"Là một người đồng tính luyến
ái mắc bệnh Aids (Sida), con có nhiều thời gian để chấp nhận hoàn cảnh bi đát
của mình. Nhưng khi nói chuyện với Sư cô về vấn đề chết và hấp hối, con cảm
thấy mình có một nhận thức sâu sắc về cuộc sống và chấp nhận căn bệnh quái ác
này. Qua phương pháp thiền chữa bệnh, kỹ thuật khống chế cơn đau và nhiều lần
tranh luận với Sư cô... giờ đây con có cảm giác yên bình kỳ lạ, một cảm giác mà
chưa từng bao giờ có trong cuộc đời của tôi. Theo cái nhìn của nhà Phật thì mỗi
chúng sinh đều bị sinh, lão, bệnh, tử chi phối, nhưng dòng tâm thức thì vẫn lưu
chuyển từ đời này sang đời khác. Quan niệm này rất chí lý và an ủi con..."
Trên đây là lá thư cuối cùng của
Tim Sulliwan đề ngày 26/6/94 gửi cho tôi (Sư cô T. Wongmo) từ bang Chicago. Tim đến trung tâm
tu học Togmay Sangpo tìm kiếm sự bình ổn cho tâm hồn vì tự biết mình sẽ chết
trong vòng mấy tháng nữa vì bệnh Aids.
Giống như một người bị ruồng bỏ,
Tim dành hết thời giờ để học Phật. Ðọc sách, bàn thảo về Phật tánh, sự tái
sinh, nhân quả, nghiệp báo... tất cả đều làm cho anh say mê và nó đã tạo cho
anh một cảm giác dễ chịu. Anh là một người có từ tâm, dù rõ ràng bị đau đớn và
đối diện với cái chết, nhưng cái đau lớn nhất của Tim là vẫn lo lắng cho gia
đình và bạn bè, những người đang đau khổ vì căn bệnh nan y của anh. Tim tổ chức
một buổi họp mặt với số người thân này lại để tôi có dịp giải thích về cuộc
hành trình của tâm thức đi tới kiếp sau. Vai trò hộ niệm của người thân rất
quan trọng đối với việc chuyển sanh của tâm thức. Người thân có thể cầu nguyện,
phóng sanh, bố thí, cúng dường, hồi hướng công đức đó cho người mạng chung thọ
sanh vào cảnh giới an lành. Bằng cách tập trung hộ niệm của quyến thuộc và bạn
bè như thế sẽ giúp cho tâm thức của người đó tự động nâng lên. Tim và người
thân của anh ta nhận thấy ý tưởng này mới lạ và tích cực so với những cảm giác
bình thường của sự bơ vơ và chán nản đi kèm với cái chết.
Ngay cả lúc khó chịu với cơ thể
bệnh hoạn của mình, Tim vẫn cố gắng tập thiền và niệm danh hiệu Ðức Phật Dược
Sư mỗi ngày. Ðặc biệt, vào những ngày cuối cùng anh quá đau đớn không làm được
gì cả, tôi đến hướng dẫn cho anh phương pháp thư giãn khống chế cơn đau. Tim để
cho trí não của mình đi theo sự dẫn dắt của thiền và cuối cùng dễ dàng đi vào
giấc ngủ.
Tim thành thật nói với mọi người
đừng lo buồn, rằng anh sẽ sẵn sàng đón nhận cái chết. Tim cho thấy sự từ bỏ đó
của anh đối với tiền bạc bằng cách ban phát từ thiện. Khi Tim phàn nàn về việc
tóc rụng do liệu pháp hóa học (chemotherapy), tôi đề nghị Tim nên cạo nó đi.
Thoạt đầu anh ta cảm thấy bồn chồn vì sợ dư luận, nhưng sau đó anh ta cũng cạo
nó và bắt đầu mặc chiếc áo thun màu vàng cam. Vì thế chúng tôi thường chế nhạo
anh ta trông giống như một "tu sĩ" Chicago.
Rồi thời gian trôi qua, Tim tự theo
dõi khi nỗi lo âu hiện lên trên diện mạo của mình, anh ta cười khúc khích và
nói: "đừng quyến luyến nữa!".
Khi người nhà biết rõ Tim đang hấp
hối, tôi được mời đến nhà Tim. Tôi đến anh ta đang vật lộn với bình ôxy và gần
như không thể nói chuyện được. Như đã hứa, tôi bắt đầu trì trú hộ niệm và nhắc
nhở anh ta nên nhiếp niệm trong giờ phút căng thẳng đó. Tôi hỏi Tim có cần gì
nữa không, anh ta tháo mặt nạ ôxy ra và nói : "Không cần gì cả, cảm ơn cô
đã lo cho con". Ðó là những lời sau cùng của Tim.
Tôi nói với Tim: "Mọi thứ đều
ổn cả, con có thể ra đi được rồi, đừng quyến luyến và sợ hãi, thôi con có thể
ra đi". Tim đáp lại những lời này bằng cách gật đầu và ngừng thở trong yên
bình.
Ðại đức Jangchup tiếp tục niệm Phật
tiếp dẫn cho Tim. Bầu không khí trong phòng yên lặng và nghiêm trang giữa tiếng
cầu kinh như để đưa lối cho Tim ra đi.
Sau khi hỏa táng, với tro của Tim,
Ðại đức Jangchup đã tạo ra một pho tượng Chuẩn Ðề. Tim đã có dịp tạo ra công
đức của mình.
(Theo MANDALA Journal, tháng 10/1994)