22/04/2557 10:17 (GMT+7)
Trừ
phi bạn có trong tay tác phẩm thơ-văn-tư tưởng ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT của Tuệ
Thiền (Lê Bá Bôn), nếu không thì bạn chưa bao giờ đọc trực tiếp và đầy đủ vì
các trang mạng chỉ đăng trích đoạn hoặc nếu đủ thì phải tải xuống mới đọc được.
May thay, nhà thơ - nhà thiền học Tuệ Thiền đã ưu ái gởi cho VNQT trọn
tác phẩm trên của anh. VNQT xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bằng cách
đăng dần theo số trang. |
03/10/2556 04:06 (GMT+7)
Cuốn truyện thơ kể lại cuộc đời của Đức Phật từ khi giáng
sinh cho đến khi lập gia đình vào năm 16 tuổi, năm 29 tuổi quyết
chí xuất gia tu hành tìm đạo, năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý,
thành đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết
pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng nhập niết bàn vào năm 80
tuổi. |
11/07/2556 01:28 (GMT+7)
ĐÔI LỜI TỰ MINH
Nhân một ngày đầu xuân, lang thang trên nẻo đường Chợ Lớn, chợt thấy
một hiệu sách bán các loại sách cũ bằng chữ Nho. Tạt vào xem, nhìn khắp
các giá sách thấy có một cuốn đã cũ, ngoài bìa đề TẾ ĐIÊN HOÀ THƯỢNG,
với lấy dỡ xem thì ra là chuyện của Lý Tu Duyên, một vị La Hán giáng trần,
làm nhiều điều phúc thiện nhưng lại giả điên để che mắt tục. Thấy cuốn
chuyện hay hay có tính cách vượt ngoài “ngã chấp” thế thường, tỷ như chuyện
Lỗ Trí Thâm nên phỏng dịch để rộng đường phán định.
Tế Điên Tăng vốn là một vị Hòa Thượng hữu danh trong Phật. Giáo Sử
thời Tống, luật học uyên thâm, trí thức siêu việt, hành động tuyệt kỳ.
Tự cổ chí kim người ta thường khổ tâm thắc mắc hai thái cực Đạo, Đời
đôi khi hiểu lầm đến thành xa cách. Truyện Tế Điên Tăng chính là một cái
gạch nối dung hòa cả Đạo lẫn Đời bởi hành động có lúc vượt ngoài khuôn khổ
thuyền gia mà đó mới chính là tác động của khách tu thuyền.
Đức và tài là hai điều kiện nghìn xưa mến chuộng mà nghìn sau cũng noi
gương. Đọc chuyện Tế Điên Tăng chúng ta sẽ thấy được cái tâm đức cao sáng
tuyệt vời và sẽ phải tán thưởng cao tài của người đạt đạo.
Nếu đã có một vị Tăng ca vang câu:
Tri thời, đạt thế phương toàn thiện
Diệu ngộ tam thừ vị tất nan.
Nghĩa là:
Biết thời, biết thế, đôi đường vẹn,
Bước tới Liên Đài cũng dể thôi.
Thì quả là vị đó đã đạt được cái tinh thần cao đẹp của Tế Điên Tăng vậy.
