Giới thiệu & Giảng giải kinh điển
Toát yếu Kinh Trung Bộ
10/07/2554 14:10 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 131

Kinh Nhất dạ hiền giả
(Bhaddekarattasuttam)

I. TOÁT YẾU

Bhaddekaratta Sutta (One Fortunate Attachment); Anandabhaddekaratta Sutta (Ananda and One Fortunate Attachment); Mahakaccanabhaddekaratta Sutta (Maha Kaccana and One Fortunate Attachment); Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta (Lomasa - kangiya and One Fortunate Attachment): the above four suttas all revolve around a stanza spoken by the Buddha emphasising the need for present effort in developing insight into things as they are.

[Kinh Nhất dạ hiền giả; A nan và kinh Nhất dạ hiền; Ðại Ca chiên diên và kinh Nhất dạ hiền; Lomasakangiya và kinh Nhất dạ hiền: Cả bốn kinh này đều xoay quanh một bài kệ Phật thuyết, nhấn mạnh nhu yếu nỗ lực ngay trong hiện tại để phát triển tuệ quán đi sâu vào các pháp hiện tại như chúng đang là.]

II. TÓM TẮT

Phật dạy một bài kệ rồi sau đó giảng rộng ý nghĩa. Bài kệ đại ý dạy đừng truy tìm quá khứ [1], ước vọng tương lai, vì quá khứ đã chấm dứt, tương lai chưa đến. Ðối với các pháp hiện tại [2], hãy quán sát với trí tuệ [3] để không bị lay chuyển [4]. Phải nhiệt tâm tu hành tuệ quán như vậy ngay hôm nay, vì không thể biết ngày mai sẽ thế nào. Sự chết không hẹn trước, không thể điều đình với nó. Người nào luôn luôn an trú trong tuệ quán này với nhiệt tâm không mỏi mệt, kẻ ấy xứng đáng được gọi là bậc Nhất dạ hiền [5].

Rồi Phật giảng rộng như sau. Truy tìm quá khứ là nhớ miên man về sắc, thọ, tưởng, hành, thức của mình với sự hân hoan. Không truy tìm là nghĩ trong quá khứ ta có sắc thọ tưởng hành thức như vậy, nhưng không có hân hoan [6]. Ước vọng tương lai là nghĩ đến năm uẩn của mình với tâm hân hoan. Không ước vọng tương lai là nghĩ như trên nhưng không có hân hoan. Bị lôi cuốn [7] trong các pháp hiện tại là khi phàm phu không tu học thánh pháp, xem sắc là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc trong tự ngã, hoặc xem tự ngã ở trong sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng xem như vậy (gọi là mười hai thân kiến). Không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại là khi vị thánh đệ tử đa văn nhờ có tu tập thánh pháp nên đối với năm uẩn thân tâm này, không xem là tự ngã.

III. CHÚ GIẢI

1. Năm uẩn (tức bản thân) trong quá khứ.

2. Năm uẩn trong hiện tại.

3. Vipassati, thấy bằng trí tuệ, tuệ quán, nghĩa là thấy rõ ba đặc tính vô thường khổ vô ngã.

4. Không bị lay chuyển trước vui khổ do ngã chấp.

5. Bhaddekaratta, từ này rất khó hiểu, được HT Minh Châu dịch theo danh từ là Nhất dạ hiền. Theo MA, chỉ cho sự thành tựu tuệ quán (chú thích của HT Minh Châu). Theo Nanamoli, chỉ một vị yêu thích hạnh độc cư, và độc cư đây có nghĩa là tâm độc cư chuyên nhất, không ở với một pháp thứ hai. Theo Bodhi, là người có một sự bám víu tốt lành, là bám sát hạnh sống một mình, tâm không ở chung với pháp nào khác. Hoặc (theo Bodhi) chỉ là cái tên mà Phật đặt cho pháp tu thiền quán do Ngài giảng dạy.

6. Hân hoan vui thích là chứng tỏ còn tham.

7. Bị lôi cuốn vào các pháp (tự ngã) hiện tại, do tham ái và tà kiến.

IV. PHÁP SỐ

V. KỆ TỤNG

Phật dạy bài kệ sau:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không lay chuyển
Biết vậy, n
ên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất dạ hiền,
Bậc an tịnh trầm lặng.
Nói xong bài kệ trên
Ngài giải thích ý nghĩa:
Truy tìm về quá khứ
Là nghĩ với hân hoan:
Như vậy, sắc của ta
Trong thời gian đã qua.
Thọ, tưởng, hành, thức ta
Ðã từng là như vậy.
Không truy tìm quá khứ
Là khi nghĩ như trên
Mà trong tâm bình thản
Không thích thú hân hoan.
Ước vọng về tương lai
Là ước gì mai sau
Năm uẩn ta như vậy
V
à khởi lên hân hoan.
Phàm phu bị lôi cuốn
Trong các pháp hiện tại
Vì không tu thánh pháp
Xem sắc là tự ngã,
Hoặc tự ngã có sắc,
Hoặc sắc trong tự ngã,
Hoặc ngã ở trong sắc
Với thọ, tưởng, hành, thức
Cũng đều xem như vậy
Cộng hai mươi thân kiến.
Thánh đệ tử đa văn
Nhờ học pháp thánh nhân
Không xem l
à tự ngã
Năm uẩn thân tâm này.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 132

A Nan Nhất dạ hiền giả

I. TOÁT YẾU

(Tóm tắt và chú giải cũng như trên)

II. TÓM TẮT
III. CHÚ GIẢI
IV. PHÁP SỐ

V. KỆ TỤNG

Kinh này giống kinh trên
Do A nan trùng tuyên
Cho tỷ kheo tăng chúng
Những g
ì Phật đã dạy.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 133

Ðại Ca chiên diên nhất dạ hiền giả

I. TOÁT YẾU
II. TÓM TẮT

Như kinh 131.

III. CHÚ GIẢI

Trong hai kinh trước 131, 132 và kinh tiếp theo kinh này, 134, Phật dựa trên năm uẩn để phân tích, nhưng kinh này Phật cốt đưa ra sáu nội ngoại xứ. Hiểu tôn ý của Phật, tôn giả Ca chiên diên đã giảng rộng theo chiều hướng ấy.

IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG

Tôn giả Xa mi đi
Ðược một vị thiên nhân
Khuyên thọ trì bài kệ
Về kinh Nhất dạ hiền.
Ông liền đến bên Phật
Xin đọc bài kệ trên
Ðược Thế tôn đọc lên
Ca chiên diên giảng rộng.
Thay vì nói năm uẩn
Ng
ài giảng căn trần thức
Cộng th
ành mười tám xứ:
Khi căn trần tiếp xúc
M
à thức không bị trói
Bởi sợi dây tham ái
Thì không khởi hân hoan
Không truy tìm quá khứ
Không ước vọng tương lai
Cũng không bị cuốn lôi
Vào các pháp hiện tại.
Tôn giả Ca chiên diên
Ðã khai triển như vậy
Và Ngài được Phật khen
L
à bậc đại trí hiền.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 134

Nhất dạ hiền giả
(Lomasakangiya)

I. TOÁT YẾU
II. TÓM TẮT

Như kinh 131.

III. CHÚ GIẢI

Theo chú giải Trưởng lão kệ, thì tôn giả Lomasa vào thời Phật Ca Diếp đã xuất gia làm tỷ kheo. Sau khi nghe Phật Ca Diếp dạy kinh Bhaddekaratta này, một tỷ kheo nói về kinh ấy cho Lomasa nhưng Lomasa không hiểu và đã kêu lên: Mong rằng trong đời sau, tôi có thể giảng cho ông về kinh này. Vị tỷ kheo kia nói: Tôi cũng mong mỏi sẽ hỏi ông về kinh ấy. Do lời nguyện ấy mà trong kiếp này, Lomasa tái sinh vào một gia đình họ Thích Ca ở Ca tỳ la vệ, trong khi vị tỷ kheo kia đã làm một vị trời tên Candana.

Theo Sớ giải, Kinh này được giảng vào lúc đức Thế tôn thành đạo đã được bảy năm. Khi ấy Ngài đang trải qua ba tháng an cư mùa mưa tại cung trời 33, giảng Abhidhamma cho chư thiên quy tụ lại từ mười ngàn thế giới hệ.

IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG

Tỷ kheo Lô ma xa
Ðược thiên nhân khuyến khích
Nên thọ trì bài kệ
Về Nhất dạ hiền giả.
Vị trời này được nghe
Phật giảng b
ài kệ ấy
Tại Tam thập tam thiên:
Quá khứ không truy tầm…
Tương lai lại chưa đến.
B
ài Kệ Nhất dạ hiền
Liên hệ đến mục đích
L
à căn bản Phạm hạnh.
Tôn giả đến b
ên Phật
Tường thuật hết sự tình
Phật giảng lại kệ này
Ðại cương và chi tiết.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 135

Tiểu nghiệp phân biệt
(Culakammavibhanga Sutta)

I. TOÁT YẾU

The Shorter Exposition of Action.

The Buddha explains how kamma accounts for the fortune and misfortune of beings.

Trình bày ngắn về nghiệp.

Phật giải thích nghiệp là nhân của may mắn và bất hạnh nơi hữu tình.

II. TÓM TẮT

Thanh niên Subha [1] Todeyya hỏi Phật do nguyên nhân gì, cùng sinh làm người mà không ai giống ai về thọ mạng [2] (người sống lâu kẻ chết yểu); về sức khỏe (người ít bệnh, kẻ nhiều bệnh); về dung sắc (người xấu kẻ đẹp); về uy quyền (người nhiều quyền kẻ ít quyền); về tài sản (người giàu kẻ nghèo); về thế cấp hay dòng dõi (người cao kẻ thấp); về trí tuệ (người thông minh kẻ ngu đần)… Phật dạy tất cả đều do nghiệp, con người là chủ nhân, là thừa tự của nghiệp. Chính nghiệp đã phân chia hữu tình ra có hơn kém như vậy. Chết yểu là do nghiệp giết hại sinh vật, không có tâm từ bi đối với hữu tình. Sống lâu là do từ bỏ giết hại, có tâm từ bi. Ít bệnh là do không não hại chúng sinh. Nhiều bệnh là do kiếp trước thường não hại chúng sinh. Tướng mạo xinh đẹp là do không phẫn nộ bất mãn. Nhiều uy quyền là do không ganh tị với người được quyền lợi, được tôn kính. Ít uy quyền là do thói ganh tị. Giàu có là do đã bố thí cúng dường. Sinh vào gia đình cao quý là do thường tôn kính người đáng kính. Sinh vào gia đình hèn hạ là do ngạo mạn, không kính người đáng kính. Có trí tuệ là do thường đến gần các sa môn để học hỏi. Ngu đần là do không đến gần các sa môn để học hỏi.

Vậy con người có tình trạng thế nào là do họ đã đi con đường dẫn đến tình trạng ấy. Thanh niên nghe xong xin quy y Tam bảo.

III. CHÚ GIẢI

1. Xem kinh 99. Theo sớ giải, thân phụ ông ta là bà la môn Todeyya do thói hà tiện đã tái sinh làm con chó ngay trong nhà ông. Phật cho Subha biết thế bằng cách khiến con chó moi lên kho tàng mà người cha đã chôn giấu lúc sinh tiền. Việc ấy đã làm Subha khởi tín tâm, thúc đẩy ông đến thỉnh vấn Phật về sự vận hành của nghiệp.

2. Nếu nghiệp giết hại quyết định cách tái sinh, thì nó sẽ dẫn đến tái sinh vào một đọa xứ. Nhưng nếu nhờ một thiện nghiệp mà được sinh làm người (và được làm người luôn là hậu quả của nghiệp lành), thì nghiệp giết hại sẽ khiến người này gặp nhiều nghịch cảnh đưa đến sự chết yểu.

IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG

Một thanh niên ngoại đạo
Ðến tịnh xá Kỳ viên
Hỏi Phật nguyên nhân gì
Người chẳng ai giống ai
Về thọ mạng, sức khỏe
Về dung sắc, quyền uy
Về tài sản, giai cấp
Cũng như về trí tuệ?
Phật dạy các hữu tình
Là chủ nhân của nghiệp
Là thừa tự của nghiệp.
Nghiệp phân chia hữu tình:
Chết yểu do giết hại
Không có tâm từ bi
Sống lâu do tâm từ
Và không ưa giết hại
Không não hại chúng sinh
Là nguyên nhân ít bệnh.
Thường não hại chúng sinh
Ðưa đến nhiều bệnh tật.
Người tướng mạo xinh đẹp
Do không hận không sân
Người tướng mạo xấu xí
L
à do nhiều phẫn nộ
Nguyên nhân có uy quyền
Là không lòng ganh tị
Với người đáng tôn kính
Ít uy quyền l
à do
Cái thói ưa ganh tị.
Giàu có do bố thí
Nghèo do không cúng dường
Sinh dòng họ cao quý
Do kính người đáng kính
V
ào gia đình hèn hạ
Do ngạo mạn kiêu căng
L
àm người có trí tuệ
Do thường gần bậc trí
Ðể học hỏi nghĩa lý
Làm người mà ngu đần
L
à do không học hỏi
Thân cận các sa môn.
Hiện tại như thế nào
Ðều do trong quá khứ
Ðã đi trên con đường
Dẫn đến t
ình trạng ấy.
Khi nghe Phật dạy xong
Thanh niên Tô-đây-gia
Xin quy y đức Phật,
Pháp v
à Tỷ kheo tăng.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 136

Ðại nghiệp phân biệt
(Mahakammavibhanga Sutta)

I. TOÁT YẾU

The Greater Exposition of Action.

The Buddha reveals subtle complexities in the workings of kamma that overturn simplistic dogmas and sweeping generalizations.

Trình bày rộng rãi hơn về nghiệp.

Phật hiển thị những điều vi tế trong vận hành của nghiệp, làm đảo lộn những lập thuyết ngây ngô và quy nạp bừa bãi.

II. TÓM TẮT

Du sĩ ngoại đạo Potaliputta đi đến tôn giả Samiddhi kể rằng chính ông đã được nghe Phật dạy nghiệp thân, khẩu là giả, chỉ có ý nghiệp mới thật; và có một loại thiền định nếu tu thành tựu thì sẽ không còn cảm giác gì nữa [1]. Tôn giả nói Phật không bao giờ dạy như vậy, đừng phỉ báng Ngài. Du sĩ khen tôn giả mới tu ba năm mà đã biết bảo vệ thầy mình, và hỏi tiếp: Khi cố ý làm ba nghiệp thân khẩu ý, thì sẽ có cảm giác gì? Samiddhi trả lời là sẽ có cảm giác đau khổ. Du sĩ bỏ đi không ý kiến. Sau đó tôn giả đến yết kiến Phật trình bày mọi sự.

Phật dạy, Ta chưa từng gặp Potali thì do đâu có chuyện ấy. Và Ngài chê Samiddhi là kẻ ngu đã trả lời một chiều trước một vấn đề cần được phân tích. Khi ấy tôn giả Udàyi thưa: Có lẽ sư huynh Samiddhi ám chỉ một nguyên lý Ngài đã dạy "Còn cảm giác là còn đau khổ [2]". Phật dạy, câu hỏi của du sĩ cần phải được trả lời rằng nếu cố ý làm một nghiệp (thân, khẩu, ý) có khả năng đem lại đau khổ thì sẽ có cảm giác khổ. Nếu cố ý làm một nghiệp (thân, khẩu, ý) có khả năng đem lại vui thì sẽ có cảm giác vui; và nếu một nghiệp có khả năng đem lại cảm giác không khổ không vui thì kết quả sẽ là cảm giác trung tính.

Rồi Phật dạy về phân biệt đại nghiệp như sau. Trên đời có bốn hạng người:

1. Người sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, hai lưỡi, ác khẩu, nói phù phiếm, tham lam, sân hận, có tà kiến (đủ mười nghiệp ác), khi chết sinh vào nẻo ác, cõi dữ, địa ngục.

2. Có người cũng phạm mười tội ác như trên, nhưng chết sinh vào cõi tốt lành như làm người làm trời.

3. Có người từ bỏ mười nghiệp ác nói trên, chết sinh vào cõi lành.

4. Có người cũng từ bỏ mười nghiệp ác, nhưng chết sinh vào cõi dữ, địa ngục.

Do vậy, có thể công bố rằng chắc chắn có quả báo của thiện nghiệp ác nghiệp, nhưng không thể công bố như sau: Chắc chắn tất cả những người làm 10 ác đều sinh vào cõi dữ, từ bỏ 10 ác đều sinh cõi lành (vì có một số người làm ác chết sinh cõi lành và làm lành chết sinh cõi dữ).

Theo sự phân biệt đại nghiệp của Phật thì làm ác sinh cõi lành là do một nghiệp rất lành từ lâu xa về trước đến thời có kết quả, hoặc do một chính kiến khởi lên trước khi chết, còn làm lành tái sinh cõi dữ là do một ác nghiệp từ rất lâu về trước nay đến thời gặt quả báo, hoặc do lúc gần chết khởi lên một tà kiến. Do vậy, có loại nghiệp không tác dụng mà tợ không, không tác dụng mà tợ như có, và nghiệp có tác dụng tợ có, nghiệp có tác dụng tợ không.

III. CHÚ GIẢI

1. Potaliya không đích thân trực tiếp nghe Phật dạy lời này, mà chỉ nghe đồn Phật dạy như thế. Phần đầu câu Potaliya nói nghiệp thân, khẩu là giả, chỉ có ý nghiệp mới thật là một xuyên tạc của lời Phật dạy trong kinh 56 rằng trong ba loại nghiệp, ý nghiệp là đáng trách nhất trong sự hình thành ác nghiệp. Phần sau một loại thiền định nếu tu thành tựu thì sẽ không còn cảm giác gì xuất phát từ pháp thoại của Phật về định Diệt thọ tưởng trong kinh Trường bộ số 9 nhan đề Potthapàda.

2. Lời này được Phật nói trong kinh Tương ưng số 36, ám chỉ khổ tiềm ẩn trong tất cả hành vì tính vô thường. Mặc dù Phật có dạy như thế thực, nhưng tôn giả Samiddhi dường như đã hiểu ra rằng điều ấy có nghĩa tất cả cảm thọ đều đau khổ, thì rõ ràng là sai.

IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG

Po-ta-li-put-ta
Một du sĩ ngoại đạo
Ðến bảo Sa-mid-dhi
Tỷ kheo đệ tử Phật:
Chính tôi nghe Phật nói
Nghiệp thân, khẩu l
à giả
Chỉ ý nghiệp là thật;
Và có một loại thiền
Tu sẽ hết cảm giác.
Tôn giả liền phản bác:
Chớ phỉ báng Thế tôn
Ngài không dạy như vậy.
Du sĩ khen tôn giả
Chỉ mới tu ba năm
Ðã biết bảo vệ thầy.
Rồi ông hỏi tôn giả:
Cố ý làm ba nghiệp
Sẽ có cảm giác gì?
Tôn giả đáp: khổ thọ.
Du sĩ liền cáo từ
Bỏ đi không ý kiến.
Tôn giả đi đến Phật
Ðể trình bày mọi sự.
- Ta chưa gặp ông ấy
Do đâu có chuyện này?
Và ngươi thật ngu si
Khi trả lời một chiều
Vấn đề cần phân tích:
Cố tâm l
àm nghĩ nói
Ðiều không vui không khổ
Cảm giác không vui khổ.
Rồi Thế tôn bàn rộng
Nghiệp quả bốn hạng người:
Hạng suốt đời làm ác
Chết đọa vào cõi dữ.
Hạng suốt đời làm ác
Chết sinh vào cõi lành.
Hạng suốt đời làm lành
Chết sinh lên thiên giới.
Hạng suốt đời làm lành
Chết sinh vào cõi ác.
Sự tình là như vậy,
Nên có thể công bố
Chắc chắn có quả báo
Của nghiệp lành nghiệp dữ;
Nhưng không thể công bố:
Mọi kẻ làm mười ác
Ðều sinh vào cõi dữ,
Ai từ bỏ mười ác
Ðều sinh đến cõi lành.
Theo đại nghiệp phân biệt
Sở dĩ kẻ l
àm ác
được sinh cõi lành
Là do nghiệp rất lành
Từ lâu xa về trước
Ðến thời có kết quả,
Hoặc do lúc lâm chung
Khởi lên một chánh kiến.
Kẻ suốt đời làm lành
Mà tái sinh cõi dữ
Là do một ác nghiệp
Từ rất lâu về trước
Nay đến thời gặt quả,
Hoặc do lúc gần chết
Khởi l
ên một tà kiến.
Do vậy, có loại nghiệp
Không tác dụng tợ không,
Không tác dụng tợ có,
Có tác dụng tợ có,
Có tác dụng tợ không.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 137

Phân biệt sáu xứ
(Salayatanavibhanga Sutta)

I. TOÁT YẾU

The Exposition of the Sixfold Base.

The Buddha expounds the six internal and external sense bases and other related topics.

Trình bày về sáu xứ.

Phật giảng giải sáu nội ngoại xứ và các đề tài liên hệ.

II. TÓM TẮT

Phật giảng về 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 xúc, 18 ý hành [1] (6 khổ, 6 ưu, 6 xả), 36 loại hữu tình (18 ý hành liên hệ tại gia, 18 liên hệ xuất gia), ba loại cảm thọ [2], ba niệm của bậc đạo sư, về Vô thượng điều ngự. Về xả (trong ba cảm thọ), có xả liên hệ tại gia hay xả y cứ đa diện, xả liên hệ xuất ly hay xả y cứ nhất diện. Xả tại gia, y cứ đa diện là xả sắc thanh hương vị xúc, xả này không chinh phục được phiền não và quả dị thục [3]. Xả xuất ly, y cứ nhất diện, là xả thuộc thiền như xả tầm tứ hỷ lạc. Y cứ cái này đoạn tận cái kia có nghĩa là theo hỷ ưu xuất gia, bỏ hỷ ưu tại gia. Bỏ xả đa diện và hỷ nhất diện để có xả nhất diện.

Ba niệm của đấng đạo sư đối với ba loại hội chúng nghe pháp là, đối với hội chúng có đa số biếng nhác, Ngài không hoan hỷ nhưng vẫn giữ chính niệm không phiền não, với loại hội chúng có một số siêng năng một số biếng nhác thái độ Ngài không hoan hỷ cũng không không hoan hỷ, với hội chúng có đa số siêng năng, Ngài hoan hỷ trong chính niệm.

Trong các vị huấn luyện sư, Phật là đấng vô thượng điều ngự. Vì trong khi voi, ngựa hay bò được người huấn luyện chỉ chạy theo một trong bốn hướng đông tây nam bắc, thì một tỷ kheo được Phật huấn luyện đi khắp tám hướng [4], đấy là tám giải thoát: nội có sắc quán ngoại sắc, nội không sắc quán ngoại sắc, chú tâm trên thanh tịnh, hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ và Diệt thọ tưởng định.

III. CHÚ GIẢI

1. Ý hành, (manopavicàra, mental exploration) là tầm và tứ. Người ta tra tầm, xem xét đối tượng do sự sinh khởi của tứ (vicàra).

2. Sau khi thấy sắc với nhãn thức, ta tra tầm nó như một đối tượng, và thế là nhân của vui, hoặc khổ, hoặc không vui không khổ.

3. Xả thanh hương vị xúc… hay xả đa diện không chinh phục được phiền não và quả dị thục nghĩa là khổ hạnh về thân xác không ăn thua gì, vì phiền não (tham sân si) không thể chấm dứt chỉ bằng cách bưng tai nhắm mắt trước thanh sắc trần gian; cũng không tránh khỏi quả dị thục là không thoát khỏi luân hồi sinh tử, khi chỉ tu kềm chế các giác quan mà không có trí tuệ thấy rõ sự vô ích, trống rỗng của dục vọng.

4. Ðấy là những cảnh giới (đạo, thú) của các loại hữu tình.

IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG

Phật dạy các tỷ kheo
Cần biết rõ sáu xứ:
Sáu nội xứ là mắt
Tai mũi lưỡi thân ý;
Sáu ngoại xứ là sắc
Thanh hương vị xúc pháp
Sáu thức thân: nhãn thức
Nhĩ thức đến ý thức.
Sáu xúc thân: nh
ãn xúc
Nhĩ xúc đến ý xúc.
Khi con mắt thấy sắc
Ðến ý nhận thức pháp
Khởi lên hỷ, ưu, xả.
Cộng mười tám ý hành
Có băm sáu hữu tình:
Sáu hỷ thuộc tại gia
Khi mắt tai mũi lưỡi
Nhận được những khoái cảm
Do tiếp xúc đối tượng;
Sáu hỷ thuộc xuất ly
Khi biết với trí tuệ
Tính vô thường nơi sắc
Thanh hương vị xúc pháp.
Sáu ưu thuộc tại gia:
Lo mắt không thấy được
Các sắc đẹp khả ái;
Tương tự, với tai, mũi
Lưỡi thân v
à ý thức
Lo không thể tiếp nhận
Những đối tượng đẹp lòng.
Sáu ưu thuộc xuất ly:
Khi biết sắc vô thường
Thanh hương vị xúc pháp
Cả sáu đều vô thường,
Ưu tư mong chứng đạt
Ðến tối thượng giải thoát.
Sáu xả thuộc tại gia
Như phàm phu thấy sắc
Có thể khởi tâm xả
Nhưng không thấy nguy hiểm
Nên không hết não phiền
Không khỏi quả dị thục
Xả thanh hương vị xúc
Nơi phàm phu cũng thế.
Sáu xả thuộc xuất ly
Khi với chánh trí tuệ
Rõ các pháp vô thường
Ðau khổ và biến hoại
Nên khởi tâm xả bỏ
Ðối với sáu ngoại xứ.
Do y cứ cái này
đoạn tận cái kia:
Theo hỷ ưu xuất ly
Ðoạn hỷ ưu tại gia
Ðoạn cả hỷ xuất ly
Ði đến xả xuất ly
Ðoạn tận xả đa diện
(xả thanh hương vị xúc)
Ði đến xả nhất diện
(xả trong các thiền chứng)
Có ba loại niệm xứ
Nơi một đấng đạo sư:
Khi giảng dạy chánh pháp
V
ì an lạc hữu tình
Tâm Ngài không nao núng
Trước ba loại hội chúng:
Ða số không lóng tai
Không thực hành diệu pháp;
Có người lóng, kẻ không:
Ðối hai hội chúng này
Như Lai không hoan hỷ
Nhưng tâm không giao động;
Nếu gặp chúng đệ tử
Chăm chỉ lóng tai nghe
Không l
àm trái chánh pháp
Như Lai rất hoan hỷ
Nhưng chánh niệm tỉnh giác.
Ðấy là ba niệm xứ
Xứng với bậc đạo sư.
Bậc vô thượng điều ngự
Giảng dạy tám giải thoát:
Nội có sắc, quán ngoại,
Nội vô sắc quán ngoại,
Chú tâm tr
ên thanh tịnh,
Không vô biên xứ định,
Thức vô bi
ên xứ định,
Vô sở hữu xứ định,
Phi tưởng phi phi tưởng
V
à diệt thọ tưởng định.
Tỷ kheo được huấn luyện
Ði khắp tám phương trời.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 138

Tổng thuyết và biệt thuyết
(Uddesavibhanga Sutta)

I. TOÁT YẾU

The Exposition of a Summary.

The venerable Maha Kaccana elaborates upon a brief saying of the Buddha on the training of consciousness and the overcoming of agitation.

Giảng rộng một lời dạy vắn tắt.

Tôn giả Ðại ca chiên diên triển khai một lời dạy vắn tắt của Phật về sự tu luyện tâm thức để thắng lướt trạo cử giao động.

II. TÓM TẮT

Phật dạy chúng tỷ kheo một lời vắn tắt: Tỷ kheo cần nhìn như thế nào để đối với ngoại trần tâm không bị tản rộng, đối với nội trần tâm không trú trước, không chấp thủ, không bị khủng bố. Như vậy tương lai sẽ không còn khổ về sanh, già, chết.

Sau khi Ngài bỏ đi vào tịnh xá, chúng tỷ kheo đến thỉnh cầu tôn giả Ca chiên diên giải thích ý nghĩa. Và Ngài đã giảng như sau: Khi căn trần thức tiếp xúc, do thức truy cầu tướng bên ngoài nên bị các tướng trói buộc, đấy gọi là bị tán loạn, tản rộng. Nếu căn trần tiếp xúc mà thức không theo đuổi tướng ngoài, thì không bị tán loạn. Ðối với nội trần, nghĩa là các thiền chứng từ sơ đến tứ thiền, thức cũng có thể bị trói buộc bởi ly dục ly bất thiện pháp, sanh hỷ lạc ở thiền thứ nhất, định sanh hỷ lạc ở thiền thứ hai, bởi xả niệm lạc trú ở thiền thứ ba và bởi bất khổ bất lạc (xả niệm thanh tịnh) ở thiền thứ tư. Nếu không bị các thiền chứng này trói buộc thì gọi là không trú trước nội trần. Chấp thủ, bị khủng bố là khi kẻ vô văn phàm phu do không hiểu thánh pháp, chấp sắc là tự ngã, tự ngã ở trong sắc, sắc ở trong tự ngã, tự ngã có sắc (với 4 uẩn kia cũng chấp như vậy thành ra có 20 thân kiến). Do chấp như vậy nên khi sắc thọ tưởng hành thức biến hoại, phàm phu lấy làm đau khổ, bị khủng bố. Thánh đệ tử có tu tập thì không chấp thủ như vậy, nên khi sắc biến hoại, thức không bị chuyển theo, các pháp khủng bố khởi lên không kiên trì ám ảnh tâm. Vì tâm không bị ám ảnh nên cũng không sợ hãi hay khao khát. Như vậy là không chấp thủ, không bị khủng bố.

Sau khi chúng tỷ kheo đến Phật trình bày cách giải thích của tôn giả, Phật khen tôn giả Ca chiên diên là bậc đại tuệ đã hiểu đúng lời Ngài dạy.

III. CHÚ GIẢI

Bài kinh này là cốt tủy của đạo giải thoát gồm ba phương diện: thái độ đối với ngoại giới, với nội tâm, và với năm uẩn làm nên thân tâm. Khi năm giác quan tiếp xúc với ngoại giới, tâm không chạy theo đối tượng; và khi hướng nội đi sâu vào các thiền chứng từ thứ nhất đến thứ tư, tâm cũng không ham thích. Theo Ngài Huệ Năng, đấy gọi là ngoài thiền trong định, gọi là thiền định. Ðối với năm uẩn không chấp đây là ta và của ta, nên khi chết không bám víu tiếc nuối, và vì thế không sợ hãi dù gặp bất cứ cảnh giới nào xảy ra lúc lâm chung; vẫn giữ thái độ của người ngoại cuộc đang quan sát một hiện tượng, không có cái tôi sống chết.

IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG

Phật dạy chúng tỷ kheo
Một lời dạy vắn tắt:
Hãy quán sát cách nào
Tâm không bị tản rộng
Trong các đối tượng ngoài;
đối với nội trần
Không trú trước, chấp thủ,
Tâm không bị khủng bố
Nếu quán được như vậy
Tương lai không c
òn khổ
Về sanh già bệnh chết.
Tôn giả Ca chiên diên
Giải thích rộng ý nghĩa:
Khi con mắt thấy sắc
Thức theo đuổi tướng ngoài
Bị các tướng trói buộc
Là tán loạn, tản rộng.
Nếu căn trần tiếp xúc
Thức không theo đuổi tướng,
Th
ì không bị tán tâm.
Ðối với các nội trần,
Nghĩa là các thiền chứng
Từ sơ đến tứ thiền,
Thức có thể bị trói
Bởi ly sanh hỷ lạc
Khi chứng thiền thứ nhất,
Hoặc định sanh hỷ lạc
Khi chứng thiền thứ hai,
Hoặc xả niệm lạc trú
Khi chứng thiền thứ ba
V
à bất khổ bất lạc
(hay xả niệm thanh tịnh)
Khi chứng thiền thứ tư.
Nếu không bị trói buộc
Bởi các thiền chứng này
Là không trú nội trần.
Chấp thủ, bị khủng bố
Là khi kẻ phàm phu
Do không hiểu thánh pháp,
Chấp sắc là tự ngã,
Tự ngã ở trong sắc,
Sắc ở trong tự ngã,
Hoặc tự ngã có sắc
(đối với 4 uẩn kia
cũng đều chấp như vậy
th
ành hai mươi thân kiến).
Do chấp thủ như vậy
Khi năm uẩn biến hoại,
Ph
àm phu rất đau khổ
Hoảng sợ, bị khủng bố.
Thánh đệ tử có tu
Không chấp thủ như vậy,
N
ên khi sắc biến hoại,
Thức không bị chuyển theo,
Các khủng bố khởi lên
Không kiên trì ám ảnh.
Tâm không bị ám ảnh
Không sợ hãi, khao khát.
Ðấy là không chấp thủ
Nên không bị khủng bố.
Khi nghe lời giải này
Phật khen Ca chiên diên
Chính là bậc đại tuệ
Ðã hiểu đúng lời Ngài.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 139

Vô tránh phân biệt
(Aranavibhanga Sutta)

I. TOÁT YẾU

The Exposition of Non-Conflict.

The Buddha gives a detailed discourse on things that lead to conflict and things that lead away from conflict.

Trình bày về không tranh cãi.

Phật giảng chi tiết về những điều đưa đến tranh cãi và những điều làm lắng dịu tranh chấp.

II. TÓM TẮT

Phật dạy không nên theo dục lạc thấp kém, cũng không nên tự hành xác bằng khổ hạnh, cả hai cực đoan này đều thuộc tà đạo. Con đường trung đạo được Ngài thân chứng đã tác thành trí tuệ, giác ngộ, niết bàn, đấy là đạo bát chánh: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định. Nên biết khen chê nhưng không nên khen chê mà chỉ nói pháp.

Ví dụ nói Ai đam mê dục lạc là theo tà đạo, sẽ đau khổ, là có chỉ trích một số người; hoặc nói ai không đam mê dục lạc thì không đau khổ, thuộc thánh đạo, thì có tán thán một số người.

Nếu chỉ nói: Theo đuổi dục lạc hay khổ hạnh, không từ bỏ hữu kết sử là khổ, thuộc tà đạo, không xứng đáng bậc thánh, (nhưng không đề cập con người), ấy là chỉ thuyết pháp. Biết phân biệt lạc nhưng chỉ chú tâm nội lạc, có nghĩa năm dục thuộc về sắc thanh hương vị xúc gọi là dục lạc, đáng sợ hãi.

Hỷ lạc trong bốn thiền là ly dục lạc, không đáng sợ. Không nói lời bí mật, lời mếch lòng khi nó không thực, không ích lợi, không đúng thời. Nên nói từ từ, vì nói nhanh thì không rõ ràng, khó nghe; thân tâm và cổ họng bị tổn hại. Không bám vào địa phương ngữ xa với ngôn ngữ thường dùng, vì mỗi địa phương dùng một tiếng khác nhau, không nên chấp đây đúng kia sai.

Tóm lại, dục lạc thuộc tà đạo là pháp hữu tránh (có tranh chấp); lạc nào không dẫn đến đau khổ nhiệt não là pháp vô tránh; khổ hạnh là hữu tránh, trung đạo là vô tránh; khen chê là hữu tránh, chỉ nói Pháp là vô tránh; dục lạc là hữu tránh, ly dục lạc là vô tránh…

Sau khi biết như vậy, tỷ kheo nên hành trì pháp vô tránh.

III. CHÚ GIẢI
IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG

Phật dạy các tỷ kheo:
Chớ đam mê dục lạc
Cũng chớ tự hành xác
Cả hai đều thuộc tà.
Trung đạo Ngài thân chứng
Ðã tác thành trí tuệ
Giác ngộ và niết bàn
Tức là đạo bát chánh.
Biết tán thán chỉ trích
Nhưng không tán thán ai
Cũng không chỉ trích ai
M
à chỉ nên nói pháp.
Nên biết phân biệt lạc
Nhưng chỉ chuyên nội lạc.
Nói: Ai mê dục lạc
Là tà đạo, sẽ khổ,
L
à chỉ trích một số;
Nói: Ai không tham dục
Là chánh đạo, không khổ,
Tức có khen một số.
Nếu chỉ nói như sau:
Dục lạc hay khổ hạnh,
Không bỏ hữu kết sử
Ðều khổ, thuộc tà đạo
Không xứng với bậc thánh,
Ấy l
à chỉ thuyết pháp.
Nên biết phân biệt lạc
Nhưng chỉ chuyên nội lạc:
Năm dục về sắc thanh
Hương vị xúc đáng sợ
Ðược gọi là dục lạc.
Hỷ lạc ở bốn thiền
Ly dục, không đáng sợ.
Không nói lời bí mật,
Hoặc những lời mếch l
òng
Khi nó không chân thực,
Vô ích, không đúng thời.
Nói th
ì nên từ từ,
Rõ ràng và dễ nghe
Cũng khỏi làm tổn thương
Thân tâm và cổ họng.
Không bám địa phương ngữ
Trái ngôn ngữ thường d
ùng,
Vì mỗi vùng một khác,
Không nên chấp đúng sai.
Cái g
ì không xứng thánh
Không liên hệ mục đích
Có đau khổ phiền lao
Ðều thuộc về tà đạo
Gọi l
à pháp hữu tránh
(có đưa đến tranh chấp).
Dục lạc v
à khổ hạnh;
Tán thán và chỉ trích
Nhưng không có nói pháp;
Lời bí mật, mếch lòng,
Chấp trước địa phương ngữ…
Thuộc t
à đạo, hữu tránh
Thiền lạc v
à trung đạo
Nói pháp, không khen ch
ê
Không nói lời vô ích
Không chấp địa phương ngữ
L
à chánh đạo vô tranh
Sau khi biết như vậy
Vô tránh n
ên hành trì.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 140

Giới phân biệt
(Dhatuvibhanga Sutta)

I. TOÁT YẾU

The Exposition of Elements.

Stopping at a potter’s workshop for the night, the Buddha meets a monk named Pukkusati and gives him a profound discourse on the elements culminating in the four foundations of arahantship.

Trình bày về các yếu tố.

Khi dừng nghỉ đêm tại xưởng một người thợ gốm, Phật gặp một tỷ kheo tên Pukkusati và giảng cho vị ấy một pháp thoại sâu sắc về các yếu tố đưa đến tột đỉnh là bốn nền tảng của A la hán quả.

II. TÓM TẮT

Phật cùng nghỉ đêm trong một xưởng làm đồ gốm với Pukkusàti. Sau khi biết đấy là một thiện nam tử đã xuất gia do lòng tin đối với Ngài mặc dù chưa từng gặp Ngài, Phật giảng vắn tắt: Cái gọi là con người gồm có sáu giới, sáu xúc xứ, 18 ý hành và bốn thắng xứ. Sáu xúc xứ là mắt tai mũi lưỡi thân ý; 18 ý hành gồm sắc thanh hương vị xúc pháp chỗ trú của ba cảm thọ hỷ ưu và xả (cộng thành 18). Bốn thắng xứ gồm tuệ, hãy hộ trì chân đế, hãy tăng trưởng huệ thí, hãy tu học tịch tịnh. Rồi Phật giảng chi tiết như sau.

Chớ buông lung trí tuệ có nghĩa là nên biết rõ sáu giới tức địa thủy hoả phong không thức. Ðịa giới có trong thân và ngoài thân. Ðịa trong thân là tất cả những chất cứng bị chấp thủ, thuộc cá nhân như tóc lông móng răng da, thịt gân xương tủy thận. Chất cứng trong ngoài gì cũng thuộc về địa giới, cần phải thấy như thật với chánh trí là nó không phải của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi. Sau khi biết vậy, sinh tâm chán lìa, từ bỏ địa giới. Ðối với thủy (chất lỏng), hoả (hơi nóng), phong (động), không (lỗ hổng) cũng đều quán như vậy. Với thức trong sáng, vị ấy biết được lạc, khổ và bất khổ bất lạc. Do lạc xúc, lạc thọ khởi lên; và thức liền nhận biết đang cảm giác một lạc thọ. Do lạc xúc diệt, lạc thọ cũng diệt, và thức cũng nhận biết như vậy. Với hai cảm thọ kia (khổ và bất khổ bất lạc) cũng thế.

Khi xả còn lại được trong sáng, thuần tịnh, vị tỷ kheo có thể tập trung xả ấy vào hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng… nhưng xả ấy sẽ thành hữu vi. Nếu không tác thành, không suy tưởng đến hữu hay phi hữu, không chấp thủ một sự vật gì ở đời, thì vị ấy sẽ không sợ hãi, tự chứng niết bàn, biết: Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa. Mỗi khi cảm giác lạc, khổ hay bất khổ bất lạc, vị ấy biết tất cả cảm thọ đều vô thường, không nên đắm trước, không phải đối tượng để hoan hỷ. Vị ấy biết rõ khi cảm giác một cảm thọ với thân là tối hậu hay với sinh mạng là tối hậu (CT. - nghĩa là chỉ trong lúc mạng căn còn tiếp tục, không xa hơn thế). Vị ấy biết, khi thân hoại mạng chung, tất cả những cảm thọ sẽ trở thành thanh lương (vì vị ấy không chấp thủ, hoan hỷ trong đó). Tỷ kheo có được trí như vậy gọi là có tuệ thắng xứ, nghĩa là trí biết sự đoạn tận mọi đau khổ. Sự giải thoát của vị ấy không bị giao động vì căn cứ trên chân đế, niết bàn. Vị tỷ kheo thành tựu như vậy là thành tựu đế thắng xứ. Những chấp thủ của vị ấy trước kia bây giờ bị cắt đứt tận gốc rễ không còn sinh khởi trong tương lai, nên đây là huệ xả thắng xứ nơi vị ấy. Tham ái, phẫn nộ và si mê trước kia nơi vị ấy bây giờ cũng hoàn toàn bị chặt đứt tận gốc rễ như thân cây ta la, không còn khả năng sinh khởi, nên vị ấy thành tựu tịch tịnh thắng xứ, nghĩa là sự chấm dứt tham sân si. Khi những ngọn triều vọng tưởng không còn lay động một người đã vững trú trên bốn thắng xứ, vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh. Vị ấy không còn nghĩ về ta là thế này thế nọ hay sẽ là ngày nọ; không còn sanh, già chết, mong cầu gì.

Nghe xong bài pháp vi diệu ấy, Pukkusàti biết ngay đấy là đức Phật, và xin sám hối vì không biết nên đã gọi Ngài là hiền giả (bạn). Ông xin được thọ đại giới, nhưng khi vừa đi ra kiếm y bát thì bị bò húc chết. Khi các tỷ kheo hỏi về sanh thú của vị này, Phật dạy ông ấy đã đoạn trừ năm hạ phần kết sử, sẽ nhập niết bàn không còn trở lui đời này nữa.

III. CHÚ GIẢI

Phật dạy lý vô ngã bằng cách phân tích con người gồm có sáu đại: địa thủy hỏa phong không thức; sáu xúc xứ: mắt tai mũi lưỡi thân ý; 18 ý hành là hỷ ưu hoặc xả đối với sắc thanh hương vị xúc pháp (cộng thành 18). Trí tuệ là dùng thức quán sát năm giới hay đại vật chất không gì là ta, của ta hay tự ngã của ta. Thức còn lại trong sáng, thuần tịnh (vì không chấp vào vật chất) hướng đến các cảnh giới của tâm là không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu và phi phi tưởng cũng không chấp thủ, đạt niết bàn. Mỗi khi có một cảm thọ về thân hay tâm, vị ấy biết rõ nó vô thường, không đáng chấp thủ. Khi chết, vị ấy biết rõ đấy là cảm thọ cuối cùng, sau đời này không còn đời nào khác (vì đã hết ham muốn bất cứ gì.) Một người có tuệ như vậy gọi là đã đạt đến chỗ tối cao gọi là thắng xứ, có bốn tên tùy theo bốn phương diện: thấy rõ gọi là tuệ thắng xứ, cái thấy ấy không hư vọng nên gọi là đế thắng xứ, nhờ thấy rõ mà những chấp thủ trước kia bị cắt đứt tận gốc nên gọi là huệ xả thắng xứ, hoàn toàn đoạn tuyệt với tham sân si gọi là tịch tịnh thắng xứ.

IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG

Phật đến nghỉ ban đêm
Trong xưởng người thợ gốm
Nơi đây đang trú ngụ
Ông Puk-ku-sa-ti
Một tu sĩ nhiệt th
ành
Xuất gia do lòng tin
Ðối với đấng Ðạo sư
Dù chưa từng diện kiến.
Phật giảng Pháp cho ông:
Con người gồm sáu giới,
Sáu xúc xứ (sáu căn)
Mỗi căn có ba thọ
Th
ành mười tám ý hành
Chớ buông lung trí tuệ,
Hãy hộ trì chân đế,
H
ãy tăng trưởng huệ thí,
V
à tu học tịch tịnh
Ðấy là bốn thắng xứ.
Rồi Phật giảng chi tiết:
Không buông lung trí tuệ
Là biết rõ sáu giới
Ðịa thủy hỏa phong không
Với thức là thứ sáu.
Ðịa giới có trong ngoài
Trong thân là chất cứng
Bị chấp, thuộc cá nhân:
Tóc lông móng răng da,
Thịt gân xương tủy thận…
Chất cứng trong hay ngo
ài
Cũng đều thuộc địa giới.
Cần phải thấy như thật
Với trí tuệ chân chính
Ðấy không phải là tôi
Cũng không phải của tôi.
Hay tự ngã của tôi.
Khi biết được như vậy
Sẽ sinh tâm chán l
ìa,
Từ bỏ ngay địa giới.
Với thủy hỏa phong không
Cũng đều quán như vậy.
C
òn lại thức trong sáng,
Biết cảm thọ lạc, khổ
Và bất khổ bất lạc.
Do xúc, lạc thọ khởi
Và thức liền nhận biết
Ðang cảm giác lạc thọ.
Xúc diệt, lạc thọ diệt,
Như vậy thức rõ biết.
Với hai cảm thọ kia
Thức biết chúng sinh, diệt
Cũng tương tự như trên.
Với tâm xả thuần tịnh,
Nó có thể tập trung
Vào hư không vô biên
Hoặc thức vô biên xứ,
Hoặc vô sở hữu xứ,
Phi tưởng phi phi tưởng:
Tâm ấy thành hữu vi.
Nhưng nếu không tư duy
Không tưởng hữu, phi hữu,
Không chấp thủ vật gì,
Thì sẽ không sợ hãi,
Tự chứng được niết bàn
Tự biết: Sanh đã tận,
Phạm hạnh đã viên thành,
Mỗi khi cảm giác lạc,
Khổ, bất khổ bất lạc,
Biết cảm thọ vô thường,
Không nên đắm trước nó,
Không hoan hỷ trong đó.
Vị ấy luôn biết r
õ
Khi khởi một cảm thọ
Với thân là tối hậu
Hay mạng là tối hậu
Vị ấy biết khi chết
Tất cả thọ thanh lương
Vì không còn chấp thủ.
Ðấy là tuệ thắng xứ,
Nghĩa là trí biết được
Mọi đau khổ đ
ã dứt.
Sự giải thoát vị ấy
Không còn bị giao động
Không thuộc về hư vọng
N
ên gọi đế thắng xứ.
Những chấp thủ vị ấy
Ðã dứt tận gốc rễ
Không sinh khởi tương lai
Gọi huệ xả thắng xứ.
Tham sân si đoạn tận
Th
ành tịch tịnh thắng xứ.
Những ngọn triều vọng tưởng
Không còn làm giao động
Người trú bốn thắng xứ,
N
ên vị ấy được gọi
L
à ẩn sĩ tịch tịnh.
Vị ấy không còn nghĩ
Ta thế này thế nọ
Hay sẽ là này nọ
Không còn mong cầu gì
Tương lai hết già chết.
Nghe xong pháp vi diệu
Biết ngay đấy là Phật
Thanh niên xin sám hối
Ðã gọi bụt bằng anh;
Và xin thọ đại giới,
Nhưng khi vừa đi ra
Ðể tìm kiếm y bát
Ông bị bò húc chết.
Phật dạy các tỷ kheo:
Ông ấy đã đoạn trừ
Năm hạ phần kết sử
Hóa sanh nhập niết b
àn
Một đi không trở lại.

Các tin đã đăng: