Chương VI
Yếu tố thứ tư
Sappàya kiriyaga sampà deti
"Hành động thích hợp sẽ thành tựu tuệ minh sát và phát triển ngũ quyền của
hành giả".
Với những ai quyết tâm và tinh
tấn để đắc pháp, có được những điều kiện thích hợp là rất quan trọng. Nếu gặp
điều kiện không thích hợp thì ngũ quyền không được phát triển và sự tu tập khó
lòng tiến bộ. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu pháp:
Thích hợp và hữu ích
Ðó là bảy điều kiện
Hành giả nên tạo ra
Có được bảy điều kiện thích hợp
cho việc hành thiền thì ngũ quyền sẽ phát triển và hành giả sẽ sớm đắc pháp.
a. Trú xứ thích hợp (Avàso)
b. Hành xứ thích hợp (Gocaro)
c. Lời nói thích hợp (Bhassa)
d. Người thích hợp (Puggala)
e. Thức ăn thích hợp (Bhojana)
f. Khí hậu thích hợp (Utu)
g. Oai nghi thích hợp (Iriyapathà)
a. Trú xứ thích hợp
Một trú xứ thích hợp phải có
những đặc điểm sau:
1. Không quá xa, hoặc quá gần nhà
2. Yên tĩnh, ít người qua lại
3. Ít ruồi muỗi, côn trùng. Nếu ở trong rừng, phải là nơi không có sư tử, cọp,
voi,...
4. Thuận tiện cho việc cung cấp thực phẩm và thuốc men.
5. Có thiện tri thức là thiền sư giàu kinh nghiệm, có thể hướng dẫn cho hành
giả để những người chừa đắc pháp sẽ tiến bộ nhiều hơn.
Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu pháp:
Nơi không quá xa xôi
Ít người, xe qua lại
Ít có loài côn trùng
Dễ dàng tìm vật dụng
Có một vị thầy hay
Tất cả năm điều này
Là điều kiện cần thiết
Của một trú xứ tốt
Trong năm yếu tố này, có được
một vị thầy giỏi là yếu tố quan trọng nhất. Vị thiền sư hiểu rõ tính tình của
hành giả và biết hướng dẫn họ phương pháp đứng đắn, thích hợp thì mới có thể
cho họ thấy pháp. Một hành giả có cơ hội hành thiền dưới sự hướng dẫn của một
vị thiền sư thông tuệ thì đắc pháp là điều có thể tin chắc.
Thuở nọ, Ðức Phật ngụ tại Một
làng của xứ Sakka, nơi có người của dòng họ Sakya (Thích Ca) sinh sống. Ngài
Ananda bạch với Ðức Phật rằng, theo ngài nghĩ "gần gủi với những bậc thiện
tri thức thì đã có 50% điều kiện để chứng đắc đạo quả Niết Bàn".
Ðức Phật trả lời rằng: "Này
Ananda, chớ có nói như vậy! Ðược gần gũi những bậc thiện tri thức không phải
chỉ là 50% điều kiện mà chính 100%, là toàn bộ để chứng đắc đạo quả Niết
Bàn".
Theo lời dạy của Ðức Phật, thì
tu tập dưới sự hướng dẫn của một vị thiền sư thông tuệ và thiện xảo, người được
coi là bậc thiện tri thức, là điều rất quan trọng.
Thời đại bây giờ, thiền Tứ Niệm
Xứ rất phổ biến. Những người trí thức thường dùng thời gian rảnh để đi hành
thiền. Họ thường đến các trường thiền để tu tập. Nếu gặp phải một nơi không
thích hợp, họ không thể đắc pháp, không thể tiến bộ trong pháp, chỉ tiêu phí
thời gian và sức lực, và đôi lúc tinh thần còn sa sút nữa. Vì vậy, chọn một
trường thiền thích hợp là rất cần thiết.
Ðể chọn một trường thiền thích
hợp, Ðức Phật dạy rằng có bốn loại trường thiền:
1. Nơi hành giả thấy pháp không rõ ràng, mà vật dụng cũng khan
hiếm.
2. Nơi hành giả thấy pháp không rõ ràng, mà vật dụng đầy đủ.
3. Nơi hành giả thấy pháp rõ ràng, nhưng vật dụng khan hiếm.
4. Nơi hành giả thấy pháp rõ ràng, mà vật dụng cũng đầy đủ.
1. Hành giả đến một trường thiền,
nơi đó do thiền sư không hướng dẫn đầy đủ, hoặc do vài lý do nào đó, mặc dù đã
hành thiền suốt 10 hoặc 15 ngày mà hành giả vẫn không thấy pháp rõ ràng. Ðiện,
nước, thức ăn, áo quần v.v... đều thiếu thốn. Trường hợp như vậy, hành giả
không việc gì mà phải tiếp tục ở lại, có thể đi ngay không cần xin phép. Xin
hãy đọc 3 lần:
Yếu pháp:
Không thấy pháp rõ ràng
Mọi thứ đều khan hiếm
Hãy đi không luyến tiếc.
2. Hành giả đến một trường thiền,
thực tập suốt cả 10 hay 15 ngày mà vẫn không thấy pháp, mặc dù vật dụng rất đầy
đủ. Trong trường hợp đó, hành giả cũng chẳng cần phải ở lại, mà có thể bỏ đi
sau khi xin phép. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu pháp:
Không thấy pháp rõ ràng
Dù mọi thứ dễ dàng
Sẵn sàng ra đi tiếp.
3. Hành giả thấy pháp rõ ràng
chỉ một vài ngày ở trường thiền. Ðiện, nước, thức ăn, áo quần đều đầy đủ. Những
trường thiền như vậy, dù cho người điều hành có mời quý vị đi khi thời hạn đã
hết, các hành giả đều nên giải thích rằng do chưa đạt được những mục tiêu trên
mà mình đã đặt ra, xin phép được ở lại thêm nữa. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu pháp:
Khi thấy pháp rõ ràng
Mọi thứ đều dễ dàng
Thậm chí người bảo đi
Hãy tìm cách ở lại.
b. Hành xứ thích
hợp
Hành xứ thích hợp nơi mà hành
giả có thể đi khất thực. Một ngôi làng không quá xa hoặc quá gần, nơi người ta
cúng dường thức ăn đủ để sống, là một yếu tố cơ bản giúp cho hành giả phát
triển ngũ quyền và tiến bộ trong việc hành thiền. Ngày nay, ở các tỉnh và thành
phố, chư tăng không còn đi khất thực trong các khóa thiền nữa, nhưng ở trong
các làng mạc thì vẫn còn nhiều.
c. Lời nói thích
hợp (Bhàssa)
Khi đang hành thiền, hành giả
chỉ nên nói những lời đúng đắn, thích hợp, vì đó là một yếu tố cơ bản giúp hành
giả phát triển ngũ quyền và tiến bộ trong sự tu tập.
Có 10 loại lời nói được xem là
chân chánh hay thích hợp. Nếu không phải là những lời nói loại nầy thì không
nên nói. Dĩ nhiên, nếu có thể hoàn toàn tránh nói chuyện thì tốt nhất. Mười
loại lời nói đó sẽ được giải thích trong bài kệ sau. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu pháp:
Ít ham muốn, biết đủ,
Tránh tụ họp bạn bè,
Sống độc cư an tịnh,
Tinh tấn, hành giới định
Có tuệ, và giải thoát,
Lẫn giải thoát tri kiến
Chỉ mười loại thế này
Hành giả mới nên nói.
1) Ít ham muốn
"Appicchàyan dhammo - nàyam
dhammo mahecehàya"
Ðức Phật dạy rằng: "Các
pháp siêu thế là 4 Ðạo, 4 Quả và Niết Bàn, chỉ người ít ham muốn mới có thể đạt
được. Người nhiều ham muốn không thể nào đạt được các pháp đó."
Chín pháp siêu thế, gồm 4 Ðạo, 4
Quả và Niết Bàn, là những pháp mà các hành giả luôn mong mỏi. Chỉ có thể đạt
được với những người ít ham muốn, không phải với những người nhiều ham muốn. Xin
hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Những ai nhiều ham muốn
Ðầy dẫy lòng tham lam
Pháp nầy không thể thấy.
Những ai ít ham muốn
Luôn chú niệm, định tâm
Pháp nầy sẽ đạt được.
Chú giải ghi rằng, người nào
tuyên bố cho mọi người những đức hạnh mình có, đó gọi là người "có nhiều
ham muốn".
Khi quý vị có giới trong sạch,
quý vị muốn cho mọi người biết điều này, nên quý vị đi kể cho người ta nghe.
Khi định tâm của quý vị tăng trưởng, quý vị muốn cho người khác biết nên quý vị
đi kể cho người ta nghe. Khi minh sát tuệ bắt đầu phát triển, quý vị đi theo
người ta để khoe với họ thành tích của mình. Ðó gọi là "có quá nhiều ham
muốn".
Phô trương đức hạnh của mình như
vậy, với một vị tỳ kheo, sẽ có dồi dào với sự cúng dường. Khi người ta nghe nói
một vị tỳ kheo nào đó có đầy đủ giới, định, tuệ, họ rất muốn đến cúng dường.
Thọ hưởng những thứ nầy, nghĩa là họ có quá nhiều ham muốn. Những hạng người
như vậy không thể thấy pháp.
Người có it' ham muốn là người
cố gắng giấu người khác những sở đức của mình trong giới, định, tuệ, và tu tập
một cách kính đáo.
Các hành giả ở đây, khi quý vị
bắt đầu thấy pháp, quý vị muốn người khác biết điều đó. Vậy là quý vị đi theo
họ để kể cho họ nghe. Làm như vậy, quý vị có tiến bộ thêm không? Quý vị muốn
cho người khác biết pháp mà quý vị đã chứng nghiệm, và vui vì quý vị đã kể hết
cho người này đến người kia. Thật ra, khi hành giả bắt đầu thấy pháp, hoặc khi
các ấn chứng của thiền biểu hiện rõ ràng, hành giả không nên kể cho người khác
nghe, nếu không, hành giả sẽ trở nên hạng người có quá nhiều ham muốn.
Quý vị chỉ nên trình với thiền
sư của mình những ấn chứng quan trọng mà quý vị đã thể nghiệm. Ngay cả khi quý
vị rất muốn kể cho người khác, cũng không nên. Nếu trở thành hạng người có quá
nhiều ham muốn, sự tiến bộ của quý vị sẽ rất chậm. Dù cho định và tuệ có phát
triển đến bao nhiêu, quý vị cư xử như không có chuyện gì xảy ra, và tiếp tục
chú niệm một cách kín đáo, chỉ chuyên chú vào sự quán niệm mà thôi. Như vậy,
gọi là người rất ít ham muốn.
Khi có duyên cớ, quý vị có thể
nói về những nguyên tắc này.
2. Tri túc với vật dụng.
"Santutthassàyan dhammo -
nàyan dhammo asantutthassa".
Ðức Phật dạy rằng "Bốn đạo,
bốn quả và Niết-bàn - 9 pháp siêu thế chỉ có vài người biết hài lòng với những
vật dụng mình có được. Những người không hài lòng với cái mình đang có, những
người tham lam đó không bao giờ đạt được 9 pháp siêu thế." Xin hãy đọc 3
lần:
Yếu Pháp:
Không bao giờ biết đủ
Tâm cứ mãi tham lam
Không thể nào thấy pháp
Trong khi hành thiền tuệ
Luôn cảm thấy hài lòng
Sẽ đạt được 9 pháp
Cảm thấy hài lòng với bất cứ
thức ăn nào có được, thỏa mãn với bất cứ y phục nào có được, hạng người đó có
thểủ đạt được 9 pháp siêu thế.
Trong suốt khóa thiền, hành giả
nên hài lòng với những thứ mình có được, ở bất cứ chổ nào mà ban điều hành bố
trí, ăn bất cứ cái gì mà ban ẩm thực phục vụ. Quý vị có thật sự cảm thấy hài
lòng không? Quý vị có vui vẻ khi người ta dọn cơm chay không? Tôi nghĩ rằng chỉ
khi nào quý vị cảm thấy vừa đủ thì mọi việc có thể tốt đẹp được. nếu có ai đó
cảm thấy bất mãn, quý vị nghĩ rằng họ có thể đắc pháp không? Vâng, không thể.
Các hành giả ở đây, vì quý vị đang tri túc, nên chắc chắn quý vị sẽ đắc pháp.
3 & 4. Thích sống nơi yên
tỉnh và tránh tụ tập bạn bè.
"Pavivekassayan dhammonàyan
dhammo sanganikàràmassà".
Ðức phật dạy rằng: "Chín
pháp siêu thế là 4 Ðạo, 4 Quả và Niết Bàn chỉ có với những người thích sống độc
cư an tịnh. Những người tụ họp với bạn bè không thể đạt được pháp siêu thế
". Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Thích tụ tập bạn bè
Lòng đầy dẩy bạn bè
không thể nào thấy pháp
Thích độc cư an tịnh
Luôn tinh tấn hành thiền
Sẽ đạt được 9 pháp.
Pháp siêu thế là pháp dành cho
những ngưòi thích sống vui vẻ và giao du với bạn bè. Những người nào từ bỏ bạn
bè đến ở những nơi yên tịnh, ưa thích việc nuôi dưỡng chánh niệm liên tục mới
có thể đạt được pháp siêu thế.
Các hành giả nên suy xét lại,
xem mình có thích tụ tập với bạn bè không, có phải mình chỉ cảm thấy vui vẻ khi
có bạn bè chung quanh không, mình có cảm thấy buồn chán khi phải xa bạn bè
không.
Nếu hành giả còn dính mắc với
bạn bè, chứng tỏ các pháp ba-la-mật của hành giả chưa được chín chắn, vẫn còn
lâu mới có thấy pháp, và hành giả cần phải bổ sung thêm các pháp ba-la-mật.
Cũng có người nghĩ rằng việc
sống chung với bạn bè, gia đình, con cháu, đệ tử chỉ là do hoàn cảnh. Thật sự
họ không thích điều đó. Nơi mà họ muốn sống là một nơi yên vắng, thanh tịnh. Họ
thích sống độc cư để tự soi chiếu và hành thiền. Nếu như vậy, hành giả biết
rằng các pháp ba-la-mật của mình đã chín chắn, và chắc chắn hành giả sẽ sớm đắc
pháp.
Nếu quý vị thấy người nào quá
dính mắc vơí bạn bè, quá ưa thích tụ tập với bạn bè, quý vị được phép bảo họ
rằng điều đó không tốt, quý vị có thể nhắc nhở họ nên bổ sung thêm các phép
ba-la-mật.
Có người nói họ rằng họ không
dính mắc với bạn bè, rằụng họ chỉ sống chung do hoàn cảnh bắt buộc và họ chỉ
thích đi đến các trường thiền là những nơi yên tĩnh.
Ðôi lúc nói như vậy chỉ để
thuyết phục những người ở trường thiền, còn thực tế thì lại khác. Trường thiền
là nơi mà những người ưa thích pháp hành mới có thểủ ở được. Những người bình
thường, họ có thể ỡ trường thiền được không? Không, họ không thể. Sống dễ dàng,
thoải mái ở trường thiền chứng tỏ rằụng các pháp ba-la-mật của quý vị đã chín
chắn, về những chuyện như vậy thì được phép.
5. Tinh tấn hành thiền.
"Ăraddhaviriyassàyan dhammo-nàyan dhammo
kusìtassa".
"Chín pháp siêu thế là 4 Ðạo, 4 Quả và Niết Bàn chỉ dành cho những người
tinh tấn tu tập. Pháp này không dành cho những người lười biếng".
Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Không tu tập thiền quán
Sống dễ duôi qua ngày
Sẽ không thấy pháp này
Tinh tấn hành thiền quán
Luôn duy trì chánh niệm
Sẽ thấy được 9 pháp.
Khi hành thiền, có 2 loại tinh
tấn: thân tinh tấn và tâm tinh tấn.
Thân tinh tấn để duy trì một tư
thế nào đó thật vững chắc trong một thời gian dài (chẳng hạn trong tư thế ngồi,
tinh tấn để giữ cho đầu thẳng, lưng thẳng, tay và chân giữ yên khi mới bắt đầu,
không nhúc nhích máy động). Sự tinh tấn trên thân gọi là thân tinh tấn.
Tâm tinh tấn để có thể chú niệm
bất cứ đối tượng nào khởi lên. Có thể chú niệm khi bụng phồng lên, khi bụng xẹp
xuống, khi có đau nhức, và có thể chú niệm bất cứ cái gì hành giả nghe và thấy.
Chẳng phải quý vị đặt nhiều vào
đó sao? Vâng. Quý vị đặt sự tinh tấn vào đâu? Vào trong tâm chú niệm. Vì vậy
gọi là tâm tinh tấn.
Hai loại tinh tấn này cần phải
quân bình, không quá căng thẳng, cũng không nên quá lỏng lẻo, nói chung là
không quá cực đoan. chỉ khi đó mới có thể đắc pháp nhanh chóng và tuệ giác mới
pháp triển. Khi tinh tấn bị buông lung, thì tâm tinh tấn cũng bị buông lung
theo. Khi tâm tinh tấn quá mức và căng thẳng, thì tâm tinh tấn cũng căng thẳng
theo, dẫn đến sự phóng tâm. Vì vậy tất cả phải được quân bình một cách tự
nhiên.
Pháp siêu thế chỉ có thể đạt
được với người có tinh tấn. Các hành giả được phép nói đến điều này.
6. Có Giới.
Có thể nói rằng người có giới
thì mới mau có định. Ðức phật có dạy về 5 lợi ích của người ngũ giới. Tôi chỉ
giải thích ngắn gọn. Xin đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Dễ kiếm ra tài sản
Tiếng tốt lan gần xa
Ðược nhiều người yêu mến
Lâm chung tâm không loạn
Tái sanh về nhàn cảnh
Ðó là 5 lợi ích
Dành cho người đức hạnh.
Người có giới hạnh, khi họ muốn
làm ra của cải, điều đóù rất dễ dàng. Người không giữ giới thì kiếm sống hay
làm giàu đều khó khăn.
Người có giới hạnh, danh thơm
tiếng tốt sẽ đồn xa. Dù chưa gặp mặt, nhưng người ta cũng nghe nói về danh
tiếng của họ.
Người có giới hạnh được nhiều
người yêu mến. Khi đi đến đám đông họ không bị người phớt lờ hay coi thường. Họ
có thể đi đến bất cứ nơi đâu với một gương mặt vui vẻ.
Lúc lâm chung, chỉ có những
nghiệp tướng tốt lành và dễ chịu đến với họ nên họ chết với nghiệp tướng hay
thú tướng thiện. Sau khi chết họ được tái sinh vào cảnh giới của chư thiên.
Ðó là những lợi ích của giới.
Các hành giả được phép nói đến đều này.
Giới hổ trợ cho Ðịnh. Ðịnh hổ
trợ cho Tuệ khi hành giả đã thành tựu các tầng minh sát tuệ thì có thể chứng
đắc đạo, Quả. Vì vậy giới là nền tảng căn bản nhất.
Những lời nói liên quan đến giới
thì hành giả được phép nói.
7. Có Ðịnh
"Samàdhidassàyan dhammonàyan dhammo
amàdhidassa".
" Chín pháp siêu thế là 4 đạo, 4 quả và niết bàn chỉ dành cho người có tâm
định tĩnh, người có tâm vắng lặng."
Những người có tâm không định
tĩnh, tâm náo động không thể đạt được pháp siêu thế. Vì khi có Ðịnh, mới có Tuệ
mới có thể chứng đắc đạo, quả. Hành giả được phép nói đến điều này. Xin hãy đọc
3 lần:
Yếu Pháp:
Nếu tâm không định tĩnh
Cứ mãi phóng đi đâu
Không thể nào thấy pháp
Người có tâm định tĩnh
Luôn duy trì chánh niệm
Sẽ đạt được 9 pháp
8. Có Tuệ
"Pannàvantassàyan
dhammonàyandhammo duppanàsa".
"Chín pháp siêu thế là 4 Ðạo, 4 Quả và Niết Bàn, chỉ có với người có trí
tuệ. Người không có trí tuệ không thể nào đạt được pháp siêu thế".
Xin hãy đọc 3 lần.
Yếu Pháp:
Người không có trí tuệ
Tâm đầy dẫy si mê
Không thể nào thấy pháp
Người có nhiều trí tuệ
Luôn duy trì chánh niệm
Sẽ đạt được 9 pháp.
Chỉ những người có trí tuệ
ba-la-mật mới thấy việc ưa thích hành thiền, những người ít trí tuệ không thể
ưa thích việc hành thiền được.
Người có nền tảng vô tham
(Alobha) trong nhiều kiếp trước sẽ ưa thích việc bố thí.
Người có nền tảng vô sân (Adosa)
trong nhiều kiếp trước sẽ ưa thích việc ngũ giới.
Vô sân tức là tâm từ. Tâm từ
được giải thích là hành động hay tác ý làm cho người khác được an vui. Người
muốn đem lại nhiều tốt lành cho người khác là người có giới trong sạch. Phạm
giới tức là làm cho người khác đau khổ, phải vậy không? Vâng.
Sát sanh, trộm cắp sẽ gây ra đau
khổ cho người khác. Tà dâm và nói dối cũng vậy.
Người có nền tảng tâm từ, nền
tảng vô sân, vì họ biết rằng không nên gây ra đau khổ, họ sẽ kiềm chế hành động
của mình và nghiêm trì giới luật. Họ giữ giới là có nền tảng vô sân. Hơn nữa,
họ hoan hỷ trong việc giữ giới. Giữ giới là cách duy nhất để duy trì an lạc cho
tất cả chúng sanh. Hiểu rõ điều này khiến cho họ giữ giới một cách tốt đẹp.
Người có nền tảng vô si (Amoha),
người có trí tuệ, có nền tảng trí tuệ ba-la-mật khá vững vàng, nên quý vị đã
đến đây để hành thiền bất cứ lúc nào có thời gian rãnh rỗi. Ðiều đó thật tán
thán.
Làm như vậy chứng tỏ các hành
giả đã tích lũy trí tuệ ba-la-mật trong vô số kiếp trước. Người không có nền
tảng này thì dù quý vị có động viên khuyến khích đến mấy, họ cũng không muốn
hành thiền.
Trong thời gian thiền sư
Kundalàbhivamsa đến ở trường thiền Mahàsi theo con đường của Ngài, thiền sư mở
một khóa thiền 7 ngày ở trong một ngôi làng tên là Nyaung-lang-kong. Thiền sư
hướng dẫn là ngài Pandita. Khóa thiền bắt đầu với rất nhiều khó khăn, nhưng
được các thí chủ cúng dường với đức tin trọn vẹn.
Có một ông già sống đơn độc,
không có việc làm, vẫn thường đến chỗ cúng dường để kiếm thức ăn. Cơ thể ông
còn mạnh khỏe, cường tráng. Một số người thấy ông sống vào nhờ sự bố thí trong
khóa thiền này, bèn kể với thiền sư điều đó. Họ bảo rằng một người đơn độc
không có gì ràng buộc trong đời như ông thì rất thích hợp để đi hành thiền. Vì
vậy thiền sư bảo: "Ðược rồi, vậy thì đưa ông ta tới đây". Khi ông ta
đến, thiền sư nói cho ông nghe rất nhiều về thiền quán: "Này thí chủ, nếu
ông muốn hành thiền, thì mọi thứ sẽ có người lo. Thiền sư sẽ gởi ông đến trường
thiền Yangon. Ở đó ông chỉ cần thành thiền
thôi". Ông ta không trả lời một tiếng nào mà chỉ giử im lặng.
Thiền sư thuyết phục ông lần
nữa: "Này thí chủ, thiền sư sẽ lo cho ông. Việc của ông là hành thiền
thôi. Bây giờ ông bắt đầu tập hành thiền ở đây. Sau đó sẽ đưa ông về trường
thiền, ở đó ông sẽ được học thêm nhiều hơn." Khi thiền sư động viên ông
lần thứ hai, ông vẫn giữ im lặng. Thiền sư nói lần thứ ba ông cũng không nói gì
cả.
Sau đó ông nói rằng ông không có
hứng thú làm việc này. Thiền sư có thể nói gì được nữa? Thiền sư không thể nói
gì cả. Với câu trả lời của ông. Thiền sư không còn lời lẽ gì để nói. Vậy ông ta
có trí tuệ ba-la-mật không? Dĩ nhiên là ùkhông. Ông đã gặp một vị cứu tinh thật
sự, nhưng do thiếu trí tuệ ba-la-mật, mà ông đã trả lời rằng ông không có hứng
thú để hành thiền.
Quý vị ở đây đều có nền tảng trí
tuệ ba-la-mật, nên quý vị thường hành thiền Tứ Niệm Xứ khi nào có thời gian
rảnh, quý vị được phép nói đến những điều như vậy.
9. Giải thoát
Nói về sự giải thoát và nói về
Niết-bàn cũng có thể được.
Có 2 loại Niết bàn:
1. Hữu dư Niết-bàn (Saupàdisesa Nibbàra)
2. Vô dư Niết-bàn (Anupàdisesa Nibbànà).
Hữu dư Niết-bàn: Sau khi thực
hành thiền quán và trở thành một vị A-la-hán, cả 10 thứ phiền não đều được diệt
tận. Nhưng vị ấy vẫn còn ngũ uẩn gọi là Hữu-dư-Niết-bàn.
Vô dư Niết-bàn: Khi các bậc
A-la-hán nhập Niết-bàn, ngũ uẩn hoàn toàn hoại diệt. Niết-bàn không còn sự tồn
tại của ngũ uẩn gọi là Vô-dư-Niết-bàn.
Nói về Niết-bàn là những hành
giả được phép nói.
10. Giải thoát tri kiến
Giải thoát tri kiến còn gọi là
quán sát trí (Paccavekkhana Nàna). Có cả thảy 19 quán sát trí. Tôi sẽ giải
thích 19 quán sát trí đó.
Những người hành thiền Tứ Niệm
Xứ, khi sự chú niệm đã trọn vẹn và đúng mức thì sẽ trở thành bậc thánh Nhập Lưu,
Nhất Lai, Bất Lai hay A-la-hán, đạt đến trạng thái nơi mà danh và sắc đều đoạn
diệt. Sau khi đạt được như vậy, vị ấy sẽ quán lại 5 điều:
1. Quán sát lại Niết-bàn nơi tất cả đều đoạn diệt.
2. Quán sát lại Ðạo mà vị ấy đã thực hiện để đạt đến Niết-bàn.
3. Quán sát lại Quả đã chứng.
4. Quán sát lại phiền não đã được đoạn diệt.
5. Quán sát lại phiền não chưa được đoạn diệt, cần phải để đoạn diệt.
1. Quán sát lại Niết-bàn, nghĩa
là vị ấy bắt gặp trạng thái an lạc giải thoát, một sự an lạc mà vị ấy chưa từng
cảm nhận trong đời. Vị ấy quán sát lại rằng trạng thái an lạc mà mình mới chứng
nghiệm chính là Niết-bàn. Ðó là cách quán sát lại Niết-bàn.
2-3. Quán sát lại Ðạo và Quả
Ðể đạt sự an lạc này phải do Ðạo
và Quả. Chỉ có Thánh đạo tuệ và Thánh quả tuệ mới có thể đưa hành giả đến
Niết-bàn, chứ không có pháp nào khác. Ðó là cách quan sát lại Ðạo và Quả.
4.5. Quán sát lại phiền não đã
bị đoạn diệt và phiền não chưa bị đoạn diệt. "Khi đã giải thoát, vì tất cả
phiền não đã đoạn diệt nên tâm trở nên thanh tịnh." Quán sát như vậy gọi
là quán sát phiền não đã bị đoạn diệt.
"Tuy nhiên, không phải tất
cả phiền não đều đã hoàn toàn diệt tận. Vì vẫn còn một ít phiền não sót lại,
nên tôi phải chú niệm." Quán sát như vậy gọi là quán sát lại phiền não
chưa bị đoạn diệt".
19 loại quán sát trí (Tuệ Ôn
Duyệt) được tính như sau:
1. Bậc Nhập Lưu quán sát 5 loại
2. Bậc Nhất Lai quán sát 5 loại
3. Bậc Bất Lai quán sát 5 loại
4. Bậc A-la-hán chỉ quán sát 4 loại
Bậc A-la-hán đã diệt tận tất cả
phiền não, nên khi quan sát lại, không còn sót phiền não chưa bị đoạn diệt. Do
đó bậc A-la-hán chỉ quán sát 4 loại.
Như vậy có cả thảy 19 loại quán
sát trí. trong các khoá thiền hành giả được phép nói đến điều này.
d. Người thích hợp.
Trong suốt khóa thiền, sống hòa
hợp với người xung quanh làụ1 yếu tố làm tăng trưởng ngũ quyền và tiến bộ trong
tu tập.
Quý vị đến đây để cùng nhau tu
tập, nên đều là người thích hợp. Cùng thực hành một cách hài hòa phương pháp do
Ngài Mahàsi chỉ dạy thì quý vị đều là người thích hợp.
Ở đây có những sự bất đồng quan
điểm và tranh cải không? Không, Nếu có thì là không thích hợp. Tôi có quan điểm
này trong khi người kia lại có quan điểm khác, rồi cứ tranh luận với nhau mãi
thì làm sao có sự yên tĩnh được. Ðó là trường hợp người không thích hợp.
Theo phương pháp ngài thiền sư
Mahàsi chỉ dạy, quán niệm một cách thấu suốt, chuyên chú, cẩn trọng và liên tục
nghĩa là phải tu tập với những người thích hợp. Các hành giả nên quan tâm đến
người khác để có thể là người đồng hành thích hợp.
Mỗi hành giả cố gắng không quấy
rầy sự chú niệmcủa người khác, không nên nói quá lớn, mọi cử động đều hết sức
nhẹ nhàng và bằng chánh niệm để không làm gián đoạn sự chú niệm của người khác.
Khi hành thiền ở chổ đông người,
quý vị nên quan tâm đến người khác và duy trì sự chú tâm trọn vẹn để trở nên
một người thích hợp. Nếu quý vị chỉ lo chú niệm mà không quan tâm đến điều gì
khác thì quý vị cũng đã góp phần giúp đỡ cho những hành giả khác. Vì vậy duy
trì chánh niệm một cách cẩn trọng và liên tục là một cách để sống hòa hợp với
mọi người và tiến bộ trong học tập.
e. Thức ăn thích
hợp
Trong suốt khóa thiền, thức ăn
thích hợp cũng là một yếu tố để tăng trưởng ngũ quyền và tiến bộ trong tu tập.
Nếu hành giả dùng những thức ăn không thích hợp, thì ngũ quyền không thể tăng
trưởng và pháp hành không thể tiến triển.
Hành giả không nên dùng những thức
ăn quá đắng và thức ăn dễ gây buồn ngủ. Thức ăn quá đắng làm cho hành giả hay
đi tiểu và sự chú niệm bị gián đoạn. Khi dùng những thức ăn dễ gây buồn ngủ,
điều gì sẽ xảy ra? Ðúng rồi, hành giả sẽ buồn ngủ. Vài hành giả đến trình với
tôi rằng: "Bạch ngài, vì con ăn quá nhiều nên giờ ngồi thiền buổi trưa con
rất buồn ngủ." Vài hành giả đã bảo tôi như vậy đấy. Họ nói rất trung thực.
Vì vậy không nên dùng thức ăn
quá đắng và dễ gây buồn ngủ, mà nên ăn theo một chế độ quân bình. Những người
hộ độ và những người lo chuyên ẩm thực nên ý thức điều này và chỉ nấu những món
ăn thích hợp cho các hành giả.
Không những dùng thức ăn thích
hợp, hành giả còn nên dùng với lượng vừa phải. Khi đó tiến trình đắc pháp mới
có thể nhanh chóng được. hành giả ăn quá no thì giờ ngồi thiền sau đó hành giả
sẽ buồn ngủ. Ðiều đó có nghĩa sự chú niệm bị gián đoạn.
Ngài Sàriputta đã dạy cách ăn
thế nào là vừa phải.
"Cattaro panca àlope-ahutvà udakam pive
Ala pàsu
vihàràya-pahitattassa bhikkhuno".
"Những hành giả hướng tâm
về Niết-bàn, những hành giả đã nhận thức về nguy hiểm, sẽ không ăn 4 hoặc 5
muỗng cuối cùng, mà uống nước để thay thế. Làm như vậy sẽ giúp cho hành giả
sống tốt hơn".
Tinh tấn tu tập để đạt đến
Niết-bàn, hành giả phải biết tiết chế trong ăn uống. Nhờ vậy hành giả có thể
hành thiền một cách dễ dàng thoải mái trong mọi oai nghi, và sự chú niệm mới
được liên tục. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Ăn bất cứ món gì
Còn 5 muỗng là no
Dừng lại không ăn nữa
Mà uống nước thay vào
Sức khỏe vẫn dồi dào
Quân bình và an lạc
Cả các oai nghi khác
Cũng dễ dàng chú tâm.
Ngài khuyên rằng nên giảm 4 hay
5 muỗng, mà không nói rõ là 4 muỗng hay 5 muỗng. Có lẽ Ngài muốn nói rằng nếu
muỗng lớn thì giảm 4 muỗng, còn muỗng nhỏ thì giảm 5 muỗng. Ngài Sariputta là
bậc Ðại trí tuệ, nên lời khuyên của Ngài rất bổ ích cho những người làm theo.
Trong thời Ðức Phật, người ta
rất mạnh khỏe, và thức ăn đầy đủ, nên có thể giảm 4 hoặc 5 muỗng , quý vị nghĩ
họ có thể hành thiền được không? Ðương nhiên là không. Vì vậy chỉ nên giảm bớt
lượng vừa phải để có thể đảm bảo sức khoẻ Và hành giả nên uống thuốc để thay
thế cho lượng thức ăn giảm bớt.
Bằng cách giảm bớt lượng thức ăn
hằng ngày, hành giả cảm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu hơn trong các oai nghi, nên
ngũ quyền tăng trưởng và pháp hành tiến triển tốt hơn.
Chính Ðức phật đã dạy cách tiết
chế vật thực. Bài pháp đó liên quan đến vua Pasenadi của nước Kosala. Một lần,
Khi Ðức Phật ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá ở thành Sàvatthi, vua nước Kosala sau khi
ăn trưa xong bỗng nhớ đến Ðức Phật. Vì vậy vua liền đi thăm Ðức phật lễ Ðức
Phật xong vua thành kính ngồi xuống một bên.
Vua nước Kosala nổi tiếng trong
lịch sử là một người ăn nhiều. Trong Kinh ghi rằng vua ăn 10 lon gạo và một con
dê nấu với càri. Ăn nhiều như vậy nên khi ngồi yên bên cạnh Ðức Phật, vua rất
buồn ngủ. Do cố gắng hết sức để chống lại cơn buồn ngủ, mồ hôi toát đầm đìa.
Người hầu đứng bên ra sức quạt cho vua.
Thấy vậy, Ðức Phật hỏi:
"Này Ðại vương, Ðại vương
có vẽ mệt mỏi quá. Ðại vương không nghĩ ngơi chút nào sau bữa ăn sao?"
Vua trả lời:
"Bạch Ðức Thế Tôn, sau mỗi
bữa ăn trẫm đều thấy khổ sở như vậy".
Ðức Phật dạy:
"Vâng, điều này luôn luôn đúng.
Người có bản tính tham thì luôn luôn đau khổ
Họ không thể nào thấy được Ðạo, Quả, Niết-bàn
Ðối với họ sẽ không bao giờ chấm dứt già, bệnh chết.
Cũng giống như một con lợn con.
Từ khi sinh ra nó đã được cho ăn uống đầy đủ và nuôi trong chuồng. Ðến khi lớn
lên, nó quá mập mạp nên không thể nhấc thân ra khỏi cái chuồng. Nó chỉ có thể
quanh quẩn trong cái chuồng thôi. Người có bản tính tham cũng chỉ quanh quẩn
trên cái gường của họ thôi.
Do hôn trầm và thụy miên hành hạ,
họ không thể quán niệm và thấy ra Vô thường, Khổ và Vô ngã. Vì vậy đối với họ
không bao giờ chấm dứt già, bệnh, chết. Họ phải chịu nhiều đau khổ. Họ cũng
không thể nào thấy pháp."
Ðức Phật giảng như vậy cho vua
nghe và vua rất hài lòng với bài pháp của Ngài. Khi vua đang hoan hỷ với bài
pháp, Ðức Phật tiếp tục thuyết thêm một kệ bài khác.
"Manujassa sadà
satimato-mattan jànato laddha bhojane tanu tassa bhavanti-vedanà sanikan jìrati
àyupàlayanti".
"Này Ðức Vua Pasenadi
Người nào có chánh niệm trong mọi công việc và biết tiết chế trong ẩm thực
Người đó sẽ thoát khỏi mọi thọ khổ
Người đó sẽ lâu già và sống trường thọ".
Biết tiết chế vật thực có bao
nhiêu lợi ích? Nếu hành giả giữ chánh niệm và biết chế vật thực sẽ có 3 lợi
ích. Chẳng phải là mọi người đều mong muốn thoát khỏi thọ khổ sao? Vâng, chỉ
khi không còn thọ khổ và mạnh khỏe thì hành giả mới hành thiền có kết quả. Xin
hãy đọc 3 lần.
Yếu Pháp:
Tin tưởng, có sức khỏe
Thành thật trong suy nghĩ
Luôn tinh tấn thực hành
Thấy rõ sanh và diệt
Ðó là 5 yếu tố
Dành cho người thấy pháp.
Tin tưởng là một yếu tố để thực
hành và thấy pháp. Thoát khỏi thọ và có sức khỏe là một yếu tố khác cho việc tu
tập. Sức khỏe quan trọng cho tất cả mọi người. Ai cũng mong muốn mình được mạnh
khỏe, trẻ trung.
Người đời thì họ thích có sự trẻ
trung để trông đẹp đẽ hơn. Còn các hành giả ở đây thì mong muốn được mạnh khỏe
để có thể hành thiền nhiều hơn, và làm các công việc hộ độ tốt hơn. Chẳng phải
mạnh khỏe trẻ trung là điều đáng mong ước sao? Vâng. Sống lâu cũng là điều đáng
mong ước. Nhờ sống lâu ta có thể tích lũy nhiều thiện pháp hơn.
Khi Ðức Phật nói đến 3 lợi ích
này, nhà vua rất hoan hỷ. Vua muốn học thuộc lòng bài kệ đó, nhưng do quá buồn
ngủ, nên vua yêu cầu Ðức Phật:
"Bạch Ðức Thế Tôn, cho phép
trẩm được hồi cung, nhưng xin Ngài dạy bài kệ này lại cho cháu của trẫm".
Do lời thỉnh cầu đó, Ðức Phật
dạy bài kệ cho cháu của vua và dặn người đó đọc lớn bài kệ mỗi khi nhà vua sắp
ăn những miếng cuối cùng.
Người cháu làm theo lời Ðức Phật-
Nhà vua bắt đầu ăn ít dần, và đương nhiên là nhờ vậy mà trở nên mạnh khỏe hơn.
Sức khỏe của nhà vua tiến triển đến nỗi nhà vua có thể đi săn và chơi thể thao.
Nhà vua rất tôn kính Ðức Phật và trở thành một trong những đại thí chủ không ai
bì kịp. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Người sống biết tiết chế
Ðiều độ trong ẩm thực
Sẽ có 3 lợi ích
Là thoát khỏi khổ thọ
Dáng vẻ được trẻ trung
Và sống lâu, mạnh khỏe.
Ðức Phật đã dạy rằng, nhờ tiết
chế trong ẩm thực mà có thể thoát khỏi các khổ thọ, dáng vẻ trẻ trung và sống
lâu.
Nhờ dùng thức ăn thích hợp mà
các hành giả có thể phát triển ngũ quyền và tiến bộ trong pháp. Có những trường
hợp do không có thức ăn thích hợp mà ngũ quyền không tăng trưởng và không tiến
bộ trong pháp.
Một lần, khi Ðức Phật ngụ tại Kỳ
Viện Tịnh Xá trong thành Sàvathi. Trước khi nhập hạ có 60 mươi vị tỳ kheo đến
gặp Ðức Phật xin hướng dẫn đề mục thiền định rồi xin phép đi xa để hành thiền.
Họ đi qua một ngôi làng tên là Màtika, dưới chân một ngọn núi, trong đất nước
của vua Kosala.
Màtikamàtà, mẹ của ông trưởng
làng, để ý thấy các vị tỳ kheo đi qua làng một cách hết sức nghiêm trang và cẩn
trọng. bà cảm thấy kính phục, và sai người đến mời các vị ấy dừng lại một lát.
Bà hỏi các vị tỳ kheo đang đi đâu. Các vị ấy trả lời rằng đang đi đến một nơi thích
hợp. Thấy họ không nhắc đến tên của một làng nào, bà nhận ra rằng họ vẫn còn
đang tìm kiếm một nơi thích hợp để hành thiền. Vì vậy bà thỉnh các vị tỳ kheo ở
lại làng của bà và nhập hạ trong tịnh xá của bà hứa sẽ dâng vật thực đến cho
các vị tỳ kheo. Bà giải thích rằng nếu chư tăng nhập hạ ở đó thì bà và dân làng
sẽ có cơ hội để thọ trì giới luật.
Vì vậy các tỳ kheo chấp nhận và
cố gắng chịu đựng để sống trong tịnh xá đó hành thiền rất tinh tấn nhưng họ
thấy trước rằng ở chung đông đúc trong một nơi như vậy sẽ ít đạt được kết quả.
Cuối cùng họ chia ra mỗi người đến một nơi riêng biệt để hành thiền. Khi có
việc cần sẽ đánh chuông ở tịnh xá và tất cả sẽ trở về nhóm họp. Vậy là họ chia
nhau đi và tinh tấn hành thiền.
Một buổi chiều, bà Màtikamàtà
cùng một số bạn bè đem mật ong, mật mía, bơ sữa và tứ vật dụng đến cúng dường
chư tăng. Bước vào tịnh xa,ù bà không thấy dáng của một vị tỳ kheo nào.
Bà nghĩ rằng có lẽ do thiếu tứ
vật dụng và chư tăng đã bỏ đi. Nhưng có người biết được quy ước của chư tăng,
bảo bà nên đánh chuông để thỉnh họ về. Khi bà đánh chuông, các vị tỳ kheo từ
chỗ của mình đứng dậy và trở về tịnh xá.
Bà Matikamatà chắp tay lại theo
hình búp sen, đi đến trước chư tăng và cung kính đãnh lễ. Rồi bà thưa rằng:
"Kính Bạch Chư Ðại Ðức Tăng trước đây khi quý ngài đi đến nhà con, quý
Ngài đồng đến một lần. Nay con thấy quý ngài đến riêng lẽ, người thì từ hướng
này, người thì từ hướng kia. Có phải quý ngài không còn hòa hợp với nhau
không?"
"Không phải đâu, bà nữ thí
chủ. Vì chúng tôi đang hành sa môn pháp (Samaịa Dhamma) ở những nơi khác nhau
nên chúng tôi đến riêng lẽ".
Ngay khi vừa nghe từ "sa
môn pháp", ý muốn hành thiền bỗng phát sanh đến bà Matikamatà. Bà hỏi:
"Bạch quý ngài, sa môn pháp có phải chỉ dành cho chư tăng không?"
"Ðược, quý vị cũng có thể
thực hành. Sa môn pháp chỉ là tên gọi. Chư tăng có thể thực hành mà các thiện
nam tín nữ cũng có thể thực hành". Rồi các vị tỳ kheo chỉ cho bà về sa môn
pháp mà họ đang tu tập.
Có 22 loại, là quán 32 thể trược
và quán vô thường. Quán 32 thể trược là chia 32 bộ phận của thân thể, là tóc,
lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận... thành 12 nhóm nhỏ và hành
thiền quán trên đối tượng đó.
Quán vô thường là hướng tâm trên
phương diện hoại diệt của danh pháp và sắc pháp. Do thấy rõ sự hoại diệt mà thấy
ra được vô thường.
Ðược chỉ dẫn như vậy, bà
Matikamatàụ trở về nhà bắt đầu hành thiền. Chỉ sau vài ngày, bà đã chứng quả
A-na-hàm. Không chỉ là một bậc A-na-hàm bình thường, mà bà trở thành một bậc
A-na-hàm thần thông và định lực. Khi đạt được thần thông và định lực như vậy,
bà muốn biết xem các vị tỳ kheo thầy của bà có chứng kiến được như bà hay
không.Dùng thần thông để xem xét, bà thấy chưa có vị nào chứng đắc đạo quả. Dù
tất cả các vị tỳ kheo này đều đã có đủ ba-la-mật để trở thành bậc thánh Nhập Lưu,
Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán, nhưng hiện giờ thì họ vẫn còn chưa đắc định.
Rồi bà quán sát lần nữa, xem có
phải là do trú xứ không thích hợp, thiếu tiện nghi hay không, nhưng bà thấy
tịnh xá là một trú xứ rất tốt.
Bà tự hỏi xem có phải là do
thiếu tập thể thích hợp mà chư tăng chậm tiến bộ hay không. Tuy nhiên bà thấy
rằng các vị tỳ kheo sống với nhau rất hòa hợp.
Bà nghĩ hay là do thiếu thức ăn
thích hợp mà chư tăng không thể tiến bộ. Và bà phát hiện rằng thức ăn dâng cúng
hằng ngày không phù hợp cho lắm, các vị tỳ kheo khi có được thức ăn thích hợp
với thể tạng của mình. Vì vậy mà không thể đắc định. Do thiếu định nên minh sát
tuệ không phát sinh, và họ chưa chứng đắc đạo quả.
Hiểu ra điều này, bà nấu những
món ăn khác nhau phù hợp cho mỗi vị. Các vị tỳ kheo khi có những thức ăn thích
hợp, hành thiền rất hiệu quả và đắc định dễ dàng và cuối cùng chứng đắc 4 Ðạo,
4 Quả, tất cả đều trở thành A-la-hán.
Khi hành thiền,hành giả nên tìm
chỗ có khí hậu thích hợp, không quá nóng và cũng không quá lạnh.
Nếu hành giả chọn nơi có khí hậu
không thích hợp thì rất khó đắc định. Như những người ở miền Nam Miến Ðiện, nếu
vì quen biết các vị thiền sư ở miền Bắc như ở Mandalay, Pakkuhku, v.v... mà quyết định
trong khoảng tháng 2, tháng 3 khi thời tiết nóng bức, thì mãi lo chống chọi với
cái nóng bức, họ khó lòng phát triển định tâm.
Hoặc nếu vì có bà con hay thiền
sư quen biết ở những vùng núi cao lạnh lẻo như Taunggi, Kaley mà quyết định đến
đó tháng 11, 12, khi trời rét buốt, thì do phải chịu khí hậu khắc nghiệt mà
không thể hành thiền tốt được,
Nếu chọn vào những nơi quá lạnh
hoặc quá nóng vào những thời điểm quá lạnh hoặc quá nóng, thì hành giả không
thể đắc định và do đó minh sát tuệ không thể phát sinh. Do minh sát tuệ không
phát sinh, không thể chứng đắc Ðạo, Quả, Niết-bàn. Rõ ràng nếu khí hậu không
thích hợp thì hành giả không thể đạt được pháp cao thượng.
Khí hậu ở Yangon
khá tốt. Mùa hè trời không nóng lắm, mùa mưa không lạnh, còn mùa đông thì chỉ
hơi lạnh. Cả ba mùa thời tiết đều tốt và lý tưởng cho việc hành thiền.
Yangon được
coi là nơi thích hợp (Patirùpade-savàsa), nghĩa là nơi khí hậu ôn hòa, nơi dễ
tìm vật thực và y phục, nơi Phật giáo đang thịnh hành. Ở Yangon còn có nhiều
pháp sư làu thông Tam Tạng. Sau khi tự mình tu tập để hướng tới đạo quả, các
ngài hướng dẫn các hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ, cho nên thiền quán rất phổ
biến ở Yangon. Vì vậy Yangon được xem là nơi
thuận lợi nhất để tu tập. Ngoài ra một số tỉnh khác cũng rất thích hợp cho việc
hành thiền.
Ðược sống ở nơi thích hợp là
điều kiện để hành giả có thể đắc pháp.
g. Oai nghi thích
hợp.
Chọn oai nghi thích hợp cho việc
hành thiền là một yếu tố để phát triển ngũ quyền và tiến bộ trong tu tập. Tự
hành giả phải chọn cho mình oai nghi thích hợp.
Trong 4 oai nghi đi, đứng, nằm,
ngồi, hành giả phải xem xét với oai nghi nào mình thấy pháp rõ nhất, oai nghi
nào mình thích hợp nhất.
Nếu hành giả thấy rằng oai nghi
ngồi mình có thể thấy pháp rõ ràng thì nên chọn oai nghi ngồi và dành phần lớn
thời gian hành thiền trong oai nghi đó. Nếu hành giả thấy oai nghi đứng và oai
nghi đi mình có thể thấy pháp dễ dàng và tiến bộ nhanh thì nên chọn những oai
nghi đó.
Các vị thiền sư thường khuyên
những người mới bắt đầu thực hành thiền quán đừng chọn oai nghi nằm, bởi vì
hành giả dễ ngủ thiếp đi khi tâm mới bắt đầu an tĩnh. Cho nên hành giả chỉ nên
chú niệm trong oai nghi nằm và giờ đi ngủ thôi.
Những hành giả đã quen hành
thiền và đã có nền tảng định tâm thì khi họ quá già hay bị bệnh, không đủ sức
để ngồi, đứng hay đi, và nếu trong oai nghi nằm họ vẫn có thể chú niệm tốt và
thấy pháp rõ ràng, lúc đó họ có thể chọn oai nghi nằm để hành thiền.
Bằng cách chọn oai nghi thích
hợp, ngũ quyền sẽ phát triển và pháp hành sẽ tiến bộ rất nhiều.
Tóm lại chúng ta đã bàn luận
xong 7 yếu tố thích hợp để phát triển ngũ quyền của hành giả đó là:
a. Trú xứ thích hợp
b. Hành xứ thích hợp
c. Lời nói thích hợp
d. Người thích hợp
e. Vật thực thích hợp
f. Khí hậu thích hợp
g. Oai nghi thích hợp
Các hành giả ở đây, nếu quý vị
quyết tâm tinh tấn hành trì không dừng nghỉ cho đến khi đắc pháp, thì việc chọn
những điều kiện thích hợp là rất quan trọng.