Cuốn chuyện đã nát nhầu, câu văn lại quá cổ, người dịch lại không có ý
kiến gì thêm bớt cho đượm nồng hương vị tân phong. Lẽ dĩ nhiên có thể là một
món ăn quá cũ, nhàm chán cho những ai ưa loại tân tiến. Nhưng dịch giả còn
một chút hy vọng nơi độc giả khoan lượng không tìm cái đẹp ở câu văn mà tìm
cái cao tuyệt ở hành động và ý tứ. |
14/06/2556 23:52 (GMT+7)
“Tình người như chim cùng ở trong một rừng Hạn lớn đến thì mỗi con tự bay riêng”. Dầu cho Vua Chúa, Hoàng hậu, Cung phi mỹ nữ, quan Thượng Thư hay binh lính v.v… ai sinh ra trong cuộc đời nầy rồi cũng chỉ giống như: “một thoáng mây bay” mà thôi. Nếu ý thức được như vậy thì cuộc đời bớt khổ và chốn “nại hà” của nơi sinh tử không còn bóng dáng giai nhân phải khổ lụy vì tình. Dầu cho đó là tình đời hay tình đạo. |
13/06/2556 01:12 (GMT+7)
Tập truyện này không nhằm dẫn chúng ta đi vào huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy trời cao rộng vô cùng. Xin được phép tặng cho các bậc tăng sĩ thời nay. |
11/06/2556 23:53 (GMT+7)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé. Trong triều, có một người Bà-là-môn, tên Vasudeva, viên quan coi về tế tự, biết được âm mưu của bà. Ông thương tình cậu bé, người mà ông thấy có khuynh hướng sùng tín và đức công bằng giống mẹ. Ông trông chừng cho Dasa khỏi bị hại, và chờ dịp đưa cậu ra khỏi tầm tay mẹ ghẻ. |
07/06/2556 02:59 (GMT+7)
Đạt Ma tây lai truyền hà phápLô hoa thiệp hải thủy phù phùTông Diễn thiền sưTạm dịch:Đạt Ma truyền pháp ra sao?Nhấp nhô trên biển một cành hoa trôi. |
07/06/2556 02:20 (GMT+7)
10 Tuyển Tập Thơ Của Mặc Giang Viết Về Cha Mẹ |
22/08/2555 04:56 (GMT+7)
Trong
bất cứ trường hợp nào, dù cho mẹ còn sống hay đã mất,
hoặc không được biết mẹ là ai, nhưng tất cả chúng ta
đều sinh ra với dòng máu của mẹ trong tim. Dòng máu đỏ
nuôi ta khi còn là một cái trứng, một bào thai, cho đến giây
phút này, khi tim ta còn đập. Dòng máu đó vẫn yên lặng tuần
hoàn trong huyết quản để nuôi nấng ta và sưởi ấm tim ta: |
08/02/2555 13:49 (GMT+7)
Đây là tập bút ký của tác giả Trí Không, đề cập đến nhiều chủ đề khác
nhau trong sự tu tập. Bằng kinh nghiệm tự thân cũng như góp nhặt từ
những chuyến đi hoằng pháp đó đây, tác giả đã hệ thống thành các bài
viết chuyen biệt cho từng chủ đề, có thể cung cấp những kiến thức cơ bản
nhất cho người học Phật. |
24/01/2555 06:03 (GMT+7)
Ước nguyện đầu năm, vạn sự an .
Gia đình hạnh phúc, được giàu sang .
Công danh sự nghiệp, luôn bền vững .
Phú quý vinh hoa, thật vẻ vang .
Phật tử đi chùa mừng tuổi Phật. |
17/08/2554 22:26 (GMT+7)
Mất sắn và trộm sắn
không phải là vấn đề của chúng ta! Là kẻ tu hành, vấn đề của chúng ta là, nhân
đó, ta thử lắng nghe lại lòng mình một cách trung thực hơn. Ta sẽ lắng nghe
rằng: ta có thể rộng lượng tha thứ được cho người chăng? Ta có móng khởi một tiếc
rẻ nào khi mất đi một ít vật chất, của cải? Ta có thể san sẻ cho người bằng
cách nhịn ăn một vài bữa! Và, sau hết, trong ta có dậy mối bất bình, phiền não
chăng? Chúng ta là người học hạnh giải thoát, có gì phải giải quyết ngoài những
vấn đề tương tự? |
16/08/2554 09:36 (GMT+7)
Một ông
Vua kia có nuôi bốn con rắn độc. Con thứ nhất tên "Rắn mỏ cây"
(Kattha mukha) vì có cái mỏ cứng như cây, mổ đau lại có nọc độc. Rắn thứ nhì tên
"Rắn mỏ thúi" (Puti Mukha) vì mỗi lần cắn ai thì thân thể người ấy
sình thúi và tan rã ra nước. Thứ ba là "Rắn mỏ lửa"vì ai bị rắn này
cắn thì nghe trong mình nóng như bị lửa thiếu đốt đến chết. |
08/08/2554 13:18 (GMT+7)
Quyển
"SIÊU LÝ HỌC" được ra đời nhằm mục đích phát triển Văn Học
ABHIDHAMMA. Là Nền Văn học cổ Ấn, đã trải qua một quá trình dài hơn 25 thế kỷ
biết bao cuộc thăng trầm, nhưng ABHIDHAMMA vẫn chiếu hào quang rực rỡ. |
02/08/2554 11:00 (GMT+7)
Tập sách này được học giả Đoàn Trung Còn biên soạn cách đây non nửa thế
kỷ, từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau trong Phật giáo, mà trong đó chủ
yếu là các kinh Bản sanh (chuyện tiền thân đức Phật) và Đại Bát
Niết-bàn.
Mục tiêu của soạn giả có thể dễ dàng thấy được qua hầu hết nội dung các
câu chuyện, vì đã được chọn lọc một cách khá nhất quán xoay quanh trục
chủ đề chính là các vấn đề luân lý, đạo đức. Bên cạnh đó, những vấn đề
như đức tin, luật nhân quả và các phần giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ
giới cũng được đưa vào. |
02/08/2554 10:59 (GMT+7)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn
vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những
người nghèo khó, hay đem cơm gạo, quần áo bố thí cho họ. Trong toàn khu
vực thành Xá-vệ, không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ, cứ hễ nghèo
khổ, không nơi nương tựa, một khi tìm đến là được ông vui vẻ giúp đỡ
ngay. Vì thế mọi người đều gọi ông là trưởng giả “Cấp Cô Độc”, nghĩa là
“người thường chu cấp cho những kẻ cô độc, không nơi nương tựa”.Một hôm, trưởng giả Tu-đạt đến nhà trưởng giả Thủ-la ở thành Vương-xá để
bàn bạc việc hôn nhân cho người con trai út, thì ngẫu nhiên được diện
kiến đức Phật và được nghe pháp âm của Ngài. Ông quá đỗi vui mừng, liền
phát tâm xây tinh xá để thỉnh đức Phật và chư tỳ-kheo đến thành Xá-vệ
giáo hóa chúng sinh ở đấy. Đức Phật hoan hỉ nhận lời, khi nào tinh xá
xây xong thì Ngài sẽ đến. |
23/07/2554 12:15 (GMT+7)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả
các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh
điển. Vâng theo lời Phật dạy, ngay từ thời Phật còn tại thế đã có tôn
giả Mục-kiền-liên được tôn xưng là bậc Đại hiếu. Từ đó đến nay, trải qua
hơn 2.500 năm, cũng đã có không ít những gương hiếu hạnh trong hàng
Phật tử. Và mỗi năm cứ đến mùa Vu Lan tháng bảy thì những người con Phật
lại nhắc nhở cho nhau truyền thống này. |
19/07/2554 05:19 (GMT+7)
Không biết trời núi Kim Sơn bên ấy dạo này ra sao? Buổi sáng mây trời
chắc vẫn còn về che phủ rừng thông cao. Tôi về bên này được mấy hôm lại
cứ nhớ về bên ấy. Mà cuộc đời bao giờ cũng vậy, hết nghĩ bên này rồi lại
nhớ bên kia. Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai
bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu. Vào ngày mưa có
những chiếc lá ướt vàng, tím, đỏ... phủ ngập lối đi. Trời bên này vào
thu lạnh lắm, nhưng không biết đã lạnh bằng bên ấy chưa! |
|