Phần
5. Ý nghĩa khái niệm trung đạo
201. Ý nghĩa khái niệm trung đạo
169.
‘Kinh Câu Lâu Sấu Vô Tránh’
Phật dạy: “Đừng nên mong cầu
dục lạc (Pāli: na
kāmasukham anuyuñjeyya,), là nghiệp vô cùng
hèn hạ, là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất
khổ, không phải Thánh hạnh, không tương ưng với nghĩa (Pāli:
amatthasamhita, không liên hệ đến mục đích).
Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo, tác thành con mắt, tác thành
trí tự tại, tác thành định, đưa đến trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến
Niết-bàn, có tán thán và chỉ trích, có sự không tán thán và không chỉ
trích mà nói pháp, quyết định đúng mức và sau khi đã biết quyết định,
thường tùy cầu sự lạc nào đã có bên trong. Đừng nói lời ám chỉ, cũng
đừng đối mặt khen ngợi; nói vừa phải chứ đừng quá giới hạn; tùy theo
phong tục địa phương (Pāli: janapadaniruttiṃ nābhinivesyya, đừng
cố chấp địa phương ngữ.), đừng nói thị,
đừng nói phi. Đó là những vấn đề của kinh ‘Phân biệt vô tránh’
“‘Đừng nên mong cầu dục lạc, là nghiệp vô
cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh,
rất khổ, không tương ưng với cứu cánh’. Vấn đề này được nói lên với
nguyên nhân nào? Ở đây, ‘Đừng nên mong cầu dục lạc, là nghiệp vô cùng
hèn hạ, là hạnh của phàm phu’. Đây là nói về một một cực đoan. ‘Cũng
đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghĩa’.
Đây là nói về một cực đoan nữa. Do bởi sự kiện này mà nói ‘Đừng nên
mong cầu dục lạc, là nghiệp vô cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu. Cũng
đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghĩa’.
“‘Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo,
tác thành con mắt, tác thành trí tự tại, tác thành định, đưa đến trí,
đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn’. Vấn đề này được nói lên với những
nguyên nhân nào? Ở đây, Thánh đạo tám chi, từ chánh kiến cho đến chánh
định, gọi là tám. Do bởi sự kiện này mà nói ‘Xa lìa hai cực đoan này
thì có trung đạo, tác thành con mắt, tác thành trí tự tại, tác thành
định, đưa đến trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn’
202.
Nên nói những lời nói nào
và không nên nói những lời nói nào ?
169.
‘Kinh Câu Lâu Sấu Vô Tránh’
“‘Không nên nói lời ám chỉ, cũng không nên đối
mặt tán thán’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào?
“Có lời nói ám chỉ mà không chân thật, hư dối,
không tương ưng với nghĩa (Pāli: amatthasamhita, không liên hệ đến mục đích). Cũng có lời nói ám chỉ mà chân thật, không hư
vọng, tương ưng với nghĩa. Trong này nếu có lời nói ám chỉ mà không
chân thật, hư vọng, không tương ưng với nghĩa, nhất định không nói
những lời như vậy. Trong này nếu có lời nói ám chỉ mà chân thật, không
hư vọng, không tương ưng với cứu cánh, cũng hãy học đừng nói như vậy. Ở
đây nếu có lời nói ám chỉ chân thật, không hư vọng, tương ưng với
nghĩa thì hãy nên biết thời, chánh trí, chánh niệm để cho thành tựu lời
nói ấy.
“Như vậy, ‘Đừng nói lời ám chỉ, cũng đừng đối
mặt khen ngợi’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy.
“‘Nói vừa phải, chứ đừng quá giới hạn’, vấn đề
này được nói lên với nguyên nhân nào?
“Nói quá giới hạn thì thân phiền nhọc, niệm
hay quên, tâm mệt mỏi, tiếng bị hư mà hướng đến trí thì không được tự
tại. Nói vừa phải thì thân không phiền nhọc, niệm không ưa quên, tâm
không mệt mỏi, tiếng nói không bị hư, hướng đến trí thì được tự tại.
“‘Nói vừa phải, đừng nói quá giới hạn’, vấn
đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy….
“Trong đó nếu có lời nói ám chỉ mà không chân
thật, dối láo, không tương ưng với cứu cánh, pháp này là hữu tránh. Vì
những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có
phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp
này là hữu tránh.
“Trong đó, nếu có lời chê bai sau lưng mà chân
thật, không dối láo, tương ưng với cứu cánh, pháp ấy là vô tránh. Vì
sự kiện nào mà nói pháp ấy là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có
phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh,
cho nên nói pháp này là vô tránh.
“Không nói vừa phải. pháp này là hữu tránh. Vì
những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có
phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp
này là tranh chấp.
“Nói vừa phải, pháp này là vô tránh. Vì những
sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không
có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh,
cho nên nói pháp này là vô tránh.
“Thị và phi theo phong tục địa phương, pháp
này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì
pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà
hạnh, cho nên pháp này có tranh chấp.
“Tùy phong tục địa phương, không nói thị
không nói phi, pháp này là vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp
này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền lao, không có
nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này
là vô tránh.
“Đó gọi là tránh pháp. Các ngươi nên biết pháp
tránh và pháp vô tránh. Đã biết pháp tránh và pháp vô tránh thì nên xả
bỏ pháp tránh, tu tập pháp vô tránh. Các ngươi cần phải học như vậy.
203. Địa phương ngữ
169.
‘Kinh Câu Lâu Sấu Vô Tránh’
“Tùy theo phong tục địa phương, đừng nói
thị, đừng nói phi’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào? Thế
nào là thị và phi tùy theo phong tục địa phương? Địa phương này, nhân
gian này, sự việc này, hoặc nói là ‘cái chậu’, hoặc nói là ‘cái khay’,
hoặc nói là ‘cái ô’, hoặc nói là ‘cái chén’, hoặc nói là ‘đồ đạc’; hay
nói là cái khay, hay nói là cái ô, hay nói là cái chén, hay nói là đồ
đạc; mỗi nơi tùy theo khả năng mà nói một mực rằng, ‘Đây là sự thực,
ngoài ra là láo cả’. Như vậy, đó là tùy theo phong tục địa phương mà
nói thị hay phi vậy.
“Sao gọi là ‘Tùy phong tục địa phương, không
thị không phi’? Địa phương này, nhân gian này, sự việc này, hoặc nói là
‘cái chậu’, hoặc nói là ‘cái khay’, hoặc nói là ‘cái o’â, hoặc nói là
‘cái chén’, hoặc nói là ‘đồ đạc’, và ở địa phương kia, nhân gian kia,
sự việc kia, hoặc nói là ‘cái chậu’, hoặc nói là ‘cái khay’, hoặc nói
là ‘cái ô’, hoặc nói là ‘cái chén’, hoặc nói là ‘đồ đạc’. Với sự việc
này hay sự việc kia, không tùy khả năng, không nói với một mực rằng
‘Đây là sự thật, ngoài ra đều láo cả’, như vậy là tùy phong tục địa
phương không nói thị không nói phi.
204. Thế nào gọi là Tỷ kheo Đa Văn
172.
‘Kinh Tâm’
Đức Thế Tôn nói: “Này
Tỳ-kheo, những gì được Ta thuyết giảng rất nhiều, là chánh kinh, ca
vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết,
sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghĩa. Này Tỳ-kheo, nếu
có thiện nam tử chỉ nghe Ta nói bốn câu kệ mà biết nghĩa, biết pháp,
thực hành pháp và tùy pháp, thuận theo phạm hạnh, thì này Tỳ-kheo, nói
Tỳ-kheo đa văn là chỉ nói như vậy chứ không hơn nữa. Này Tỳ-kheo, như
vậy là Tỳ-kheo đa văn. Như Lai tuyên bố như vậy là Tỳ-kheo đa văn”.
205.
Thế nào gọi là Tỷ kheo thông minh
?
172.
‘Kinh Tâm
Đức Thế Tôn nói: “Nếu Tỳ-kheo
không có niệm gây tự hại, không có niệm gây hại người, cũng không có
niệm gây hại cả hai. Tỳ-kheo chỉ có niệm làm lợi ích cho tự thân và
lợïi ích cho người, lợi ích cho mọi người, thương xót thế gian, mong
muốn cho trời, người được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc.
Này Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ, Như
Lai tuyên bố như vậy là Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ”.
206. Đàn nai và người thợ săn
178.
‘Kinh Lạp Sư’
Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Người
thợ săn khi bẫy mồi nai, không có tâm như vầy ‘Mong cho nai được béo
mập, được tốt đẹp, được sức lực, được sung sướng, sống lâu’. Nhưng
người thợ săn bẫy mồi nai với tâm như vầy ‘Bẫy mồi là chỉ muốn chúng
đến gần để ăn; đã đến gần để ăn thì sẽ kiêu loạn phóng dật, mà đã kiêu
sa phóng dật thì sẽ tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn’. Người
thợ ăn bẫy mồi nai với tâm như vậy.
“Đàn nai thứ nhất đến gần đồ mồi của thợ
săn. Sau khi chúng đến gần để ăn, bèn sanh kiêu sa phóng dật rồi do kiêu
loạn phóng dật nên bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Như
vậy là đàn nai thứ nhất không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến
thuộc thợ săn.
“Đàn nai thứ hai suy nghĩ rằng ‘Đàn nai thứ
nhất đã đến gần để ăn đồ mồi của thợ săn. Sau khi chúng đến gần để ăn,
bèn sanh kiêu loạn phóng dật, rồi do kiêu sa phóng dật nên bị tùy thuộc
thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Như vậy là đàn nai thứ nhất không
thoát khỏi cảnh giới thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Nay ta đừøng ăn đồ
ăn của thợ săn, tránh xa chỗ đáng sợ, nương nơi rừng vắng an toàn, ăn
cỏ uống nước được chăng?’ Sau khi suy nghĩ, đàn nai thứ hai liền bỏ mặc
đồ mồi của thợ săn, tránh xa chỗ đáng sợ, nương ở nơi rừng vắng an
toàn, ăn cỏ uống nước. Đến tháng cuối mùa Xuân, cỏ nước đều hết, thân
thể chúng rất gầy ốm, khí lực hao mòn và rồi lại bị tùy thuộc thợ săn và
quyến thuộc thợ săn.
“Như vậy là đàn nai thứ hai cũng không thoát
khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn.
“Đàn nai thứ ba lại suy nghĩ rằng, ‘Đàn nai
thứ nhất và thứ hai, tất cả đều không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn
và quyến thuộc thợ săn. Nay ta hãy tránh xa thợ săn và quyến thuộc thợ
săn, nhưng ở một nơi không xa, sau đó hãy ăn đồ ăn của thợ săn mà đừng
đến gần. Đã ăn mà không đến gần thì không kiêu sa phóng dật. Do không
kiêu loạn phóng dật nên không bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ
săn’. Sau khi suy nghĩ, đàn nai thứ ba liền tránh xa thợ săn và quyến
thuộc thợ săn, nhưng ở một nơi không xa. Sau đó ăn đồ mồi của thợ săn
mà không đến gần. Ăn mà không đến gần nên không kiêu loạn phóng dật, rồi
do không kiêu sa phóng dật nên không tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc
thợ săn.
“Người thợ săn và quyến thuộc thợ săn nghĩ
rằng ‘Đàn nai thứ ba này khôn lanh kỳ lạ! Quả thật, rất khôn lanh! Vì
sao? Vì chúng ăn đồ ăn của ta mà ta không thể bắt được. Nay ta hãy bủa
vòng lưới chạy dài. Sau khi bủa lưới chạy dài chắc sẽ biết được chỗ ở,
đường lui tới của đàn nai thứ ba này’. Sau khi suy nghĩ, thợ săn và
quyến thuộc thợ săn liền bủa vòng lưới chạy dài và sau đó biết được chỗ
ở, đường lui tới của đàn nai thứ ba. Như vậy, đàn nai thứ ba cũng
không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn.
“Đàn nai thứ tư lại suy nghĩ, ‘Đàn nai thứ
nhất, thứ hai và thứ ba, tất cả đều không thoát khỏi cảnh giới của thợ
săn và quyến thuộc thợ săn. Nay ta hãy nương ở một nơi mà thợ săn và
quyến thuộc thợ săn không đến được. Sau đó hãy ăn đồ mồi của thợ săn mà
đừng đến gần. Đã ăn mà không đến gần thì không kiêu loạn phóng dật. Do
không kiêu sa phóng dật, sẽ không bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc
thợ săn’. Sau khi suy nghĩ, đàn nai thứ tư liền nương ở một nơi
mà thợ săn và quyến thuộc thợ săn không thể đến được, sau đó ăn đồ mồi
của thợ săn mà không đến gần. Đã ăn mà không đến gần nên không kiêu sa
phóng dật, rồi do không kiêu sa phóng dật nên không bị tùy thuộc thợ săn
và quyến thuộc thợ săn. Người thợ săn và quyến thuộc thợ săn lại suy
nghĩ rằng: “Đàn nai thứ tư này ranh mãnh xảo trá kỳ lạ! Quả thật ranh
mãnh xảo trá, nếu ta xua đuổi chúng, chắc chắn không thể được, vì những
nai con khác sẽ kinh sợ bỏ chạy tán loạn. Vậy ta hãy cứ bỏ mặc đàn nai
thứ tư này’. Sau khi suy nghĩ, thợ săn và quyến thuộc thợ săn liền bỏ
mặc.
“Như vậy là đàn nai thứ tư thoát khỏi cảnh
giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. “Này Tỳ-kheo,
ta nói thí dụ này là muốn các giải rõ ý nghĩa. Nay Ta nói đây, các
ngươi hãy quán sát nghĩa lý: “Đồ mồi của thợ săn, nên
biết, đó là năm công đức của dục (Pāli: pañca kāma-gunā): mắt biết sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị,
thân xúc chạm. Đồ mồi của thợ săn, nên biết, đó là năm niệm công đức
của dục. Người thợ săn, nên biết, đó chính là Ác ma vương. Quyến thuộc
của thợ săn, nên biết, đó chính là quyến thuộc của Ma vương. Đàn nai,
nên biết đó chính là Sa-môn, Phạm chí vậy.
207. 7 loại bố thí cho Tăng chúng
180. ‘Kinh Cù Đàm Di’
Thiện nam tử hay thiện nữ nhân có tín tâm khi
Phật còn tại thế, Phật là vị đứng đầu, mà bố thí cho Phật và chúng
Tỳ-kheo, như vậy gọi là loại bố thí thứ nhất cho Tăng chúng sẽ được đại
phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn.
“Thiện nam tử hay thiện nữ nhân có tín tâm,
sau khi Thế Tôn nhập Niết-bàn không lâu, bố thí cho cả hai bộ chúng, bố
thí cho chúng Tỳ-kheo, bố thí cho chúng Tỳ-kheo-ni; đi vào tinh xá
Tỳ-kheo bạch với chúng rằng ‘Mong trong chúng ở đây cử ra một số
Tỳ-kheo để chúng con được bố thí’; đi vào tinh xá Tỳ-kheo-ni bạch với
chúng rằng ‘Mong trong chúng ở đây cử ra một số Tỳ-kheo-ni để chúng con
được bố thí’. Như vậy gọi là loại bố thí thứ năm cho Tăng chúng, sẽ
được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn.
“Này A-nan, trong thời tương lai, có Tỳ-kheo
thuộc loại danh tánh[2], khoác áo
cà-sa mà không tinh tấn, vị ấy đã không tinh tấn, không tinh cần mà vẫn
được bố thí vì có ở trong chúng, duyên nơi chúng, ở trên chúng, nhân
nơi chúng, Ta nói lúc bấy giờ thí chủ sẽ được phước vô lượng không thể
đếm, không thể kể, được thiện, được lạc; huống nữa là bố thí cho
Tỳ-kheo thành tựu hành sự[3], thành tựu
trừ sự[4], thành tựu cả hành sự và trừ sự, thành tựu
chất trực, thành tựu nhu nhuyến, thành tựu cả chất trực và nhu nhuyến,
thành tựu nhẫn, thành tựu lạc, thành tựu cả nhẫn và lạc, thành tựu
tương ưng, thành tựu kinh kỹ, thành tựu cả tương ưng và kinh kỹ, thành
tựu oai nghi, thành tựu hành lai du[5], thành tựu
cả oai nghi và hành lai du[6], thành tựu
tín, thành tựu giới, thành tựu đa văn, thành tựu thí, thành tựu tuệ,
thành tựu cả tín, giới, đa văn, thí, tuệ. Như vậy gọi là loại bố thí thứ
bảy cho Tăng chúng, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công
đức, được quả báo rộng lớn.
“Đó gọi là bảy loại bố thí cho Tăng chúng sẽ
được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn.
208. Bố thí cho từng người
180. ‘Kinh Cù Đàm Di’
“Này A-nan, thế nào gọi là mười bốn loại bố
thí riêng cho từng người sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công
đức, quả báo rộng lớn?
“Thiện nam tử hay thiện nữ có tín nhân bố thí
cho Đức Như Lai, bố thí cho Duyên giác, bố thí cho A-la-hán, bố thí cho
A-la-hán hướng, bố thí cho A-na-hàm, bố thí cho A-na-hàm hướng, bố thí
cho Tư-đà-hàm, bố thí cho Tư-đà-hàm hướng, bố thí cho Tu-đà-hoàn, bố
thí cho Tu-đà-hoàn hướng, bố thí cho Tiên nhân ngoại đạo ly dục, bố thí
cho người tinh tấn, bố thí cho người không tinh tấn, bố thí cho súc
sanh.
209.
Bố thí như thế nào để được phước
đức ?
180. ‘Kinh Cù Đàm Di’
“Lại nữa, này A-nan, có bốn loại bố thí và
chỉ ba loại được thanh tịnh.
“Những gì là bốn? (1) Có loại bố thí do thí
chủ thanh tịnh, không phải do người thọ nhận. (2) Có loại bố thí do
người thọ nhận thanh tịnh, chứ không phải do thí chủ. (3) Có loại bố
thí không phải do thí chủ thanh tịnh, cũng không phải do người thọ
nhận. (4) Có loại bố thí do thí chủ thanh tịnh và người thọ nhận cũng
vậy.
(1) “Này A-nan, thế nào gọi là loại bố thí do
thí chủ thanh tịnh, không phải do người thọ nhận? Là thí chủ thì tinh
tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo[7].
Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự
bố thí’. Còn người thọ nhận thì không tinh tấn, tu hành ác pháp, không
thấy có đời sau, không thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như
vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’. Như vậy
gọi là loại bố thí do thí chủ thanh tịnh, không phải do người thọ
nhậïn.
(2) “Này A-nan, thế nào gọi là loại bố thí do
người thọ nhận thanh tịnh, không phải do thí chủ? Là thí chủ thì không
tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có quả
báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không
có quả báo của sự bố thí’. Còn người thọ nhận thì tinh tấn, tu hành
diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói
như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’. Như vậy gọi là
loại bố thí do người thọ nhận thanh tịnh, không phải do thí chủ.
(3) “Này A-nan, thế nào gọi là loại bố thí
không phải do thí chủ thanh tịnh, cũng không phải do người thọ nhận? Là
thí chủ thì không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau,
không thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có
sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’. Và người thọ nhận cũng
không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có
quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí,
không có quả báo của sự bố thí’. Như vậy gọi là loại bố thí không phải
do thí chủ thanh tịnh, cũng không phải do người thọ nhận.
(4) “Này
A-nan, thế nào gọi là loại bố thí do thí chủ thanh tịnh và người thọ
nhận cũng vậy? Là thí chủ thì tinh tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời
sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố
thí, có quả báo của sự bố thí’. Và người thọ nhận cũng tinh tấn, tu
hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên
nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’. Như vậy gọi
là loại bố thí do thí chủ thanh tịnh và người thọ nhận cũng vậy.”
210. Vô minh là nguồn
gốc của phiền não
181. ‘Kinh Đa Giới
Thế Tôn nói rằng: “Thật
vậy, A-nan, những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ
không từ trí tuệ. Những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ
ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ.
“Này A-nan, cũng như lửa dậy từ bụi lau, bụi
cỏ, cháy luôn cả lầu các, điện đường. Này A-nan, cũng vậy, những ai có
sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những
ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ
không phải từ trí tuệ.
