ dại rong rêu
ra
chung quanh, nước bên trong sẽ trong sạch và có thể dùng
được, vì sự có mặt của hàng
rào. Nhưng
những cỏ dại vẫn còn ở đó chung quanh
và
nếu ta dời hàng rào đi nơi khác,
chúng lại sẽ
lan tràn như xưa. Nó cũng giống như
định lực trong tâm. Ðịnh có khả năng đè
nén những tâm hành bất thiện xuống. Còn trí tuệ cũng giống như khi
ta bước
xuống hồ và nhổ đi những cỏ dại, từng
cái
một, cho đến khi cả hồ được trong sạch. Khi ta nhổ như thế thì
chúng sẽ không còn mọc trở lại nữa. Trí tuệ là một phương pháp
thanh lọc:
khi những sự bất thiện trong tâm được
quán
chiếu cặn kẻ và cuối cùng bị bứng nhổ, chúng sẽ không còn
khởi lên
được nữa.
Trí tuệ là điểm cao tột nhất trên
con đường tu tập. Nó được bắt đầu
bằng sự
thực hành bố thí, giữ giới và phát triển
định lực. Từ căn bản trong sạch ấy,
phát sanh
một trí tuệ có khả năng soi thấu được thực chất của thân và
tâm.
Bằng cách giữ chánh niệm hoàn toàn trong giây phút hiện tại, những
gì huân
tập trong tâm ta từ bấy lâu nay sẽ bắt đầu
hiển lộ. Mọi tư tưởng, mọi tà ý, tham dục, luyến ái, tình
yêu, nghị
lực, mọi niềm vui, tất cả những gì trong phạm vi tâm sẽ
được mang lên bình diện nhận
thức. Và
bằng sự thực hành chánh niệm, không dính mắc, không ghét bỏ, không
nhận
một đối tượng nào làm mình,
tâm ta sẽ
trở nên thư thái và tự tại.
Ðức Phật có nói về sức mạnh của các Ba-la-mật này. Ngài nói
rằng sức
mạnh của bố thí sẽ được gia tăng bằng
sự
trong sạch của người nhận. Và thực hành từ bi quán với một
định tâm còn hùng mạnh hơn là
cúng
dường Phật và toàn thể tăng đoàn
của
ngài gấp bội lần. Nhưng dũng mãnh hơn vun trồng những tư tưởng từ
bi ấy,
là thấy được sự vô thường trong mọi
hiện
tượng, vì thấy được vô thường
tức là
bắt đầu của sự giải thoát.
Hỏi: Có một lúc tôi cảm thấy mình cho nhiều quá; tôi cảm thấy
như mình
bị lợi dụng. Ông có thể nói thêm về bản chất của bố thí khi nó
đưa đến việc mình cảm thấy bị
lạm dụng
không?
Ðáp: Chúng ta đều có những trình
độ khác nhau. Chúng ta không phải
đang ở trình
độ của một vị Bồ tát dám hy sinh thân
mình
để nuôi cọp mẹ và hai
đứa con của nó. Có thể đôi khi ta có
những
thúc dục để làm những chuyện như vậy,
để rồi theo sau là những hối hận. Ðó không phải là một
phương pháp
thiện xảo. Chúng ta phải ý thức được
trong
giờ phút này mình đang ở đâu và
vun trồng sự bố thí sao cho thích hợp với mình. Nó sẽ phát triển.
Khi
chúng ta thực hành bố thí, thì dần dần nó sẽ trở nên tự nhiên. Và
khi ta
đạt được một sự quân bình, nó
sẽ trở
thành hòa hợp, không có một mảy may hối tiếc nào theo sau cả.
Hỏi: Những giới luật có thể là sự chỉ đạo
ở một trình độ nào
đó, nhưng chấp cứng vào nó có
nguy
hiểm không? Giới cũng có thể là một trở ngại vì dù sao thì nó cũng
chỉ là
những ý niệm? Có những hành động có
thể vì
lòng từ bi nhưng lại phạm giới, như là nói dối
để cứu một người nào. Khi giới
luật và
trực giác xung khắc với nhau thì sao?
Ðáp: Tất cả các hành động thiện
phải được
hiểu theo những tâm hành mà chúng đang
vun trồng, chứ không phải tự ở những hành
động đó. Nếu chúng ta hành
động vì lòng từ bi thì
đó là hành vi thiện. Nhưng
thường thì
chúng ta chưa tới trình độ tỉnh thức
đủ để mình
có thể nhận thấy mọi yếu tố liên quan đến
hành
động của mình. Chừng nào ta có
thể ý
thức được mọi động lực khiến ta hành
động, để nhận định thiện ác, các giới
luật
vẫn được coi như là những quy tắc rất hữu ích. Một vị sư
đến than phiền với đức Phật rằng ông
không
thể nào nhớ hết hơn hai trăm
giới luật
dành cho các Tăng, chứ đừng
nói gì
đến việc giữ cho đừng phạm. Ðức
Phật
nói: "Vậy ông có thể nhớ được một
giới luật
thôi không?" Vị Tăng trả lời rằng ông có thể nhớ được. Ðức
Phật nói
tiếp: "Giữ chánh niệm!" Mọi điều khác
đều đến
từ chỗ chánh niệm. Nếu bạn có thể giữ chánh niệm cho tinh chuyên,
tự nhiên mọi hành động sẽ trở thành
chân chánh.
