Cội nguồn ban sơ
Đạo Phật do đức Phật Thích-ca Mâu-ni sáng lập từ cách đây hơn 25 thế
kỷ tại Ấn Độ. Kể từ đó đến nay, đạo Phật đã vượt xa ra bên ngoài biên
giới của đất nước này để lan tỏa khắp thế giới.
Chân lý giải thoát mà đức Phật đạt đến và truyền dạy là duy nhất và
không thay đổi, nhưng bản thân đạo Phật vốn cũng là một thực thể hữu vi
như bao nhiêu thực thể hữu vi khác trong cuộc đời này, và vì thế không
thể tránh khỏi sự biến đổi thăng trầm qua thời gian, thậm chí chắc chắn
rồi cũng sẽ đi đến giai đoạn suy tàn như chính đức Phật đã từng dự báo.
Tuy nhiên, khi thời mạt pháp vẫn còn chưa đến thì công năng giáo hóa,
cứu khổ ban vui của đạo Phật vẫn là điều không thể phủ nhận được. Và từ
xưa đến nay, đạo Phật đã làm được điều này chính là nhờ vào những chuyển
biến, thay đổi thích hợp để phát triển qua từng thời đại, cũng như mỗi
khi được truyền bá vào những cộng đồng xã hội khác nhau.
Trong quá trình phát triển đó, hình thức tối sơ của Phật giáo nguyên
thủy dần dần không còn nữa. Chúng ta ghi nhận được sự phân chia thành
hai nhánh lớn là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa. Những cơ sở
phát triển của Phật giáo Đại thừa không đi ngoài tinh thần giáo pháp đã
được Phật truyền dạy, cho dù những kinh văn chính thức mang tư tưởng Đại
thừa, chẳng hạn như tư tưởng Bát Nhã, chỉ xuất hiện sớm nhất cũng là
vào khoảng 300 năm sau khi Phật nhập diệt, và các nhà nghiên cứu lịch sử
tin rằng sự hình thành của Đại thừa là vào khoảng những năm đầu Công
nguyên.
Phật giáo truyền sang Trung Hoa trong khoảng từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ
thứ 4, nhưng từ thế kỷ thứ 6 cho đến thế kỷ thứ 9 mới là thời kỳ phát
triển hưng thịnh nhất. Trong khoảng thời gian này, chúng ta được biết có
ít nhất là 8 tông phái khác nhau hình thành và phát triển. Đó là các
tông sau đây:
1. Luật tông, do ngài Đạo Tuyên (596-667) sáng lập.
2. Tam luận tông, do ngài Cát Tạng (549-623) sáng lập.
3. Pháp tướng tông, do ngài Huyền Trang (596-664) sáng lập.
4. Mật tông, do ngài Bất Không (705-774) sáng lập.
5. Hoa Nghiêm tông, do ngài Đỗ Thuận (557-640) sáng lập.
6. Thiên Thai tông, do ngài Trí Khải (538-597) sáng lập.
7. Tịnh độ tông, do ngài Thiện Đạo (613-681) sáng lập.
8. Thiền tông, do ngài Bồ-đề Đạt-ma (470 – 543) sáng lập.
9. Bồ-đề Đạt-ma là tổ sư thứ 28 của thiền Ấn Độ, đến Trung Hoa vào
khoảng năm 520 và trở thành Sơ tổ của thiền Trung Hoa. Kể từ đó về sau,
thiền dần dần phát triển trở thành một tông phái độc lập với những nét
riêng biệt. Nhưng phải truyền nối qua 5 đời nữa, đến tổ thứ 6 là Huệ
Năng (638-713) thì thiền mới thực sự phát triển rộng khắp và trở thành
một trong những tông phái lớn nhất thời bấy giờ. Và đến tổ Bách Trượng
Hoài Hải (百?懷?海 – 720-814) thì Thiền tông đã phát triển đến mức hoàn
chỉnh về cơ cấu tổ chức, với các thiền viện chuyên tu và nội quy sinh
hoạt đặc thù rất chặt chẽ.
10. Như vậy, sự truyền nối của Thiền tông ở Ấn Độ kể từ đức Phật
Thích-ca Mâu-ni cho đến tổ Bồ-đề Đạt-ma là một chuỗi liên tục không đứt
đoạn. Các vị tổ sư thiền Ấn Độ trong 28 đời được kể ra như sau:
11. Phật Thích-ca Mâu-ni truyền cho ngài Ma-ha Ca-diếp là Tổ thứ nhất.
12. Tổ thứ hai là ngài A-nan, tổ thứ ba là ngài Thương-na Hòa-tu, tổ thứ
tư là ngài Ưu-ba-cúc-đa, tổ thứ năm là ngài Đề-đa-ca, tổ thứ sáu là
ngài Di-giá-ca, tổ thứ bảy là ngài Bà-tu-mật-đa, tổ thứ tám là ngài
Phật-đà Nan-đề, tổ thứ chín là ngài Phục-đà Mật-đa, tổ thứ mười là Hiếp
Tôn giả, Hiếp Tôn giả ( 脅?ð者) cũng có tên là Bà-lật Thấp-bà (婆?濕?婆 )
tổ thứ mười một là ngài Phú-na Dạ-xa, tổ thứ mười hai là ngài Mã Minh,
tổ thứ mười ba là ngài Ca-tỳ Ma-la, tổ thứ mười bốn là ngài Long Thọ, tổ
thứ mười lăm là ngài Ca-na-đề-bà, tổ thứ mười sáu là ngài La-hầu-la-đa,
tổ thứ mười bảy là ngài Tăng-già Nan-đề, tổ thứ mười tám là ngài Già-da
Xá-đa, tổ thứ mười chín là ngài Cưu-ma-la-đa, tổ thứ hai mươi là ngài
Xà-da-đa, tổ thứ hai mươi mốt là ngài Bà-tu Bàn-đầu, tổ thứ hai mươi hai
là ngài Ma-nô-la, tổ thứ hai mươi ba là ngài Hạc-lặc-na, tổ thứ hai
mươi bốn là ngài Sư Tử, Cũng có tên là Sư Tử Bồ-đề (Siṃhabodhi–
師?子?菩Ð提 ). tổ thứ hai mươi lăm là ngài Bà-xá Tư-đa, tổ thứ hai mươi sáu
là ngài Bất-như Mật-đa, tổ thứ hai mươi bảy là ngài Bát-nhã Đa-la, tổ
thứ hai mươi tám là ngài Bồ-đề Đạt-ma.
13. _ Nhưng cũng cần phân biệt giữa sự truyền thừa của Thiền tông nói
riêng và Phật giáo nói chung. Bởi vì trên phương diện lịch sử, Phật giáo
quả thật không có được sự may mắn để được truyền thừa theo cách như
vậy. Trong thực tế, sau khi Phật nhập diệt không bao lâu thì quá trình
phân chia các bộ phái bắt đầu xảy ra.
Nguyên nhân dẫn đến sự phân chia có thể là do nơi sự nhận hiểu khác nhau
về giáo pháp cũng như việc nhấn mạnh vào các phương thức tu tập khác
nhau. Vì thế, cho dù vẫn đi theo một con đường lớn là Phật giáo nhưng
mỗi bộ phái dần dần hình thành những nét riêng của mình. Tất cả đều tuân
theo giáo pháp của đức Phật đã truyền dạy, nhưng có những bất đồng nhất
định trong việc nhận hiểu và thực hành giáo pháp.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu thừa nhận đã có sự phân chia ra khoảng 18
bộ phái lớn, mặc dù trong thực tế có thể kể tên đến hơn 30 bộ phái khác
nhau được phân chia từ Phật giáo. Quá trình phân chia nổi bật nhất có
thể thấy trong biểu đồ sau:
Sự phân chia các bộ phái lớn
140 năm sau Phật nhập Niết-bàn
(khoảng 340 trước CN)
200 năm sau Niết-bàn
(khoảng 280 trước CN)
Đại chúng bộ Thượng tọa bộ
(Mahsnghika) (Sthaviravda)
Trụ tử bộ 236 năm sau Niết-bàn
(Pudgalavda) (khoảng 244 trước CN)
Nhất thiết hữu bộ
Phân biệt bộ (Sarvstivda)
(Vibhajyavda)
Như vậy, việc ghi nhận sự truyền thừa liên tục từ đức Phật Thích-ca
Mâu-ni cho đến các vị tổ sư thiền qua các thế hệ cũng là một đặc điểm
nổi bật của Thiền tông. Hơn thế nữa, vấn đề truyền thừa trực tiếp từ
thầy đến trò rất quan trọng đối với Thiền tông, vì nhà thiền chỉ lấy đó
làm chứng cứ xác thực chứ không dựa vào kinh điển, giáo pháp. Ngay cả
những “vật chứng” truyền thống như y bát (áo cà-sa và bình bát) mà một
bậc thầy truyền lại cho đệ tử đích truyền cũng chỉ được xem là thứ yếu,
không quan trọng bằng sự “tâm truyền”. Chính vì vậy, kể từ đời Lục Tổ
Huệ Năng trở về sau thì y bát đã thôi không truyền nữa.
1. Nhập môn thiền học
Một trong những cách hiểu sai lệch thường gặp nhất là sự nhầm lẫn giữa
Thiền tông như chúng ta vừa đề cập đến ở trên với thiền định là một
trong 6 pháp ba-la-mật đã được Phật truyền dạy. Sáu pháp ba-la-mật, còn
gọi là Lục độ, bao gồm: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền
định và Trí tuệ. Thiền tông thường lấy phương pháp tu thiền định làm một
trong những phương pháp tu tập chính, nhưng điều đó không có nghĩa là
bỏ qua các phương pháp khác, và cũng hoàn toàn không phải vì thế mà
thiền định có thể đồng nhất với Thiền tông. Như vậy, về cơ bản khi chúng
ta nói đến thiền học hay Thiền tông, chúng ta đề cập đến một tông phái
độc lập với những nét đặc thù trong giáo pháp và phương thức tu tập, tuy
vẫn nằm trong hệ thống giáo lý chung của Phật giáo nhưng lại có những
nét rất riêng so với các tông phái khác. Trong khi đó, thiền định là một
trong các phương pháp tu tập và không chỉ được sử dụng riêng bởi Thiền
tông mà còn được thấy ở hầu hết các tông phái khác.
Chúng ta sẽ có dịp trở lại một cách chi tiết hơn với những khác biệt cơ
bản của hai khái niệm này. Tuy nhiên, sự phân biệt một cách khái quát
như trên là cần thiết ngay khi chúng ta bắt đầu tìm hiểu về thiền. Bởi
vì những gì sắp được đề cập tiếp theo đây sẽ sử dụng khái niệm thiền học
chứ không chỉ đến riêng một pháp môn thiền định.