Tiên đức thường cho rằng: “Giáo-môn
Tịnh-độ cực kỳ rộng lớn, sâu xa, nhiếp hết mọi căn cơ, trình độ từ bực
thượng thánh đến kẻ hạ phàm, khế hợp với mọi gia tầng trí thức, bình
dân, thì có vô số nhiều như Hằng sa”.
Trên đây là lời của Thiền sư Tông Bổn
đã phát biểu trong sách QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ.
Riêng luận về đường lối tịnh độ, trì
danh, quán tưởng Phật A-Di-Đà, cầu sanh thế giới An-Lạc, thì Đức Thế-Tôn
Thích-Ca-Mâu-Ni đã nói rõ ràng trong ba kinh chính. Đó là : Phật Thuyết
Vô-Lượng-Thọ Phật kinh, Quán-Vô-Lượng-Thọ-Phật kinh, Phật Thuyết
A-Di-Đà kinh.
Trong ba kinh này, có kinh trình bày
rộng rãi tổng quát, có kinh trình bày sâu sắc tinh vi, có kinh thuyết
minh một cách tóm lược, nhưng có ba kinh dạy về đường lối tu hành của
Bồ-tát đạo, cho nên BA KINH TỊNH ĐỘ đều nhiếp về bí tạng của
Bồ-tát-thừa.
Như kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật
chẳng hạn, đức Thế-Tôn đã thuật lại đầy đủ chi tiết về nhơn-địa phát-tâm
của Phật A-Di-Đà, khi còn là Tỳ kheo Pháp-Tạng, đã đối trước đức Thế
Tự-Tại-Vương Như-Lai mà phát 48 đại nguyện thù thẳng cao cả, để
trang-nghiêm Phật độ, nhiếp hóa chúng sanh.
Đức Phật cho biết về thời kiếp lâu xa
mà ngài Pháp-Tạng đã tu lục-độ vạn hạnh, đức Phật thuật rõ chánh đạo.
Y-báo của Phật A-Di-Đà và Thánh chúng Cõi An-Lạc, từ thân tướng, thọ
mạng cho đến vạn vật trong toàn quốc độ. Nơi quyển Hạ, đức Phật nó về
Công đức, trí tuệ, thần biến của Thánh chúng cõi ấy. Phần sau quyển Hạ,
ngài nói đến chánh-báo, y báo ở cõi Ta-bà vào thời Ngũ-trược với năm mối
đại ác, năm nỗi đớn đau, năm sự thiêu đốt. Sau cùng, đức Phật huyền ký
kinh này đối với thời đại Mạt-pháp.
Về kinh Thập-Lục-Quán, duyên khởi là do
thái tử A-XÀ-THẾ nghịch hại cha mẹ, hoàng hậu Vi-Đề-Hy, mẹ của thái tử,
trong một hoàn cảnh vô cùng đau khổ, tuyệt vọng, bà đã cầu cứu đến Phật
và xin ngài chỉ cho đường lối tu hành, để khỏi tái sanh cõi này, vì
“phải sống chung đụng với người xấu ác”.
Nhơn sự thưa thỉnh của Vi-Đề-Hy, đức
Thế-Tôn dạy về 16 pháp quán để được sanh cõi nước Cực-Lạc của Phật
A-Di-Đà.
Nội dung 16 pháp quán vô cùng tinh vi,
sâu thẳm, mà cổ nhân cho rằng “đều nhiếp vào trung đạo diệu quán, phi
hữu, phi vô”
Ngoài sự chỉ dạy tinh tường các môn
diệu-quán, Phật cũng thuyết minh chúng-hạnh vãng sanh và sự Trì danh
phát nguyện. Bởi những quán pháp tinh diệu này mà học giới Trung Hoa và
Việt Nam
đều xem Quán kinh có một tầm mức vô cùng quan trọng trong số ba kinh.
Đặc biệt hơn nữa, đức Phật cho biết, những ai thành tựu mười niệm trong
lúc lâm chung, cũng được dự vào hải-hội Liên trì. Cho nên kinh Thập Lục
Quán có một giá trị khích lệ vô song, đối với những người tự xét biết
biết mình tạo nhiều tội nặng, khó khỏi ác đạo.
*
Đến kinh Tiểu Bổn A-Di-Đà, đức Phật
lược tả thế giới Cực Lạc với phầny-chánh cõi ấy. Kính này Phật dạy
phương tiện Trì danh hiệu Phật A-Di-Đà và phát nguyện hồi hướng.
Tuy nói Tiểu bổn, mà thật sự ra, tầm
mức rộng lớn thì không khác gì các kinh lớn kia. Bởi vì đức Như-Lai nói
kinh Tiểu bổn này, không phải chỉ để thính chúng trong hội Kỳ-Viên hoặc
các thiên chúng ở các từng trời nơi cõi Ta-bà này nghe, mà ngài dùng
tiếng nói rỗng suốt (lê-âm) để nói kinh này. Do đó, Hằng sa chư Phật
mười phương, đều bảo Bồ-tát Thanh-văn nước mình (đang nghe lời nói của
Phật Thích-Ca) hãy nên tin nhận những lời nói của Phật Thích-Ca-Mâu-Ni,
khen ngời Phật A-Di-Đà.
Xét qua nội dung ba kinh nói trên,
chúng ta không thấy có sự mâu-thuật nào, mà là bổ sung, khai triển cho
nhau, để người tu tùy sở thích mà chọn một trong các đường lối tu tập.
Hoặc tu Lục-độ, hoặc tư duy quán tưởng, hoặc chuyên trì danh hiệu hoặc
mỗi ngày thập niệm…
Bởi tính cách quí báo này mà BA KINH
TỊNH ĐỘ rất thiết yếu, rất thân thiết cho mọi giới tu học xuất gia cũng
như tại gia, vì cần phải có để “trắc nghiệm” lại những “cảnh giới trải
qua” khi công phu có sự tăng tiến.
Từ trước đến nay, khoảng 40 năm trở
lại, đã có nhiều bản Việt dịch về ba kinh này, nhưng trung thực mà nói,
các bản dịch ấy thích hợp với sự khảo cứu hơn là phúng tụng. Tìm cho
được một bản để làm khóa tụng nguyên văn bổn Hán.
Tình trạng này là một thiệt thòi lớn
cho Phật tử Việt-nam. Bởi vì, biết bao nhiêu người tự cho mình theo con
đường của môn Tịnh độ, mà khi hỏi về ý nghĩa một trong ba kinh, họ rất
lúng túng không biết giải thích ra sao. Đến như nhiều vị tăng lữ được
gọi là “có khả-năng” giảng thuyết kinh giáo, song những vị ấy, ít thấy
có người khai-triển phát-huy về Ba kinh này.
Bởi những dữ-kiện như trên, chúng tôi
với hoài bảo đóng góp vào kinh điển Việt dịch của nước nhà cũng là cung
ứng cho những vị có lòng nhiệt thành, muốn có những Kinh Việt ngữ vừa
gọn vừa dễ hiểu để làm nhựt khóa tụng tập, chúng tôi gắng sức dịch đủ ba
kinh được nói trên đây. Tuy nhiên, với sức trí cạn của kẻ phàm dung,
chắc chắn không khỏi tránh điều quê vụng, mong bực thức giả hoan hỉ bố
giúp.
Trọng Đông năm Tân Mùi 1991
Người dịch kính ghi