04/06/2557 17:37 (GMT+7)
1. Thiền Tọa (12 phút)2. Dâng HươngMọi người đứng chắp tay trước bàn thờ. Vị chủ lễ nâng hương lên và xướng kệ Dâng Hương sau ba tiếng chuông bắt đầu, trong khi mọi người quán tưởng theo lời kệ: |
31/12/2556 20:30 (GMT+7)
Bấy giờ Đức Thế Tôn vì bốn chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà- tắc, ưu-bà-di, Quốc vương, Vương tử, Đại thần, Quan thuộc, Sát-đế- lợi, Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ và các hàng ngoại đạo mà thường thọ nhận bốn sự cung kính cúng dường nhưng đối với những sự cúng dường rất là thù thắng ấy, tâm Phật không hề nhiễm, giống như hoa sen chẳng vướng mùi bùn, nên danh tiếng vang khắp mười phương, được xưng tụng qua mười danh hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Nói chung, đó là Bậc thành tựu ngũ nhãn, lục thông, thường ở thế gian cùng các quốc độ vì trời, người diễn thuyết Chánh pháp, chặng đầu, giữa, rốt sau đều nêu rõ nghĩa lý cao xa, ngôn từ khéo léo, thuần nhất viên mãn, trọn đủ các tướng phạm hạnh thanh bạch. |
28/08/2556 22:22 (GMT+7)
Nhân bài viết của Huỳnh Ngọc Chiến viết về “Trung quán tông và ánh sáng tâm linh” (Nguyệt san Giác Ngộ số 200, tháng 11-2012), chúng tôi
xin giới thiệu tóm tắt về Bộ Trung quán trong Tạng luận
theo Đại tạng kinh Đại chính tân tu (ĐTK/ĐCTT), gọi là góp thêm tư liệu nhằm
giúp người đọc có những hiểu biết bước đầu về tông Trung quán. |
04/07/2556 17:34 (GMT+7)
Bản Hán ngữ: DUY-MA-CẬT-SỞ THUYẾT KINH Của Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập Tham chiếu: THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH Đường Huyền Trang dịch – bản dịch Việt: Thích Tuệ Sỹ Nhà xuất bản Phương Đông 2008 |
02/07/2556 02:22 (GMT+7)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất
thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa. Từ xưa đến nay
không những các vị tăng trụ trì ở nơi chùa chiền, am viện đều tụng hằng
ngày, mà ngay đến các thiện nam tín nữ, bạch y cư sĩ cũng lấy cuốn kinh
nầy làm công khóa để tụng đọc. |
17/03/2556 22:08 (GMT+7)
Kinh
Kim Cương và Pháp Hoa là hai kinh được trì tụng nhiều nhất ở Việt Nam
và Trung Hoa. Những sự linh nghiệm xảy ra ở Trung Hoa còn được ghi lại
thì Kinh Kim Cương có 113 tờ, so với 37 tờ của Kinh Pháp Hoa ( Vạn,
149/38-150)Kinh Kim Cương liên hệ trọn vẹn đối với Lục tổ Huệ
Năng, từ khi thoáng nghe cho đến khi được trao truyền y bát làm Tổ thứ 6
của Thiền tông Trung Hoa. Thật là thích thú khi được đọc, nghiên cứu
những giải thích, giảng nghĩa của Tổ Huệ Năng. Ngộ nhập Kinh Kim Cương
tức ngộ nhập Phật tâm, vào Vô thượng chính đẳng Bồ-đề. |
07/01/2556 22:14 (GMT+7)
kinh Lăng Nghiêm là chương
Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông. Cổ đức nói: “Khai huệ: Lăng Nghiêm,
thành Phật: Pháp Hoa”. Trong các kinh luận Đại Thừa, thường nói Nhất Xiển Đề
chẳng thể thành Phật, Nhất Xiển Đề là kẻ đoạn mất thiện căn. Đến khi giảng kinh
Pháp Hoa, Phật lại nói Nhất Xiển Đề cũng có thể thành Phật, tức là nói ai nấy
đều có thể thành Phật. Đấy mới là giảng Phật pháp đến mức viên mãn rốt ráo, bởi
thế nói “thành Phật: Pháp Hoa”. |
18/11/2555 07:55 (GMT+7)
Kinh này là từ kim khẩu của Phật giảng nói
lý vi diệu, không cần phải thưa thỉnh. Các kinh
điển khác thì phải có người thưa hỏi Phật mới nói
ra. Chỉ riêng kinh A Di Đà này là không có ai thưa
hỏi, Phật tự nói ra. Tại sao thế? Vì nghĩa lý kinh
này rất huyền diệu, trí huệ của hàng Thanh văn
không thể đạt đến được, tất cả hàng Bồ tát cũng
không thể hiểu rõ, cho nên không có nhân duyên
người thưa hỏi về pháp môn Tịnh độ. |
09/07/2555 11:29 (GMT+7)
Kinh Vô Lượng Thọ Phật được pháp
sư Khuơng Tăng Khải dịch sang tiếng Hán từ thời Tào Ngụy (sau thời Tam Quốc).
Sau này được hòa thượng Thích Trí Tịnh chuyển ngữ sang tiếng Việt. |
04/07/2555 01:44 (GMT+7)
Kinh Bát Đại Nhân Giác là bộ Kinh
ngắn gọn, song nội dung lại bao quát hầu như toàn bộ tư tưởng căn bản, chủ yếu
của Phật giáo; lại thêm, văn Kinh trong sáng, gảy gọn, dễ đi vào lòng người,
nên xưa nay rất được các bậc thiền đức coi trọng, truyền bá. Theo truyền thống Phật
giáo Trung Quốc, các tăng ni sinh trong Tòng lâm và Phật Học Viện phải học
thuộc lòng và đọc tụng Kinh này hàng ngày. |
23/06/2555 11:22 (GMT+7)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật
dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn
đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh. Để cứu
khổ chúng sanh, ngài An Thế Cao người nước An Tức sang Trung Hoa vào
đời Hán Hoàn Đế ở kinh đô Lạc Dương, trước tiên trích dịch tám điều giác
ngộ biên thành quyển kinh Bát Đại Nhân Giác này. |
08/04/2555 13:02 (GMT+7)
Tu Thiền chắc chắn thành Phật. Tu Tịnh mau chóng thành
Phật. Tu môn nào cũng phải thấy rõ Phật tánh rồi mới thành Phật. Mỗi niệm Phật
danh là một nhớ đến Phật tánh. Thấy rõ Phật tánh là thành Phật quả. Thành Phật
là khôi phục lại tự do hạnh phúc. |
05/01/2555 00:28 (GMT+7)
Ðiều cốt yếu là cần phải thấu hiểu rõ ràng và tường tận lý vô ngã, anattā, do Ðức Phật giáo truyền. Trước tiên Ngài đề cập rộng rãi đến Bốn Chân Lý Thâm Diệu (Tứ Diệu Ðế) trong bài kinh Dhammacakka Sutta, Chuyển Pháp Luân. Khi giảng kinh Hemavata Sutta, Ngài nhắc trở lại và dạy rằng "với sự khởi sanh của lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) cũng có một thế gian, một chúng sanh, phát khởi." Rồi Ðức Phật trình bày cặn kẽ và rõ ràng lý thuyết vô ngã trong Anattalakkhaṇa Sutta, Kinh Vô Ngã Tướng. |
18/12/2554 08:14 (GMT+7)
Ở phần kinh trên, Đức Phật đã gạn hỏi đại
chúng nguyên nhân đạt được đạo, chứng
nhập viên thông. Có hai mươi lăm vị Thánh đệ tử Thanh Văn lẫn Bồ Tát lần lượt
trình bày về thành quả viên thông ấy, cái nguyên nhân chứng đắc của mình để cho
ông A Nan chọn cái nào là viên thông nhất làm nhân địa tu hành. Sáu căn, sáu
trần, sáu thức và bảy đại đều là những dữ kiện để đạt đến chứng đắc viên thông
và viên thành Thánh quả. N |
26/10/2554 06:02 (GMT+7)
Kinh Bát Đại nhân Giác là một tác
phẩm Kinh điển Đại thừa, ngôn ngữ súc tích, ý nghĩa cô đọng như các danh ngôn
của Kinh Pháp Cú, không mang hình thức pháp thoại như những Kinh truyền thống,
nhưng lại cần thiết cho mọi đối tượng. |
21/10/2554 02:36 (GMT+7)
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ), tại Ðông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade),
cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng như Tôn giả Sariputta
(Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả
Mahakaccayana (Ðại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Ðại Câu-hy-la), Tôn
giả Mahakappina (Ðại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Ðại Thuần-đà), Tôn giả
Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan),
cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng. |
|