Chương VIII
Yếu Tố Thứ Sáu
Nhờ có
thất giác chi mà ngũ quyền của hành giả được phát triển.
Thiền quán không phải thực hành
bằng thân và khẩu, mà chỉ được thực hành bằng tâm. Cơ chế hoạt động của tâm rất
vi tế, khi thì u sầu chán nản, khi thì phấn khởi kích thích. Cả hai trạng thái
này đều không tốt cho việc phát triển ngũ quyền. Nhờ tu tập thất giác chi tâm
của hành giả mới thích hợp cho việc phát triển ngũ quyền. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu pháp:
Ðể quân bình, hài hòa
Phải không ngừng quán niệm
Tu tập thất giác chi.
a. Chế ngự tâm trạo
cử:
Tâm trạo cử là tâm không ổn định
mà luôn tán loạn, dao động. Tâm này có thể được chế ngự bởi ba chi trong thất
giác chi là: Xả, Ðịnh và Khinh an.
Yếu Pháp:
Khi phóng tâm, trạo cử
Niệm Xả, Ðịnh, Khinh an.
Tâm trạo cử có khuynh hướng vọng
tưởng những sự kiện trong quá khứ cũng như những sự kiện sẽ xảy ra trong tương
lai. Khi tâm bắt đầu trạo cử, hành giả phải quán niệm ngay trên pháp hiện tại
để cho mọi phóng tâm đều được chế ngự. Lúc đó ngũ quyền sẽ được tăng trưởng.
Tâm trạo cử thường đi kèm với lo
âu và sợ hãi. Người ta lo sợ rằng không biết những tài sản, địa vị, danh vọng
mà mình đã phấn đấu đạt được có thể giữ được lâu dài không hay sẽ bị mất mát,
huỷ hoại. Hành giả phải loại bỏ sự lo sợ này trong tâm. Hành giả phải chấp nhận
mọi thực tế của cuộc sống, cái gì rồi cũng có đến có đi. Biết như vậy, hành giả
chỉ quan tâm đến sự thanh thản bình an của thân và tâm. Với sự quán niệm như
vậy, Khinh an sẽ phát sinh và ngũ quyền được tăng trưởng.
b. Chế ngự tâm chán
nản:
Tâm chán nản phát sinh khi người
ta chỉ chú trọng đến thọ lạc mà không thích thọ khổ. Sự chú tâm phải cân bằng
trên hai phương diện khổ và lạc thì tâm mới quân bình và tĩnh lặng, thoát khỏi
mọi sự tán loạn và do đó ngũ quyền được tăng trưởng.
Hành giả thường có khuynh hướng
chán nản khi sự chú tâm bị phân tán. Sau một thời gian dài hành thiền và chẳng
tìm thấy sự hứng thú nào hành giả dễ cảm thấy thất vọng. Tất cả những trạng
thái tiêu cực này là do thiếu Tinh tấn và Hỷ, dẫn đến ghi nhận thiếu chính xác
và hôn trầm. Khi cảm thấy hôn trầm, hành giả nên quán niệm ba chi trong thất
giác chi là Tinh tấn, Hỷ và Trạch pháp. Ba chi này là để đối trị lại hôn trầm
và chán nản. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Khi thiền bị yếu đi
Hãy quán niệm ngay đến
Tinh tấn, Hỷ, Trạch pháp.
c. Hôn trầm dẫn đến
sự uể oải, thụ động:
Hôn trầm là hậu quả của trạng
thái chán nản và dẫn đến sự thụ động trong cả hai lĩnh vực đời và đạo. Bộ
Loka-nìti, một bộ sách đạo đức của Phật giáo có minh họa điều này như sau:
"Một người hôn trầm không thể có kiến thức, người không có kiến thức,
không thể làm ra của cải, người không có của cải thì không có bạn bè, người
không có bạn bè thì không có an lạc, người không có an lạc thìkhông có phước
thiện, người không có phước thiện thì không thể chứng đắc Niết -bàn ". Xin
hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Khi phóng tâm, trạo cử
Niệm Xả, Ðịnh, Khinh an.
Tâm trạo cử có khuynh hướng vọng
tưởng những sự kiện trong quá khứ cũng như những sự kiện sẽ xảy ra trong tương
lai. Khi tâm bắt đầu trạo cử, hành giả phải quán niệm ngay trên pháp hiện tại
để cho mọi phóng tâm đều được chế ngự. Lúc đó ngũ quyền sẽ được tăng trưởng.
Tâm trạo cử thường đi kèm với lo
âu và sợ hãi. Người ta lo sợ rằng không biết những tài sản, địa vị, danh vọng
mà mình đã phấn đấu đạt được có thể giữ được lâu dài không hay sẽ bị mất mát,
huỷ hoại. Hành giả phải loại bỏ sự lo sợ này trong tâm. Hành giả phải chấp nhận
mọi thực tế của cuộc sống, cái gì rồi cũng có đến có đi. Biết như vậy, hành giả
chỉ quan tâm đến sự thanh thản bình an của thân và tâm. Với sự quán niệm như
vậy, Khinh an sẽ phát sinh và ngũ quyền được tăng trưởng.
b. Chế ngự tâm chán
nản:
Tâm chán nản phát sinh khi người
ta chỉ chú trọng đến thọ lạc mà không thích thọ khổ. Sự chú tâm phải cân bằng
trên hai phương diện khổ và lạc thì tâm mới quân bình và tĩnh lặng, thoát khỏi
mọi sự tán loạn và do đó ngũ quyền được tăng trưởng.
Hành giả thường có khuynh hướng
chán nản khi sự chú tâm bị phân tán. Sau một thời gian dài hành thiền và chẳng
tìm thấy sự hứng thú nào hành giả dễ cảm thấy thất vọng. Tất cả những trạng
thái tiêu cực này là do thiếu Tinh tấn và Hỷ, dẫn đến ghi nhận thiếu chính xác
và hôn trầm. Khi cảm thấy hôn trầm, hành giả nên quán niệm ba chi trong thất
giác chi là Tinh tấn, Hỷ vàTrạch pháp. Ba chi này là để đối trị lại hôn trầm và
chán nản. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Khi thiền bị yếu đi
Hãy quán niệm ngay đến
Tinh tấn, Hỷ, Trạch pháp.
c. Hôn trầm dẫn đến
sự uể oải, thụ động:
Hôn trầm là hậu quả của trạng
thái chán nản và dẫn đến sự thụ động trong cả hai lĩnh vực đời và đạo. Bộ
Loka-nìti, một bộ sách đạo đức của phật giáo có minh họa điều này như sau:
"Một người hôn trầm không thể có kiến thức, người không có kiến thức,
không thể làm ra của cải, người không có của cải thì không có bạn bè, người
không có bạn bè thì không có an lạc, người không có an lạc thì không có phước
thiện, người không có phước thiện thì không thể chứng đắc Niết -bàn ". Xin
hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Người có nhiều hôn trầm
Không thể có kiến thức
Người không có kiến thức
Không làm ra của cải
Người không làm ra của cải
Sẽ không có bạn bè
Người không có bạn bè
Thì không có an lạc
Nếu không có an lạc
Cũng không có phước thiện
Và không có phước thiện
Không đạt đến Niết-bàn
Hành giả phải ghi nhớ rằng dù
chúng ta đang có sẵn cuộc đời để mà tu tập, để mà chứng đắc đạo quả nhưng nếu
lười biếng và thiếu tinh tấn thì chúng ta còn quá cách xa với mục tiêu của mình
là Niết-bàn. Vì vậy hành giả phải phát huy sự tinh tấn và để loại trừ hôn trầm
thụ động.
Hôn trầm dẫn đến sự suy yếu còn
tinh tấn thì đưa đến thành công. Vì vậy các hành giả nên kiên trì tinh tấn.
d. Tu tập tinh tấn
giác chi:
Hành giả tâm niệm rằng được làm
người không phải là dễ, nay được sinh làm người thì phải chuyên tâm hành thiền
Tứ Niệm Xứ để có thể đóng lại cánh cửa địa ngục. Hơn nữa, hành giả cũng nên
biết rằng được gặp Phật pháp, một giáo pháp dẫn đến Ðạo, Quả, Niết-bàn, là một
cơ hội hiếm hoi rất khó gặp. Các hành giả không nên bỏ lỡ dịp may lớn lao này,
nếu không quí vị chỉ gặp toàn những điều trở ngại.
Mặc dầu Ðạo, Quả, Niết - Bàn có
thể chứng đắc ngay trong hiện tại, nhưng nếu quí vị không tinh tấn thực hành
giáo pháp, thì rất có thể khi từ giã cõi này, quí vị vẫn chỉ là một phàm nhân,
hay tệ hơn nữa là phải đọa vào ác đạo.
Vì vậy quí vị nên tinh tấn tu
hành để khỏi phải ân hận khi đọa vào cảnh khổ, để khỏi phải khóc lóc than vãn
rằng: "Ta đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Do không chịu hành thiền mà
giờ đây ta phải chịu nhiều đau khổ!". Hành giả phải nội quán như vậy để
đối trị sự lười biếng bằng cách quán niệm sự tinh tấn.
Hành giả phải ghi nhớ rằng mình
đang được sống trong thời Phật Pháp, rằng mình đang được ở Miến Ðiện là nơi có
sự thực hành giáo pháp, rằng mình là người có chánh kiến, rằng mình đang có lục
căn cụ túc. Ðó là bốn túc duyên mà quí vị may mắn có được.
Nếu chiều theo sự chán nản, lười
biếng, và thiếu nỗ nực tinh cần,thì các hành giả đã đánh mất bốn túc duyên trên
mà kết quả là chẳng có thể chứng đắc một Ðạo, Quả nào, và phải chịu khổ đau
trong vòng sinh tử luân hồi. Vì vậy hành giả phải luôn quán niệm tinh tấn.
e. Nếu không tinh
tấn sự ưu sầu phát sinh:
Ðiều này được Ðức Phật kể lại
trong Kinh Bổn Sanh.
Ngày xưa, khi Ðức Phật ngự tại
tịnh xá Jetavana ở thành Savathi, một vị tỳ kheo nổi tiếng là lười biếng được
các vị tỳ kheo đưa đến gặp Ðức Phật và Ngài đã kể câu chuyện này.
"Này các tỳ kheo! Nếu các
con không tinh tấn tu tập để giải thoát khỏi đau khổ và chứng đắc Ðạo, Quả thì
các con còn phải chịu ưu sầu thêm trong nhiều kiếp nữa, giống như ông lái buôn
chuỗi hạt bị mất chiếc tách vàng trị giá cả trăm nghìn đồng. Ông lái buôn
Thariva kia vì đánh mất chiếc tách vàng mà phải buồn rầu chán nản suốt một thời
gian dài".
Nghe vậy, các tỳ kheo thỉnh cầu
Ðức Phật kể cho nghe câu chuyện về ông lái buôn Thariva, và Ðức Phật kể như
sau:
Cách đây năm kiếp trái đất, tiền
thân của Ðức Phật là một người lái buôn chuỗi hạt ở trong thành Thayriva. Bồ
tát đi chung chuyến buôn với một người lái buôn chuỗi hạt khác tên là Thariva,
một người rất tham lam. Họ đi đến thành phố Arita. Sau khi vượt qua sông
Nilawah. Ðến thành phố, hai người chia nhau mỗi người mỗi ngả để lo công việc
buôn bán riêng của mình.
Người lái buôn tham lam vừa đi
khắp thành phố vừa rao hàng "Chuổi hạt đây! Chuổi hạt đây!" Ông đi
đến gần nhà của hai bà cháu nọ. Hai bà cháu này trước đây giàu có nhưng nay đã
bị sa sút, phải đi làm mướn để sống qua ngày.
Khi người lái buôn đi đến cửa
ngõ nhà họ, đứa cháu xin bà mua cho nó một chuổi hạt, nhưng bà bảo là không còn
đồng nào để mua. Ðứa cháu bèn bảo bà là có một cái tách cũ mà hồi xưa người cha
giàu có của nó để lại, có thể đem đổi lấy chuổi hạt.
Vì vậy, họ gọi người lái buôn
tham lam vào, đề nghị ông ta đổi cái tách để lấy một chuổi hạt. Người lái buôn
thử và biết ngay là cái tách đó bằng vàng. Nhưng ông lại khởi lên lòng tham
muốn chiếm đoạt cái tách mà không cho hai bà cháu cái gì cả. Thế là ông bảo họ
rằng cái tách đó không đáng giá hai xu, rồi quăng nó xuống đất rồi bỏ đi.
Ngay sau đó, người lái buôn kia
tức là tiền thân của Ðức Phật, đi ngang qua nhà họ và rao "Chuỗi hạt đây!
Chuỗi hạt đây!", giọng rao rất hiền từ. Ðứa cháu lại xin bà đem cái tách
ra đổi chuỗi hạt, nhưng bà bảo rằng ông lái buôn hồi nãy chẳng đã nói rằng cái
tách kia chỉ đáng giá hai xu đó sao.
Ðứa cháu cố thuyết phục bà là
ông lái buôn hồi nãy có vẻ lừa đảo còn ông lái buôn đang đứng trước cổng nhà họ
trông lương thiện và ăn nói tử tế, có lẽ ông ta sẽ chịu đổi cái tách cho cô.
Bà già đồng ý và gọi ông lái
buôn vào nhà. Khi xem xét cái tách và nhận ra nó làm bằng vàng, ông thật thà
bảo bà già:"Thưa bà, cái tách này bằng vàng, trị giá tới cả trăm ngàn
đồng. Chắc chắn là tôi chẳng có chuỗi hạt nào giá trị ngang bằng với nó
được."
Bà già nói:"Ôi dào, ông ơi!
Vậy mà anh lái buôn kia bảo bà nó không đáng giá hai xu và quăng nó xuống đất.
Có lẽ do vận may của ông mà nó biến thành vàng đó. Tôi sẽ cho ông cái tách này
và chỉ đổi lấy một chuỗi hạt thôi."
Nhưng người lái buôn tiền thân
của Ðức Phật không chịu, mà đưa cho hai bà cháu số tiền năm trăm đồng mà ông
đang có, cộng thêm với số chuỗi hạt còn lại trị giá năm trăm đồng. Ông chỉ giữ
lại cái túi xách, cái cân và tám đồng để trả tiền đò. Sau đó ông vội vã đi ra
bến đò để sang sông.
Lát sau người lái buôn độc ác
trở lại ngôi nhà của hai bà cháu, và bảo rằng ông chịu đổi cái tách cho họ bằng
một thứ đồ giả nào đó. Hai bà cháu liền mắng ông là đồ bất lương, rằng ông muốn
chiếm đoạt cái tách trị giá cả trăm ngàn của họ mà không cho họ xu nào. Rồi họ
bảo ông rằng một người lái buôn tốt bụng đã đổi cái tách cho họ với giá một
ngàn đồng và nhiều chuỗi hạt nữa.
Nghe vậy, người lái buôn độc ác
tham lam kia cảm thấy tức tối và đau đớn vì đã đánh mất cái tách trị giá cả
trăm ngàn. Giận điên lên ông quăng tất cả tiền bạc và chuỗi hạt vung vãi khắp
nhà. Ông cởi phăng áo quần rồi chụp lấy thanh sắt chạy theo định giết Bồ Tát.
Ông chạy như điên về phía bến đò.
Ðến bờ sông, ông thấy Bồ Tát đã
sắp đến bờ bên kia. Ông lớn tiếng gọi người chèo đò quay trở lại nhưng Bồ tát
bảo cứ tiếp tục chèo sang bên kia để tránh xa người lái buôn độc ác.
Thấy chiếc đò chạy mất hút,
người lái buôn độc ác giận quá đến nỗi vỡ tim, hộc máu và lăn ra chết ngay trên
bờ sông, đem theo cả mối căm thù oán hận với đức Bồ - tát. Người lái buôn độc
ác đó là tiền thân của Devadatta, và sự kiện này là mối thù đầu tiên của
Devadatta với Ðức Phật. Còn người lái buôn lương thiện là tiền thân của Ðức
Phật, do thiện nghiệp của mình mà kiếp nào cũng được có những phước báu tốt
đẹp. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Từ chối không chịu đổi
Một cái tách bằng vàng
Trị giá đến trăm ngàn
Như người buôn chuỗi hạt
Mất của vì tham lam
Nên đau khổ vô vàn
Cũng tương tư ĩhoàn toàn
Nếu ai bỏ giáo pháp
Không thể nào chứng đạt
Ðạo, Quả và Niết bàn
Chỉ một điều rõ ràng
Là luôn luôn đau khổ
Nhưng nếu luôn luôn cố
Thực hành pháp cao siêu
Sẽ chắc chắn một điều
Trở thành A-la-hán.
Tiền thân của Devadatta chết một
cách thê thảm vì ông muốn chiếm đoạt tài sản của người khác một cách tự phụ và
bất công. Lòng tham đó là nguyên nhân đầu tiên của đau khổ. Nguyên nhân thứ hai
là ý đồ giết chết đức Bồ-tát do ganh tức, mà ông phải nhận chịu cái chết thê
thảm.
Các hành giả nên suy nghĩ về
điều này.
f. Tu tập Hỷ giác
chi:
Nếu hành giả cảm thấy buồn rầu
và chán nản khi làm việc thiện thì nên tu tập giác chi để tự vui mừng với thành
tựu của mình trau dồi tâm.
Hành giả nên tưởng niệm đến Phật,
Pháp, Tăng, cha mẹ và thầy tổ. Nhờ quán tưởng đến công ơn của các vị ấy mà hành
giả phát sinh niềm vui, sự hài lòng và hoan hỷ.
Khi hỷ phát sinh, tâm của hành
giả trở nên bén nhạy, không còn buồn chán, nên rất thích hợp cho các thiện
nghiệp. Nhiều Phật tử đôi lúc niệm tưởng ân đức Phật, Pháp, Tăng mỗi khi ngồi
thiền. Có thể quan sát thấy rằng nhiều người trong số họ đã thoát khỏi rủi rovà
đời sống hàng ngày của họ cũng trở nên dễ chịu. Chỉ khi quan sát một cách tinh
tế và suy tư một cách chín chắn mới thấy rõ những điều ích lợi này.
Nhờ oai lực của Phật Pháp Tăng
cộng với Ba-la-mật của hành giả một trong năm loại hỷ sẽ phát sinh cùng với sự
vắng bóng của tâm buồn chán.
Năm loại hỷ gồm có:
1. Tiểu hỷ
2. Sát na hỷ
3. Hải triều hỷ
4. Thăng thượng hỷ
5. Sung mãn hỷ.
1. Tiểu hỷ: là cảm
giác bỗng nhiên nổi gai ốc cùng mình, không dưng hành giả cảm thấy hơi run, bất
giác chảy nước mắt và dường như hơi lành lạnh như có một sự sợ hãi nào đó trùm
lên mình.
Có hai loại nước mắt: một loại
nước mắt khóc vì sự cảm mến, tôn kính giáo pháp, và một loại nước mắt khóc vì
cái chết của cha mẹ, bà con thân thích hay khóc vì mất mát của cải. Loại nước
mắt thứ hai thì mặn, nóng và chứa đầy phiền não nên không thể nào giúp cho
người ta hết đau khổ. Loại nước mắt thứ nhất thì không mặn, mà lại trong trẻo
và xoa dịu. Những giọt nước mắt này có thể giúp cho người ta thoát khỏi phiền
não làm cho tâm họ trở thành mảnh đất tốt cho thiện nghiệp phát sinh.
2. Sát na hỷ: là cảm
giác thấy các thớ thịt khắp cơ thể đều rung động, người nóng lên, nước mắt chảy,
lồng ngực vừa như đầy ắp vừa như trống rỗng. Cảm giác này có thể ví như một đàn
cá đang bơi lội trong hồ thỉnh thoảng lại nổi lên mặt hồ như để đớp lấy không
khí.
3. Hải triều hỷ: là cảm
giác lắng dịu dần dần, có thể bắt đầu từ phần trên thân lên đến đầu, hoặc từ
phần dưới thân lên đến phần trên thân, và toàn thân trở nên lâng lâng mát dịu.
Khi quan sát sẽ thấy cảm giác đó từ từ biến mất.
4. Thăng thượng hỷ: là cảm
giác bay bổng dễ chịu, thậm chí khiến hành giả quên hẳn là mình đang đứng hay
đang ngồi. Khi Hỷ này phát sinh, hành giả có thể bay toàn thân hay chỉ một bộ
phận của cơ thể, như một cánh tay bay lên chẳng hạn. Hành giả cũng có thể lắc
lư đong đưa qua lại trong khi cảm nhận trạng thái cực kỳ hoan hỷ. Ðiều này có
thể xảy ra trong khi ngồi thiền hay trong khi đi kinh hành.
Những người có thăng thượng hỷ
hơi yếu thì tay chân bất giác duỗi ra có vẻ như là người đó cố tình duỗi tay
chân ra vậy. Còn những người có thăng thượng hỷ mạnh thì có thể bay cao lên
trời và có thể điều khiển theo hướng mình muốn.
Các nhà chú giải ghi rằng ngày
xưa ở Tích Lan có một cô gái đã đến dự lể cúng dường tháp bằng cách bay lên
trời nhờ có thăng thượng hỷ rất mạnh.
Chuyện xảy ra ở tỉnh Wuttakalaka
nước Tích Lan. Hôm đó có một buổi lể cúng dường tháp ở trên đỉnh núi. Cô gái ở
chung với cha mẹ và từ ngôi nhà họ ở có thể thấy rõ buổi lể đang diễn ra.
Ðêm đến, cha mẹ cô gái chuẩn bị
đi nghe pháp ở buổi lễ và bảo cô nên ở nhà vì trời tối mà cô lại đang có thai.
Rồi họ đi lên đỉnh núi để dự lễ.
Mặc dù cô gái rất thích đi dự lễ
nhưng coâ vẫn nghe lời cha mẹ và ở nhà. Khi cha mẹ đi rồi, cô đứng tựa cửa nhìn
lên đỉnh núi. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, cô có thể thấy rất rõ ràng quan
cảnh của buổi lễ. Cô thấy đèn đuốc thắp quanh tháp sáng rực như pha lê, soi rõ
những người hành hương đang cúng dường hương hoa. Cô còn có thể nghe tiếng chư
tăng đang tụng kinh nữa.
Trong khi thành kính chiêm
ngưỡng tòa tháp cao quý và sáng ngời như pha lê đó, một loại thăng thượng hỷ
lâng lâng mát dịu phát sinh trong cô và nâng cô bay lên đến tận chân tòa tháp,
trước cả cha mẹ cô. Cô đảnh lể bảo tháp và ngồi xuống chăm chú nghe pháp.
Khi cha mẹ cô đến nơi, họ sửng
sốt khi nhìn thấy cô và hỏi cô đã đi đường nào mà nhanh vậy. Cô trả lời là cô
không đi trên đất liền mà bay đến đây. Cha mẹ cô bực tức bảo cô nên nói thật,
vì chỉ có các bậc thánh A-la-hán mới bay được. Cô gái thành thật kể rằng trong
khi cô đang đứng ở nhà để chiêm bái bảo tháp thì cảm thấy rất lắng dịu, hoan
hỷ; khi đó cô không biết là mình đang đứng hay đang ngồi, và bổng thấy mình
đang bay lên rồi đáp xuống ở chân tháp.
Những người có thăng thượng hỷ
mạnh đều có thể bay như cô gái. Ngày xưa có nhiều vị A-la-hán biết bay như vậy.
5. Sung mãn hỷ: là cảm
giác như có cơn sóng mát lạnh dịu dàng thấm nhuần toàn thân, giống như miếng
bông gòn được tẩm dầu. Khi có cảm giác này, hầu như hành giả không thể có một
cử động nào, dù chỉ là nháy mắt bởi vì thân và tâm đều quá lắng dịu.
g. Tu tập Trạch
pháp giác chi:
Khi hành giả thấy không còn hứng
thú với việc hành thiền và làm việc phước thiện nữa, thì nên tu tập trạch pháp
giác chi tức là quán niệm một cách uyên thâm nghĩa lí của giáo pháp, nhờ đó sự
chán nản tiêu cực sẽ không còn nữa mà sự ưa thích hành pháp sẽ phát sinh trở
lại.
Hành giả nên quán niệm rằng tiến
trình tự nhiên già bệnh chết là một thực tế không ai có thể tránh khỏi. Chắc
chắn là hành giả sẽ già yếu, một ngày kia hành giả sẽ quá già yếu đến nổi không
thể tự mình chăm lo cho những nhu cầu của chính bản thân mình. Dù đi hay ngồi,
hành giả đều thấy rằng thân của mình thật sự là gánh nặng quá lớn đến nỗi khiến
cho tâm không thể bắt kịp pháp. Trí nhớ suy giảm, tinh thần tán loạn, hành giả
không thể hành thiền hay chú tâm trên pháp. Hành giả trở thành người không có
chút pháp hành nào.
Hành giả tu tập trạch pháp giác
chi nên suy xét và tâm niệm rằng mình phải tinh tấn trên đường đạo trước khi
trở nên già yếu. Với lối quán niệm như vậy, sự biếng nhác sẽ được loại trừ. Xin
hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Hãy thường xuyên suy niệm,
Tất cả đều nguy hiểm.
Gây ra bởi tuổi già,
Khi nó còn chưa đến.
Hãy an trú chánh pháp
Trước khi đến tuổi già
Ðể tâm khỏi u sầu
Mà bình an, tỉnh lặng.
Người không hành chánh pháp
Thì khi phải sống lâu
Chỉ chuốc lấy u sầu
Và lỗi lầm chồng chất.
Hành giả cũng phải tâm niệm rằng
mình chắc chắn phải chịu đau ốm bệnh tật. Ðau ốm và bịnh tật làm cho hành giả
đau khổ và từ nổi khổ đau này hành giả nhận ra rằng không có một lối nào để
thoát khỏi sự thật phũ phàng. Ðến một lúc nào đó, hành giả phải chịu cảnh ốm
liệt giường, không thể nào gượng dậy nổi.
Người không có định tâm thì khi
bị bệnh, sự đau đớn của thân và tâm làm cho họ không thể suy niệm về giáo pháp
và lúc đó họ chỉ còn biết lo âu than khóc mà thôi.
Vì vậy hành giả phải tâm niệm
rằng mình tinh tấn trên đường đạo trước khi bị ốm đau bệnh tật hành hạ, bằng
cách tu tập trạch pháp giác chi. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Hãy thường xuyên suy niệm
Tất cả đều nguy hiểm
Gây ra bởi ốm đau
Khi nó còn chưa đến
Hãy an trú chánh pháp
Trước khi bị ốm đau
Ðể tâm khỏi u sầu
Mà bình an tĩnh lặng.
Người không hành chánh pháp
Thì khi bị ốm đau
Chỉ chuốc lấy u sầu
Và lỗi lầm chồng chất.
Hành giả còn phải thường xuyên
niệm tưởng đến sự chết. Một chân lý muôn đời là không ai thoát khỏi cái chết.
Khi cận kề với cái chết, Khi chịu đựng khổ đau của giờ phút lâm chung, nếu hành
giả không thể chú tâm trên pháp và chết không có tỉnh thức thì sẽ bị sa vào ác
đạo.
Vì vậy hành giả phải tâm niệm
rằng mình tinh tấn trên đường đạo trước khi cái chết đến. Hành giả phải tu tập
trạch pháp giác chi và tinh tấn hành thiền Tứ Niệm Xứ suốt cả cuộc đời cho đến
khi cánh cửa dẫn đến ác đạo hoàn toàn bị khép lại. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Hãy thường xuyên suy niệm
Tất cả đều nguy hiểm
Gây ra bởi cái chết
Khi nó còn chưa đến
Hãy an trú chánh pháp
Trước khi chết đến tìm
Ðể tâm khỏi u sầu
Mà bình an tĩnh lặng
Người không hành chánh pháp
Khi cái chết đến tìm
Thiếu sáng suốt tĩnh tâm
Và lỗi lầm chồng chất.
Như vậy đã giải thích xong yếu
tố thứ sáu để phát triển ngũ quyền của hành giả.