A. THÍCH ÐỀ
1. Ðề Luận
Vãng sanh Tịnh Ðộ Luận
nguyên tên là Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Ðề Xá Nguyện Sanh Kệ.
Luận có 2 loại: Tôn Kinh Luận và Thích Kinh Luận. Tôn Kinh luận
là Chư Tổ dựa vào ý kinh tự lập ra luận. Thích Kinh luận
là các Tổ cứ y theo kinh văn giải thích thành luận. Bộ Luận
Vãng Sanh Tịnh Ðộ này là Tôn Kinh Luận do đó luận cũng chính
là Ðề Kinh.
Kinh Vô Lượng Thọ là một
trong 3 bộ kinh cốt yếu lập thành tông Tịnh Ðộ là Kinh Vô
Lượng Thọ, Kinh A Di Ðà và Quán Vô Lượng Thọ Kinh. Luận này
dựa vào kinh Vô Lượng Thọ lập nghĩa nên được gọi là
Vô Lượng Thọ Kinh Luận. Vô Lượng Thọ là hồng danh của
Ðức Phậ, tiếng Phạn là AMITABHA, dịch âm là A Di Ðà có
nghĩa là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, nhưng chủ yếu là
Vô Lượng Thọ, nên hầu hết các kinh đều dịch Vô Lượng
Thọ..
Chữ Vô có nghĩa là
Không, chữ Lượng có nghĩa là số lượng. Riêng về chữ Lượng
có 4 loại:
-
Không gian lượng là chỉ thể tích trong
không gian, những vật có chiều rộng, dài, cao chiếm một
khoảng trong không gian. Toán Kỷ Hà Học đã tính được
lượng này.
-
Thời lượng: Tính bằng thời gian lấy
sát na làm đơn
vị đến giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm…gọi là
thời lượng.
-
Trọng lượng: Tính sức nặng đơn
vị nó là lượng, cân, ký, tấn…
-
Số lượng: Tính từ số 1 đế A Tăng Kỳ số.
Thế nào gọi là vô lượng? Phàm
cái gì có thể dùng lời mà nói được , dùng ý thức có
thể suy nghĩ đều thuộc về 4 lượng tính toán trên. Nếu
vượt qua các lượng tức là hết tất cả tính toán trên.
Nếu vượt qua các lượng tức là hết tất cả tướng nói
năng, lìa hết tướng tâm có thể duyên. Thực mà nói: Dứt
cả lời nói, tâm làm đều tịch diệt, tình cảnh không thể
nghĩ bàn gọi là Vô Lượng.
Thọ là sống lâu. Nếu lấy
trăm ngàn tuổi tính đến kiếp số của sự thọ mạng, bất
cứ cái gì còn tính được
đều không thể gọi là vô lượng. Cái
gì không thể tính lấy ngôn ngữ, tư tưởng có thể suy gọi
là vô lượng.
KINH: Phàm những lời Phật
nói ra hoặc đệ tử nói ra mà Phật ấn khả gọi đó là
kinh. Kinh còn gọi là Khế Kinh tức là trên khế hợp với lý
Phật, dưới khế hợp căn cơ chúng sanh. Các Bồ Tát y theo
Tôn yếu mà sáng tác, hoặc chú thích thuật tác thoe Kinh gọi
là Luận. Lúc Phật còn ở trong đời, hằng này sinh hoạt với
đệ tử, quy định
những điều luật để đệ tử thực hành
gọi là Luật.
Vô Lượng Thọ là đề
Kinh, Ưu Bà Ðề Xá nghị luận nghĩa lý, mục đích phát huy hết
yếu nghĩa của Kinh gọi là Luận. Trong luận này chia làm 2 phần.
Trước tiên Ngài làm kệ để pháp nguyện vãng sanh, kế đó
Ngài làm Luận để giải thích rõ ràng văn kệ nên cũng gọi
là Vô Lượng Thọ Kinh Nguyện Sanh Kệ Luận.
TỊNH ÐỘ: Trong kinh dạy:
"Hư không vô biên thế giới vô số". Ngày nay, những
nhà thiên văn đã
xử dụng kính viễn vọng có thể thấy được Hỏa tinh,
trong ấy có người đang sống và các
hành tinh vô số trong vũ trụ. Trong
vô số thế giới ấy, đương nhiên sẽ có thế giới khổ,
vui, nhơ, sạch, tốt xấu nhiều thứ sai biệt. Những thế giới
trong sạch an vui, tốt đẹp trang nghiêm được gọi là
Tịnh Ðộ. Từ đó suy ra các nhà thiên văn
học đều dễ dàng công nhận. Thế
giới Ta bà là thế
giới đau khổ, người luôn bị khổ đau ép ngặt. Vì
thế, Ðức Thích Ca Mâu Ni đặc biệt chỉ dạy cho chúng sanh
một thế giới thanh tịnh vô cùng an lạc và chỉ cho mọi người
phương pháp tu để
được vãng sanh về cõi tịnh ấy,
vì nếu tu nghiệp nhơn tịnh độ sẽ có quả tịnh
độ. Ngài dạy: Từ đây hướng về phía Tây, cách mười muôn
ức cõi Phật, có một thế giới tên
là Cực Lạc. Bằng nhãn quang và trí tuệ, Ngài thấy chắc
có thế giới này, nên dạy khuyên chúng sanh trong thế giới
tai nạn khổ ách cõi Ta bà này hãy phát tâm cầu sanh về thế
giới Cực Lạc, siêng tu tịnh nghiệp chắc chắn được vãng
sanh về Tây Phương Tịnh Ðộ.
Căn cứ vào
Ðệ Nhất Nghĩa Ðế mà nói, Cõi Phật cứu kính thanh tịnh
là Chơn Pháp Giới lìa tất cả tướng, lìa tất cả phân biệt,
ngôn thuyết. Chơn pháp giới này trùm khắp
cả chỗ, mọi người có đủ nhưng không hiển hiện được
vì bị ngăn ngại phiền não nghiệp
chướng. Dú nói có mặt khắp tất cả chỗ nhưng không tương
ưng nên phải ở trong cuộc sống huyễn mộng sanh tử không dứt.
Nếu có thể phá được nghiệp báo phiền não huyễn mộng, một
niệm giác ngộ là một niệm Tịnh Ðộ tương ưng. Ðó chính
là "Vãng sanh không chỗ sanh và sanh không có chỗ
sanh". Ðó là nghĩa của vãng sanh vậy.
Nếu căn cứ vào
Tục Ðế mà nói vãng sanh là "Vãng thì quyết định vãng,
sanh thì quyết định sanh". Do nhơn tu Tịnh nghiệp nên khi
lâm chung lìa cõi ta bà này vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
Nếu họp Chơn Ðế và Tục Ðế mà nói vãng sanh là
"Vãng thì không chỗ sanh, sanh thì quyết định sanh" vì
người vãng sanh căn cứ trên báo thể tức A Lại Da thức. Năng
lực A Lại Da thức trùm khắp tất cả chỗ, sanh vào cõi này
là do nghiệp lực năng sanh thuần thục mà báo thể cõi này
thành tựu. Như thế, được
sanh tịnh độ là do nghiệp thành thục
tức là Báo thể sanh Tịnh Ðộ thành thục. Nên nói:
"Vãng thì không có chỗ vãng, sanh thì quyết định
sanh”.
Lại nữa, chúng sanh nhận
báo thân ở cõi Ta bà khi chưa bỏ thân mạng, nếu bỏ thân mạng
này vãng sanh về cõi Cực Lạc là "vãng thì có chỗ
vãng". Nhưng năng sanh sở sanh không thực tại, xét cho kỹ
thì từ chỗ nào sanh về cõi Ta bà, từ chỗ nào sanh về Cực
Lạc? Nếu từ Tự sanh, lúc chưa sanh tự thể nó là không
làm sao có thể tự sanh? Nếu đó là tha sanh thì dối tự nói
tha sanh vì tự mình đã không sanh người khác làm sao sanh? Nếu
không có cái nhơn sanh thì tất cả đều Vô sanh. Trong Trung luận
nói: "Các pháp không tự sanh, cũng không từ cái khác
sanh, không cùng đều là nhơn nên nói vô sanh", nên có thể
nói: "Vãng tì có chỗ vãng mà sanh thì không có chỗ
sanh". Vì thế bốn trường hợp trên không nên thiên chấp.
Quả nếu có thể lìa chấp thời có thể tùy cơ phương tiện
mà nói đó.
2. Người tạo Luận
Luận này do Bồ Tát Thiên
Thân tạo, Ngài có hai người anh là Bồ Tát Vô Trước và
Tôn Giả Sư Tử đều là bậc Luận Sư nổi tiếng đương thời.
Ngài tạo rất nhiều Luận được
người đời tôn xưng là "Thiên Bộ
Luận Sư". Ban đầu Ngài học theo Tiểu Thừa, tạo ra 500
bộ Luận Tiểu Thừa, sau bỏ Tiểu Thừa sang Ðại Thừa cũng
tạo ra 500 bộ Luận Ðại Thừa. Vãng Sanh Tịnh Ðộ Luận
này là một trong 500 Bộ Luận Ðại Thừa ấy.
BỒ TÁT nói cho đủ là
Bồ Ðề Tát Ðỏa là Giác Hữu Tình, là những bậc đã chứng
được quả chánh biến tri, quyết tâm độ thoát tất cả
chúng hữu tình gọi là Bồ Tát. Công
hạnh Bồ Tát có gần xa, công hạnh có sâu cạn. Vị Thập
Tín là Sơ phát tâm Bồ Tát. Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi
Hướng, Tứ Gia Hạnh Vị gọi là Tam Hiền Bồ Tát. Bồ Tát
Thiên Thân đã
chứng Tứ Gia Hạnh Vị thuộc về Bồ Tát Tam Hiền.
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni
sinh ra ở xứ Ấn Ðộ, những lời thuyết giáo được
ghi lại bằng Ấn văn. Ðến đời Nguyên
Ngụy, Ngài Bồ Ðề Lưu Chi dịch sang Hoa Văn và Ngài Thái Hư
Ðại Sư giảng chỗ Yếu Nghĩa.
---o0o---