Hòa thượng sinh ngày 26 tháng 10, năm Quang Tự thứ 18,
cuối đời Nhà Thanh. Ngài là con gia đình họ Hoàng ở huyện Huệ An, tỉnh Phúc
Kiến. Năm lên bốn tuổi, vì gia đình nghèo khó, anh của Ngài không có tiền cưới
vợ, cha mẹ đem Ngài bán cho một gia đình họ Lý ở ngoại thành phía Nam thuộc
huyện Tấn Giang để làm con nuôi.
Cha nuôi ngài tên Lý Thọ, mẹ nuôi tên Lâm Thái. Từ thuở
nhỏ Ngài yếu đuối và nhiều bệnh tật, nhưng huệ căn đầy đủ, theo mẹ tin phật, ăn
chay.
Khi Ngài vừa lớn lên cha mẹ nuôi lần lượt qua đời để lại
ruộng vườn, bà con rắp tâm chiếm đoạt. Ngài cảm nhận sâu sắc cuộc đời là vô
thường khởi tâm xuất gia, đem ruộng đất chia cho bà con, rồi đến xin vào tu
trong chùa Thừa Thiên ở Tuyền Châu.
Vị trụ trì chùa Thừa Thiên là Hòa Thượng thượng Chuyển hạ
Trần bảo Ngài quy y khổ hạnh với Pháp sư thượng Thụy hạ Phương. Pháp sư giao
Ngài làm các công việc bên ngoài như: nhổ cỏ, trồng rau… Sau đó, do nhân duyên
đặc biệt Ngài có đến Nam Dương (Inđonêxia) ở nhiều năm. Khi trở về chùa Thừa
Thiên Ngài đã 36 tuổi, lúc bấy giờ mới được Pháp sư thượng Thụy hạ Phương xuống
tóc, đặt Pháp danh là Chiếu Kính, tự là Quảng Khâm.
Sau khi xuất gia, Ngài tâm tu khổ hạnh, ăn những món mà
người khó ăn, làm những việc người khó làm, thường ngồi không nằm, nhất tâm
niệm Phật. Năm 1933, Ngài đến chùa Từ Thọ Thiền Tự ở Nang Sơn, huyện Bồ Điền
yết kiến Hòa thượng Diệu Nghĩa để cầu giới, lúc ấy Ngài đã 42 tuổi. Sau khi thọ
giới trở về, Ngài quyết chí tinh tấn ẩn tu. Được sự đồng ý của Hòa Thượng
thượng Chuyển hạ Trần, Ngài chỉ mang theo áo quần, vật dụng đơn sơ và hơn 10
cân gạo (một cân = 600gam) đến núi Thanh Nguyên phía Bắc thành Tuyền Châu, tìm
một động đá giữa sườn núi làm chỗ trú thân, ở trong động tọa thiền niệm Phật.
Khi lương thực mang theo cạn hết, Ngài ăn củ rễ cây và trái rừng cho đỡ đói.
Trong núi có nhiều cọp và khỉ, lâu ngày người và thú sống với nhau không còn sợ
sệt, lại có vượn khỉ dâng trái cây, cọp dữ đến quy y. Từ đó mỹ hiệu “Phục hổ
sư” (Thầy hàng phục cọp) lan truyền khắp nơi.
Ngài thường nhập định có khi đến vài tháng không ăn, không
cử động, thậm chí hơi thở cũng không còn. Mọi người lầm tưởng Ngài đã viên
tịch, nhiều lần xin hòa thượng trù trì chuẩn bị hỏa táng Ngài.
Lúc bấy giờ Ngài
Hoằng Nhất Đại Sư – một vị cao tăng Luật tông – ở chùa Phổ Tuế huyện Vĩnh Xuân,
nghe tin vội vàng đến chùa Thừa Thiên, rồi cùng với Đại lão Hòa thượng thượng
hạ Chuyển hạ Trần và vài người nữa lên núi xem xét, đến nơi mới biết Ngài còn ở
trong Định, mọi người vô cùng tán thán. Đại sư Hoằng Nhất búng ngón tay ba lần
thỉnh Ngài xuất định.
Ngày tháng trôi mau, thấm thoát đã 13 năm. Vào năm At Dậu
(1945), Ngài xuống núi trở về chùaThừa Thiên; mùa thu năm sau Ngài đến Nam Phổ
Đà – Hạ Môn, vào ở trong động đá núi phía sau để ngày đêm lễ Phật. Năm Đinh Hợi
(1947) Ngài 56 tuổi, ngày rằm tháng sáu, Ngài từ Hạ Môn lên tàu Anh vượt biển
sang Đài Loan, trưa ngày 16 cập bến Cơ Long.
Lúc đầu Ngài ở tạm trong các chùa Cực Lạc, Linh Tuyền, Tối
Thắng, đầu tháng 7 dời sang động núi Chi Sơn ở Đài Bắc. Sau Trung Thu Ngài lại
đến tạm trú trong một ngôi nhà trống xây theo kiểu Nhật Bản nằm giữa sườn núi
bờ nam thuộc Điếu Kiều – Tân Điếm. Lúc bấy giờ Ngài cũng thường lui tới chùa
Pháp Hoa – Đài Bắc, nơi Ngài đã siêu độ hồn ma người Nhật. Mùa xuân năm Mậu tý
(1948) Ngài khoét một động đá nơi vách núi phía sau đường Tân Điếm và gọi nó là
hang núi Quảng Minh (chùa Quảng Minh ngày nay). Đến năm Tân Mão (1951) Ngài tạc
tượng Phật A-Di-Đà lớn trên vách đá phía bên phải động, mở đầu cho phong cách
tạc tượng Phật trên đá, ở Đài Loan.
Tháng 11 cùng năm (1951), nghe nói có động cổ thiên nhiên
trên núi Thành Phước nằm giữa Thổ Thành và Tam Hiệp, Ngày liền dẫn bốn đệ tử,
bám dây rừng leo lên. Quả nhiên gặp một thạch động rất lớn, cao hơn hai trượng,
rộng vài trượng, sậu khoảng hai trượng. Ngài ở một mình trong động ngay đêm ấy.
Động quay về hướng đông, mặt trời mặt trăng khi mới mọc đều chiếu ánh sáng vào
động, do vậy Ngài đặt tên là động Nhật Nguyệt. Trên đỉnh động có dòng suối,
nước rất trong, uống vào thấy ngọt ngào, tinh thần sảng khoái.
Từ đó Ngài trở lại cuộc sống ẩn cư.
Tháng 5 năm sau (1952), Ngài cất thêm ba gian nhà ván, bên
ngoài động thờ tượng Bồ-Tát Địa Tạng. Ngài ở đó được 3 năm, đồng thời lại cất
thêm một gian nhà tranh trên đỉnh động để độ đệ tử cùng tu. Tháng 2 năm 1953,
Ngài lại lên đỉnh núi cất một am nhỏ trước một tảng đá lớn để ở.
Tháng 3 năm At Mùi (1955), Phật tử ở Bản Kiều mua vùng đất
núi Hỏa Sơn ở Thổ Thành huyện Đài Bắc cúng cho Ngài. Nay chính là chùa Thừa
Thiên núi Thanh Nguyên, Thành Phố Thổ Thành, huyện Đài Bắc – Đài Loan).
Vùng đất này, trước kia vốn là rừng tre ít người lui tới.
Ngài cùng đệ tử đốn tre làm giường, trải cỏ mịn lên trên để ngồi thiền. Ngài
nói với các đệ tử: “Thầy ngồi đây rất tốt, các con về được rồi”. Đến giữa tháng
5 năm ấy, Ngày xây một gian nhà ngói để thờ Phật. Năm sau Ngài trở về chùa
Quảng Chiếu ở Tân Điếm.
Cuối năm 1958 (năm Mậu Tuất), Ngài trở về Hỏa Sơn, năm sau
(năm Kỷ Hợi) lại cất thêm vài gian nhà tranh. Đến tháng 4 năm 1960 (năm Canh
Tý) mới xây dựng Đại Hùng Bảo Điện để nhớ về Tổ đình (ở Trung Quốc) Ngài đặt
tên là Thừa Thiên Thiền Tự. Núi Hỏa Sơn thì gọi là núi Thanh Nguyên. Năm 1962
Ngài xây dựng Điện Tam Thánh.
Năm 1963 (Năm Quý Mão), Ngài 72 tuổi, thể theo lời của
Phật tử, Ngài đến Thiên Tường – Hoa Liên ở vài tháng giúp xây chùa Tường Đức (nay
là tháp Thiên phong, tức là am tranh mà Ngài ngồi thiền xưa kia). Sau lại chấp
nhận lời thỉnh cầu của những đệ tử ở miền trung thỉnh Ngài đến Nam Liêu núi
Long Tỉnh-Đài Trung sáng lập chùa Quảng Long. Năm 1964 (năm Giáp Thìn) Ngài trở
về chùa Thừa Thiên ở Thổ Thành, cuối năm đó Ngài dựng cổng chùa, sửa lều tranh
lại thành phương trượng xây bằng bê-tông, kế tiếp vào tháng 9 năm 1965 xây trai
đường và nhà trù… Chùa Thừa Thiên, bước đầu kể như được hoàn tất.
Ban đầu chùa Thừa Thiên làm bằng gạch ngói, nhưng xây cất
vội vàng cho xong, lâu ngày nền đất lún xuống, tường vách bị nứt nẻ, do vậy mà
vào mùa xuân năm 1976 bắt đầu xây cất lại. Đầu tiên liêu phòng của chúng nữ
trước điện Tam Thánh được xây lại thành lầu hai tầng bằng bê-tông cốt sắt. Mùa
thu năm sau, mở núi ban đất, tháo dở các công trình xây dựng cũ: điện Tam
Thánh, trai đường, nhà bếp, Đại Hùng Bảo Điện, liêu phòng chúng nam và phương
trượng. Mùa xuân năm 1978, trên nền Đại Hùng Bảo Điện cũ xây điện Tam Thánh và
liêu pjòng hai tầng, rồi dựa theo thế đất núi xây Tổ Đường; chỗ trai đường cũ
cất lại trai đường hai tầng và nhả bếp. Năm 1983, đặt móng Lầu Đại Bi bên triền
núi phải, hiện nay cấu trúc Lầu Đại Bi sắp hoàn thành.
Năm 1969 Ngày lại xây dựng chùađộng Quảng Thừa ở bên phải
phía sau nhà hành chánh thị trấn Thổ Thành.
Năm 1978, tại nơi đây xây tháp Hoa Tạng, kế đến là Đại
Hùng Bảo Điện, hai dãy thiền phòng, tầng hầm dưới mặt đất, tàng kinh các, điện
La Hán, giảng đường, thiền phòng trên và dưới lầu lần lượt được hoàn thành. Sau
lại lợp lại Điện Địa Tạng hoàn thành mới như ngày nay. Công trình thi công kiến
trúc chùa động Quảng Thừa do Pháp sư Truyền Bân chủ trì.
Tháng 9 năm 1982, Ngài phái người đệ tử từng theo Ngài
trên dưới 10 năm là pháp sư Truyền Văn đến thôn Bảo Lai, hương Lục Quy – huyện
Cao Hùng xây dựng chùa Diệu Thông. Đến nay Đại Hùng Bảo Điện, Ngũ Quán đường,
Niệm phật đường, liêu phòng chúng nữ đều đã cất xong. “Linh sơn bảo tháp” sau
này thờ linh cốt Ngài cũng đang bắt đầu thi công. Tháng 7 năm 1984 Ngài đến
chùa này, sang tháng 10 năm 1985 mở Đại Giới Đàn, giới tử khắp nơi quy tụ về
rất đông, trên mấy ngàn người; đồng thời Ngài mở Pháp Hội “Thủy Lục” phổ độ
chúng sanh, trang nghiêm chưa từng thấy.
Ngài có nếp sống mộc mạc, bình dị, khiêm cung hòa ái, tuy
đã gần trăm tuổi mà đi không dùng gậy, không cần người dìu đỡ, thân thể dẹ dàng
rắn chắc. Ngài thường ngồi mà không nằm, có khi ngồi ngoài thất, giữa trời hoặc
dưới mái hiên. Từ năm 78 tuổi Ngài đổi dùng thức ăn lỏng.
Cuối năm 1985, Ngài lấy lý do, trong coi công việc xây lầu
Đại Bi chùa Thừa Thiên nên Ngài muốn trở về Đài Bắc. Ngày 25 Tháng 12 âm lịch,
pháp sư Truyền Hối xuống miền Nam. Ngày 26 thỉnh Ngày về chùa Thừa Thiên. Các
phật tử miền Bắc nghe tin, từng đoàn đến thăm viếng Ngài.
Sáng sớm mồng một Tết, Ngài triệu tập các đệ tử có trọng trách ở các phân viện
cùng đại chúng chùa Thừa Thiên đến để dặn dò cẩn thận, đồng thời nói về việc
hỏa táng sau khi Ngài viên tịch: linh cốt sẻ chia làm ba phần, để tại các chùa
Thừa Thiên, chùa Diệu Thông và chùa động Quảng Thừa. Cơm sáng xong, Ngài tỏ ý
muốn trở về chùa Diệu Thông, đại chúng thấy ý Ngài đã quyết không dám giữ lại,
liền đó đưa Ngài về miền Nam.
Về đến chùa Diệu Thông, Ngài niệm Phật liên tục cả đêm lẫn
ngày, có khi tự gõ mõ và dạy đệ tử cùng niệm. Đến ngày mùng 5, mắt Ngày trong
sáng, định tĩnh an tường, không có vẻ gì khác lạ. Khoảng hai giờ chiều, bất
chợt Ngài nói với đại chúng: “không đến cũng không đi, chẳng có việc gì”. Ngài
quay sang các đệ tử, gật đầu mĩm cười rồi an tọa nhắm mắt. Một lát sau mọi
người thấy Ngài bất động, đến xem kỹ mới hay Ngài đã an lành viên tịch trong
tiếng niệm Phật của đại chúng.
Cả một đời Ngài ẩn tu khổ hạnh, an bần lạc đạo, ý chí kiên
cường, tâm hồn chất phác, trí tuệ khai thông, cuối cùng Ngài đã giác ngộ hoàn toàn.
Khi đến Đài Loan, Ngài rộng độ cả hai cõi âm dương, cầm thú quy phục, an vui
với thiền, không dùng thức ăn nấu chín. Trãi qua nữa đời người, Ngài là bậc mô
phạm thể hiện công đức tu hành, thực hành đúng khuôn mẫu của những bậc tu khổ
hạnh đầu đà, thật đáng tán tụng như các bậc Cổ Đức. Tiếc rằng chúng sanh phước
mỏng nghiệp dày, chưa được hưởng những lời dạy dỗ của Ngài mà Ngài đã ra đi.
Biết bao nhiêu người đốt hương khấn nguyện cầu mong Ngài không xả ly bi nguyện,
trở lại lèo lái thuyền từ, rộng độ quần mê, đưa chúng sanh sang bờ giải thoát,
đồng thành tựu Chánh Giác.
Quảng Khâm Lão Hòa Thượng Viên Tịch Tán Tụng Uy Viên Hội
(Ban tang lễ, lễ tang Đại Lão Hòa Thượng thượng Quảng hạ Khâm)
********
Trung Hoa Dân Quốc năm 1975, ngày
28 tháng 2
Hòa Thượng trụ tại chùa Thừa Thiên
Thiền Tự từ tháng ba năm 1955 đến tháng bảy năm 1984
hì về ở tại chùa Diệu Thông tổng
cộng hơn 30 năm. Mùa xuân năm 1984 chùa Diệu Thông bắt đầu được xây dựng, sau
khi dự Pháp Hội Đại Bi tháng 2 âm lịch xong, trước khi đi Ngài cho biết cứ mỗi
tháng vào dịp Pháp Hội Đại Bi Ngài sẽ trở về. Như thế là mỗi tháng Ngài đều
chấn tích giữa hai miền Bắc Nam
Đài Bắc và Cao Hùng. Đến kỳ Pháp Hội Đại Bi tháng năm, khi Ngài trở về gặp lúc
miền Bắc Đài Loan bị nạn lụt “Ngày 03 tháng 6” rất lớn đường lên chùa Thừa
Thiên ngập nước đến hông, xe cộ không lưu thông được, tín chúng tham gia Pháp
hội Đại Bi chỉ có sáu bảy người; từ đó về sau Pháp Hội Đại Bi chùa Thừa Thiên
Ngài không về dự nữa. Tháng bảy âm lịch năm ấy, chùa Thừa Thiên lần đầu tổ chức
Pháp Hội Địa Tạng, Ngài lại trở về núi Thanh Nguyên, nhưng chưa kịp đợi đến
ngày Pháp Hội hoàn mãn thì vào trung tuần tháng ấy Ngài lại phải trở về chùa
Diệu Thông. Cho mãi đến tháng 10, nhân dịp Sinh nhật 93 tuổi của Ngài, Ngài lại
trở về chùa Thừa Thiên dự Lễ Chúc Thọ, trong tuần Phật thất chúc thọ Ngài tuyên
bố với chúng đệ tử rằng năm tới địa điểm tổ chức truyền giới dời về chùa Diệu
Thông.
(Phụ lục về của ban biên tập)