Lời Bạt
Ngày nay
thiền Vipassanà không còn dành riêng cho các thiền viện nghiêm mật thuộc các
nước Phật giáo Nam Tông (Theravàda) như Myanmar,
Sri Lanka
v.v... mà đã lan rộng hầu như khắp nơi trên thế giới. Nhiều trung tâm thiền
Vipassanà đã được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau và hoạt động rất
tích cực ở châu Âu cũng như châu Mỹ. Vipassanà đã thu hút đông đảo giới trí
thức phương Tây nhờ tính chất trong sáng, giản dị và khoa học của thiền này.
Thiền Vipassanà chẳng những trực
tiếp đưa đến cứu cánh giác ngộ mà còn là phương pháp trị liệu rất hữu hiệu cho
những căn bệnh thể chất lẫn tinh thần, nên giới y học phương Tây đã tích cực
nghiên cưú và áp dụng lâm sàng tại các trung tâm điều dưỡng của họ. Nhiều tường
trình trên báo chí, đài truyền thanh, truyền hình đã công bố kết quả kỳ diệu
của phương pháp trị liệu này, nhất là một số ca bệnh nan y.
Mặt khác, thiền Vipassanà không
những vượt qua mọi ranh giới dị biệt giữa các tông phái Phật giáo - chẳng hạn
như nhiều trường phái Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông, Mật Tông v.v... Ở Tây Tạng,
Trung Quốc, Nhật Bản v.v... ngày nay đều áp dụng thiền Vipassanà như là yếu tố
cho pháp môn riêng của mình mà còn thâm nhập vào những sinh hoạt của các tôn
giáo khác như Ky-tô giáo, Ấn Ðộ giáo v.v... chẳng hạn như hàng ngàn vị linh mục
ở Pháp, Anh, Ðức, Mỹ v.v... đã mời các vị thiền sư Myanmar đến hướng dẫn những khóa
thiền Vipassanà tại giáo xứ hay tu viện của họ.
Tuy nhiên trong cái thuận lợi
của sự phổ biến sâu rộng đó cũng không khỏi có cái tai hại cho tính thuần túy,
trong sáng của thiền Vipassanà, vì bị pha tạp, lai căng và phân hóa. Bản chất
thiền Vipassanà là sống trực tiếp, trong sáng, giản dị và tự nhiên ngay trong
tính tự tính của thực tại hiện tiền, nhưng phần đông không đủ căn cơ để sống
thiền trực tiếp như vậy, họ phải vận dụng thành phương pháp để dễ thể nghiệm và
truyền đạt cho người khác, nhờ vậy mà thiền Vipassanà ngày càng được phổ biến
rộng hơn, nhưng đó cũng chính là khởi điểm của quá trình đa phức hóa, làm phát
sinh nhiều trường phái khác nhau. Thiền của Ngài Kundalàbhivamsa thuộc trường
phái Thiền sư Mahàsi nổi tiếng ở Myanmar. Vì phần đông tâm hành giả
còn nhiều dao động nên phương pháp của phái thiền này là giúp hành giả ổn định
tâm rồi mới đi sâu vào quán sau, do đó thiền sư đã hướng dẫn giai đoạn đầu rất
niêm mật từng chi tiết. Tuy nhiên khi đã thuần thục thì hành giả có thể dễ dàng
sống trực tiếp với pháp một cách thong dong tự tại.
Chính vì thiền Vipassanà là sống
trực tiếp nơi pháp (thực tại hiện tiền), không qua ý niệm và ngôn ngữ, nên nói
hay viết về thiền Vipassanà đã là việc vô cùng khó khăn huống nữa là phải thông
qua các bản dịch gián tiếp. Nguyên Ðức Phật giảng thiền Vipassanà bằng ngôn ngữ
Pàli, các vị thiền sư Tích Lan,
Myanmar, Ấn Ðộ,
Thái Lan v.v... giảng lại bằng ngôn ngữ của mình, sau đó được dịch ra tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Ðức v.v... rồi từ đó chúng ta mới dịch ra tiếng Việt. Quá
trình gián tiếp hóa nhiều giai đoạn này chắc hẳn không sao tránh khỏi ít nhiều
nhầm lẫn.
Bản dịch tập sách thiền
"The Nine Essential Factors Which Strengthening Indriya Of A Vipassana Meditating
Yogi" của thiền sư Kundalàbhivamsa do Ðại Ðức Thiện Minh thực hiện là một
cố gắng lớn lao nhằm giảm thiểu những nhầm lẫn chú tâm với tập trung tư tưởng.
Vipassanà là Thiền Quán, chỉ sử dụng sát-na định, do đó hành giả thường chú tâm
chứ không tập trung tư tưởng như trong thiền định. Chú tâm là chuyên tâm chú
niệm trên đối tượng Paramattha luôn luôn sinh động mới mẻ trong sự soi chiếu
của trí tuệ ttnh giác, còn tập trung tư tưởng là gắn chặt tầm tứ trên một đối
tượng Pannatti nhất định do tưởng nắm bắt. Ðối tượng của thiền Vipassanà luôn
luôn chuyển biến sinh động nên không thể tập trung tư tưởng như trong đối tượng
tĩnh của thiền định được.
Một điểm đáng lưu ý khác là
nhiều dịch giả đã sử dụng từ đệm "à" như : đi à, đứng à, đau à, sân à
v.v... nhằm mô tả của một tư thế hay trạng thái đang liên tục diễn biến trên
thân, thọ, tâm, pháp khi hành giả chú niệm. Ðể nhấn mạnh tính liên tục của đối
tượng, các thiền sư tạm nói "đi.i.i..." kéo dài nghe như
"à" chứ thực ra không có chữ "à" ; vì khi niệm "đi
à", "đứng à", v.v... thì hành giả dễ nhầm lẫn với pháp môn niệm
Phật, và nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy chắc chắn tưởng sẽ phát sinh,
tỉnh giác sẽ mờ dần và kết quả có tốt đi nữa cũng chỉ rơi vào thiền định. Vậy
niệm trong Vipassanà có nghĩa là chú tâm tỉnh giác ngay nơi thực tại đang diễn
tiến, chẳng hạn diễn tiến của "đi" gồm nhiều động tác liên tục như
giở... bước...đụng...đạp... nghiêng...tới...v.v... cần được quan sát một cách
minh bạch tự nhiên trong ttnh thức và lặng lẽ, chứ không niệm bằng ý tưởng hoặc
bằng lời như trong niệm Phật. Do đó tôi hoàn toàn đồng ý với dịch giả là chỉ
tạm nói "đi...", "đứng...", "đau...",
sân..." cho dễ hiểu chứ không dùng "à" để tránh hiểu nhầm.
Tôi thành thật tán dương công
đức của dịch giả đã góp phần làm phong phú cho nền thiền học Việt Nam, và mong
rằng tập sách này sẽ giúp cho chư hành giả dễ dàng thâm nhập thiền quán
Vipassanà hơn.
Tổ Ðình Bửu Long, ngày 6-4-1998
Tỷ kheo Viên Minh
Tham Khảo Từ Vựng Pàli - Việt
Abhikkanta
|
Tiên
tiến, tiến tới
|
Abhinnà
|
Thần thông, thắng trí
|
Adhitthàna
|
Quyết định
|
Adosa
|
Vô sân
|
Ăhàra
|
Vật thực
|
Akusala
|
Bất thiện
|
Alobha
|
Vô tham
|
Ălokita
|
Chờ đợi, mong ngóng
|
Amoha
|
Vô si
|
Anatta
|
Vô ngã
|
Anicca
|
Vô thường
|
Anitthàyon
|
Ðối tượng không vừa lòng
|
An-upàdisesa Nibbàna
|
Vô dư Niết- bàn
|
Anusaya
|
Tùy miên
|
Ăpatti
|
Tội
|
Apàya regions
|
Ác đạo
|
Arahanta
|
A-la-hán
|
Ărammana
|
Trần cảnh
|
Ariya
|
Thánh
|
1. Sotàpanna
2. Sakadàgàmì
3. Anàgàmì
4. Arahanta
|
1. Nhập Lưu (Tu Ðà Hoàn)
2. Nhất Lai (Tư Ðà Hàm)
3. Bất Lai (A Na Hàm)
4. A-la-hán
|
Asadisa
|
Không ai bằng
|
Asura
|
A-tu-la
|
Atthakathà
|
Chú giải
|
Ăvàso
|
Nơi ở, trú xứ
|
Avijjà
|
Vô minh
|
Balavant
|
Mạnh mẽ
|
Bhàsita
|
Lời nói
|
Bhassa
|
Nói chuyện
|
Bhava
|
Hữu
|
Bhàvana
|
Tu tập
|
Bhaya
|
Sợ hãi
|
Bhojana
|
Vật thực
|
Bhùmì
|
Cõi, giới
|
Buddhànussati
|
Niệm Phật
|
Cankama
|
Kinh hành
|
Canakama samàdhi
|
Ðịnh đạt được do kinh hành
|
Càtumadhu
|
Bốn loại mật
|
Cetiya
|
Chùa, tháp
|
Cittakammannatà
|
Tâm thích ứng
|
Cittalahatà
|
Tâm khinh an
|
Cittamudutà
|
Tâm nhu nhuyến
|
Cittapàgunnatà
|
Tâm thuần thục
|
Cìvara
|
Y phục
|
1. Sanghàti
2. Uttaràsanga
3. Antara vàsaka
|
1. Y tăng già lê
2. Y vai trái
3. Y nội
|
Dàna
|
Bố thí
|
Desanà
|
Thuyết pháp
|
Dhàtu
|
Yếu tố, giới, đại
|
1. Pathavi dhàtu
2. Tejo dhàtu
3. Ăpo dhàtu
4. Vàyo dhàtu
|
1. Yếu tố đất (địa đại)
2. Yếu tố lửa (hỏa đại)
3. Yếu tố nước (thủy đại)
4. Yếu tố gió (phong đại)
|
Dittha
|
Thấy (kiến)
|
Dosa
|
Sân
|
Domanassa
|
Ưu
|
Dukkha
|
Khổ
|
Gacchati
|
Ði
|
Gambhìra
|
Sâu, khó thấy
|
Gocara
|
Ðồng cỏ, nơi chốn
|
Gocaragàma
|
Hành xứ
|
Hiri
|
Tàm (hổ thẹn tội lỗi)
|
Indriya
|
Quyền, khả năng
|
1.Saddhindriya
2.Viriyindriya
3. Satindriya
4. Samadhindriya
5. Pannindriya
|
1. Tín quyền
2. Tấn quyền
3. Niệm quyền
4. Ðịnh quyền
5. Tuệ quyền
|
Iriyàpatha
|
Oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi)
|
Issà
|
Tật đố
|
Itthàyon
|
Ðối tượng khả ái
|
Jàgarita
|
Còn thức (không ngủ)
|
Jhàna
|
Thiền
|
Kalyànamitta
|
Thiện trí thức
|
Kamma
|
Nghiệp, hành động
|
Karuịà
|
Tâm bi
|
Kàya
|
Thân
|
Kàyakammannatà
|
Thân thích ứng
|
Kàyalahutà
|
Thân khinh an
|
Kàyamudutà
|
Thân nhu nhuyến
|
Kàyapàgunnatà
|
Thân thuần thục
|
Khandha
|
Uẩn
|
Khanika samàdhi
|
Sát-na định
|
Kilesa
|
Phiền não
|
Kusala
|
Thiện
|
Lakkhana
|
Tướng
|
Lobha
|
Tham
|
Lokiya
|
Thế gian
|
Lokuttara
|
Siêu thế gian
|
Macchariya
|
Xan
|
Magga
|
Ðạo
|
Mahàbhùta
|
Tứ đại
|
Màna
|
Mạn
|
Mangala
|
Hạnh phúc
|
Mettà
|
Tâm từ
|
Moha
|
Si
|
Nàma
|
Danh
|
Nàma-Dhamma
|
Danh pháp
|
Nana
|
Trí tuệ
|
Navakamma vatthu
|
Hiện kim
|
Nibbàna
|
Niết-bàn
|
Nimita
|
Dấu hiệu, ấn chứng, tướng
|
Nirodha samàpatti
|
Diệt tận định
|
Nisìdati
|
Ngồi
|
Ottappa
|
Quý (ghê sợ tội lỗi)
|
Ovàdana
|
Lời khuyên
|
Paccavekkhana nàna
|
Quán sát trí
|
Pacceka Buddha
|
Ðộc giác Phật
|
Pamuccati
|
Giải thoát
|
Panàma
|
Ðãnh lễ
|
Pannatti
|
Chế định
|
Paramattha
|
Chơn đế
|
Paramità
|
Ba-la-mật
|
Parikkhàra
|
Nhu cầu
|
Pariyatti sàsana
|
Pháp học
|
Patighanusaya dosa
|
Sân tùy miên
|
Patikkanta
|
Trở về
|
Patipatti sàsana
|
Pháp hành
|
Patirùpadesavàsa
|
Trú xứ thích hợp
|
Patta
|
Bình bát
|
Peta
|
Ngạ quỷ
|
Phala
|
Quả
|
Pitaka
|
Tạng
|
Pìti
|
Hỷ
|
Puggala
|
Người, cá nhân
|
Puthujjana
|
Phàm nhân
|
Ràga
|
Tham ái
|
Rùpa
|
Sắc
|
Rùpa-dhamma
|
Sắc pháp
|
Sabba
|
Tất cả
|
Sabbannutà
|
Toàn tri
|
Saddhà
|
Ðức tin
|
Saddhamma
|
Chánh pháp
|
Samàdhi
|
Ðịnh
|
Samana
|
Sa-môn
|
Samana dhamma
|
Sa-môn pháp
|
Samatha bhàvanà
|
Tu tập thiền cht
|
Sampajàna
|
Ttnh giác
|
Samàpatti
|
Ðắc đạo, nhập thiền
|
Samsàra
|
Luân hồi
|
Sangha
|
Tăng
|
Sanghàti
|
Y tăng già lê
|
Santàna
|
Tương tục
|
Sappàya
|
Thích hợp
|
Sàsana
|
Giáo pháp
|
Sati
|
Niệm
|
Satipatthàna
|
Niệm xứ
|
Sa-upàdisesa Nibbàna
|
Hữu dư Niết - bàn
|
Sikkhà
|
Ðiều học
|
Sikkhàpada
|
Giới, điều học
|
Sìla
|
Giới
|
Taruna
|
Non nớt
|
Tunhìbhàva
|
Im lặng
|
Udaya
|
Sinh
|
Upapatti devà
|
Chư thiên
hóa sanh
|
Upekkhà
|
Xả
|
Utu
|
Thời tiết
|
Vàda
|
Học thuyết
|
Vaya
|
Diệt
|
Vedanà
|
Cảm thọ
|
Veneyya
|
Tín đồ
|
Veyyàvicca
|
Phục vụ
|
Vilokita
|
Nhìn qua
|
Vipàka
|
Quả
|
Vipassanà Bhavana
|
Thiền quán
|
Vipassanà nàna
|
Minh sát tuệ
|
1. Sammasana nàna
2. Udayabbayanupassanà nàna
3. Bhangànupassanà nàna
4. Bhayvànupassanà nàna
5. Ădinavànupassanà nàna
6. Nibbidànupassanà nàna
7. Muccitukanyatà nàna
8. Patisankhàrupassanà nàna
9. Sankhàrupekkhà nàna
10. Aluloma nàna
|
1. Tư duy trí
2. Sinh diệt trí
3. Diệt trí
4. Bố úy trí
5. Quá hoạn trí
6. Yếm ly trí
7. Dục thoát trí
8. Giản trạch trí
9. Hành xả trí
10. Thuận thứ trí
|
Viriya
|
Tinh tấn
|
1. Kàyika viriya
2. Cetasika viriya
|
1. Thân tinh tấn
2. Tâm tinh tấn
|