Hỏi: Tôi thấy có một sự xung đột
giữa việc
theo con đường bố thí vương đạo và có một cuộc sống
được bảo đảm.
Ðáp: Sự vun trồng bố thí theo vương đạo
không cần thiết có nghĩa là ta ra
đường cho hết tài sản của mình cho kẻ khác. Nó chỉ có nghĩa
là ta
bố thí với một tâm đại lượng, thích
hợp với
hoàn cảnh. Chúng ta cũng có trách nhiệm
đối với chính mình, phải biết
duy trì
một mức sống vừa đủ để mình có
thể tu
tâm và vun trống những yếu tố giác ngộ. Mức
độ của sự bố thí sẽ tùy thuộc vào rất nhiều trình
độ tiến hóa của tâm mình.
Chúng ta
không nên có một ý niệm cứng ngắc về sự bố thí rồi tự cưỡng ép, cố
gắng
sống theo như vậy. Chỉ cần giản dị, trong giây phút hiện tại, chụp
lấy
những cơ hội để vun trồng tâm hành
vô
thăm. Nó không phức tạp gì
đâu, hãy
để nó tự nhiên hiển lộ. Ðến khi nào bạn cảm thấy sẵn sàng
gieo mình
xuống vực thẳm để nuôi những con cọp,
bạn sẽ
làm chuyện ấy.
Hỏi: Tôi cảm thấy hơi bối rối về việc nói láo. Khi ta không lên
tiếng
nói những gì mà ta nghĩ rằng nó chân thật và thích hợp với hoàn
cảnh, như
vậy có gọi là nói láo không?
Ðáp: Có những việc có thể là sự thật, một ý niệm chân chánh,
nhưng nó
không có ích lợi gì cho người khác, bởi vì người ấy không ở vào
một
địa vị mà họ có thể nghe và
hiểu
được. Chúng ta chỉ nên nói sự
thật khi
nào nó có ích lợi. Sống với sự thinh lặng tâm ý rất là
đẹp và an lạc. Nhưng
điều ấy đòi hỏi nhiều chánh
niệm, vì
chúng ta rất dễ bị lôi cuốn để nói.
Lời nói
thoát ra ngay cả trước khi mình ý thức
được rằng mình có điều gì
muốn
nói. Chúng rất là máy móc. Nhưng khi chánh niệm
được giũa mài sắc bén, chúng
ta sẽ bắt
đầu có ý thức trước khi mình
nói - tác
ý muốn nói khởi lên và ta lập tức có chánh niệm về nó. Và khi ấy
ta có thể
nhận xét rằng chúng có thân thật và có ích lợi gì không.
-ooOoo-
Buổi tối thứ mười ba
THÁNH JOHN OF THE CROSS,
THÁNH FRANCIS DE SALES
Một số nhà thần học Công giáo có viết những áng văn
rất hay, tương tự với sự thực hành của ta ở
đây. Từ Thánh John of the Cross:
Không phải vì ý muốn mà ta đã
không viết cho các ông, thật sự thì ta luôn chúc lành cho các
ông; nhưng
bởi vì ta thấy những gì lợi ích cho các ông ta
đã nói hết rồi, và sự cần
thiết (nếu
thật sự có một điều gì cần
thiết)
không phải là sự giảng thuyết hay viết thêm - bởi ta nghĩ
đã đủ
lắm rồi - mà phải là thinh lặng và thực hành. Trong khi
sự giảng
thuyết làm cho các ông bối rối, lo ra, thì im lặng và hành
động sẽ tập trung lại tâm ý ta và
nâng cao linh hồn. Một khi các ông đã
hiểu được những gì ta muốn
dạy cho
các ông là tốt, thì thôi đừng bàn
luận hay tìm nghe giảng thêm làm gì nữa; hãy lo kiên trì mà thực
hành
những gì các ông đã học
được, trong thinh lặng và
chánh
niệm.
Những việc chúng ta làm ở đây
không phải là
dễ, sự tu tập và thanh lọc tâm. Chuyện ấy đời
hỏi một sự kiên nhẫn và nghị lực rất lớn. Nó không thể nào
tự một
mình xảy ra được. Nhưng bằng một sự
bền gan,
vững chí mọi chuyện đều có thể đạt được.
Thánh Francis de Sales có viết:
Mỗi khi tâm ông bị lo ra hay phân tán, hãy nhẹ nhàng kéo nó
trở lại
với sự suy niệm... Và cho dù nếu ông có bỏ ra cả một giờ, chỉ
để ngồi để cố đem tâm ý của mình
trở
lại, để rồi nó lại đi mất ngay sau
đó, thì
một giờ ấy cũng đã
được sử dụng một cách rất hữu ích.
