Bernard Glassman, Viện trửơng Cộng đồng Thiền ở New York và Trung tâm Thiền ở
Los Angeles. Tốt nghiệp tiến sỉ Toán Ứng Dụng, trước đây ông là kỹ sư Không gian
của hãng McDonnell-Douglas, trong chương trình gửi người lên hành tinh Mars
trong những năm 1970.
Rick Fields, nguyên là Tổng Biên Tập của tạp chí
Yoga Journal và Trợ Lý Biên Tập cho tạp chí Phật giáo Tricycle. Ông là tác giả
của quyển How The SwansCame to the Lake (Lịch sử của Phật Giáo ở Mỹ), và nhiều
tựa sách khác. Ông mất vì bệnh ung thư gan vào năm 1997.
Truyện rằng có
một thiền sinh đến gặp thiền sư Triệu Châu và thưa rằng: "Hãy cho con một công
án".
Thiền sư hỏi: "Thầy đã dùng cơm chưa?" Trong giai thoại thiền có
nghĩa là "Thầy đã đạt được Giác ngộ chưa?"
Vị thiền sinh thưa: "Dạ, con
đã dùng bữa".
"Tốt", thiền sư Triệu Châu nói. "Vậy Thầy rửa chén
đi".
Thiền sư Triệu Châu nói "rửa chén" để chỉ rằng sau khi Giác Ngộ
không nên để lại dấu vết nào. Đồng thời Thiền sư cũng muốn chỉ rằng khó thể, nếu
không muốn nói là không thể, tẩy xóa hết mọi dấu vết. Giống như câu chuyện về
con rùa trong một công án khác. Con rùa luôn để lại dấu chân trên cát. Để xóa
dấu chân, nó dùng đuôi. Nhưng vậy là đuôi rùa lại để dấu trên cát!
Vì thế
hầu như là không thể nào xóa hết mọi cấu uế. Chúng ta có thể ăn sạch hết các đồ
ăn, lau bếp, lau kệ, rửa chén, rửa nồi. Nhưng rồi ta lại phải lau vết xà-phòng
trên bệ, tẩy bồn rửa chén, vậy là khăn bị dơ, rồi nhìn kỹ lại thì nước dơ cũng
đổ xuống nền nhà sạch.
Cũng thế, khi chúng ta buông bỏ các chấp trước hay
các chướng ngại cản trở ta tiến lên một bực, chính quá trình đó lại tạo ra những
thứ chấp khác, để rồi điều đó cũng cần phải được buông bỏ.
"Rửa chén" của
thiền sư Triệu Châu nói về quá trình này. Dầu rằng khó làm, chúng ta cũng phải
cố gắng xóa các dấu vết ta đã tạo ra. Vì thế ta không nên huyênh hoan khắp nơi
"Tôi đã Giác Ngộ", hay "Tôi đã làm ra sản phẩm tuyệt vời này". Nếu sự Giác Ngộ
của ta là chân chính, thì sự giác ngộ đó sẽ biểu hiện qua các hành động của ta
trong cuộc sống đời thường.
Trong các thiền viện, sau khi dùng bữa, thiền
sinh ‘rửa’ chén' của mình bằng nước trà hay nước lạnh. Rồi uống nước đó. Nước
còn dư lại trong chén được dùng để tưới cây.
Việc xóa hết các "dấu vết"
có ý nghĩa tâm linh thâm sâu, nhưng nó cũng là một ứng dụng môi sinh thiết thực.
Nếu còn lại gì, ta phải tái sử dụng, sử dụng mãi cho đến khi không còn gì hết.
Nếu bạn là nhà sản xuất, bạn phải nghĩ đến việc gì sẽ xảy ra sau khi sản phẩm
của bạn đã được sử dụng. Bạn phải suy nghĩ xem sản phẩm của mình sẽ tiêu hủy
cách nào. Dầu bạn sản xuất xe hơi, máy lạnh, hay một hộp bánh, bạn cũng phải suy
nghĩ ra cách để sản phẩm của bạn có thể được tái xuất (recycled).
Nếu bạn
làm được như thế, nếu bạn có thể dọn sạch các vết tích của chiếc xe đã sản xuất,
hay của bữa ăn thịnh soạn mình đã dùng qua, bạn sẽ mở ra một không gian để có
thể tìm thấy những nguồn nguyên liệu mới. Thế nên dọn dẹp các thứ cặn thừa là
một cách để nói rằng chúng ta đang làm sạch, làm mới trở lại như lúc ban
đầu.
Không còn để lại dấu vết là tinh thần ‘bất nhị’ của thiền. Chủ thể
và cá thể đổ vỡ. Sự khác biệt giữa người giúp và người được giúp biến mất, cũng
như sự khác biệt giữa người cho và kẻ nhận, hay người đầu bếp và khách
mời.
Tuy nhiên theo thuyết của Dogen, chúng ta không nên nấu hết các món
ăn rồi mới dọn dẹp lúc cuối cùng. Ngài khuyên cần phải dọn dẹp ngay trong quá
trình nấu nướng -để không ai biết chúng ta đã làm gì.
Vì thế phải dọn dẹp
ngay khi đang còn nấu nướng. Phải xóa hết các vết chân khi đang đi. Và rồi ở
khâu cuối cùng, cũng phải được dọn dẹp giống như lúc ban đầu. Mặc dầu chúng ta
đã tạo ra môi trường trong sạch, dầu ta sẽ bắt đầu lại tất cả - chúng ta vẫn bắt
đầu bằng sự tẩy rửa, dầu nếu như, khi vừa bước chân vào đó, ta nhìn thấy mọi thứ
đều đã sạch. Dầu cho ta đã cảm thấy rất an tịnh, trong một trạng thái lắng định
sâu thẳm, người tu thiền cũng phải bắt đầu tập trung và trở lại với cái tâm ban
đầu (beginner’s mind) để có thể tẩy rửa cấu uế, và soi rọi lại mình.
Giờ
chúng ta đã sẵn sàng để bắt đầu trở lại.