Quyển thứ 12
Phẩm 12.2: Phân
Biệt Chân
Lý
Người tọa thiền kia như thế và hiện quán về diệt. Vì do quán về
diệt
nên sợ hãi. Nguyên nhơn của ấm lại cũng sợ về ấm sanh ra. Ba cõi năm
đường bảy thức trụ ở 9 loài chúng sanh trở thành chỗ sợ
hãi.
Điều ấy cũng giống như thấy người ác
cầm dao
nên sợ vậy. Giống như rắn độc và
giống như lửa gom lại. Như thế là do quán về sự diệt mà trở nên sợ
hãi
nguyên nhơn của ấm và sự sợ ấm sanh ra. Tam hữu, ngũ thú, thất
thức ở nơi
9 loài chúng sanh. Dùng vô thường và hiện lên những tác ý làm cho
có tư
tưởng lo sợ. Lấy sự an ổn làm cho khởi lên sự vô tướng. Dùng sự
khổ hiện
ra để tác ý, thành ra lo sợ về
sự sanh
ra. Lấy sự an ổn làm cho khởi lên sự vô sanh. Dùng vô ngã hiện ra
để tác ý thành ra tướng sợ và
sanh,
thì sự an ổn làm cho khởi lên vô tướng và vô sanh. Quán về sự lo
lắng,
quán sự xa lìa sự mềm mại tùy theo tướng ấy tương tợ
để nhẫn nại. Đây là những lời
nói tổng
quát.
Kẻ tọa thiền kia dùng sự sợ hãi ấy mà hiện ra sự tu hành và làm
cho
khởi lên trí tuệ. Vui với trí giải thoát phát sanh. Tướng của ấm
kia là sự
sợ hãi. Trí vui giải thoát khởi lên, ấm sanh ra làm chỗ sợ hãi,
trí vui
giải thoát khởi lên thì tam hữu, ngũ thú, thất thức ở nơi chín
loài chúng
sanh nầy đều lo sợ. Khi trí vui giải
thoát
khởi thì giống như lửa vây chung quanh chìm và từ kia vui
được giải thoát. Cũng giống như người
bị giặc
bao vây mà từ kia xa rời được
vui giải
thoát. Như thế kẻ tọa thiền do nguyên nhân của ấm mà ấm
sanh ra,
rồi tam hữu, ngũ thúc, thất thức ở cùng với 9 loài chúng sanh.
Đây là sự lo sợ. Trí vui giải
thoát
khởi thì dùng vô thường hiện lên để
tác ý về
nguyên nhơn của sự sợ hãi, dùng sự khổ hiện ra tác ý sợ hãi
về việc
sanh. Dùng vô ngã hiện ra sự tác ý sợ nguyên nhơn và sự sanh ra.
Trí vui
giải thoát khởi. Đối với người phàm
phu và kẻ có học thì trí vui giải thoát có 2 loại dẫn dắt tâm nầy;
hoặc
quán về sự hoan hỷ. Đó là dùng
hiện
quán. Đây chính là thành thông
đạt hiện quán hoan hỷ. Tâm ấy sẽ thành
sự ưu não và sự tu hành ấy trở nên chướng ngại. Trở thành thông
đạt kiến tư duy hạnh. Xả bỏ tùy
tướng
giống như sự nhẫn nhục. Đây là
những
lời tổng quát.
Kẻ tọa thiền kia như thế hiện sự tu hành vui trí giải thoát, từ
tất cả
những việc làm. Vui giải thoát Niết Bàn về các hạnh. Duy chỉ làm
một tướng
muốn làm cho khởi lên. Giải thoát môn tương tợ như trí khởi lên.
Dùng 3
việc làm được trí tương tợ. Dùng
3
việc làm vượt qua chánh tụ. Dùng ngũ ấm, vô thường hiện thấy
được trí tương tự. Ngũ ấm mất tiêu
nơi
Niết Bàn. Như thế hiện thấy qua khỏi chánh tụ.
Đối với ngũ ấm lấy sự khổ để hiện
thấy được
trí huệ tương tợ. Ngũ ấm diệt thì vui nơi Niết Bàn. Hiện
thấy qua
khỏi chánh tụ. Đối với ngũ ấm dùng
vô
ngã hiện thấy được trí tương tự. Ngũ
ấm diệt
chính là nghĩa thứ nhứt của Niết Bàn; hiện thấy vượt khỏi
chánh tụ.
Hỏi: Sao lại dùng trí hiện để vượt
khỏi
chánh tụ? Thế nào là dùng trí nầy để
vượt khỏi chánh tụ?
Đáp: Dùng tánh, trừ trí hiện qua khỏi chánh tụ. Dùng trí đạo để
vượt
qua khỏi chánh tụ.
Hỏi: Trí tương tợ là nghĩa gì?
Đáp: Tương tợ có nghĩa là Tứ Niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý
túc, ngũ
căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần. Dùng sự tương tợ
kia.
Đây nghĩa là trí tương tợ nói tổng quát. Vô oán, thấy sự lợi ích
tương tợ
của sự nhẫn. Đây là sự tương tợ về trí dùng lời nói tổng quát vậy.
Tương tợ trí không gián đoạn lần
lượt từ
tất cả các hành tướng mà khởi lên, tạo ra Niết Bàn. Sanh
tánh trừ
trí.
Hỏi: Thế nào là nghĩa của danh tánh trừ?
Đáp: Trừ phàm phu pháp, danh tánh trừ. Phi phàm phu pháp sở trừ
cũng là
danh tánh trừ. Tánh ở đây chính là Niết Bàn. Lại nữa mầm mống của
Niết Bàn
nghĩa là danh tánh trừ. Như A Tỳ Đàm có nói: Trừ sanh, danh tánh
trừ. Qua
khỏi vô sanh lại là danh tánh trừ. Lại trừ nguyên nhơn sanh, danh
tánh
trừ. Qua khỏi vô sanh, vô tướng, danh tánh trừ.
Đối với Niết Bàn là con
đường hướng dẫn đầu tiên. Từ
bên ngoài
khởi lên và chuyển thành huệ. Tánh trừ nầy nói tổng quát các lời
nói.
Tánh trí lần lượt không gián đoạn,
hiện
trí, hiện khổ, hiện đoạn tập, hiện tác chứng diệt, hiện tu đạo;
sanh Tu Đà
Hoàn đạo trí và tất cả Bồ
Đề pháp. Kẻ tọa thiền kia đối với đây
là
chỗ tịch tĩnh. Hiện thấy hữu biên, vô biên, giới
đề hồ. Đối với một sát na dùng
trí,
không đầu không sau. Phân biệt Tứ Đế,
dùng
sự biết khổ để phân biệt, dùng
đoạn tập để phân biệt, dùng sự
tác
diệt chứng để phân biệt, dùng
tu
đạo để phân biệt, trở thành sự
phân
biệt như kệ nói thí dụ phía sau:
Như người bỏ bờ nầy
Dùng thuyền qua bờ kia
Nơi bờ kia các vật
Kẻ lên thuyền quên đi.
Như thuyền trên nước, chẳng đầu chẳng
cuối. Đối với trong mỗi sát na tạo ra 4 việc. Bỏ bờ nầy, trừ lậu,
qua đến
bờ kia. Vật qua đó như bỏ bờ nầy. Như vậy trí phân biệt khổ, giống
như trừ
hữu lậu. Như vậy sự phân biệt đoạn tập cũng giống qua bờ bên
kia.
Như vậy sự tác chứng phân biệt lại như dùng thuyền
để độ vật. Như thế tu đạo phân biệt,
như đèn
cùng sáng. Đối mỗi sát na chẳng đầu
chẳng
cuối tạo ra 4 việc. Như ánh sáng nhỏ trừ sự tối tăm, làm
cho dầu
tiêu hao và làm cho ánh sáng khởi lên. Như mặt trời sáng, không có
đầu, không có cuối. Đối với từng sát
na tạo
ra 4 việc, làm cho hiện sắc để
trừ ám,
làm cho hết lạnh, làm cho khởi lên ánh sáng. Như làm cho
hiện sắc.
Như thế trí phân biệt khổ ấy như trừ sự tối tăm.
Như vậy sự phân biệt đoạn tập như làm cho mất
đi sự lạnh. Như thế sự túc chứng phân
biệt
diệt, như làm cho khởi lên ánh sáng. Như vậy sự tu
đạo phân biệt giống như mặt trời, như
là
Thánh trí.
Hỏi: Như thật, hiện thấy khổ, biết khổ
đoạn bỏ tập, chứng diệt và tu đạo.
Đây
là tướng gì? Nếu chẳng thấy khổ do 4
điên đảo sanh thì lúc
ấy nói
hữu biên, vô biên làm giới đề hồ và
dùng sự tịch tịnh để hiện thấy và
lấy
một để biết, không đầu không sau và
phân biệt Tứ Đế. Đây là nghĩa
gì?
Đáp: Đối với trí sanh diệt thì lúc ấy chưa thấy sự khổ. Lậu và
cho đến
thấy như thật các việc làm là sai trái. Từ các tướng của việc làm,
làm cho
tâm khởi. Đối với những việc không làm thì không qua khỏi. Cho nên
thấy
như thật các hành là sự lo lắng. Từ các hành tướng ấy làm cho tâm
khởi
lên. Đối với những việc không làm
sẽ
trôi qua. Đây là chỗ thấy khổ
lậu cho
đến sau cùng vậy. Lại nói nếu
đuợc như thế là tịch tĩnh.
Dùng tánh
trừ trí, thành phân biệt đế tánh trừ
trí. Từ
hành tướng khởi lên, thành qua khỏi những việc không làm.
Nếu tánh
trừ trí từ hành tướng khởi, thành qua khỏi,
đối với vô hành, trở thành qua khỏi
đối với Niết Bàn. Duy chỉ có nguyên nhơn dính mắc là việc
nầy. Dùng
sự dính mắc ấy để tâm được định. Nếu
chẳng
thể định chẳng sanh Xa Ma Tha (chỉ) và Tỳ Bà Xá Na (quán).
Lại
chẳng được pháp mãn bồ
đề. Cho nên dùng tánh trừ trí
thành ra
phân biệt chân lý. Từ tánh trừ trí kia sẽ sanh ra vô gián
đạo trí. Đối với lúc nầy được ở định
Niết Bàn.
Tâm được định nên khởi Xa ma
Tha, Tỳ
Bà Xá Na, trở thành pháp đầy đủ giác
ngộ. Cho
nên chỉ dùng đạo trí thành
phân
biệt chân lý. Như người từ thành bị cháy, chạy ra khỏi cửa. Từ
thành nầy
ra khỏi một bước. Lúc ấy chưa gọi là ra khỏi. Như tánh trừ trí
cũng vậy,
từ hành tướng kia khởi để thành
qua
khỏi những vô hình. Lúc ấy chưa gọi là qua khỏi phiền não. Vì các
pháp
chưa đầy đủ vậy. Như người mới từ thành
bị cháy, 2 chân chạy ra khỏi rồi, lúc ấy mới gọi là ra khỏi thành
cháy.
Như thế tánh trừ trí không gián đoạn.
Rồi từ
đó sanh đạo trí khởi lên. Bây giờ mới có tên là ra khỏi từ
thành
phiền não. Vì các pháp đầy đủ vậy. Do
đó dùng
tánh trừ trí thành chân lý phân biệt.
Hỏi: Phân biệt chân lý nghĩa là gì?
Đáp: Đó chính là Tứ Thánh Đế đối với trong sát na nói là hòa
hợp. Tên
là phân biệt chân lý. Đối với lúc nầy đạo trí hòa hợp nuơng vào
nghĩa. Các
căn thành bình đẳng và có nghĩa chẳng động, nghĩa là sức mạnh,
nghĩa là sự
chuyên chở, nghĩa là nguyên nhơn của Bồ Đề.
