THIÊN
VI
Sự
tạo nghiệp
SỰ TẠO NGHIỆP
Quả của nghiệp xảy ra từ sự hành vi của
chính mình. Khi mình tạo lành, quả lành sẽ trả lại, làm dữ, quả khổ
cũng sẽ đến, như nhau. Vì thế không nên sưu tầm cái chi tốt hoặc xấu từ
nơi nào khác, hay người nào khác, ngoài mình.
Những hàng trí tuệ nói rằng, các việc lành mà người ao ước cần dùng
nhất là đức tin hướng thiện từ bi, hoặc chánh pháp thì phải tìm xét cẩn
thận trong chính mình, nếu có cũng có trong chính mình, nếu kiếm trong
nơi nào hay trong kẻ khác là nan đắc. Vì các pháp ấy hằng sinh từ nơi
mình. Nó đến do lòng từ bi, bằng chánh pháp và tâm chân thật v.v. chẳng
có ai cho (vui khổ được).
Chỉ tự mình phải gây dựng theo đức từ bi hay chánh pháp mà thôi .
Hơn nữa, lành hay dữ không định chỗ và không kỳ ngày, người có thể
làm lành hay gây dữ được trong mỗi nơi, trong mỗi thời. Việc lành mà
người mong được, không cần phải chia nhau cùng làm, vì nó là vô lượng
không có mức cùng tột. Trong đời, ai làm phải đượchưởng quả vui, nếu mọi
người đều giúp đỡ lẫn nhau trong việc lành thì ai ai cũng đều được vui.
Ngoài ra, xã hội, quốc độ cũng thịnh đạt, thế giới đều an cư lạc
nghiệp.
Trong Kinh Tikanipaata
Anguttara-nikaaya có thuyết ba pháp chủ trong việc làm là:
1.-
a ttaadhipateyya: lấy mình là chủ.
2.- Lokaadhipateyya: lấy
đời là chủ.
3.- Dhammaadhipateyya: lấy
pháp là chủ.
1.- Lấy mình là chủ như: người
làm lành hằng đề cập đến mình là chủ đứng đầu, hay chỉ mong được quả
vui đến mình rồi mới làm, theo sự hiểu biết của mình, mong được kẻ khác
tôn trọng kính vì v.v.
2.- Lấy đời là chủ: là
lúc muốn làm phước, trước khi khởi công, thường noi theo thế lực của
đời, mong đuợc kẻ khác ca tụng, nếu không thì sợ họ chê trách, hay hành
theo thói quen của quần chúng.
Lokaadharateyya cao hơn Attaadhipateyya, vì còn tùy
phần đông, căn cứ vào sự hiểu biết của họ. Đặc tính của sự hành thiện
lấy đời là chủ, có ba:
a/- Làm vì ao ước được người khen.
b/- Nếu không e sợ người chê.
c/- Làm theo thói quen của đại chúng.
3.- Lấy pháp là chủ như: người
làm phước, không đề cập đến mình và đến đời là chủ, hành theo thế lực
của chánh pháp. Thấy là đúng, là đáng rồi khởi sự, hoặc làm bằng tâm từ
bi v.v. như bố thí, trì giới v.v. Kẻ tạo phước lấy pháp là chủ hằng
không sai lầm, hối hận.
Dhammaadhipateyya có
hai chi, là:
a/- Làm vì sự thích hợp hoặc chân chính.
b/- Vì thế lực tâm từ bi.
Phương pháp làm lành gồm có hai đặc tính quan trọng là: sự tự tỉnh
hay tự quan sát tức là tự vấn rằng:
a/- Nay ta là hạng người nào?
b/- Ta có phận sự gì?
c/- Ta đã làm tròn phận sự chưa?
d/- Phận sự ấy có làm cho người phiền muộn chăng?
Xin dẫn tích căn bản và cách thực hành hoặc tạo nghiệp dưới đây cho
độc giả khảo sát.
Trong
KinhB
aahitiya-sutra Majjhima-nikaya-pa~n~naasaka có tích rằng:
Trong Phật giáo chúng ta, có đức vua Pasenaadikosala được trò
chuyện cùng đức Aananda tại mé sông Aciiravadi, như vầy:
Đức vua pasenàdikosala hỏi rằng:
- Bạch Đức
Aananda! Phạm hạnh nào mà các Sa môn và Bà-la-môn (
[1]
) người hiểu biết cao siêu đáng dung thứ được, Ðức Thế Tôn có
hành thân hạnh như thế chăng?
- Tâu Đại Vương! Thân hạnh ấy các Sa môn và Bà-la-môn hạng hiểu biết
cao siêu tha thứ được, Ðức Thế Tôn không hành thân hạnh ấy.
- Bạch Đức
Aananda! Khẩu hạnh nào mà chư Sa môn và Bà-la-môn hạng hiểu
biết cao siêu nên tha thứ được, Ðức Thế Tôn có hành khẩu hạnh ấy chăng?
- Tâu Đại Vương! Khẩu hạnh nào mà chư Sa môn và Bà-la-môn hạng hiểu
biết cao siêu xá tội được, Ðức Thế Tôn không hành khẩu hạnh ấy .
- Bạch Đức
Aananda! Ý hạnh nào mà các Sa môn và Bà-la-môn hạng hiểu biết
cao siêu xá lỗi được, Ðức Thế Tôn có hành ý hạnh như thế chăng?
- Tâu Đại Vương! Ý hạnh nào mà các Sa môn và Bà-la-môn hạng hiểu biết
cao siêu nên dung tha được, Ðức Thế Tôn không hành ý hạnh ấy .
- Thật là phi thường, cái chưa từng có mà xảy ra được, tôi quẩn bách [
[2]
trong điều nào, Ngài đã giảng giải cho nghe bằng cách đầy đủ.
- Bạch Ngài những kẻ si mê, không sáng trí, chưa được quan sát hằng
thốt lời ca tụng hay khiển trách kẻ khác. Tôi không ngoan cố những lời
ấy là có giá trị v.v.
Phần các bậc minh triết là hạng sáng suốt có trí tuệ đã khảo sát rồi
mới nói đến đạo đức và tội lỗi của những kẻ khác, tôi thường tôn trọng
lời nói ấy là có giá trị.
- Bạch Đức
Aananda! Thân hạnh nào mà các Sa môn và Bà-la-môn hạng hiểu
biết cao siêu nên khiển trách?
- Tâu Đại Vương! Thân hạnh nào ác thì hạng Sa môn và Bà-la-môn hạng
hiểu cao siêu khiển trách được.
- Bạch Đức
Aananda! Thân hạnh nào là ác?
- Tâu Đại Vương! Thân hạnh nào hành có tội thân hạnh ấy là ác.
- Bạch Đức
Aananda! Thân hạnh nào hành có tội?
- Tâu Đại Vương! Thân hạnh nào hành để hãm hại, thân hạnh ấy là có
tội.
- Bạch Đức
Aananda! Thân hạnh nào hành để hãm hại?
- Tâu Đại Vương! Thân hạnh nào có khổ là quả, thân hạnh ấy gọi là
hành để hãm hại.
- Bạch Đức
Aananda! Thân hạnh nào có khổ là quả?
- Tâu Đại Vương! Thân hạnh nào hành để hại mình hoặc hại kẻ khác hay
hại cả mình và kẻ khác và các pháp ác của kẻ có thân hạnh hành cho sự
hãm hại tăng gia, cho các pháp lành tiêu diệt, thân hạnh như vậy các bậc
Sa môn và Bà-la-môn hạng hiểu biết cao siêu nên khiển trách được.
- Bạch Đức
Aananda! Khẩu hạnh nào mà các Sa môn và Bà-la-môn nên khiển
trách?
- Tâu Đại Vương! Khẩu hạnh nào ác, khẩu hạnh ấy các Sa môn và
Bà-la-môn hạng hiểu biết cao siêu nên khiển trách được.
- Bạch Đức
Aananda! Ý hạnh nào mà các bậc Sa môn và Bà-la-môn hạng hiểu
biết cao siêu nên khiển trách?
- Tâu Đại Vuơng! Ý hạnh nào ác, ý hạnh ấy các bậc Sa môn và Bà-la-môn
nên khiển trách được.
- Bạch Đức
Aananda! Ðức Thế Tôn chỉ ca tụng sự trừ tuyệt các pháp ác
phải chăng?
- Tâu Đại Vương! Ðức Thế Tôn đã trừ tuyệt tất cả ác pháp rồi, Ngài
gồm có đủ thiện pháp.
- Bạch Đức
Aananda! Thân hạnh nào mà các bậc Sa môn và Bà-la-môn hạng
hiểu biết cao siêu không nên khiển trách?
- Tâu Đại Vương! Thân hạnh nào lành thân hạnh ấy các bậc Sa môn và
Bà-la-môn, hạng hiểu biết cao siêu không khiển trách.
- Bạch Đức
Aananda! Thân hạnh nào là lành?
- Tâu Đại Vuơng! Thân hạnh nào vô tội, thân hạnh ấy là lành.
- Bạch Đức
Aananda! Thân hạnh nào là vô tội?
- Tâu Đại Vương! Thân hạnh nào vô hại, thân hạnh ấy là vô tội.
- Bạch Đức Ànanda! Thân hạnh nào là vô hại?
- Tâu Đại Vương! Thân hạnh nào có vui là quả, thân hạnh ấy là vô hại.
- Bạch Đức
Aananda! Thân hạnh nào có vui là quả?
- Tâu Đại Vương! Thân hạnh nào hành không hại mình, không hại kẻ khác
hay không hại cả mình và kẻ khác; các pháp ác có hại đến mình v.v. hằng
tiêu diệt, các pháp lành thường tăng gia, thân hạnh ấy các hạng Sa môn
và Bà-la-môn, hạng hiểu biết cao siêu không khiển trách được .
- Bạch Đức
Aananda! Khẩu hạnh nào mà các bậc Sa môn và Bà-la-môn hạng
hiểu biết cao siêu không khiển trách được?
- Tâu Đại Vương! Khẩu hạnh nào lành khẩu hạnh ấy các Sa môn và
Bà-la-môn hạng hiểu biết cao siêu không khiển trách được.
- Bạch Đức
Aananda! Ý hạnh nào mà các Sa môn và Bà-la-môn hạng hiểu biết
cao siêu không nên khiển trách được?
- Tâu Đại Vương! Ý hạnh nào lành ý hạnh ấy các Sa môn và Bà-la-môn
hạng hiểu biết cao siêu không khiển trách được.
- Bạch Đức
Aananda! Ðức Thế Tôn tán dương sự gồm có đủ các pháp lành
phải chăng?
- Tâu Đại Vương! Ðức Thế Tôn Ngài đã diệt tuyệt tất cả ác pháp rồi và
Ngài có đầy đủ thiện pháp.
Ngoài ra, ta có một căn bản là sự tạo nghiệp do cửa thân, cửa khẩu và
cửa ý, nếu nghiệp ấy không hiệp theo ba nhân, thì nên tạo ba nhân ấy
là:
1/- Hại mình.
2/- Hại kẻ khác.
3/- Hại cả mình lẫn kẻ khác.
Tóm tắt trong thiên này là sự tạo nghiệp đúng đắn theo nền tảng rằng:
1/- Nghiệp không hại mình.
2/- Nghiệp không hại kẻ khác.
3/- Nghiệp không hại mình lẫn kẻ khác.
Như thế thì nên làm và phải hành theo dhammaadhipateyya (lấy
pháp là chủ) không nên hướng theo attaadhipateyya (lấy mình là
chủ) và lokaadhipateyya (lấy đời là chủ).
Chú thích:
- [ 1] Bà-la-môn: bậc tu Phạm hạnh.
[ 2] Quẩn bách: bối rối