Triết học
Triết lý về Nghiệp
Hòa Thượng Hộ Tông Vansarakkhita Maha Thera In Lần Thứ Nhất Tại Sài Gòn 1974, Tái Bản Tại Hoa Kỳ 1998 Tái Bản Tại Việt Nam 2001
15/02/2553 09:11 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

THIÊN XIV

Chánh pháp và bất hợp pháp có quả bất đồng

CHÁNH PHÁP VÀ BẤT HỢP PHÁP[1] CÓ QUẢ BẤT ĐỒNG

Pháp và bất hợp pháp tương phản nhau không có quả đồng nhau, nghĩa là pháp lành đem lên nhàn cảnh, pháp dữ dẫn xuống khổ cảnh hay gọi cách khác rằng: pháp hộ trì người hành pháp là nâng lên, bất hợp pháp hạ kẻ hành pháp cho thấp xuống.

Trong kinh Dhammapaala-jaataka có thuyết về tích pháp ủng hộ người hành pháp như vầy:

Trong quá khứ, có một phổ hệ [2] Bà-la-môn danh là Dhammapaala, vì trong phổ hệ ấy từ gia chủ đến tôi tớ phục dịch đều thụ trì pháp thập thiện, bố thí, trì giới, bát quan trai. Thuở ấy Đức Bồ tát giáng sinh trong phổ hệ Bà-la-môn ấy danh hiệu là Dhammapaalakumaara . Khi đến tuổi học hành, Bồ tát đi tìm học với vị giáo sư trứ danh [3] tại thành Takkasiilaa, là một học sinh giỏi nhất của giáo sư .

Ngày nọ, con của vị giáo sư chết, khiến giáo sư thương tiếc, buồn rầu, rên xiết. Khi đã thiêu tử thi rồi, tất cả gia đình thân quyến và môn đệ đều vật mình than van, đau khổ. Chỉ mình Dhammapaalakumaara không tỏ thái độ ưu sầu, than tiếc chi cả. Được nghe lời than van: con của vị giáo sư còn trẻ tuổi thật không đáng chết; Dhammapaalakumaara cải lại rằng: không nên thốt lời như thế, nếu là người trẻ trung thì chết thế nào được. Người đến tuổi chết phải là người già. Dù các học sinh cải lẽ thế nào ông cũng không thừa nhận và viện dẫn [4] đến phổ hệ của mình rằng người chết phải là người già yếu tất cả.

Chuyện ấy thấu tai vị giáo sư, ông liền cho đòi Dhammapaalakumaara đến để dò hỏi. Khi đã biết rằng đó là thông lệ trong phổ hệ. Vị giáo sư muốn rõ thực sự bèn giao phó [5] cho đức Bồ tát thay thế việc dạy học, rồi ông lên đường hướng về nhà của Đức Bồ tát với một người bộ hạ, cùng với gói xương dê theo nữa.

Khi đến nhà của Dhammapaalakumaara, rồi vị giáo sư cho thân sinh Đức Bồ tát biết rằng con của ông thông minh, sáng suốt, học thông Tam Phệ Đà [6] (Trayabheda) thấu triệt 18 môn học, nhưng rủi thay bạc mệnh đã mạng chung vì bệnh nặng, rồi khuyên thân sinh Đức Bồ tát rằng:

- Tất cả tập hợp đều là vô thường, không bền vững, xin ông niệm tưởng là lẽ tự nhiên, chớ nên quá than van, thương tiếc.

Ông Bà-la-môn thân sinh của Đức Bồ tát bèn vỗ tay cười reo, rồi đáp với vị giáo rằng:

- Con tôi chưa chết, người mà ông nói rằng chết ấy, chắc chắn chẳng phải con tôi.

Khi vị giáo sư mở gói xương ra cho xem. Ông Bà-la-môn vẫn cải rằng:

- Không phải là xương của con tôi đâu.

Rồi ông cho biết rõ rằng:

- Nếu không phải là xương người thì chắc phải là xương của một loại thú nào, không sai. Vì trong phổ hệ tôi đã bảy đời rồi, chưa từng có một ai chết trẻ hết .

Vị giáo sư thấy sự phi thường như thế, mới tin lời của Đức Bồ tát rồi phát tâm hoan hỉ, mong được biết nguyên nhân làm cho không chết non, mới hỏi rằng:

Ki.nte vatta.m ki.npana brahmacariya.m
Kissa suci.n.nassa aya,m vipaako
Akkhaahi me braahma.na etemattha.m
Kasmaa me tumha.m daharaa na miyyare

Cái chi là cử chỉ là hạnh kiểm của ông. Cái chi là phạm hạnh của ông. Điều ấy là quả của nghiệp nào mà ông đã tích trữ, xin ông thuật lại cho tôi nghe với ông Bà-la-môn.

Ông Bà-la-môn bèn đáp bằng lời này:

Dhamma.m caraama na musa bha.nama paapaani kammaani parivajjayaama anariya.m parivajjema sabba.m tasmaa hi amha.m daharaa na miyyare -- Chúng tôi thực hành pháp, chúng tôi không nói dối, chừa bỏ nghiệp tội, chừa bỏ tất cả pháp không tốt đẹp. Vì thế toàn thể chúng tôi mới không có bệnh chết trẻ tuổi. Ngoài ra ông Bà-la-môn có miêu tả [ 7 ] các hành vi trong phổ hệ của mình; trong lời cuối cùng, ông còn tuyên bố ân huệ của pháp ủng hộ người thực hành pháp rằng:

Dhammo have rakkhati dhammacaarii
Dhammo sucin.no sukhamaavhaati
Esaanissanso dhamme suci.n.ne na
Duggati.n gacchati dhammacaarì

Thật vậy, pháp hằng phù trợ [8] người hành pháp, pháp mà người đã hành chánh đáng rồi hằng đem hạnh phúc đến cho. Đấy là sự kết quả trong pháp đã thực hành chánh đáng rồi; người thường hành pháp, hằng đi đến nhàn cảnh.

Dhammo have rakkhati dhammacaarii
Chatta.m mahanta.m viyavassakaale
Dhamma na gutto mama dhammapaalo
A~n~nassa atthiini sukhii kumaaro

Đúng vậy, pháp hằng nâng đỡ, người hành pháp như cây dù to che mưa trong mùa mưa thế nào, thì Dhammapaalakumaaracon chúng tôi có pháp để phòng vệ [ 9 ] rồi vậy. Xương này là xương của kẻ khác, phần trẻ Dhammapaalakumaara con chúng tôi hằng có sự an vui rồi.

Vị giáo sư được nghe rồi hết mơ hồ, ngờ vực, và vui thích rằng: Sự lại của mình không thất lợi, rồi mới trình bày phân minh sự thật mà mình đến để điều tra lẽ phải, rồi xin chép pháp của ông Bà-la-môn, xong từ biệt trở về thành Takkasiilaa.

Theo tích trên đây, chúng ta được hiểu rõ rằng, pháp hằng phù trợ người hành pháp, quả của pháp và bất hợp pháp không đồng nhau.

Trong Bổn Sanh Kinh Ayogharaja.taka có kệ ngôn thuyết về quả của pháp và bất hợp pháp như vầy:

Na dhammo adhammo ca ubho samavipaakino adhammo niraya.m neti dhammo paapeti sugati.n

Pháp và bất hợp pháp, cả hai có quả không đồng nhau; bất hợp pháp dẫn đi địa ngục; pháp đem chúng sanh lên nhàn cảnh như vậy.

Xin giải thêm ý nghĩa của kệ ngôn ấy rõ rệt rằng: Pháp của kệ ngôn Này chỉ về đức pháp tức là phần việc lành hoặc nhiệm vụ tự nhiên. Bất hợp pháp trái ngược với pháp nghĩa là ác pháp hay là pháp vô phận sự .

Tiếng Dhamma dịch là đạo giáo, giáo lý học thuyết, lý thuyết, chủ nghĩa, tạo hóa, tạo vật, tự nhiên, tự nhiên tính, chân lý hoặc là Phật giáo trong đạo Phật, gồm tất cả gọi là pháp cũng được. Pháp và bất hợp pháp, cả hai có thường xuyên [10] trong đời từ vô thủy đến nay, chẳng phải chỉ có trong lúc Này, và cũng chẳng phải có trong nơi khác. Pháp và bất hợp pháp hiện có trong đời tức là ngũ uẩn. Pháp sinh từ nguyên nhân hòa hợp nhau, chỉ danh là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, góp cả 5 trạng thái vào cùng nhau mới rõ rệt là ngũ uẩn chỉ danh là người, thú, ta, chúng ta, họ v.v. Pháp và bất hợp pháp chỉ ngay vào ngũ uẩn, phân tách ra cho thấy khác nhau, do nghiệp lành gọi là pháp nghiệp dữ gọi là bất hợp pháp. Trong pháp và bất hợp pháp ấy bên nào có mãnh lực hơn thì chủ trì, bên thiển lực thì thoái bộ, không thể nào chủ trì ngũ uẩn được. Tương tự như hai người vật lộn người nào mạnh sức hơn thì thắng, người yếu sức thì lùi ra.

Ðức Thế Tôn thuyết để đánh thức chư Tỳ khưu rằng:

Dhammo ca bhikkhave! veditabbo anattho ca dhammo ca veditabbo attho ca adhamma~nca viditvaa attha~nca yathaadhammo yathaa aattho taathaa pa.tipajjitabba.m

- Này các Tỳ khưu! Các ngươi nên biết rằng bất hợp pháp là hại pháp là vô hại, khi đã hiểu bất hợp pháp là hại và pháp là vô hại, rồi nên hành theo pháp vô hại.

Katamo ca bikkhave! Adhammo ca anttho ca micchaadi.t.thi

Micchaa sankappo micchaavaacaa micchaa- kammanto micchaa aajivo micchaavayaamo micchaasati micchaasadhi micchaa.nana.m micchaavimutti aya.m vuccati bhikkhave adhammo ca anatthoca ...

- Này các thầy Tỳ khưu! Bất hợp pháp có hại là thế nào?

- Tà kiến, tà tư duy, tà nghiệp, tà mệnh, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà giải thoát, tà thông tuệ.

- Này các Tỳ khưu! Đấy gọi là bất hợp pháp và có hại.

- Này các Tỳ khưu! Pháp và vô hại là thế nào?

- Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, Chánh thông tuệ [11 ] , Chánh giải thoát.

- Này các Tỳ khưu! Đây gọi là pháp và vô hại. Nên biết bất hợp pháp là có hại, nên pháp là vô hại. Khi đã biết bất hợp pháp là có hại, pháp là vô hại rồi cần hành theo vô hại như vậy.

Theo ý nghĩa đây, Như Lai được thấy rằng: Đường lối hoặc sự bảo vệ người cho hiểu biết chánh kiến, chánh tư duy v.v. gọi là pháp hay là vô hại, tức là hữu ích, còn về đường lối trái ngược gọi là bất hợp pháp hay có hại tức là thất lợi.

Cả hai "pháp và bất hợp pháp" là phần thực hành theo ba cửa là: Thân, Khẩu, Ý theo ý nghĩa Này là đường lối sinh ra pháp và bất hợp pháp .

Sự chú tâm thực hành theo thân, khẩu cho có lễ độ, thanh nhã thường để duy trì phận sự cho thích hợp với công việc và việc xảy đến bất ngờ.

