3.1. Tổ Sư Nguyên Thiều du hóa đếùn Đồng Nai
* Ngài họ Tạ, quê ở Trình Hương, phủ Triều Châu, Tỉnh Quảng Đông, sanh ngày 18 tháng 5 năm Mậu Tý 1648. Ngài xuất gia ở Chùa Báo Tư vào năm 1667 (19 tuổi) và học đạo với Đại lão Hòa Thượng Bổn Khao – Khoán Viên, tư chất thông minh mẫn tiệp, chuyên cần đạo hạnh, tương lai là long tượng chốn thiền lâm.
Theo sách Đại Nam liệt truyện tiền biên vào năm Tự Đức thứ 5 (1852) thì vào niên hiệu Cảnh Trị, năm thứ 3, đời vua Lê Huyền Tôn (tức năm Ất Tỵ, thứ 17), đời Chúa Thái Tông Hoàng Đế Nguyễn Phúc Tần1665, Ngài theo đoàn tàu buôn qua Quảng Nam, trú ở phủ Qui Ninh (Bình Định) lập chùa Thập Tháp Di Đà, mở Trường dạy học. Sau Ngài ra đất Phú Xuân, tỉnh Thuận Hóa lập Hà Trung, thuộc huyện Phú Lộc, nay hãy còn; rồi lên Xuân Kinh, Huế lập Chùa Vĩnh Ân và xây Tháp Phổ Đồng. Đến năm Chính Hòa thứ 10, ngày 27/05 năm Kỷ Tỵ, 1689 chúa Ngãi Vương Anh Tông Hoàng Đế Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) đổi hiệu chùa là Quốc Ân Tự, tên chùa Quốc Ân có từ đây.
Sau vài thập kỷ Tổ Sư Nguyên Thiều (1648-1728) hoằng hóa ở Bình Định và Thuận Hóa, Ngài mang giáo pháp Phật Tổ cùng một số đệ tử vượt núi băng ngàn trực chỉ phía Nam, dừng chân tại vùng đất Đồng Nai. Tổ cùng các đệ tử là Ngài Minh Vật-Nhất Tri kiến lập ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang, Ngài Thành Nhạc khai sơn chùa Long Thiền, Ngài Thành Đẳng khai sơn chùa Đại Giác, Ngài Thành Ý khai sơn chùa Bửu Phong, trong vùng Dinh Trấn Biên ngày xưa, nay thuộc tỉnh Đồng Nai. Những di tích này đều ở trong phạm vi giới hạn từ 5-7km để cho thấy rằng nó được hình thành sớm từ lúc mà Tổ sư mới đặt chân đến (khoảng năm 1695) trong giai đoạn truyền giáo còn hạn hẹp. Về sau địa bàn hoằng truyền được mở rộng như xuống Gia Định, Sài Gòn, về miền Đông, miền Tây...
Cùng một thời kỳ Tổ sư Nguyên Thiều - Siêu Bạch kiến lập ngôi tổ đình Quốc Ân Kim Cang thì một số người Hoa trong đoàn Trần Thượng Xuyên cũng lập nên một ngôi đền Thanh Long để thờ ông Quan Đế, gọi là chùa Ông, cả hai trong cùng một ấp. Ngôi tổ đình Quốc Ân Kim Cang và đền Thanh Long được trùng tu nhiều lần nên được tồn tại cho đến năm 1946. Khi quân đội Pháp mở rộng địa bàn hoạt động về thôn quê (cuối 1946), ngôi tổ đình đã bị chiến tranh thiêu hủy hoàn toàn, kể cả tượng Phật, Bồ Tát, những pháp khí thờ tự cho đến phổ hệ tông phả, chỉ còn lại duy nhất một bức long vị của tổ Minh Vật Nhất Tri bằng sa thạch (loại đá ở núi Non nước) nhưng cũng bị gãy làm đôi. Ngôi đền Thanh Long cùng chung số phận, cả hai di tích cùng được kiến tạo một thời thì cũng bị thiêu hủy một lúc.
Mãi đến năm 1968, tín đồ Phật giáo và hương chức trong địa phương mới đứng ra xây dựng lại một cảnh chùa đơn sơ nhỏ hẹp để có nơi thờ phụng Tam Bảo cũng như ông Quan Đế (họ đã bán một số cây gỗ giáng hương trên phần đất của tổ đình và những huê lợi thu được từ những thửa ruộng, vườn hương hỏa của hai di tích để làm chi phí tái thiết). Chùa được tái lập trên nền cũ của đền Thanh Long vì trong thời kỳ đó (1968), thửa đất tổ đình cũng còn nằm trong vùng bất an không được xây cất. Cho nên chùa được ghép tên của hai di tích cổ lại thành Kim Long Cổ Tự (Kim tức chữ đầu của tổ đình Kim Cang, Long tức chữ đuôi của đền Thanh Long). Sau khi xây dựng tạm ổn có nơi thờ tự rồi, những vị phật tử cao niên như cụ Sáu Vạn, Võ Công Phú, cụ Sáu Hưỡn, cụ Sáu Đâu... đến Thủ Đức (chùa Từ Quang hiện nay), cung thỉnh Thầy Thích Minh Lượng (Thầy là một vị chân tu, đã lìa bỏ Sài Gòn, về ở núi Thị Vãi, Thầy đã kiên trì với định lực cao nhưng cuối cùng vì cảnh duyên không thích hợp nên Thầy về vùng Thủ Đức). Thầy Minh Lượng về vùng đất Tổ với sự hân hoan hỷ lạc của tín đồ Phật giáo. Về trụ trì một ngôi chùa thô sơ mới tái tạo nơi thôn quê hẻo lánh, Thầy từng bước canh tân xây dựng mở mang cho ngôi chùa trở nên khang trang để làm sống lại lịch sử lẫy lừng của Tổ sư và sáng ngời đạo pháp Phật Tổ như hiện nay.
TT Thích Minh Lượng căn cứ vào lịch sử hoằng hóa của Tổ sư Nguyên Thiều trên miền đất Đồng Nai này cho đến mãn cuộc đời của Ngài. Thầy đã lặn lội vào khu rừng chồi (khuôn viên của tổ đình bị bỏ hoang trên bốn thập kỷ) bên cạnh nền ngôi tổ đình, Thầy đào xới những ụ mối ùn phủ lên trên những tấm bia ký của những tháp đổ nát, rồi nạo mài lau chùi những hàng chữ nho hoang phế lâu đời đã mòn mờ biến dạng. Kiên trì lần mò như thế, thầy tìm ra được tấm bia ghi những hàng chữ Quốc Ân Kim Cang đường thượng... hiệu của sáu ngôi chùa đứng ra trùng tu tháp Tổ trước đây như các chùa Hưng Long, Hội Khánh, Đức Sơn (Sông Bé), Sắc Tứ Từ Ân (Chợ Lớn), Hưng Thạnh (Bà Hom), Phổ Quang (Biên Hòa). Thế là Thầy đã phát hiện được ngôi tháp của Tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch. Nhưng vẫn chưa toại nguyện đối với Thầy vì còn một bức long vị sau khi tổ đình bị thiêu hủy, mặt trước khắc hàng chữ nho "Kim Cang đường thượng tam thập tứ thế húy Minh Vật Nhất Tri Hòa Thượng giác linh chi vị", mặt sau dưới phần đế có khắc hai hàng chữ nho (hàng trên : thập nguyệt sơ thập nhật viên tịch), (hàng dưới : Đinh Mùi niên trọng xuân cẩn tạo) là một ẩn số nữa. Cho nên Thầy vẫn tiếp tục tìm kiếm, sau này phát hiện thêm một ngôi tháp thứ hai được xây dựng phía bên phải nền tổ đình Kim Cang. Ngôi tháp này bị đổ nát trầm trọng hơn, tấm bia ký bằng hồ vữa ô dước bị tróc hết hoàn toàn. Những hàng chữ khắc trên đó, không còn dấu tích để nhận dạng. Chỉ còn bốn tấm vách gạch xây ụp xuống dụm lại với nhau. Thế nhưng về vị trí xây dựng cùng trong khuôn viên tổ đình, ngang hàng với tháp tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch.
Công đức phát hiện ra ngôi tháp cổ của hai vị Tổ đã làm cho những vị trưởng lão tại địa phương hết sức ngạc nhiên. HT Thích Huệ Thành đã thốt lên rằng : "Hồi mới xuất gia, tuổi còn nhỏ, tôi hằng ngày lên tổ đình Quốc Ân Kim Cang quạt hầu cho quý Hòa Thượng bao nhiêu năm như vậy mà không nghe nói đến hai ngôi tháp của Tổ, cho đến sau này (thập kỷ 40) cũng không hề biết đến hai ngôi tháp. Bây giờ nhờ nhân duyên nào Thượng Tọa lại tìm kiếm ra được hai ngôi tháp của Tổ sư, thật là phước đức, quý hóa vô cùng".
TT Minh Lượng đã phát nguyện trùng tu, với tâm niệm cao cả là duy trì lịch sử vô giá và cũng để báo đền công ơn cao dày mà Tổ sư đã lưu truyền cho bao đời hậu thế. Nhưng, chỉ đại trùng tu được một tháp của Tổ Nguyên Thiều Siêu Bạch, còn tháp thứ hai mà có thể khẳng định là của Tổ Minh Vật Nhất Tri thì chưa tiến hành được. Công trình này phải đợi cơ quan khảo cổ tỉnh Đồng Nai khai quật khảo sát di tích mới mong tìm ra cụ thể lịch sử, lúc đó mới tiến hành đại trùng tu.
Từ lúc đại trùng tu tháp Tổ Nguyên Thiều Siêu Bạch cho đến nay, TT Minh Lượng hằng năm đến ngày tưởng niệm viên tịch (19-10 ÂL) đã long trọng tổ chức húy kỵ 8 lần thật trọng thể. Đông đảo chư tôn đức hàng giáo phẩm chư Tăng Ni trong tông phái cùng tín đồ trên khắp các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây về dự. Hiện nay phần tài sản (ruộng đất) hương hỏa của tổ đình, một phần chính quyền địa phương trưng dụng, một phần dân chúng trong vùng chiếm canh chiếm cư chưa được trả lại.
Tổ đình Quốc Ân Kim Cang và bảo tháp
Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là ngôi chùa cổ do Tổ sư Nguyên Thiều húy Siêu Bạch khai sơn cách đây hơn 300 năm vào thế kỷ XVII, năm Chánh Hòa thứ 19 (1698) đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, tọa lạc ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, dinh Trấn Biên. Ngày nay thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, H. Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Bây giờ, chùa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ. Theo năm tháng bảo tháp tuy bị xuống cấp nhưng vẫn còn dáng vẻ uy nghi với thời gian và mưa nắng :
Mộ bia : Bằng đá xanh. Trên mặt bia có khắc 3 hàng chữ Nho, phiên âm như sau : * Hàng chính giữa : - Quốc Ân Kim Cang đường thượng, tam thập tam thế, húy Siêu Bạch Hoán Bích Hòa thượng Tổ sư chi tháp; * Hai hàng hai bên : - Phổ Quang tự Yết ma Chủ hương; - Hội Khánh tự Giáo thọ Thiền chủ lập thạch; - Sắc tứ Từ Ân tự Hòa thượng Pháp sư; Chứng minh lịnh - Long Thạnh tự Hòa thượng; - Đức Sơn tự Hòa thượng; - Hưng Long tự Hòa thượng; Chư sơn đồng tạo.
Tháp Tổ : Hình lục giác cao ba tầng, chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh tháp là 5,2m. Tháp dựng trên nền xây đá xanh hình chữ nhật, ngang 3m, dài 4m, cao 0,8m... - Mặt trước là bia tháp : khắc nổi trên ô dước với 3 hàng chữ Nho, gồm : dòng giữa ghi : Quốc Ân Kim Cang đường thượng, tam thập tam thế, húy Siêu Bạch Hoán Bích Tổ sư chi tháp; dòng bên mặt ghi : Tuế tại Kỷ Dậu niên, mạnh Thu, cát nhựt, hiệp chư sơn thiền đức đồng tái tạo; dòng bên trái ghi : Thập ngoạt, thập cửu nhựt viên tịch.
Tháp Phổ Đồng : Tương truyền đây là tháp của công chúa Ngọc Vạn, con của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, bà là vợ vua Chân Lạp Chey Chetta II, là người có công hộ trì Phật pháp và ủng hộ việc xây dựng Tổ đình Quốc Ân Kim Cang lúc bấy giờ.
Sau khi chùa bị giặc Pháp đốt (1946) và lấy đi nhiều bảo tượng quý và đại hồng chung, một số cổ vật còn lại được chư Tăng gìn giữ, sau này chuyển về tôn trí ở Kim Long cổ tự gồm : - Tượng Đức Chuẩn Đề bằng đồng; - Long vị của Đại lão Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri là vị trụ trì kế tiếp Tổ sư ở Tổ đình Quốc Ân Kim Cang, viên tịch ngày 10-10 năm Bính Ngọ (1786); - Tiểu hồng chung trên có khắc chữ "Kim Cang tự"; - Thánh tượng Địa Tạng Vương Bồ tát cỡi con đề thính bằng gỗ.
Bảo tháp của Tổ sư Nguyên Thiều và Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là những di tích lịch sử Phật giáo rất quan trọng, đánh dấu công lao to lớn của Tổ sư hoằng hóa ở đất phương Nam nhưng từ lâu bị bỏ hoang phế... Hữu duyên thay cho hàng hậu học, năm 1988, TT. Thích Minh Lượng, trụ trì Kim Long cổ tự được nhân dân phát hoang báo tin có tháp cổ của chùa. Ngay sau đó thầy cùng chư Tăng đến dọn dẹp, cạo mối, chùi rữa và nhà nghiên cứu Nguyễn Hiền Đức, tác giả quyển Lịch sử Phật giáo Đàng Trong đã đến sưu tầm cùng quý cụ đồ nho giúp đọc văn bia, mới phát hiện là bảo tháp của Tổ sư... Kế đó được cố Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Thành, nguyên Trưởng ban Trị sự THPG Đồng Nai, làm lễ chứng minh, nguyện hương cho công cuộc trùng tu ngôi bảo tháp của Tổ sư.
Và mãi cho đến 20 năm sau, HT. Thích Minh Chánh, thành viêân Hội Đoàng Chứng Minh, Ủy viên Hội Đồøng Trị Sự Trung Ương GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai kiêm Trưởûng Ban Tăng Sự, Trụ trì chùa Giác Minh đủ túc duyên phát nguyện xây dựng và trùng tu ngôi Tổ đình. Đến năm 2010 Hòa Thượng được Giáo hội bổ nhiệm làm Trụ trì ngôi Tổ đình. Nhân đây, Hòa thượng Trụ trì và Ban Kiến thiết Tổ đình xin tán thán công đức của chư tôn giáo phẩm, chính quyền địa phương đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho phép xây dựng trùng tu và hai Phật tử Tâm Lộc và Diệu Hương đã phát tâm cúng dường tài thí xây dựng thành công ngô Tổ đình phạm vũ huy hoàng tráng lệ, bên cạnh có Kỷ sư Lê Bằng là người làm công tác giám sát cho đến hoàn thiện công trình.
Hôm nay nhằm tưởng niệm công ơn sâu dày của Tổ sư, Phật giáo Đồng Nai tổ chức đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt nam tại ngôi chùa Tổ. Các công đức sâu dày của Tổ sư từ 300 năm qua, những thành tựu công tác Phật sự của Giáo hội, những công trình văn chương văn hóa phẩm cũng được trưng bày trước 5.000 Tăng Ni, Phật tử đến tham dự tham quan chiêm bái nói lên sự hiện diện của Phật giáo trên vùng đất Trấn Biên xưa, nay đã được phát triển toàn diện thêm một chấm son ghi vào lịch sử xứng đáng với hành trình hóa đạo pháp môn "thiền tịnh song tu " của Tổ sư.
3. 2 . Nghi cúng viễn kỵ Tổ sư Nguyên Thiều (ngày 18,19/10)
Tổ sư khai sơn: TỔ ĐÌNH SẮC TỨ THẬP THÁP DI ĐÀ (Bình Định) - TỔ ĐÌNH SẮC TỨ QUỐC ÂN (Huế). Khi vào Nam tại trú xứ Trấn Biên miền Đông, bên dòng sông Đồng Nai mà truyền giáo pháp môn Thiền Tịnh song tu lưu thông trong đời, Phật Pháp hưng thịnh trong thời mạt pháp.
Tại miền Nam, Tổ sư cũng khai sơn ngôi TỔ ĐÌNH QUỐC ÂN KIM CANG tọa lạc tại ấp Bình Thảo, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Hiện nay do Hòa Thượng Thích Minh Chánh làm Trụ trì, kế thừa Tổ nghiệp khai hóa pháp môn tu, trùng hưng ngôi bảo tự phạm vũ huy hoàng, nguy nga tráng lệ xứng đáng là chiếc nôi trung tâm Phật pháp của Phật giáo miền Nam. Xin giới thiệu về nghi cùng viễn kỵ Tổ sư, do Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Viện chủ Tu Viện Nguyên Thiều biên soạn dành cho đại chúng tu học và thực hành, lưu lại trong hậu thế.
Tiết thứ lâm diên:
- Chuông trống Bát nhã
- Cử nhạc khai đàn
- Chủ lễ lâm diên
- Cử nhạc tham lễ…
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH Xướng:
Môn đồ pháp phái,
Mời đến trước đây,
Tất cả đều quì,
Đốt hương mặc niệm …
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH Vịnh khai diên:
Nhớ lại ngày nào cũng độ này
Bốn trăm năm trước tại nơi đây,
Hoa đàm rơi rụng trong sương tuyết
Đạo thọ điêu tàn dưới gió mây.
Thế rồi:
Tôn giả mang bình trông đất Bắc (?)
Tổ sư quảy dép ngắm trời Tây,
Tôn phong, Tổ ấn nghìn năm vững
Lịch đại cháu con vẫn nhớ Thầy.
- TẢ BẠCH XƯỚNG:
Dâng hương lên án cúng dường, cúi lễ Tổ sư
Tất cả lại quì, chí thành làm lễ.
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH Cử tán hương:
Hương xông đảnh báu, giới định tuệ hương
Giải thoát tri kiến quí khôn lường,
Ngào ngạt khắp muôn phương
Thanh tịnh tâm hương,
Đệ tử nguyện cúng dường.
Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. (3 lần)
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - QUỲ Tuyên dương công đức:
Kính bạch giác linh đại sĩ Tổ sư !
Chúng con cung kính nghe rằng:
Trước đây hơn bốn trăm năm,
Đất Bắc, một đàm hoa đã nở.
Và, sau đó hơn ba thế kỷ,
Trời Nam, một đạo thọ lại sanh.
Vui mừng thay một mộng đẹp điềm lành,
May mắn bấy một tình thương ân huệ!
Nhớ Tổ sư xưa: (vào vần)
Đạo dòng Lâm tế,
Pháp phổ Thiên đồng,
Tú khí núi sông
Tinh hoa Phật pháp.
Người, chấn tích qua miền Chân Lạp,
Khai sơn Thập Tháp cạnh bắc Đồ Bàn.
Và, Phù bôi vào cữa Thuận An,
Lập thạch Quốc Ân phía nam thành Huế.
Rồi từ đó:
Bồ đề bén rễ, Bát nhã trỗ hoa,
Tòng lâm đánh trống thổi loa
Giảng kinh thuyết pháp,
Thôn dã xây chùa dựng tháp,
Phụng Phật dưỡng Tăng.
Và như thế, không bao lâu… trong cửa Người có nhiều hàng:
Biển pháp: côn bằng,
Rừng thiền: sư tượng.
Và dưới sân, Tổ không thiếu bậc:
Cấp Cô khanh tướng,
Tiêu Diễn đế vương.
Một hiện tượng tự nhiên cơ hồ đã bộc lộ:
Phật pháp, Vương chương,
Đồng điều cọng quán.
Do đó:
Chùa Tổ: chữ vàng đề bảng,
Quốc sư: gấm tía ban y.
Trước điện: tôn trí Long vì,
Dưới tọa: cung duy Thánh thọ.
Phước nhuần cây cỏ, mưa thuận gió hòa
Đức trải sơn hà, non xanh nước biếc,
An dân cung khuyết, hộ quốc lâm tuyền
Rạng rỡ nhà Thiền, vẻ vang đất nước.
Kiếp kiếp người sau kẻ trước,
Đời đời hưởng phước, thừa ân.
Nên, khí tượng thường xuân, phong quang bất lão!
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH Tỏ bày cảm nghĩ:
Kính bạch giác linh Tổ sư Hòa thượng!
Chúng con tự nghĩ rằng:
Công ơn Thầy, môn sinh phải báo,
Sự nghiệp Tổ, con cháu được thừa
Thoại đầu, công án ngày xưa,
Bãng hát, bóng vang thuở nọ.
Bốn câu kệ di ngôn còn đó, (a)
Sáu vần thơ minh ký còn đây. (b)
Đá vàng ghi tạc công Thầy,
Son sắc lưu truyền đức Tổ.
Tình quê dưới đài bộc lộ,
Ý Tổ trên tọa chứng minh.
- TẢ BẠCH HẠ THỦ XÍCH Thỉnh tổ lâm diên:
Kính bạch giác linh Cao Tăng đại lão Tổ sư !
Hôm nay:
Thiết lễ tôn vinh, kiến đàn chúc tụng,
Trước đài hoa, xuất gia bốn chúng,
Dưới chiếu cỏ, tại tục mười phương
Cung kính tác bạch cúng dường,
Chí thành chuyên thân bái thỉnh.
Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh.
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - THƯỢNG HƯƠNG
SƠ THỈNH (Thượng sĩ Cao Tăng):
- Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh!
Xuất trần thượng sĩ, phi tích Cao Tăng,
Thiên đồng pháp phổ truyền đăng,
Lâm tế Tổ đình tục diệm.
Hôm nay pháp tịch phụng vì: Bắc Nam hoằng pháp, sứ giả Như Lai, nối dòng pháp Lâm tế đời thứ 33, Sắc tứ Thập tháp Di Đà đường thượng, khai sơn Tổ sư, húy thượng Nguyên hạ Thiều, Cao Tăng lão tổ Hòa thượng giác linh, liên đài tọa hạ.
- Duy nguyện:
Hoa đài thanh tịnh, pháp tịch trang nghiêm,
Bốn chúng cung chiêm, một lòng bái thỉnh.
Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh.
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - THƯỢNG HƯƠNG
TÁI THỈNH Thần tăng, phạm tướng:
- Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh!
Thần tăng phạm tướng, Thánh chủng phước điền,
Ra vào cửa Thánh sân Hiền, (1)
Xuôi ngược sông mê bể khổ.
Hôm nay pháp tịch phụng vì: Nghĩa Huyền viễn duệ, Phước Huệ cao ông, nối dòng pháp Lâm tế đời thứ 33, Sắc tứ Quốc Ân đường thượng khai sơn Tổ sư, húy thượng Siêu hạ Bạch, Trượng phu đại sĩ, Hòa thượng giác linh, liên đài tọa hạ. - Duy nguyện:
Đài vàng hoa rải,
Đảnh báu hương bay,
Thành kính tỏ bày,
Cảm thông chứng giám.
Hương hoa thỉnh hương hoa phụng thỉnh
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - THƯỢNG HƯƠNG
TAM THỈNH Viên đảnh phương bào:
- Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh!
Thủy thanh thu nguyệt, viên đảnh phương bào,
Niết bàn ngày trước mặc tiêu dao,
Tu viện hôm nay xin phó hội.
Giờ này pháp tịch phụng vì: Nguyên Thiều phương trượng, Hạnh Đoan thiền sư, Thọ Tôn Lão tổ, Hòa thượng giác linh, liên đài tọa hạ.
- Duy Nguyện:
Thiền đường giáng tích, linh tọa thùy quang,
Thỉnh giáng hoa đàn, chứng minh công đức.
Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh
Nam mô Đăng Bảo Tọa Bồ tát. (3 lần)
- TẢ BẠCH HẠ PHỦ XÍCH Xướng:
Sơ hiến trà - lễ ba lạy - cùng quì.
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH
VỊNH 1: Hồng luân tây trụy.
Từ thuở vừng hồng gát mái tây,
Tưởng rằng bóng tối ngập nơi nầy,
Dư quang sưởi ấm đêm đông lạnh
Mừng thấy vừng hồng lại đến đây!
- KỆ TRÀ:
Đến đây vừng ánh sáng,
Sưởi ấm khắp nhân gian
Vừng hồng chưa tằng lạnh,
Vẫn còn phóng hào quang.
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH Xướng Sớ:
Nguy nguy tăng tướng,
Hạo hạo uy quang,
Thiên thượng nhơn gian
Tùy duyên ứng cúng.
Nay có pháp chúng,
Thiết lễ tôn vinh,
Tỏ tấc đạo tình
Sớ văn bái bạch.
Duy nguyện Tôn sư cảm cách,
Từ bi tác đại chứng minh.
- TUYÊN ĐỌC VĂN SỚ:
Kính bạch giác linh tôn giả Cao Tăng!
Chúng con cung kính nghe rằng:
Đức Tổ mở mang,
Muôn thuở vàng son Tổ ấn
Công ông bồi đắp,
Nghìn thu trong sáng Tôn phong
Canh cánh cầu mong,
Đinh ninh hoài bão.
Sớ rằng:
Nay có trú xứ trụ trì Thích …, và Giáo phẩm chư phương, Đại đức Tăng Ni, Thiện nam tín nữ, tập hợp tại Tu viện Nguyên Thiều, ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Giờ này, chí thành quì trước Tổ đình,
Kính cẩn dâng lên Sư tọa.
Bồ đề thánh quả,
Bát nhã giác hoa,
Với Triệu Châu trà,
Cùng y bồ soạn.
Đôi ngọn đèn thiền sáng lạn,
Một lò hương giới ngạt ngào.
Cúng dường ngôi: đức cả công cao,
Đền đáp nghĩa: dắt dìu khai hóa,
Ngưỡng mong Tổ sư bất xả,
Dũ ánh từ nhãn chiếu lâm.
Kính bạch giác linh Tổ sư!
Chúng con tự nghĩ rằng:
Bơ vơ ba cõi thăng trầm,
Vất vả sáu đường thiệp lạp, (2)
Sanh thời mạc pháp,
Sống kiếp hậu sanh
Đạo nghiệp khó thành,
Chướng duyên dễ ngại.
Nhưng cũng rất may, gặp thuở Tổ sư:
Thuyền xuôi Nam hải,
Cứu vớt quần sinh,
Sóng tạt Qui Ninh
Mở mang đạo giáo.
Và sau khi trác tích, Tổ sư đã:
Khai đàn dạy dân làm đạo,
Mở nước giúp chúa xây thành,
Xanh tươi Đạo thọ mười cành (3)
Thơm ngát Huệ hoa trăm cánh (4)
Thập Tháp, Quốc Ân hai cảnh,
Đạo sư, giáo thọ, một thầy.
Nhưng tiếc thay! Chẳng bao lâu Tổ sư đã:
Mượn đường cánh hạc chân mây,
Treo bình Đông độ.
Và, giả bến sông mê bể khổ,
Quảy dép Tây thiên!
Ứng hóa thiêng liêng,
Tùy duyên diệu dụng.
Nay thời, pháp diên hiến cúng,
Nghi trượng xưng dương,
Văn sớ một chương,
Tỏ bày tấc dạ,
Ngưỡng can sư tọa,
Phủ tứ quang minh.
Nam mô Sắc tứ Thập Tháp, Quốc Ân khai sơn Tổ sư, nối dòng pháp Lâm tế đời thứ 33, Siêu Bạch, Hạnh Đoan - Nguyên Thiều phương trượng, Tôn ông sứ giả, Hòa thượng giác linh, tác đại chứng minh.
- Phục nguyện:
Trên ao cửu liên, sáng soi đưa xuống,
Trong nhà Tam bảo, hoa rải rước về.
Độ sanh còn nhớ lời thề,
Tế chúng chưa quên ý nguyện.
Thần thông hiển hiện,
Ơn đức cao siêu.
Cẩn sớ!
Nay ngày... tháng... năm..., PL...
Nhĩ tôn chúng đẳng, Hòa nam thượng sớ.
- TẢ BẠCH HẠ PHỦ XÍCH Xướng:
Á hiến trà - lễ ba lạy - cùng quì.
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH
VỊNH 2: Tổ sư diện mục
Sư ông diện mục vẫn huy hoàng,
Mưa gió thời gian khó phũ phàng,
Con cháu nhiều đời còn diễm phúc,
Hôm nay thành kính lễ Tôn nhan.
- KỆ TRÀ:
Tôn nhan ngôi Lão Tổ,
Năm tháng chẳng phôi pha
Cháu con còn may mắn,
Lễ mừng mặt ông cha.
- TẢ BẠCH XƯỚNG:
Phụng thực!
- Tụng: Cúng dường Nam mô tát phạ…
- TẢ BẠCH XƯỚNG:
Chung hiến trà - lễ ba lạy – cùng quì.
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH
VỊNH 3: Cúng dường bồ soạn.
Sắc hương mỹ vị trai bồ soạn,
Thành kính dâng lên trước bảo đài,
Một bát hòa la đầy đạo vị,
Cúng dường Hòa thượng - Sứ Như lai.
- KỆ TRÀ:
Như Lai - Người - Sứ giả,
Ứng cúng khắp muôn phương,
Một bát trai bồ soạn,
Xin thành kính cúng dường
Nam mô Thiền Duyệt Tạng Bồ tát. (3 lần)
- Tụng: Ma Ha Bát Nhã….
- HỒI HƯỚNG - CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH Xướng:
Vừa rồi, bao nhiêu công đức,
Bấy nhiêu hương hoa,
Thành kính thiết tha
Nguyện xin cúng dưỡng
Nguyên Thiều phương trượng,
Linh giác tọa tiền
Duy nguyện ai liên,
Thùy từ nạp thọ!
- Phục nguyện:
Lợi sanh nhơn thiên đây đó,
Hoằng pháp sanh tử ra vào
Nghìn thu đất Bắc thanh cao,
Thiên đồng ghi tên Pháp phả.
Muôn thuở ghi ơn sứ giả,
Thập Tháp chép sử Tổ đình
Pháp tánh linh minh,
Chơn tâm trạm tịch.
Bình bát chờ xem linh tích,
Ca sa mong gặp hoá thân.
Tấc dạ ân cần,
Một lòng thành khẩn.
Cầu cho:
Yên Tử niêm hoa tái chấn,
Trúc Lâm kích tiết trùng quang.
Xin phò hộ kẻ vô doan (5) (duyên).
Mong linh thiêng - Người hữu cảm.
- (Đồng hòa): Nam mô A Di Đà Phật.
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH Tán đưa: (Nhạc trạo)
Tu viện hôm nay,
Cờ phang bay phất phưởng,
Tăng tín chư phương,
Vân tập nơi phương trượng,
Thiết lễ cúng dường
Tôn vinh ngôi Sư trưởng,
Cổ nhạc khanh tương,
Tán tụng hàng Long tượng.
Đạo pháp hoằng dương,
Nam bắc đều qui ngưỡng.
Đạo đức tình thương,
Để lại bao âm hưởng,
Đế, chúa, hầu, vương
Trên dưới đều tin tưởng.
Vàng đá văn chương,
Ghi tạc ơn vô lượng
Pháp sự đạo trường,
Cầu nước nhà thịnh vượng.
Chuông trống hoa hương,
Tất cả đều hồi hướng
Tình đạo vấn vương
Xin tiễn chân Hòa thượng,
Cánh hạc cát tường,
Đưa Tổ về an dưỡng. (lặp lại )
Nam mô Đăng Vân Lộ Bồ tát. (3 lần)
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH Kết diên:
Đạo tràng viên mãn,
Pháp sự châu long,
Pháp chúng một lòng,
Lễ thành ba lạy.
- TẢ BẠCH XƯỚNG:
Cử chuông trống Bát nhã.
Lễ thành, xin mời quí vị thứ tự lui ra.
Soạn giả một lòng thành tín thiết tha, một dạ tri ân lịch đại Tổ sư, phát nguyện làm sáng tỏ đạo mầu qua ý tưởng cao đẹp của người xưa, đã dày công nối thừa chánh pháp Thiền Tịnh song tu, khiến cho đèn thiền sáng tỏ, pháp tịnh nghiêm bày, mong sao cho chúng sanh tiếp nhận pháp lành mười phương chư Phật, của Tổ sư mà cùng tiến tu đồng về bến giác.
Cũng chính vì vậy mà chúng tôi phát nguyện biên soạn quyển Thiền Tịnh song tu, ghi lại những ý tưởng cao đẹp, sâu sắc một dấu ấn trong đời đúng vào thời điểm Phật Pháp hưng thịnh từ trên 400 năm qua. Thành tâm tạ ân Tam bảo, kính lễ giác linh Tổ sư Nguyên Thiều bất diệt với thời gian. (soạn giả HT Thích Giác Quang).
3. 3 . Hệ thống truyền thừa phái Nguyên Thiều đời thứ 33 (bản 1)
ĐỜI THỨ 34:
Thành Đẳng – Minh Yêu (1704-1774)
Thành Nhạc – Ẩn Sơn
Minh Vật – Nhất Tri ( ?-1786)
ĐỜI THỨ 35:
Phật Lý – Linh Nhạc Từ Ân (1725-1821)
Phật Chí – Đức Hạnh
Phật...-Quảng Đức
Phật Chiếu – Linh Quang
Phật Bửu
Phật Định
Thiệt Thoại – Tánh Tường (1741-1817)
Thiệt Thành - Liễu Đạt (?-1823)
Phật Chí – Đức Hạnh
ĐỜI THỨ 36:
Tổ Chí Toàn...
Tổ Đức Bổn...
Tổ Chí Bi...
Tổ Kim – Từ Chơn
Tổ Thuận – Đức An
Lâm Đức Sơn – Phổ Chiếu
Tế Giác – Quảng Châu
Tế Lý – Quảng Đức
Tế Vĩnh – Quảng Nhơn
Tế Chánh – Bổn Giác
Tế Bổn – Viên Thường (1769-1848)
Tế Tánh – Chánh Trực
Tổ...?
ĐỜI THỨ 37:
Tiên Huệ – Tịnh Nhân
Tiên... – Viên Trừng
Tiên... – Toàn Chương
Tiên Đức – Tịnh Tạng
Đại Quang – Chí Thành – Chùa Phi Lai (Châu Đốc)
Đại Cơ – Đức Huân
Liễu Viên - Huệ Thông
Liễu Thông – Thiện Tánh
Liễu Xuân – Minh Chi
Liễu Đạo – Thành Tâm (1763 – 1721)
Tiên Đề – Chơn Phẩm
Tiên Huê – Tịnh Nhân
ĐỜI THỨ 38:
Minh Lý – Quảng Cư (Gia Trường)
Minh Tịnh – Bảo Châu (1889)
Minh Cần – Chánh Trung
Minh Quảng – Trí Tâm
Minh Hòa
Minh Thông – Hải Tuệ – chùa Thủ Huồng Chúc Thọ (Đồng Nai)
Minh Hỷ – Thiện Duyệt
Minh Khiêm – Hoằng Ân
Minh Vị – Mật Hạnh
Minh Phương – Chơn Hương
Minh Tài – Định Tuệ
Minh Giảng – Thiện Đạo
Minh Thị – Thiện Bảo
Đạo Trung – Thiện Hiếu
Đạo Huệ – Huyền Quang
Đạt Úy – Huệ Lưu (1857 – 1898)
Minh Nhơn – Hoàng Đức
Minh...?
Minh Chiếu – Chánh Thiện
ĐỜI THỨ 39:
Như Trí
Như Chơn – Thới Trực (1910)
Như Hóa – Hoằng Đạo (1866-1926)
Như Nhựt – Thiện Minh
Như Nhượng – Quảng Chơn
Như Sử – Tâm Quảng
Như Phòng – Hoằng Nghĩa
Như Nhu – Chơn Không
Như Nhãn – Từ Phong
Như Hiễn – Chi Thiển – Chùa Phi Lai (Châu Đốc) – Chùa Phước Tường (Thủ Đức)
Như Quy – Phật Ấn
Như Bằng – Từ Hóa
Như Chánh
Như Nhẫn – Chí Tâm
Như Luật
Tánh Thạnh – Quảng Thông
Tánh Thành – Viên Ngộ
Tánh Khoa – Đức Huyền
Như Chánh – Khánh Đình – Chùa Tân Sơn (Đồng Nai)
Như Niệm – Phước Đạt
Như Liễu – Bửu Minh
ĐỜI THỨ 40:
Kiểu Quang – Thái Biên
Kiểu Đắc – Định Hoa
Hồng Đồ – Thiên Hưng
Hồng Chí – Hoằng Tín
Kiêu Giáp – Định Tông
Hồng Đạo – Bửu Ý
Hồng Đại – Bửu Thanh
Hồng Hưng – Thạnh Đạo
Hồng Chí – Hoằng Tín
Hồng Từ – Huệ Nhơn – Chùa Giác Hải (Gia Định)
Hồng Tín – Huệ Thành
Hồng Diệp – Bửu Ngọc
Hồng Chí – Thiện Tri – Chùa Từ Ân (Gia Định)
Hồng Tri – Huệ Lạc
Kiểu Oai – Tâm Minh
Hải Hiệp – Từ Tạng
Hải Nguyên – Hoàng Đạo
Hải Thanh – Mật Khánh
Hồng Phước – Trí Đức – Chùa Huê Nghiêm (Thủ đức)
ĐỜI THỨ 41:
Nhựt Huân – Trí tấn
Nhựt Bảo – Hành Giác
Nhựt Nhơn – Trí Huyền (1907 – 1955) – Chùa Đại Giác (Gia Định)
Nhựt Sành – Thiện Như - Chùa Long Thạnh (Bà Hom)
Nhựt Thắng – Trí Minh – Chùa Bửu Phong (Đồng Nai)
Nhựt Dần – Thiện Thuận – Chùa Giác Lâm, Giác Viên (Tây Ninh)
Như Phước – Chơn Nghĩa – Chùa Phước Lâm (Tây Ninh)
Nhựt Giác – Huệ Đạt – Chùa Long Thiền (Đồng Nai)
Nhựt Giáo – Huệ Lâm
Thanh Thọ – Phát Chí
Thanh Hào – Bửu Quang
Thanh Dũng – Thiệt Minh
ĐỜI THỨ 42:
Lệ Nhơn – Nguyên Ngộ
Lệ Hạnh – Thiên Viên – Hiển Lâm Sơn Tự (Đồng Nai)
Trừng Tùng - Chơn Toại
Trừng Tịnh – Chơn Thiệt
Trừng Tài – Bổn Tánh
ĐỜI THỨ 43:
Tâm hòa – Chánh Khâm – Chùa Linh Sơn (Bà Đen Tây Ninh)
Tâm Minh – Chí Thắng – Chùa Đức Lâm (Gia Định)
Tâm Thành – Quảng Đường – Chùa Long Thọ (Thủ Dầu Một)
(Trích Thiền sư Việt Nam - HT Thích Thanh Từ)
3. 4 . Hệ thống truyền thừa phái Nguyên Thiều đời thứ 33 (bản 2) khai sơn Tổ đình Quốc Ân Kim Cang – HT Thích Minh Chánh, chức vụ thành viên Hội đồng Chứng minh, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm Trụ trì.
ĐỜI THỨ 34:
Thành Đẳng – Minh Yêu (1704-1774)
Thành Nhạc – Ẩn Sơn
Minh Vật – Nhất Tri ( ?-1786)
ĐỜI THỨ 35:
Phật Lý – Linh Nhạc Từ Ân (1725-1821)
Phật Chí – Đức Hạnh
Phật...-Quảng Đức
Phật Chiếu – Linh Quang
Phật Bửu
Phật Định
Thiệt Thoại – Tánh Tường (1741-1817)
Thiệt Thành - Liễu Đạt (?-1823)
Phật Chí – Đức Hạnh
ĐỜI THỨ 36:
Tổ Chí Toàn...
Tổ Đức Bổn...
Tổ Chí Bi...
Tổ Kim – Từ Chơn
Tổ Thuận – Đức An
Lâm Đức Sơn – Phổ Chiếu
Tế Giác – Quảng Châu
Tế Lý – Quảng Đức
Tế Vĩnh – Quảng Nhơn
Tế Chánh – Bổn Giác
Tế Bổn – Viên Thường (1769-1848)
Tế Tánh – Chánh Trực
Tổ...?
ĐỜI THỨ 37:
Tiên Huệ – Tịnh Nhân
Tiên... – Viên Trừng
Tiên... – Toàn Chương
Tiên Đức – Tịnh Tạng
Đại Quang – Chí Thành – Chùa Phi Lai (Châu Đốc)
Đại Cơ – Đức Huân
Liễu Viên - Huệ Thông
Liễu Thông – Thiện Tánh
Liễu Xuân – Minh Chi
Liễu Đạo – Thành Tâm (1763 – 1721)
Tiên Đề – Chơn Phẩm
Tiên Huê – Tịnh Nhân
ĐỜI THỨ 38:
Minh Lý – Quảng Cư (Gia Trường)
Minh Tịnh – Bảo Châu (1889)
Minh Cần – Chánh Trung
Minh Quảng – Trí Tâm
Minh Hòa
Minh Thông – Hải Tuệ – chùa Chúc Thọ (Đồng Nai)
Minh Hỷ – Thiện Duyệt
Minh Khiêm – Hoằng Ân
Minh Vị – Mật Hạnh
Minh Phương – Chơn Hương
Minh Tài – Định Tuệ
Minh Giảng – Thiện Đạo
Minh Thị – Thiện Bảo
Đạo Trung – Thiện Hiếu
Đạo Huệ – Huyền Quang
Đạt Úy – Huệ Lưu (1857 – 1898)
Minh Nhơn – Hoàng Đức
Minh...?
Minh Chiếu – Chánh Thiện
ĐỜI THỨ 39:
Như Trí
Như Chơn – Thới Trực (1910)
Như Hóa – Hoằng Đạo (1866-1926)
Như Nhựt – Thiện Minh
Như Nhượng – Quảng Chơn
Như Sử – Tâm Quảng
Như Phòng – Hoằng Nghĩa
Như Nhu – Chơn Không
Như Nhãn – Từ Phong
Như Hiễn – Chí Thiền – Chùa Phi Lai (Châu Đốc) – Chùa Phước Tường (Thủ Đức)
Như Quy – Phật Ấn
Như Bằng – Từ Hóa
Như Chánh
Như Nhẫn – Chí Tâm
Như Luật
Tánh Thạnh – Quảng Thông
Tánh Thành – Viên Ngộ
Tánh Khoa – Đức Huyền
Như Chánh – Khánh Đình – Chùa Tân Sơn (Đồng Nai)
Như Niệm – Phước Đạt
Như Liễu – Bửu Minh
ĐỜI THỨ 40:
Kiểu Quang – Thái Biên
Kiểu Đắc – Định Hoa
Hồng Đồ – Thiên Hưng
Hồng Chí – Hoằng Tín
Kiêu Giáp – Định Tông
Hồng Đạo – Bửu Ý
Hồng Đại – Bửu Thanh
Hồng Hưng – Thạnh Đạo
Hồng Chí – Hoằng Tín
Hồng Từ – Huệ Nhơn – Chùa Giác Hải (Gia Định)
Hồng Ân – Hoằng Thông (Long Sơn cổ tự)
Hồng Tín – Huệ Thành (Tổ đình Long Thiền)
Hồng Diệp – Bửu Ngọc
Hồng Chí – Thiện Tri – Chùa Từ Ân (Gia Định)
Hồng Tri – Huệ Lạc
Kiểu Oai – Tâm Minh
Hải Hiệp – Từ Tạng
Hải Nguyên – Hoàng Đạo
Hải Thanh – Mật Khánh
Hồng Phước – Trí Đức – Chùa Huê Nghiêm (Thủ đức)
ĐỜI THỨ 41:
Nhựt Huân – Trí tấn
Nhựt Bảo – Hành Giác
Nhựt Nhơn – Trí Huyền (1907 – 1955) – Chùa Đại Giác (Gia Định)
Nhựt Sành – Thiện Như - Chùa Long Thạnh (Bà Hom)
Nhựt Thắng – Trí Minh – Chùa Bửu Phong (Đồng Nai)
Nhựt Dần – Thiện Thuận – Chùa Giác Lâm, Giác Viên (Tây Ninh)
Như Phước – Chơn Nghĩa – Chùa Phước Lâm (Tây Ninh)
Nhựt Giác – Huệ Đạt – Chùa Long Thiền (Đồng Nai)
Nhựt Ý – Thiện Phước (Tổ đình Linh Sơn, núi Dinh, Bà Rịa 1924-1986)
Nhựt Giáo – Huệ Lâm
Thanh Thọ – Phát Chí
Thanh Hào – Bửu Quang
Thanh Dũng – Thiệt Minh
ĐỜI THỨ 42:
Lệ Nhơn – Nguyên Ngộ
Lệ Hạnh – Thiên Viên – Hiển Lâm Sơn Tự (Đồng Nai)
Trừng Tùng - Chơn Toại
Trừng Tịnh – Chơn Thiệt
Trừng Tài – Bổn Tánh
ĐỜI THỨ 43:
Tâm hòa – Chánh Khâm – Chùa Linh Sơn (Bà Đen Tây Ninh)
Tâm Minh – Chí Thắng – Chùa Đức Lâm (Gia Định)
Tâm Thành – Quảng Đường – Chùa Long Thọ (Thủ Dầu Một)
HT Thích Giác Quang trích trong Thiền sư Việt Nam, bản biên soạn HT Thiền sư Thích Thanh Từ
Lời thêm (bổ sung theo tư liệu):
Ban nghiên cứu biên soạn về ngôi Tổ Đình Quốc Ân Kim Cang xin được nêu ý kiến: theo tư liệu thì đa phần do chiến tranh Trịnh Nguyễn, chiến tranh Việt Pháp, chiến tranh Việt Mỹ nên các chùa Phật bị đốt cháy, có chùa bị cháy nhiều lần nên không còn tài liệu kê cứu (như Tổ Đình Quốc Ân Kim Cang).
Sách "Bình Dương danh lam chùa cổ", TT Thích Huệ Thông biên soạn, do Sở Văn Hóa Thông Tin Bình Dương ấn hành năm 2008, trang 108 nói: Năm Quý mẹo (1903) ngài Hồng Ân – Quảng Chánh đời thứ 39, đệ tử của Hòa Thượng Như Tường kế vị Trụ trì Long Sơn cổ tự, tọa lạc tại Tân Ba, Tân Uyên, Biên Hòa; nay là Bình Dương. Năm 1941 Hòa Thượng Trí Châu-Hồng Thông, đời thứ 40 (sanh năm Kỷ Dậu, 1909) tại làng Thới Hòa, Tân Uyên, nối nghiệp mạng mạch Phật pháp làm Trụ trì. Đến năm 1956 Hòa Thượng Hồng Thông-Trí Châu có đệ tử là Nhựt Ý – Thiện Phước thuộc thế hệ 41, Lâm tế Gia phổ, làm Trụ trì Tổ đình Linh Sơn, núi Dinh, Bà Rịa; đồng thời là Tông chủ sáng lập Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, hiện nay rất thịnh hành... (sách dẫn, trang 108).
Ngày mùng 8/4/Bính Ngọ (1966) Hòa Thượng Nhựt Ý-Thiện Phước sáng lập Quan Âm Tu Viện, xã Bửu Hòa, Biên Hòa. Ngày 20/01/1967 (Đinh Mùi) thành lập Tỉnh Hội Phật Giáo Tịnh Độ Tông Việt Nam tỉnh Biên Hòa. Ngày 15/7/Đinh Mùi (1967) tổ chức đại hội chư Tăng Ni, Phật tử trong tông phong, tại Tây viện Quan Âm Tu Viện khai sơn môn phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng hoằng hóa pháp môn niệm Phật, hiện nay môn phong nầy có 150 Tự Viện trên toàn quốc.(sách đã dẫn - HT Thích Giác Quang)
3. 5. Tổ sư Thiện Diệu – Liễu Quán:
Trước khi bàn qua pháp Thiền Tịnh song tu chúng tôi xin ghi lại về tông tịch tiểu sử và công lao của Tổ sư Thiệt Diệu-Liễu Quán. Vị Tổ sư mà từ thời tôi còn làm Tăng sinh cách đây trên 52 năm, cho đến hôm nay làm Hòa Thượng vẫn kính ngưỡng Ngài tuyệt đối với những hạnh lành "ấu niên xuất gia"
Theo Thượng tọa Thích Thái Hòa Tổ sư họ Lê, húy Thiệt Diệu, tự Liễu Quán, sinh giờ Thìn, ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức ngày 01 tháng 01 năm 1668, tại làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Mất mẹ năm sáu tuổi, Tổ muốn xuất gia, phụ thân liền đưa đến chùa Hội Tôn ở Phú Yên đảnh lễ Hòa Thượng Tế Viên để cầu thọ giáo.
Hòa Thượng Tế Viên viên tịch, trải qua bảy năm, Tổ đã băng đèo vượt suối từ Phú Yên ra đất Thuận Hóa đến núi Hàm Long tức là chùa Báo Quốc ngày nay đảnh lễ Giác Phong Lão Tổ thỉnh cầu tu học.
Đến năm Tân Mùi, năm 1691, sau khi xuống tóc vừa một năm, Tổ trở lại quê nhà hái củi nấu cháo, phụng dưỡng phụ thân, thắm thoắt bốn năm, thì phụ thân qua đời.
Con Đường Hướng Thượng Và Công Án
Năm Ất Hợi, tức năm 1695, Tổ trở lại Thuận Hóa đảnh lễ Hòa Thượng Trường Thọ – Thạch Liêm cầu thọ Sa di giới tại chùa Thiền Lâm do Hòa Thượng Trường Thọ - Thạch Liêm làm đàn đầu.
Năm Đinh Sửu, tức năm 1697, Tổ cầu thọ cụ túc giới tại giới đàn chùa Từ Lâm, Thuận Hóa do Hòa Thượng Từ Lâm làm đàn đầu.
Năm Kỷ Mão, tức năm 1699, sau hai năm thành tựu giới thể cụ túc, Tổ sống đời đạm bạc và đi tham học với các bậc thạc đức cao tăng chốn Tòng lâm ở Thuận Hóa. Bấy giờ Tổ thường tự nghĩ: “Hà pháp tối vi đệ nhất, ngã quyết xả thân mạng, y pháp tu hành - Pháp nào là vi diệu tối thượng bậc nhất, ta nguyện quyết xả thân mạng, y vào pháp đó tu hành”.
Năm Nhâm Ngọ, tức năm 1702, Tổ nghe danh Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung ở chùa Ấn Tôn, tức Từ Đàm ngày nay, là bậc Thầy số một, khéo dạy người tham thiền và niệm Phật. Tổ liền đến chùa Ấn Tôn đảnh lễ Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung để tham học.
Bấy giờ, Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung dạy Tổ tham công án: “Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ - Vạn pháp về một, một về chỗ nào?”.
Sau khi tiếp nhận công án, trải qua tám, chín năm dồn hết sức lực tham thiền quán chiếu, công án chưa được vỡ tung, tâm bỗng hoang mang, nhân khi đọc “Truyền đăng lục”, tới câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ - Chỉ vật để truyền tâm, ấy là chỗ mà người không lãnh hội”, thì Tổ liền hoát nhiên tự ngộ.
Năm Mậu Tý, tức năm 1708, Tổ liền đến chùa Ấn Tôn trình lên Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung về sự ngộ chỉ của mình.
Tổ trình chứng: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ - Chỉ vật để truyền tâm, ấy là chỗ mà người không lãnh hội”.
Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung hỏi: “Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương, tuyệt hậu tái tô khi quân bất đắc - Vực thẳm buông tay, tự mình khẳng định thừa đương; chết đi sống lại không thể xem thường” là thế nào?
Tổ vỗ tay cười ha hả.
Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung bảo: Chưa phải ở đó!
Tổ đáp: “Bình truy nguyên thị thiết - Quả cân vốn là sắt”.
Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung bảo: Chưa phải.
Sáng hôm sau, Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung thấy Tổ đi ngang qua, lại liền gọi và bảo: “Công án hôm qua chưa xong, trình lại xem nào?”.
Tổ liền thưa: “Tảo tri đăng thị hỏa, phạn thục dĩ đa thời! - Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi!”.
Bấy giờ, Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung mới có lời khen, nhưng chưa ấn chứng.
Từ đó, Tổ ẩn cư ở núi Thiên Thai ăn rong ở hồ, uống nước ở suối, để chuyên sâu thiền quán và thỉnh thoảng đi hành cước để tham vấn lý đạo với các bậc cao đức ở trong chốn Tòng lâm.
Mùa hạ năm Nhâm Thìn, tức là năm 1712, Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung đến Quảng, sách tấn an cư toàn viện, Tổ liền trình lên bài kệ “Dục Phật - Tắm Phật”.
Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung hỏi:
“Tổ Tổ tương truyền, Phật Phật thọ thọ, vị thẩm truyền thọ cá thậm ma? - Tổ Tổ truyền nhau, Phật Phật trao nhận, vậy các Ngài truyền thọ với nhau cái gì?”
Tổ đáp:
“Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng,
Quy mao phất tử trọng tam cân”.
Nghĩa là:
“Măng đá nhảy ra dài một trượng
Lông rùa phe phẩy nặng ba cân”.
Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung:
“Cao cao sơn thượng hành thuyền
Thâm thâm hải để tẩu mã”.
Nghĩa là:
“Núi cao vời vợi chiếc thuyền chèo
Biển thẳm ngút ngàn con ngựa chạy”.
Tổ đáp:
“Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống
Một huyền cầm tử tận nhật đàn”.
Nghĩa là:
“Trâu đất sừng gãy thâu đêm rống
Cầm tử dây đứt suốt ngày đàn”.
Tổ sư đối ứng trong chớp mắt, lý sự tương dung bất nhất, bất nhị, như nước yên, tức thì trăng hiện không trước không sau, tâm cảnh nhất như không đến không đi, siêu việt niệm tưởng, nên đã được Hòa Thượng Minh Hoằng – Tử Dung ấn chứng tâm tông.
Mở rộng Tâm tông
Từ đó, phong quang rực sáng, pháp thân độc lộ Tòng lâm, núi Thiên Thai tức là chùa Thuyền Tôn ở Huế ngày nay, nơi trú xứ Tổ đã chấn rung tích trượng liền trở thành một trung tâm tu học và truyền bá Phật Pháp ở đất Phú Xuân – Thuận Hóa bấy giờ.
Tại Phú Xuân – Thuận Hóa, Tổ đã chu du giáo hóa thuyết pháp tại nhiều trú xứ, từ núi Thiên Thai - Phú Xuân đến Đồng Xuân - Phú Yên và các vùng phụ cận.
Tổ đã mở nhiều giới đàn để truyền giới pháp cho hàng xuất gia và tại gia.
Giới đàn đầu mùa xuân năm Nhâm Tuất, tức năm 1742 được Tổ tổ chức tại chùa Viên Thông dưới chân núi Ngự Bình là giới đàn sau cùng, trước khi Tổ viên tịch.
Trên bước đường hành đạo, Tổ đã xuất thi kệ truyền thừa như sau:
“Thiệt tế đại đạo
Tánh hải thanh trừng
Tâm nguyên quảng nhuận
Đức bổn từ phong
Giới định phước huệ
Thể dụng viên thông
Vĩnh siêu trí quả
Mật khế thành công
Truyền trì diệu lý
Diễn xướng chánh tông
Hạnh giải tương ưng
Đạt ngộ chân không”.
Nghĩa là:
“Thực tế đường lớn
Biển tánh lắng trong
Nguồn tâm nhuần khắp
Gốc đức từ phong
Giới định phước huệ
Thể dụng viên thông
Trí quả vĩnh siêu
Thầm hợp thành công
Truyền giữ lý mầu
Tuyên dương chánh tông
Biết làm đồng nhất
Đạt ngộ chân không”.
Bấy giờ, các chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), Ninh Vương Nguyễn Phúc Trú (1725 -1738), Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765), nghe danh đức và đạo phong của Tổ, đã nhiều lần cung thỉnh Tổ vào phủ Chúa để tham học, nhưng Tổ đều từ chối, vì chỉ ưa thích sống với núi rừng.
Những Ngày Cuối Cùng
Cuối mùa Thu năm Nhâm Tuất (1742), Tổ chỉ bệnh nhẹ. Vào giữa tháng mười, Tổ gọi đồ chúng mà bảo: “Ngô tương quy hĩ, thế duyên dĩ tận - Duyên đối với thế gian đã hết, Tôi sắp về vậy!”. Mọi người đứng bên đều khóc. Tổ dạy: “Quý vị tại sao lại buồn khóc? Chư Phật xuất thế còn thị hiện Niết bàn. Tôi nay đến đi rõ ràng, về ắt có chỗ. Quý vị hãy vâng hành đừng có buồn khóc!”.
Vào tháng 11 năm Nhâm Tuất, trước khi mất vài ngày, Tổ ngồi ngay thẳng viết thi kệ thị tịch như sau:
“Thất thập dư niên thế giới trung
Không không sắc sắc diệc dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn mang vấn Tổ tông”.
Nghĩa là:
“ Hơn bảy mươi năm giữa cõi đời
Không không sắc sắc thảy dung thông
Sáng nay nguyện mãn về quê cũ
Nào phải bôn ba hỏi Tổ Tông”.
Sau khi viết xong thi kệ thị tịch, Tổ dạy môn đồ rằng: “Câu nói sau cùng của Lão Tăng sống đạo là gì? Lồng lộng nguy nga, huy hoàng rực rỡ. Xưa đến, nay đi. Muốn hỏi chỗ trọng yếu đến đi thế nào? Kìa trời biếc lắng trong, trăng thu vằng vặc, toàn thân hiển lộ nơi sa giới đại thiên. Lời pháp sau cùng của ta, quý vị hãy nghĩ suy, vô thường nhanh chóng, Bát nhã phải tinh cần học tập. Đừng vội quên lời ta, mỗi vị hãy tự mình tinh tấn lên!”.
Ngày 22 tháng 11 năm Nhâm Tuất, tức ngày 18 tháng 12 năm 1742, sau khi uống trà, pháp thoại và hành lễ buổi sáng xong, Tổ hỏi mấy giờ? Môn đồ đáp là giờ Mùi, Tổ liền an nhiên thị tịch.
Tổ hưởng thọ 76 tuổi, ghi theo bia ký; Tổ hưởng thọ 74 tuổi, tính theo niên đại sinh và tịch, 43 năm được truyền y bát, 34 năm thuyết pháp độ sanh, đệ tử xuất gia kế thừa pháp có 49 vị, đệ tử tại gia có đến ngàn, vạn người.
Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765) quý trọng đạo hạnh của Tổ, cung kính dâng lên Tổ thụy hiệu: “Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng” để khắc vào bia.
Sau khi Tổ viên tịch gần ba tháng, nhục thân của Ngài đã được môn đồ cung tiễn đến nhập bảo tháp vào ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi (1743).
Tổ sư Thiệt Diệu – Liễu Quán truyền thừa Chánh Pháp Nhãn Tạng đời 72 từ Tổ Ca Diếp Ấn Độ; đời thứ 35 từ phái thiền Lâm Tế - Nghĩa Huyền ở Trung Hoa và là vị Sơ Tổ của phái thiền Liễu Quán ở Việt Nam.
Hiện nay tại Biên Hòa-Đồng Nai, phường Tân Tiến có chùa Phi Lai, do đại lão Hòa Thượng Thích Diệu Tâm, làm Viện Chủ, Thượng Tọa Thích Thiện Đạo làm Trụ trì. Hằng năm Hòa Thượng Viện chủ tổ chức cúng huý kỵ Tổ sư rất trang nghiêm long trọng, hàng tứ chúng hàng ngàn người câu hội tưởng niệm Tổ sư.
Thi kệ thị tịch với kinh Kim Cang
Đọc thi kệ Thị tịch của Tổ sư Thiệt Diệu – Liễu Quán, thấy Tổ đã chỉ cho ta rõ, Ngài từ đâu đến và đi về đâu.
Kệ rằng:
“Thất thập dư niên thế giới trung
Không không sắc sắc diệc dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn mang vấn Tổ tông”.
Nghĩa là:
“ Hơn bảy mươi năm giữa cõi đời
Không không sắc sắc thảy dung thông
Sáng nay nguyện mãn về quê cũ
Nào phải bôn ba hỏi Tổ Tông”.
Ở Kinh Kim Cang nói rằng: “Nếu có thế giới, thì đó chỉ là một tướng tập hợp. Như Lai nói một tướng tập hợp, vốn không phải là một tướng tập hợp, nên gọi là một tướng tập hợp”.
Kinh Kim Cang nói, thế giới chỉ là “một tướng tập hợp”, thì ở trong thi kệ thị tịch, Tổ Liễu Quán dạy: “Không không sắc sắc diệc dung thông”. Tại sao Tổ dạy, “Không không sắc sắc diệc dung thông”? Vì thế giới nầy chỉ là một tướng tập hợp mà tự tính của nó là Không, là rỗng lặng, không hề mang tính ngã và pháp, nên không có mặt trong sắc và tự thể của sắc ấy là không; không làm nền tảng cho mọi sắc tướng biểu hiện và mọi sắc tướng biểu hiện là biểu hiện từ nơi không, nên Tổ dạy “không không sắc sắc diệc dung thông”.
“Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý = Sáng nay nguyện mãn về quê cũ”. Các phiền não thuộc về ngã tưởng, phi ngã tưởng; thuộc về pháp tưởng và phi pháp tưởng đều đã bị nhiếp phục và chặt đứt bởi Tuệ giác Kim cang, khiến cho tâm hoàn toàn ở vào trạng thái yên tịnh, quê hương đích thực hiện ra. Quê hương ấy là tự tánh thanh tịnh hay Niết bàn tuyệt đối.
Gốc rễ của phiền não bị Tuệ giác Kim Cang nhiếp phục và chặt đứt, Niết bàn hay quê hương đích thực hiện ra, đó là nguyện mãn của người tu và giây phút nguyện mãn đó, chính là “kim triêu”.
Tổ tông của muôn vật ở đâu? Chính là tánh - không ở ngay nơi muôn vật. Tổ Nguyên Thiều dạy: “Đường đường vật phi vật; Liêu liêu không vật không”, còn Tổ Liễu Quán lại chỉ ra cho ta rằng: “Không không sắc sắc diệc dung thông”.
Mỗi khi đã giác ngộ “vật phi vật, không vật không” hay “không không sắc sắc diệc dung thông”, thì chính ngay nơi đó là Tổ tông, là Như Lai mà ở Kinh Kim Cang, đức Phật dạy cho Tôn giả Tu bồ đề rằng: “Nếu có người nói rằng, Như Lai có đến, có đi, có ngồi, có nằm là người ấy không hiểu được ý nghĩa lời nói của Như Lai. Tại sao? Vì Như Lai không đến từ đâu, cũng không đi về đâu”. Và cũng vì vậy mà Tổ Liễu Quán dạy “hà tất bôn mang vấn tổ tông?”. Tổ Tông ấy, chính pháp thân thường trú của hết thảy thân, là tự tánh thanh tịnh ở nơi tâm và là pháp tánh thanh tịnh bất sanh diệt ở nơi muôn vật, là “đại thiên sa giới lộ toàn thân”, chứ không phải Tổ tông ở Ấn độ, ở Trung hoa hay ở nơi bất cứ Tông phái, Tông môn nào để phải nhọc công kiếm tìm!
Thời Chúa Nghĩa - Nguyễn Phúc Thái (1687 – 1691), đã cho sứ giả sang Trung Hoa thỉnh Thạch Liêm Hòa Thượng phái thiền Tào Động đến Thuận Hóa để hoằng hóa và mở đại giới đàn, nhưng không thành, rồi đến chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), cũng đã cho sứ giả sang Trung Hoa cầu thỉnh Thạch Liêm Hòa Thượng đến Thuận Hóa để hoằng hóa và mở đại giới đàn tại chùa Thiền Lâm, năm Ất hợi (1695), Chúa đã quy y và thọ Bồ tát giới với Thạch Liêm Hòa Thượng phái Tào Động tại giới đàn nầy.
Trước khi Thạch Liêm Hòa Thượng được chúa Nguyễn Phúc Chu thỉnh đến Thuận Hóa để hành đạo, mở giới đàn, thì bấy giờ trên đất Thuận Hóa phái Thiền Lâm Tế đã được phát triển với sự có mặt của các Ngài như: Hoán Bích – Nguyên Thiều khai sơn chùa Vĩnh Ân, tức là chùa Quốc Ân hiện nay; Minh Hoằng – Tử Dung, khai sơn chùa Ấn Tôn, tức Từ Đàm hiện nay; Minh Hải – Pháp Bảo, khai sơn chùa Chúc Thánh, ở Hội An, Quảng Nam và nhiều vị cao Tăng khác của Thiền phái Lâm Tế, ở Đàng trong.
Trong những biến động lịch sử của thời chúa Nguyễn Phúc Chu, các Thiền sư ở trong phái thiền Lâm Tế, có thể đã bị Chúa nghi ngờ, nên Chúa phải nhọc công tìm kiếm một phái thiền khác để ủng hộ mình, ấy là phái Thiền Tào Động mà Thạch Liêm Hòa Thượng là tiêu biểu cho một trong những khuôn mặt sáng của Thiền học Trung Hoa bấy giờ.
Chính do nghi tâm của chúa Nguyễn Phúc Chu, đối với các Thiền sư phái Thiền Lâm Tế, khiến Chúa phải nhọc công, nhọc tâm tìm kiếm Tổ tông ở bên ngoài.
Nên, bài kệ thị tịch của Tổ sư Liễu Quán vừa có tính tác dụng giác tỉnh nội quán, để thể chứng pháp thân thường trú hay thể tính không, bất sinh, bất diệt, nơi tự tâm và vạn hữu, đồng thời cảnh báo cho học trò và những thế hệ tiếp sau, đừng dong ruổi tìm cầu Thầy Tổ bên ngoài, mà luống uổng công phu tu tập và đồng thời cũng cảnh báo cho những người lãnh đạo xã hội đương thời, không nên biến Tổ tông trở thành một công cụ sắc thanh, danh tướng để phục vụ cho thời đại, mà cụ thể là danh tướng cho bản ngã của chính mình.
Tổ tông là bản thể rỗng lặng xưa nay, tại thánh không tăng, tại phàm không giảm, tại sinh không sinh, tại diệt không diệt, nghiễm nhiên độc lộ, rõ ràng như vậy mà không thấy, nên khi gặp Tổ Minh Hoằng – Tử Dung, Ngài Liễu Quán mới than: “Tảo tri đăng thị hỏa, phạn thục dĩ đa thì = Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi”. Và trước đó gần cả ngàn năm, Tổ Huệ Năng đã từng than: “Nào ngờ đâu tự tánh vốn thanh tịnh, tự tánh vốn không sanh diệt, tự tánh vốn đầy đủ hết thảy thiện pháp, tự tánh vốn không lay động, tự tánh năng sanh vạn pháp…”.
Như vậy, Kinh Kim Cang đến Tổ Liễu Quán, ta thấy nằm gọn ở trong câu kệ thị tịch của Ngài là “không không sắc sắc diệc dung thông” vậy.
Từ khi Tổ Thiệt Diệu – Liễu Quán viên tịch đến nay, đã trải dài 268 năm. Đạo mạch do Tổ quật khai, tâm tông do Tổ lãnh hội từ Ngài Minh Hoằng – Tử Dung và tuyên dương, ngày nay với dòng kệ Thật Tế Đại Đạo - Tánh Hải Thanh Trừng – Tâm Nguyên Quảng Nhuận – Đức Bổn Từ Phong… không những đã tỏa rộng khắp mọi miền đất nước mà còn tỏa rạng đến nhiều châu lục trên thế giới.
Đúng như lời Tổ dạy, trước khi viên tịch: “ Kìa trời biếc lắng trong, trăng thu vằng vặc, toàn thân hiển lộ nơi sa giới đại thiên!”.