Triết học
Triết lý về Nghiệp
Hòa Thượng Hộ Tông Vansarakkhita Maha Thera In Lần Thứ Nhất Tại Sài Gòn 1974, Tái Bản Tại Hoa Kỳ 1998 Tái Bản Tại Việt Nam 2001
15/02/2553 09:11 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

THIÊN X

Do nhân nào chúng sinh bị đọa trong khổ đạo và được lên nhàn cảnh

DO NHÂN NÀO CHÚNG SINH BỊ ĐỌA TRONG KHỔ ĐẠO VÀ DO NHÂN NÀO ĐƯỢC LÊN NHÀN CẢNH

- Bạch đức Gotama! do nhân nào, do duyên nào có những chúng sinh trong đời này, sau khi chết phải đọa trong khổ cảnh (cầm thú, A-tu-la, ngạ quỷ, địa ngục)?

- Bạch Đức Gotama! Do nhân nào, do duyên nào có hạng chúng sinh sau khi thác được lên nhàn cảnh?

Câu hỏi trên đây là lời của các Bà-la-môn và gia chủ ngụ tại làng Saala, bạch hỏi Ðức Thế Tôn, có ghi rõ trong kinh Saleyyakasutra Majjhimanikaaya Muulapa.naasaka: Ðức Thế Tôn bèn đáp đại khái rằng:

- Này các gia chủ! Có loại chúng sinh trong đời này, sau khi chết hằng sa trong khổ cảnh vì sự hành vi bất hợp pháp và hành nghiệp bất chánh.

- Này các gia chủ! Có loại chúng sinh trong đời này, sau khi tan rã ngũ uẩn được lên nhàn cảnh, do sự hành động hợp pháp và tạo nghiệp chân chánh.

Các gia chủ ấy nghe rồi, nhưng chưa đạt Phật lý, bèn bạch rằng:

- Chúng tôi chưa thông hiểu được lời giải tóm tắt của Đức g otama. Bạch cầu Ngài giải rộng thêm cho chúng tôi được lãnh hội.

Theo lời hỏi ấy, Ðức Thế Tôn bèn thuyết tiếp rằng:

- Này các gia chủ! Có hạng chúng sanh trong đời này, sau khi thác hằng đến khổ cảnh (Cầm thú, A-tu-la, ngạ quỷ, địa ngục) như vậy do sự bất hợp pháp và hành nghiệp bất chánh.

- Này các gia chủ! Có hạng chúng sanh trong đời này, sau khi chết thường được lên nhàn cảnh (Người, Trời) như thế vì sự hành vi hợp pháp và sự tạo nghiệp chân chánh.

Những dân làng ấy nghe Phật ngôn rồi, nhưng vẫn chưa lãnh hội nên bạch rằng:

- Thiện ngôn ấy Đức Phật g otama thuyết khái lược[ 1 ] Ngài không giảng vi tế, chu đáo, chúng tôi chưa thông hiểu, cầu xin Đức g otama thuyết thêm cho chúng tôi nhận thức [ 2 ] được và thấu rõ tỉ mỉ, theo lẽ ấy, Ðức Thế Tôn giảng tiếp rằng:

- Này các gia chủ! Sự thực tiễn không hợp pháp và tạo nghiệp bất chánh bằng thân có 3, bằng khẩu có 4, bằng ý có 3.

- Này các gia chủ! Sự thực tiễn không hợp pháp và tạo nghiệp bất chánh bằng thân có 3 là:

1.- Này các gia chủ! Có hạng người trong đời này sát sanh không hổ thẹn tội lỗi, là người không từ bi đối với chúng sinh có thức tánh .

2.- Thường trộm đạo của kẻ khác, tại trong nhà hoặc trong rừng gọi là đạo tặc.

3.- Thường tà dâm với vợ con kẻ khác.

- Này các gia chủ! Sự thực tiễn không hợp pháp và tạo nghiệp bất chánh bằng thân có ba như vậy.

- Này các gia chủ! Sự thực tiễn không hợp pháp bằng khẩu có 4 là:

1.- Có hạng người trong đời này thường nói dối, đi trong nơi đô hội, vào giữa thân bằng, trong quân binh, trong giữa tòa án v.v. có người hỏi đến thì đáp bằng lời không thật; có nói không, không nói có, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy.

2.- Dùng lời xúi giục cho bất hòa nhau, đuợc nghe bên này nói đến bên kia cho họ chia rẽ nhau, khiến người hòa thành bất hòa.

3.- Nói lời thô lỗ làm cho người phải phiền muộn, bực tức sanh nóng giận.

4.- Hay nói những lời vô ích, hoang đường, không hợp thời vô nhân quả, bất hợp pháp, vô căn cứ, không có lợi ích.

- Này các gia chủ! Sự thực tiễn không hợp pháp và sự hành nghiệp bất chánh bằng khẩu có 4 như vậy.

- Này các gia chủ! Sự thực tiễn không hợp pháp và sự hành nghiệp bất chánh bằng ý có ba là:

1.- Có hạng người trong đời này mong được tiền bạc và vật dụng không lựa chọn, nhìn chăm chăm của ấy với tấm lòng ước ao được làm sở hữu.

2.- Có lòng oán thù, có ác tâm hãm hại kẻ khác đến chết hay làm tán gia bại sản.

3.- Có ý kiến độc đoán, có sự hiểu biết lầm lạc rằng: Sự bố thí, sự cúng dường không cho quả lành, không có sự kết quả của các nghiệp. Đời này, đời sau không có, mẹ cha không có, chúng sinh sanh hoặc tử cũng chẳng có. Trong đời này chẳng có Sa môn hay Bà-la-môn nào tu hành chân chánh cả, cũng không thấu triệt tâm chúng sinh trong đời này .

- Này các gia chủ! Sự thực tiễn không hợp pháp và sự hành nghiệp bất chánh bằng ý có 3 như vậy.

- Này các gia chủ! Có hạng chúng sinh trong đời này, sau khi thác hằng vào đến khổ cảnh là do các nguyên nhân trên.

- Này các gia chủ! Sự thực tiễn hợp pháp và sự hành nghiệp chánh bằng thân có 3, bằng khẩu có 4, bằng ý có 3.

Sự thực tiễn hợp pháp và sự hành nghiệp chánh bằng thân có ba là:

1.- Có hạng người trong đời này, không sát sanh, đã bỏ khí giới, có tâm từ bi, mong điều lợi ích cho chúng sinh.

2.- Không trộm đạo, đoạt tài sản kẻ khác để trong nhà hoặc trong rừng. Gia chủ không cho thì không cầm lấy.

3.- Không tà dâm phụ nữ có mẹ, cha, anh, chị, em, thân quyến và chồng trông nom gìn giữ.

Sự thực tiễn hợp pháp và sự hành nghiệp chánh bằng khẩu có 4 là:

1.- Có hạng người trong đời này, không nói dối, bỏ sự nói dối rồi, bất cứ trong nơi nào, dù trong thân quyến, giữa tòa án v.v. Nếu không biết nói không biết, biết nói biết, không có nói không có, thấy nói thấy, không thấy nói không thấy v.v.

2.- Không xúi giục người cho bất hòa cùng nhau. Được nghe bên này, không đến nói bên kia, cho họ bất hòa cùng nhau, tránh sự gây chia rẽ, khuyến khích những người đã hòa nhau, vui thích khi đảng phái hòa nhau, luôn luôn thốt lời hòa giải nhau.

3.- Không chửi mắng, không thốt lời thô lỗ, không tỏ lời bất nhã đến kẻ khác.

4.- Không nói lời hoang đường vô ích, chỉ bàn về những chuyện hữu ích, ngay thật, có giá trị, nói theo chánh pháp, theo giới luật, có căn cứ và hợp thời.

Sự thực tiễn hợp pháp và sự hành nghiệp chánh bằng ý có 3 là:

1.- Có hạng người trong đời này, không tham, không mong được tiền bạc và vật dụng của kẻ khác, không nhìn chăm chăm của ấy với tấm lòng ao ước được làm sở hữu.

2.- Không oán ghét, không làm hại kẻ khác; hằng cầu cho chúng sinh vô oan trái, đừng hãm hại lẫn nhau, đừng có khổ, cho được vui và hãy giữ mình đi.

3.- Có chánh kiến: bố thí có phước, cúng dường có quả lành; kết quả của nghiệp dữ và lành có thật; tin có đời này, cõi sau, mẹ cha, chúng sinh tử rồi sinh. Trong đời này có Sa môn và Bà-la-môn, hạng tu hành chân chánh và thấu triệt chân lý.

- Này các gia chủ! Sự thực tiễn hợp pháp và sự hành nghiệp chánh bằng thân có 3, bằng khẩu có 4, bằng ý có 3 như vậy.

- Này các gia chủ! Có hạng chúng sinh trong đời này, sau khi thác hằng sanh vào nhàn cảnh do sự thực tiễn pháp và sự hành nghiệp chánh như thế.

- Này các gia chủ! Nếu người thực tiễn pháp hành nghiệp chánh nguyện rằng: Sau khi chết sẽ thành vua hay đại phú gia. Có thể nguyện như thế được, cớ sao? Vì người thực tiễn pháp, hành nghiệp chánh ấy sẽ được như mong muốn.

Nếu người thực tiễn pháp, hành nghiệp chánh nguyện rằng: Sau khi thác sẽ trở thành bậc Bà-la-môn, triệu phú gia,vị trời trong cõi Đạo lợi thiên cung, vị trời trong cõi Dạ ma, vị trời trong cõi Đâu suất đà, vị trời trong cõi Lạc hóa thiên, vị trời trong cõi Tha hóa tự tại thiên, vị trời trong cõi Phạm thiên hữu sắc, vị trời trong cõi Phạm thiên vô sắc. Như thế cũng được, tại sao? Vì là sự thực tiễn pháp và sự hành nghiệp chánh. Hoặc nguyện rằng: Xin cho tôi sẽ đắc tâm giải thoát (Cetoviimutti), trí tuệ giải thoát (Pa~n~naaviimutti ), vô lậu phiền não (Aasavakkhaya) , nguyện như vậy cũng được, cớ sao? –Vì người thực tiễn pháp, hành nghiệp chân chánh, nhứt quyết sẽ được như ý.



Chú thích:

[ 1 ] Khái lược: tóm tắt, đại lược.
[ 2 ] Nhận thức: nhận hiểu được ý nghĩa

Các tin đã đăng: