Vào lúc kết thúc pháp tu p’howa,
Phật A Di Đà tan thành ánh sáng và hòa tan vào chúng ta. Ngay tức khắc, chúng
ta hóa thân thành Phật Vô Lượng Thọ – vị Phật của trường thọ, tức phương diện
báo thân của Phật A Di Đà – vị mang sắc đỏ và sở hữu những đức tướng lớn và nhỏ
của một vị giác ngộ. Trang phục bằng lụa của ngài và các ngọc châu trên đó thì
tương tự như của Đức Quan Âm. Ngài ngồi kiết già trên một hoa sen, đĩa mặt trời
và đĩa mặt trăng. Hai tay ngài đặt trong vị trí quân bình thiền định, và ngài
giữ một bình trường thọ chứa đầy dược chất trường sinh.
Trong tim ngài là một hộp gồm một
đĩa mặt trăng nằm trên một đĩa mặt trời, chính giữa đó là mẫu tự Hri màu đỏ.
Các mẫu tự màu đỏ của bài chú Phật Vô Lượng Thọ được sắp xếp theo hướng ngược
chiều kim đồng hồ trên đường viền đĩa mặt trời, hướng ra ngoài, khoảng cách đều
nhau. Khi chúng ta tụng câu chú, năm ánh sáng chiếu rực cả mười hướng, bao trùm
hết các cõi tịnh độ của các vị phật và bồ tát, mang phẩm vật cúng dường tới chư
vị. Rồi ánh sáng trở về thành ân sủng của chư vị và lại ngấm vào chúng ta như
Phật Vô Lượng Thọ. Rồi, theo thứ tự:
Ánh sáng trắng chiếu rực và dâng
phẩm vật cúng dường tới cõi tịnh độ của Phật Đại Nhật (Vairochana), người tượng
trưng cho thân giác ngộ. Tất cả ân sủng của thân kim cang, hình tướng không
tách rời khỏi tánh không, và trong sự nhận biết về không gian căn bản của các
hiện tượng (pháp giới, Skt. dharmadhatu) sinh khởi từ đức phật và được tan biến
vào người chúng ta, làm trong sạch tâm tham chấp trong tấm thân bình thường của
chúng ta, làm cho chúng ta chứng ngộ về tánh không.
Ánh sáng đỏ chiếu rực và dâng phẩm
vật cúng dường tới cõi tịnh độ của Phật A Di Đà, vị biểu tượng cho lời nói giác
ngộ. Tất cả ân sủng của lời nói kim cang, âm thanh không tách rời khỏi tánh
không, và của sự nhận biết phân biệt xuất sinh từ đức phật và được tan biến vào
chúng ta, làm trong sạch sự nhận biết bình thường, làm vững mạnh nội nhiệt của
chúng ta.
Ánh sáng xanh da trời chiếu rực và
dâng phẩm vật cúng dường tới cõi tịnh độ của Phật Bất Động (còn gọi là A Súc
Phật, Akshobhya), vị biểu tượng cho tâm giác ngộ. Tất cả ân sủng của tâm kim
cương và của sự nhận biết như gương soi xuất sinh từ đức phật và được tan biến
vào chúng ta, làm trong sạch ý thức của chúng ta, làm vững mạnh máu, huyết dịch
và các chất nước trong cơ thể chúng ta.
Ánh sáng vàng chiếu rực và dân phẩm
vật cúng dường tới cõi tịnh độ của Phật Bảo Sinh (Ratnasambhava), vị biểu tượng
cho các phẩm chất giác ngộ. Tất cả ân sủng của các phẩm chất kim cang và của sự
nhận biết về bình đặng xuất sinh từ đức phật và được tan biến vào chúng ta, làm
trong sạch cảm xúc, làm vững mạng da, xương và các cơ phận của chúng ta.
Ánh sáng xanh lá cây chiếu rực và
dâng phẩm vật cúng dường tới cõi tịnh độ của Phật Bất Không Thành Tựu
(Amoghasiddhi), vị biểu tượng cho các hoạt động giác ngộ. Tất cả ân sủng của
các hoạt động kim cang (hòa bình, tăng trưởng, lôi cuốn, và giận dữ) và của sự
nhận biết hoàn toàn thành tựu xuất sinh từ đức phật và được tan biến vào chúng
ta, làm trong sạch các xung lực của chúng ta, làm vững mạnh các năng lượng sinh
động của chúng ta.
Các ánh sáng câu chú chiếu sáng về
trước lần nữa, tràn ngập khắp vũ trụ, gom hết bản tính của các vật bên ngoài,
rồi các bản tính này trở lại tan biến vào chúng ta và làm vững mạnh các phần tử
trong thân chúng ta. Aùnh sáng vàng hợp với các chất quý giá của mặt đất –
vàng, châu báu, chất khoáng – và gom các bản tính này để tan biến vào và làm
tươi mới lại làn da, xương và các cơ phận của chúng ta. Aùnh sáng xanh hợp vào
với các đại dương, thác nước và sông hồ, với các chất lỏng thanh tịnh của cây
cối, gom các bản tính lại để làm tươi mới lại máu, huyết tương và các chất lỏng
trong người chúng ta. Aùnh sáng đỏ hợp với các núi lửa và dòng chảy nham thạch nóng,
với vô lượng mặt trời, và gom hơi ấm lại để làm tươi mới nội nhiệt trong thân
chúng ta. Aùnh sáng xanh lá cây hợp với và gom lại bản tính của không khí, của
các luồng gió vũ trụ, để làm vững mạnh năng lực trong người chúng ta. Ánh sáng
trắng khởi lên từ chính tánh không của chúng ta đáp ứng với không gian căn bản
của tất cả các hiện tượng và làm tăng trưởng sự chứng ngộ tánh không.
Để hoàn tất pháp tu trường thọ của
Phật Vô Lượng Thọ, chúng ta cho tan biến đi các hình ảnh quán tưởng, và rồi an
nghỉ trong sự nhận biết bất nhị tự nhiên. Rồi chúng ta tụng đọc bài kinh nguyện
tái sinh vào Cõi Cực Lạc cũng như các bài kinh hồi hướng.
Mặc dù pháp môn trường thọ của Phật
Vô Lượng Thọ được dùng như một phần của nghi quỹ p’howa, học nhân cũng có thể
thực hiện nó độc lập, mở đầu bằng các bài kệ tam quy y và phát bồ đề tâm, kết
thúc với các bài kinh nguyện và hồi hướng. Học nhân khởi lên sự quán tưởng bằng
cách tụng đọc, “Con trở thành Phật Vô Lượng Thọ, phát ra ánh sáng và gom hết các
bản tính của đời sống, rồi tất cả lại tan biến vào trong con,” rồi tụng đọc
thần chú.
Sự nhấn mạnh trong pháp p’howa
chuyển sang pháp tu trường thọ của Phật Vô Lượng Thọ sau khi chúng ta đã đạt
được các dấu hiệu tốt của sự chuyển di [thần thức]. Chúng ta nên thực tập nó
bất cứ khi nào cơ thể chúng ta yếu đi, hay là mất quân bình, hay là khi sinh
lực của chúng ta đã suy mòn. Chúng ta cũng có thể thực tập nhu thế như một
phương tiện chữa bệnh cho người khác bằng cách quán tưởng rằng ân sủng và các
bản tính căn bản tan biến vào trong người họ. Pháp tu dựa vào ý hướng từ bi này
cũng làm thanh tịnh người tu và làm sinh khởi vô lượng công đức, cả hai điều
này là nguyên nhân của sức khỏe tốt trong tương lai.