Đạo phần làm cho nghĩa trụ lại. Nghĩa là niệm xứ thắng.
Nghĩa là
chánh cần tiện. Nghĩa là như ý túc thật. Nghĩa là chân lý chẳng
loạn.
Nghĩa là Xa Ma Tha tùy quán. Nghĩa là Tỳ Bà Xá Na. Nghĩa là tướng
chẳng
lìa, hai nghĩa; nghĩa che khuất; nghĩa là giới thanh tịnh chẳng
loạn.
Nghĩa là tâm tánh tịnh kiến. Nghĩa là thoát khỏi. Nghĩa là giải
thoát
thông đạt. Nghĩa là xả bỏ sáng
suốt;
nghĩa là đoạn bỏ ra khỏi; nghĩa là
diệt trí căn; nghĩa là làm cho
khởi
lên; nghĩa là tác ý bình đẳng; nghĩa là
xúc thọ diệt xuất ly; nghĩa là hiện tiền; nghĩa là nương vào
định; nghĩa là niệm chơn thật;
nghĩa
là huệ thâm thắng. Nghĩa là làm cho nhu nhuyến tối hậu; nghĩa là
Niết Bàn
tối hậu bình đẳng. Kẻ tọa thiền như
thế mà
hiện trí. Như thế hiện thấy đoạn tam
kết. Cho
nên thân kiến nghi giới thủ và tương ưng phiền ão.
Hỏi: Thế nào là thân kiến?
Đáp: Đối với vô văn phàm phu thấy sắc cho là ngã. Ngã có sắc và
sắc ấy
làm chỗ thuộc về ngã đối với ngã sắc. Như vậy thọ, tưởng, hành,
thức cũng
là ngã. Ngã có thức, thức làm chỗ thuộc về ngã và đối với ngã
thức. Đây
gọi là thân kiến. Vì thân nầy sẽ mất và sự mất kia có 62 sự thấy,
lại cũng
mất theo. Vì thân kiến là chỗ đầu tiên
thấy 62 loại nầy.
Hỏi: Sao gọi là nghi?
Đáp: Hoặc đối với khổ; hoặc đối với tập; hoặc đối với diệt;
hoặc đối
với Đạo; hoặc đối với Phật, Pháp, Tăng; hoặc đối với ban đầu hay
ban cuối;
hoặc sơ hậu liền nghi hoặc. Đối với nhơn duyên chỗ khởi lên pháp
và sự
nghi hoặc kia. Đây gọi là nghi, cái kia lại cũng
đoạn.
Hỏi: Thế nào là trộm giới?
Đáp: Trộm giới có 2 loại. Đó là khát ái và si. Ta dùng giới
nầy, dùng
hành động nầy, dùng sự khổ hạnh nầy, dùng phạm hạnh nầy ta sẽ sanh
thiên.
Tất cả ta sẽ sanh vào mỗi mỗi thiên xứ. Đây nghĩa là khát ái trộm
giới. Từ
đây, ngoài Sa Môn, Bà La Môn dùng giới, dùng sự thanh tịnh, dùng
sự thanh
tịnh của giới hạnh.Thấy được như thế.
Đây gọi
là si giới trộm cắp. Cái kia lại cũng
đoạn mất.
Hỏi: Cái gì là bỉ nhứt xứ trụ phiền não?
Đáp: Kia là cho rơi vào chỗ ác thú. Đó là dâm dục, sân nhuế,
nghi. Đây
chính là bỉ nhứt xứ trụ. Phiền não lại cũng đoạn. Đối với thời
gian nầy là
quả Tu Đà Hoàn, tác chứng thành hướng, chưa chứng Tu Đà Hoàn thì
trụ ở Tu
Đà Hoàn hướng địa; hoặc đệ bát địa; hoặc thấy
địa; hoặc định từ cả hai khởi lên chuyển thành huệ.
Đây là dùng ngôn ngữ
để nói về Tu Đà Hoàn
Đạo Trí nầy.
Tu Đà Hoàn lần lượt không
gián
đoạn và tạm kết
đoạn; nên tác vô vi sự. Cùng
với
đạo và pháp chẳng sai biệt
phương tiện
khởi. Tu Đà Hoàn quá rõ biết
quả của
tâm. Hoặc 2 hoặc 3 lần sanh không gián đoạn.
Kia lần lượt qua khởi chỗ sau cùng. Tâm từ phần sau khởi,
quán
đạo, quán quả, quán Niết Bàn,
quán rồi
đoạn trừ phiền não. Quán ngoài
phiền
não. Đây nghĩa là Tu
Đà Hoàn. Chẳng thoái pháp
định hướng. Hướng đến Bồ Đề; quả vị
lai muốn
phân biệt. Đây chính là do nơi ngực, miệng của
Đức Thế Tôn sanh ra pháp ấy và
pháp ấy
được tạo ra. Được phần của pháp chứ
không cùng
với phần của vật. Đây gọi là
thấy
đầy đủ việc lành. Tu hành
thông
đạt Thánh pháp, đến cửa nhu nhuyến và
trụ lại. Thấy đầy đủ rồi để đến Diệu
Pháp
nầy. Thấy Diệu Pháp nầy rồi thì trí giác thành tựu. Sự giác
ngộ rõ
ràng rồi thành tựu và vào chỗ Pháp lưu thánh thông
đạt huệ. Mở cửa đề hồ để trụ và
vì vậy
cho nên nói kệ nầy:
Nơi đất, một nhà vua
Nơi trời, một vị vua
So tất cả thế gian
Tu Đà Hoàn hơn hẳn.
Kẻ tọa thiền đối với địa trụ nầy, bên
trên thì hay tinh tấn và vì để chứng
quả Tư Đà
Hàm, thấy chỗ sanh diệt; nên đầu tiên
là hiện quán như ban đầu đã
nói. Thể
hiện việc tu hành như đã thấy
đạo rồi. Nương vào các căn
lực để giác ngộ. Đây chính là sự phân biệt chân lý. Người
kia như
thế mà tu hành, hướng đến chỗ đoạn
diệt những
thô dục sân nhuế và kẻ kia còn ở một nơi phiền não. Từ nơi
con
đường kia không gián đoạn làm
cho
chứng quả Tư Đà Hàm.
Kẻ tọa thiền kia dùng địa nầy để
ở. Rồi bên
trên luôn siêng năng vì
để chứng quả A Na Hàm. Chứng
thấy sự
sanh diệt đầu tiên và hiện
thấy như
ban đầu đã nói. Hiện ra sự tu
hành như
thấy được đạo. Nương vào nơi
các căn
lực để giác ngộ. Như thế phân biệt chân lý. Kẻ kia như thế hướng
đến sự
đoạn diệt vi tế dục sân nhuế và nơi kia còn trụ nơi một
phiền não.
Từ nơi kia con đường ấy không gián
đoạn. Làm
cho chứng được quả A Na Hàm.
Kẻ tu hành kia từ địa ngục nầy
tinh tấn tu
hành hơn nữa để chứng được quả
A La
Hán. Đầu tiên thấy sự sanh diệt và hiện thấy như ban
đầu đã nói. Hiện ra việc tu
hành như
thấy đạo rồi. Nương vào các căn
lực để giác ngộ. Như thế mà phân biệt chân lý. Kẻ kia như
vậy hướng
đến việc đoạn trừ sắc dục và
vô sắc
dục cũng như ngã mạn, điều tiết, vô
minh, dư
phiền não và vô dư phiền não.
Từ kẻ tọa thiền kia chứng được quả
A La
Hán. Kẻ kia quán thấy đạo, quán thấy quả Niết Bàn. Quán về
sự
đoạn trừ phiền não. Vị Tỳ Kheo
ấy
thành A La Hán. Diệt lậu tận đã
gây ra
và lập nguyện đến diệu nghĩa và
đoạn trừ các kết sử. Chánh trí giải
thoát lìa
5 phần 6 phần, thành tựu một thủ hộ. Chẳng phải chết vì bị ràng
buộc.
Ngoại trừ chân lý cùng mất. Lòng tin không nhiễm, sự suy nghĩ
nương vào
thân, hành thiện giải thoát, tâm thiện giải thoát, trí huệ phạm
hạnh
đã lập. Trở thành kẻ trượng
phu tốt
nhất trong trượng phu, được đệ nhất
sở đắc.
Đây chính là việc trừ sân nhuế vậy.
Kẻ qua khỏi bờ, kẻ lìa phiền não, kẻ vô kết ngại. Kẻ
được thánh thiện, kẻ không còn
gánh
vác, kẻ chẳng tương ưng, là Sa Môn, Bà La Môn, kẻ
đã tắm gội xong, kẻ qua khỏi
Vĩ
Đà, kẻ Bà La Môn tối thượng.
Kẻ A La
Hán, kẻ thoát khỏi, kẻ giải thoát,kẻ hàng phục,kẻ tịch tĩnh, kẻ
làm cho
yên tĩnh. Chính là lời nói tổng quát về A La Hán.
Đối với Tu Đà Hoàn từ đây sanh lên, chẳng thể tạo sự siêng
năng, dùng 3
loại được thấy 3 loại Tu Đà Hoàn. Một đến 7 lần sanh vào nhà Tu Đà
Hoàn.
Một lần sanh Tu Đà Hoàn và đối với kẻ thuần căn sanh. Chính là 7
lần lui
tới cõi thiên. Đây chính là những Tu Đà Hoàn còn sự khổ của nhà
nhà. Hoặc
2 lần sanh hoặc 3 lần sanh vào nhà kia rồi qua lại tạo ra khổ
biên. Một
lần sanh Tu Đà Hoàn nầy làm
cho sanh
ra người, tạo ra chỗ khổ.
Nếu kẻ Tư Đà Hàm mà từ sự
sanh nầy
hướng thượng chẳng sanh ra siêng năng
thì
thời gian đến, trong đời nầy tạo ra
sự khổ.
Nếu A Na Hàm từ đời nầy trở
đi, chẳng
tạo ra sự siêng năng thì
từ
đây khi mạng chung, sanh nơi Tịnh Cư.
Kẻ kia
vì do các căn lanh lợi,dùng
5
loại để thấy, thành 5 A Na
Hàm, chính
đó là Bát Niết Bàn, sanh vào
Bát Niết
Bàn, chẳng làm Bát Niết Bàn, hành Bát Niết Bàn, rồi vãng sanh về
cõi trời
A Già Ni Sất. Đây là gọi tên
Niết Bàn
trung gian vậy. Chưa đến được chỗ rốt
ráo,
chỉ là trung gian. Nương vào thọ mạng và lúc ấy trừ các
kiết sử thô
thiển, làm cho khởi lên Thánh Đạo,
sanh Bát
Niết Bàn, vượt qua khỏi thọ mệnh trung gian,
để trừ những kết sử thô thiển rồi
sanh ra, làm
cho khởi lên Thánh Đạo. Chẳng hành
Bát
Niết Bàn, vô dị hành, vì trừ những kiết sử thô thiển rồi làm cho
khởi lên
Thánh Đạo. Hành Bát Niết Bàn
là có làm
khác đi, vì
để trừ những kiết sử thô thiển, làm
cho khởi lên Thánh Đạo. Kế đó sanh vào
cõi trời A Già Ni Sất. Từ đây chẳng
phiền não,
khi mệnh chung không sanh vào chỗ bất nhiệt. Từ cõi bất nhiệt mệnh
chung,
sẽ qua cõi Thiện Kiến. Từ cõi Thiện Kiến mệnh chung sẽ sanh về cõi
Thiện
Hiện. Từ cõi Thiện Hiện mệnh chung sẽ sanh về cõi trời A Già Ni
Sất.
Đối với A Già Ni Sất vì trừ
những kiết
sử thô thiển mới khởi lên Thánh Đạo.
Đó là
cõi trời Bất Phiền có thọ mạng 10.000 kiếp. Bất Nhiệt thiên có thọ
mệnh
20.000 kiếp. Thiện Kiến thiên có thọ mạng 40.000 kiếp. Thiện Hiện
thiên có
đời sống 80.000 kiếp. A Già Ni
Sất
thiên có thọ mạng 160.000 kiếp.
Nơi tứ địa thành thứ 5.
Người ở cõi
thứ 5 nầy là A Già Ni Sất 4 cõi còn lại chẳng có kẻ thượng lưu.
Như thế
nơi kia thành ra 24 loại người khác. A La Hán
đã đoạn tất cả phiền não
vô dư
vậy. Chẳng trở thành nguyên nhơn của sự hiện hữu về sau nầy. Vì
không, nên
A La Hán miễn thọ hình mệnh nầy. Đây là
làm cho hành diệt và khổ đoạn, chẳng
khởi ra
khổ nữa. Đây gọi là khổ biên. Cho nên nói kệ như thế nầy.
Giống như dập sắt nóng
Hỏa tinh rơi vào nước
Lần lượt thành tịch diệt
Cõi kia chẳng thể rõ
Như thế chánh giải thoát
Độ được dục cột ràng
Cho đến vô động lạc
Cõi kia chẳng rõ biết.
Hỏi: Với đây có vị nói rằng: Lần
lượt tu
đạo và lần lượt đoạn trừ phiền
não,
lần lượt phân biệt chân lý?
Đáp: Hoặc là 11, hoặc dùng 8, hay dùng 4, đạo trí ấy tạo ra
việc chứng
quả.
Hỏi: Sao lại đối với sự thấy nầy
chẳng
tương ưng?
Đáp: Nếu lần lượt tu hành, lần lượt đoạn trừ phiền não thì sẽ
lần lượt
tác chứng. Đây có nghĩa là lần lượt chứng quả. Có thể vui cùng đạo
quả
tương ưng vậy. Nếu chưa có thể vui thì một quả Tu Đà Hoàn cũng
thành sao?
Nếu như thế thì chẳng thể vui. Lần lượt tu
đạo, lần lượt đoạn trừ phiền não lại cũng như vậy. Lại nữa
qua lần
thứ 2, nếu thấy khổ và thấy chỗ khổ, rồi đoạn
trừ phiền não, diệt đoạn xong
rồi có
thể vui. Do đó thấy khổ rồi, thấy chỗ khổ rồi, đoạn trừ phiền não
xong rồi thì mới tác chứng Tứ Phần Tu Đà
Hoàn quả. Sự tác chứng ấy nên vui. Vì phương tiện
để thành vậy. Như vậy là khả
lạc tác
chứng. Tứ phần Tu Đà Hoàn, Tứ
phần là
7 lần sanh, 4 phần gia gia sanh, 4 phần 1 lần sanh, 4 phần trụ ở
nơi quả.
Với những điều chẳng tương ưng nầy
như thế
chẳng thể vui. Dùng sự thấy khổ, thấy chỗ khổ,
đoạn phiền não,
đã đoạn
chưa? Đây là điều không tương
ưng. Lại
lần lượt trải qua lần thứ 3. Nếu thấy khổ, thấy chỗ khổ và
chỗ
đoạn trừ phiền não, chỗ vui
thì
đây là hiện thấy khổ. Tứ phần
Tu
Đà Hoàn
đạo trụ, tứ phần tín hạnh, tứ phần pháp hạnh, thành có thể
vui,
chẳng thấy ngoài 3 chân lý. Nếu chỗ nầy vui ở nơi Tứ Tu
Đà Hoàn
Đạo thì thành Tứ tín hạnh, thành tứ pháp hạnh.
Đối với điều nầy chẳng tương ưng. Nếu
như thế
thì chẳng thể vui. Lấy sự thấy khổ, thấy chỗ khổ và trừ
phiền não.
Lại nữa phải trải qua lần thứ 4. Lại cũng chẳng tương ưng. Nếu
hiện
thấy đạo, thành ra việc hướng
đến sự thấy đạo ấy để thành
trụ quả.
