Triết học
Triết lý về Nghiệp
Hòa Thượng Hộ Tông Vansarakkhita Maha Thera In Lần Thứ Nhất Tại Sài Gòn 1974, Tái Bản Tại Hoa Kỳ 1998 Tái Bản Tại Việt Nam 2001
15/02/2553 09:11 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

THIÊN XVI

Dây xích của nhân quả theo ý nghĩa của Vi diệu pháp
Vô minh - Hành - Thức - Danh sắc
Lục nhập - Xúc - Thọ- Ái - Thủ -
Hữu - Sinh - Lão, Tử

DÂY XÍCH CỦA NHÂN QUẢ THEO Ý NGHĨA VI DIỆU PHÁP

Vấn đề "Dây xích của nhân quả" hay "Thuyết thập nhị duyên khởi" khi phát biểu theo ý nghĩa vi diệu pháp, có thuyết rộng để lại rằng:

Vấn: Cớ sao vô minh a vijjaa, Ðức Thế Tôn giải thích vô minh trước ?

Đáp: Ðức Thế Tôn giải thích vô minh trước vì vô minh là đầu tiên, là rễ cái là nơi dựa vào nghiệp dẫn chúng sinh đi trong khổ cảnh.

Giải rằng: Chúng sinh bị vô minh đè ép rồi hằng tạo những nghiệp khiến mình phải ưu sầu phiền não than van trong đời Này, lại còn đem vào khổ cảnh (cầm thú, Atula, ngạ quỉ, địa ngục). Chúng sanh tạo nghiệp dữ, nhất là sát sinh cũng vì vô minh. Nếu không có vô minh, chúng sinh cũng không làm ác được. Cớ ấy, Ðức Thế Tôn mới giảng về vô minh và cũng do vô minh là pháp sinh hành v.v. tiếp theo nữa.

Avijjaa (vô minh)

Vô minh dịch là thế nào?

Ðức Thế Tôn giải thích rằng:

n a vijaanaatiiti avijjaa avindiya.m vaa kaayaduccaritaadi"n vindati pa.tilabhati vindiya.m vaa kaayasucaritaadika.m na vindati veditabbam vaa catusaccaadika.m na vindika.m karoti avijjaamaane vaa javaa peti vijjamane vaa na javaapetiiti avijjaa

1.- Sự không hiểu biết, tức là vô trí tuệ gọi là vô minh.
2.- Vô minh: dịch là gặp được, nhất là thân bất hạnh.
3.- Vô minh: dịch là không có, nhất là thân chánh đáng.
4.- Pháp nào không làm cho trí tuệ là nhân quán tưởng khối [1] của ngũ uẩn, lục nhập yếu tố theo tình trạng tiêu diệt rõ rệt, không cho thấy phân minh tứ diệu đế và các căn [2] , pháp ấy gọi là vô minh.
5.- Pháp nào khiến chúng sanh xoay vần trong tứ sanh năm gati[3] tam giới, vô cùng tận, pháp ấy gọi là vô minh.
6.- Pháp nào khiến chúng sanh chạy đi trong hình thái của người nữ và người nam v.v. không thấy theo chơn lý trong ý nghĩa tối hậu. Pháp ấy gọi là vô minh.

Sa"nkhaara (hành)

s a"nkhaara: Hành có do vô minh là duyên sinh ấy . g iải rằng: Có vô minh phụ cấp hộ trợ, hành mới sinh ra được. Hành ấy là duyên, tức là thiện và bất thiện hợp nhau tạo ra. Hành chia ra làm 6 là:

1.- p u~n~naabhisa"nkhaara: tạo thiện.
2.- a p~n~naabhisa"nkhaara: tạo bất thiện.
3.- a nenjaabhisa"nkhaara: tạo bất động (về chư Phạm thiên trên sắc giới và vô sắc giới).
4.- Kaayasa"nkhàra: thân hành (số tức quan).
5.- v ajiisa"nkhaara: suy, sát.
6.- c ittasa"nkhaara: tưởng, thọ.

Tiếng s a"nkhaara có bốn là:

1.- s a"nkha.tasa"nkhaara
2.- abhisa"nkhatasa"nkhaara
3.- abhisa"nkhara.nakasa"nkhaara
4.- b ayogaabhisa"nkhaara

1.- sa"nkha.tasa"nkhaara: là các pháp gồm có duyên tạo tác.
2.- abhisa"nkhatasa"nkhaara: là sắc pháp sanh theo nghiệp trong ba cõi.
3.- abhisa"nkhara.nakasa"nkhaara: là tác ý thiện và bất thiện phù hợp trong ba cõi.
4.- b ayogaabhisa"nkhaara: sự tinh tấn trong thân, và trong tâm.

Nếu phát biểu vi tế theo ý nghĩa vi diệu pháp là như vầy:

p u~n~naàbhisa"nkhaara: là tác ý trải đi trong dục giới có tám, trong sắc giới có năm. Tám tác ý lành trong dục giới là:

1.- s oma.nassasahagata.m ~naa.nasa.mpayuta.m asa.mkhaarikameka.m: tâm hoan hỉ gồm có sự hiểu biết, không có điều khuyến khích[4].

2.- s oma.nassasahagata.m ~naa.nasa.mpayusa"nkhaarikameka.m: tâm hoan hỉ gồm có sự hiểu biết, có điều khuyến khích.

3.- s oma.nassasahagata.m ~naa.navippayutta.m asa"nkhaarikameka.m: tâm hoan hỉ nhưng không gồm có sự hiểu biết, không có điều khuyến khích.

4.- s oma.nassasahagata.m ~naa.navippayutta.m asa"nkhaarikameka.m: tâm hoan hỉ nhưng không có sự hiểu biết, không có điều khuyến khích.

5.- u pekkhaasahagata.m ~naa.nasampayutta.m asa"nkhaarikameka.m: tâm xả gồm có sự hiểu biết, không có điều khuyến khích.

6.- u pekkhaasahagata.m ~naa.nasampayutta.m sasa"nkhaarikameka.m: tâm xả gồm có sự hiểu biết, có điều khuyến khích.

7.- u pekkhaasahagata.m ~naa.navippayutta.m asa"nkhaarikameka.m: tâm xả không gồm có sự hiểu biết, không có điều khuyến khích v.v.

8.- u pekkhaasahagata.m ~naa.navippayutta.m sasaíkhaarikameka.m: tâm xả gồm có sự hiểu biết, có điều khuyến khích.

Đây là tám thiện tâm. Thứ tự của phần việc phát hiện tâm trong cõi dục: Nếu người dựa vào nhân sinh tâm vui thích, nghĩ rằng: vật dâng cũng có, người thọ thí cũng có, rồi phát tâm phỉ lạc, hiểu chân chánh rằng, ta bố thí sẽ được quả vui, rồi không bỏ qua, không cần phải có người đến dắt dẫn, tự mình làm phước. Làm được như thế, trong lúc nào thiện tâm thứ nhứt hiện ra (gọi là tâm hoan hỉ và có trí tuệ, không có điều khuyến khích).

Nếu người có tâm hoan hỉ và có trí tuệ, nhưng không lưu tâm, đến sự bố thí, trừ khi có người đến xúi giục, mới thí được. Đây là thiện tâm thứ hai nổi lên, (gọi là tâm hoan hỉ gồm có trí tuệ nhưng có điều khuyến khích).

Nếu là người ngu dốt, không thông rõ phước tội, như trẻ em, quen thấy mẹ cha và thân quyến làm phước lễ bái Phật, Pháp, Tăng. Nó hoan hỉ đem vật cầm trong tay đem dâng đến nhà Sư hoặc cho kẻ thọ thí khác, hay đưa tay lên lễ bái, như thế là thiện tâm thứ ba hiện ra, gọi là tâm hoan hỉ không gồm có trí tuệ và không có điều khuyến khích.

Nếu trẻ em ấy, chờ khi có cha mẹ hoặc thân quyến khuyên bảo mới thí, hay lễ bái do tâm hoan hỉ, như vậy, là tâm thứ tư sinh lên, gọi là tâm hoan hỉ vô trí tuệ, có điều khuyến khích.

Nhân sanh hoan hỉ nghĩa là không có vật thí hoặc thiếu người thọ thí v.v. hay không vừa lòng, do lẽ khác, họ không vui thích nhưng có tâm xả trong việc làm phước, như đã giải trong khoản thứ tư. Lúc nào các thiện tâm trong dục giới thiếu cái gì, nghĩa là tâm xả gồm có trí tuệ, không có điều khuyến khích: tâm xả gồm có trí tuệ, có điều khuyến khích; tâm xả vô trí tuệ, không có điều khuyến khích; tâm xả vô trí tuệ, có điều khuyến khích; sẽ phát sinh trong thời ấy .

Giải rằng: Cả tám thiện tâm trong dục giới ấy, nếu chia theo mười cách làm phước thì lên tới tám mươi nghĩa là:

Bố thí được -- 8
Trì giới được -- 8
Niệm Phật -- 8
Giúp trong việc lành -- 8
Tôn kính người -- 8
Được phước rồi đem dâng đến kẻ khác -- 8
Hoan hỉ phước -- 8
Nghe pháp -- 8
Thuyết pháp được -- 8
Làm cho sự hiểu biết trở nên chơn chánh -- 8

Tổng cộng thành = 80

Nếu chia theo mười sáu đối tượng nghĩa là đề cập đến thinh, hương, vị, xúc, pháp đối tượng thì được (80 x 6 = 480).

Nếu kể theo bốn a bhipatii[5] phải chia ra làm hai k o.t.thaasa ( phần) là:

1.- k o.t.thaasa phía gồm có trí tuệ -- 240
2.- k o.t.thaasa không gồm có trí tuệ -- 240

k o.t.thaasa: phước gồm có trí tuệ thì nhơn với 4 Abhipatii tức là:

1.- Chanda: lòng ao ước, nguyện vọng.
2.- Viriya: nghị lực.
3.- Citta: suy nghĩ.
4.- Vima.msaa: điều tra.

Mỗi pháp 240 gộp lại thành 240 x 4 = 960

Phước vô trí tuệ nhơn với ba pháp là Chanda, v irya , c itta( trừ Vima.msaa) thành:
240 x 3= 720

Thành = 1680

Về thân nghiệp cũng được: 1680
Về khẩu nghiệp cũng được: 1680
Về ý nghiệp cũng được: 1680

Thành = 5040

Bực hạ, bực trung, bực thượng cũng được mỗi bực 5040 X 3 = 15.120; nếu kể theo thời, nói hành lễ, bản năng v.v. thì hằng hà số.

Vĩn~naana (Thức)

Đoạn trước đã giải về Hành theo ý nghĩa Vi Diệu Pháp, cho biết đại khái, đây xin giải về sáu thức:

1.- c akkhuvi~n~naana: Nhãn thức
2.- s ota vi~n~naana: Nhĩ thức
3.- g haanavi~n~naana: Tỷ thức
4.- j ivhavi~n~naana: Thiệt thức
5.- Kaayavi~n~naana: Thân thức
6.- m anovi~n~naana: Ý thức.

Nhưng mỗi thức nói đây (trừ ý thức) chia ra làm hai là:

1.- Kết quả lành.
2.- Kết quả dữ.

Phần ý thức có 22 là:

1) 2 m anodhaatu có quả lành và dữ.
2) 3 m anovi~n~na"nadhaatu [6] là a hetukavi~n~naanaa (vô nhân thức).
3) 8 h etu kaamaavacaravipaaka: kết quả trải đi trong dục giới.
4) 5 Ruupaavacaravipaana: kết quả trải đi trong sắc giới.
5) 4 a ruupaavacaravipaaka: kết quả trải đi trong vô sắc giới.

Gộp vào với thức đã giải rồi phía trước thành 32 phần phàm thức.

Phàm thức như đã giải, kể vào trong sáu thức hoặc nói một cách khác là: sáu thức ấy chia rải rác là 32 phàm thức.

Về thánh thức không liệt vào trong thức là quả phát sanh từ pháp hành. Vì thánh thức thuộc về giới hạn của bậc thánh nhân đã đắc đạo quả rồi.

Vấn: Tại sao thức có hành là duyên sinh (pháp hành)?

Đáp: Khi người không tạo thiện nghiệp và ác nghiệp để dành thì quả vui và quả khổ cũng không có. Nếu không nhân thì cũng vô quả.

Vấn: Cớ sao thức sinh từ hành?

Đáp: Giải cho thấy gần trước, như quả mà thiện nghiệp sinh trong dục giới, cũng do duyên là phước tạo trong dục giới (Kaamaavacarapu~n~naabhisa"nkhaara). Quả của p u~n~naabhisa"nkhaara có 16 là:

Quả phúc sinh từ năm thức là:

1.- Nhãn thức -- 1
2.- Nhĩ thức -- 1
3.- Tỷ thức -- 1
4.- Thiệt thức -- 1
5.- Thân thức -- 1

Ba quả phúc sinh từ ý thức là:

1.- m anodhaatu [1]
2.- m anovi~n~naadhaatu [2]

Và tám thiên trong dục giới, thành mười sáu. Cả 16 quả thiện hằng khiến thức sinh trong Kaamasugati[7] tức là người và trời hợp với câu quả trong dục giới thiên như là bố thí v.v. mà người được làm để dành, là duyên sinh nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, tốt đẹp, vừa lòng của m anodhaatu tức là người ngẫm nghĩ, lặng ngấm là tưởng đến Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, niệm đến bố thí, trì giới mà mình đã làm, cho sinh lên nhàn cảnh. Trong nơi cuối cùng, người niệm trong khi hấp hối thường thường cũng được sinh lên nhàn cảnh.

Cớ ấy, mới nói Hành là duyên sinh Thức hoặc nói một cách khác, là Thức sinh từ duyên Hành. Ngoài ra m anovi~n~naa.nadhaatu gồm có sự vui thích cũng sinh từ duyên phước đã tạo (p u~n~naabhisa"nkhaara).

m anovi~n~naa.nadhaatu gồm có Xả, và m anovi~n~naa.nadhaatu không bao hàm trí tuệ cũng hiện ra từ duyên tức là sự tạo phước (p u~n~naabhisa"nkhaara). Nếu không có duyên hành thì các pháp đã giải ấy không thể phát sinh được. Lại, p a~ncaruupaavacaravipaaka[8] là quả khiến thức trú trong sắc giới cũng sinh nhân trong sắc giới là thiện duyên, sinh từ ruupaavacarapu~n~naabhisa"nkhaara [9]: hợp với tiếng r uuupaavacarakusala[10] , nghĩa là khi người đắc thiền không dứt, đến khi ngũ uẩn tan rã cũng được sinh trong sắc giới, kể vào trong p u~n~naabhisa"ndhaara như K aamaavacarakusala . K aamaavacarakusala ấy sinh từ Nhãn môn cũng có, sinh từ Nhĩ môn, từ Tỷ môn, từ Thiệt môn hoặc sinh từ Thân cũng có. K aamaavacarakusala [11] sinh từ Nhãn môn có giải rằng: khi người được thấy Phật, Pháp, Tăng rồi phát tâm hoan hỉ, nói cho cùng dù thấy lễ vật cúng dường sắp đặt cúng Phật, Pháp, Tăng rồi có tâm tín ngưỡng tính vui thích cũng được sinh trong nhàn cảnh. K aamaavacarakusala sinh từ Nhĩ môn là khi người được nghe tiếng thuyết pháp hoặc tiếng kinh hay được nghe tiếng luận về Phật ngôn rồi phát đức tin vui thích cũng được sinh lên nhàn cảnh. K aamaavacarakusala: sinh từ tỷ môn là khi người được ngửi mùi thơm rồi tính để cúng dường Tam Bảo, phát đức tin vui thích cũng được sinh trong nhàn cảnh. K aamaavacarakusala: sinh từ Thiệt môn là khi người nếm các vị trái cây các vị thực phẩm ngọt ngon đáng đem dâng chư Tăng, dù như thế cũng gọi là K aamaavacarakusala . Kaamaavacarakusala sinh thân đụng chạm là: khi thân tiếp xúc y hay chiếu đệm v.v. rồi phát tâm hoan hỉ nghĩ rằng, các vật này, nếu ta tìm kiếm để để bố thí sẽ được quả phúc, như thế cũng gọi là k àmàvacarakusala. Tóm tắt rằng K aamaavacarakusala ruupaavacarakusalaAruupaavacakusala có thể khiến thức đi thụ sinh trong nhàn cảnh đuợc, thích hợp theo giới hạnh của mình.

Ðức Thế Tôn có thuyết rằng: Thức có do Hành là duyên hộ trợ như vậy. Phần ác a pu~n~naabhisa"nkhaara là nhân cho sinh sáu thức là:

1.- Nhãn thức
2.- Nhĩ thức
3.- Tỷ thức
4.- Thiệt thức
5.- Thân thức
6.- Ý thức

m anovi~n~naanadhaatu.

Trong tác ý lành và tác ý dữ, tác ý dữ là a hetukamanovi~n~naana [12] hằng dẫn đi tái sinh bốn ác đạo và tác ý lành là a hetukavi~n~naana[13] dù dẫn đi tái sinh trong nhàn cảnh (cõi người). Trong nơi đây chỉ về nhàn cảnh cõi người mà thôi, không suốt đến cõi trời, song là người không có đủ tứ chi tốt đẹp (người mù, điếc, câm, tê liệt v.v. )

Giải cho thấy phân minh rằng:

Tác ý ác a hetukavi~n~naana hằng cho sinh trong khổ cảnh (4 ác đạo).

k àmavacarakusala hằng cho sinh trong cõi trời và cõi người r upàvacarakusala dẫn lên hữu sắc giới a ruupaavacakusala dắt đi trong vô sắc giới.

Trong thời tái sinh có ba cảnh tượng là:

1.- kamma
2.- kammanimitta
3.- gatinimitta

1.- k amma: là tác ý lành hoặc dữ mà chúng sinh đã tạo cho đi tái sinh.
2.- k ammanimitta: là đồ vật dùng để tạo nghiệp hiện ra rõ rệt là đối tượng cho tái sinh.
3.- g atinimitta: là các vật mà mình sẽ đượchưởng thụ hiện ra thành đối tượng.

g iải rằng: phần lành hay dữ là đối tượng nảy ra trong lúc hấp hối. Ngoài ra, dù nằm mọâng chết trong lúc ngủ mê, chết chìm thì k ammanimitta cũng xuất hiện rõ rệt đến người chắc chắn, như vậy.

g atinimitta rõ rệt trong tâm thấy cõi trời, địa ngục hoặc cõi người G atinimitta trên cõi trời rõ rệt đến người sắp chết dinh thự, lầu đài, cung điện, xe trời, có vị trời ra dấu kêu gọi v.v. g atinimitta địa ngục lộ ra là dao, gươm, chảo đồng sôi hoặc lửa. g atinimitta cõi người là xe cộ, y phục đẹp quý giá.

Theo như đã giải đây, thấy rõ rằng: Thức sanh ra được do hành là nhân. Nếu không có hành thì thức cũng không có.

Tích một người phú gia G opakaiivalii nhà ở gần chùa Kalapitthi:

1.- Có tâm trong sạch tạo một ngôi tháp, thờ trong chùa ấy, khi lâm bịnh nặng gần chết, nằm liệt trên giường, không ngồi được, tháp đã tạo ấy hiện rõ rệt đến mắt hắn, hắn niệm tưởng tháp ấy, chết rồi được lên thiên cung.

2.- Có con một phú gia tên Ma.t.thaku.ndalii mang bệnh nặng gần chết, được thấy Ðức Thế Tôn rồi phát tâm hoan hỉ, dù là lúc trước chưa từng làm phước. Chỉ nhờ tâm vui thích trong Đức Phật rồi sinh lên cõi trời. 

Naama – Ruupa (danh sắc)

Danh Sắc sinh vì Thức là duyên.

Danh là gì? - Danh dịch là dẫn đi nghĩa là dẫn thức cho xoay vần trong luân hồi và cho sinh trong: tứ sinh, năm g ati( 14 ) và chín s attavasa:

Tứ sanh là:

1.- J alambuja: Thai sinh là sinh đẻ bằng bào thai như người, thú bốn chân ...
2.- Andaja: Noãn sinh là trứng sinh (trứng gà, vịt v.v. )
3.- Sansedaja: Thấp sinh là sinh từ nơi ướt ẩm thấp như ruồi.
4.- Upapattika: Hóa sinh (biến hóa và sinh sản) sinh ra tự nhiên (như trời, sâu).

Năm g ati là:

1.- Địa ngục.
2.- Ngạ quỉ.
3.- Thú.
4.- Người.
5.- Trời.

Sattavaasa: (chỗ trú ngụ của chúng sinh) chín chỗ ngụ của chúng sinh là:

1.- Chúng sinh có hình thể khác nhau, có tư tưởng khác nhau (người, trời, dục giới).
2.- Chúng sinh có hình thể khác nhau, có tư tưởng giống nhau (Phạm thiên đắc sơ thiền).
3.- Chúng sinh có hình thể giống nhau, có tư tưởng khác nhau (Abhassa, Phạm thiên).
4.- Chúng sinh có hình thể giống nhau, có tư tưởng giống nhau (Asubha kanhaa Phạm thiên).
5.- Chúng sinh vô tư tưởng (Asa~n~nuusatta).
6.- Chúng sinh vô biên thiền.
7.- Chúng sinh thức vô biên thiền.
8.- Chúng sinh vô hữu sở thiền.
9.- Chúng sinh phi phi tưởng thiền.

r uupa: (Sắc) chỉ về sinh và diệt. Thế nào là Sắc?

Ðức Thế Tôn thuyết rằng: Sắc nào là Sắc trong quá khứ, Sắc trong tương lai, và Sắc trong hiện tại, là Sắc bên trong hoặc bên ngoài, Sắc thô thiển hay vi tế, Sắc hèn hay quí, Sắc gần hay xa, gộp lại gọi là Sắc .

Thân ngũ uẩn chia ra làm 28 loại:

1.- nahaabhuutaruupa: Tứ đại
2.- upaadaayaruupa: 24 Sắc đưa vào Tứ đại.

Tứ đại là:

1.- pathaviidhaatu: yếu tố Đất.
2.- Aapodhaatu: yếu tố Nước.
3.- tejodhaatu: yếu tố Lửa.
4.- vaayodhaatu: yếu tố Gió.

24 Sắc đưa vào Tứ Đại là:

1.- cakkhu: Mắt
2.- sota: Tai
3.- ghaana: Mũi
4.- jiivhaa: Lưỡi
5.- kaaya: Thân

Cả năm thể ấy gọi là p asaadaruupa (cảnh tượng sắc).

6.- ruupaarammana: sắc cảnh tượng, sắc là tướng sinh cảnh tượng.
7.- saddaaramma.na: thinh cảnh tượng, tiếng là nơi sinh cảnh tượng.
8.- gandhaaramma.na: hương cảnh tượng, mùi là nơi sinh cảnh tượng.
9.- rasarammana: vị cảnh tượng, vị là nơi sinh cảnh tượng.

Sắc ấy gọi là sayaruupa[15] hoặc gocararuupa: (giới hạn sắc).

10.- Hình thái người nữ: b havaruupa: hình thái sắc [16] .
11.- Hình thái người nam.
12.- hadayaruupa: trái tim
13.- jivitindriya: sinh mệnh sắc.
14.- kabalinkaahaara: thực phẩm sắc.
15.- Aakaasadhaatu: không khí.
16.- kaayavi~n~naatti: sự phát biểu bằng thân.
17.- v acii~n~naatti: sự phát biểu bằng khẩu
18.- Sự nhẹ nhàng của sắc
19.- Sự mềm dẻo của sắc
20.- Sự biến đổi của sắc (v ikaararuupa)
21.- Sự sinh ra của sắc
22.- Sự tiến triển của sắc
23.- Sự suy đồi của sắc
24.- Sự tan rã của sắc.

Tiếng gọi r uupa (Sắc) có nghĩa là tiêu diệt, theo Phật ngôn rằng:

- Này các Tỳ khưu! Các ngươi gọi sắc ấy là thế nào? Này các Tỳ khưu, sắc ấy nương vào sự tiêu diệt nghĩa là sinh ra rồi hằng tiêu diệt, không thể trụ trường cữu được, có sự tiêu diệt, tan rã là tự nhiên, cớ ấy mới gọi là sắc.

Sắc tiêu diệt do cái chi?

Sắc tiêu diệt do nhiều nguyên nhân là:

1.- Tiêu diệt do sự Lạnh
2.- Tiêu diệt do sự Nóng
3.- Tiêu diệt do sự Mong ăn
4.- Tiêu diệt do sự Mong uống
5.- Tiêu diệt do Gió, Nắng và sự Tiếp xúc

tiêu diệt do sự Lạnh là trong địa ngục giữa thế giới hằng rõ rệt ở giữa ba khoảng sa bà thế giới, ở giữa khoảng núi sa bà thế giới. Địa ngục ấy rộng 80.000 do tuần, phía dưới không có đất, phía trên không có mặt trăng mặt trời mãi mãi.

Vì nhân không có ánh sáng mặt trời, và ánh sáng đèn, ánh sáng ngọc Mani, thân thể chúng sinh trong địa ngục giữa thế giới ấy, treo chân đảo ngược theo núi sa bà thế giới, bằng móng chân, gặp nhau rồi bám nhau tưởng là được thực phẩm, cấu xé nhau, tranh đấu nhau, để cướp đoạt ăn nhau rồi rơi trong nước nâng đất, thân thể đứt từng đoạn, bị nước acide cắt, rồi tiêu diệt bằng sự lạnh rõt rệt trong địa ngục giữa sa bà thế giới (l okantananaka) như vậy.

sắc tiêu diệt bằng sự Nóng là sự nóng rõ rệt trong vô gián địa ngục (a viciinaraka).

Trong vô gián địa ngục, lửa cháy đỏ mãi mãi. Đấy địa ngục toàn là sắt các quỉ sứ hành hình tội nhân theo năm cách[17].