Nhiệm vụ nào là quan trọng đối với xã hội, quốc độ, chủng tộc, tôn giáo, chánh quyền cũng phải chú tâm thực hành theo cho hợp với pháp luật. Chỉ nên nuôi mệnh theo chánh pháp, nên bổ sung cho vừa với chức vụ, từ hành vi đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, nói cho thích hợp có lễ độ, cho người vừa lòng vui thích; cho người nghe phát tâm hoan hỉ thừa nhận và thực hành theo, để cảnh tỉnh, hướng dẫn người trong việc lành đều phải cho họ được hạnh phúc, an vui. Phải hành thân, khẩu, ý cho chánh đáng. Phải chế ngự những điều dữ chưa sinh, trừ diệt điều ác đã sinh. Việc hành chưa có, phải làm cho có, gìn giữ cho tồn tại và tăng gia. Các việc lành hằng được kết quả bởi tâm tinh khiết, trong sáng. Cớ ấy cần phải xác định ranh giới cho tâm niệm tưởng, chớ nên buông thả, theo cảnh giới ngoại trần, nghĩa là cố tâm nghĩ trong ranh giới tức là thân, thọ, tâm và pháp bằng trí nhớ và sự biết mình. Cố chế ngự theo chánh pháp, nghĩa là lúc nào nên hạn chế tâm thì hạn chế; hồi nào nên phấn khởi, khuyến khích, nên nhìn chăm chăm, để biết rằng bây giờ đây tâm ta có tình trạng thế nào, lúc ấy nên phấn khởi tâm, khuyến khích, cố nhìn chòng chọc vào tâm cho đến khi tâm yên lặng tất cả dục vọng, yên lặng cả ác pháp là tâm đã an trụ chân chánh, rồi hành pháp thông tuệ về vấn đề danh, sắc theo chân lý.

Giải rằng: Danh và Sắc là những cái hỗn hợp do các cảnh tượng [12 ] nhiều loại, nhiều màu mới biểu lộ rõ rệt cho thấy là khối như được vui, bị khổ, hoặc không vui, không khổ, khác loại nhau có thể tưởng nhớ được, nhận thức được là tốt hay xấu hoặc trung lập là sự hiểu theo mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm, phân tách ra là sắc, tho,ï tưởng, hành, thức. Nhưng gộp cả năm khối ấy vào cùng nhau gọi là ngũ uẩn. Ví như thực phẩm làm ra từ các mùi, vị, gọi theo tên rõ rệt, như muối, tiêu v.v. Khi đem các thứ ấy trộn lẫn lộn nhau thành thực phẩm, đặt tên cho thích hợp với các món ăn ấy. Sự hiểu biết đây liệt vào cách hiểu biết phải, hiểu biết đúng, vì dựa vào sự hiểu biết đầu tiên rồi sẽ cởi mở được tâm cố chấp trong vấn đề ngũ uẩn. Theo sự thông suốt uyên thâm và sự thấu đáo theo thứ tự thì ngũ uẩn cũng không thể che đậy và giữ vững trong quyền lực. Ta mới thoát ly được những nỗi đàn áp, tội lỗi, ô nhiễm, gọi là thoát ly chánh đáng, thoát ly đúng đắn, là quả thành tựu từ cái tâm quang minh [13] .

Tóm lại, hành vi lành theo ba cửa là việc nên làm, là nhiệm vụ quan trọng của toàn thể Phật tử, không phân giai cấp và thời kỳ, vì là nhân sinh quả vui theo kinh rằng:

Eka.m senaaha.m ananda! Karaniiya.m vadaamii kaayasucarita.m vaciisucarita.m manosucarita.m

- Này Ànanda! Như Lai hằng phát biểu sự hành thân chánh đáng, sự hành khẩu chánh đáng, sự hành tâm chánh đáng là nhiệm vụ phải làm như thế.

Sự hành thân, hành khẩu, hành ý chánh đáng là việc nên làm, là bổn phận phải làm tuyệt đích [14] như vậy.

Sự thực hành thân, khẩu và ý chánh đáng là nhiệm vụ phải làm, bởi có thể cho quả vui đến người tạo, cũng là nhân đạt đến điều tốt đẹp, từ thấp đến mức cao nhất, có thể giải thoát tất cả điều buộc trói, theo Kinh Paali rằng:

1.- a ttaapi attaana.m na upavadaat'r
Dù chính mình cũng không khiển trách mình được.

2.- k alyaano kittisaddo abbhuuggacchati
Danh vọng hằng đồn đãi.

3.- a nuvicca vi~n~nuu pasa.msanti
Hàng trí tuệ đã xem xét rồi, cũng ca tụng.

4.- a sammulho kaala.m karoti
Không mê loạn trong khi chết.

5.- k aayassa bhedaa parammaranaa sugatin sagga.m loka.m upapajjati
Sau khi ngũ uẩn tan rã hằng vào đến thiên giới.

Theo ý nghĩa của Pàli trong kinh Karaaniiasuutra đã giảng, cho thấy rõ rằng, hành vi không hợp pháp bằng thân, khẩu, ý có năm tội [15 ] .

Việc không hợp pháp ấy gọi theo đàm thoại là bất chánh (Ducarita) hoặc bất thiện (Akusala) là việc không nên làm.

Việc nào chánh đáng hay thiện là việc nên làm, vì trong lúc làm vui thích, khi đã làm xong cũng thỏa mãn. Lúc nào nhớ đến cũng phát tâm hân hoan và hàng học thức cũng ca tụng.

Sự thật, bất chánh hay bất thiện là điều vô năng [16] mà chúng ta nên chừa bỏ; ví bằng hành theo cũng vô ích thật.

Xin khảo sát theo Phật ngôn trong kinh dưới đây:

- Này các Tỳ khưu! Các ngươi hãy bỏ bất thiện, các ngươi có thể chừa được bất thiện; nếu không, Như Lai cũng chẳng khuyên cho bỏ. Bởi các ngươi có thể chừa được, Như Lai mới dạy cho bỏ. Này các Tỳ khưu! Các ngươi nên bổ sung điều thiện; nếu không Như Lai cũng chẳng dạy các ngươi bổ sung. Vì các ngươi có thể bổ sung được Như Lai mới khuyên các ngươi bổ sung. Này các Tỳ khưu! Điều thiện mà các ngươi đã bổ khuyết rồi không có lợi ích, chỉ có khổ, Như Lai cũng không bảo bổ khuyết. Vì điều thiện nào hằng đem đến hạnh phúc, Như Lai mới khuyên bổ khuyết.

Bởi pháp và bất hợp pháp có quả trái nhau. Tiếng địa ngục dịch là nơi không có sự tiến triển, không chói lọi. Tiếng thiên giới dịch là nơi xán lạn [17] . Cả hai là quả của bất hợp pháp và pháp, có nghiệp là nguyên nhân, là bằng chứng của tiếng làm: "lành được vui, gây dữ bị khổ".

Nếu còn thì phải thụ quả của nghiệp. Hoặc theo khoa học cho rằng: Nếu có sự động tác thì phải có sức phản ứng, nghiệp cho phiền não ô nhiễm tâm là nhân sinh khổ, luân hồi xoay đi trở lại vô cùng tận, trải đi trong cõi nhỏ, cõi lớn như giống còn tốt đã gieo trong ruộng phì nhiêu hằng nảy nở như thế.

Nếu giải theo căn bản luật luân hồi thì có 3 loại là:

1.- Kilesava.t.ta: Phiền não luân hồi.
2.- Kammava.t.ta: Nghiệp luân hồi.
3.- Vipaakava.t.ta: Kết quả luân hồi.

Ba pháp ấy gọi là tam luân [18] , nghĩa là phiền não sinh ra cho tạo nghiệp, tạo nghiệp thì thụ quả của nghiệp; đã thụ quả của nghiệp, phiền não lại sinh nữa, xoay đi trở lại mãi mãi như vậy. Trừ khi đắc A-la-hán đạo, đoạn tuyệt được ba pháp ấy, mới được hoàn toàn giải thoát.

g iải rằng: Tam luân ấy xoay vần mãi mãi vô cùng tận, phiền não tức là: Tham, Sân, Si sinh ra là nhân cho tạo nghiệp, đã tạo nghiệp là nhân cho thủ quả của nghiệp, là cho vui thích, cho bất bình không vừa lòng, liên tiếp phiền não lại sinh ra tạo nghiệp nữa. Điều qui định của sự luân hồi ấy đặc biệt được gọi là bánh xe luân hồi.

Khi nào đắc A-la-hán đạo mới thoát ly được sinh tử luân hồi.

Vấn đề Này sẽ giải vi tế trong thiên kế tiếp, nhan đề: "Dây xích của nhân quả" hay gọi theo thông thường là "Thuyết Thập nhị duyên khởi [19 ] (Pa.ticcasamupaada).

Trong thiên này tóm tắt rằng khi có nhân thì phải có quả, địa ngục, thiên giới cũng phải có; vì những cảnh giới ấy ở nơi tâm, như Phật ngôn rằng:

Citte sa.nkili.t.the duggati pa.tika.nkhaa - Khi tâm không tinh khiết rồi, nên tin rằng là khổ cảnh.

Citte asa.nkili.t.the suggati pa.tika.nkhaa - Khi tâm trong sạch rồi nên tin rằng là nhàn cảnh.

Theo Phật ngôn đây, chúng ta thấy rằng thiên giới hoặc địa ngục ở tại tâm. Tâm lành được lên cõi trời, tâm dữ phải sa địa ngục. Vì thế, căn bản trọng yếu của Phật giáo mới quyết định khuyến hối [20] để duy trì cái tâm, theo kinh Paali rằng:

Tava cittameva rakkha attano cittameva nigga.nha maa a~n~na.m ki~nci cintayi

- Người hãy duy trì cái tâm mà thôi, người hãy đè ép cái tâm của chính mình mà thôi. Chẳng nên suy tưởng đến cái chi cả.

giải rằng: Phật dạy xem xét kỹ càng cái tâm cho tốt đẹp trong hiện tại mà thôi, soi sáng tìm tòi cho thấy rõ rằng tâm trong sạch hay dơ bẩn; nếu tâm dơ bẩn thì biểu lộ ra ngoài khiến chúng ta nói hoặc làm những điều bất chánh.

Ví bằng tâm trong sáng thì ta nói hay làm vệc tốt đẹp. Phải kềm chế tâm như thế, nghĩa là thực hành pháp và chừa bỏ bất hợp pháp, cho càng tốt đẹp phi thường.



Chú thích:

[1] Bất hợp pháp: không hợp với pháp luật.
[2] Phổ hệ: hệ thống một nhà, một họ có danh ai cũng biết.
[3] Trứ danh: ai cũng nghe danh.
[4] Viện dẫn: viện lấy cớ mà dẫn ra.
[5] Giao phó: ủy thác.
[6] Tam Phệ Đà: Tam Tạng của Bà la môn giáo.
[7] Miêu tả: tả ra.
[8] Phù trợ: nâng đỡ.
[9] Phòng vệ: che chở.
[10] Thường xuyên: tiến hành luôn không ngớt
[11] Thông tuệ: thông minh, sáng suốt.
[12] Cảnh tượng: tình trạng phô bày ra trước mặt mình tức lục trần.
[13] Quang minh: sáng tỏ.
[14] Tuyệt đích: không còn gì hơn được.
[15] Tự mình cũng không khiển trách mình, bậc trí tuệ cũng không khiển trách mình; tiếng xấu đồn đãi, mê loạn trong khi chết, sẽ đọa trong ác đạo.
[16] Vô năng: không có năng lực.
[17] Xán lạn: rực rỡ.
[18] Tam luân: ba sự luân hồi, xoay tròn mãi mãi.
[19] Thuyết biện luận theo lý nhân quả của Phật giáo.
[20] Khuyến hối: khuyên răn dạy dỗ.

Các tin đã đăng: