Tịnh độ
Vãng Sinh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
Trước tác: Bồ Tát THIÊN THÂN Giảng yếu: Ðại Sư THÁI HƯ Dịch Việt: HỒNG NHƠN
02/11/2553 03:23 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Vãng Sinh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
Mục lục

B GIẢNG KỆ VĂN

Trong Luận này có chia làm hai phần là Kệ Văn và Luận Văn. Kệ Văn là những bài kệ được quy định chữ và vần điệu. Trọng tâm của Kệ văn là Luận văn là dạy những cương lĩnh của năm môn tu để được vãng sanh về Cực Lạc. Vì thế, Luận này còn gọi là Luận Năm môn thực hành để được vãng sanh Tịnh Ðộ.

  1. Kinh Pháp Chủ Giải Ba Môn
  2. KỆ VĂN: ÐỨC THẾ TÔN! CON MỘT LÒNG QUY MẠNG, VÔ NGẠI QUANG Như Lai, KHẮP CẢ TRONG MƯỜI PHƯƠNG, NGUYỆN SANH VỀ NƯỚC AN DƯỠNG.

    Con một lòng quy mạng là tỏ lòng cung kính với vị pháp chủ. Kinh là những lời kiết tập do chính đệ tử Phật nghe và ghi lại, còn luận là căn cứ vào kinh mà tạo ra. Vì kinh do Phật nói ra nên nhà tạo luận trước phải Kỉnh Phật. Nói Quy mạng là diễn tả sự cung kính cùng tột hết lòng nương về Ðức Phật.

    Con Quy mạng Vô Ngại Quang Như Lai khắp mười phương thuộc về Lễ Bái Môn. Vô Ngại Quang Như Lai tức là Phật A Di Ðà. Nói đến Phật A Di Ðà tức là tán thán công đức Quang vô lượng và Thọ vô lượng là Tán Thán Môn.

    Như Lai: như là Chơn như thật tánh, Bậc chứng Chơn Như Thật Tánh thành Vô thượng giác. Lai là đến độ thoát tất cả chúng sanh. Từ chơn như thật tánh mà đến là không đến (lai) mà đến (lai) gọi là Như Lai.

    Nguyện sanh Nước An Lạc là lòng phát nguyện mong cầu được vãng sanh về nước Cực Lạc. Ðó là Tác Nguyện Môn. Lễ bái thuộc về Thân Nghiệp, Tán Thán thuộc Khẩu Nghiệp, Nguyện Sanh thuộc Ý Nghiệp. Nếu ba nghiệp được thanh tịnh, đồng Phật sang Tây phương.

  3. Y Kinh Nói Về Quán Sát Môn

KỆ VĂN: CON Y THEO KINH GIÁO, TƯỚNG CÔNG ÐỨC CHƠN THẬT, NÓI TỔNG TRÌ KỆ NGUYỆN, CÙNG PHẬT GIÁO TƯƠNG ƯNG.

Nói về tướng công đức chơn thật không phải do chỗ mình thấy mà y theo lời nói của Phật để diễn đạt. Kinh nói cho đủ là khế kinh là những lời nói khế hợp với chơn lý và khế hợp với căn cơ tức chỉ phần trường hàng trong 12 thời thuyết giáo. Tướng công đức chơn thật là chỉ công đức chơn thật của chư Phật. Ở đây Ngài Thiên Thân y trong kinh nói công đức tướng của Phật A Di Ðà, công đức này do trong kinh, Ðức Phật Thích Ca nói ra quả thật Phật A Di Ðà có công đức chơn thật không hư dối, vì Phật Thích Ca luôn luôn nói đúng, nói thật, không hề giả dối. Như thế, ta biết chắc rằng cõi Tịnh Ðộ trang nghiêm do tướng công đức và Quả vô lậu chuyển thành. Vì lìa các tướng điên đảo nhiễm ô là công đức vô lậu và lìa tất cả tướng tức tất cả tướng nên gọi là chơn thật tướng, trong Kệ nói tướng công đức là tương ưng với giáo pháp Phật không chút sai trái.

KỆ VĂN: XÉT TƯỚNG THẾ GIỚI KIA, VƯỢT XA HẲN BA CÕI

Quán sát môn chính là quán về công đức y báo, chánh báo trang nghiêm quốc độ Cực Lạc của Phật A Di Ðà. Trong đó, trước Quán sát tướng công đức y báo trang nghiêm của thế giới Cực Lạc gồm có 17 thứ công đức.

  1. Thanh tịnh công đức thà
  2. nh tựu: là nói cõi Cực Lạc thế giới ở Phương Tây tướng thanh tịnh của nó cứu cánh như hư không , rộng lớn vô biên, thanh tịnh các xa tam giới không kể xiết.

    KỆ VĂN: CỨU KÍNH NHƯ HƯ KHÔNG , RỘNG LỚN KHÔNG NGẰN MÉ.

  3. Lượng Công đức thà
  4. nh tựu: Là nói vô lượng thành tựu của thế giới Cực Lạc như hư không , rộng lớn không ngằn mé.

    KỆ VĂN: CHÁNH ÐẠO LÀ TỪ BI, SANH THIỆN CĂN XUẤT THẾ.

  5. Tánh công Ðức thành tựu: nói về nhơn tánh của thế giới Cực Lạc là do công đức vô lậu thanh tịnh xuất thế gian thành tựu không phải năng lực hữu lậu bất thiện nhiễm ô mà thành.
  6. KỆ VĂN: ÁNH SÁNG SẠCH ÐẦY KHẮP, NHƯ NHẬT NGUYỆT CÙNG SOI.

  7. Hình tướng công đức thành tựu: Nói hình tướng của thế giới Cực Lạc không có tướng tối tă
  8. m, luôn luôn có ánh sáng thanh tịnh như mặt trăng mặt trời cùng soi sáng.

    KỆ VĂN: CÁC THỨ TÁNH TRÂN BỬU, ÐẦY ÐỦ DIỆU TRANG NGHIÊM.

  9. Các thứ sự công đức thành tựu: Nói đầy đủ bảy báu như
  10. vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não cho đến trăm ngàn vô lượng trân bửu là thành tựu công đức trang nghiêm vô lượng vi diệu thanh tịnh.

    KỆ VĂN: ÁNH VÔ CẤU RỰC RỠ, SOI SẠCH HẾT THẾ GIAN!

  11. Công đức diệu sắc thà
  12. nh tựu: Ánh sáng vô cấu rực rỡ là nói ánh sáng sắc tướng vô cấu của thế giới Cực Lạc tây phương có thể chiếu khắp tất cả thế gian.

    KỆ VĂN: CỎ TÁNH BÁU CÔNG ÐỨC, MỀM MẠC MỌC HAI BÊN, NGƯỜI CHẠM SANH VUI LỚN, HƠN CA THI LÂN ÐÀ.

  13. Xúc công đức thà
  14. nh tựu: Ca Thi Lân Ðà là một thứ cỏ rất mềm mại, mịn màng ở Ấn Ðộ, người khi chạm vào cỏ ấy sanh lòng vui vẻ êm dịu, khi va chạm vào cỏ bửu tánh công đức ở thế giới Cực Lạc tây phương sẽ sanh lòng vui vẻ êm dịu còn hơn nhiều khi và chạm vào cỏ Ca Thi Lân Ðà.

    KỆ VĂN: HOA BÁU NGÀN MUÔN THỨ, ÐẦY ÐỦ Ở TRONG AO, GIÓ NHẸ THỔI CÁNH HOA, ÁNH SÁNG CHIẾU CHÓI LỌI, CÁC CUNG ÐIỆN LẦU GÁC, THẤY MƯỜI PHƯƠNG KHÔNG NGẠI, NHIỀU CÂY MÀU SẮC LẠ, HÀNG BÁU VÂY GIÁP VÒNG. BÁU VÔ LƯỢNG KẾT NHAU, THÀNH LƯỚI BỦA HƯ KHÔNG , CÁC THỨ RUNG THÀNH TIẾNG, VANG RA TIẾNG PHÁP MẦU.

  15. Nói
  16. về công đức trang nghiêm thành tựu: bốn câu đầu công đức trang nghiêm thành tựu ở dưới nước, bốn câu giữa nói công đức trang nghiêm thành tựu ở trên đất, bốn câu cuối nói công đức trang nghiêm thành tựu ở trên không.

    KỆ VĂN: MƯA HOA Y TRANG NGHIÊM, VÔ LƯỢNG HƯƠNG XÔNG KHẮP.

  17. Nói công đức rưới hoa thành tựu: Nói ở trong không trung rưới vô lượng hoa y để trang nghiêm đồng thời có vô lượng hương xông khắp tất cả pháp giới.
  18. KỆ VĂN: TRÍ PHẬT NHƯ MẶT NHẬT, TRỪ SI ÁM THẾ GIAN.

  19. Nói công đức ánh sáng thà
  20. nh tựu: Ở đây nói trí huệ quang minh của Phật thanh tịnh như mặt nhật, không phải chỉ phá những hắc ám của nội tâm tất cả chúng sanh.

    KỆ VĂN: TIẾNG PHẠM VANG SÂU XA, MƯỜI PHƯƠNG NGHE LỜI MẦU.

  21. Nói Thinh công đức thành tựu: ở đây chỉ lời nói của Phật rất vi diệu, khắp mười phương đều nghe, không tìm được ngằn mé.
  22. KỆ VĂN: PHẬT DI ÐÀ CHÁNH GIÁC, CHÁNH PHÁP KHÉO GIỮ GÌN.

  23. Nói chủ công đức thà
  24. nh tựu: Phật A Di Ðà là bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Phật Di Ðà là giáo chủ của Cực Lạc thế giới là vua của chánh Pháp.

    KỆ VĂN: CHÚNG TỊNH HOA NHƯ LAI, HOA CHÁNH GIÁC HÓA SANH.

  25. Nói quyến thuộc công đức thành tựu: Có chủ tức có bạn, đây nói các Ð
  26. ại Bồ Tát và chúng sanh vãng sanh trong chín phẩm là bạn của Phật A Di Ðà, đều do hoa chánh giác của Phật A Di Ðà mà biến hóa ra.

    KỆ VĂN: ƯA THÍCH PHÁP VỊ PHẬT, THỰC PHẨM THIỀN CHÁNH ÐỊNH.

  27. Nói thọ dụng công đức thà
  28. nh tựu: Bình thường nói pháp hỉ sung mãn tức là nói đến sự ưa thích mùi vị Phật Pháp. Lấy việc vui Thiền làm thức ăn, tức chỉ trong lúc ngồi thiền lấy tam muội làm thức ăn là chỉ người ưa thích Phật pháp được nhiều thú vị, lấy pháp vị để nuôi dưỡng huệ mạng mình. Thiền tiếng Phạn là Thiền Na. Trung Hoa dịch là Tịnh Lự nghĩ là dẹp sạch hết suy nghĩ. Tam muội là tiếng Phạn, Trung Hoa là Ðẳng Trì nghĩa là bình đẳng an giữ tâm mình làm cho xa lìa hôn trầm, trạo cử, vọng tưởng, thông thường gọi là Chánh Ðịnh.

    KỆ VĂN: LÌA PHIỀN NÃO THÂN TÂM, NHẬN VUI LUÔN KHÔNG DỨT.

  29. Nói không có các nạn công đức thà
  30. nh tựu: Nói chỗ thọ của thân tâm không có tất cả khổ nạn, nên trong kinh A Di Ðà nói: "Chỉ nhận các điều vui không có các điều khổ nên gọi là Cực Lạc".

    KỆ VĂN: CÕI ÐẠI THỪA THIỆN CĂN, ÐỀU KHÔNG CÓ CHÊ BAI, NGƯỜI NỮ VÀ CĂN THIẾU, GIỐNG NHỊ THỪA CHẲNG SANH.

  31. Công đức đại nghĩa môn thành tựu: Trong đây nói người nữ, căn thiếu v
  32. à nhị thừa không được vãng sanh. Ý nói chúng sanh đã sanh về thế giới Cực Lạc tây phương không có tướng người nữ, căn thiếu và nhị thừa. Người không hiểu nghĩa này giải sai nói các người nữ không được vãng sanh tây phương, như thế các người nữ niệm Phật nhọc sức mà không có lợi ích gì? Nên biết phàm người sanh đến thế giới Cực Lạc tây phương đều có đủ 32 tướng của bậc Ðại Bồ Tát nên không có tướng người nữ, căn thiếu và nhị thừa không đủ phước báu; chứ không phải nói người nữ, căn thiếu và nhị thừa ở cõi này hoặc ở phương khác không được vãng sanh về Cực Lạc! Ðã sanh về Cực Lạc tuy có phàm phu, nhị thừa, căn thiếu khác nhau, nhưng tất cả đều tiến vào Ðại thừa rốt ráo thành Phật. Vì thế, Thế giới Cực Lạc đều do vô lậu thiện căn Ðại thừa mà thành tựu, vì đây là cảnh giới thiện căn của Ðại Thừa, nên không thể có thể tánh người nữ, căn thiếu và nhị thừa, mà danh xưng người nữ, căn thiếu, nhị thừa cũng không có, chỉ có danh xưng của Bồ Tát Bất Thối mà thôi.

Không phải chỉ có Phật A Di Ðà có Tịnh Ðộ mà chư Phật Bồ Tát ở mười phương đều có tịnh độ. Như thế, tịnh độ là điểm cưú cánh của chư Phật. Vì cớ nào mà các Ngài an lập tịnh độ? Ðức Phật Thích Ca đã căn cứ vào căn cơ nào để nói pháp môn Tịnh Ðộ? Ðây là vấn đề người tu tịnh độ cần biết.

Ở đời có người nhơn ác bị ác báo hiện tiền nên kinh hoàng sợ sệt và cầu sanh tịnh độ; có người nhơn bị bức bách vì sinh hoạt, cơ hàn khốn khổ mà cầu sanh tịnh độ; có người nhơn bức não bởi các khổ già bịnh mà cầu sanh tịnh độ; tất cả đều do tâm lý lánh khổ tìm vui làm động cơ cầu sanh tịnh độ. Nhưng xét cho kỹ chư Phật an lập tịnh độ, đức Thế Tôn nói tịnh độ pháp môn, tuy có ý phụ là làm cho chúng sanh chán khổ thích vui, nhưng không phải là bản ý chính sáng lập và nói ra pháp môn tịnh độ. Bản ý chính của Ðức Phật là muốn an lập pháp môn chơn chánh pháp tâm Ðại Thừa của Bồ Tát mà nói ra. Chúng sanh phàm phu có tâm chán khổ tìm vui, lòng chỉ thích khoái lạc không muốn dứt trừ sinh tử, như nhàm chán khổ ở ba đường ác, muốn gìn giữ để được làm người không mất thân này, nhàm chán khổ ở cõi người muốn cầu sanh về cõi trời, nhàm chán khổ ở Dục giới cầu sanh về Sắc giới, nhàm chán Sắc giới cầu sanh về Vô sắc giới, chỉ dùng các pháp nhơn thiên thừa như Ngũ giới, Thập thiện, Bát định. Người giữ được năm giới có thể được sanh làm người không mất; tu thập thiện bát định được sanh về cõi trời, chư Phật cần gì an lập tịnh độ? Ðức Phật Thích Ca nói ra pháp môn Tịnh Ðộ này vì Ngài thấy ba cõi như lao ngục, hàng nhị thừa như oan gia, sanh tử ở gần, muốn ra khỏi ba cõi dứt hẳn sanh tử, cần phải biết tam giới là khổ, chúng sanh bất tịnh, vô thường, vô ngã. Nếu y theo Tứ Niệm Xứ, khởi tu Tứ Chánh Cần, Bát Chánh Ðạo, Ba Mươi Bảy Pháp Bồ Ðề, tinh tấn cần tu, ở trong một đời tuy chưa được quả A la hán cũng có thể được quả Tu Ðà Hoàn, nhờ được quả Tu Ðà Hoàn vĩnh viễn không thối chuyển tuy vẫn còn chịu các khổ sanh tử phiền não; cũng không cần y theo pháp môn tịnh độ cầu sanh về tịnh độ, như các nước Tiểu Thừa Phật giáo Miến Ðiện Tích Lan chỉ cần cầu được quả A la hán, liễu sanh thoát tử, do đó các xứ Tích Lan, Miến Ðiện không có pháp môn tịnh độ này.

Từ đó suy ra, chư Phật an lập tịnh độ và đức Bổn Sư tuyên nói tịnh độ không phải vì phàm phu, nhị thừa, thực vì chúng sanh có căn tánh Ðại Thừa, người nghe Phật pháp không cầu có phước báu an lạc đời sau, không có ý muốn tự ra khỏi ba cõi khổ não sanh tử, mà vì người phát tâm Ðại Thừa độ thoát tất cả chúng sanh mà Ngài nói pháp môn này.

Phát tâm Ðại Thừa là người hiểu biết lý các pháp do nhân duyên sanh, biết tất cả pháp đều do nhân duyên sanh, vì pháp do các duyên sanh nên tất cả là tất cả pháp; chúng sanh do các duyên mà sanh nên một chúng sanh tức là tất cả chúng sanh, lìa tất cả chúng sanh ra không có cái ta nào khác. Nếu không làm cho tất cả chúng sanh đều thành Phật đạo, tức là không có ông Phật riêng ta có thể thành. Do đó mà phát đại nguyện rộng độ hết tất cả chúng sanh đều thành Phật đạo, quyết không lìa tất cả chúng sanh mà tự mình thoát khỏi sanh tử, vì chúng sanh tức là chính mình và chính mình tức là chúng sanh, không có chúng sanh và ta khác nhau (sóng & nước) nên gọi: "Không ngã tướng, không chúng sanh tướng, không nhơn tướng, không thọ giả tướng", không thể lìa ngoài chúng sanh mà mình được độ thoát. Bồ Tát dùng đồng thể không khác không hai với tất cả chúng sanh mà phát từ nguyện phổ độ tất cả chúng sanh. Nhưng muốn thành mãn nguyện này nếu là người không chứng được quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác thì không làm được. Tuy người có nguyện này thực sự không có ngày thành tựu. Dù có đại bi tâm muốn độ hết thảy chúng sanh trong pháp giới, muốn độ vô số chúng sanh cần phải đoạn vô biên phiền não, tu học vô lượng pháp môn, thành tựu vô lượng phước đức trí huệ trang nghiêm viên mãn Phật quả cần phải qua ba a tăng tỳ kiếp, vào vô lượng thế giới, độ vô số chúng sanh, thực không phải khả năng của một chúng sanh có thể làm được. Trong Khởi Tín Luận nói: “Tín tâm đã thành tựu, vào chánh định tụ, cần trải qua mười ngàn Ðại Kiếp". Ðại Thừa Tín Tâm thành tựu còn khó như thế huống chi muốn chứng thành Phật Quả.

Thành Phật không phải là khả năng một đời, người đã phát tâm Ðại Thừa cần tu Lục Ðộ. Khi tu Lục Ðộ sẽ có nhiều nghịch duyên, nhiều thứ liên tục pháp hoại tâm Ðại Thừa, vây quanh toàn là những hiểm ách pháp hoại tâm Ðại Thừa mà mạng người thì ngắn ngủi, một khi vô thường đến, hoặc sanh lên cõi vui, hoặc đọa vào cõi khổ lại thêm bị ách nạn to lớn làm mê mất tâm Ðại Thừa, tâm bồ đề. Do nhiều thứ ác duyên như thế, Bồ Tát tuy đã phát tâm Ðại Thừa mà muốn gìn giữ cho không bị lui sụt thực không phải là chuyện dễ. Trong kinh dạy: "Chư Phật lúc nào cũng có trách nhiệm bảo vệ cho Bồ Tát". Kinh Kim Cang nói: "Như Lai khéo hộ niệm các Bồ Tát." Bồ Tát đã phát tâm Ðại Thừa nhưng chưa có khả năng chẳng lui sụt, chư Phật đã dùng pháp từ bi nào để hộ niệm cho các Bồ Tát phát tâm Ðại Thừa thoát khỏi hiểm nạn lui sụt tam mất? Ðể hộ niệm Bồ Tát đã phát tâm Ðại Thừa khỏi bị lui sụt, chư Phật đã an lập quốc độ thanh tịnh trang nghiêm. Chư Bồ Tát có duyên với tịnh độ nào liền phát tâm sanh về tịnh độ ấy. Tuỳ theo chỗ phát nguyện, khởi lòng tin quyết định, tâm chuyên nhất thì khi lâm chung tùy theo nguyện mình mà vãng sanh về tịnh độ, nghe pháp được Bất thối, rồi trở lại khắp độ tất cả chúng sanh. Nếu chư Phật không an lập tịnh độ để các Bồ Tát mới phát tâm nương về, một khi tâm bị lui sụt thì những công đức tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ sẽ tiêu tan vô ích. Vì thế, Bồ Tát phải lấy tịnh độ làm chỗ an trụ mới không bị bất thối thất tâm Ðại Thừa bồ đề và khỏi uổng mất công trước. Ðó là bản ý của Phật A Di Ðà và chư Phật trong mười phương thành lập tịnh độ và cũng là chơn nghĩa để Phật Thích Ca Mâu Ni nói pháp môn tịnh độ. Người tu tịnh độ cần phải hiểu rõ yếu nghĩa này.

KỆ VĂN: CHÚNG SANH MUỐN AN VUI, TẤT CẢ ÐƯỢC ÐẦY ÐỦ, NÊN CON NGUYỆN VÃNG SANH, VỀ NƯỚC PHẬT DI ÐÀ.

17.Nói công đức tất cả chỗ cầu mong đều được thành tựu: Ðây nói thế giới Cực Lạc tây phương muốn có là có đủ hết, nếu chúng sanh muốn được an vui, tất cả mong muốn đều có đủ. Hai câu cuối tác giả kết luận bằng cách phát nguyện vãng sanh.

KỆ VĂN: VÔ LƯỢNG ÐẠI BỬU VƯƠNG, ÐÀI HOA TỊNH VI DIỆU.

Mười bảy công đức ở trên là quán về công Ðức Phật độ, đó là Y Báo trang nghiêm. Ðoạn này quán sát về công Ðức Phật, công đức Bồ Tát là Chánh báo trang nghiêm của cõi Cực Lạc. Y theo luận văn sau, Quán công Ðức Phật gồm có 8 thứ:

1.Tòa trang nghiêm: Ðây nói về lấy vô lượng Ðại Bảo Hoa Vương làm thành Ðài Hoa vi diệu thanh tịnh.

KỆ VĂN: MỘT TẦM ÁNH TƯỚNG HẢO, SẮC TƯỢNG HƠN QUẦN SANH.

2.Thân trang nghiêm: Phật Di Ðà dịch là ánh sáng trùm khắp vô lượng. Trong đây nói một tầm (2m50) là tùy theo cõi này, chúng sanh quan sát ánh sáng của đức Thích Ca mà nói đó.

KỆ VĂN: TƯỚNG NHƯ LAI VI DIỆU, TIẾNG PHẠM VANG MƯỜI PHƯƠNG.

3.Miệng trang nghiêm: Ý nói lời nói từ miệng của Như Lai Vô Lượng Thọ phát ra, tiếng vi diệu vang khắp 10 phương.

KỆ VĂN: ÐỒNG ÐẤT NƯỚC GIÓ LỬA, HƯ KHÔNG KHÓ PHÂN BIỆT.

4.Tâm trang nghiêm: Ý nói tâm Phật bình đẳng cũng như ngũ đại không có phân biệt.

KỆ VĂN: TRỜI NGƯỜI CHÚNG BẤT ÐỘNG, SANH BỂ TRÍ THANH TỊNH.

5.Chúng trang nghiêm: Ý nói tất cả chúng bất động, trời người đến bể trí thanh tịnh của Phật A Di Ðà mà sinh ra.

KỆ VĂN: NHƯ VUA NÚI TU DI, CAO TỘT KHÔNG GÌ HƠN.

6.Thượng thủ trang nghiêm: Ý nói những bậc thượng thủ bạn lữ của Phật A Di Ðà đều cao tột thắng diệu như nuí Tu Di, không một ai có thể hơn được.

KỆ VĂN: CHÚNG TRƯỢNG PHU TRỜI NGƯỜI, VI NHIỄU KÍNH CHIÊM NGƯỠNG.

7.Chủ trang nghiêm: Ở đâytù bạn chỉ rõ Chủ. Ý nói Phật A Di Ðà tất cả nhơn thiên đều cung kính, vi nhiễu tán thán công đức của Pháp Chủ.

KỆ VĂN: QUÁN BỔN NGUYỆN LỰC PHẬT, AI GẶP ÐỀU LỢI ÍCH, LÀM CHO MAU ÐẦY ÐỦ, CÔNG ÐỨC BIỂN BÁU LỚN.

8.Không dối làm trụ trì trang nghiêm: Ý nói phàm người nào thấy ánh sáng Phật, nghe danh hiệu Phật, đều có thể mau thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Không có người nào gặp ánh sáng Phật, nghe danh hiệu Phật mà không được thành Phật.

KỆ VĂN: NƯỚC AN LẠC THANH TỊNH, THƯỜNG CHUYỂN XE VÔ CẤU, NHẬT HOÁ PHẬT BỒ TÁT, TRỤ TRÌ NHƯ TU-DI. ÁNH TRANG NGHIÊM VÔ CẤU, MỘT NIỆM VÀ MỘT THỜI, CHIẾU KHẮP CÁC HỘI PHẬT, LỢI ÍCH CÁC QUẦN SANH. RƯỚI NHẠC TRỜI HOA Y, HƯƠNG MẦU ÐỂ CÚNG DƯỜNG, KHÔNG CÓ LÒNG PHÂN BIỆT. DÙ THẾ GIỚI KHÔNG CÓ, CÔNG ÐỨC BÁU PHẬT PHÁP, TA ÐỀU NGUYỆN VÃNG SANH, CHỈ PHẬT PHÁP NHƯ VẬY.

Y theo luận văn ở sau nói: Bồ Tát có bốn thứ tu hành chính yếu để thành tựu các công đức. Bài tụng đầu (4 câu) nói hóa thân của Bồ Tát trùm khắp mười phương mà báo thân như núi Tu Di thường trụ không lay động, có nghĩa là các Ngài ở trong một cõi Phật thân không lay động mà có thể độ khắp chúng sanh ở mười phương.

Bài tụng 2 (4 câu) nói về ứng hóa thân của Bồ Tát ở trong tất cả thời gian chỉ dùng một tâm niệm phóng ra ánh sáng lớn, chiếu khắp mười phương lợi lạc hữu tình.

Bài tụng 3 (4 câu) nói Bồ Tát dùng các thiên nhạc, rưới hoa, hương, y phục, cúng dường tất cả thế giới, tất cả chư Phật không còn thừa, như sự rộng rãi cúng dường Bồ Tát Phổ Hiền. Kinh A Di Ðà cũng nói: "Ðều dùng y kích, đựng các hoa báu cúng dường muôn ức Phật khắp trong mười phương, đúng giờ ăn lại trở về nước mình ăn cơm kinh hành."

Bài tụng thứ 4 (4 câu) bài này nói không phải những thế giới có Phật, Bồ Tát mới trên cầu làm Phật, dưới dạy khắp chúng sanh, mà đến những thế giới không có Phật, các Ngài vẫn giác ngộ dẫn dắt chúng sanh như 32 ứng thân của Bồ Tát Quan Thế Âm. Ngẫu Ích đại sư dạy: "Có người hỏi tu hạnh Bồ Tát có những nguyện gì?" Ngài đáp: Có 2 điều nguyện – 1) Nguyện đem công đức này hồi hướng vãng sanh tịnh độ; 2) Nguyện sanh tịnh độ rồi, thành tựu vị Bất Thối liền vào địa ngục độ tất cả chúng sanh.

Theo những ý trên, người tu tịnh độ nên dùng tâm địa phàm phu lánh khổ tìm vui, tâm nhị thừa tự cho là đủ để cầu sanh tịnh độ thì không cùng pháp môn tịnh độ tương ưng. Tuy nói phàm phu ấy tâm đã hướng về Ðại Thừa mới đúng bản ý Phật nói pháp môn tịnh độ.

3.Thuật ý Kệ Tổng Kết Hồi Hướng

KỆ VĂN: CON LÀM LUẬN NÓI KỆ, NGUYỆN THẤY PHẬT DI ÐÀ, KHẮP VÌ CÁC CHÚNG SANH, VÃNG SANH NƯỚC AN LẠC.

Hai câu đầu thuyết minh tôn chỉ của việc làm kệ luận này, vì nguyện sanh tịnh độ mà làm kệ, nên gọi là Nguyện Sanh Kệ. Hai câu sau nói về Hồi Hướng Môn: Ý nói Bồ Tát vì lòng Ðại Bi mà tu Tịnh Ðộ, không phải muốn một mình được vãng sanh tịnh độ mà muốn tất cả chúng sanh đều được về thế giới An Lạc kia. Vì thế có được công đức niệm Phật, hồi hướng cho tất cả chúng sanh đều được vãng sanh về tịnh độ.

KỆ VĂN: LIỄU NGHĨA VÔ LƯỢNG THỌ, CON LÀM KỆ NGUYỆN XONG.

Ðoạn này Tổng Kết Kệ Luận, Kinh Liễu Nghĩa Vô Lượng Thọ tức chỉ ba kinh lập tông Tịnh Ðộ viết bằng văn Tường hàng, nay Thiên Thân làm kệ tổng nhiếp hết.

---o0o---