Ðừng để bị chán nãn vì sự
phân tâm
hay vì những mơ mộng viễn vông của mình. Mỗi khi ý thức
được tâm mình phóng
đi một nơi khác, nhẹ nhàng
đem nó trở về với hơi thở hoặc là
cảm
giác của ta. Không cần biết nó xảy ra bao nhiêu lần, nếu cứ mỗi
lần tâm ta
phóng đi, ta lại đem nó trở về, thì
giờ ngồi thiền ấy sẽ rất có ích lợi. Hãy từ tốn với chính mình.
Hãy kiên
trì. Mặc dù có thể ta không nhận thấy rõ ràng, nhưng
đang có một sự chuyển hóa lớn lao xảy
ra nơi
ta. Ðây cũng giống như trái cây đang
chín trên cành. Ánh sáng mặt trờichiếu soi, quả trái chín
dần, mặc
dù ngày này sang ngày khác ta không nhận thức
được sự biến đổi ấy. Tương tự như vậy, sự biến đổi và chín
mùi
trong tâm ta cũng đang tiến triển. Và
như Thánh John of the Cross nói, chính trong sự thinh lặng và thực
hành mà
sự chuyển hóa này được hoàn
tất.
-ooOoo-
Buổi tối thứ mười bốn
TỨ DIỆU ÐẾ
Trên thế giới này đầy dẫy những
khổ đau.
Mỗi ngày có hằng triệu người không đủ
thực phẩm để nuôi thân, phải chịu đựng những cơn đói. Có hằng
triệu người
không đủ quần áo, nhà cửa che thân, sống dưới những cơn mưa
lạnh
hoặc những ngày nắng cháy da. Lại có hằng triệu người phải gánh
chịu những
cơn đau gây ra do bệnh tật, mặc dù
đã có phương pháp trị liệu,
nhưng họ
vẫn không có được một phương tiện
chữa trị nào.
Sự khổ đau trong việc sanh sản. Cái
đau của
người mẹ. Và hơn nữa, cái đau
của
người con khi được sanh ra, bị đẩy qua người mẹ, ra thế giới bên
ngoài đầy những yếu tố va chạm, xây
xát. Tấm
thân nhuốm bệnh, già yếu và suy nhược, sự khổ
đau của cái chết.
Có biết bao nhiêu người trên thế giới này
đang sống bất lực trong tay kẻ thù, trong tay những người
muốn giết
hại họ. Trong nhiều quốc gia trên thế giới ngay giờ phút này có
những tù
nhân đang bị tra tấn, đánh đập. Rồi còn
sự tàn bạo của chiến tranh. Những con người có tình cảm giống như
chúng
ta, bất lực khi đối mặt khổ đau, họ
không thể
làm gì khác hơn được. Có biết
bao nhiêu
lần ta phải đối diện với những hoàn
cảnh giống như thế, và trong tương lai sẽ còn biết bao nhiêu lần
nữa. Chỉ
cần một chuyển động nhẹ của bánh xe
nghiệp
quả là ta có thể trở thành những con người
đó. Mang tấm thân này là ta
mang trên
người bao cơ hội để khổ đau. Ðã
bao
lần ta kinh nghiệm chúng, và sẽ còn bao nhiêu lần nữa trong tương
lai?
Những yếu tố vật chất trong thân ta được
gọi là Tứ đại. Chúng được gọi là
"đại", có nghĩa là lớn, vì năng
lực tàn hoại của chúng. Bốn yếu tố cấu tạo nên thân ta cũng
chính
là bốn yếu tố cấu tạo nên quả đất này,
mặt trời, các hành tinh, và những vì tinh tú trong vũ trụ. Chính
bốn yếu
tố này mà ta đang kinh nghiệm trong
thân,
chúng hoạt động theo một định luật tự nhiên, cũng là nguyên
nhân
tạo dựng và tan rã của những thái dương hệ hoặc các dãy ngân hà. Năng
lượng của chúng rất là vĩ đại.
Trong
một thời gian ngắn ngủi, tứ đại hòa hợp với nhau. Sự hòa
hợp tạm bợ
này làm ta quên đi bản chất tàn
hoại
của chúng, cho đến khi chúng biến đổi
theo
định luật tự nhiên, trở nên mất thăng
bằng và khiến sự tàn hoại, tan rã của thân thể,
đau khổ và chết. Chúng ta như
những
đứa trẻ con vui chơi trong một căn nhà
đang bị cháy. Những đứa trẻ con đang mãi
mê chơi đùa, ham mê nhũng thú
vui tạm
bợ, hoàn toàn quên đi chung quanh mình
lửa đang bừng bừng thiêu
đốt. Nhưng trời đất vẫn còn
lòng nhân
từ, đã sai sứ giả
đến báo trước những nguy hiểm, những
khổ đau
đang hiện diện trong mọi khía cạnh.
- Ngươi có thấy trong cuộc đời này
có những ông lão, bà lão 80, 90 hay 100 tuổi, yếu
đuối, cong vòng như mái nhà,
cúi xuống
vịn người trên chiếc gậy, chập chững bước, suy nhược, tuổi trẻ
đã mất lâu rồi, với răng
rụng, tóc bạc thưa. Và có bao giờ ngươi nghĩ rằng, rồi một
ngày,
mình cũng sẽ bị tàn tạ như vậy? Ngay chính cả ngươi cũng sẽ không
thể nào
trốn tránh khỏi?
- Ngươi có thấy trong cuộc đời này
có những người đàn ông,
đàn bà bệnh hoạn,
đau khổ vì các chứng bệnh nan
y, nằm
trên những xú uế của chính mình, phải nhờ người này
đỡ ngồi dậy, nhờ người kia đặt xuống
giường.
Và có bao giờ ngươi nghĩ rằng, rồi một ngày mình cũng sẽ bị
bệnh
hoạn như vậy? Ngay cả chính ngươi cũng không thể nào thoát khỏi?
- Ngươi có bao giờ thấy trên cõi đời
này,
thây ma của một người, một, hai hoặc ba ngày sau khi chết, xình
lên, màu
bầm tím, hôi thúi. Và có bao giờ ngươi nghĩ rằng, một ngày nào
đó mình cũng sẽ bị cái chết
tìm
đến. Ngay cả chính ngươi cũng không
thể nào
thoát khỏi?
Chúng ta cũng thế, đều bị chi phối
bởi
những sự ấy. Cái chết không chừa bất cứ một ai. Nó là sự
chấm dứt
của tất cả. Không ai có thể trốn tránh sự thật này.
Rồi còn những nỗi đau của tâm.
Buồn khổ,
thất vọng, lo âu, hồi họp, tức giận, căm hờn, sợ hãi, ái
dục, chán
nản. Chúng ta còn phải chịu vướng trong cái bẫy xập của sanh tử
luân hồi,
lôi kéo bởi tham dục và si mê trong bao lâu nữa? Nỗi khổ của sự
bất tận
này, mỗi sáng thức dậy với những màu sắc và mùi vị, âm thanh và
cảm giác,
ý nghĩ lập đi lập lại vô tận. Chúng
ta sống
một ngày, qua một giấc ngũ, rồi lại thức dậy với cũng bấy
nhiêu màu
sắc, mùi vị, âm thanh, cảm giác và ý nghĩ, trở
đi, trở lại không dứt.
Cũng giống như những đứa trẻ con mê
chơi trong căn nhà lửa, chúng
ta không
chịu mở mắt nhìn những nỗi đau trong
cuộc
sống của mình. Chúng ta đi
nhốt những
người già, người bệnh vào nhà thương, viện dưỡng lão
để ta khỏi phải chứng kiến những nỗi
sầu khổ
của họ. Chúng ta đuổi những kẻ ăn mày ra khỏi
đường phố của mình,
để ta khỏi thấy những nhục nhằn của
nghèo
khổ. Chúng ta chưng diện cho những thây ma để
che dấu đi cái chết.
Chân lý đầu tiên của
đức Phật là sự khổ. Dù chúng
ta có
chối bỏ đến đâu đi nữa, thân này
rồi
một ngày sẽ già và bệnh hoạn. Nó sẽ chết, dù ta có tìm quên lãng
trong
những thú vui bao nhiêu đi chăng nữa,
thì
sự có mặt của giận hờn, thù ghét, lo âu, bối rối và căng
thẳng vẫn còn tồn tại. Chúng ta bị thiêu
đốt trong ngọn lửa tham sân. Chân lý
đầu tiên,
sự thật của đau khổ.
Ðức Phật không dừng lại ở đó. Sau
khi chỉ
cho ta thấy sự thật khổ đau, ngài giải thích cho ta nghe về
nguyên
nhân của chúng. Cái gì đã trói
cột
chúng ta vào vòng bánh xe khổ lụy này? Ðức Phật thấy rằng sự trói
buộc ấy
nằm ngay nơi trong tâm của mỗi người chúng ta, chúng ta bị trói
buộc vì
lòng ái dục. Chúng ta lăn theo bánh
xe khổ
đau vì ta đeo theo nó, và
chúng
ta bám đeo theo nó cũng chỉ vì
vô minh
của mình.
Có bốn sự si mê lớn là nguyên nhân chánh hằng trói cột chúng ta
vào
vòng bánh xe khổ đau. Mối đam mê
đầu tiên là sắc dục.
Sắc
dục khiến ta lúc nào cũng đi tìm
những
âm thanh và hình ảnh dễ chịu, những mùi vị ưa thích, những cảm
giác êm ái
của thân thể. Chúng ta cứ mãi mê đi tìm
những thú vui tạm bợ, mỏng manh. Ta đeo
đuổi
chúng như là như chúng có thể giải quyết những khó khăn
của mình, như là chúng có thể đem
đến
sự chấm dứt khổ đau. Chúng ta sống đời mình trong sự mong
đợi hai tuần nghĩ hè sắp tới,
một liên
hệ tình cảm kế tiếp, một cái gì đó để
chiếm
hữu: lúc nào cũng chờ đợi ở
một hạnh
phúc nào đó trong tương lai,
ngoài
tầm tay với.