Chúng sinh trong địa ngục chịu khổ không kể xiết.

sự tiêu diệt do Món ăn là loài ngạ quỉ bị chết trong nhân gian, vì sự đói, thiếu thực phẩm. Thật vậy, có hạng ngạ quỉ không được ăn uống trải qua cách khoảng hai ba, vị Phật tổ (b uddhantara) chết rồi sống lại để chịu khổ muôn phần, cho đến hết ác nghiệp.

tiêu diệt do mong Uống là có hạng chúng sinh trong loại ngạ quỉ, k aalaka~njikaasura bị ác quả tiếp xúc không khi nào được nếm một giọt nước, cách khoảng hai, ba, vị Phật tổ. Chúng tìm thấy nước trong sông hoặc biển khi vào đến thì chẳng có chút ít nước, trong nơi ấy. Sông và biển trở thành cát đá. Chúng rất tiều tụy, khổ sở khôn cùng, không tả xiết, cho đến khi hết ác nghiệp, đã tạo từ trước.

Có tích rằng: Có loại ngạ quỉ k aalaka~njikaasura chịu khổ vì mong uống nước không thể chịu được. Tìm đến sông sâu, rộng một do tuần, nước trong sông không rõ rệt đến chúng. Trong sông ấy hiện ra toàn là khói, đá như trên đất, đá lửa. Khi được nghe tiếng nước, bèn đi lần tới sông, gặp được 30 vị Tỳ khưu đến bờ sông. Các Ngài thấy loài ngạ quỉ k aalaka~njikaasura bèn hỏi rằng:

- Người là ai? Cớ sao lại đến mé sông này?

Ngạ quỉ ấy bèn bạch:

- Tôi là ngạ quỉ ở nơi sông này, vì mong được uống nước đã quá lâu rồi.

Chư Tỳ khưu nói:

- Sông này đầy nước, ngươi không thấy sao?

Ngạ quỉ bạch:

- Tôi chỉ thấy nước từ xa, khi vào đến mé sông, nước trong sông chẳng có, chỉ thấy ngọn lửa cháy đỏ, không được như mong muốn. Tôi đi đến đâu cũng như vậy, chưa từng nếm được một nhỏ nước.

Cả 30 Tỳ khưu nói rằng:

- Ngươi hãy nằm trên mé sông, chúng ta sẽ cho ngươi uống nước được như ý.

Ngạ quỉ, được nghe, rất vui lòng, bèn nằm gần mé sông. Cả 30 vị Tỳ khưu dùng 30 cái bát đi múc nước đổ trong miệng của ngạ quỉ đến trưa tới giờ khất thực.

Các Ngài bèn nói:

- Bây giờ vừa rồi, chúng ta sẽ đi khất thực. Chúng ta đổ nước vào miệng ngươi, ngươi có dùng được chút ít chăng?

Ngạ quỉ bạch:

- Tôi không được chút ít nước nào thấm giọng cả.

Có lời hỏi rằng: ác nghiệp của ngạ quỉ này đã tạo trong kiếp trước ra sao mà phải chịu khổ đến thế?

Đáp: Ngạ quỉ tên k aalaka~njikaasura đã ăn lén thực phẩm của Tăng mà người dành sẳn, để làm lễ tăng thí. Vì lòng tham, không thẹn tội. Thấy người đào giếng, ao để thí nước thì ngăn đường, chận nẻo. không cho người đi tới lui dùng nước ấy. Vì tâm ganh tị, sau khi ngũ uẩn tan rã, bị đọa trong địa ngục rất lâu. Ra khỏi địa ngục rồi, sinh lên loài ngạ quỉ phải chịu khổ như thế, phải nhịn khát cho đến hết nghiệp đã tạo. Bậc trí tuệ nên hiểu rằng, ngạ quỉ loại k aalaka~njikaasura tiêu diệt vì mong uống, như vậy.

Sắc tiêu diệt do Gió, Nắng, và sự Tiếp xúc như ran nhỏ ran to. Trong Kinh chú giải có ghi rằng: bệnh gió nảy ra trong thân thể làm cho người đau nhức mỏi mệt v.v. cũng gọi là tiêu diệt bằng gió.

Sắc tiêu diệt bằng nắng thấy rõ trong sự đi đường xa. Như có tích một người nữ ra khỏi nhà đi cùng đám đông người. Vì đi không kịp bọn, nên lạc đường trong buổi xế. Đuờng xa nóng nực do ánh nắng mặt trời, cát trên đất, nóng như lửa than. Người nữ ấy không thể để chân trên đất được, nên đem hoa trong giỏ mang ở vai làm vớ (bít tất), cổi áo bỏ vào giỏ, rồi đi nữa. Khi áo nóng, con của y bế theo cũng la khóc, vì quá nóng. Rốt cục mẹ con phải chịu chết nắng giữa đường. Đấy gọi là sắc tiêu diệt do nắng, trong đường xa.

Bậc trí tuệ cho rằng sắc ấy nếu gồm có sự tiêu diệt gọi là sắc. Nhân về sự tiêu diệt rất nhiều, nhất là sự tiêu diệt do sự lạnh và sự nóng như vậy.

g iải rằng: Thức là duyên sanh Danh Sắc là thức ác dẫn đi đến khổ cảnh. Nếu là thiện thì lên nhàn cảnh, có thân hình xinh đẹp.

Lời chú giải có giảng tiếp rằng:

Thức dữ dẫn đến khổ cảnh, như cận sự nam m ahaavaacaka, cần chuyên hành Sa môn pháp đến năm mươi năm. Nhưng chưa đắc đạo quả. Đoạn này có giải rằng, thức của Cận sự nam ấy là lành, từ trước mới được học Sa môn pháp và hành theo, nhưng khi bắt đầu thực hành rồi mà chưa đắc quả theo sở thích. Người cận sự nam ấy thối chí do nghĩ rằng, giáo pháp của đấng Chánh đẳng Chánh giác, không phải là pháp giải thoát, nghĩa là không dẫn chúng sinh ra khỏi sự kinh sợ, khổ sinh tử được thật. Nếu là pháp cứu khổ đem chúng sanh ra khỏi luân hồi chắc chắn, thì chính mình cận sự nam m ahàvàcaka thực hành Sa môn pháp năm mươi năm cũng đắc đạo quả rồi. Khi cận sự nam ấy phát ác tâm như thế, nên bỏ sự tinh tấn không còn thực hành Sa môn pháp nữa. Sau khi chết cận sự nam ấy sinh làm cá sấu to trong một bưng lớn, trong một cụm rừng, thân hình đáng ghê tởm theo loại cá sấu. Khi thức ác dẫn đi làm thú rồi, hình thể cũng thích hợp với ác pháp đã tạo. Thức trú trong loài thú, danh và sắc cũng xen vào là danh và sắc của thú. Cớ ấy mới thuyết rằng, danh và sắc phát sinh do thức là duyên. Nếu thức ác là duyên sinh sắc, cũng phải nương vào thứchư hỏng rồi cũng không thể tạo nghiệp lành được. Trừ khi nào là thức lành người mới có khả năng làm lành được. Nếu đã làm lành rồi quả quyết sẽ được thụ sinh trong nhàn cảnh. Danh và sắc ấy thực hành theo thức vừa với thái độ thích đáng như vậy, đều dựa vào thức tất cả. Cớ ấy mới gọi là danh và sắc có, do thức là duyên sinh.

Sự thật thức nào hành trong khi tái sinh và lúc biến cố tức là trong hiện tại, thức ấy tồn tại đến đâu, danh sắc cũng thực hành đến đó, nếu thức không trú vững danh sắc cũng không an trụ được, như có Phật ngôn rằng:

Acira.m vataya.m kaayo
pathavii adhisessati
chu.d.do apetavi~n~naano
niirattha.mva kalingara.m

-- Không bao lâu, thân này phải nằm trên mặt đất, thân không có thức (người) phải bị liệng bỏ như khúc cây vô dụng.

c hú giải rằng: Thân này không tồn tại bao lâu, cũng sẽ nằm trên mặt đất nếu không có thức là vô dụng, như khúc cây, hoặc khúc củi. Khúc cây và khúc củi có khi còn hữu dụng, như cây khô dùng làm nhà và xe vân vân v.v. hoặc làm củi chụm vào bếp để nấu đồ ăn cho thành tựu được v.v.

Thân người dùng làm việc được cũng dựa vào cái Thức, nếu không có thức thì thành vô dụng. Ngoài ra, nếu giải rộng thêm, chúng ta sẽ thấy rõ rằng, nếu không có nhãn thức, xem vật chi cũng không thấy, không nhĩ thức cũng không nghe được, không có tỷ thức cũng không biết vị, không có thân thức cũng không biết sự tiếp xúc, không có ý thức cũng không suy nghĩ, không hiểu biết theo tâm mong muốn được.

Tóm lại, nếu ngũ uẩn (danh sắc) thiếu thức thì chẳng còn giá trị nữa, ngũ uẩn thực hành thế nào cũng nương vào thức, thức trú trong nơi nào, ngũ uẩn rõ rệt trong nơi ấy. Vì thế Ðức Thế Tôn mới thuyết rằng: Danh sắc sinh do thức là duyên như vậy.

Salaayatana (lục nhập)

Ðức Thế Tôn có thuyết rằng: "Lục nhập sinh từ danh sắc là duyên".

Tiếng s alaayatana: dịch là lục nhập. Sự thật lục nhập có hai, là:

1.- Lục nhập ngoại là: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc và Pháp.
2.- Lục nhập nội có 6 là: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Ý, có lời hỏi rằng:

Tiếng s alaayatana lục nhập, Aayatana sáu giác quan trong thuyết "Thập nhị duyên khởi", lấy lục nhập bên nào?

Sự thật không nên hoài nghi, trong lời hỏi rằng: mọi loài phải đều ở trong thân mình không phải ngoại thân, chỉ bấy nhiêu chúng ta cũng đã rõ rằng sáu giác quan nội trong thuyết "Thập nhị duyên khởi" thuộc về giác quan nội.

Có lời hỏi thêm nữa rằng: nếu như vậy là không ám chỉ đến lục nhập ngoại sao?

Không phải nếu đã nói đến lục nhập nội, tất có quan hệ đến lục nhập ngoại nữa, vì là đối nhau. Nếu muốn cho dễ hiểu, chúng ta phải nói rằng lục nhập trong thuyết "Thập nhị duyên khởi" có ý trỏ ngầm cả lục nhập nội lẫn lục nhập ngoại.

Lời vấn đáp trên có giải rằng, tiếng lục nhập ám chỉ đến lục nhập nội và lục nhập ngoại.

Danh và Sắc là duyên sinh lục nhập vì khi danh sắc sinh, lục nhập mới sinh, nếu không có danh sắc, lục nhập cũng không thể sinh từ duyên nào khác được.

Thí dụ: như quả và cây, cây hằng sinh trước, nở mộng sinh chồi, cành lá rồi sau mới có bông trái. Cây ấy là duyên sinh trái, thế nào, danh sắc có rồi, hằng là duyên sinh cho lục nhập. Muốn hiểu biết phân minh nên trở thuyết minh lại vấn đề lục nhập cho biết ý nghĩa trước rồi mới giải rõ về lục nhập sinh vì danh sắc là duyên, tiếp theo.

Trong Tạng "Vi diệu pháp" có phát biểu rằng:

lục nhập có 12 là:

1.- c akkhvaayatana: lục nhập tức là Nhãn
2.- s otaayatana: lục nhập tức là Nhĩ
3.- g haanaayatana: lục nhập tức là Tỷ
4.- j iivhaayatana: lục nhập tức là Thiệt
5.- k aayayatana: lục nhập tức là Thân
6.- m anaayatana: lục nhập tức là Ý
7.- ruupaayatana: lục nhập tức là Sắc
8.- s addaayatana: lục nhập tức là Thinh
9.- g andhaayatana: lục nhập tức là Hương
10.- r asaayatana: lục nhập tức là Vị
11.- p ho.t.thabhaayatana: lục nhập tức là Xúc
12.- d hammaayatana: lục nhập tức là Pháp.

Tiếng Aayatana dịch là nối, là rộng, là lan ra.

c hú thích: Nối tức là mắt nối với sắc, tai nối với tiếng, mũi nối mùi, lưỡi nối với vị, thân nối với sự đụng chạm, tâm nối với pháp.

Dịch là rộng hay lan ra nghĩa là thực hành theo, trong nẻo luân hồi vô cùng tận. Luân hồi đây dù là người đã vượt qua cũng không thấy được thủy chung[18] . Khổ trong luân hồi còn chưa được quay chiều đến đâu cũng hằng dẫn chúng sinh đi rộng ra, lan ra, đến đó.

Hỏi tiếp nữa rằng: Ðức Thế Tôn thuyết lục nhập nội, Ngài giải về mắt và tai trước, cớ sao?

Đáp: Vì mắt và tai có nhiều nhân [19] nghĩalà người được thấy, nghe pháp vô thường. Cũng do hai giác quan ấy.

g iải rằng: có hạng người trong đời này, khi thức dậy từ buổi sáng được thấy phụ nữ xinh đẹp và được xem các vật mà đời cho là hạnh phúc. Sự được gặp thấy ấy không cao quí, vì sự được gặp nhất là phụ nữ hằng làm cho sinh thêm điều vui thích trong nẻo luân hồi. Cớ đó, mới gọi là không cao quí. Dù đời cho là tốt đẹp đến đâu, bởi là khí chất [20] tự nhiên của đời, như dòi trong tiêu, ớt hoặc dòi trong phẩn. Nhưng nếu người có tâm trong sạch vui thích thấy Kim thân Phật, Bảo tháp, Đại thọ, Bồ đề v.v. cho đến Tỳ khưu Tăng, như vậy gọi là thấy cách tối cao, không chi sánh bằng. Sự thấy như thế, làm cho phát tâm hoan hỉ, tạo nghiệp lành, đem mình đến nhàn cảnh, trong kiếp này và về sau.

Có tích như vầy: có một thiếu nữ, thấy bảo tháp rồi phát tâm vui mừng, thân trở nên nhẹ nhàng do phỉ lạc. Thiếu nữ ấy thấy ánh sáng đèn mà hàng Phật tử đem đến cúng dường bảo tháp, rất thỏa mãn, nàng bèn mong mỏi đi đến đấy để lễ bái cúng dường và được gặp mẹ cha nàng. Xếp đặt các lễ vật (nhang, đèn và hoa thơm) cúng dường bảo tháp rồi nàng xin đi theo. Xong mẹ cha nàng không chấp thuận, vì lẽ trời tối, thiếu nữ không nên đi trong ban đêm, nên nàng buộc mình phải ở nhà. Vì tâm thành vui thích, thiếu nữ đứng dựa lan can nhà, thấy rõ ánh nhang, đèn cúng dường bảo tháp, càng nhìn xem càng phát tâm hoan hỉ, nàng niệm Phật đắc phỉ lạc khiến tâm nhẹ nhàng, bay đến bảo tháp, trước cha mẹ nàng nữa.

Cớ ấy, sự thấy bảo tháp rồi tín ngưỡng trong sạch mới gọi là thấy cách tối cao.

Ngoài ra, sự thấy Chư Tăng trì giới cũng gọi là cách tối cao, làm cho tâm trong sáng, sẽ tạo được nhiều phúc báu.

Có tích như vầy: có một chim cu xem thấy Chư Tăng rồi cúi đầu tỏ dáng làm lễ. Đức Phật thấy thế bèn dự đoán rằng: về sau chim cu ấy sẽ thành một vị Độc Giác Phật hiệu là Đức Somanassapaccekabuddha.

Trong Kinh có ghi tích một chim cu ngụ trên cây, gần chân núi Vediyaka. Trong giờ Ðức Thế Tôn ngụ đi khất thực cùng với Tăng chúng chim cu ấy thấy chư Tăng phát tâm vui thích kính mến, bay ra khỏi cây theo đưa đến xóm nhà. Khi Phật và Chư Tăng khất thực xong trở về, chim cu ấy cũng bay theo đưa đến núi Vediyaka, nơi ngụ của Ðức Thế Tôn. Chim cu cúi đầu lễ bái rồi bay trở về chỗ ngụ.

Ngày kia, Ðức Thế Tôn dẫn Chư Tăng đi khất thực rồi trở về, chim cu ấy bay đậu trên đất rồi đi theo đến núi Vediyaka. Ðức Thế Tôn ngồi nghỉ trước động, có Chư Tăng hầu chung quanh, tương tợ như các tinh tú bao quanh mặt trăng sáng lạn, đáng ngoạn. Chim cu thấy vậy rất hân hoan, cúi đầu gục gặc trước mắt Phật và phía trước Chư Tăng. Ðức Thế Tôn thấy thế, Ngài mỉm cười, Đức Aananda liền quỳ bạch, cầu Ðức Thế Tôn cho Chư Tăng được rõ nguyên nhân ấy.

Ðức Thế Tôn hỏi:

- Này Aananda! Ngươi có thấy cử chỉ chim cu ấy chăng?

- Bạch Phật tôi thấy.

-Này Aananda! Chim cu ấy sẽ thành một vị Độc Giác Phật trong thời tương lai, danh hiệu Somanassapaccekabuddha. Vì có tâm kính mến và trong sạch trong Tăng chúng trong hiện tại. Xong rồi Ngài ngụ vào động an nghỉ.

Chim cu ấy, khi hết tuổi thọ, được sinh lên thiên giới.

Do nhân quả như đã giảng, Ðức Thế Tôn mới thuyết về nhãn quan trước. Tiếp theo Ngài mới giảng về nhĩ quan giống nhau như vậy.

Đây giải tiếp về vấn đề danh sắc. Nếu thuyết bằng cách vi tế và cao siêu là danh và sắc hằng là duyên sinh lục nhập nghĩa là duyên sinh trong sự tái sinh và thực hành cho đến hết phước trong cõi vô sắc.

Vấn: Danh là duyên sinh lục nhập trong cõi vô sắc, biết được như thế nào?

Đáp: Danh là duyên đồng thời.

Giải rằng: người niệm thiền vô sắc trong thế gian không, sau khi thác được sinh lên cõi Phạm thiên vô sắc, vừa với thiền ấy.

Danh là A~n~nama~n~napaccaya trong vô sắc giới nghĩa là sinh trong cõi Phạm thiên vô sắc tầng nào, danh cũng sanh trong cõi Phạm thiên vô sắc ấy.

Danh là duyên sinh trong cõi Phạm thiên vô sắc do Nissayapaccaya, do Sampayuttapaccaya, do Viipaakapaccaya, do Atthayaccaya, và do Avigatapaccaya.

Giải rằng: Nissayapaccaya: danh là duyên đến lục nhập dù thế lực hộ trợ Sampayuttapaccaya: danh gồm có duyên đến lục nhập tức là danh bao hàm lục nhập.

Viipaakapaccaya: danh là duyên cho quả gọi là Phạm thiên vô sắc tầng này, tầng kia.

Atthayaccaya: sanh trong vô sắc tầng nào, danh cũng có trong vô sắc tầng ấy.

Avigatapaccaya: danh là lục nhập không lìa nhau, danh có trong nơi nào lục nhập cũng có trong nơi ấy.

Phải hiểu rằng: trong bốn Phạm thiên vô sắc không có sắc thật, nhưng có nhân để xác nhận gọi là vô sắc, chỉ có tư thế nhưng gọi là sắc , cũng không được. Tư thế ấy kể vào lục nhập . V ì thế danh là duyên đến lục nhập gọi là sinh đồng thời duyên.

Về Phạm thiên hữu sắc nên hiểu như vầy:

Danh và sắc là duyên sinh cả hai loại luc nhập nghĩa là người niệm thiền trong cõi người khi ngũ uẩn tan rã, sinh lên cõi trời phạm thiên có ba giác quan nhất là tỷ quan cũng có gọi là Phạm thiên tầng ấy. Vì thế danh và sắc mới là duyên trong cõi Phạm thiên hữu sắc. Danh ấy gọi là Phạm thiên hữu sắc. Danh và sắc mới gọi là duyên sinh lục nhập, lục nhập có danh và sắc là duyên.

Chúng sinh, sinh trong cõi nào cũng chỉ có danh là duyên sinh lục nhập chỉ khác nhau có đủ danh hay không, nghĩa là:

Có hạng chỉ có thọ
Có hạng chỉ có tưởng
Có hạng chỉ có hành
Có hạng chỉ có 2 uẩn
Có hạng có cả 3 uẩn.

Người và trời trong dục giới thiên có đủ 3 là: thọ, tưởng và hành. Phần phạm thiên có 2 là: tưởng và hành, không có thọ. Đức Phạm thiên không có thọ, vì có phỉ lạc là thực phẩm, không biết vị, chua, mặn, đắng ngọt ra sao, và không thụ cảnh tượng[21] tức là sắc, thinh, hương, vị và xúc .

Dù đức Phạm thiên hữu sắc cũng chỉ hưởng thụ[22] pháp cảnh mà thôi dầu là như thế cũng gọi là có danh và sắc là duyên, giống nhau. Vì tưởng uẩn liệt vào trong danh. Danh ấy là duyên sinh lục nhập. Lời giải đây chỉ cho thấy rằng danh và sắc là duyên sinh lục nhập trong sắc giới. Nhưng thí dụ không được, bởi trong vi diệu pháp không có nói.

Trong Tạng Kinh có thuyết rằng: Trong thời kỳ Phật Kassapa, khi gần mạc Pháp, Chư Tăng hành đạo không trong sạch, vi phạm điều học và khuấy rối Phật giáo, không quan tâm đến Phật ngôn. Thuở ấy có 7 vị Tỳ khưu, thấy nguyên nhân như vậy, phát tâm chán ngán nên bàn định cùng nhau rằng, giáo pháp của Đức Chánh Biến Tri Kassapa đến kỳ sẽ tiêu diệt. Chúng ta mau cố gắng tìm nơi nương tựa, chớ nên để Phật giáo tiêu diệt trước, trong khi đạo quả còn tồn tại. Chúng ta nên cố gắng hành cho đắc đạo quả. Đồng ý như vậy, rồi dẫn nhau đến lễ bái Bảo tháp Đức xa lỵ của đấng cứu thế Kassapa; xong cùng nhau vào non tuyết lãnh. Gặp một hòn núi giữa rừng cho là thích hợp với sự bổ khuyết Sa môn pháp, tất cả bảy vị tính rằng, chúng ta đồng nhau lên hòn núi này, nếu vị nào sợ chết thì đừng lên, vị nào dám hy sinh nguyện thực hành, chí tử bất thối, mới nên lên. Cả bảy vị đồng ý nhau, làm thang để lên núi cho được, rồi xô thang rớt xuống đất. Nguyện không xuống, trừ khi đắc đạo quả rồi mới xuống bằng thần thông.

Mỗi vị quyết định bổ sung pháp tham thiền quán tưởng.

Qua ngày sau, vị Tỳ khưu sư trưởng tu Sa môn pháp đắc A-la-hán quả trước. Sáng sớm, ngài bay đến ao sen rửa mặt, súc miệng rồi bay đi khất thực tại Bắc cưu lưu châu 23 ] được thực phẩm vừa rồi trở về núi. Ngài mời sáu vị kia thọ thực.

Tất cả sáu vị không thừa nhận, vịn lẽ rằng không được cam kết cùng nhau, là khi vị nào đắc quả trước phải trải đi khất thực đem đến cho vị chưa thành. Như vậy không nên thọ thực. Vì thế cả sáu vị không dùng cơm mà vị sư trưởng đem cho, rồi tận tâm sốt sắng hành Sa môn pháp liên tiếp.

Ngày thứ hai, vị Tỳ khưu nhỏ hạ kế sư trưởng đắc A na hàm quả. Sáng ra, bay đi khất thực đem về thỉnh Chư Sư dùng, nhưng năm vị kia cũng không bằng lòng nhận, do dựa vào lẽ như đã nói trên.

Ngài sư trưởng A-la-hán nhập Niết bàn, vị A na hàm hết tuổi thọ, được lên cõi Phạm thiên. Còn lại năm vị không ai đắc quả gì cả, đến bảy ngày không thọ thực thác rồi sinh lên cõi trời, do thế lực thực hành bổ sung sa môn pháp. Đến giáo pháp Đức Phật chúng ta đây, năm vị ấy, giáng sinh xuống nhân gian, như vầy:

1.- Một vị sinh ra làm vua Pukakusaati.
2.- Một vị sinh ra làm đức Kumaarakassapathera.
3.- Một vị sinh ra làm đức Baahiya.
4.- MoÄt vị sinh ra trong gia đình võ sĩ danh là Dabba.
5.- Một vị sinh ra làm Sabhiya P aribbaayaka (đạo phiêu lưu).

Theo pháp đã giải đây, chúng ta thấy rằng, vì được sinh lên cõi phạm thiên có Sa~n~naakhandha (tưởng uẩn) và Sa"nkhaarakhandha (hành uẩn là duyên sinh lục nhập).

Tóm tắt rằng: Danh là duyên sinh Lục nhập trong cõi Phạm thiên như bạn của năm vị Tỳ khưu Tăng ấy.

Phassa (Xúc)

Phassa: dịch là tiếp xúc hay đụng chạm, vì có lục nhập là nhân.

Giải đại khái có 6, nhất là nhãn xúc, nếu giải rộng có 32 như thức.

Tiếng Phassa dịch là tiếp xúc ấy có giải rằng: Nhãn tiếp xúc với cảnh tượng tức là Sắc, Nhĩ tiếp xúc với cảnh tượng tức là Tiếng, Tỷ tiếp xúc với cảnh tượng tức là Mùi, Thiệt tiếp xúc với cảnh tượng tức là Vị, Thân tiếp xúc với cảnh tượng tức là Vật đụng chạm, Tâm tiếp xúc với cảnh tượng tức là Pháp.

Tiếng Paali gọi là: Cakkhusamphassa, sotasamphassa otasamphassa, ghaanasamphassa, jivhaasamphassa kayasamphassa monosamphassa.

Tất cả Xúc phát sinh lục nhập nếu không có lục nhập cũng không có xúc.

Trong tất cả lục nhập ấy, 5 giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân hằng là duyên sanh xúc do 6 duyên là:

1.- Nissayapaccayaa: là duyên nương tựa.
2.- Purejaatapaccayaa: lục nhập sinh trước rồi.
3.- Indriyapaccayaa: lục nhập là căn cho xúc sinh.
4.- Vipasampayuttapaccayaa: lục nhập và xúc không chung sức nhau.
5.- Attipaccayaa: lục nhập có rồi xúc cũng có.
6.- Avigatapaccayaa: lục nhập với xúc không lìa nhau; lục nhập sinh trong nơi nào, xúc cũng sinh trong nơi ấy.

Phần Ý Lục Nhập là duyên sinh Ý Xúc do 9 loại là:

1.- Sahajaatapaccayaa: sinh cùng với xúc ý.
2.- A~n~nama~n~napaccayaa: giúp lẫn nhau không lìa nhau.
3.- Niissayapaccayaa: nhất là tỷ giác quan[24] là nơi nương tựa vào của ý xúc.
4.- Vipaakapaccayaa: tỉ giác quan có kết quả đến ý xúc.
5.- Aahaarapaccayaa: tỉ giác quan là duyên dẫn ý xúc đến.
6.- Indriyapaccayaa: tỉ giác quan là căn đến ý xúc.
7.- Sampayuttapaccayaa: tỉ giác quan cùng hiệp sức với ý xúc.
8.- Attipaccayaa: tỉ giác quan có ý xúc.
9.- Avigatapaccayaa: tỉ giác quan không lìa ý xúc.

Theo như đã giải là chỉ ngay giác quan nội nhưng cũng không ám chỉ rằng lục nhập ngoại không có duyên đến xúc. Sự thật lục nhập ngoại hằng là duyên đến xúc giống nhau.

Giải rằng:

1.- Ruupaayatana: Sắc là đối tượng duyên nghĩa là sắc là mục đích [25] đến nhãn xúc.
2.- Saddaayatana: Thinh là đối tượng duyên nghĩa là tiếng mục đích đến nhĩ xúc.
3.- Gandhaayatana: là đối tượng duyên nghĩa là mùi, là mục đích đến mũi xúc.
4.- Rasàyatana: Vị là đối tượng duyên nghĩa là vị là mục đích đến thiệt xúc.
5.- Photthabbayatana: Xúc là đối tượng duyên nghĩa là sự đụng chạm là mục đích đến thân xúc.
6.- Dhamma: Pháp là đối tượng duyên nghĩa là mục đích đến ý xúc.

Xúc như đã giải còn chia ra 2 loại:

1.- Lành
2.- Dữ

Xúc nếu là chánh đáng thì làm cho tâm ưa thích trong thiện pháp gọi là xúc lành. Ví hằng là dữ thì làm cho tâm ưa thích trong tội, kể vào xúc ác.

Xúc là tâm sở tức là đối tượng sinh cùng với tâm dù là thọ sẽ giải tiếp đây cũng là tâm sở giống nhau và để cho dễ hiểu. Về xúc lành, có giải rằng: như nhãn xúc. Khi mắt thấy sắc rồi xác định bằng lẽ Vô thường, Khổ não, Vô ngã. Như người xem hí kịch rồi nhận thức được rằng là điều chơi nhảm, gạt người cho quên mình, quên chết, quên già, đến nỗi lầm lạc vui thích thật. Thấy được như thế, là xúc của tâm sở lành .

Có tích như vầy: Đức Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên thuở còn thanh niên, hai người điều là gia chủ, hằng dẫn nhau đi xem hài kịch. Ngày kia phát động tâm rồi đồng nhau đi tìm pháp giải thoát, cho đến khi gặp Phật giáo như sở nguyện được lưu danh đến nay.

Xúc ác tương phản với trên, nghĩa là thấy sắc dính với sắc, nghe tiếng dính với tiếng, vừa lòng thỏa mãn rồi phải chịu luân hồi sinh tử.

Xúc sinh vì giác quan là duyên, nếu không có giác quan, xúc cũng không thể sinh được, xúc cũng là nhân sinh thọ.

Vedanaa(Thọ)

v edanaa: là sự hưởng dụng vị của đối tượng. Đây là cử chỉ hiểu biết hơn thức, nghĩa là thức chỉ biết đặc tính, cử chỉ của đối tượng bên ngoài rằng: Sắc nhờ tiếng vang, mùi thơm; vị chua, đắng, vật đụng chạm mềm, cứng, pháp đối tượng là tâm nghĩ nhớ đến vấn đề chi chi, mà thôi.

Phần thọ là sự hiểu biết nhiều hơn, là biết vui thích, khổ sở không hài lòng hay lãnh đạm, xả. Đây là đặc tính của thọ.

Thọ chia theo cửa cũng có 6, là:

1.- Cakkhusamphassajaavedanaa: Thọ sinh từ xúc của Nhãn môn.
2.- Sotasamphassajaavedanaa: Thọ sinh từ xúc của Nhĩ môn.
3.- Ghaanasamphassajaavedanaa: Thọ sinh từ xúc của Tỉ môn.
4.- Jivhaasamphassajaavedanaa: Thọ sinh từ xúc của Thiệt môn.
5.- Kaayasamphassajaavedanaa: Thọ sinh từ xúc của Thân môn.
6.- Manosamphassajaavedanaa: Thọ sinh từ xúc của Ý môn.

Nếu chia theo loại, thì thọ có 8926 ] như tâm, vì thọ gồm có tâm, nhưng thọ trong "thuyết Thập nhị duyên khởi" đây mong lấy 32 loại là thọ gồm có trong 32 quả tâm, có xúc là duyên.

Nói rằng xúc là duyên sinh thọ là do thế lực của thọ chịu đối tượng, cho thành tựu trong cõi dục, thực hành theo Sampaticchannacitta là tâm thụ đối tượng và Santiirannacitta là tâm quan sát đối tượng và Tadaalambanacitta là tạng tâm [27] chứa sự vui thích đối tượng trong các cửa.

Các thọ điều sinh từ xúc cả, không phải chỉ sinh riêng một mình phải có xúc là duyên, thọ mới nảy ra được, xúc sinh rồi thọ mới sinh như thế mới gọi là xúc là duyên sinh thọ.

Ta.nnhaa (Ái)

Ái sinh từ thọ là duyên, ái là cuộc tranh đấu theo thế lực của lòng thèm khát.

Trong Paraayanavajja gọi Ta.nhaa (ái) là"Jappa", dịch là xan tham, tham lam, khao khát và có thuyết rằng: Ta.nhaa là điều dơ bẩn của đời, là cái dính mắc của đời, lem luốc, buộc thắt; gọi Ta.nhaaSibbanii dịch là khao khát mãnh liệt, không cưỡng được, ví như loài tằm mắc trong ổ kén vậy. Ái dục ràng rịt chúng sinh để trong khổ: Sanh, Già, Bịnh, Chết. Siết chặt trong nỗi than van, rên rỉ, đau đớn, khổ sở, ưu sầu; buộc thắt trong sự luân hồi, khổ; gọi Ta.nhaaa sa dịch là lòng dục vọng, vô độ, khiến chúng sinh phải chiến đấu, chống lại theo sự khao khát, gọi Ta.nhaa là"Paapa~ncadhamma" dịch là trì hoãn nghĩa là pháp làm cho chúng sinh chậm lại có 3 là:

Ta.nhaa ái) Mana (kiêu) và Di.t.thi (ý kiến độc đoán), làm cho tâm chúng sinh nảy nở tâm câu chấp rằng:

1.- Etam mana: Đó là của ta, ái dục làm cho giữ vững như vậy.
2.- Esohamasmi: Ta là do kiêu, làm cho giữ lấy như vậy.
3.- Eso me atta: Đó là chính mình ta ý kiến độc đoán làm cho câu nệ như vậy.

Khi đã cố chấp như thế, làm cho chậm giải thoát khỏi luân hồi, gọi là"Sango"dịch là cố giữ lấy Ta.nhaa . 108 ái dục là:

1.- Kaamata.nhaa: Dục trong Cõi Dục Giới.
2.- Bhavata.nhaa: Dục trong Sắc Giới, và mong được như thế ấy như thế kia rồi giữ vững.
3.- v ibhavata.nhaa: Dục trong Vô Sắc Giới.

Nếu giải theo đối tượng, hoặc cảnh tượng thì ái dục chia ra làm 6 là:

1.- Ruupata.nhaa: Sắc dục.
2.- Saddata.nhaa: Thinh dục.
3.- Gandhata.nhaa: Hương dục.
4.- Rasaata.nhaa: Vị dục.
5.- Pho.t.thabbata.nhaa: Xúc dục.
6.- D hammaa ta.nhaa: Pháp dục.

Lấy 6 ái dục ấy chia ra nữa thành 18 là:

1.-Ruupaata.nhaa

1)- Kaamata.nhaa
2)- Bhavata.nhaa
3)- Vibbata.nhaa

2.- Saddata.nhaa

1)- Kaamata.nhaa
2)- Bhavata.nhaa
3)- Vibbata.nhaa

3.- Gandhata.nhaa

1)- Kaamata.nhaa
2)- Bhavata.nhaa
3)- Vibbata.nhaa

4.- Rasaata.nhaa

1)- Kaamata.nhaa
2)- Bhavata.nhaa
3)- Vibbata.nhaa

5.- Pho.t.thabbata.nhaa

1)- Kaamata.nhaa
2)- Bhavata.nhaa
3)- Vibbata.nhaa

6.- dhammata.nhaa

1)- Kaamata.nhaa
2)- Bhavata.nhaa
3)- Vibbata.nhaa

Tách ra nữa thành 36 ái dục:

1.- Ái dục bên trong 18
2.- Ái dục bên ngoài 18

Phân theo thời là: hiện tại, quá khứ và tương lai. Lấy 36 ái dục ấy gộp lại vào 3 thời là:

1)- Ái dục hiện tại -- 36
2)- Ái dục quá khứ -- 36
3)- Ái dục tương lai -- 36

Tổng cộng: 108

Ba ái dục phân ra cách vi tế thành 108 ái dục. Ái dục ấy nếu có trong người nào là duyên cho người ấy khó cất đầu ra khỏi khổ cảnh được, là nguyên nhân sinh khổ sở triền miên, buồn rầu, đau đớn, than van, rên rỉ, mãi mãi. Ví bằng không có ái dục, thì khổ cũng không từ đâu mà sinh được, như Pàli rằng:

Ta.nhaaya jaayate soko
ta.nhaaya jaayate bhaya.m
ta.nhaaya vippamuttassa
natthi soko kuto bhaya.m

- Sự buồn rầu sinh từ ái dục. Điều lo sợ tai nạn sinh từ ái dục, khi người thoát ly được ái dục rồi, nỗi buồn rầu cũng không có, thì sự lo sợ sẽ có từ đâu, như vậy.

Lại ái dục đàn áp người nào, làm cho người ấy đọa trong bốn ác đạo, ví như loại chùm gởi đàn áp cây da lâu ngày xui nên cây da phải ngã xuống đất, thế nào, chỉ có bậc Thánh mới trừ diệt được ái dục. Những hàng trí tuệ hằng không ở dưới quyền lực của ái dục, nghĩa là khi ái dục phát lên các Ngài hằng đè nén, không cho nó cất đầu được, không cho ái dục làm chủ mình.

Phương pháp diệt dục ấy, điều cần thiết là không nên cẩu thả phải có trí nhớ hiểu biết, đồng thời trừ sự cẩu thả, gây nên sự không cẩu thả cho tiến triển trong tâm trạng để khử ái dục. Có Phật ngôn rằng: "N gười nào không cẩu thả, trú trong pháp luật này, người ấy sẽ khỏi luân hồi, diệt tuyệt được sự khổ".

Cớ ấy, khi ao ước được hết khổ, cần phải đuổi sự cẩu thả ra, dứt ái dục cho tuyệt căn khỏi bản năng28 ] . Ví như gốc của cây không có vật làm bế tắc [29] trú vững trong đất, cây ấy dù bị người chặt đứt phía trên, nghĩa là từ mặt đất trở lên, nó vẫn còn nảy mọc. Ái dục là thụy miên phiền não theo ngủ ngầm trong bản năng, chưa bứng được tận gốc, thì sự khổ nhất là sanh, lão cũng phát lên mãi mãi. Chúng sinh mà bị Taịhànusaya, ái dục thụy miên đè ép bao vây rồi hằng không yên lòng, bức rức ví như con thỏ mắc bẫy. Vì thế cần phải diệt tuyệt ái dục. Phải xác định ái dục theo 3 sự thông hiểu chính xác (Pari~n~naa) là:

1.- Natapari~n~naa: Hiểu chắc rằng: Đây sắc dục, thinh dục, hương dục, vị dục, thân dục, xúc dục, pháp dục có ý nghĩa là hiểu biết đúng. Ái dục mà người phải biết hoặc đã biết rồi.

2.- Tira.napari~n~naa: Hiểu chắc rằng: phải chọn lấy để quán tưởng theo lẽ vô thường là điều tội lỗi, vô ngã là bệnh hoạn, là mũi tên xoi đâm thấu vào mình v.v.

3.- Pahaanapari~n~naa: Khi đã hiểu chắc như trên rồi phải quyết định bỏ đi là diệt tuyệt ái dục, làm cho tiêu tan không còn dư sót, theo Phật ngôn rằng:

"N ày các Tỳ khưu! T ình dục nào tồn tại các ngươi hãy bỏ tình dục ấy đi. Khi các ngươi bỏ được tình dục trong ái dục như thế, mới gọi là người khỏi ái dục, rễ cái đứt rồi, làm cho ái dục không có gốc, không có nơi trú, không cho sinh, không cho tiếp theo".

Ái dục như đã giải đây từ thọ và ái dục này cùng là duyên sinh thủ thêm nữa.

Upaadaana (Thủ)

Upaadaana dịch là câu nệ, câu chấp có 4 là:

1.- Kaamupaadaana: Dục thủ.
2.- Di.t.thupaadaana: Kiến thủ.
3.- Siilabattupaadaana: Giới cấm thủ
4.- Attavaadupaadaana: Chấp theo thế lực lời nói của mình.

Giải tóm tắt rằng:

Kaamupaadaana: là sự câu chấp hẳn vật dục (sắc, thinh, hương, vị, xúc), dục ấy gọi là thủ, nghĩa là sự ao ước, là nguyên nhân cho câu chấp vật dục. Khi đã câu nệ vật dục là nguyên nhân cho tâm quyến luyến rằng đây là của ta, là nhân sinh ghen ghét kẻ khác.

Di.t.thupaadaana: là câu chấp trong sự thấy quấy, có tâm giữ vững trong ý kiến độc đoán, sai lầm rằng, người được thường tồn, đời là lâu dài v.v.

Giải rộng: Cố chấp ý kiến độc đoán của mình thái quá, thành người cứng cỏi, không thể lay chuyển được, không thừa nhận lời khuyên của ai, người như vậy thường hay cãi cọ trong hiện tại với kẻ khác.

Siilabattupaadaana: Chấp hẳn giới cấm theo căn bản, ngoại, tự quyết định rằng, là phép cho chúng sinh trong sạch do sự thực hành theo loài bò là ngủ trên đất, khi ăn cũng ăn như bò v.v.

Attavaadupaadaana: Câu nệ theo lời nói tà kiến hoặc chấp ta, chấp người do thế lực tự cao, cho đến cố chấp đảng phái, bất hòa, chia rẽ nhau. Dù thế nào, Attavaadupaadaana là ngoài Phật.

Trong chú giải Atthakathaavibha.nga có thuyết bốn Upaadaana như vầy:

Sự mong mỏi trong dục, sự ưa thích trong dục, sự luân hồi trong dục, sự ham muốn còn dư sót trong dục, sự khó chịu bứt rứt trong dục, sự im lặng trong dục, sự ôm chặt trong dục gọi là Kaamuupaadaana (dục thú) .

Tóm lại, sự câu nệ vì ái dục làm cho tâm cố giữ vững. Tình trạng giữ vững của ái dục ấy gọi là Purimata.nhaa dịch là ái dục trước, ái dục đã sinh rồi chấp hẳn gọi là Pacchimata.nhaa dịch là ái dục sau, do dựa vào ái dục đã sinh trước. Thủ sinh cũng do ái dục là nhân, ái dục sinh do nương vào thủ ái dục là lòng khao khát chưa đạt được, ví như đạo tặc đưa tay ra trong nơi tối. Thủ là sự mong mỏi đạt được, ví như đạo tặc đưa tay ra nắm lấy đồ.

Tiếng thí dụ đây nghe rất êm tai cho hiểu rõ được tức tốc.

Ái dục là thủ hằng là tương phản với sự ham muốn ít và tri túc. Vì ái dục và thủ là nhân cho ham muốn nhiều là nhân sinh khổ Kaamupaadaana dịch là sự chấp hẳn trong dục hằng là nhân đem đến sự khổ sở.

Có tích như vầy:

Có một triệu phú gia, dù có đầy đủ song cũng vẫn keo kiết. Y trồng một đám mía, tự Y cũng không dám ăn, kẻ khác dùng cũng không được, vì y rất bủn xỉn. Đến khi hấp hối, y có tâm quyến luyến trong mía thái quá, nên sau khi thác thành loài kiến trong cây mía. Đấy cũng do tâm chấp vững trong vật dục.

Trong chú giải Pháp cú Kinh có tích như vầy:

Một vị Tỳ khưu, đến giờ chết có tâm dính mắc trong lá y, thác rồi thành con rận trong lá y. Chư Tỳ khưu đem lá y ra chia, con rận kêu la quay tròn cho đến khi Ðức Thế Tôn Ngài dạy để qua bảy ngày, rận ấy chết rồi sẽ chia nhau.

Về phần câu nệ trong phiền não dục cũng có thể đốt thiêu tâm cho khô héo, khó khăn bứt rứt.

Như tích tiếp theo rằng:

Có vị Tỳ khưu đi khất thực, được thấy một thiếu nữ rồi phát tâm luyến ái. Nghĩ rằng, ta hoàn tục rồi đến ở với thiếu nữ ấy. Tính xong không thể đi trì bình được nữa, nên trở về chùa vào nằm nhớ tưởng đến sự hoàn tục theo thế lực của phiền não dục dính chặt trong tâm, không thọ thực. Bất ngờ ngày ấy, cô thiếu nữ lại chết. Vừa được tin đó Tỳ khưu ấy nghĩ rằng vấn đề mình định đã hỏng rồi, không thể thành tựu theo sở nguyện được, rồi sinh tâm phiền não cũng chết trong ngày ấy.

Giải cho thấy rằng: Kaamupaadaana dục thủ, khi đã phát lên, nếu khâu trừ[30] không được, nó sẽ phá người cố chấp cho tổn hại, tan nát như thế. Cớ ấy bậc trí tuệ mới có tâm bỏ dục thủ không cho nảy nở trong bản năng. Dù nó đã sinh trong lúc nào cũng phải cố đè ép nó cho giảm bớt từng tí, cho đến diệt tuyệt. Khi nó đã tiêu tan, người ấy sẽ thoát ly tất những lo sợ, nguy hiểm. Trừ diệt dục thủ được như vậy đều do trí tuệ quan sát rằng: Phiền não mà hằng đàn áp, hãm hại người thấy cảnh tượng cho là tốt đẹp, nhìn xem theo sắc đẹp bên ngoài rồi bị ám ảnh. Về người thấy không cho là đẹp thì phiền não ma không thể quyến rủ được. Ví như gió mạnh không thể thổi bay, làm rung động tảng đá vậy. Phiền não ma ví như lưới bao loài chim, chim bị mắc lưới rồi rất khó bay thoát được thế nào, phiền não ma cũng vậy. Chúng sinh hằng dính trong phiền não ma rất nhiều, hiếm người được thoát khỏi:

Di.t.thupaadaana: Tà kiến thủ có 3 là:

1)- Akiriyadi.t.thi: Hiểu rằng làm phước không có phước làm tội cũng không có tội, sát sinh cũng không gọi là sát sinh. Đất, Nước, Gió, Lửa làm lẫn nhau thì phước, tội do đâu mà có. Chúng sinh nhỏ lớn sinh ra cho thích hợp với nhau. Cá thịt sinh ra để làm thực phẩm cho người. Người giết chúng sinh để ăn thì có tội thế nào. Tóm lại, cố chấp rằng làm phước cũng không phải làm là phước, làm tội cũng không phải làm là tội .

2)- Natthikadi.t.thi: Chấp rằng thú và người cũng không có, chỉ là yếu tố hỗn hợp nhau, chỉ là yếu tố hãm hại lẫn nhau, như nước với lửa. Yếu tố hộ trợ thì chúng hộ trợ lẫn nhau, như lửa cháy, gió thổi v.v.

3)- Ahetukadi.t.thi: Cố chấp rằng không có nhân tức là lành hay dữ không nương vào việc làm, tốt cũng tự mình tốt, xấu cũng tự mình xấu .

Cả 3 tà kiến ấy liệt vào xác định tà kiến (N ayatamicchaadi.t.thi) ngăn trở cõi trời và Niết bàn. Tà kiến khác chỉ ngăn Niết bàn, không chắn cõi trời.

Siilabbattupaadaana: Giới cấm thủ là câu nệ giới của ngoại đạo, là nhân làm cho giới trong sạch, khiển trách giới của hàng tịnh giả. Không trì giới theo Phật giáo nghĩa là giữ giới và hành theo ngoại đạo, như đạo lõa thể. Có phái cho rằng qua sông, qua giếng, bưng sẽ đứt giới v.v.

Có kẻ nằm ngồi trên đất, có người mặc bằng lá cây v.v. có hạng lấy cát bụi rải trên mình, trên đầu, bôi bùn lầy.

Attavaadupaadaana: Đã có giải rồi bốn u pàdàna (thủ) ấy sinh do ái dục và thủ hằng là duyên sinh Bhaba: Hữu.

Bhaba (Hữu)

Tiếng Bhaba dịch là "Hữu", nghĩa là nơi sinh của chúng sinh, chia ra làm 2 là:

1.- Kammabhaba.
2.- Upattibhaba.

- Kammabhaba: là cõi, nơi sinh quả, chia ra làm 29 bằng cách chia theo nhất là Kaamaavacarakusala31 ] .

- Upapattibhaba: là hữu (có) hoặc xuất hiện chia ra làm 9 nhất là Kaamaavacarabhaba.

Trong tiếng Bhaba "Hữu" do sinh là duyên ấy ngấp nghé lấy Upapattibhaba và trong tiếng "sinh" có do hữu là duyên ấy mong ước lấy Kammabhaba là duyên của sinh. Có kinh Pàli rằng:

Kammabhavo upapattibhavoti duvidhobhavo. Tattha pa.thamo bhavatietasmaa phalanti bhavo; so kaamaavacakusaladivasena ekuunattiisavidhodutiyo pana bhavatiiti bhavo. So kaamabhavaadivasena navavidho. upaadaanapaccayaa bhavoti cettha. Upapattibhavopi adhippeto. Bhavapaccayaa jaatiti kammabhavova. So hi jaatiyaa paccayo hoti na itaroabhidhammatthavibhaavinii paricheda.

Nói chia Upapattibhaba "Hữu" ra làm 8 là:

1.- Kaamabhaba: Dục giới.
2.- Ruupabhaba: Sắc giới.
3.- Aruupaabhaba: Vô sắc giới
4.- Asa~n~niibhaba: Vô tưởng giới
5.- Nevosa~n~naanaasa~n~niibhaba: Phi phi tưởng giới.
6.- Ekavokàbhaba: Nhất uẩn giới.
7.- Catuvokaabhaba: Tứ uẩn giới.
8.- Pa~ncavokaabhaba: Ngũ uẩn giới.

Trong phần Vibhanga có giải rằng: Có hạng người trong đời này, suy nghĩ tìm tòi trong tâm rằng: Các dục tình hằng có đầy đủ trong dòng dõi cao sang như dòng vua v.v. (trong cõi người).

Trong Dục giới thiên, cũng đầy đủ dục tình. Khi đã suy nghĩ như vậy rồi hành vi bất chánh, do thế lực của thủ, sau giờ hấp hối phải sinh trong địa ngục.

Trong tạng Kinh có ghi rằng: Người tạo nghiệp bất thiện do thủ là duyên, như Đức Mục Kiền Liên, thuở chưa đắc đạo quả, còn sinh tử trong luân hồi, tự mình giết song thân, như thế.

Dẫn tích như vầy:

Có một người (tiền kiếp Đức Mục Kiền Liên) chỉ một mình làm việc về phụng dưỡng cha mẹ. Mẹ chàng tính tìm vợ để giúp đỡ chàng. Cưới vợ rồi không bao lâu, vợ kiếm chuyện đuổi song thân chàng, xúi giục chồng ghét bỏ mẹ, cha, rốt cục chàng nghe lời vợ, giết mẹ cha đem bỏ trong rừng, sau khi thác chàng sa trong A tỳ địa ngục. Cớ ấy, chúng sanh tạo nghiệp bất chánh theo thế lực của thủ hằng đi đến bốn ác đạo. Nghiệp ấy dẫn cho chúng sanh trong khổ cảnh, như vậy, mới gọi thủ là duyên sanh hữu.

Tà kiến thủ là duyên sinh hữu. Người câu nệ có tà kiến khó dứt bỏ được, nếu đã cố chấp theo tà kiến rồi là duyên cho sinh trong bốn ác đạo như Đức Kondadhaana-thera thuở còn là vị trời, tính tìm dịp khiến hai vị Tỳ khưu bất hòa nhau như vầy:

Trong thời quá khứ, có hai Tỳ khưu hòa thuận nhau như anh em đồng bào. Vị trời ấy thấy vậy, bèn nghĩ rằng: "Ta sẽ làm cho hai vị bất hòa nhau được chăng?"

Một ngày lễ phát lồ kia, hai Tỳ khưu dẫn nhau đến chánh điện để hành lễ phát lồ cùng chư Tăng. Lúc đi giữa đường, vị nhỏ hạ bạch với vị lớn rằng, bạch ngài chờ tôi chốc lát, tôi có việc vào cụm rừng này để đại tiện, rồi đi ngay vào rừng. Vị trời ấy, được thấy liền phát tà kiến, tính phá cho hai vị bất hòa nhau, nên làm một người nữ, khi Tỳ khưu đại tiện xong trở ra, phụ nữ ấy theo sau lưng giả bộ đang mặc quần, cho vị kia xem thấy. Vị này liền nói với vị nhỏ rằng:

- Thầy đứt giới rồi phải không?

Vị nhỏ bạch:

- Tôi đâu có phá giới gì?

Vị lớn nói chính mắt tôi thấy rõ người nữ cùng theo sau lưng thầy ra khỏi, vừa đi vừa đang bới tóc, vận quần. Tôi thấy tận mắt, mà thầy còn chối cãi gì nữa. Cả hai vị đồng đi đến chánh điện rồi vị lớn nói:

- Tôi không hành lễ phát lộ với thầy đâu.

Từ đó hai vị chia rẽ nhau.

Vị trời thấy hai vị Tỳ khưu không hành lễ phát lồ cùng nhau nên nghĩ rằng: "Đây là nghiệp nặng trịch". Nghĩ rồi bèn bay lên giữa chánh điện trước hai mặt Tỳ khưu, hiện thân cho thấy rõ rệt rồi tuyên bố cho Tỳ khưu cao hạ biết rõ. Sự thật không phải vậy đâu, tôi muốn thử hai ngài xem còn hòa nhau hay chia rẽ nhau. Vị cao hạ được hiểu như thế hết ngờ vực chịu hành lễ cùng nhau. Sau khi thác hai người được lên cõi trời. Vị trời ấy hết tuổi thọ rồi trở sinh trong A tỳ địa ngục. Đến thời kỳ giáo pháp của Đức Phật chúng ta, vị trời lên làm người, trưởng thành rồi xuất gia trong Phật giáo, nhưng trong lúc thọ giới đi đâu cũng có hình người nữ dính theo rõ rệt, đến Chư Tăng, do quả của tiền nghiệp. Đây kể vào tà kiến gọi là thủ. Tà kiến thủ là duyên sinh hữu, cho sinh cõi. Cớ ấy mới gọi hữu, có do thủ là duyên.

Có hạng người nhận xét rằng: Những phần việc được kết quả tốt đẹp do sự dựa vào nhân lành. Họ tạo nghiệp chánh đáng nhất là thân chánh đáng theo thế lực của dục thủ (Kaamupaadaana). Vì thế mà sau khi ngũ uẩn tan rã sẽ đến cõi trời hoặc cõi người cũng nhờ dục thủ.

Trong dục giới dục thủ là duyên sinh hữu, gồm có duyên (A~n~nama~n~napaccaya): nghĩa là phát sanh chung cùng nhau, nương vào nhau. Cớ ấy, bậc trí tuệ cho là hữu sinh do thủ là duyên như đã giải.

Jati (Sanh)

Tiếng hữu ấy trong Saccavibha.nga mong ước Kammabhaba là duyên đến sanh có 2 là:

1.- Kammabhaba: Nghiệp là duyên đến sanh .
2.- Nissayapaccaya: T họ là duyên đến sanh.

Nên hữu là hai duyên đến sanh, như vậy. Nghiệp là nhân cho sanh. Sanh mà không nghiệp thì không thể sanh được. Trừ có người tạo mới có duyên cho sinh ra. Sự thật, nghiệp hằng là pháp kỳ diệu làm cho cao sang hay thấp hèn.

Cớ ấy Ðức Thế Tôn mới thuyết rằng:"Nghiệp hằng phân hạng người cao sang và thấp hèn". Do đó Bậc Trí tuệ mới hiểu rằng: hữu là duyên đến sanh, nếu hữu tức là nghiệp không có, thì sanh cũng không từ đâu mà có được. Nghiệp là hành vi, động tác của người. Nếu nói đại khái "nghiệp" mà người tạo có 2 là: Nghiệp lành và nghiệp dữ hay gọi là thiện nghiệp và ác nghiệp.

Thiện nghiệp là nhân khiến cho chúng sinh được cao sang, ác nghiệp là nhân gây chúng sanh hạ tiện. Nhưng phần đông hiểu tiếng "nghiệp" theo đời là chỉ nói về sự lo sợ, khổ nàn, khó khăn mà thôi. Nếu hiểu theo Phật giáo tiếng nghiệp là tiếng thông thường, trung lập ngấm nghé bên thiện và bên bất thiện, làm phước gọi là thiện nghiệp, làm tội gọi là ác nghiệp. Tiếng nghiệp chỉ ngay về sự làm, hành vi, động tác, thực hành v.v. Nếu người tạo nghiệp lành thì sẽ được vui ví bằng tạo nghiệp dữ phải chịu khổ.

Có tích như vầy:

Có nhóm Tỳ khưu thường ngụ trong rừng, đến khi ra hạ tính đi đến hầu Phật, bèn cùng nhau nương vào một chiếc thuyền thương mãi. Ghe ấy đi đến bảy ngày rồi không đi được nữa. Thuyền chủ lấy làm lo âu rằng, chắc chắn có nhân gì đây. Rồi bèn định phải rút thăm. Thăm xấu vào tay người nữ, cô vợ của thuyền chủ. Rút thăm như thế đến ba lượt cũng vẫn vào tay vợ ông chủ ghe. Tất cả thủy thủ đều nhìn mặt thuyền chủ. Ông này tuyên bố rằng: "Này các anh! Chúng ta không thể khiến tai hại xảy đến mọi thủy thủ, chỉ vì một người. Các anh hãy liệng nàng xuống đại hải". Rồi dạy thủy thủ cởi cả đồ tốt đẹp của vợ ra, cho mặc y phục cũ. Các thủy thủ đồng nghe theo liệng vợ thuyền chủ trong đại hải, tức tốc ghe chạy được tự nhiên.

Chư Tỳ khưu nghĩ rằng: "ác nghiệp của phụ nữ ấy đã tạo, nào ai hiểu biết được, chỉ có Ðức Thế Tôn mà thôi". Như thế rồi yên lặng để trong tâm. Khi ghe đến bờ biển, các thầy dẫn nhau lên bờ. Lúc ấy có một phụ nữ nấu cơm chín rồi, nấu tiếp món ăn. Lửa dính chéo áo rồi bắt cháy lan đến bó cỏ. Bó cỏ ấy bay lên không trung. Có một chim quạ bay đến chui đầu vào bó cỏ đang cháy ấy, bị lửa thiêu sa xuống ngay trước mặt các Tỳ khưu. Các Ngài tính sẽ đem câu chuyên ấy bạch hỏi Phật rồi dẫn nhau lên đường.

Trong thuở ấy, có bảy vị Tỳ khưu định đến hầu Phật, giữa đường gặp một cảnh già lam32 ] , bèn vào tìm Ngài Sư trưởng; Ngài bèn cho bảy vị vào trú trong thạch động vì trong nơi ấy có đủø bảy cái giường. Bảy vị Này vào ngụ đến nửa đêm, bất ngờ có một tảng đá to, tự nhiên sa xuống đóng kín cửa động. Sáng ra bảy vị ấy không sao ra khỏi được. Ngài Sư trưởng trụ trì nói rằng, ta cho bảy vị cư ngụ đêm trong động, tảng đá lại đóng bít cửa động, ta tin chắc rằng đấy là do nghiệp nặng. Nói xong ngài trụ trì bèn dạy các sư trong chùa hội lại xô tảng đá mà không động đậy. Ngài liền cho gọi cả bảy gia đình ở chung quanh chùa đến giúp đem tảng đá ra, cũng không dời nổi. Đến ngày thứ 8, không có ai đến xô, tảng đá ấy tự nhiên lăn ra khỏi cửa động. Cả bảy vị Tỳ khưu bèn nói rằng: "Nghiệp mà chúng ta đã tạo, nay phải chịu khổ vậy ngoài Ðức Thế Tôn ra có ai biết được. Chúng ta sẽ bạch hỏi". Tính rồi ra khỏi động, từ giã Ngài trụ trì, lên đường gặp nhóm Tỳ khưu kia đã cáo biệt thuyền chủ cũng vừa đến đấy. Chư Sư đồng vào hầu Đấng Giáo Chủ, lễ bái xong, ngồi trong chỗ phải lẽ, Ðức Thế Tôn tỏ lời hàn huyên ấm lạnh. Cả hai nhóm Tỳ khưu liền bạch hỏi về nguyên nhân mà mình được thấy và chính mình chịu khổ nữa.

Này các Tỳ khưu! Phụ nữ đã chịu nạn khổ vì nhân ác của nàng đã tạo từ trước rằng, thuở trước nàng đem cơm đến ruộng cho chồng, có một con chó đã nhiều kiếp sinh làm người, từng là chồng của nàng trong nhiều kiếp. Do nhân ấy, khi chồng chết thành chó, vì tình luyến ái vẫn còn. Nên khi nàng ngồi, đi, đứng, hoặc nằm trong nơi nào hay đi tiểu trong rừng, chó ấy vẫn dính theo không lìa xa nàng. Ngày kia nàng đem cơm cho chồng ăn, nàng có đem theo dây nữa. Chó ấy vẫn theo luôn. Nàng dọn cơm cho chồng ăên rồi, nàng xuống bên sông gọi chó lại, hốt cát để vào đầy nồi, một mối dây buộc nồi, một mối buộc chó, rồi xô cả xuống sông. Do nghiệp dữ ấy, nàng bị người liệng bỏ xuống nước, chết hết năm trăm kiếp rồi.

Về phần chim quạ cũng vì nghiệp ác đã tạo từ kiếp trước giống nhau như vầy, trong đời quá khứ có một nông phu, có một con bò lười, bắt nó cày ruộng, nó chạy bỏ đi nằm trong nơi khác. Người nông phu tức giận, đánh đập đến đâu, nó cũng vẫn biếng nhác. Ngày kia anh nông phu bắt bò buộc chắc rồi nói rằng: "Từ đây đi nằm cho yên thân nghe, ta không cần mi cày ruộng và ta cũng không đánh đập mi nữa", xong anh chàng lấy cỏ khô trùm mình bò rồi nổi lửa thiêu bò, chết theo nghiệp của nó. Sau khi thác anh nông phu ấy sinh trong địa ngục, bị đốt rất lâu. Còn quả dư sót của nghiệp, hắn sinh ra làm quạ, tội ấy khiến quạ chui đầu vào bó cỏ cháy như vậy đến 100 kiếp, do thế lực của nghiệp còn sót lại .

Về phần bảy Tỳ khưu, các ngươi phải chịu khổ như thế, vì kiếp trước ngươi là bảy trẻ chăn bò, đuổi bò cho ăn cỏ, mỗi chỗ bảy ngày. Bữa nọ đến một nơi sáu ngày, qua ngày thứ 7, thấy con kỳ đà to đến trước mặt, mới rủ nhau đuổi, kỳ đà ấy chạy vào lổ gò mối có bảy lổ. Các trẻ ấy nghĩ rằng chúng ta không bắt được nó, vậy để qua ngày mai sẽ bắt. Tính rồi đem nhánh cây khô đến lấp miệng lổ, mỗi đứa một lổ, không cho kỳ đà ra được, rồi trở về nhà. Sáng ra không nhớ đến kỳ đà, đuổi bò cho ăn cỏ trong nơi khác, đến bảy ngày mới đuổi đến chỗ nơi khác. Khi thấy gò mối mới nhớ đến kỳ đà. Nghĩ rằng kỳ đà mà chúng ta đã bít kín miệng lổ ấy, nay nó ra sao há, chúng đem nhau khai lổ hỏng, xem thấy kỳ đà vẫn còn, nói: "Chúng ta đừng làm hại nó, nó đã nhịn đói bảy ngày rồi. Nên thương xót nó, bảy trẻ ấy đem nó ra thả và nói rằng: "mi hãy đi đừng lo sợ, hãy tự do đi theo chí hướng và được yên vui đi". Bảy trẻ ấy sau khi ngũ uẩn tan rã, không sa trong địa ngục, vì không sát hại kỳ đà, nhưng phải chịu đói đến mười bốn kiếp, mỗi kiếp bảy ngày, đến nay là bảy Tỳ khưu, đủ mười bốn kiếp rồi. Nghiệp hằng đem khổ đến cho như vậy. Cớ ấy mới gọi hữu là duyên đến sanh, thủ là duyên đến sanh ấy là Kammabhaba (Hữu).

Sự tạo nghiệp chánh đáng là duyên đến sanh như sau. Lành là cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng và cúng dường Các Đức Độc Giác Phật được sinh lên cõi trời rất nhiều.

Nguời có đức tin cúng dường tháp bảo cũng gọi là cúng dường Phật. Nghiệp ấy gọi là thiện nghiệp, liệt vào Kammabhaba (Hữu) là duyên đến sanh. Người được trì giới, nghe Pháp, niệm Phật, tham thiền cũng liệt vào Kammabhaba là duyên đến sanh, được tái sanh trong thiên giới .

Người được tích trữ nghiệp lành là nhân cho hạnh phúc trong kiếp sau, như nàng cận sự nữ Khujju.t.taraa được dâng chiếc vòng tay bằng ngà đến Đức Độc giác, để làm chân bát là duyên hộ pháp. Nàng thông suốt Tam tạng. Nàng đại cận sự nữ V isaakhaa dâng tam y đến được đồ vật trang sức ngọc ngà cao quí; Đức Bakulathera cúng thuốc men trừ bệnh rồi các kiếp sau rất ít bệnh hoạn cho đến kiếp chót; Đức A~n~naako.nda~n~na được cúng nước mía, Đức vua Asoka được thí mật ong bằng đức tin sau được làm hoàng đế có thế lực đến một do tuần trên không trung và dưới đất; nàng Sajà thiên nữ thí cơm khô được sinh lên cõi trời; cô Tỳ khưu ni Upalava.n.na kiếp trước nghèo khó thí y cũng được thọ sanh trong nhàn cảnh v.v.

Sự tạo nghiệp lành hay nghiệp dữ cũng kể vào Kammabhaba (Hữu) gọi là duyên đến sanh. Nếu không có hữu thì cũng không có sanh.

Người tái sanh được vui cũng nhờ thế lực của thiện nghiệp đã tạo từ kiếp trước. Thiện nghiệp cho quả vui để trừ khổ, trợ vui, diệt tội, bổ ích trừ điều lo sợ, ngừa những tai nạn. Nghiệp hằng đem khổ tội lỗi lo sợ, nạn nguy, bịnh tật đến cho.

Thiện và ác đều phát sinh từ nghiệp ấy là hữu, là duyên đến sanh. Trong Thập nhị duyên khởi pháp như vậy: 

Jara Marana(Lão, Tử)

Lão và Tử sinh ra do hai hằng có sanh là duyên. Chẳng phải chỉ có thế thôi, sự buồn rầu than van, rên rỉ, ưu sầu, phiền não và nỗi bứt rứt lo âu cũng có. Các pháp đều sinh từ duyên tức là sanh giống nhau. Trừ khi không có sanh là không có ngũ uẩn. Sự rõ rệt của uẩn33 ] , lục nhập 34] , căn 35 ] không có, thủ lão tử cũng không, do đâu mà có được. Đến khi có sanh là tái sanh, là đã có ngũ uẩn rồi, thì lão, tử, buồn rầu, than van, rên siết, khổ sở, nhớ tiếc v.v. mới phát lên đầy đủ.

Cớ ấy bậc hiền minh nên hiểu rằng, sanh là duyên đến lão, tử là duyên đến các nghiệp nhứt là sự buồn rầu, than van rên rỉ. Giải rằng, khi sanh sự cố chấp là mình, là ta, là chúng sinh, là người dù nói theo chân lý tối hậu, nếu ngũ uẩn không có thì lão tử và các pháp nhứt là buồn rầu cũng không từ đâu mà có. Nói cho cùng, các pháp ấy đều dựa vô minh, có vô minh là nguồn gốc. Vì lão, tử và các pháp nhứt là phiền não đều sinh từ vô minh, có vô minh là duyên. Nhân vô minh là duyên trong các pháp nhứt hành phát sinh do sự nương vào theo thứ tự đến sanh. Nếu không có vô minh, nhứt là hành cũng không sao có được. Khi các pháp không phát sanh đuợc, sinh cũng không có, vì không có nơi nương tựa .

Như thế bậc trí tuệ nên hiểu rằng các pháp đều có vô minh là duyên sanh tử, duyên tức là vô minh là nơi trú của tam luân (Tiva.t.ta). Khi hành giả quyết định, tinh tấn cắt đứt được vô minh rồi, lão, tử và các phiền não v.v. cũng điều tiêu tan. Tình trạng phát sinh các tập khổ có từ vô minh, là duyên nương lẫn nhau mới sinh ra được, như thế. Sự diệt được khổ cũng dựa vào sự dập tắt vô minh trước, vì chỉ có căn nguyên 36] . Sự diệt khổ ấy là Niết bàn. Niết bàn hằng diệt tất cả khổ lão tử và tất cả những khổ không còn dư sót, diệt cũng đều nương vào sự diệt sinh lão tử và điều buồn rầu, phiền não, rên rỉ cùng khổ não, bực tức cũng do nương vào sự diệt hữu v.v.

Quán tưởng thấy rõ những tình trạng của các duyên nương vào lẫn nhau mà sinh và cũng dựa vào lẫn nhau mà diệt ấy gọi là Pa.ticcasamupaada Thập nhị duyên khởi pháp. Pa.ticca dịch là nương Upadanaa dịch là các pháp có vô minh đứng đầu có sự yhan van rên rỉ là cuối cùng, nhờ cậy vào lẫn nhau, mới sinh được, là duyên lẫn nhau, mới sinh nhân như vậy nên gọi là Pa.ticcasamupaada (Thập nhị duyên khởi).

Các pháp nương vào lẫn nhau rồi mới sinh được đến khi diệt cũng dựa vào nhau rồi mới diệt được như vậy.

Trong Pa.ticcasamupaada ấy có dịch ra cũng có nghĩa là sinh. Bậc trí tuệ nên hiểu rằng có ý nghĩa ngấm nghé cả sinh và diệt, sinh cũng nương vào diệt, diệt cũng nương vào sinh. Cả hai, diệt và sinh mong mỏi đến Thập nhị duyên khởi, thích hợp với Phật ngôn có giảng cho đức Aananda rằng: "Thập nhị duyên khởi là pháp uyên thúy37 ] khó cho người quán tưởng. Chúng sinh đi đến ác đạo vì chúng không hiểu đuợc thuyết Thập nhị duyên khởi, khi họ thấu triệt Thập nhị duyên khởi pháp, rồi họ sẽ bỏ được tập khổ".

Tiếng Saịkhàra (hành) sinh nhân duyên ấy ngăn người làm. Giải rằng: Người hành đến khi thấy vô minh là duyên đến hành tức là Pu~n~naabhisa.nkhaara (sự làm lành) Apu~n~naabhisa.nkhaara (sự làm ác) thấy rằng Pu~n~naabhisa.nkhaara việc làm phước hằng đem lợi ích đến mình. Apu~n~naabhisa.nkhaara làm tội không có lợi ích đến mình. Thấy như thế rồi làm lành bỏ dữ sẽ đem mình đến cõi trời.

Cớ ấy Ðức Thế Tôn mới thuyết rằng:"Sa.nkhaara (Hành) sinh, nhân Avijjaa (Vô minh) sinh, hành diệt, nhân vô minh diệt".

Tiếng Viĩĩàịa thức sinh từ hành là duyên cũng vì ngăn sự vui thích trong mình.

Tiếng danh sắc sinh nhân duyên tức là thức ấy là nhân ngăn Ghanasa~n~na là tưởng trong thân thể là của ta thật.

Tiếng lục nhập sinh nhân duyên tức là danh sắc ấy là ngăn sự thấy quấy tức là thấy danh và sắc là của mình.

Giải rằng: Người quán tưởng thấy rằng lục nhập sanh từ duyên tức là danh sắc cũng điều tra thấy ngũ uẩn là vô thường, là nơi đem đến tập khổ, là vô ngã. Cớ ấy, mới nói rằng tiếng lục nhập sinh từ duyên tức là danh và sắc ấy sẽ ngăn nhau; ngũ uẩn là thường và thấy là vui và thấy là của ta. Thí dụ:

1.- Vô minh ví như kẻ mù.

2.- Hành sinh từ duyên tức là vô minh ví như xác định cho biết rằng là kẻ mù.

3.- Thức sinh từ duyên tức là hành ví như tình trạng xác định của kẻ mù. Thức sinh từ duyên tức là vô minh ví như sự xác định của kẻ mù té xuống.

4.- Danh sắc sinh từ duyên thức ví như kẻ mù té xuống và có thẹo tia máu.

5.- Lục nhập sinh từ duyên danh sắc ví như mụt ghẻ bể từ thẹo tia máu.

6.- Xúc sinh từ lục nhập ví như sự đụng vào mắt.

7.- Thọ sinh từ duyên xúc ví như nỗi khổ của sự đụng vào mắt kẻ thù.

Người si bị vô minh đè nén rồi hằng rung động theo các pháp hành và khiến chúng sanh tái sinh trong cõi mới.

Thức hằng bị chi phối trong hành rồi đi đến năm Gati 38] ví như hoàng tử mà vua cha ủy nhiệm 39] cho quan Thái phó giáo hóa điều gì thì hoàng tử phải làm theo.

Thức hằng khiến danh đi thụ sinh trong giờ tái sinh.

Thức ví như người nữ lừa dối quyến rũ cho mê say bằng tình dục.

Thức hằng trú trong thân, trong sắc rồi khiến lục nhập cho tiến triển, nảy nở bội phần như cụm cây trong rừng.

Xúc tức là phiền não, là sự đụng chạm, đối tượng. Ví như lửa sinh nơi cây mà người chà xát mong được lửa từ hai miếng cây vậy, như mắt chịu lấy sắc, tai chịu lấy tiếng.

Kế tiếp, thọ sinh ra chịu lấy đối tượng tức là mắt thụ sắc, tai thụ tiếng, mũi thụ mùi, lưỡi thụ vị, thân thụ xúc, ái là sự mong mỏi cũng sinh, rồi thủ sinh v.v. Hữu sinh sanh sinh. Kế tiếp theo, lão tử và những buồn rầu, đau đớn, than van, rên rĩ v.v. cũng hiện ra như vậy.

Sự diệt tất cả những khổ ấy là phải diệt nhân của các pháp theo thứ tự. Mặc dù nói là đại khái, nếu diệt vô minh rồi các pháp cũng diệt hết, những tập khổ cũng diệt theo ý nghĩa như thế.



Chú thích:

[1] Khối: nhiều vật nhiều cái un đúc lại làm một.
[2] Indriya: căn hoặc gốc.
[3] Gati: cõi mà chúng sinh phải tái sinh sẽ giải rõ phía sau.
[4] Khuyến khích: xúi dục.
[5] Abhipatii: Pháp là chủ.
[6] Là ý hướng về cảnh đối tượng và biết rõ rồi hành theo, dhaatu: nâng đỡ ý thức
[7] Cõi dục thiện mà chúng sinh phải tái sinh.
[8] Năm quả hành trong sắc giới.
[9] Phước tạo trong sắc giới.
[10] Thiện trong sắc giới.
[11] Thiện trải đi trong cõi dục.
[12] a hetuka manovi~n~naana: vô nhân
[13] Thiện trải đi trong dục giới vô nhân thức.
[14] Gati là 5 nơi phải đi tái sinh.
[15] S ayaruupa: Thích hợp sắc.
[16] Thái sắc: hình dáng bề ngoài của sự vật được biểu hiện ra một cách rõ ràng xác thực.
[17] Tội nhân nằm trên miếng sắt lửa cháy: hai tay hai chân và ngực bị đóng đinh lửa.
 [18] Thủy chung: bắt đầu và cuối cùng, từ đầu đến cuối.
[19] Nhân: tăng lên.
[20] Khí chất: khuynh hướng của tình cảm.
[21] Cảnh tượng: a hammana: là tình trạng phô bày ra trước mắt.
[22] Hưởng thụ: đượchưởng.
[23] Bắc cưu lưu châu: châu hướng bắc trong 4 châu.
[24] Xin nhớ rằng lục nhập nội tức là giác quan.
[25] Mục đích: cái đích đặt để nhắm vào.
[26] 89 Tâm là:
1.- Akusalacitta: ác tâm-- 12
2.- Aahetukacitta: vô nhân tâm -- 18
3.- Kaamaavacaracitta: tâm trải đi trong dục giới -- 24
4.- Ruupaavacaracitta: tâm trải đi trong sắc giới -- 15
5.- Aruupaavacaracitta: tâm trải đi trong vô sắc giới -- 12
6.- Lokuttaracitta: thành tâm -- 08
Cộng thành: 89
[27] Tạng tâm: tâm chứa trữ.
[28] Bản năng: tính tự nhiên của người từ lúc mới sinh ra.
[29] Bế tắc: không thông, ngăn lấp.
[30] Khâu trừ: trừ bớt.
[31] Điều lành trải đi trong dục giới.
[32] Già lam: chùa.
[33] Ngũ uẩn: Pancakhandha.
[34] Lục nhập: Ayatanya.
[35] Căn: Indriya
[36] Căn nguyên: là nguồn gốc.
[37] Uyên thúy: là sâu thẳm
[38] Gati: nơi mà chúng sinh phải tái sinh
[39] Ủy nhiệm: giao phó nhiệm vụ cho

Các tin đã đăng: