Tự vựng
Pàli-Việt
Àcàrìya: Pháp sư; thầy giảng giáo lý. Tiếng Thái là Ajahn .
Àdinava: sự bất lợi, nguy cơ, tổn hại; lưỡi câu có mồi. Ám chỉ
phương diện tiêu cực, thấp hèn, xấu ác của một sự vật.
Àna: hơi thở vào, sự thở vào.
Ànapànasati: Giác niệm về Hơi thở; Hơi thở có ý thức.
Ànapàna = hơi thở vào và hơi thở ra. Sati = giác niệm tức là
sự tỉnh thức. Pháp Giác Niệm về Hơi thở gồm có 16 bước thực tập,
vừa theo dõi hơi thở ra và vào, vừa quán tưởng 16
đề mục, đưa đến sự buông bỏ chấp thủ và
được giải thoát.
Anattà: Vô ngã. Muôn sự vật, chẳng trừ sự vật nào cả,
đều khiếm khuyết (thiếu) hẳn một bản thể cốt
lõi để có thể gọi đó là một "tự
ngã"(atta), một đặc tánh riêng
biệt. Chẳng sự vật nào là có "linh hồn" cả. Nói vô ngã là có ý muốn
nói chẳng thể có tự ngã, chớ chẳng phải nói sự vật
đó chẳng hiện hữu trên thực tế. Sự vật
tuy có đó, nhưng chẳng do tự nó có lấy được,
và chẳng làm của riêng cho một ai được
cả.
Attà, tự ngã, trái nghĩa với Anattà, vô ngã.
Anicca, Aniccam: Vô thường. Vô thường là chẳng thường hằng, nay có
đó, nhưng sau lại biến đổi rồi sẽ tiêu
diệt mất. Trái với vô thường là thường hằng.
Anupassanà: sự quán tưởng. Quán tưởng là sự quán sát bằng
nội tâm, nhận xét và nghiên cứu thật sâu xa về một sự việc. Có bốn lãnh
vực của sự quán tưởng:
(1) quán tưởng về thân (Kàya nupassanà);
(2) quán tưởng về cảm thọ (Vedanà nupassanà);
(3) quán tưởng về tâm (citta nupassanà); và
(4) quán tưởng về Pháp (Dhamma nupassanà)
(Pháp ở đây có nghĩa là các
sự vật).
Apàna: Hơi thở ra.
Arahant: A la hán. Vị A la hán là bực
đã diệt dứt hết các phiền não. Quả vị A la hán là quả vị cao nhứt
của hàng Thanh văn (= các đệ tử sống gần bên
Phật, nghe Kinh mà tu tập theo).
Ariya sacca: Diệu đế, Chơn lý Nhiệm mầu.
Có bốn Chơn Lý nhiệm mầu, được gọi
là Tứ Diệu đế. Bốn Chơn
lý nầy được Đức Phật Thích ca giảng trong
Kinh Chuyển Pháp luân là bản Kinh đầu
tiên Ngài giảng sau khi mới thành đạo,
cho năm anh em ông Kiều trần như nghe, tại vườn Lộc uyển, ở thành
Ba la nại. Bốn Chơn lý đó là: (1)
Khổ đế, về các sự khổ sở; (2)
Tập đế về nguồn gốc của Khổ; (3)
Diệt đế về sự tận diệt các Khổ sở;
(4) Đạo đế về con
đường Bát Chánh
Đạo có tám ngành,
đưa đến sự tận diệt Khổ.
Assàda: mồi, mồi ngon ở lưỡi câu che dấu sự nguy hiểm. Ám chỉ sự
hào nháng gạt gẫm, khía cạnh khả ái, dễ say
đắm của một sự vật, thật ra chứa đầy sự nguy hiểm bên trong.
Attà: Tự ngã. Đây là một quan
niệm sai lầm cho rằng sanh vật, sự vật đều có
"linh hồn", có thể tự mình tạo ra mình, và
độc lập. Trái với tự ngã là
vô ngã.
Apàdànà: sự chấp thủ, sự bám níu, sự quyến kuyến, sự
đắm say đeo chặt vào.
Avijjà: Vô minh, hay si mê. Trái nghĩa với Vijjà, sự thông
minh, sáng suốt, chẳng bị sự ngu dốt che mờ tâm trí.
Àyatana: Nhập, đi vào trong,
phạm vi, vùng, giới. Có hai loại nhập:
(1) nội lục nhập, còn gọi là sáu căn,
tức là các giác quan ở trong thân thể: mắt, ta, mũi, lưỡi,
thân và ý thức trong tâm;
(2) ngoại lục nhập, còn gọi là sáu trần, tức là sáu hình
thái của các sự vật bên ngoài: sắc (hình dạng và màu sắc),
thanh (tiếng động), hương
(mùi), vị (vị nếm), xúc (sờ chạm), và pháp (sự
việc).
Bhàvanà: sự quán tưởng, sự tăng
trưởng tâm linh bằng quán tưởng. Citta bhàvanà: sự quán
tưởng tâm; sự tập luyện về tâm linh để vun
bồi các đức tánh thiện.
Bojjhanga: Thất giác chi, bảy yếu tố chủa sự giác ngộ.
Đó là: (1) niệm (sati);
(2) trạch pháp (dhamma vicaya) sự chọn pháp, phân tách pháp;
(3) tinh tấn (viriya) cố gắng, nỗ lực; (4) hỉ (piti),
mừng; (5) khinh an (passaddhi), niềm vui nhẹ nhàng và an ổn;
(6) định (samàdhi), tâm
ý tập trung; (7) xả (upekkhà, tâm biết buông bỏ, bình
đẳng, chẳng bám níu vào
đâu. Còn gọi là Thất Bồ
đề phần.
Citta: Tâm.
Citta sankhàra: Tâm hành, tức là các sự kiện tạo
điều kiện gây ra ảnh hưởng đến tâm (minh
conditioners). Trong pháp Giác niệm về Hơi thở, các cảm thọ là
những tâm hành, vì như hỉ (= mừng) và lạc (= vui) có
thể khiến cho tâm rung động lên.
Dhamma: Pháp (= Chánh Pháp) hoặc pháp (= sự vật). Có hai
loại pháp (= sự vật):
(1) pháp hữu vi là những sự vật bị
điều kiện hoá, được tạo tác nên, bị
thay đổi, biến chuyển;
(2) pháp vô vi, tức là Niết-bàn, thường còn, chẳng
bị biến đổi, chẳng do tạo tác mà có.
Chữ Pháp (viết hoa) có nghĩa là Chánh Pháp do
Đức Phật dạy và truyền lại cho
đời sau, là ngôi thứ hai trong Tam
Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo). Chữ
Pháp (viết hoa) trong sách nầy lại còn có bốn nghĩa khác
nữa:
(1) Chơn Lý hay Thiên nhiên;
(2) qui luật của thiên nhiên;
(3) nhiệm vụ phải tuân theo qui luật của thiên nhiên;
(4) kết quả của việc tuân phục đó.
Dhamma jàti: pháp giới (tức là toàn thể vũ trụ); hoặc Thiên nhiên.
Bao gồm cả muôn sự vật, kể cả nhơn (người) và phi nhơn (sanh
vật, chẳng phải người).
Dosa: Sân hận, giận hờn.
Dukkha: Khổ sở, sự đau khổ.
Dukkham: Bất toại nguyện, gây ra sự chẳng vừa ý, một hình thức của
khổ sở. Vì sao lại bất toại nguyện? Vì các sự vật hữu vi (=
bị điều kiện hoá) thì vô thường, cứ
biến đổi, chẳng được ổn cố, bị suy mòn
và diệt đi
Ekaggatà: (Tâm) nhứt điểm, tâm
gom lại vào một điểm duy nhứt trên
đối tượng. Đây là tình trạng tâm
đi vào
định lực. Tâm nhứt điểm là thiền chi thứ năm,
thường được gọi là nhứt tâm.
Idappaccàyatà: Lý duyên sanh, một qui luật thiên nhiên theo
đó muôn sự vật đều do nhân duyên
mà khởi sanh và cũng do nhân duyên mà diệt
đi. Thường được biết dưới hình thức là
luật nhân quả.
Jhàna: Thiền na, các tình trạng mà tâm lần lượt
đi qua để nhập vào
Định. Thường
được gọi tắt là Thiền. Có bốn
cấp Thiền: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền (đôi
khi còn có thêm Ngũ thiền). Bốn cấp nầy thuộc về Sắc thiền,
vì hành giả nhờ quán tưởng các đối tượng có hình
sắc trong cõi dục giới mà nhập vào Định.
Jhànanga: Thiền chi, các yếu tố của Thiền.
Ở Sơ thiền có năm thiền chi:
(1) giác (Vitakka, nay gọi là tầm, tâm dán lên
đối tượng để quan sát); (2) quán
(Vicàra, nay gọi là tứ, tâm
đeo chặt vào
đối tượng để quán tưởng); (3) hỉ
(piti, nổi mừng, tâm còn xao
động); (4) lạc (sukha, niềm vui, tâm yên tịnh lại
trong niềm hoan lạc; (5) nhứt tâm (ekaggatà, tức là
nhứt điểm tâm, tình trạng tâm
gom vào một điểm trên
đối tượng, tức là nhập
định.
Ba cấp Thiền còn lại lần lượt buông rơi bốn thiền chi
đầu của Sơ thiền, để có được ở bực Tứ Thiền
với ba thiền chi: xả, niệm và nhứt tâm.
Kalyana mitta: Thiện hữu tri thức, thường gọi tắt là Thiện tri
thức, tức là người bạn hữu tốt, chỉ dạy giáo lý và kinh nghiệm tu tập.
Kàma: Nhục cảm, tình cảm ham muốn về sự thoả mãn các
đòi hỏi của giác quan hay của tình
dục.
Kàya: Thân, còn có nghĩa là nhóm, tập hợp của nhiều bộ phận hay sự
vật. Thường có nghĩa là thân thể, tấm thân vật chất. Trong
pháp Giác Niệm về Hơi thở, chữ toàn thân bao gồm cả thânvật chất và
các luồng hơi thở. Các luồng hơi thở được gọi
là thân hơi.
Kàya sankhàra: Thân hành, (body conditioners) là các sự kiện
tạo điều kiện gây ảnh hưởng đến cho thân.
Trong pháp Giác Niệm về Hơi thở, chữ thân hành trỏ vào các
hơi thở, vì hơi thở điều kiện hoá thân thể,
tức là, khi hơi thở có êm dịu thì thân thể mới an ổn.
Khandha: Uẩn hoặc Ấm. Thân tâm có năm
uẩn: (1) sắc uẩn (rùpa khandha) thuộc về thân
vật chất; và bốn uẩn kia thuộc về tinh thần: (2) thọ uẩn (vedanà
khandha), các cảm thọ; (3) tưởng uẩn (sannà khandha),
các tri giác; (4) hành uẩn (sankhàra khandha), các tư tưởng;
(5)thức uẩn (vinnàna khandha), các sự hiểu biết. Khi năm
uẩn trở thành cơ sở cho sự bám níu (= chấp thủ), thì chúng
được gọi là thủ uẩn (upàdanà
khandha).
Kilesa: Phiền não, hay lậu hoặc, làm tâm dơ bẩn chẳng
được thanh tịnh, hoặc các sự sai lầm gây ra
khổ sở. Có ba phiền não chánh, thường
được gọi là Tam
độc: tham (lobha), sân
(dosa), và si (moha).
Lobha: Tham lam.
Loka: Thế giới, vũ trụ, pháp giới.
Lokiya: Thế tục, đời sống tại gia, đời
sống còn ràng buộc vì gia đình,
xã hội, chưa vượt qua khỏi cõi thế gian.
Lokuttara: Xuất thế, vượt lên khỏi cõi thế gian.
Magga: Đạo, tức là con
đường tu tập, đường lối tu tập
Magga phala nibbàna: Đạo và Quả
Niết-bàn, tức là con đường tu tập, và
quả vị đã thành tựu về Niết-bàn.
Đạo là
đường lối tu tập tận diệt các phiền não.
Quả vị là kết quả của việc tu tập đã
thành công viên mãn.
Niết-bàn, ở đây, là sự thanh
lương, nhờ đã tận diệt
được hết các phiền não trước kia nung
nấu.
Mahaggatà: trở nên vĩ đại.
Mano: Ý thức. Chữ ý thức còn dùng
để dịch chữ Vinnàna. Chỗ
khác nhau giữa ba danh từ Mano, Vinnàna và Citta:
(1) Mano trỏ vào cơ năng trí thức
của ý thức, như hay biết, cảm thấy, thể nghiệm và hiểu biết.
(2) Vinnàna nói đến phạm vi của các
giác quan thu nhận các tri giác.
(3) Citta là phương diện chủ quan của tâm.
Màra: Ma; sự cám dỗ ta đi vào
đường ác, có hành vi xấu.
Moha: Si mê, phiền não thứ ba trong Tam
Độc (tham, sân và si); ngu si, mê mờ.
Nibbàna: Niết-bàn; ở đây, sự thanh
lương, mát mẻ. Niết-bàn là mục tiêu tối hậu của nền Phật
học. Niết-bàn hiện khởi khi lửa nung nầu của các phiền não
đã được
dập tắt, chẳng còn dư tàn; sự bám níu (chấp thủ), ích kỷ và Khổ sở
đã hoàn toàn tận diệt.
Nibbuto: sự thanh lương; người đắc
được thanh lương. Có hai cảnh trạng về sự thanh lương (nibbuto):
(1) Sàmàyika nibbàna, tình trạng thanh lương tạm thời;
(2) Tadanga nibbàna, tình trạng thanh lương ngẫu nhiên.
(Xin nơi tiểu mục: "Niết-bàn tại đây
và ngay bây giờ".)
Nimitta: Điềm, hay triệu,
để báo trước (thường dịch
là Tướng hay Định tướng).
Ở đây, nimitta là một tâm ảnh
do tâm tạo nên để nhìn vào
điểm canh chừng hơi thở đi ngang qua, để đi vào
tới Định lực. (Xin xem lại nơi các tiểu mục:
"Một tâm ảnh khởi lên" và "Tâm ảnh cuối cùng")
Nirodha: sự Tịch diệt, sự tận diệt, sự chấm dứt
đến tận gốc rễ. Cùng một nghĩa với chữ
Niết-bàn.
Nivarana: Ngũ cái, năm món che đậy:
(1) tham lam, nhứt là tham tình dục (kàmachandha);
(2) sân khuể (vyàpàda, oán giận)
(3) thụy miên (thina middha, lười, mê ngủ)
(4) trạo hối (uddhacca kukkucca, xao
động, hối tiếc)
(5) nghi ngờ (vicikicchà).
Panna: Bát nhã, Trí Huệ.
Paticca samuppàda: lý Duyên sanh; còn
được gọi là Thập Nhị Nhân Duyên: (gây nên sự Khổ sở (dukkha)
(1) Vô minh (avijjà), (2) Hành (sankhàra), (3) Thức (vinnàna),
(4) Danh sắc (nàma rùpa), (5) Lục nhập (salàyatana), (6) Xúc
(phassa), (7) Thọ (vedanà), (8) Ái (tanha, khát ái),
(9) Thủ (upàdàna, bám níu)(10)Hữu (bhava, hiện hữu) (11)
Sanh (jàti), (12) Tử (jàra marana).
Patinissaga: Sự từ bỏ; sự quẳng bỏ lại ra phía sau; sự chấm dứt bám
níu vào sự vật mà gọi đó là "Ta", hay
"của Ta"; sự vứt bỏ mọi sự vật để hoàn
trả lại cho Thiên nhiên.
Phassa: Xúc; sự tiếp xúc giữa ba sự việc: (1)
đối tượng bên ngoài, (2) giác quan
trong thân, (3) ý thức hay biết có đối tượng
đi vào tâm. Tức là, một vật được
thấy, tại mắt và tâm hay biết là
đang có thấy vật đó. Có sáu loại
xúc với năm giác quan và ý thức ở
tâm.
Pìti: Hỉ; nổi mừng, sự bằng lòng, sự thoả ý, sự ngất ngây, do từ
một cảm thọ sướng (lạc thọ) khởi lên khi ta làm xong việc gì
được thành công.
Hỉ (piti, nổi mừng) khác với niềm vui, Lạc (sukha),
vì khi có Hỉ, tâm còn nhảy nhót mừng lên mà rung
động, nhưng với Lạc, tâm lắng
dịu lại, nhẹ nhàng an hưởng niềm vui.
Prana (tiếng Phạn), Pàna (tiếng Pali): Sanh lực, Hơi thở;
sự vật đã nuôi dưỡng và bảo trì
đời sống.
Pranayàma: Sự kiểm soát hơi thở, sự huấn luyện hơi thở.
Ràga: Sự khao khát, sự tham lam ham muốn, khát khao về tình dục.
Sacca: Chơn Lý, Sự Thật.
Sacca dhamma: Sự kiện thực tế; Thực tế; Sự kiện.
Samàdhi: Định lực, Định; (phiên
âm đọc là Tam ma
đề).
Định là tình trạng của tâm tập trung lại, qui về một
điểm trên
đối tượng đang quán tưởng trong tâm. Đây là một tình trạng thanh
tịnh, ổn cố, dõng mãnh, sẵn sàng, mềm dẽo và êm dịu.
Định học là mộn học thứ hai
trong ba môn vô lậu học (sikkhà). Tam vô lậu học là
Giới học, Định học và Huệ học (sila,
samàdhi, pannà).
Sampajannà: Trí phân biện; sự thông hiểu rõ ràng, trong -sáng và
sẵn sàng; sự vận dụng Trí huệ để ứng phó với
một tình trạng đặc biệt hiện có.
Sankhàra: Chư hành, tất cả hiện tượng, hoặc các sự vật hữu vi, bị
điều kiện hoá, tùy duyên mà hiện hữu.
Chư hành thể hiện dưới ba phương diện:
(1) như là một sự kiện tạo ra
điều kiện (the conditioner), tức là nguyên nhân của ảnh
hưởng đã gây ra;
(2) như là một động tác gây
ra ảnh hưởng của điều kiện (the
conditioning);
(3) như là một tình trạng của điều kiện,
hay là chính điều kiện
đó, sẽ gây ra một ảnh hưởng cho sự vật bị
điều kiện hoá (the conditions).
Chữ Hành còn chỉ đến một
uẩn trong năm uẩn của thân
tâm, tức là hành uẩn, thường được dịch
ra Anh ngữ là intellectual formations.
Santi: Sự an hoà, sự tĩnh lặng tinh thần.
Sàsana: Giáo lý, giáo pháp về lý thuyết và thực hành.
Sati: Giác niệm, một niệm, một ý tưởng trong
đầu mà biết rõ mình
đang nghĩ gì. Còn
được dịch là: sự tỉnh thức,
sự tỉnh giác, hay là sự quán niệm. Giác niệm là cổ xe
chuyên chở Trí Huệ Bát Nhã (Panna); thiếu giác niệm, thì
chẳng thể phát triển và ứng dụng được Trí
Huệ. Giác niệm chẳng phải là ký ức (trí nhớ), mặc dầu cả
hai, giác niệm và ký ức, rất liên hệ chặt chẽ với nhau. Giác niệm
cũng chẳng phải chỉ là sự chú ý suông, còn hơn thế nữa. Tóm lại,
chính giác niệm giúp ta hay biết rõ ràng là ta
đang làm gì và
đang nghĩ hay đang nói những gì.
Giác niệm còn được gọi là Chánh
niệm trong Bát Chánh Đạo.
Satipatthàna: Tứ Niệm Xứ, Bốn Lãnh vực của sự tỉnh thức. Bốn cơ sở
để an trú giác niệm trong sự
phát triển tâm linh. Ta nghiên cứu, tra tầm về
đời sống qua bốn đề mục đó: thân,
cảm thọ, tâm và pháp (Kàya, vedanà, citta, Dhamma.)
Sikkhà: Vô lậu học. Ba môn Vô lậu học là Giới học (sila),
Định học (samadhi) và Huệ học (Panna,
Bát nhã).
Sìla: Giới, các điều răn cấm. Đứng đầu
trong ba môn Vô lậu học là Giới. Giữ giới cho thanh tịnh thì
ba nghiệp, thân, miệng và ý đều
thanh tịnh.
Sukha: Lạc, niềm vui. Lạc (vui) khác hơn Hỉ (mừng) ở chỗ là
tâm an hưởng niềm vui một cách êm đềm, mà
chẳng hề xao động, nhảy nhót như lúc mừng
rơn. Lạc thọ (sukha vedanà) là một cảm thọ vui
sướng, êm dịu, trái với Khổ thọ (dukkha vedanà) buồn
khổ, khó chịu.
Sunnatà: Tánh không, rỗng rang, rỗng không. Tánh không
đây chẳng phải là không ngơ, chẳng
phải là chẳng có gì hết ráo trọi. Không, ở
đây, là chẳng có tự thể, chẳng hề có
cốt lõi, tựa như thân cây chuối, có đó, nhưng
lột bẹ ra hết, thì rỗng rang, ngoài
đống bẹ nằm bên cạnh. Không, ở
đây, là chẳng có một cái gì trong nó có thể gọi là "tự ngã", chẳng
có "linh hồn"gì hết ráo; vì thế, chẳng thể lấy sự vật nào làm cái ‘Ta" hay
là làm ‘của Ta" được cả. Tóm lại, nói
Không, là nói chẳng có tự ngã. Tánh không là tình trạng rỗng
vắng, có đó chớ chẳng phải không có gì
ráo, và chẳng bị ô nhiễm, hoàn toàn tránh khỏi mọi lậu hoặc hay phiền nẵo.
Tanha: Sự Khát ái, sự ham muốn thái quá, sự khao khát quá
mức. Khát ái là nguồn gốc gây ra sự Khổ sở (dukkha), theo
Chơn Lý Nhiệm mầu thứ hai tức là Tập đế
trong Tứ diệu đế (ariya
sacca). Đừng lẫn lộn với sự ham muốn
chánh đáng (sammà sankappa). Sự khát ái khởi sanh từ
một cảm thọ (vedanà) có đầy
cuồng vọng, để rồi làm nguyên nhân cho sự bám níu hay là sự chấp
thủ (upàdàna).
Tathatà: Như thị, như thế vậy thôi,"chỉ như vậy mà thôi". Như
thị (Tathatà) có nghĩa cứ như thế, chẳng phải vầy, mà cũng
chẳng phải kia, là một thực tế phi nhị nguyên (non dualist). Muôn sự vật
đều như thị, nghĩa là
chúng vô thường, bất toại nguyện và vô ngã như vậy, dầu cho chúng
ta có thương hay ghét chúng, dầu cho chúng ta có tin tưởng, hay tưởng
tượng, hay hi vọng gì về chúng đi nữa, chúng
vẫn là "như thế".
Upàdàna: Sự chấp thủ, sự bám níu, sự tríu mến. Sự
chấp thủ là sự cố bám chặt vào sự vật gì một cách
điên rồ, và xem sự vật
đó như là "Ta" hay là "của Ta".
Vedanà: Cảm thọ, cảm giác. Có ba loại cảm thọ: (1) lạc thọ (sukha
vedanà) cảm thấy thích thú, dễ
chịu, sảng khoái; (2) khổ thọ (dukkha vedanà) cảm thấy
chẳng mấy được thích thú, và khó chịu,
bứt rứt. (3) xả thọ (adukkhamasukha vedanà), chẳng lạc chẳng
khổ, có tính trung hoà. Cảm thọ bị điều kiện
hoá bởi xúc (phassa); nếu nó khởi lên trong sự si mê,
thì sẽ đưa đến sự khao khát, thèm
thuồng.
Vijjà: sự minh triết, đồng
nghĩa với Trí Huệ, với Bát nhã (Pannà), nhưng trái nghĩa với
sự Vô minh (Avijjà), hay là sự ngu mê.
Vimutti: Giải thoát, giải phóng. Sự giải thoát có nghĩa là
được thoát khỏi hoàn toàn mọi sự ràng
buộc, diệt tận được mọi phiền não (kilesa)
và khổ sở (dukkha), và chứng đắc được
cõi Niết-bàn (Nibbàna).
Vinnàna: Thức, Ý thức. Ý thức là sự hiểu biết của tâm khi thu nhận
các cảm giác ở các giác quan về đối tượng
chuyển vào trong nội tâm. Có sáu thức: nhãn thức (sự hiểu
biết qua mắt thấy), nhĩ thức (tai), tị thức (mũi), thiệt thức
(lưỡi), thân thức (ở da trên thân) và ý thức (ý nghĩ ở tâm). Nhờ có
thức, các hoạt động tâm linh mới có thể
thực hiện đối với thế giới (loka) bên ngoài và ta mới có thể
thể nghiệm được các cảm giác từ các giác quan
đưa đến.
Vipassanà: Sự Minh sát; theo nghĩa từ chữ, là "thấy rõ". Nhờ
có sự Minh sát, tâm mới nhìn thẳng vào bản thể chơn thật của muôn
sự vật một cách trực tiếp, để thấy ra thật rõ
ràng rằng chúng đều là vô thường,
khổ sở, và vô ngã (aniccam dukkham anattà).
Viràga: sự vô chấp thủ, sự chẳng còn chấp thủ nữa, sự phá
tan và tận diệt các việc luyến ái, tríu mến, bám níu vào. Trái nghĩa với
chấp thủ (ràga).
Viveka: Sự độc cư, sự ở
ẩn, sống nơi vắng vẻ một mình. Đây là
tình trạng của thân tâm nhờ sống độc
cư trong sự tịch tĩnh, nên giữ được
thân chẳng bị cảnh vật xung quanh khuấy rầy, tâm dứt
mọi ràng buộc, mọi phiền não.
Vossagga: Sự từ bỏ, sự vứt bỏ ra phía sau, sự từ khước.
Đây là sự biết buông bỏ tự nhiên của
tâm đã giải thoát.
Đồng nghĩa với Nibbàna và
Patinissagga.