Có một câu chuyện về Mulla Nazrudin, ông là một tu sĩ nổi danh
của Hồi
giáo. Một hôm ông đi xuống chợ và
thấy
một thúng ớt cay bán hạ giá. Ông mua hết cả thúng,
đem về nhà, và bắt
đầu ngồi ăn. Những đệ tử của ông nhìn
thấy ông mặt mày đỏ ké, nước mắt tuôn
chảy,
miệng lưỡi bị nóng phỏng, bèn kêu lên:
- Thầy ơi, tại sao khổ như thế mà thầy lại cứ ngồi
ăn hoài vậy?
Nazrudin lấy tay bốc thêm một trái ớt bỏ vào miệng rồi
đáp:
- Ta hy vọng rồi sẽ có một trái ớt ngọt!
Mối si mê thứ hai là sự cố chấp vào ý kiến và quan
điểm của mình. Chúng
ta có rất
nhiều ý kiến về những sự việc chung quanh, biết bao nhiêu là thành
kiến.
Cố chấp vào quan điểm của mình
là một
trở ngại rất to tát. Nó ngăn chận
không cho
ta nhìn thấy chân tướng của sự vật, nó như là một lăng
kính màu làm sai đi sự thật
qua những
thành kiến cá nhân của mình. Một thiền sư Thái Lan khi
được hỏi, những học trò của
ông bị trở
ngại nào lớn nhất, ông đáp: "Ý kiến,
quan
điểm, ý niệm về mọi việc. Về chính họ, về phương pháp tu tập, về
giáo lý
của đức Phật. Ðầu óc họ lúc nào cũng
đầy dẫy những ý kiến. Họ cho mình là khôn khéo nên không
thèm lắng
nghe ai nữa hết. Cũng giống như một tách nước vậy. Nếu tách ấy
chứa
đầy nước dơ, bẩn đục thì cũng
chỉ là
vô dụng. Chỉ khi nào đổ đi nước cũ thì
ta mới có thể sử dụng tách ấy lại được.
Các
ông phải bỏ qua một bên những ý kiến của mình chừng
đó mới có thể thấy được".
Vị tổ thiền tông thứ ba ở Trung Hoa là Tăng
Xáng, có viết: "Ðừng đi tìm
kiếm chân lý. Hãy thôi nâng niu những ý kiến của mình". Nếu chúng
ta dẹp
được mối si mê này, cà giáo
pháp sẽ
phô bày. Mọi hiện hữu sẽ có mặt. Chúng ta cần phải buông bỏ những
thành
kiến có sẵn của mình về bản chất của sự vật, và những mơ ước của
mình về
chúng. Buông bỏ mọi cố chấp vào những ý kiến
đáng yêu của mình. Ðây chính là mối ràng buộc lớn thứ hai,
đã giữ chúng ta trong vòng
bánh xe
luân hồi, bánh xe của khổ đau.
Sự si mê thứ ba là cố chấp vào các lễ nghi và hình thức:
cho rằng chỉ cần thắp một nén nhang hay đốt
một ngọn nến đặt trên bàn thờ là mọi việc sẽ trở nên suôn
sẻ. Những
phưong pháp tu tập, các nghi lễ đều
được thức
hành với hy vọng rằng đốt một
nén
hương, một ngọn nến, đọc một bài kinh, một câu thần chú sẽ
có khả năng
làm chấm dứt được khổ đau này.
Ngay chính việc cố chấp vào những pháp tu, cố gắng trở nên
đạo đức, hay bất cứ một hình
thức tâm
linh duy vật nào cũng đều là
những sợi
dây xích trói ta.
Si mê thứ tư và cũng rất kín đáo và
sâu xa là sự chấp ngã, chấp có một cái ta riêng biệt
cùng
những sở hữu của nó. Tin tưởng rằng có một tự thể thường hằng
trong thân
tâm để kinh nghiệm những gì
đang xảy ra, Cũng bởi vì tin
tưởng
này, mà chúng ta đã lao
đầu vào những hành
động bất thiện, đủ mọi tham, sân, si
chỉ để
cố thỏa mãn cái ta này, một cái ta mà không hề có thật. Cái
chấp
ngã này rất là sâu đậm, mọi hành
động của ta đều xoay vần chung quanh
nó, càng
lúc càng buộc chặt ta vào một khối khổ đau.
Chân lý thứ hai của đức Phật là
nguyên nhân của khổ đau: lòng
ái dục.
Ðam mê sắc dục, cố chấp vào quan điểm
và
ý kiến của mình, mê tín tin rằng những lễ nghi, hình thức bên
ngoài có khả
năng diệt được khổ đau, và
nhất là cố
chấp vào một cái tôi thường hằng, bất biến. Không một ai bắt ta
phải cố
chấp. Không có một quyền lực nào bên ngoài chúng ta giữ ta trong
vòng sanh
tử luân hồi. Chỉ có mỗi sự cố chấp, luyến ái trong tâm mình là có
thể làm
được chuyện đó mà thôi.
Ở Á Châu người ta có một cái bẫy dùng để
bắt khỉ, rất là đặc biệt. Một
trái dừa
được khoét rỗng ở bên trong, cột vào một sợi dây hay là cắm
vào một
cái cây cột đóng trên mặt
đất. Phía dưới trái dừa, người ta đục
một lỗ
nhỏ và bỏ vào phía trong một thứ đồ ăn
có chất ngọt. Cái lỗ ấy được khoét rộng vừa đủ để cho con khỉ có
thể đút
tay vào nếu bàn tay mó mở, nhưng nếu nó nắm tay lại, bàn
tay sẽ
không thể nào qua lọt. Con khỉ đánh
hơi được
mùi ngọt sẽ tìm tới, nó sẽ đút
tay vào
để bốc thức ăn rồi không lấy tay ra
được. Bàn
tay nắm chặt sẽ không thoát qua khỏi lỗ hổng ấy. Khi người thợ săn
đến, con khỉ sẽ trở nên quýnh quáng nhưng không cách nào
chạy
đi đâu được. Nhưng không có ai bắt
giữ nó ở
đó, ngoại trừ lòng tham dục của chính nó. Muốn thoát
đi nó chỉ cần giản dị mở rộng bàn
tay
ra. Nhưng vì lòng tham dục quá mạnh, nên hiếm khi có một con khỉ
nào có
thể thoát đi được. Chính vì
lòng tham
dục và quyến luyến trong tâm đã
giữ
chúng ta trong bẫy sanh tử này. Chúng ta chỉ cần mở bàn tay mình
ra, buông
bỏ những cố chấp, những tham muốn là có thể bước
đi trong tự do.
Chân lý thứ ba của đức Phật là
sự
chấm dứt của khổ đau. Niết bàn
là một
trạng thái thoát ra ngoài tiến trình thân tâm, không còn bị chi
phối, ảnh
hưởng bởi bản chất khổ đau của chúng.
Tự tại,
an lạc, thanh tịnh, tươi mát, buông xả. Như là bỏ xuống một
gánh
nặng trên vai.
Niết bàn có hai loại: Loại thứ nhất là Niết bàn nhất thời, tức
là sự tự
tại của một tâm thức không bị chi phối bởi tham, sân, si trong
từng giây,
từng phút. Mỗi giây phút không bị ảnh hưởng bởi những sự bất thiện
là một
giây phút của tươi mát và an lạc. Còn loại Niết bàn thứ nhì là một
trạng
thái thoát ra ngoài mọi tiến trình, sự chấm dứt hoàn toàn của khổ
đau, dập tắt hẳn đi ngọn lửa đang thiêu
đốt.
Thí dụ như có những người đang
sống trên
một vùng sa mạc khô cằn. Nước rất hiếm, thực phẩm không có
đủ, và không có gì
để bảo vệ họ khỏi ánh nắng thiêu
đốt của mặt trời. Nhưng những người
ấy đã
quen sống trong hoàn cảnh ấy từ thuở nhỏ, cha ông của họ cũng
đều như vậy, nên họ cho
đó là tự nhiên và lấy
đó làm hài lòng. Cho
đến một ngày kia, có một người
trong
bọn họ đi đến một nơi có thời tiết
mát mẻ,
thực phẩm đầy đủ, đến chứng ấy anh ta mới ý thức đến những điều
kiện và
hoàn cảnh bất lợi, cực khổ mà anh đã
từng phải chịu đựng. So với sự an
lạc, tươi
mát và thinh lặng của Niết bàn thì những tiến trình dài vô
tận của
thân tâm, sự sanh diệt không ngừng là một gánh nặng to lớn, một
khổ
đau vĩ đại. Chân lý thứ ba là
sự an
lạc mà đức Phật đã nói rằng
trên
đời này không còn gì là hạnh
phúc hơn.
Ðức Phật cũng đã chỉ cho
chúng ta
con đường để đi đến sự an lạc này.
Ðây
không phải là một giáo lý bí mật chỉ để
dành
cho một số người. Chân lý thứ tư là Bát chánh
đạo, một phương pháp để cởi bỏ gánh nặng của mình.
Ðây không phải là con đường quá
khích. Nó
không đòi hỏi ta phải hành hạ thân tâm mình. Nó không bắt
ta phải
đi tìm
đến một hang động hẻo lánh nào. Nó không phải là con
đường khổ hạnh, cũng không phải là
con
đường của sự xoa đọa trong sắc dục.
Ðây chính là con đường trung đạo. Còn
đường của sự tỉnh thức. Có chánh niệm
về
những gì đang xảy ra chung
quanh mình.
Có một ý thức rõ ràng, không quyến luyến, không ghét bỏ. Không
nhận lầm
những hiện tượng là Tôi, là Ngã. Giải thoát tâm mình ra khỏi những
điều bất thiện trong mỗi giây phút.
Sự thật về khổ đau phải được ý
thức. Sự
thật về nguyên nhân của khổ đau
phải
được hiểu rõ. Chân lý về sự chấm dứt khổ
đau phải được kinh nghiệm. Và
con
đường để chấm dứt khổ đau ấy phải
được bước
đi bởi mỗi người trong chúng ta. Sự giác ngộ của đức Phật giải
quyết những
vấn đề cho ngài, chứ không giải quyết những khổ
đau của ta được, ngoại trừ chỉ cho ta
thấy
một con đường để đi tới. Không có một công thức huyền bí nào
có thể
đem ta ra khỏi những khổ đau này.
Mỗi
người chúng ta phải tự thanh lọc tâm mình, bởi vì chỉ có những ái
dục
trong tâm mới có khả năng trói buộc
được ta mà
thôi.
-ooOoo-
Buổi tối thứ
mười lăm
SỰ CƯƠNG QUYẾT NỬA VỜI
Trong khi ngồi thiền, giữ cho thân được
an
tịnh có một ảnh hưởng rất lớn đến sự an tịnh của tâm. Một phương
cách để
gia tăng định lực là trước mỗi giờ ngồi thiền, bạn nên nhất
quyết
rằng mình sẽ không thay đổi thế ngồi
trong
suốt một giờ đó. Những lần đầu có thể rất là khó khăn,
nhưng nếu bạn có một nghị lực vững mạnh, bạn có thể ngồi và
quan
sát bất cứ chuyện gì xay ra. Cho dù bạn có cảm thấy tâm mình trở
nên bất
an, bồn chồn, căng thẳng hay là
đang đương đầu với cái đau, điều
trọng yếu là
khi đã quyết
định một cái gì rồi bạn hãy
giữ nó cho
đến cùng. Ðịnh lực và sự tinh
tấn của
bạn sẽ được tăng trưởng mãnh
liệt và
sau vài lần ngồi như vậy, bạn sẽ cảm thấy việc ngồi yên trở nên dễ
dàng
hơn.
Hãy giữ cho tâm bạn luôn ở trong một trạng thái bất bạo
động, khi quán chiếu bất cứ một đối
tượng nào.
Ðược như vậy thì sẽ không có gì lại là một chướng ngại hay khó khăn
cả. Mọi đối tượng của thân hay tâm, nội hay ngoại, đều đi ngang
qua trong
một không gian chánh niệm. Ðừng vận dụng tâm
để chạy theo hay là trốn tránh
bất cứ
một đối tượng nào: một sự bất
động của tâm ý. Khi ấy tâm ta sẽ trở nên
tĩnh lặng và quân bình, nhờ đó ta có
thể nhìn
thấy một cách rõ ràng, trong mỗi giây phút, sự sanh diệt của từng
hơi thở,
từng cảm thọ, tư tưởng, cảm giác, âm thanh, mùi vị và hình ảnh.
Hãy ý thức được dòng vô
thường.
Không có gì để cho ta nắm bắt, không
có gì
để quyến luyến cả. Trong đoạn cuối
của Mount
Analogue, có ví dụ cho ta thấy sức mạnh của sự vô thường và
một
thái độ thích hợp cho ta:
Ðừng bao giờ dừng lại trên một triền núi cao. Cho dù anh có
nghĩ rằng
bàn chân mình đang đứng vững vàng,
vì
khi anh dừng lại để thở và
nhìn trời
cao, thì đất dưới chân cũng đang bắt
đầu lún
xuống vì sức nặng của anh. Những viên
đá sỏi sẽ rơi ra từ từ và rồi đột
nhiên
tất cả sẽ sụp đổ dưới chân anh và
phóng anh đi như một chiếc tàu
hạ
thủy. Ngọn núi lúc nào cũng chờ đợi
một cơ
hội để hất ngả anh.
Không có thì giờ để cho ta ngừng
nghỉ, cho
dù trong một chốc, để ta nắm
bắt. Mỗi
khi ta cố gắng níu kéo một cái gì, ta sẽ bị lôi cuốn, kéo
trôi lăn
theo những ý nghĩ, ý niệm và sự tưởng tượng về nó.
Khóa tu này cũng đã kéo dài
gần
phân nửa rồi. Thường thì vào khoảng nửa chương trình, không cần
biết khóa
tu học dài bao lâu, tâm ta thường đâm
ra chán
nản. Nó trở nên hơi lười biếng, dễ duôi và bồn chồn một
chút. Ta tự
nghĩ rằng, mình đã cố gắng
tinh tấn từ
lúc mới bắt đầu đến giờ, lúc này
mình
có thể nghỉ ngơi một chút được.
Hãy có chánh niệm về việc này. Ðây là lúc
để ta gia tăng nghị lực, chứ không phải là lúc
để giải đãi. Hãy nghĩ lại công
lao tu
tập của bạn trong hai tuần vừa qua. Nhớ lại giai
đoạn mới bắt đầu, ngồi yên
trong một
tiếng đồng hồ nó khó khăn đến đâu.
Bây giờ thì
bạn đã khai triển
được một sức mạnh trong tâm, một năng
lực của
định và quán. Giai đoạn đầu
của khóa
tu là để xây nền móng, để vượt
qua
những khó khăn thô lậu, những loại trở ngại không cho bạn ngồi yên
trong một tiếng đồng hồ. Những khó
khăn đó có
lẽ cũng đã được ta vượt qua
hết một
phần nào rồi. Tâm ta đã
tĩnh
lặng xuống. Nó bắt đầu thẳm thấu, bắt
đầu
quán chiếu và thấy được tiến
trình
làm việc của thân tâm. Trí tuệ đang
trưởng thành.
Sự biến đổi của thân tâm rất khó có
thể nhận
diện được, vì nó thay đổi một
cách vô
tri giác trong mỗi giây phút. Nhưng sự tu tập đang dần dần trở nên
thâm thúy. Trong thời gian còn lại, chúng ta hoàn tất nhiều lắm.
Lúc này
ta phải biết vận dụng năng lực để giữ
cho tâm
mình đừng rơi vào tình
trạng mê
ngủ, hôn trầm.
Một lần nữa, ta hãy nhất quyết duy trì một sự thinh lặng. Thinh
lặng là
cội nguồn của sức mạnh. Nó tạo nên một sự trong sáng, nhờ vậy mà
mọi hình
trạng của tâm đều có thể được hiển bày
rõ ràng. Nếu cứ mỗi lần những bồn chồn, lười biếng, uể oải trong
ta khởi
lên, ta lại mở miệng để nói, thì
ta sẽ
mất đi một dịp để quán chiếu chúng.
Sự thinh
lặng giúp cho ta ý thức được những gì
đang xảy ra, những thăng và trầm. Mục
đích của thiền quán không phải là để
ngồi yên với sự an lạc trong một tháng trời. Nhưng là
để kinh nghiệm được sự nhất như của
thân và
tâm. Kinh nghiệm một cách trọn vẹn mọi đau
nhức, mọi cảm giác an lạc, tất cả những uể oải, buồn chán và
những
khi tâm ta đạt được một sự tập trung
sắc bén.
Sự thinh lặng tạo cho ta một không gian tĩnh mịch, để cho ta có
thể quán
sát được các hiện trạng này. Nói chuyện nhiều sẽ tạo nên
một vòng
xoắn ốc đi xuống. Khi ta bất an, ta
bắt đầu
nói chuyện, sự nói chuyện khiến cho ta mất định lực và vì
vậy tâm
ta lại càng thêm bất an. Tinh tấn, nghị lực và tạo một không gian
tĩnh
lặng chung quanh mình sẽ làm gia tăng
thêm
sức mạnh cho sự tu tập. Ðâu ai có thể biết chắc
được chừng nào ta mới lại có
một dịp
tu tập như thế này. Trong hoàn cảnh này chúng ta
đang có những điều kiện rất là
đặc biệt. Nơi đây rất là lý
tưởng
để ta có thể thám hiểm vào
chính mình,
tìm thử coi ta thật sự là ai. Ðừng lãng phí
đi cơ hội quí báu này.
Một yếu tố nữa có thể giúp ta gia tăng
chánh niệm là từ tốn lại, chậm lại. Hành
động một cách chậm rãi. Hãy
coi mỗi
hành động của ta trong ngày
như là một
đối tượng của thiền quán. Từ khi vừa
mới thức
dậy cho đến khi đi ngủ, ghi nhận mọi việc xảy ra một cách rõ
ràng
và sáng suốt: trong mỗi hành động khi
tắm
rửa, khi thay đồ, khi ăn uống. Chúng ta bấy lâu nay có thói quen làm
việc gì cũng phải vội vã, đổ nhào
tới
giây phút tương lai, lao vào một hoạt động
kế
tiếp lúc nào cũng ở trong một giai
đoạn chuyển dịch, nối tiếp. Hãy cố gắng an trú trong giây
phút hiện
tại này. Không có gì đáng để cho ta
phải vội
vã hết. Không có một nơi chốn nào để
đi đến cả. Mục đích của chúng ta ở đây là
để vun xới khả năng ghi nhận những gì
đang xảy ra trong giây phút hiện tại.
Ðừng ép buộc, cũng đừng nỗ lực quá. Hãy
an trú trong giây phút này, đừng toan
tính
hay dự liệu một cái gì trong tương lai. Giữ tâm mình cho
được thoải mái, nhưng với một chánh
niệm sâu
sắc. Tâm ta sẽ dần dà thâm nhập vào những trình
độ sâu thẳm hơn. Sự thinh lặng và
thái
độ từ tốn không những chỉ giúp ích
cho chính
mình, mà còn cho những người chung quanh ta nữa. Khi chúng
ta thấy
một người nào đó đang vội vã,
nó sẽ
khơi dậy tính hấp tấp trong ta. Và khi ta thấy một người hành
động khoan thai, có chánh niệm, tự
nhiên
ta cũng sẽ giữ chánh niệm. Hãy ý thức được
giá trị và ích lợi của mình đối
với
những người khác. Khóa tu là một sự quân bình thật
đẹp: tự tu trong thinh lặng và
tĩnh
mịch, nhưng cũng vừa tạo một môi trường giúp
đở cho cả nhóm.
-ooOoo-