“Này A-nan, trong quá khứ, nếu những ai có
sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Nếu
những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ
không phải từ trí tuệ.
“Này A-nan, trong thời vị lai, nếu những ai có
sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Nếu
những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh,
chứ không phải từ trí tuệ.
“Này A-nan, trong thời hiện tại, những ai có
sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những
ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ
không phải từ trí tuệ. “Này A-nan, đó gọi là, ngu si có sợ hãi, trí
tuệ không sợ hãi; ngu si có vấp ngã, tai hoạn, ưu não; trí tuệ không có
vướng tai hoạn, ưu não.
211. Thế nào gọi là ngu si và trí tuệ
181. ‘Kinh Đa Giới
“Này A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào không biết
giới, không biết xứ, không biết nhân duyên, không biết thị xứ phi xứ[8].
A-nan, Tỳ-kheo như vậy là ngu si, không phải trí tuệ….
“A-nan, nếu Tỳ-kheo
nào biết giới, biết xứ, biết nhân duyên, biết thị xứ phi xứ; A-nan,
Tỳ-kheo như vậy là trí tuệ, không phải ngu si”.
212. Thế nào
gọi là xứ, phi xứ ?
181. ‘Kinh Đa Giới
Nhưng, bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo biết
thị xứ phi xứ[9]?”
Thế Tôn đáp:
“Nếu Tỳ-kheo nào thấy và biết như thật về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ.
Này A-nan, nếu trong đời có hai vị Chuyển luân vương cùng cai trị,
trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu trong đời có một Chuyển luân
vương cai trị, trường hợp này tất có.
“Này A-nan, nếu trong đời có hai Đức Như Lai,
trường hợp này hoàn toàn không. Nếu trong đời này có một Đức Như Lai,
trường hợp này tất có.
“Này A-nan, nếu một người đã thấy đế lý[10]
mà có ý sát hại cha mẹ, giết A-la-hán, phá hoại Thánh chúng, ác tâm
với Phật, làm Như Lai đổ máu, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu
một người phàm phu cố ý hại cha mẹ, giết A-la-hán, phá hoại Thánh
chúng, ác tâm với Phật, làm Như Lai đổ máu, trường hợp này tất có xảy
ra.
“A-nan, nếu một người đã thấy đế lý mà cố tình
phạm giới, xả giới, bỏ đạo, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu một
người phàm phu cố ý phạm giới, xả giới, bỏ đạo, trường hợp này tất có.
“Nếu có một người đã thấy đế lý mà xả ly nội
đạo này, tôn thờ ngoại đạo, mong cầu phước điền ở đó, trường hợp này
hoàn toàn không có. Nếu một người phàm phu xả ly nội đạo này, tôn thờ
ngoại đạo, mong cầu phước điền ở đó, trường hợp này tất có.
“Này A-nan, nếu một người đã thấy đế lý mà
theo các Sa-môn, Phạm chí khác nói như vầy: ‘Các ngài thấy điều đáng
thấy, biết điều đáng biết’, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu
người phàm phu theo các Sa-môn, Phạm chí khác, nói rằng: ‘Các ngài thấy
điều đáng thấy, biết điều đáng biết’, trường hợp này tất có.
“Này A-nan, nếu người đã thấy đế lý mà còn tin
bói toán, hỏi cát hung, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu người
phàm phu tin bói toán, hỏi cát hung, trường hợp này tất có.
“Này A-nan, nếu người đã thấy đế lý theo các
Sa-môn, Phạm chí khác mà bói toán, hỏi cát hung, trường hợp này hoàn
toàn không có. Nếu người phàm phu theo các Sa-môn, Phạm chí khác mà bói
toán, hỏi cát hung, trường hợp này tất có.
213. Những việc tỷ kheo cần
phải làm
182. ‘Kinh Mã Ấp’ (A), tham khảo 183.
‘Kinh Mã Ấp’ (B)
“Thế nào là pháp như thật Sa-môn và pháp như
thật Phạm chí?
“Thân hành thanh tịnh, chánh đại quang minh,
khéo léo giữ gìn, không có tỳ vết. Nhân nơi thân hành thanh tịnh này mà
vẫn không tự đề cao, không khinh chê người, không ô uế, không vẩn đục,
được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu các ngươi nghĩ rằng, ‘Ta
thân hành thanh tịnh, điều cần làm ta đã làm xong, không cần học thêm
nữa, đã thành tựu đức nghĩa, không còn gì phải làm thêm’, này Tỳ-kheo,
Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghĩa của Sa-môn
mà lạc mất nghĩa của Sa-môn.
“Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu
thân đã thanh tịnh lại phải làm những gì? Phải học khẩu hành thanh
tịnh, chánh đại quang minh, khéo léo giữ gìn, không có tỳ vết. Nhân nơi
khẩu hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê
người, không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen
ngợi. Nếu các thầy nghĩ rằng, ‘Ta thân, khẩu hành thanh tịnh, điều cần
làm ta đã làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức nghĩa,
không còn gì phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết,
không để các ngươi mong cầu nghĩa của Sa-môn mà lạc mất nghĩa của
Sa-môn.
“Như muốn cầu tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân,
khẩu đã thanh tịnh, lại phải làm những gì? Phải học ý hành thanh tịnh,
chánh đại quang minh, khéo léo giữ gìn, không có tỳ vết. Nhân nơi ý
hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người,
không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu
các ngươi nghĩ rằng, ‘Ta thân, khẩu, ý hành thanh tịnh, điều cần làm ta
đã làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức nghĩa, không còn
gì phải làm làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không
để các ngươi mong cầu nghĩa của Sa-môn mà lạc mất nghĩa của Sa-môn.
“Như muốn cầu tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân,
khẩu, ý đã thanh tịnh, lại phải làm những gì? Phải học mạng hành thanh
tịnh[11],
chánh đại quang minh, khéo léo giữ gìn, không có tỳ vết. Nhân nơi mạng
hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người,
không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu
các ngươi nghĩ rằng, ‘Ta thân, khẩu, ý, mạng hành thanh tịnh, điều cần
làm ta đã làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức nghĩa,
không còn gì làm phải làm thêm’, này Tỳ-kheo Ta nói cho các ngươi biết,
không để các ngươi mong cầu nghĩa của Sa-môn mà lạc mất nghĩa của
Sa-môn.
“Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu
thân, khẩu, ý, mạng đã thanh tịnh, lại phải làm những gì? Tỳ-kheo phải
học thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạt,
thủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng mưốn khởi ý. Khi mắt thấy sắc,
không chấp thủ sắc tướng, không đắm sắc vị; vì sự phẫn tránh[12]
mà thủ hộ căn con mắt, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất
thiện pháp, vì thú hướng đến kia[13],
nên thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, khi ý biết
pháp không chấp thủ pháp tướng, không đắm pháp vị; vì sự phẫn tránh mà
thủ hộ ý căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp,
vì thú hướng đến kia, nên thủ hộ ý căn. Nếu các ngươi nghĩ rằng, ‘Ta
thân, khẩu, ý, mạng hành thanh tịnh, thủ hộ các căn, điều cần làm ta đã
làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức nghĩa, không còn gì
làm phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để
các thầy mong cầu cứu cánh của Sa-môn mà lạc mất cứu cánh của Sa-môn.
“Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu
thân, khẩu, ý, mạng đã thanh tịnh, đã thủ hộ các căn, lại phải làm
những gì? Tỳ-kheo phải học chánh tri khi ra, khi vào, khéo quán sát
phân biệt; co duỗi, cúi ngước, nghi dung chững chạc; khéo mang
Tăng-già-lê và các y bát; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng hay
im lặng... đều có chánh tri. Nếu các ngươi nghĩ rằng, ‘Ta thân, khẩu,
ý, mạng hành thanh tịnh, thủ hộ các căn, có chánh tri khi ra, khi vào,
điều cần làm ta đã làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức
nghĩa, không còn gì phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi
biết, không để các ngươi mong cầu nghĩa của Sa-môn mà lạc mất nghĩa của
Sa-môn.
“Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu
thân, khẩu, ý, mạng đã thanh tịnh, đã thủ hộ các căn, đã biết rõ sự ra
vào, lại phải làm những gì? Tỳ-kheo nên học sống cô độc tại nơi xa
vắng, ở trong rừng vắng, dưới gốc cây, những nơi không nhàn yên tĩnh,
sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc vào trong rừng, hoặc giữa
bãi tha ma. Vị ấy sau khi ở trong rừng vắng, hoặc dưới gốc cây, những
nơi không nhàn yên tĩnh, trải ni-sư-đàn, ngồi kiết già, chánh thân
chánh nguyện[,
hướng niệm nội tâm, đoạn trừ tâm tham lam, tâm không tranh cãi, thấy tài
vật và các nhu dụng sinh sống của người khác mà không khởi lòng tham
muốn, muốn khiến về mình. Vị ấy đối với sự tham lam, tâm đã tịnh trừ.
Cũng vậy, sân nhuế, thùy miên, trạo hối, đoạn nghi trừ hoặc, đối với
các thiện pháp không có do dự. Vị ấy đối với sự nghi hoặc, tâm đã tịnh
trừ. Vị ấy đã đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm ô uế, tuệ yếu kém,
rồi ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành
tựu an trụ.
“Tỳ-kheo với định tâm như vậy, thanh tịnh,
không ô uế, không phiền nhiệt, nhu nhuyến, khéo an trụ, chứng đắc tâm
bất động, bèn hướng đến sự tác chứng Lậu tận trí thông. Vị ấy liền biết
như thật rằng, ‘Đây là Khổ’, ‘Đây là Khổ tập’, ‘Đây là Khổ diệt’, ‘Đây
là Khổ diệt đạo’. Cũng biết như thật ‘Đây là Lậu’, ‘Đây là Lậu tập’,
‘Đây là Lậu diệt’, ‘Đây là Lậu diệt đạo’. Tỳ-kheo ấy đã biết như vậy,
thấy như vậy rồi, tâm giải thoát dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Giải
thoát rồi liền biết là mình đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh
đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh
nữa’. Ta nói vị ấy là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là Tịnh dục.
214. Các
đại đệ tử có quan điểm khác nhau về việc làm thế nào để cho Phật pháp
được hưng thịnh
184. ‘Kinh Ngưu giác Sa La Lâm’
Tôn giả A-nan đáp rằng: “Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo học rộng, nghe nhiều,
nhớ mãi không quên, tích lũy sự nghe nhiều. Với những pháp sơ khởi vi
diệu, khoảng giữa vi diệu và kết thúc cũng vi diệu, có nghĩa lý, có văn
chương, toàn vẹn thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh; những pháp như vậy
được vị ấy học rộng, nghe nhiều, tụng tập đến ngàn lần, chuyên ý tư
duy, kiến giải thông suốt. Vị ấy thuyết pháp gọn gàng, lưu loát, hoàn
toàn tương ưng với mục đích đoạn trừ các kết sử. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử,
vị Tỳ-kheo như thế làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la này.”
Tôn giả Xá-lê Tử hỏi: “…
Hiền giả Ly-việt-đa, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác
sa-la?”
Tôn giả Ly-việt-đa đáp rằng :
“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo ưa yển
tọa[14],
bên trong tu hành nội tâm tĩnh chỉ[15],
không bỏ tọa thiền, thành tựu quán tưởng, thường thích nhàn cư, ưa chỗ
yên tĩnh. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu
rừng Ngưu giác sa-la.”
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi:“…Hiền giả
A-na-luật-đà, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”
Tôn giả A-na-luật-đà đáp rằng: “Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo đạt được thiên nhãn, thành
tựu thiên nhãn, ở trong một ngàn thế giới, với một ít phương tiện, vị ấy
trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, ví như người có
mắt ở trên lầu cao nhìn xuống khu đất trống có một ngàn gò nỗng với một
ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê
Tử, cũng vâïy, nếu Tỳ-kheo có được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn, ở
trong một ngàn thế giới với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát
có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng
khu rừng Ngưu giác sa-la.”
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi: “…Hiền giả Ca-chiên-diên, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu
rừng Ngưu giác sa-la?”
Tôn giả Ca-chiên-diên đáp rằng: “Tôn giả Xá-lê
Tử, ví như hai Tỳ-kheo pháp sư cùng bàn luận về A-tỳ-đàm thâm áo.
Những điều được hỏi đều được thấu hiểu tường tận, những lời giải đáp
thì thông suốt, sự thuyết pháp thì lưu loát. Tôn giả Xá-lê Tử, vị
Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi: “.. Hiền giả Đại
Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”
Tôn giả Đại Ca-diếp đáp rằng: “Hiền giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo tự mình sống nơi vô sự[16]
khen ngợi ở nơi vô sự; tự mình có thiểu dục, khen ngợi sự thiểu dục;
tự mình tri túc, khen ngợi sự tri túc; tự mình thích sống cô độc viễn
ly và khen ngợi cô độc viễn ly; tự mình tu hành tinh tấn, khen ngợi sự
tu hành tinh tấn; tự mình lập chánh niệm chánh trí, khen ngợi sự lập
chánh niệm chánh trí; tự mình đắc định, khen ngợi sự đắc định; tự mình
có trí tuệ, khen ngợi sự có trí tuệ; tự mình các lậu đã sạch, khen ngợi
các lậu đã sạch; tự mình khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ,
khen ngợi khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Hiền giả Xá-lê
Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi: “…Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng
Ngưu giác sa-la?”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp rằng: “Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo nào có đại như ý túc, có đại
oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, được tự tại vô lượng như ý
túc, thực hành vô lượng như ý túc, có thể biến một thành nhiều, hợp
nhiều làm thành một, một thì trụ trên một, được biết, được thấy; không
bị trở ngại bởi vách đá, cũng như đi trong hư không; chìm xuống đất như
chìm xuống nước, đi trên nước như đi trên đất; ngồi xếp kiết già mà
bay trên không như chim bay liệng; với mặt trời và mặt trăng này vốn có
đại như ý túc, đại phước hựu, đại oai thần mà có thể đưa tay bắt nắm,
thân cao đến trời Phạm thiên. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm
rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi: “Tôn giả Xá-lê Tử, tôi và các vị Thượng tôn mỗi người đã tự nói
theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Xá-lê Tử, ‘Khả ái
thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều
tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những
Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”
Tôn giả Xá-lê Tử đáp rằng: “Hiền giả Mục-kiền-liên, nếu có Tỳ-kheo tùy dụng tâm tự tại,
chứ không phải tùy tâm[17].
Nếu muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an
trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức thì vị ấy an trú trụ
định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, ví như y
phục của vua và các quan rất nhiều màu sắc rực rỡ, nếu họ muốn mặc thứ
nào vào buổi sáng, liền lấy mặc vào. Nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi
trưa hay buổi chiều, liền lấy mặc. Hiền giả Mục-kiền-liên, cũng vậy,
nếu có Tỳ-kheo nào tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm. Nếu
muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an trú
trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức thì vị ấy an trú trụ định ấy
vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, vị Tỳ-kheo như
vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”
215. Hoà hợp thanh tịnh
185. ‘Kinh Ngưu Giác Sa La Lâm’ (B)
“Này A-na-luật-đà, vì sao ông được an ổn,
không có gì thiếu thốn?”
Tôn giả A-na-luật-đà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con nghĩ rằng con nhờ có thiện
lợi, có đại công đức, vì con tu tập cùng với các vị phạm hạnh như vậy.
Bạch Thế Tôn, con thường hướng đến các vị phạm hạnh này để tu thân
nghiệp từ hòa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy; và tu khẩu
nghiệp từ hòa, ý nghiệp từ hòa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như
vậy. Bạch Thế Tôn, con tự nghĩ, ‘Nay ta hãy tự xả bỏ tâm mình mà tùy
theo tâm các Hiền giả này’. Rồi con xả bỏ tâm mình để tùy theo tâm các
Hiền giả này. Con chưa từng có một điều gì mà không xứng ý. Bạch Thế
Tôn, con nhờ như vậy mà thường được an ổn, không có gì thiếu thốn”.
216. Làm thế nào để biết một vị
khác có thực tu thực chứng hay không ?
186. ‘Kinh Cầu giải’
Thế Tôn bảo rằng: “Duyên
nơi ý của mình mà không biết như thật về tâm trí của người khác, phải
do hai sự kiện để tìm hiểu Như Lai, một là sắc được biết bởi mắt và hai
là tiếng được nghe bởi tai.
“Pháp ô nhiễm được biết bởi mắt và tai, có
hay không có nơi Tôn giả ấy? Sau khi tìm
hiểu, biết rằng pháp ô nhiễm được biết bởi mắt và tai không có nơi Tôn
giả ấy. Nếu ở đây không có, lại phải tìm hiểu nữa.
“Pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai có hay
không có nơi Tôn giả ấy? Sau khi tìm hiểu, biết rằng những pháp hỗn tạp
được biết bởi mắt và tai không có nơi Tôn giả ấy. Nếu ở đây không có,
phải tìm hiểu thêm nữa.
“Pháp bạch tịnh được biết bởi mắt và tai, có
hay không có nơi Tôn giả ấy? Sau khi tìm hiểu, biết rằng pháp bạch tịnh
được biết bởi mắt và tai có nói Tôn giả ấy. Nếu ở đây có, lại phải tìm
nữa.
“Tôn giả ấy đã thực hành pháp ấy lâu dài hay
chỉ thực hành tạm thời? Nếu khi tìm hiểu, biết rằng Tôn giả ấy thực
hành pháp ấy lâu dài chứ không phải tạm thời. Nếu là thường thực hành,
lại phải tìm hiểu thêm nữa.
“Tôn giả ấy nhập vào thiền này vì danh dự, vì
lợi nghĩa, hay không vì danh dự và lợi nghĩa? Nếu khi tìm hiểu, biết
rằng Tôn giả ấy nhập vào thiền này không phải vì tai hoạn .…
“Ở đây, lại cần hỏi thêm vị ấy rằng, ‘Này Hiền
giả, do hành vi nào, do năng lực nào, do trí tuệ nào để Hiền giả có
thể biết tường tận pháp một, đối với các pháp mà chứng đắc cứu cánh,
tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị Chánh Đẳng Giác?’ Vị ấy
sẽ trả lời như vầy, ‘Này Hiền giả, tôi không biết tâm của Thế Tôn, cũng
không do sự kiện nào khác mà biết. Tôi do nơi Thế Tôn mà có tịnh tín
như vậy. Thế Tôn nói pháp cho tôi nghe, pháp cao siêu càng lúc càng cao
siêu, pháp vi diệu càng lúc càng vi diệu, khéo đoạn trừ hắc bạch. Này
Hiền giả, như Thế Tôn nói pháp cho tôi nghe, và tôi nghe như vậy như
vậy, Như Lai nó pháp cho tôi nghe, pháp cao siêu càng lúc càng cao siêu,
pháp vi diệu càng lúc càng vi diệu, khéo đoạn hắc bạch, và tôi nghe
như vậy như vậy rồi, biết tường tận pháp một, đối với các pháp mà chứng
đắc cứu cánh, tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị Chánh
Đẳng Giác’. Này Hiền giả, tôi do hành vi như vậy, năng lực như vậy, trí
tuệ như vậy, khiến tôi biết tường tận pháp một, đối với các pháp mà
chứng đắc cứu cánh, tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị
Chánh Đẳng Giác’.’
217. Quan điểm của Phật về ‘Nhất
thiết trí, nhất thiết kiến’
188.
‘Kinh A Di Na’
Đức Thế Tôn lại hỏi rằng: “A-di-na,
thế nào là Sa-môn Man-đầu thật sự tư duy với năm trăm tư duy; nếu có
dị học, Sa-môn, Phạm chí nào là vị nhất thiết tri, nhất thiết kiến, tự
cho là “Ta biết không sót cái gì’, nhưng nếu có lầm lẫn thì cũng phải
tự nhận là lầm lẫn?”
Dị học A-di-na, đệ tử của Sa-môn Man-đầu, đáp
rằng: “Thưa
Cù-đàm! Sa-môn Man-đầu nói như vầy, ‘Nếu khi đi, khi đứng, khi nằm, khi
ngồi, khi ngủ, khi thức, lúc tối hay ban ngày vẫn thường không chướng
ngại tri kiến. Nhưng cũng có khi gặp voi chạy càn, ngựa phóng đại, xe
ruỗi nhanh, lính bại trận, con trai chạy trốn, con gái chạy trốn, hoặc
đi trên con đường nào đó mà gặp voi dữ, ngựa dữ, bò dữ, chó dữ, hoặc
gặp ổ rắn, hoặc bị ném đất, hoặc bị gậy đánh, hoặc lọt xuống rãnh, hoặc
rơi vào hầm xí, hoặc đạp lên bò đang nằm, hoặc sa xuống hầm sâu, hoặc
đâm vào bụi gai, hoặc thấy thôn ấp mà phải hỏi tên đường, hoặc gặp kẻ
trai người gái phải hỏi họ hỏi tên, hoặc nhìn lầm nhà trống, hoặc vào
dòng họ nào đó và khi vào rồi được hỏi rằng: ‘Ông ở đâu đến?’ Ta đáp
rằng, ‘Này chư Hiền, tôi đi lộn đường’.’
Thưa Cù-đàm! Sa-môn Man-đầu đại loại như vậy,
tư duy với năm trăm tư duy, và nếu có dị học Sa-môn, Phạm chí nào là
bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến, tự cho rằng: “Ta biết không sót cái
gì’, nhưng vị ấy cũng có những lầm lẫn như vậy.”….
Đức Phật lại bảo rằng: “Có hai chúng,
một là chúng pháp, hai là chúng phi pháp.
“Sao gọi là chúng phi pháp? Hoặc có người làm
việc phi pháp, nói lời phi pháp và chúng ấy cũng làm việc phi pháp, nói
lời phi pháp. Người phi pháp ấy đứng đầu trong chúng phi pháp, theo
những điều chính mình đã biết, nhưng lại bằng những lời hư vọng, không
chân thật mà hiển thị, phân biệt, quy định hành vi, lưu bố, tuần tự
thuyết pháp, muốn đoạn trừ sự xấu xa trong tâm ý người khác, bị cật vấn
thì không thể trả lời được. Đối với trong Chánh pháp luật không thể
xứng lập những điều chính mình đã biết. Nhưng người phi pháp đứng đầu
trong chúng phi pháp, tự cho là ‘Ta có trí tuệ, hiểu biết tất cả’. Ở nơi
nào mà sự kiện trí tuệ được nói đến như vậy, ở đó được gọi là chúng
phi pháp.
“Sao gọi là chúng pháp? Hoặc có người làm đúng
pháp, nói như pháp và chúng ấy cũng làm đúng pháp, nói như pháp. Người
đúng pháp ấy đứng đầu trong chúng pháp, theo những điều chính mình đã
biết, không bằng những lời hư vọng mà bằng sự chắc thật, hiển thị, phân
biệt, quy định hành vi, lưu bố, tuần tự thuyết pháp, muốn đoạn trừ sự
xấu xa trong tâm ý người khác, khi bị cật vấn thì có thể trả lời được,
đối với Chánh pháp luật có thể xứng lập những điều chính mình đã biết,
và người ấy đứng đầu trong chúng pháp, tự cho là ta có trí tuệ, hiểu
biết tất cả’. Ở nơi nào mà sự kiện trí tuệ được nói đến như vậy, ở đó
được gọi là chúng pháp.
“Cho nên, các ngươi nên biết pháp và phi pháp,
nghĩa và phi nghĩa. Sau khi đã chứng biết pháp và phi pháp, nghĩa và
phi nghĩa rồi, các ngươi nên học pháp như thật và nghĩa như thật.”
Phật thuyết như vậy rồi, liền từ chỗ ngồi đứng
dậy, vào tịnh thất tĩnh tọa…….
Này chư Hiền, vậy hãy cùng nghe tôi nói.
“Này chư Hiền, tà kiến là phi pháp, chánh kiến
là pháp. Nếu điều nào nhân bởi tà kiến mà sanh ra vô lượng pháp ác bất
thiện, đó gọi là phi nghĩa. Nếu nhân bởi chánh kiến mà sanh ra vô
lượng pháp thiện, đó gọi là nghĩa.
“Này chư Hiền, cho đến tà trí là phi pháp,
chánh trí là pháp. Nếu nhân bởi tà trí mà sanh ra vô lượng pháp ác bất
thiện, đó gọi là phi nghĩa. Nếu nhân bởi chánh trí mà sanh ra vô lượng
pháp thiện, đó gọi là nghĩa.
196. ‘Kinh Châu Na’
“Này A-nan, ý ngươi nghĩ sao đối với pháp tụ
mà Ta tự giác, tự thân chứng ngộ, gồm Bốn niệm xứ, Bốn như ý túc, Năm
căn, Năm lực, Bảy giác chi, Tám chi thánh đạo? “Này A-nan, Ni-kiền Thân
Tử thật sự không phải là Nhất thiết trí nhưng tự cho là Nhất thiết
trí.“Này A-nan, nếu Ni-kiền Thân Tử là vị biết tất cả, thấy tất cả thì
vị ấy đã vì đệ tử mà giảng giải sáu gốc rễ của đấu tranh; nghĩa là, có
thể nghe để đình chỉ
212. ‘Kinh Nhất
thiết trí ’
Ba-tư-nặc
vua nước Câu-tát-la hỏi rằng:
“Bạch
Cù-đàm, con nghe Sa-môn Cù-đàm nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có,
trong tương lai không, và hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm
chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’. Bạch Cù-đàm, Ngài đã
nhớ là đã nói như vậy chăng?
Thế Tôn
đáp rằng:
“Này Đại
vương, Ta không nhớ là đã nói như vậy, ‘Trong quá khứ không có, trong
tương lai không có, và hiện tại không có, không có Sa-môn Phạm chí nào
là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’.”
Lúc đó
Đại tướng Bệ-lưu-la[5]
đứng sau lưng Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, cầm phất trần hầu vua. Rồi
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la quay lại nói với Đại tướng Bệ-lưu-la
rằng:
“Hôm
trước Ta ngồi với đại chúng, ai là người đầu tiên nói rằng, ‘Sa-môn
Cù-đàm nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai không có
và trong hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc
nhất thiết trí, nhất thiết kiến’?”
Đại tướng
Bệ-lưu-la đáp rằng:
“Tâu
Thiên vương, có Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử[6]
là người đầu tiên nói như vậy.”
Ba-tư-nặc
vua nước Câu-tát-la nghe xong, bảo một người rằng: “Ngươi đến chỗ
Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử nói như vầy, ‘Ba-tư-nặc vua nước
Câu-tát-la cho gọi ông’.”
Người ấy
lãnh giáo, đi đến chỗ Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử bảo như vầy:
“Này Niên
Thiếu, Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la cho gọi ông.”
Sau khi người ấy đi, Ba-tư-nặc vua nước
Câu-tát-la bạch Thế Tôn:
“Bạch
Sa-môn Cù-đàm, có thể có những lời nói khác, nhưng được ghi nhớ khác.
Bạch Cù-đàm, ngài có nhớ đã nói những gì chăng?”
Thế Tôn
đáp rằng:
“Này Đại
vương, Ta nhớ đã từng nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương
lai không có, trong hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm chí
nào trong một thời[7]
biết tất cả, trong một thời thấy tất cả’. Này Đại vương, Ta nhớ đã nói
như vậy.”
218. 8 chánh đạo
189.
‘Kinh Thánh Đạo’
219. Khái niệm ‘không’
trong Kinh A hàm
190. ‘Kinh Tiểu Không’
“Này A-nan, như giảng đường Lộc tử mẫu này
trống không, không có voi, ngựa, bò, dê, tài vật, lúa thóc, nô tỳ;
nhưng có cái không trống không. Đó là chỉ có chúng Tỳ-kheo. Cho nên,
này A-nan, nếu trong đó không có gì cả thì chính do đó mà Ta thấy là
trống không. Nếu trong này còn có cái khác thì Ta thấy là chân thật có.
Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, không tánh, sự không điên
đảo[18].
“Này A-nan, Tỳ-kheo nào nếu muốn hành nhiều
trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác đến ý tưởng về xóm làng, đừng tác
ý đến ý tưởng về người, mà hằng tác ý đến ý tưởng về duy nhất tánh là ý
tưởng về khu rừng[19]. Vị ấy
nhận biết như vầy, ‘Trống không ý tưởng về xóm làng, trống không ý tưởng
về người, nhưng có một cái không trống không, đó là duy nhất tánh do ý
tưởng về khu rừng. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về xóm làng, thì ở
đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về người, thì ở
đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc là do duy nhất tánh ý
tưởng về khu rừng’. Nếu trong đó không có gì cả thì, thì chính do đó
mà vị ấy thấy đó là trống không. Nếu trong này còn có cái khác, thì vị
ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật,
không tánh, sự không điên đảo.
“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành
nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về người,
đừng tác ý đến ý tưởng khu rừng mà hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý
tưởng về đất. Tỳ-kheo ấy nếu thấy đất này có cao có thấp, có ổ rắn, có
bụi gai, có cát, có đá, núi chởm, sông sâu thì chớ có tác ý đến. Nếu
thấy đất này bằng phẳng như lòng bàn tay, chỗ trông ra được rõ ràng,
thì hãy thường tác ý đến….
191. ‘Kinh Đại Không’
…Này A-nan, như vậy, Tỳ-kheo giữ vững nội tâm
an trụ, tĩnh chỉ, khiến cho chuyên nhất và định rồi, hãy tác ý về nội
không. Vị ấy sau khi tác ý về nội không rồi, mà tâm bèn di động, không
hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối
với nội không, Tỳ-kheo ấy hãy tác ý về ngoại không. Vị ấy sau khi tác ý
về ngoại không rồi, tâm bèn di động, không hướng đến gần, không được
trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với ngoại không.
“Này A-nan, nếu Tỳ-kheo trong lúc quán, biết
rằng mình đang tác ý về ngoại không mà tâm di động, không hướng đến
gần, không an trụ, không giải thoát đối với ngoại không, Tỳ-kheo ấy hãy
tác ý về nội ngoại không. Vị ấy sau khi suy niệm về nội ngoại không
rồi mà tâm bèn di động, không hướng đến gần, không trong vắt, không an
trụ, không giải thoát đối với nội ngoại không. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo
trong lúc lúc quán mà biết rằng mình đang suy niệm về nội ngoại không
mà tâm di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an
trụ, không giải thoát đối với nội ngoại không, Tỳ-kheo ấy hãy tác ý về
sự không di động. ….
220. Thế nào gọi là phụng sự chánh pháp
191. ‘Kinh Đại Không’
Đức Phật nói: “Này A-nan, không phải
chỉ vì chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết mà một tín đệ tử đi theo Thế Tôn
để hành phụng sự cho đến trọn đời. Này A-nan, hoặc từ lâu vị ấy đã từng
nghe pháp này, tụng tập đến cả ngàn, chuyên ý tư duy quán sát, thấy
rõ, thấu triệt sâu xa. Nếu vấn đề này là Thánh luận tương ưng với cứu
cánh, khiến tâm nhu hòa, không có những che lấp, tức các vấn đề bố thí,
vấn đề giới, vấn đề định, vấn đề tuệ, vấn đề giải thoát, vấn đề giải
thoát tri kiến, vấn đề tiệm giảm, vấn đề không tụ hội, vấn đề thiểu
dục, vấn đề tri túc, vấn đề vô dục, vấn đề đoạn, vấn đề diệt, vấn đề
tĩnh tọa, vấn đề duyên khởi. Những vấn đề mà Sa-môn luận bàn như vậy,
được dễ dàng chứ không khó. Do ý nghĩa này mà một tín đệ tử đi theo Thế
Tôn để hành phụng sự cho đến trọn đời. Này A-nan, như vậy là phiền lụy[20]
cho Tôn sư, phiền lụy cho đệ tử, phiền lụy cho các vị đồng phạm hạnh.
“Này A-nan, thế nào là phiền lụy cho Tôn sư?
“Ở đây, một vị Tôn sư xuất thế, có sách lự tư
duy, bằng tâm trạng sách lự mà quán sát các loại phàm nhân. Có biện
tài, vị ấy đi đến nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở
trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ,
không có bóng người, tùy thuận mà tĩnh tọa, hoặc sống tại nơi đó mà học
sự viễn ly, tinh cần, được tăng thượng tâm, sống an lạc ngay trong đời
hiện tại.
“Vị ấy sau khi học sự viễn ly, tinh cần, sống
an ổn khoái lạc, rồi theo các đệ tử trở về với các Phạm chí, Cư sĩ,
phong ấp, quốc nhân. Vị ấy sau khi theo đệ tử trở về, với các Phạm chí,
Cư sĩ, phong ấp, quốc nhân, bèn tự cao mà trở về nhà. Như vậy là phiền
lụy cho Tôn sư và cũng bị phiền lụy bởi các pháp ác bất thiện, ô uế,
là gốc rễ cho sự hữu trong tương lai, phiền nhiệt, khổ báo, nhân của
sanh-già-bệnh-chết; đó là phiền lụy cho Tôn sư.
“Này A-nan, thế nào là sự phiền lụy cho đệ tử?
Đệ tử của vị Tôn sư ấy học sự viễn ly của vị ấy, vị ấy sống nơi rừng
vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, trên sườn non, vắng bặt không tiếng
động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tĩnh
tọa, hoặc sống tại nơi đó mà học sự viễn ly, tinh cần, được tăng thượng
tâm, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này. Vị ấy sau khi học sự
viễn ly, tinh cần, sống an ổn khoái lạc rồi, bèn theo đệ tử trở về với
các Phạm chí, Cư sĩ, phong ấp, quốc nhân. Vị ấy sau khi theo đệ tử về
với các Phạm chí, Cư sĩ, phong ấp, quốc nhân rồi, bèn tự cao mà trở về
nhà. Như vậy là làm phiền lụy cho đệ tử, và cũng bị phiền lụy bởi các
pháp ác, bất thiện, gốc rễ của sự hữu trong tương lai, phiền nhiệt, khổ
báo, nhân của sanh-già-bệnh-chết. Đó là phiền lụy cho đệ tử….
Này A-nan, thế nào là đệ tử đối với Tôn sư mà
gây sự oán hận, không hành sự từ hòa?
“Nếu Tôn sư thuyết pháp cho đệ tử, là vì
thương yêu, lo lắng, mong cầu thiện lợi và phước lành, mong cầu sự an
ổn khoái lạc cho đệ tử mà phát khởi từ bi tâm, nói rằng, ‘Đây là điều
hữu ích. Đây là sự an lạc. Đây là sự hữu ích an lạc’. Nếu đệ tử ấy mà
không cung kính, cũng không tùy thuận theo, không an trụ nơi chánh trí,
tâm không hướng đến pháp tùy, pháp hành, không thọ lãnh chánh pháp,
trái phạm những điều Tôn sư dạy, không được định, đệ tử như vậy là đối
với Tôn sư mà gây sự oán hận, không hành sự từ hòa.
“Nếu Tôn sư thuyết pháp cho đệ tử, thương yêu,
lo lắng, mong cầu thiện lợi và an lành, mong cầu sự an ổn khoái lạc
cho đệ tử phát khởi từ bi tâm mà nói rằng, ‘Đây là điều hữu ích. Đây là
sự an lạc. Đây là sự hữu ích an lạc’. Nếu đệ tử thuận hành theo, an
lập nơi chánh trí, tâm quy hướng đến pháp tùy, pháp hành, thọ lãnh
Chánh pháp, không trái phạm lời giáo huấn của Tôn sư, có thể được định.
Vị đệ tử như thế là đối với Tôn sư mà hành sự từ hòa, không gây sự oán
hận.
221. Lý do
Phật chế không ăn chiều
192. ‘Kinh Ca Lâu Ô Đà Di’
“Bạch Thế Tôn, con lại nghĩ rằng, ‘Nếu có
Tỳ-kheo phi thời đi vào thôn ấp khất thực, hoặc có thể gặp kẻ đạo tặc
đang hành sự hay chưa hành sự, hoặc gặp cọp, gặp nai, hoặc gặp cả cọp
nai, hoặc gặp beo gặp gấu, hoặc gặp cả beo gấu, hoặc sống[7] ở những chỗ như vậy, hoặc gặp voi dữ, ngựa dữ, bò dữ, chó dữ,
hoặc gặp ổ rắn, hoặc bị ném đất, hoặc bị gậy đánh, hoặc té vào mương
rãnh, hoặc rơi vào hầm xí, hoặc cỡi lên bò đang nằm, hoặc lọt xuống hầm
sâu, hoặc vướng vào bụi gai, xem xét thấy nhà trống mà bước vào nhà
như vậy, khi vào trong đó rồi, người con gái thấy rủ rê làm việc bất
tịnh hạnh xấu xa.
“Bạch Thế Tôn, xưa có một Tỳ-kheo trong đêm
tối mịt, trời mưa lâm râm, chớp lóe như lửa xẹt, mà phi thời đi vào nhà
người ta khất thực. Bấy giờ người đàn bà đi ngoài rửa chén bát. Khi ấy
người đàn bà này trong cơn chớp lóe, trông xa thấy Tỳ-kheo tưởng là
quỷ. Thấy rồi, bà ta kinh hãi, lông tóc dựng ngược, thất thanh la lớn,
tức thì ngả xuống[8], miệng nói rằng, ‘Ông là ma! Ông là ma!’ Tỳ-kheo mới nói với
người đàn bà ấy rằng, ‘Này cô em, tôi không phải là ma đâu, tôi là
Sa-môn đến khất thực.’ Bấy giờ người đàn bà ấy giận và mắng vị Tỳ-kheo
rất nhức nhối, rất dữ dằn rằng, ‘Sa-môn hãy vong mạng cho lẹ đi! Bố mẹ
Sa-môn hãy chết cho lẹ đi! Dòng họ Sa-môn hãy tuyệt diệt đi! Sa-môn hãy
lòi ruột đi! Sa-môn trọc đầu, đen thui, tuyệt tự, không con cái! Hãy
cầm dao bén mà tự mổ bụng đi! Chớ đừng đi khất thực phi thời ban đêm.
Ôi chao! Tại Sa-môn mà tôi bị té!’ Bạch Thế Tôn, con nhớ vị ấy rồi tâm
sanh hân hoan. Bạch Thế Tôn, con nhờ sự hân hoan này mà sung mãn châu
thân, chánh niệm chánh trí, phát sanh hỷ, khinh an, lạc, định. Bạch Thế
Tôn, con nhờ định này, sung mãn châu thân mà được chánh niệm chánh
trí. Như vậy, bạch Thế Tôn, con không thiếu thốn gì, thường được an ổn,
khoái lạc, khí lực bình thường.”
222. Dù chỉ là ngôi nhà rách,
người vợ chột mắt cũng rất khó bỏ
192. ‘Kinh Ca Lâu Ô Đà Di’
“Này Ô-đà-di, ví như người nghèo khổ, không
có của cải, cũng không có thế lực; người ấy có một người vợ mà cặp mắt
bị mù, lại xấu xí, không khả ái; chỉ có một cái nhà đổ nát, mưa dột,
chim quạ bu đến đậu, tệ không thể ở. Lại có một cái giường bị gãy sập,
tệ không thể nằm; có một cái lu bị thủng không dùng được. Người ấy thấy
vị Tỳ-kheo sau khi ăn xong, rửa sạch chân, trải ni-sư-đàn ngồi dưới
một gốc cây mát mẻ điều hòa mà tu tập tăng thượng tâm. Người ấy thấy
vậy trong tâm nghĩ rằng ‘Sa-môn thật là khoái lạc, Sa-môn như Niết-bàn.
Ta thật là xấu xa vô đức. Vì sao? Vì ta có một người vợ mà cặp mắt bị
mù, lại xấu xí, không khả ái, nhưng không thể bỏ; chỉ có một cái nhà đổ
nát, mưa dột, chim quạ bu đến đậu, tệ không thể ở, nhưng cũng không
thể bỏ. Lại có một cái giường bị gãy sập, tệ không thể nằm; có một cái
lu bị thủng không dùng được nhưng cũng không thể bỏ. Ta ưa thích
Tỳ-kheo, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống
không gia đình, xuất gia học đạo. Này Ô-đà-di, nếu có người nói như
vầy, ‘Người nghèo khổ kia không có tiền của cũng không có thế lực, mà
bị trói buộc không cứng không chặt, không càng lúc càng gắt gao, có thể
đoạn tuyệt có thể giải thoát, nói như vậy có đúng chăng?”
Tôn giả Ô-đà-di đáp: “Không đúng, bạch Thế
Tôn! Vì sao? Vì người nghèo khổ kia không có tiền của cũng không có thế
lực, có một người vợ mà cặp mắt bị mù, lại xấu xí, không khả ái, nhưng
không thể bỏ; chỉ có một cái nhà đổ nát, mưa dột, chim quạ bu đến đậu,
tệ không thể ở, nhưng cũng không thể bỏ. Lại có một cái giường bị gãy
sập, tệ không thể nằm; có một cái lu bị thủng không dùng được nhưng cũng
không thể bỏ. Dù người ấy ưa thích như vị Tỳ-kheo, cạo bỏ râu tóc, mặc
áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học
đạo. Bạch Thế Tôn, thế cho nên người nghèo khổ kia, không có tiền của
cũng không có thế lực, bị trói rất cứng, rất chặt, càng lúc càng gắt
gao không thể đoạn tuyệt cũng không thể giải thoát được.”
“Cũng vậy, này Ô-đà-di, nếu có người ngu si mà
Ta khuyên rằng ‘Ngươi hãy từ bỏ điều ấy, người ấy lại nói rằng ‘Đó là
việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn dạy ta phải từ
bỏ! Thiện Thệ dạy ta phải từ bỏ!” Và cũng nói ‘Vị Đại Sa-môn này không
tiêu hóa đồ ăn.’ Rồi người ấy không đoạn trừ. Nó không chỉ đối với Ta
sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận, mà đối với các Tỳ-kheo giữ gìn
giới hạnh cẩn thận, nó cũng sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận. Này
Ô-đà-di, thế cho nên người ngu si kia bị trói rất cứng, rất chặt, càng
lúc càng gắt gao, không thể đoạn trừ, không thể giải thoát. Này
Ô-đà-di, nếu một thiện gia nam tử mà Ta khuyên rằng ‘Ngươi hãy từ bỏ
điều này,’ người ấy không nói như vầy ‘Ấy là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì
mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn dạy ta phải từ bỏ! Thiện Thệ dạy ta phải
từ bỏ!” Và cũng không nói ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa đồ ăn.’ Rồi
người ấy đoạn trừ. Người không chỉ đối với Ta không sanh tâm không vừa
ý, không chấp nhận, mà đối với các Tỳ-kheo giữ gìn giới hạnh cẩn thận,
nó cũng không sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận. Này Ô-đà-di, thế
cho nên thiện gia nam tử kia bị trói không cứng, không chặt, không càng
lúc càng gắt gao, có thể đoạn trừ, có thể giải thoát.
“Này Ô-đà-di, ví như cư sĩ, con cư sĩ, rất
giàu có, sung sướng, rất nhiều tiền của, sản nghiệp súc mục không thể
tính được, phong hộ thực ấp, lúa gạo, bao nhiêu những nhu dụng sinh sống
đều rất đầy đủ. Nô tỳ, voi ngựa thôi thì không kể. Người ấy thấy vị
Tỳ-kheo sau khi ăn xong, rửa tay chân, trải ni-sư-đàn ngồi dưới một gốc
cây mát mẽ điều hòa mà tu tập tăng thượng tâm. Thấy vậy người ấy nghĩ
rằng ‘Sa-môn thật là khoái lạc, Sa-môn như Niết-bàn. Ta nên từ bỏ sự
giàu sang sung sướng, vàng bạc châu báu, voi ngựa, nô tỳ, hâm mộ làm
Tỳ-kheo, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống
không gia đình, xuất gia học đạo!’ Này Ô-đà-di, có người lại nghĩ rằng
‘Người cư sĩ, con người cư sĩ kia bị trói rất cứng, rất chặt, càng lúc
càng gắt gao, không thể đoạn trừ, không được giải thoát.’ Nói như vậy có
đúng không?”
Tôn giả Ô-đà-di bạch rằng: “Không đúng, bạch Thế
Tôn! Vì sao? Vì người cư sĩ hay con người cư sĩ kia có thể xa lìa, vứt
bỏ sự giàu sang, phú quý, vàng bạc châu báu, lúa gạo, voi ngựa, nô tỳ
để làm Tỳ-kheo, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình,
sống không gia đình, xuất gia học đạo. Bạch Thế Tôn, thế cho nên người
cư sĩ hay con người cư sĩ kia bị trói không cứng chặt, không càng lúc
càng gắt gao, có thể đoạn trừ, có thể giải thoát được.”
“Cũng như vậy, này Ô-đà-di, nếu một thiện gia
nam tử mà Ta khuyên rằng ‘Ngươi hãy từ bỏ điều này,’ người ấy không nói
như vầy ‘Ấy là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn
dạy ta phải từ bỏ! Thiện Thệ dạy ta phải từ bỏ!” Và cũng không nói ‘Vị
Đại Sa-môn này không tiêu hóa đồ ăn.’ Rồi người ấy đoạn trừ. Người
không chỉ đối với Ta không sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận, mà
đối với các Tỳ-kheo giữ gìn giới hạnh cẩn thận, nó cũng không sanh tâm
không vừa ý, không chấp nhận. Này Ô-đà-di, thế cho nên thiện gia nam tử
kia bị trói không cứng, không chặt, không càng lúc càng gắt gao, có thể
đoạn trừ, có thể giải thoát.
“Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo hành xả. Vị ấy hành xả
rồi, phát sanh suy niệm tương ưng với dục, bị ái lạc ràng buộc. Vị ấy
ham thích nó, không đoạn, không trụ, không nhả bỏ. Này Ô-đà-di, Ta nói
đó là trói buộc, không nói là giải thoát. Vì sao? Vì các kết sử là bất
thiện. Ô-đà-di, vì kết sử là bất thiện, cho nên Ta nói đó là trói buộc,
không nói là giải thoát.
223.
Tỷ
kheo than cận với Tỷ kheo Ni
193. ‘Kinh Mâu Lê Phá Quần Na’
Bấy giờ Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na[21]
thường tu tập với các Tỳ-kheo-ni. Nếu có vị nào trước mặt
Mâu-lê-phá-quần-na mà nói xấu các Tỳ-kheo-ni, thầy liền sân hận, hằn
học cho đến cãi vã. Hoặc có vị nào trước mặt Tỳ-kheo-ni nói xấu Tỳ-kheo
Mâu-lê-phá-quần-na các Tỳ-kheo-ni nghe vậy liền sân hận hằn học cho
đến cãi vã. Một số đông các Tỳ-kheo nghe như vậy liền đến chỗ Phật,
đảnh lễ dưới chân, ngồi qua một bên thưa rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn, Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na
thường tụ tập với các Tỳ-kheo-ni. Nếu có vị nào trước mặt Tỳ-kheo
Mâu-lê-phá-quần-na nói xấu các Tỳ-kheo-ni, thầy ấy nghe vậy liền sân
hận, hằn học cho đến cãi vã. Hoặc có vị nào trước mặt các Tỳ-kheo nói
xấu Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na, các Tỳ-kheo-ni nghe vậy liền sân hận,
hằn học cho đến cãi vã.”
224. Lời nói
193. ‘Kinh Mâu Lê Phá Quần Na’
“Cũng vậy, ở đây, một người khéo thủ hộ, khéo
đi, khéo đến, là do người khác không nói lời cộc cằn. Khi người khác
không nói lời cộc cằn, vị ấy không phẫn nộ, không hằn học, không ưu
phiền oán hận, không giận dữ thù nghịch, không lộ vẻ hung dữ. Các
Tỳ-kheo kia thấy vậy, bèn nghĩ: ‘Hiền giả này là người nhẫn nhục, ôn
hòa, giỏi chịu đựng, khéo tự chế, khéo định tĩnh, khéo tịch tịnh.’ Nếu
khi có người khác nói lời cộc cằn bèn phẫn nộ, hằn học, ưu phiền oán
hận, giận dữ, thù nghịch, lộ vẻ hung dữ, các Tỳ-kheo khác thấy vậy bèn
nghĩ rằng: ‘Hiền giả này hung dữ, nóng nảy, thô lỗ, không định tĩnh,
không tự chế, không tịch tịnh.”
Lại nữa, có năm con đường của ngôn ngữ[22],
hoặc nói đúng thời hay không đúng thời, hoặc nói chân thật hay không
chân thật hoặc nói dịu dàng hay cứng ngắt, hoặc nói từ hòa hay sân
nhuế, hoặc nói có nghĩa lợi hay không nghĩa lợi.
Với năm con đường ngôn ngữ này, các ngươi nếu
khi người khác nói mà với tâm bị biến đổi, có thể miệng phát ra lời nói
cộc cằn, Ta nói các ngươi do đó mà bị suy thoái.
Các người hãy học, với năm con đường ngôn ngữ
này, khi người khác nói mà tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra
lời nói cộc cằn, hãy hướng đến kẻ thù nghịch, hãy duyên nơi kẻ thù
nghịch mà khởi tâm từ mẫn, tâm tương ưng với từ biến mãn một phương,
thành tựu và an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương tứ duy, trên dưới,
bao trùm tất cả, tâm tương ưng với từ, không kết, không oán, không
nhuế, không tranh, rộng lớn, vô lượng, vô biên, khéo tu tập, biến mãn
khắp cả thế gian, thành tựu an trụ. Cũng vậy, bi và hỷ. Tâm tương ưng
với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng lớn, vô
lượng, vô biên khéo tu tập, biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu an
trụ. Các ngươi hãy học như vậy…….
225. Thái độ Tỷ kheo khi bị khiển trách
194. ‘Kinh Bạt Đà Hoà Lợi’
Đức Thế Tôn nói: “Này Bạt-đà-hòa-lợi,
hoặc có Tỳ-kheo thường xuyên phạm giới; do bởi thường xuyên hay phạm
giới nên các Tỳ-kheo đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được
thấy, được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ. Vị ấy sau khi bị các
đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy, được nghe, hay từ
người khác mà nghi ngờ, bèn nói lãng sang vấn đề khác, những việc ngoài
vấn đề; sân hận, thù nghịch, phẫn nộ, bất mãn, xúc nhiễu chúng Tăng,
khinh mạn chúng Tăng, nói như vầy, ‘Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan
hỷ mà vui lòng.’ Với ý nghĩ như vậy. Này Bạt-đà-hòa-lợi, các Tỳ-kheo
bèn nghĩ rằng, ‘Nhưng Hiền giả này thường hay phạm giới. Và do thường
hay phạm giới, nên bị các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều
được thấy, được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ. Vị này sau khi bị
các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy được nghe
hay từ người khác mà nghi ngờ, bèn nói sang vấn đề khác, những sự việc
ngoài vấn đề, sân hận, thù nghịch, phẫn nộ, bất mãn, xúc nhiễu chúng
Tăng, khinh mạn chúng Tăng, nói như vầy ‘Tôi phải làm gì để chúng Tăng
được hoan hỷ mà hài lòng.’ Sau khi thấy vậy, bèn nói rằng: “Này chư
Tôn, hãy xem xét khiến để kéo dài một thời gian.
“Hoặc giả có Tỳ-kheo thường hay phạm giới; do
thường hay phạm giới cho nên bị các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng
những điều được thấy, được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ. Vị ấy
sau khi bị các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy,
được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ, không nói lãng sang vấn đề
khác, những sự việc ngoài vấn đề, không sân hận, thù nghịch chúng Tăng,
phẫn nộ, bất mãn, xúc nhiễu và khinh, mạn, không nói như vầy, ‘Tôi
phải làm gì để Tăng chúng hoan hỷ mà hài lòng.’ Không có ý nghĩ như
vậy. Này Bạt-đà-hòa-lợi, các Tỳ-kheo bèn nghĩ rằng, ‘Nhưng Hiền giả này
thường hay phạm giới, do bởi thường hay phạm giới nên các vị đồng phạm
hạnh khiển trách bằng những điều được thấy, được nghe hay từ người khác
mà nghi ngờ. Vị ấy sau khi bị các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng
những điều được thấy, được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ, vị ấy
không nói lãng sang vấn đề khác, những sự việc ngoài vấn đề không sân
hận, thù nghịch, phẫn nộ, bất mãn, không xúc nhiễu chúng Tăng, không
khinh mạn chúng Tăng, không nói như vầy, ‘Tôi phải làm gì để chúng Tăng
hoan hỷ mà hài lòng.’ Sau khi thấy như vậy bèn nói rằng, ‘Này chư Tôn,
hãy xem xét mà khiến cho diệt sớm.’ Trường hợp phạm các cấm giới nhẹ
cũng vậy.
226.
Một ngày ăn một bữa
195. ‘Kinh A Thấp Bối’
Đức Phật nói với các Tỳ-kheo rằng: “Ta một ngày chỉ ăn một
lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi vô cầu, không bệnh không đau,
thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Các ngươi cũng
nên một ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô
cầu, không bệnh không đau, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn
khoái lạc.”
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn vì chúng Tỳ-kheo mà
thi thiết giới, một ngày chỉ ăn một lần. Các Tỳ-kheo đều phụng trì theo
học giới này và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Rồi Thế
Tôn lần hồi đi đến Ca-la-lại[23], trụ trong rừng Thi-nhiếp-hòa ở phía Bắc
thôn Ca-la-lại.
227. Có hai loại lạc: Lạc liên
hệ giải thoát và lạc liên hệ khổ đau
195. ‘Kinh A Thấp Bối’
“Vì sao? Ta không nói tu tập tất cả thân lạc,
cũng không nói không nên tu tập tất cả thân lạc. Ta không nói tu tập
tất cả thân khổ, cũng không nói không nên tu tập tất cả thân khổ. Ta
không nói tu tập tất cả tâm lạc, cũng không nói không nên tu tập tất cả
về tâm lạc. Ta không nói tu tập tất cả tâm khổ, cũng không nói không
nên tu tập tất cả tâm khổ.
“Thế nào là thân lạc mà ta nói là không tu?
Nếu tu thân lạc mà pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện lại giảm,
thì thân lạc như vậy ta nói không tu. Thế nào là thân lạc mà Ta nói tu?
Nếu tu thân lạc mà pháp ác bất thiện giảm, thiện pháp tăng trưởng,
thân lạc như vậy ta nói tu. Thế nào là thân khổ mà ta nói không tu? Nếu
tu thân khổ mà pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện lại giảm,
thân khổ như vậy, ta nói không tu. Thế nào là thân khổ mà ta nói tu?
Nếu tu thân khổ mà pháp ác bất thiện lại giảm, pháp thiện tăng trưởng.
Thân khổ như vậy, ta nói tu.
“Thế nào là tâm lạc ta nói không tu? Nếu tu
tâm lạc mà các pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện lại giảm. Tâm
lạc như vậy, ta nói không tu. Thế nào là tâm lạc ta nói phải tu? Nếu tu
tâm lạc mà pháp ác bất thiện lại giảm, pháp thiện tăng trưởng. Tâm lạc
như vậy ta nói tu. Thế nào là tâm khổ mà ta nói không tu? Nếu tu tâm
khổ mà các pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện lại giảm. Tâm khổ
như vậy ta nói không tu. Thế nào là tâm khổ mà ta nói tu? Nếu tu tâm
khổ mà pháp ác bất thiện lại giảm, pháp thiện tăng trưởng, tâm khổ như
vậy, ta nói tu.
228. Tùy cơ thuyết giáo
195. ‘Kinh A Thấp Bối’
Thế nào là Tỳ-kheo không thực hành sự không
phóng dật? Nếu có vị Tỳ-kheo nào chứng câu giải thoát[24].
Thế nào là Tỳ-kheo có câu giải thoát? Nếu có Tỳ-kheo đối với tám giải
thoát, thân đã chứng[25],
thành tựu an trụ, do tuệ kiến[26]
mà các lậu đã diệt tận, đã biết rõ. Như vậy là Tỳ-kheo có câu giải
thoát. Vị Tỳ-kheo này ta nói thực hành sự không phóng dật. Nếu Hiền giả
này vốn có phóng dật thì điều ấy không bao giờ có. Vì vậy, Ta nói vị
Tỳ-kheo này không thực hành sự không phóng dật.
“Hoặc có Tỳ-kheo không phải câu giải thoát mà
có tuệ giải thoát. Thế nào là Tỳ-kheo có tuệ giải thoát? Nếu có Tỳ-kheo
đối với tám giải thoát mà thân không chứng, thành tựu an trú, nhưng do
tuệ kiến mà các lậu đã diệt tận, đã biết rõ. Như vậy là Tỳ-kheo có tuệ
giải thoát. Vị Tỳ-kheo này Ta nói không thành tựu sự không phóng dật.
Vì sao? Vì Hiền giả này vốn đã thành tựu sự không phóng dật. Nếu Hiền
giả này vốn có phóng dật thì điều ấy không bao giờ có. Vì vậy Ta nói vị
Tỳ-kheo này không thành tựu sự không phóng dật.
“Hai hạng Tỳ-kheo này Ta nói không thành tựu
sự không phóng dật. Này các Tỳ-kheo, tại sao Ta nói thành tựu sự không
phóng dật? Hoặc có Tỳ-kheo không có câu giải thoát, cũng không có tuệ
giải thoát mà có thân chứng. Thế nào là Tỳ-kheo có thân chứng? Nếu có
Tỳ-kheo đối với tám giải thoát, thân đã chứng, thành tựu an trụ, không
do tuệ kiến mà các lậu đã diệt tận, đã biết rõ. Như vậy là Tỳ-kheo có
thân chứng. Tỳ-kheo này Ta nói thực hành sự không phóng dật. Ta thấy vị
Tỳ-kheo này hành không phóng dật. Vì có quả gì khiến Ta nói Tỳ-kheo ấy
hành không phóng dật? Ở đây, vị Tỳ-kheo này tìm cách chế ngự các căn,
học tập theo thiện tri thức, sống tùy thuận an trú, các lậu đã diệt tận,
đắc được vô lậu, giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong hiện tại, tự
tri, tự giác, tự tác chứng thành tựu và an trú, biết như thật rằng ‘Sự
sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái
sanh nữa.’ Vì Ta thấy vị Tỳ-kheo này không phóng dật, có được quả như
thế, cho nên Ta nói vị Tỳ-kheo này thực hành sự không phóng dật.
“Hoặc có vị Tỳ-kheo không phải câu giải thoát,
không phải tuệ giải thoát, cũng không phải thân chứng, nhưng lại kiến
đáo[27].
Thế nào là Tỳ-kheo có kiến đáo? Nếu Tỳ-kheo nào có lòng tin dứt khoát
đối với Phật, Pháp, Tăng, tùy thuộc pháp được nghe, rồi do tuệ mà có
tăng thượng quán và tăng thượng nhẫn[28].
Như thế, vị Tỳ-kheo này có kiến đáo. Vị Tỳ-kheo này Ta nói không phóng
dật. Vì có quả gì khiến Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật?
nếu có Tỳ-kheo nào tìm cách chế ngự các căn, học tập các vị thiện tri
thức, sống tùy thuận an trú, các lậu đã tận diệt, được vô lậu, tâm giải
thoát, tuệ giải thoát, ngay trong hiện tại, tự tri tự giác, tự chứng,
thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm
hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.’ Vì Ta
thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật có quả như vậy. Cho nên Ta nói
vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật.
“Nếu Tỳ-kheo nào không phải câu giải thoát,
không phải tuệ giải thoát, cũng không phải thân chứng, cũng không phải
kiến đáo, nhưng lại có tín giải thoát. Thế nào là Tỳ-kheo có tín giải
thoát? Nếu Tỳ-kheo nào có lòng tin dứt khoát đối với Phật, Pháp, Tăng,
tùy theo pháp được nghe, rồi do tuệ mà có quán và nhẫn nhận, không bằng
kiến đáo[15].
Như vậy là vị Tỳ-kheo này có tín giải thoát. Vị Tỳ-kheo này Ta nói
hành không phóng dật. Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật, vì
có quả gì, khiến Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật? nếu có vị
Tỳ-kheo nào tìm cách chế ngự được các căn, học tập theo các vị thiện
tri thức, sống tùy thuận an trú, các lậu đã diệt tận, được vô lậu, tâm
giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong hiện tại, tự tri, tự giác, tự
tác chứng thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã
dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh
nữa.’ Vì Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật, vì có quả như vậy,
cho nên Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật.
“Nếu có vị Tỳ-kheo nào không có câu giải
thoát, không có tuệ giải thoát, không có thân chứng, không có kiến đáo
cũng không có tín giải thoát, nhưng có pháp hành[16].
Thế nào là Tỳ-kheo có pháp hành? Nếu Tỳ-kheo nào có lòng tin tuyệt đối
với Phật, Pháp, Tăng, tùy theo pháp được nghe, rồi do tuệ mà có tăng
thượng quán, tăng thượng nhẫn[17].
Như vậy, Tỳ-kheo này có pháp hành. Vị Tỳ-kheo này Ta nói hành không
phóng dật. Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật, vì có quả gì
khiến Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật? Nếu có Tỳ-kheo nào
tìm cách chế ngự các căn, học tập theo thiện tri thức, sống tùy thuận
an trú, đối với trong hai quả chắc chắn sẽ đạt được một. Hoặc ngay
trong hiện tại được cứu cánh trí, nếu còn hữu dư được A-na-hàm. Vì Ta
thấy vị này hành không phóng dật, có quả như vậy. Cho nên Ta nói vị
Tỳ-kheo này hành không phóng dật.
“Nếu có Tỳ-kheo nào không có câu giải thoát,
không có tuệ giải thoát, không có thân chứng, không có kiến đáo, không
có tín giải thoát, không có pháp hành, nhưng lại có tín hành. Thế nào
là Tỳ-kheo có tín hành? Nếu vị Tỳ-kheo nào có lòng tin dứt khoát đối
với Phật, Pháp, Tăng, tùy theo pháp được nghe, rồi do tuệ mà quán và
nhẫn, không như pháp hành. Như vậy, Tỳ-kheo này có tín hành. Vị Tỳ-kheo
này Ta nói hành không phóng dật. Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không
phóng dật, vì quả gì khiến Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật?
Nếu có vị Tỳ-kheo nào tìm cách chế ngự các căn, học tập theo thiện tri
thức, sống tùy thuận an trú, đối với trong hai quả chắc chắn sẽ đạt được
một, hoặc ngay trong hiện tại được cứu cánh trí, nếu còn hữu dư, đắc
A-na-hàm. Vì Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật. Các vị
Tỳ-kheo này Ta nói hành không phóng dật.
229. Sự kiện kỳ Na giáo
rạn nứt chia rẽ
196. ‘Kinh Châu Na’
Bấy giờ sa-di Châu-na[29]
()[3],
kiết hạ ở Ba-hòa ()[4].
Tại xứ Ba-hòa có một Ni-kiền tên là Thân Tử[5].
Nơi đây, vị ấy qua đời. Sau khi qua đời không bao lâu, các đệ tử
Ni-kiền Thân Tử chia rẽ và phá hoại nhau, nói những lời chia rẽ và phá
hoại nhau. Họ tranh đấu, kiện tụng, cột trói nhau, thù nghịch nhau,
tranh luận với nhau rằng, “Ta biết pháp này, ngươi không biết. Ngươi
biết pháp sao bằng chỗ ta biết? Ta nói tề chỉnh, còn ngươi không tề
chỉnh. Ta nói phù hợp, còn ngươi không phù hợp. Điều đáng nói trước,
ngươi nói sau; điều đáng nói sau ngươi lại nói trước. Ta hơn, còn ngươi
không bằng. Ta hỏi việc ngươi, ngươi không thể trả lời được. Ta đã chế
phục ngươi, ngươi còn hỏi nữa. Nếu ngươi động thủ, ta sẽ cột trói ngươi
lại.” Họ kiêu mạn và thách đố lẫn nhau. Ai cũng chỉ mong mình nói hơn,
mà không có người nào để khiển trách. Nếu có những người bạch y tại
gia, đệ tử của Ni-kiền Thân Tử, thấy vậy, họ đều chán nản và lãng xa
các đệ tử của Ni-kiền Thân Tử này. Vì sao vậy? Bởi vì những điều họ nói
ấy đều là ác pháp luật, không phải là pháp xuất yếu, không dẫn đến
Chánh giác, cũng không phải là lời dạy của Đấng Thiện Thệ. Nó là sự
băng hoại, không thể đứng vững, không nơi nương tựa và cậy nhờ. Bởi vì
bậc thầy mà họ tôn sùng không phải là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng
Chánh Giác.
230. Có phải Kinh Châu
Na này ghi lại sự chia rẽ trong Tăng đoàn không ?
196. ‘Kinh Châu Na’
Đức Thế Tôn nói: “Này
A-nan, nếu đấu tranh do bởi giới tăng thượng, tâm tăng thượng, quán
tăng thượng thì sự đấu tranh ấy quá nhỏ nhặt. Này A-nan! Nếu có sự đấu
tranh trong chúng Tăng do đạo và đạo tích[30]
thì sự đấu tranh ấy không giúp ích gì cho ai mà chỉ gây khổ cho mọi
người. Nó không phải là sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn
khoái lạc.
“Này A-nan, khi ngươi thấy ở trong đấy có hai
Tỳ-kheo vì mỗi người có mỗi ý kiến khác nhau mà gây ra cuộc đấu tranh
mà nói rằng, ‘Đây là pháp, đây là phi pháp; đây là luật, đây là phi
luật; đây là phạm, đây là phi phạm; hoặc nhẹ, hoặc nặng; có thể sám
hối, không thể sám hối; có thể thủ hộ, không thể thủ hộ; dư tàn, không
dư tàn; khởi, không khởi[31].
“Này A-nan, ý ngươi nghĩ sao đối với pháp tụ
mà Ta tự giác, tự thân chứng ngộ, gồm Bốn niệm xứ, Bốn như ý túc, Năm
căn, Năm lực, Bảy giác chi, Tám chi thánh đạo? “Này A-nan, Ni-kiền Thân
Tử thật sự không phải là Nhất thiết trí nhưng tự cho là Nhất thiết
trí.“Này A-nan, nếu Ni-kiền Thân Tử là vị biết tất cả, thấy tất cả thì
vị ấy đã vì đệ tử mà giảng giải sáu gốc rễ của đấu tranh; nghĩa là, có
thể nghe để đình chỉ
231. Có liên quan đến Đại Thiên
196. ‘Kinh Châu Na’
“Này A-nan, nếu một người nào có ác dục, tà
kiến, ác tánh không biết phục thiện thì không cung kính Tôn sư, không
thấy pháp, không giữ giới. Người ấy đã không cung kính Tôn sư, không
thấy pháp, không giữ giới, ở trong chúng nó gây ra sự đấu tranh như
vậy. Sự đấu tranh ấy không giúp gì cho ai mà chỉ gây khổ cho mọi người,
không phải sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn khoái lạc,
cho đến trời người phải chịu đau khổ và tai hoạn. Này A-nan! Nếu ngươi
thấy sự đấu tranh như vậy, ở bên trong hay bên ngoài, mà không dứt hết
được, vậy, để đoạn trừ sự đấu tranh ấy, ngươi phải nhanh chóng tìm cầu
phương tiện, học tập tinh cần, chánh niệm, chánh trí, kiên nhẫn, đừng
để thối thất. Này A-nan, ví như có người bị lửa đốt cháy đầu, đốt cháy
áo, thì phải cấp tốc tìm phương tiện để chữa cháy đầu, chữa cháy áo.
Cũng vậy, nếu ngươi thấy sự đấu tranh như vậy, ở bên trong hay bên
ngoài, mà không dứt hết được, vậy để đoạn trừ sự đấu tranh ấy, ngươi
phải nhanh chóng tìm cầu phương tiện, học tập tinh cần, chánh niệm
chánh trí, kiên nhẫn đừng để thối thất.
“Này A-nan, sự đấu tranh như vậy, bên trong
hay bên ngoài, mà ngươi thấy đã được chấm dứt, ngươi phải thủ hộ cái
tâm đó hơn nữa, luôn luôn không buông lung, vì để ngăn chặn sự đấu
tranh ấy vậy. Như vậy, sự tranh chấp này được ngươi đoạn trừ từ gốc rễ.
Này A-nan, ví như có người bị lửa đốt cháy đầu, đốt cháy áo, thì phải
cấp tốc tìm phương tiện để chữa cháy đầu, chữa cháy áo. Cũng vậy, nếu
ngươi thấy sự đấu tranh như vậy, ở bên trong hay bên ngoài, mà ngươi
thấy đã được chấm dứt, ngươi phải thủ hộ cái tâm đó hơn nữa, luôn luôn
không buông lung, vì để ngăn chặn sự đấu tranh ấy vậy. Như vậy, sự
tranh chấp này được ngươi đoạn trừ từ gốc rễ.
232. Luật:
bảy phương pháp đình chỉ đấu tranh
196. ‘Kinh Châu Na’
“Lại nữa, này A-nan, có bảy phương pháp đình
chỉ đấu tranh[32]. Bảy phương pháp
đó là: một là ưng dữ diện tiền chỉ tránh luật, hai là ưng dữ ức chỉ
tránh luật, ba là ưng dữ bất si chỉ tránh luật, bốn là ưng dữ phát lồ
chỉ tránh luật, năm là ưng dữ quân chỉ tránh luật, sáu là ưng dữ triển
chuyển chỉ tránh luật, bảy là ưng dữ như khí phấn tảo chỉ tránh luật[33].
“Này A-nan, thế nào là ưng dữ diện tiền chỉ
tránh luật (diệt tránh pháp 滅 諍 法; Pāli: adhikaraṇa-samathā.)? Làm thế
nào để đoạn trừ sự đấu tranh này? Tức là điều luật đình chỉ đấu tranh
bằng sự hiện diện. Này A-nan, hoặc một người đối với một người, mà
khuyến giáo, khiển trách, thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo,
với sự hiện diện khiến được hoan hỷ. Một người đối với hai người, một
người đối với nhiều người, một người đối với chúng Tăng mà khuyến giáo,
khiển trách, được thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự
hiện diện khiến được hoan hỷ. Hai người đối với hai người mà khuyến
giáo, khiển trách, thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự
hiện diện khiến được hoan hỷ. Hai người đối với nhiều người, hai người
đối với chúng Tăng, hai người đối với một người mà khuyến giáo, khiển
trách, thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện diện
khiến được hoan hỷ. Nhiều người đối với nhiều người mà khuyến giáo,
khiển trách, thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện
diện khiến được hoan hỷ. Nhiều người đối với chúng Tăng, nhiều người
đối với một người, nhiều người đối với hai người mà khuyến giáo, khiển
trách, được thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo với sự hiện
diện khiến được hoan hỷ. Chúng Tăng đối với một người, chúng Tăng đối
với hai người, chúng Tăng đối với nhiều người mà khuyến giáo, khiển
trách, được thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện
diện khiến được hoan hỷ. Này A-nan, như vậy gọi là ưng dữ hiện tiền chỉ
tránh luật. Sự đấu tranh ấy được đoạn trừ như vậy, tức do luật chấm
dứt đấu tranh bằng sự hiện diện.
“Này A-nan, thế nào là ưng dữ ức chỉ tránh
luật[19]? làm thế nào để đoạn trừ sự
tranh đấu này? Tức là do đình chỉ đấu tranh bằng nhớ lại. Này A-nan,
nếu có một người nào phạm giới mà không nhớ lại giới mình đã phạm. Các
Tỳ-kheo thấy vậy, nói với vị ấy rằng, ‘Thầy đã phạm giới mà không nhớ
lại giới mình đã phạm. Thầy hãy đến trong chúng mà xin luật ức niệm.
Tăng chúng sẽ ban cho Hiền giả luật ức niệm.’ Này A-nan, nếu ở một nơi
nào có Tăng chúng hòa hợp mà nhóm họp vị Tỳ-kheo kia phải đến đó, trịch
vai áo, bỏ guốc, vào trong chúng, cúi đầu đảnh lễ dưới chân các bậc
Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo, chắp tay quỳ mọp mà bạch với các trưởng
lão thượng tôn rằng, ‘Bạch chư Tôn, mong các ngài nghe cho, con đã từng
phạm giới mà không nhớ, nay con từ nơi chúng Tăng cầu xin luật ức
niệm. Mong Tăng chúng hòa hợp ban cho con luật ức niệm.’ Này A-nan,
Tăng chúng hòa hợp lại để ban cho vị Tỳ-kheo này luật ức niệm, bằng Pháp
và Luật như Tôn sư đã chỉ dạy, với sự hiện diện khiến cho được hoan
hỷ. Này A-nan, như vậy gọi là ưng dữ ức chỉ tránh luật. Sự đấu tranh ấy
phải được đoạn trừ như vậy, tức do luật chấm dứt đấu tranh bằng cách
nhớ lại.
“Này A-nan, thế nào là ưng dữ bất si chỉ tránh
luật[20]?
Làm thế nào để đoạn trừ sự đấu tranh ấy? Tức là luật đình chỉ đấu
tranh bằng sự không si cuồng. Này A-nan, nếu có một người do phát cuồng
mà tâm điên đảo, nên làm nhiều điều không thanh tịnh, không phải là
pháp của Sa-môn, không tùy thuận theo pháp hành mà nói vi phạm. Người
ấy sau khi trở lại tâm trạng như trước, gặp các Tỳ-kheo và được bảo
rằng: ‘Thầy đã phát cuồng và tâm điên đảo, do phát cuồng và tâm điên
đảo, nên làm nhiều điều không thanh tịnh, không phải là pháp của
Sa-môn, không tùy thuận theo pháp hành mà nói vi phạm. Này Hiền giả, nếu
Hiền giả sau khi trở lại tâm trạng như trước, Hiền giả có thể đến nơi
chúng Tăng mà cầu xin luật bất si. Chúng Tăng sẽ ban cho Hiền giả luật
bất si.’ Này A Nan, nếu một nơi nào đó Tăng chúng đang hòa hợp và nhóm
hội, vị Tỳ-kheo ấy nên đến đó, trịch vai áo, bỏ guốc, vào trong Tăng
chúng, cúi đầu lễ sát dưới chân các bậc Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo
chắp tay quì mọp, mà bạch với các Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo rằng,
‘Bạch chư Tôn, xin nghe cho, con đã từng phát cuồng và tâm điên đảo. Do
con đã phát cuồng và tâm điên đảo nên làm nhiều điều không thanh tịnh,
không phải là pháp của Sa-môn, không tùy thuận theo pháp hành mà nói
vi phạm. Về sau con trở lại tâm trạng như trước. Nay con từ nơi chúng
Tăng xin cầu luật bất si. Mong chúng Tăng hòa hợp ban cho con luật bất
si.’ Này A-nan, chúng Tăng cùng hòa hợp và nhóm hội, ban cho vị Tỳ-kheo
ấy luật bất si, bằng Pháp và Luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện
diện, khiến được hoan hỷ. Này A-nan, đó gọi là ưng dữ bất si chỉ tránh
luật. Sự đấu tranh ấy được đoạn trừ như vậy, tức do luật chấm dứt đấu
tranh bằng sự không si cuồng.
“Này A-nan, thế nào là ưng dữ tự phát lồ chỉ
tranh luật[21]?
Sự đấu tranh làm thế nào để chấm dứt? Tức do luật chấm dứt đấu tranh
bằng sự tự thú nhận. Này A-nan, nếu có một người phạm giới, hoặc nói ra
hay không nói ra, hoặc có nhớ hay không nhớ. Này A-nan, nếu tại nơi
nào đó có chúng Tăng đang hòa hợp và nhóm hội. Vị Tỳ-kheo kia nên đến
đó, trịch vai áo, bỏ guốc, vào trong chúng, cúi đầu đảnh lễ dưới chân
các bậc Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo, chắp tay quì mọp mà bạch rằng,
“Bạch chư Tôn, xin nghe cho, con phạm giới đó, con nay hướng về các bậc
Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo, chí tâm phát lồ, tự mình nói và trưng
bày rõ, không dám che giấu, từ nay về sau sẽ khéo léo hộ trì không tái
phạm. Này A-nan, chúng Tỳ-kheo nên hỏi vị ấy rằng, ‘Này Hiền giả, có tự
thấy điều mình phạm không?’ Vị Tỳ-kheo ấy đáp, ‘Con thật sự có thấy
điều con phạm.’ Đại chúng cũng nên nói với vị ấy rằng, ‘Hiền giả nên
cẩn thận giữ gìn đừng tái phạm.’ Này A-nan! Đó là ưng dữ tự phát lồ chỉ
tránh luật. Sự đấu tranh ấy phải được đoạn trừ như vậy. Tức do luật
chấm dứt đấu tranh bằng sự từ thú nhận.
“Này A-nan, thế nào là ưng dữ quân chỉ tranh
luật[22]? Làm sao để đoạn trừ sự đấu
tranh ấy? Tức do luật chấm dứt đấu tranh bằng chín đương nhân. Này
A-nan! Nếu có người không biết xấu hổ, không hối hận những tội bị thấy,
bị nghe và bị người khác nghi ngờ là ác dục. Người ấy đã phạm giới rồi
nói là mình biết ở một nơi, mình thấy ở một nơi. Sau khi nói mình biết ở
một nơi này, lại nói mình thấy ở một nơi. Sau khi nói mình thấy ở một
nơi, lại nói mình biết ở một nơi. Ở trong Tăng chúng mà nói là mình
biết ở một nơi, ở trong Tăng chúng mà nói là mình thấy ở một nơi. Nói
mình biết ở một nơi, rồi lại nói mình thấy ở một nơi. Nói mình thấy ở
một nơi rồi lại nói mình biết ở một nơi. Này A-nan! Vì vị Tỳ-kheo ấy,
Tăng chúng hòa hợp và nhóm họp mà ban quân luật, nói rằng: ‘Nhà ngươi
không đạo lý, nhà ngươi ác bất thiện. Vì sao? Vì ngươi đã phạm giới rồi
lại nói mình biết ở một nơi, mình thấy ở một nơi. Nói mình biết ở một
nơi, rồi lại nói mình thấy ở một nơi. Nói mình thấy ở một nơi, rồi lại
nói mình biết ở một nơi. Ở trong chúng mà nói mình biết ở một nơi. Ở
trong chúng mà nói mình thấy ở một nơi. Nói mình biết ở một nơi rồi lại
nói mình thấy ở một nơi. Nói mình thấy ở một nơi rồi lại nói mình biết
ở một nơi.’ Này A-nan, như vậy gọi là ưng dữ quân chỉ tránh luật. Sự
đấu tranh ấy phải được đoạn trừ bằng sự như vậy. Tức do luật chấm dứt
đấu tranh bằng chính đương nhân.
“Này A-nan, thế nào là ưng dữ triển chuyển chỉ
tránh luật? Làm thế nào để đoạn trừ sự đấu tranh ấy? Tức là do luật
chấm dứt đấu tranh bằng sự diễn tiến. Này A-nan, ở đây, giữa hai vị
Tỳ-kheo vì một số ý kiến mà gây ra sự đấu tranh như vầy, ‘Đây là pháp,
đây là phi pháp; đây là luật, đây là phi luật; đây là phạm, đây là phi
phạm; đây là nhẹ, đây là nặng; khả thuyết, không khả thuyết[23]; có thể thủ hộ, không thể thủ
hộ; dư tàn, không dư tàn; có thể sám hối, không thể sám hối[24]. Này A-nan, Tỳ-kheo kia ngay tại
chỗ đang cãi vã ấy mà chấm dứt đấu tranh. Nếu ngay tại chỗ cãi vã mà
chấm dứt đấu tranh, thì sự đấu tranh này được tuyên bố là chấm dứt. Nếu
ngay tại chỗ cãi vã mà không chấm dứt, có thể đưa sự đấu tranh ra bạch
với chúng Tăng. Nếu ở trong chúng Tăng mà chấm dứt, thì sự đấu tranh ấy
được tuyên bố là chấm dứt. Nếu trong chúng Tăng không chấm dứt, thì
này A-nan, gần đó có Tỳ-kheo giỏi kinh, giỏi luật, giỏi luận[25], các Tỳ-kheo kia cùng đến vị này
thưa việc đấu tranh ấy. Nếu ngay trên đường đi mà chấm dứt, thì sự đấu
tranh được tuyên bố là chấm dứt. Nếu ngay trên đường đi mà không chấm
dứt, lại hãy đem sự đấu tranh ấy nói trước chúng Tăng. Nếu ở trước
chúng Tăng mà chấm dứt, sự đấu tranh ấy được tuyên bố là chấm dứt. Nếu ở
tại chúng Tăng mà không chấm dứt, thì này A-nan, nếu nhiều trợ bạn
giỏi kinh, giỏi luật, giỏi luận, thì các vị này phải chấm dứt sự đấu
tranh ấy bằng Pháp và Luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện diện
khiến được hoan hỷ. Này A-nan, như vậy gọi là ưng dữ triển chuyển chỉ
tránh luật. Sự đấu tranh ấy phải được đoạn trừ như vậy, tức là do luật
chấm dứt đấu tranh bằng sự triển chuyển.
“Này A-nan, thế nào gọi là ưng dữ như khí phấn
tảo chỉ tránh luật? Làm sao để đoạn trừ sự đấu tranh ấy? Tức là luật
chấm dứt đấu tranh như quăng bỏ giẻ rách. Này A-nan, nếu các vị Tỳ-kheo
ở chung một chỗ tranh chấp, kiện tụng nhau, thù nghịch nhau, oán ghét
nhau, này A-nan, do đó các Tỳ-kheo kia chia ra hai nhóm. Sau khi chia
ra hai nhóm rồi, trong một nhóm có bậc Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo,
hay dưới trưởng lão một bậc; hoặc có người làm tông chủ hay nhỏ hơn
tông chủ một bậc. Này A-nan, vị Tỳ-kheo này nói với các vị Tỳ-kheo kia
rằng, ‘Này chư Hiền, xin nghe cho, chúng ta không có đạo lý, chúng ta là
người ác bất thiện. Vì sao vậy? Vì chúng ta đối với Pháp và Luật được
khéo giảng dạy mà chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, để học
đạo, nhưng chúng ta tranh chấp kiện tụng nhau, thù nghịch nhau, oán
ghét nhau, cãi vã nhau. Này chư Hiền, do sự tranh chấp này mà chúng ta
đã phạm giới, ngoại trừ tội Thâu-lan-giá và ngoại trừ tội tương ưng với
hàng tại gia. Tôi vì chính mình và cũng vì chư Hiền nữa, nên hướng đến
chư Hiền phát lồ, tự nói mà trình bày rõ ràng, không dám che giấu, lại
cẩn thận giữ gìn sau không tái phạm nữa.’ Này A-nan, nếu ở trong nhóm
này mà không có vị Tỳ-kheo nào ứng theo, thì này A-nan, Tỳ-kheo ấy nên
đi đến nhóm thứ hai. Đến nơi rồi, cúi đầu đảnh lễ các bậc Thượng tôn
trưởng lão Tỳ-kheo chắp tay quì mọp mà thưa rằng, ‘Thưa chư Tôn, xin
nghe cho, chúng ta không có đạo lý, chúng ta là người ác bất thiện. Vì
sao vậy? Vì chúng ta đối với Pháp và Luật được khéo giảng dạy mà chí
tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo, nhưng chúng ta
tranh chấp, kiện tụng nhau, thù nghịch nhau, oán ghét nhau, cãi vã
nhau. Này chư Hiền, do sự tranh đấu này mà chúng ta đã phạm giới, ngoại
trừ tội Thâu-lan-giá, và ngoại trừ tội tương đương với hàng tại gia.
Tôi vì chính mình và cũng vì chính chư Hiền nữa, nên hướng đến chư Hiền
chí tâm phát lồ, tự nói mà trình bày rõ ràng, không dám che giấu, lại
cẩn thận giữ gìn sau không tái phạm nữa.’ Này A-nan, các Tỳ-kheo kia
nên nói với vị Tỳ-kheo này như vầy, ‘Này Hiền giả, thầy tự thấy mình
phạm giới chăng?’ Vị Tỳ-kheo này đáp, ‘Quả thật tôi tự thấy mình đã
phạm giới.’ Tỳ-kheo kia nên nói, ‘Vậy hãy cẩn thận giữ gìn, đừng để tái
phạm.’ Nhóm thứ hai cũng làm như vậy. Này A-nan, như vậy gọi là ưng dữ
như khí phấn tảo chỉ tránh luật. Này A-nan! Sự đấu tranh ấy phải được
đoạn trừ như vậy. Tức do luật chấm dứt đấu tranh như quăng bỏ giẻ rách.
233. Luật: Pháp Yết Ma
197. ‘Kinh Ưu Ba Li’
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp
mà tác biệt kiết ma thuyết biệt kiết ma, đó không phải là kiết ma đúng
Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tăng cùng hòa hợp,
trong trường hợp cần ban cho luật diện tiền lại ban cho luật ức niệm,
cần ban cho luật ức niệm lại ban cho luật diện tiền, đó không phải là
kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp
trong trường hợp cần ban cho luật ức niệm lại ban cho luật bất si, cần
ban cho luật bất si, lại ban cho luật ức niệm. Đó không phải là kiết ma
đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp,
trong trường hợp cần ban cho luật bất si, lại ban cho luật tự phát lồ,
cần ban cho luật tự phát lồ lại ban cho luật bất si. Đó không phải là
kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp,
trong trường hợp cần ban cho luật tự phát lồ lại ban cho luật quân,
cần ban cho luật quân lại ban cho luật tự phát lồ. Đó không phải là
kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp,
trong trường hợp cần ban cho luật quân, lại khiển trách, cần khiển
trách lại ban cho luật quân. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết
ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp,
trong trường hợp cần ha trách lại hạ trí, cần hạ trí lại ha trách. Đó
không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có
tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp,
trong trường hợp cần hạ trí, nhưng lại dùng cử tội, cần cử tội lại hạ
trí. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng
cũng có tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp,
trong trường hợp cần cử tội lại diệt tẫn, cần diệt tẫn lại cử tội. Đó
không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có
tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp,
trong trường hợp cần diệt tẫn, nhưng lại dùng ức niệm, cần ban cho ức
niệm lại diệt tẫn, đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng
Luật, chúng Tăng cũng có tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp,
trong trường hợp cần ban cho luật ức niệm, nhưng lại do căn bản trị,
cần ban do căn bản trị, lại ban cho luật ức niệm. Đó không phải là kiết
ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội.
“Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp,
trong trường hợp cần do căn bản trị, nhưng lại khu xuất, cần khu xuất
lại do căn bản trị, đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng
Luật, chúng Tăng cũng có tội.
“Này Ưu-ba-ly, ông nên học tùy theo loại kiết
ma nào mà thuyết kiết ma đó. Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho
luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm, cần
ban cho luật bất si liền ban cho luật bất si, cần ban cho luật tự phát
lồ, liền ban cho luật tự phát lồ, cần ban cho luật quân liền ban cho
luật quân, cần khiển trách liền khiển trách, cần hạ trí liền hạ trí,
cần cử tội liền cử tội, cần diệt tẫn liền diệt tẫn, cần dùng căn bản
trị liền dùng căn bản trị, cần khu xuất liền khu xuất, cần hành bất mạn
liền hành bất mạn, cần trị liền trị.
234. Thế nào gọi là người ngu si
199. ‘Kinh Si Tuệ Địa’
Đức Phật dạy:
Thế nào là pháp ngu si? Người ngu si có ba: Sự tướng, tiêu thức ngu si
và ấn tượng ngu si. Tức là người thành tựu sự ngu si thì nói là ngu si.
Những gì là ba? Người ngu si suy tư bằng tư
niệm ác, nói bằng lời nói ác, và làm việc làm ác. Do đó, người ngu si
được gọi là ngu si. Nếu người ngu si không suy nghĩ ý nghĩ ác, không
nói lời nói ác, và không làm việc ác, như vậy thì làm sao người ngu si
được nói là ngu si? Vì người ngu si suy nghĩ ý nghĩ ác, nói lời nói ác
và làm việc làm ác, cho nên người ngu si được nói là ngu si.
235. Địa ngục
199. ‘Kinh Si Tuệ Địa’
…Này Tỳ-kheo, thế
nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh trong địa ngục, đã sanh vào đó
rồi, ngục tốt nắm lấy, tay cầm búa sắt trui lửa đỏ rực mà đốt thân thể.
Chỗ để hình phạt hoặc xây tám góc, hoặc xây sáu góc, hoặc vuông vức,
hoặc hình tròn, hoặc cao, hoặc thấp, hoặc tốt, hoặc xấu. Như thế, tội
nhân bị khảo trị thống khổ bức ngặt, trải qua nhiều năm cho đến trăm
nghìn năm, cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ thống khổ, nhưng không thể chết
được, trừ khi tội ác bất thiện đã dứt. Như vậy gọi là khổ địa ngục….
236. Làm được thân người là khó
199. ‘Kinh Si Tuệ Địa’
“Này các Tỳ-kheo, nếu như người ngu si kia ra
khỏi đường súc sanh, trở lại sanh lên làm người là việc cực kỳ khó
khăn. Vì sao? Vì kẻ kia trong loài súc sanh không làm nhân nghĩa, không
theo phép tắc lễ nghi, không làm việc lành, súc sanh lại ăn nuốt lẫn
nhau. Con mạnh ăn con yếu, con lớn nuốt con bé. Này Tỳ-kheo, như đây
này tràn đầy những nước. Có một con rùa đui, sống lâu vô lượng trăm
ngàn năm. Trên mặt nước kia có miếng ván nhỏ, chỉ có một lỗ duy nhất bị
gió thổi trôi. Này các Tỳ-kheo, các ông nghĩ sao? Con rùa đui kia, đầu
nó có thể chui vào cái lỗ duy nhất của miếng gỗ nhẹ nhỏ kia chăng?”
Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, có thể chui được, nhưng thật
lâu, thật lâu và rất khó.
Thế Tôn bảo:
“Này các Tỳ-kheo, hoặc con rùa đui kia trải qua một trăm năm, rồi nó từ
phía Đông đến, ngóc đầu lên một lần. Miếng ván nhỏ kia chỉ có một lỗ
lại bị gió thổi từ phương Đông dời qua phương Nam. Hoặc lúc con rùa đui
qua một trăm năm từ phương Nam đến, ngóc đầu lên một lần, thì miếng
ván một lỗ kia, lại bị gió thổi từ phương Nam dời đến phương Tây. Hoặc
có lúc con rùa đui đợi một trăm năm qua từ phương Tây đến, ngóc đầu lên
một lần, thì miếng ván có một lỗ kia, lại bị gió từ phương Tây thổi
dời đến phương Bắc. Hoặc lúc con rùa đui kia từ phương Bắc đến, ngóc
đầu lên một lần nữa, thì miếng ván có một lỗ kia lại bị gió thổi từ
phương Bắc dời tới các phương khác. Này các Tỳ-kheo, ý ông nghĩ sao? Con
rùa đui kia có chui vào được lỗ ván ấy chăng?
Tỳ-kheo đáp:
“Bạch Thế Tôn, con rùa cũng có thể chui vào được lỗ ván ấy. Nhưng thật
lâu, thật lâu và khó lắm.”
237. Thế nào là người trí tuệ ?
199. ‘Kinh Si Tuệ Địa’
“Thế nào là pháp trí tuệ? Là người trí tuệ
có ba: sự tướng, tiêu thức và ấn tượng trí tuệ. Tức là người đã thành
tựu trí tuệ nên nói là trí tuệ.
“Những gì là ba? Người trí tuệ suy nghĩ với ý
nghĩ thiện, nói lời nói thiện và làm việc thiện. Vì là người trí tuệ,
nên được nói là trí tuệ vậy.
“Nếu kẻ trí chẳng nghĩ điều thiện, không nói
là thiện và không làm việc thiện, thì người trí làm sao biết được họ là
trí? Vì người có trí tuệ, nghĩ thì nghĩ thiện, nói thì nói thiện và
làm thì làm thiện nên người có trí nói là kẻ trí.
238. Phật pháp bị hiểu sai và sự nguy hiểm của
nó
200. ‘Kinh A Lê Tra’
Nếu pháp Ta nói mà ý nghĩa được hiểu biết đầy
đủ, tường tận thì nên thọ trì đúng như vậy. Nếu pháp Ta nói mà ý nghĩa
không được hiểu biết đầy đủ, tường tận thì phải hỏi lại Ta hay các vị
Phạm hạnh có trí. Vì sao? Hoặc có người ngu si ghi nhớ và hiểu biết
điên đảo văn và nghĩa. Chúng do tự mình hiểu biết điên đảo và ghi nhớ
điên đảo mà biết pháp kia như vậy như vậy, tức chánh kinh, ca vịnh, ký
thuyết, kệ-tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ,
quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghĩa[7].
Chúng vì tranh luận mà biết nghĩa này, chứ không vì giải thoát mà biết
nghĩa này. Chúng biết pháp này vì mục đích ấy nên không đạt đến nghĩa
này, chỉ chuốc lấy cực khổ luống công, tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì
chúng ghi nhớ và hiểu biết điên đảo về pháp.
“Cũng như có người muốn bắt được rắn, bèn đi
tìm rắn. Khi đi tìm rắn, nó đi vào rừng hoang, thấy con rắn rất lớn,
liền bước tới, dùng tay nắm lấy lưng rắn; con rắn ngóc đầu quay lại,
hoặc mổ vào tay, chân, hoặc các chi thể khác. Nó làm công việc tìm bắt
rắn, nhưng không đạt được mục đích, chỉ chuốc lấy cực khổ luống công,
tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì không biết rõ phương pháp bắt rắn. Cũng
vậy, có thể có người ngu si ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghĩa.
Chúng do tự mình hiểu biết điên đảo và ghi nhớ điên đảo mà biết pháp
kia như vậy như vậy, tức chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ-tha, nhân
duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu
pháp và thuyết nghĩa. Chúng vì tranh luận mà biết nghĩa này, chứ không
vì giải thoát mà biết nghĩa này. Chúng biết pháp này vì mục đích ấy
nên không đạt đến nghĩa này, chỉ chuốc lấy cực khổ luống công, tự gây
phiền nhọc. Vì sao? Vì chúng ghi nhớ và hiểu biết điên đảo về pháp.
239. Hiểu đúng Phật pháp và sự lợi ích của nó
200. ‘Kinh A Lê Tra’
“Hoặc có một thiện gia nam tử ghi nhớ và hiểu
biết về nghĩa và văn không điên đảo. Người ấy do tự mình ghi nhớ và
hiểu biết không điên đảo về nghĩa và văn mà biết pháp kia như vậy như
vậy, tức chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục,
bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết
nghĩa. Người ấy không vì tranh luận mà biết nghĩa này, nhưng vì giải
thoát mà biết nghĩa này. Người ấy biết pháp này vì mục đích ấy nên đạt
đến nghĩa này, không chuốc lấy cực khổ luống công, không tự gây phiền
nhọc. Vì sao? Vì ghi nhớ và hiểu biết không điên đảo về pháp.
“Cũng như có người muốn bắt được rắn, bèn đi
tìm rắn. Khi đi tìm rắn, người ấy tay cầm gậy sắt, đi trong rừng hoang,
thấy một con rắn rất lớn, liền lấy gậy sắt đè lên đầu con rắn, rồi lấy
tay nắm đầu nó. Con rắn kia tuy ngoặt đuôi lại, hoặc quấn tay chân,
hoặc các chi thể khác, nhưng không thể mổ. Người kia làm như vậy để tìm
bắt rắn và đạt được mục đích, không chuốc lấy cực khổ luống công, cũng
không tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì người ấy khéo biết cách bắt rắn.
Cũng vậy, hoặc có thiện gia nam tử ghi nhớ và hiểu biết về nghĩa và văn
không điên đảo. Người ấy do tự mình ghi nhớ và hiểu biết không điên
đảo về nghĩa và văn mà biết pháp kia như vậy như vậy, tức chánh kinh, ca
vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết,
sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghĩa. Người ấy không
vì tranh luận mà biết nghĩa này, nhưng vì giải thoát mà biết nghĩa này.
Người ấy biết pháp này vì mục đích ấy nên đạt đến nghĩa này, không
chuốc lấy cực khổ luống công, không tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì ghi
nhớ và hiểu biết không điên đảo về pháp.
240. Giáo pháp như chiếc bè
qua sông
200. ‘Kinh A Lê Tra’, (205. ‘Kinh Ngũ Hạ Phần Kiết’)
Ta thường nói cho các ngươi nghe về thí dụ
chiếc bè, là để cho các thầy biết xả bỏ, chứ không phải để chấp thủ.
“Ta thường nói cho các thầy nghe về thí dụ
chiếc bè như thế nào, để các thầy biết xả bỏ chứ không phải để chấp
thủ?
“Ví như, con nước từ núi đổ xuống, rất sâu,
rất mênh mông, chảy xiết và cuốn trôi nhiều thứ. Ở khoảng giữa đó không
có thuyền, bè, cũng không có cầu ngang. Một người đi đến, có việc ở bờ
bên kia nên cần phải qua. Người ấy bèn nghĩ rằng, ‘Ở đây con nước từ
trên núi chảy xuống, rất sâu, rất mênh mông, chảy xiết và cuốn trôi rất
nhiều thứ. Ở khoảng giữa không có thuyền bè, cũng không có cầu ngang
để có thể qua. Ta có công việc ở bờ bên kia cần phải qua phải dùng
phương tiện gì để ta đến bờ bên kia được yên ổn?’ Rồi người ấy tự suy
nghĩ, ‘Nay ở bên này, ta hãy góp nhặt cỏ, cây, cột lại làm bè[8] để bơi qua.’ Người ấy bèn ở bên
bờ bên này, góp nhặt cỏ cây, cột lại làm bè rồi bơi qua. Đến bờ bên kia
được yên ổn, rồi tự nghĩ rằng, ‘Chiếc bè này có nhiều lợi ích. Nhờ nó
mà ta đã yên ổn bơi từ bờ bên kia đến bờ bên này. Nay ta hãy vác nó lên
vai phải hoặc đội trên đầu mà đi.’ Người ấy bèn vác lên vai phải, hoặc
trên đầu mà mang đi. Ý các ngươi nghĩ sao? Người ấy làm như vậy, có lợi
ích gì đối với chiếc bè không?”
Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.”
Thế Tôn lại nói: “Người ấy phải làm thế nào
mới có thể có lợi ích đối với chiếc bè? Người ấy nghĩ như vầy, ‘Chiếc
bè này có nhiều lợi ích, nhờ nó mà ta an ổn từ bờ bên kia đến bờ này.
Nay ta có nên thả chiếc bè này trở lại trong nước, hoặc để nó trên bờ
rồi bỏ đi chăng?’ Người ấy mang chiếc bè này thả lại trong nước, hoặc
để nó bên bờ rồi bỏ đi. Ý các ngươi nghĩ sao? Người ấy làm như vậy, có
thể có lợi ích đối với chiếc bè chăng?”
Bấy giờ các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, có.”
Thế Tôn lại nói: “Cũng vậy, Ta thường nói cho
các ngươi nghe về thí dụ chiếc bè là để cho các ngươi biết mà xả bỏ,
chứ không phải để chấp thủ. Nếu các ngươi biết Ta thường nói thí dụ về
chiếc bè, đối với pháp còn phải xả bỏ huống là phi pháp chăng?
241. Thế Tôn đối với
những vấn đề khen chê
200. ‘Kinh A Lê Tra’
“Như Lai chánh giải thoát như vậy, dù
Nhân-đà-la (Thiên Đế
Thích), dù Thiên Y-sa-na (Pāli: Īsānā), dù Phạm thiên và quyến thuộc, không ai có thể
tìm thấy thức sở y của Như Lai. Như Lai là Phạm, Như Lai là Mát lạnh,
Như Lai là Không phiền nhiệt, Như Lai là Bất dị. Ta nói như vầy, Các
Sa-môn Phạm chí xuyên tạc Ta bằng những lời hư vọng không chân thật
rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm chủ trương hư vô. Quả thật có chúng sanh, nhưng
lại chủ trương là đoạn, diệt, hoại. Nhưng nếu trong đó không có, thì Ta
đã không nói rằng, ‘Như Lai ấy trong đời hiện tại, được nói là không ưu
phiền, nếu có ai mạ lỵ, đánh đập, sân hận, trách mắng Như Lai; trong
trường hợp đó Như Lai không sân hận, không thù hận, trọn không có hại
tâm.’ Nếu có ai đánh đập, mạ lỵ, sân hận, trách mắng Như Lai, ý Như Lai
thế nào? Như Lai tự nghĩ như vầy, ‘Có hành vi tạo tác nào của Ta trong
quá khứ để đưa đến sự kiện này.’ Đối với sự mạ lỵ, đánh đập, sân hận,
trách mắng Như Lai, Như Lai nghĩ như vầy, ‘Nếu có ai cung kính cúng
dường, lễ bái, tôn trọng, thừa sự Như Lai; Như Lai không do đó mà vui
thích, không do đó mà hoan hỷ, tâm không do đó mà hoan lạc.’ Nếu có ai
cung kính, cúng dường, lễ bái, tôn trọng thừa sự Như Lai, thì ý Như Lai
thế nào? Như Lai tự nghĩ, ‘Ta nay do những gì được biết, do những gì
được đoạn trừ mà đưa đến sự kiện này?’ Nếu có ai cung kính, cúng dường,
lễ bái, tôn trọng, thừa sự Như Lai, Như Lai nghĩ như vậy.”
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có ai mạ lỵ đánh đập, trách mắng các ngươi; hay nếu có ai
cung kính, cúng dường, lễ bái, tôn trọng, thừa sự các ngươi; các ngươi
nhân đó cũng chớ nên sân hận, thù hằn, chớ có tâm hại, cũng chớ vui
thích, hoan hỷ, cũng đừng có tâm hoan lạc. Vì sao? Hãy nghĩ rằng,
“Chúng ta không có thần ngã, không có sở hữu của thần ngã. Ví như nay
đây, ngoài cửa Thắng lâm này có cỏ khô, cây khô, có một người mang đi
đốt, tùy ý mà dùng. Ý các ngươi nghĩ sao? Cây cỏ khô kia có nghĩ rằng,
‘Người ấy mang ta đi đốt, tùy ý mà dùng không’?”
Các Tỳ-kheo đáp:“Bạch Thế Tôn, không.”
Cũng vậy, nếu có ai mạ lỵ, đánh đập, sân
hận, trách mắng các ngươi hay nếu có ai cung kính, cúng dường, lễ bái,
tôn trọng, thừa sự các ngươi; các ngươi nhân đó cũng chớ nên sân hận,
thù hằn, chớ có hại tâm cũng chớ có vui thích, hoan hỷ, cũng đừng có
tâm hoan lạc. Vì sao? Hãy nghĩ rằng, ‘Ta không có thần ngã, không có sở
hữu của thần ngã.’
242. 3 loại trai giới
202. ‘Kinh Trì Trai’
Thế Tôn hỏi:
“Này Bà cư sĩ, hôm nay bà trì loại trai nào? Vì trai có ba loại. Những
gì là ba? Thứ nhất là loại trai của mục đồng; thứ hai là loại trai của
Ni-kiền; thứ ba là Thánh trai tám chi.
“Này Bà cư sĩ, thế nào là loại trai của mục
đồng? Mục đồng buổi sáng thả trâu trong đầm, buổi xế dẫn trâu về thôn.
Khi về thôn, nó nghĩ rằng, ‘Ngày hôm nay ta thả trâu ở chỗ này; ngày
mai ta sẽ thả trâu ở chỗ kia. Ngày hôm nay ta cho trâu uống ở chỗ này;
ngày mai ta sẽ cho trâu uống nước tại chỗ kia. Này Bà cư sĩ, nếu người
trì trai nghĩ rằng, ‘Ngày hôm nay ta ăn đồ ăn như vầy; ngày mai ta sẽ
ăn đồ ăn như kia. Ngày hôm nay ta uống thức uống như vầy; ngày mai ta
sẽ uống thức uống như kia. Ngày hôm nay ta nuốt thức ăn như vầy; ngày
mai ta sẽ nuốt thức ăn như thế kia’. Người ấy ở đây trải qua ngày đêm
hoan lạc, đắm trước trong dục vọng như vậy. Đó gọi là loại trai của mục
đồng. Nếu trì loại trai mục đồng như vầy, không thu hoạch được đại lợi,
không được đại quả, không có đại công đức, không được phát triển.
“Này Bà cư sĩ, thế nào là loại trai của
Ni-kiền (Pāli:
Niganthūposatha)? Nếu có người xuất gia học
theo Ni-kiền, vị ấy khuyên người rằng, ‘Ngươi đối với chúng sanh ở
ngoài một trăm do-diên về phía Đông, để ủng hộ chúng sanh ấy, hãy loại
bỏ dao gậy. Cũng vậy, đối với phương Tây, phương Nam và phương Bắc,
ngoài một trăm do-diên mà có chúng sanh nào, vì để ủng hộ chúng sanh
ấy, hãy loại bỏ dao gậy’. Người ấy khuyến khích sách tấn người khác như
vậy. Hoặc chúng sanh có tưởng được thủ hộ, hoặc chúng sanh không có
tưởng không được ủng hộ, ngươi vào ngày mười lăm là ngày thuyết Tùng
giải thoát, cởi bỏ y phục, để mình trần truồng, đứng ngay về phương
Đông, nói như vầy, ‘Ta không có cha mẹ, không thuộc về cha mẹ. Ta không
có vợ con, không thuộc về vợ con. Ta không có nô tỳ, không thuộc về nô
tỳ’. Này Bà cư sĩ, người ấy khuyến khích sách tấn bằng lời nói chân
thật, nhưng ngược lại sự khuyến khích sách tấn trở thành những lời nói
hư dối. Người ấy ngày ngày gặp mặt cha mẹ mình và nghĩ rằng, ‘Đây là
cha mẹ ta’. Cha mẹ người ấy ngày ngày cũng thấy con mình cũng nghĩ
rằng, ‘Đây là con ta’. Người ấy gặp mặt vợ con và nghĩ rằng, ‘Đây là vợ
con ta’. Vợ con cũng thấy người ấy và cũng nghĩ rằng ‘Đây là tôn
trưởng của ta’. Người ấy gặp mặt nô tỳ cũng nghĩ rằng, ‘Đây là nô tỳ của
ta’. Nô tỳ cũng thấy người ấy và cũng nghĩ rằng, ‘Đây là chủ của ta’.
Người ấy thọ dụng dục lạc này, không được cho mà thọ dụng, chứ không
phải được cho mà thọ dụng. Đó gọi là loại trai của Ni-kiền như vậy
không thu hoạch được đại lợi, không được đại quả, không được phát
triển.
“Này Bà cư sĩ, thế nào là Thánh trai tám chi[34]?
Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai tư duy như vầy, ‘A-la-hán chân nhân
trọn đời xa lìa sát sanh, đoạn trừ sát sanh, dẹp bỏ dao gậy, có tàm, có
quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả cho đến côn trùng, vị ấy đối
với sự sát sanh tâm đã tịnh trừ. Tôi cũng trọn đời xa lìa sát sanh,
đoạn trừ sát sanh, dẹp bỏ dao gậy, có tàm có quý, có tâm từ bi, làm lợi
ích cho tất cả cho đến côn trùng. Đối với việc sát sanh nay tôi tịnh
trừ tâm ấy.Tôi do chi này mà đồng đẳng không khác với A-la-hán’. Ta coi
chi này đồng đẳng không khác với A-la-hán, cho nên nói là trai….
243. Hai loại mong cầu
204. ‘Kinh La Ma’
“Có hai loại tìm cầu. Một là Thánh cầu và hai
là phi Thánh cầu. Thế nào là phi Thánh cầu? Có một hạng người thật sự
lệ thuộc bệnh tật nhưng lại tìm cầu tật bệnh; thật sự lệ thuộc sự chết
nhưng lại tìm cầu sự chết, thật sự lệ thuộc vào ưu bi khổ não, lệ thuộc
sự tạp uế, nhưng lại tìm cầu sự tạp uế.
“Thế nào là thật sự lệ thuộc vào bệnh tật
nhưng lại tìm cầu sự bệnh tật? Thế nào là sự tật bệnh? Con cái, anh em,
đó là bệnh pháp. Voi, ngựa, bò, dê, nô tỳ, tiền tài, trân bảo, lúa
gạo, là sự bệnh pháp. Chúng sanh ở trong đó xúc chạm, đắm nhiễm, tham
ái, dính trước, kiêu ngạo mà thọ nhập, không thấy sự nguy hiểm, không
thấy sự xuất yếu.
“Thế nào là sự lệ thuộc sự già, sự chết, sự
sầu bi ưu não, sự tạp uế? Con cái, anh em đó là sự tạp uế. Voi, ngựa,
bò, dê, nô tỳ, tiền tài, trân bảo, đó là sự tạp uế, sự tổn hại. Chúng
sanh ở trong đó đắm nhiễm, xúc chạm, tham ái, dính trước, kiêu ngạo mà
thọ nhập, không thấy sự nguy hiểm, không thấy sự xuất yếu. Người đó
muốn tìm cầu cái không tật bệnh, an ổn, vô thượng, Niết-bàn, nhưng đạt
được Niết-bàn an ổn vô thượng là trường hợp không thể có. Tìm cầu cái
không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an
ổn Niết-bàn, nhưng đạt được Niết-bàn vô thượng an ổn là trường hợp không
thể có. Đó gọi là phi Thánh cầu.
“Thế nào là Thánh cầu? Có một hạng người suy
nghĩ như thế này, ‘Ta thật sự lệ thuộc tật bệnh, nhưng không bỏ tìm cầu
sự tật bệnh. Ta thật sự lệ thuộc sự già, sự chết, sự sầu bi khổ não,
sự tạp uế, nhưng không bỏ sự tìm cầu tạp uế. Vậy ta hãy tìm cầu cái
không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu cái không già, không
chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn, Niết-bàn’.
Người ấy bèn tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn và đạt
được không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn là trường hợp có thể có. Tìm
cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô
thượng an ổn Niết-bàn, và đạt được không già, không chết, không sầu bi
ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, là trường hợp có thể
có…..
244. 5 hạ
phần kiết sử
205.
‘Kinh Ngũ Hạ Phần Kiết’
“A-nan, ở đây có một hạng người bị dục quấn
chặt. Dục tâm sanh rồi mà không biết như thật về sự xả ly; do không
biết như thật về sự xả ly, nên tham dục càng tăng thạnh, không thể chế
trừ. Đó là hạ phần kết.
“A-nan, ở đây có một hạng người bị nhuế quấn
chặt. Nhuế tâm sanh rồi mà không biết như thật về sự xả ly. Do không
biết như thật xả ly sân nhuế càng tăng thạnh, không thể chế trừ. Đó là
hạ phần kết.
“A-nan, ở đây có một hạng người bị thân kiến
quấn chặt. Thân kiến tâm sanh rồi mà không biết như thật về sự xả ly.
Do không biết như thật xả ly, thân kiến càng tăng thạnh, không thể chế
trừ. Đó là hạ phần kết.
“A-nan, ở đây có một hạng người bị giới thủ
quấn chặt. Giới thủ tâm sanh rồi mà không biết như thật về sự xả ly. Do
không biết như thật xả ly, giới thủ càng tăng thạnh. Không thể chế
trừ. Đó là hạ phần kết.
“A-nan, ở đây có một hạng người bị nghi quấn
chặt. Nghi tâm sanh rồi mà không biết như thật về sự xả ly, nghi càng
tăng thạnh. Không thể chế trừ. Đó là hạ phần kết.
245. Vấn đề đời trước đời sau và nhất thiết trí
212.
‘Kinh Nhất Thiết Trí’
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi rằng:
“Bạch Cù-đàm, con nghe Sa-môn Cù-đàm nói như vầy, ‘Trong
quá khứ không có, trong tương lai không, và hiện tại cũng không có,
không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’.
Bạch Cù-đàm, Ngài đã nhớ là đã nói như vậy chăng?
Thế Tôn đáp rằng: “Này Đại
vương, Ta không nhớ là đã nói như vậy, ‘Trong quá khứ không có, trong
tương lai không có, và hiện tại không có, không có Sa-môn Phạm chí nào
là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’.”
Lúc đó Đại tướng Bệ-lưu-la đứng sau lưng
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, cầm phất trần hầu vua. Rồi Ba-tư-nặc vua
nước Câu-tát-la quay lại nói với Đại tướng Bệ-lưu-la rằng: “Hôm
trước Ta ngồi với đại chúng, ai là người đầu tiên nói rằng, ‘Sa-môn
Cù-đàm nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai không có
và trong hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc
nhất thiết trí, nhất thiết kiến’?”
Đại tướng Bệ-lưu-la đáp rằng: “Tâu
Thiên vương, có Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử là người đầu tiên nói như
vậy.”
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong, bảo
một người rằng: “Ngươi đến chỗ Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử nói như
vầy, ‘Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la cho gọi ông’.”
Người ấy lãnh giáo, đi đến chỗ Tưởng Niên
Thiếu Cát Tường Tử bảo như vầy: “Này Niên Thiếu,
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la cho gọi ông.”
Sau khi người ấy đi, Ba-tư-nặc vua nước
Câu-tát-la bạch Thế Tôn: “Bạch Sa-môn Cù-đàm, có thể có những lời nói
khác, nhưng được ghi nhớ khác. Bạch Cù-đàm, ngài có nhớ đã nói những
gì chăng?”
Thế Tôn đáp rằng: “Này Đại
vương, Ta nhớ đã từng nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương
lai không có, trong hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm chí
nào trong một thời biết tất cả, trong một thời thấy tất cả’. Này Đại
vương, Ta nhớ đã nói như vậy.”
246.
Ngoại
đạo phê bình Thế Tôn là người không biết biên tế đời trước đời sau
209.
‘Kinh Bệ Ma Na Tu’
Ngay lúc đó dị học Bệ-ma-na-tu nổi giận đối
với Phật, nổi ghen ghét, không vừa ý, muốn vu báng Thế Tôn, muốn hạ
nhục Thế Tôn, và ông vu báng Thế Tôn như vầy, hạ nhục Thế Tôn như vầy:
“Cù-đàm, có Sa-môn, Phạm chí, không biết biên tế đời trước, không biết
biên tế đời sau, không biết sanh tử vô cùng mà tự cho là chứng đắc Cứu
cánh trí, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc
cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Cù-đàm, tôi nghĩ như vầy,
‘Vì sao Sa-môn, Phạm chí này không biết biên tế đời trước, không biết
biên tế đời sau, không biết sanh tử vô cùng mà tự cho là chứng đắc Cứu
cánh trí, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm
đã làm xong, không còn tái sanh nữa’?”….
“Thế Tôn biết rồi bảo rằng: “Này Ca-chiên, nếu
có Sa-môn, Phạm chí này không biết biên tế đời trước, không biết biên
tế đời sau, không biết sanh tử vô cùng mà tự cho là chứng đắc Cứu cánh
trí, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã
làm xong, không còn tái sanh nữa’; thì người đó phải nói như vầy, ‘Hãy
gác qua biên tế đời trước, hãy gác qua biên tế đời sau’. Nhưng này
Ca-chiên, Ta cũng nói như vầy, ‘Hãy gác qua biên tế đời trước, hãy gác
qua biên tế đời sau’. Giả sử không nhớ một đời. Khi đệ tử Tỳ-kheo của
Ta đến, không nịnh hót, không lừa gạt, mà thẳng thắn thì Ta giáo hóa
họ. Nếu cứ theo sự giáo hóa của Ta mà thực hành đúng như vậy thì nhất
định biết được Chánh pháp.
“Này Ca-chiên, cũng như một đứa trẻ nhỏ thân
còn yếu, nằm ngửa. Cha mẹ nó buộc tay chân nó lại. Đứa bé đó sau lớn
lên, các căn thành tựu, cha mẹ lại cởi trói tay chân cho nó ra. Nó chỉ
nhớ khi được cởi trói, chớ không nhớ khi bị trói.
“Cũng vậy, này Ca-chiên, Ta nói như vầy, ‘Hãy
gác lại biên tế đời trước, hãy gác lại biên tế đời sau’. Giả sử không
nhớ một đời. Khi đệ tử Tỳ-kheo Ta đến, không nịnh hót, không lừa dối,
mà thẳng thắn thì Ta giáo hóa họ. Nếu cứ theo sự giáo hóa của Ta mà
thực hành đúng như vậy thì nhất định biết được Chánh pháp.
“Này Ca-chiên, cũng như do dầu, do tim, mà đốt
đèn, không có người thêm dầu, không có người đổi tim, dầu trước đã
hết, sau lại không rót thêm thì không thể còn mà chóng tự tắt vậy.
“Cũng vậy, này Ca-chiên, Ta nói như vầy, ‘Hãy
gác lại biên tế đời trước, hãy gác lại biên tế đời sau’. Giả sử không
nhớ một đời. Khi đệ tử của Ta đến, không nịnh hót, không lừa dối mà
thẳng thắn thì Ta giáo hóa họ. Nếu cứ theo sự giáo hóa của Ta mà thực
hành đúng như vậy thì nhất định biết được Chánh pháp.
247. Sự khác nhau giữa chết và điệt thọ tưởng định
211.
‘Kinh Đại Câu Hy la’
Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành.
Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, chết và nhập diệt
tận định khác nhau như thế nào?”
Tôn giả Đại
Câu-hy-la đáp: “Chết là thọ mạng đã diệt, hơi nóng ấm
đã đi, các căn tan rã. Tỳ-kheo nhập diệt tận định, tuổi thọ chưa hết,
hơi ấm cũng chưa đi, các căn chưa tan rã. Chết và nhập diệt tận định
khác nhau như vậy.”….( giống như210. ‘Kinh Pháp Lạc Tỷ Kheo
Ni’)
248. Sự khác nhau giữa các định
210.
‘Kinh Pháp Lạc Tỷ Kheo Ni’
Bạch Ni sư, một người chết và nhập diệt tận
định khác nhau như thế nào?”
Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Chết
là mạng đã dứt, hơi ấm lìa thân, các căn bại hoại. Còn Tỳ-kheo nhập
diệt tận định thì tuổi thọ chưa dứt, hơi ấm cũng không lìa thân, các
căn không bại hoại. Đó là sự khác biệt giữa một người chết và nhập diệt
tận định.”…
Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư,
một người diệt tận định và một người nhập vô tưởng định khác nhau thế
nào?”
Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Một
người nhập diệt tận định thì tưởng và tri đều diệt còn một người nhập
vô tưởng định thì tưởng và tri không diệt. Đó là sự khác biệt giữa một
người nhập diệt tận định và nhập vô tưởng định.”…
Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư,
một người từ diệt tận định ra và từ vô tưởng định ra khác nhau như thế
nào?”
Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Tỳ-kheo
từ diệt tận định ra không khởi suy nghĩ này, ‘Ta từ diệt tận định ra’.
Tỳ-kheo khi từ vô tưởng định ra, khởi ý nghĩ này, ‘Ta là hữu tưởng?
Hay ta là vô tưởng?’ Đó là sự khác nhau giữa một người từ diệt tận định
ra và từ vô tưởng định ra.”…
Lại hỏi: “Tỳ-kheo khi nhập
diệt tận định có khởi ý nghĩ rằng, ‘Ta nhập diệt tận định không’?”
Pháp lạc Tỳ-kheo đáp: “Tỳ-kheo
khi nhập diệt tận định không khởi ý nghĩ rằng, ‘Ta nhập diệt tận
định,’ nhưng do theo tâm thức đã tu tập từ trước, y như vậy mà tiến
tới.”…
Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, tỳ-kheo từ diệt tận
định ra có khởi ý nghĩ rằng, ‘Ta từ diệt tận định ra’ hay không?”
Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Tỳ-kheo
khi từ diệt tận định ra không khởi ý nghĩ, ‘Ta từ diệt tận định ra”,
nhưng bởi thân này và sáu xứ duyên mạng căn, cho nên từ định mà ra.”…
Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, Tỳ-kheo từ diệt tận
định ra, tâm lạc những gì? Thú hướng những gì? Và thuận những gì?”
Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Tỳ-kheo
từ diệt tận định ra, tâm lạc đối với viễn ly, thú hướng viễn ly và tùy
thuận viễn ly.”
249. Mối liên hệ giữa thọ, tưởng tư
211.
‘Kinh Đại Câu Hy la’
Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp rằng: “Thọ,
tưởng, tư, ba pháp này hiệp nhất không riêng biệt. Không thể thi thiết
ba pháp này là riêng biệt. Vì sao? Những gì được cảm thọ bởi thọ, cũng
được tưởng bởi tưởng, được tư bởi tư. Cho nên nói ba pháp này hiệp
nhất không riêng biệt, và không thể thi thiết ba pháp này riêng biệt.”
250.
Mối quan hệ giữa 5 căn và ý căn (Abhidhamma)
211.
‘Kinh Đại Câu Hy la’
Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành.
Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có năm căn với hành
dị biệt, cảnh giới dị biệt, mỗi căn lãnh thọ cảnh giới riêng. Nhãn
căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn. Năm căn hành tướng dị biệt, cảnh giới dị
biệt, mỗi căn tự lãnh thọ cảnh giới riêng. Vậy cái gì lãnh thọ tất cả
cảnh giới cho chúng? Cái gì làm sở y cho chúng?”
Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp rằng: “Năm
căn với hành tướng dị biệt, với cảnh giới dị biệt, mỗi căn lãnh thọ
cảnh giới riêng. Nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn. Năm căn này với
hành tướng riêng biệt, với cảnh giới riêng biệt, mỗi căn lãnh thọ cảnh
giới riêng; ý lãnh thọ tất cả cảnh giới cho chúng. Ý làm sở y cho
chúng.”
251. Còn gì sau khi chết ?
211.
‘Kinh Đại Câu Hy la’
“Ý nương tựa vào đâu mà tồn tại?”
Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Ý
nương tựa vào tuổi thọ mà tồn tại.”…
Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành.
Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, tuổi thọ nương vào
đâu mà tồn tại?”
Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp rằng: “Tuổi
thọ nương vào hơi ấm mà tồn tại.”…
Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành.
Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, tuổi thọ và hơi ấm,
hai pháp này hiệp nhất hay riêng biệt? Có thể thi thiết hai pháp này
riêng biệt chăng?”
Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Tuổi
thọ và hơi ấm hai pháp này hiệp nhất không riêng biệt. Không thể cho
rằng hai pháp này riêng biệt. Vì sao? Nhân tuổi thọ mà có hơi ấm; nhân
hơi ấm mà có tuổi thọ. Nếu không có tuổi thọ thì không có hơi ấm, nếu
không có hơi ấm thì không có tuổi thọ. Cũng như do dầu do bấc mà đốt
được đèn; và ở đây do ngọn mà có ánh sáng, do ánh sáng mà có ngọn. Nếu
không có ngọn thì không có ánh sáng, không có ánh sáng thì không có
ngọn. Cũng vậy, nhân tuổi thọ mà có hơi ấm, nhân hơi ấm mà có tuổi thọ.
Nếu không có tuổi thọ thì không có hơi ấm, không có hơi ấm thì không có
tuổi thọ. Cho nên hai pháp này hiệp nhất không riêng biệt, và không
thể cho rằng hai pháp này riêng biệt.”…
Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành.
Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu pháp
khi sanh thân chết rồi bỏ xác ngoài bãi tha ma như cây gỗ vô tình?”
Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Có
ba pháp khi sanh thân chết rồi bỏ xác ngoài bãi tha ma như cây gỗ vô
tình. Những gì là ba? Một là tuổi thọ, hai là hơi ấm, ba là thức. Ba
pháp này sau khi sanh thân chết rồi, bỏ xác ngoài bãi tha ma như cây gỗ
vô tình.”
252. Bình đẳng giữa 4 giai cấp
chỉ khác nhau hành nghiệp của mỗi người
212. ‘Kinh Nhất Thiết Trí’
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi rằng: “Bạch Cù-đàm! Ở đây có bốn chủng tộc, Sát-lợi, Phạm chí, Cư
sĩ, Công sư. Bốn chủng tộc này có sự hơn kém nào không? Và có sự sai
biệt nào?”
Thế Tôn đáp rằng: “Bốn
chủng tộc này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ, Công sư có hơn kém và sai
biệt. Hạng Sát-lợi, và Phạm chí ở trong nhân gian được coi là tối
thượng. Hạng Cư sĩ và hạng Công sư ở trong nhân gian được coi là hạ
liệt. Trong bốn hạng này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ và Công sư đó là sự
hơn kém và đó là sự sai biệt.”
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong khen
rằng: Những gì Sa-môn Cù-đàm nói như Sư. Những gì
Sa-môn Cù-đàm nói như Thiện sư.”
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại bạch: “Bạch Cù-đàm, con không hỏi những vấn đề trong hiện tại, mà
con muốn hỏi cả những vấn đề đời sau nữa, mong Ngài nghe con hỏi
chăng?”
Thế Tôn đáp: “Đại
vương, nếu có điều muốn hỏi, cứ tùy ý hỏi.”
Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi: “Bạch Cù-đàm, ở đây có bốn chủng tộc, Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ
và Công sư, có sự hơn kém nào, có sự sai biệt nào ở đời sau chăng?”
Thế Tôn đáp rằng: “Bốn hạng này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ, và Công
sư, có sự hơn kém, có sự sai biệt cả trong đời sau nữa. Bốn hạng này,
Sát-lợi, Phạm chí, Công sư và Cư sĩ nếu thành tựu được năm đoạn chi này[9], chắc chắn sẽ gặp được bậc Thiện sư, là Như Lai,
Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, chắc chắn được vừa ý, không có điều gì
không vừa ý, và cũng luôn luôn được thiện lợi và hữu ích, an ổn khoái
lạc. Những gì là năm chi? Đa văn Thánh đệ tử đối với Như Lai đã gieo
trồng tín căn, đã quyết định vững bền, không ai có thể tước đoạt, dù là
Sa-môn, Phạm chí, Thiên, Ma, Phạm và các loài thế gian khác. Đó gọi là
đoạn chi thứ nhất.
“Lại nữa, Đại vương, Đa văn Thánh đệ tử, ít
bệnh, không bệnh, thành tựu sự điều hòa thực đạo, không quá lạnh,
không quá nóng, dễ chịu, không bị bực dọc. Nghĩa là sự ăn uống được
tiêu hóa dễ dàng an ổn. Đó gọi là đoạn chi thứ hai.
“Lại nữa, này Đại vương, Đa văn Thánh đệ tử
không siểm mị, không dối gạt, chất trực, tự bộc lộ sự chân thật đối với
Thế Tôn và các vị phạm hạnh. Đó gọi là đoạn chi thứ ba.
“Lại nữa, Đại vương, Đa văn Thánh đệ tử
thường thành tựu hạnh tinh tấn, đoạn trừ ác và bất thiện pháp, siêng tu
các thiện pháp, luôn luôn tự sách tấn, chuyên nhất kiên cố, đối với
gốc rễ các thiện pháp, không hề từ bỏ phương tiện. Đó gọi là đoạn chi
thứ bốn.
“Lại nữa, Đại vương, Đa văn Thánh đệ tử tu
hành trí tuệ, quán pháp hưng suy và chứng đắc trí tuệ như vậy, thánh
tuệ minh đạt phân biệt thấu triệt, do đó mà chơn chánh diệt tận. Đó gọi
là đoạn chi thứ năm.
“Có bốn chủng tộc, Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ và
Công sư. Bốn hạng này nếu thành tựu được năm đoạn chi này, nhất định
được gặp bậc Thiện sư, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, ắt được
vừa ý, không có điều gì không vừa ý, luôn luôn được thiện lợi và hữu
ích, an ổn khoái lạc.
“Có bốn chủng tộc này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư
sĩ và Công sư. Đó là hơn kém, đó là sự sai biệt ở đời sau vậy.”
253. Những việc làm
người trí chê trách
214. ‘Kinh Bệ Ha Đề’
“A-nan, thế nào là thân hành bị người trí ghê
tởm?”
Tôn giả A-nan đáp: “Đại
vương, đó là những thân hành hại mình, hại người, hại cả hai, diệt
trí tuệ, hỗ trợ sự ác, không chứng đắc Niết-bàn, không dẫn đến trí,
không dẫn đến giác, không dẫn đến Niết-bàn. Người ấy đối với pháp nên
hành, không biết như thật, đối với pháp không nên hành cũng không
biết như thật. Khi đối với pháp nên hành không biết như thật, và pháp
không nên hành cũng không biết như thật rồi, đối với pháp nên chấp thủ
không biết như thật, và đối với pháp không nên chấp thủ cũng không
biết như thật. Sau khi đối với pháp nên thủ đã không biết như thật, và
đối với pháp không nên thủ cũng không biết như thật rồi, đối với
pháp nên đoạn trừ không biết như thật, và đối với pháp không nên đoạn
trừ cũng không biết như thật. Sau khi đối với pháp nên đoạn trừ đã
không biết như thật, và đối với pháp không nên đoạn trừ cũng không
biết như thật; thì đối với pháp nên thành tựu không biết như thật và
đối với pháp không nên thành tựu cũng không biết như thật. Sau khi đối
với pháp nên thành tựu đã không biết như thật và pháp không nên thành
tựu cũng không biết như thật rồi, do đó, pháp nên hành trì thì không
hành, pháp không nên hành trì lại hành. Sau khi pháp nên hành trì thì
không hành, pháp không nên hành trì lại hành rồi, đối với pháp nên thủ
thì không thủ và pháp không nên thủ lại thủ. Sau khi đối với pháp nên
thủ thì không thủ, đối với pháp không nên thủ lại thủ rồi, đối với
pháp nên đoạn trừ thì không đoạn trừ, đối với pháp không nên đoạn
trừ lại đoạn trừ. Sau khi đối với pháp nên đoạn trừ thì không đoạn
trừ, và đối với pháp không nên đoạn trừ lại đoạn trừ rồi, đối với
pháp nên thành tựu thì không thành tựu, và đối với pháp không nên thành
tựu lại thành tựu. Sau khi pháp nên thành tựu thì không thành tựu, và
pháp không nên thành tựu lại thành tựu rồi thì pháp bất thiện càng tăng
và pháp thiện càng giảm. Vì vậy, Như Lai không bao giờ hành những pháp
ấy.”
254. 37 phẩm trợ
đạo
222.
‘Kinh Lệ’
“Nếu muốn đoạn trừ vô minh, nên tu Bốn niệm
xứ.
“Thế nào gọi là muốn đoạn trừ vô minh nên tu
Bốn niệm xứ? Nếu khi Đức Như Lai xuất thế, là Vô Sở Trước, Minh Hạnh
Thành Tựu, Đẳng Chánh Giác, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo
Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu. Vị ấy đoạn trừ cho
đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, quán nội thân
như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp. Đó là nếu muốn đoạn
trừ vô minh, nên tu Bốn niệm xứ. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ,
bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri.
“Nếu muốn biệt tri vô minh, nên tu Bốn niệm
xứ. Thế nào là muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn niệm xứ? Nếu khi Như
Lai xuất thế, là Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu,
Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư,
hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những
thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, quán nội thân như thân, cho đến quán thọ
tâm, pháp như pháp. Đó là muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn niệm xứ.
“Nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn chánh
đoạn. Thế nào là muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn chánh đoạn? Nếu khi
Đức Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh
Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân
Sư, là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những
thứ làm ô uế, tuệ yếu kém; đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì muốn
đoạn trừ cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần,
khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp ác bất thiện chưa
sanh, vì muốn không sanh cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương
tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện
chưa sanh, vì muốn sanh khởi, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu
phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với
pháp thiện đã sanh, vì muốn kiên cố, không quên mất, không suy thoái,
tăng trưởng, quảng đại, tu tập viên mãn, cho nên phát khởi dục tâm,
tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đó
là, nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn chánh đoạn. Như vậy, số
đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri.
(Ngoài
ra, 4 chánh cần, 4 như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, 7 Bồ đề phần, 8 chánh
đạo cũng mô tả giống như vậy)
255. Những vấn
đề ngoại đạo thảo luận
208 ‘Kinh Tiễn
Mao’
Bấy
giờ, trải qua đêm, lúc vừa sáng, Thế Tôn mang y cầm bát vào thành
Vương xá để khất thực. Khất thực xong, thu dọn y bát, rửa chân tay,
Ngài khoác ni-sư-đàn trên vai và đi đến vườn Dị học, trong rừng Khổng
tước. Tại rừng Khổng tước, trong vườn Dị học, bấy giờ có một người Dị
học tên là Tiễn Mao là một danh đức, bậc tông chủ, được mọi người tôn
làm thầy, có tiếng tăm lớn, mọi người kính trọng, thống lãnh đồ chúng
đông đảo, được năm trăm vị dị học tôn trọng. Vị này ở giữa một đại
chúng đang ồn ào, nhiễu loạn, nói năng lớn tiếng, bàn luận đủ mọi vấn
đề súc sanh, tức là vấn đề vua chúa, về giặc, về việc đấu tranh, việc
ăn uống, về y phục, về đàn bà, về con gái, về dâm nữ, về thế gian, về đồng trống, về dưới biển
và việc nước, việc dân. Những người ấy cùng nhau nhóm họp ngồi bàn luận
về những vấn đề như súc sanh vậy.
[1]
Pāli: svākkhato bhagavato
dhammo suppaṭipanno sāvakasaṅgho, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, Tăng đệ tử của Thế
Tôn khéo thực hành.
[2]
Danh tánh chủng, chỉ Tỳ-kheo
chỉ có danh tự, chứ không có thực chất (?). Pāli: Gotrabhuno.
[3]
Tức bốn hành: không an ổn, an
ổn, điều phục và tịch tịnh. Chúng đệ tử Phật hành ba loại sau. Tham
chiếu Pāli, D. 33. Saṅgīti-suttanta: catasso paṭipadā: akkhamā paṇipadā (không
kham nhẫn), khamā paṭipadā (kham nhẫn), damā paṭipadā (điều phục), samā paṭipadā (tịch tĩnh).
[4]
Trừ sự, trong kinh 215, tám thắng xứ được
gọi là tám trừ xứ, nhưng ở đây trừ sự có thể chỉ cho bốn thông hành
(xem kinh số 215 ở sau).
[5]
Hành lai du, tham khảo Pháp Uẩn 3 (No.1537,
Đại 26, trang 463 b), được gọi là Pháp tùy, tức tám chi
Thánh đạo. Chúng đệ tử của Phật tùy thuận du lịch thiệp hành trong
đó.
[6]
Mười sự thành tựu trên đây,
trừ những thành tựu: nhu nhuyến, nhẫn và lạc,
còn lại có thể so với những đức tánh Tăng bảo thường được tán
thán, mà theo văn của Tập Dị và Pháp Uẩn như vầy: “Cụ túc diệu
hành, chất trực hành, pháp tùy pháp hành, hòa kỉnh hành, tùy pháp
hành”.
[7]
Kiến lai kiến quả; Xem Tập Dị (No.1536, Đại 26, trang
402): hữu y kiến, hữu quả kiến.
[8]
Thị xứ phi xứ:
trường hợp đúng và trường hợp
sai.
[9]
Pāli: thānāthānakusala (xứ phi
xứ thiện xảo).
[10]
Kiến đế nhân, đây chỉ vị
Tu-đà-hoàn.
[11]
Mạng hành thanh tịnh, sinh
hoạt, hay sự nuôi sống, thanh tịnh. Pāli: parisuddho ājīvo.
[12]
Vị phẫn tránh cố 謂
忿 諍 故; vì sự phẫn nộ và tranh cãi. Pāli: yatvādhikaraṇam enam…, do nguyên nhân gì
mà… Trong bản Hán, adhikaraṇa,
nguyên nhân, được hiểu là sự tranh cãi
[13]
Thú hướng bỉ cố 趣 向 彼 故; Pāli: (akusalā dhammā) anvāssaveyyṃ, (các pháp bất thiện) có thể khởi lên (trôi chảy vào
tâm).
[14]
Yển tọa 燕 坐; ngồi nơi chỗ vắng vẻ. Pāli:
patisallāna.
[15]
Nội hành chỉ 內 行 止. Pāli:
ajjhattaṃ cetosamathānuyutto.
[16]
Chỉ Tỳ-kheo A-lan-nhã, tu theo
hạnh chỉ sống trên rừng. Pāli: araññaka.
[17]
Pāli: cittaṃ vasaṃ vatteti, no... cittassa vasena
vatteti, (Tỳ-kheo chế ngự tâm chứ không phải bị tâm chế ngự).
[18]
Hành chân thật không bất điên
đảo. Pāli: Yathābhuccā avipallatthā parisuddhā sunnatāvakkam. Thâm
nhập không tánh, chân thật, thanh tịnh, không điên đảo. Bốn từ này ở
đây được coi là đồng nghĩa.
[19]
Hán: niệm nhất vô sự tưởng
念 一 無 事 想. Pāli:
araññasaññaṃ paṭicca manasi
karoti ekattaṃ, duyên vào ý tưởng về khu rừng mà
tác ý cái một. Duyên vào ý tưởng rừng mà tập trung trên một đối
tượng duy nhất, nhất tánh.
[20]
Phiền sư, Pāli:
ācariyūpaddava, bất hạnh, hay nguy hại cho thầy.
[21]
Mâu-lê-phá-quần-na
牟 犁 破 群 那. Pāli: Moliyaphagguna.
[22]
Ngũ
ngôn đạo 五 言 道 hay
ngũ ngữ lộ 五 語 珞.
Xem Tập Dị 13, No.1536, Đại 26, tr.421c). Pāli: Pañca Vacanapathā.
[23]
Ca-la-lại 迦 羅 賴. Pāli: Kīṭagiri.
[24]
Câu giải thoát tức Câu phần
giải thoát 俱 分 解 脫. Gọi là Cu phần vì có hai phần
chướng, phiền não phần chướng và giải thoát phần chướng (xem Tập Dị
Môn Luận 17, Đại 26 tr.436a). Pāli: Ubhatobhāgavimutta.
[25]
Thân xúc 身 觸; Tập Dị (đd.,nt.): Thân dĩ chứng 身 已 證. Pāli:
santā vimokhā atkkama rūpe āruppā te kāyena phassitvā viharati, tịch
tịnh giải thoát, vượt qua các sắc và vô sắc, sau khi thể nghiệm bằng
thân, vị ấy an trụ.
[26]
Tuệ kiến, Pāli: paññāya cassa
divā, sau khi thấy bằng tuệ.
[27]
Kiến đáo 見 到, cũng gọi là kiến chí. Pāli: diṭṭhipatto.
[28]
Tức là bậc Thánh này căn cứ
trên địa vị tùy pháp hành (xem dưới) chứng đắc Đạo loại trí, với sự
bén nhạy của tuệ (Tập Dị đd., tr.435c Cu-xá đd., nt.). Pāli:
paññāya vodiṭṭhā honti vocaritā, do tuệ mà quán
sát và thấu triệt.
[29]
Sa-di Châu-na 沙 彌 周 那. Pāli: Cunda samaṇuddesa. Được
đồng với Mahā-Cunda em ruột ngài Sāriputta và đắc quả A-na-hàm trong
lúc là Sa-di.
[30]
Đạo và đạo tích. Pāli: magge
vā hi patipadāya, tranh chấp trong các vấn đề liên hệ Thánh đạo và
sự tu tập Thánh đạo.
[31]
Có 18 tránh sự, theo các Luật
tạng. Trong đây chỉ nêu 16. Hai điều thuyết và phi thuyết đề cập
riêng.
[32]
Chỉ tránh 止 諍 hay nói là diệt tránh pháp 滅 諍 法; Pāli:
adhikaraṇa-samathā.
[33]
Thuật ngữ theo Luật Tứ Phần:
1. Hiện tiền tì-ni (Pāli: sammukhāvinaya), 2. Ức niệm tì-ni
(sativinaya), 3. Bất si tì-ni (amūḷhavinaya), 4.
Tự ngôn trị (paṭiññayā kāretabbaṃ), 5. Đa nhân ngữ (yebhuyyasikā), 6. Tội xứ sở
(tassapāyikā), 7. Như thảo phú địa (tiṇavatthāraka)ø.
[34]
Thánh bát chi trai
聖 八 支 齋. Pāli: atthaṅga samannāgato upasatho hay
ariyūposatha.