Đây có thể vui là lấy sự hiện
tại thấy
khổ để làm chỗ hướng về. Dùng
sự thấy
ấy, nên thành trụ quả. Nên có thể vui. Vì thấy một loại vậy. Nếu
như thế
thì có thể vui hướng đến và
trụ quả
thành ra nhiều. Đối với điều nầy, đây
là
chỗ chẳng tương ưng. Nếu như thế thì chẳng thể vui. Hiện thấy
đạo, trở thành chứng. Lấy sự
thấy
đạo, thành trụ nơi quả.
Đây lại cũng chẳng tương ưng.
Lại nữa qua lần thứ 5, nếu thấy đạo
tác
chứng quả mà chưa thấy khổ, tập, diệt, khi thành tác chứng
quả có
thể vui vậy. Dùng sự thấy khổ tập, khổ diệt là vô ngã.
Lại nữa qua lần thứ 6; nếu dùng 12 hay là 8 hay là 4
đạo trí tác chứng Tu Đà Hoàn
quả có
thể vui. Dùng sự tác chứng nầy hoặc 12, hoặc 8, hoặc 4 thì Tu
Đà Hoàn quả nên trở thành chỗ
có thể
vui, trở thành Đạo Trí vô quả. Nếu
như thế có
thể trải qua các địa mà thành vậy. Đối
với việc nầy, đây chẳng tương ưng. Nếu như thế có thể vui. Hoặc dùng
12, hoặc dùng 8, hoặc dùng 4, Đạo Trí
tác
chứng Tu Đà Hoàn quả sao? Đây
lại cũng
chẳng tương ưng.
Lại qua lần thứ 7. Hoặc 12, hoặc 8, hoặc 4
đạo trí làm cho khởi lên 1 quả Tu Đà
Hoàn có thể vui thì điều nầy lại
chẳng tương
ưng. Nhiều việc khởi lên một quả như nhiều quả Ám Bà làm
cho sanh
ra một quả.
Hỏi: Nếu lấy một trí một sát na, chẳng trước chẳng sau, thành
ra phân
biệt Tứ Đế. Một trí sẽ thành 4
loại
kiến thủ. Nếu dùng sự thấy khổ thành thấy Tứ
Đế. Tứ Đế thành khổ đế. Nếu 2
nghĩa
nầy không có điều nầy, thì chẳng tương ưng. Một sát na dùng
1 trí,
chẳng trước chẳng sau, thành ra phân biệt Tứ
Đế?
Đáp: Chẳng phải 1 trí mà thành 4 việc thấy chấp ấy. Lại cũng
chẳng phải
Tứ Đế thành khổ đế. Kẻ tọa thiền ngay từ đầu tiên là Tứ Đế rồi
quán về
nhiều tướng và một tướng, như phía trước đã phân biệt rồi.
Lúc bấy giờ dùng Thánh hạnh khổ đế
như
tướng nầy, làm chỗ thông đạt,
rồi thành
thông đạt tứ đế. Như thế tướng Tứ Đế
nầy dùng
như nghĩa thành một tướng. Như ngũ ấm nhiều tướng. Một tướng là
tiền phân
biệt làm sắc ấm. Dùng vô thường để
thấy ngũ
ấm, vô thường lại là thường. Thấy vô thường chẳng phải sắc
ấm làm
ngũ ấm. Như thế nhập giới; như thế đối
với
việc nầy có thể rõ. Đối với
tám pháp
nầy có thể rõ. Như vậy quán giác, hỷ, thọ
địa căn. Giải thoát phiền não,
chánh
thọ hai định. Đối với quán đây là
2
quán. Đó là thiền quán và táo
quán
(quán về việc khô ráo).
Hỏi: Thế nào là thiền quán?
Đáp: Đã được định rồi lấy định lực để hàng phục những trần cái,
gọi là
so sánh phân biệt sắc quán, thấy thiền phần. Xa Ma Tha là đầu
tiên. Rồi tu
Tỳ Bà Xá Na. Còn táo quán nghĩa là phân biệt lực để hàng phục
những triền
cái. Dùng sắc để so sánh phân biệt, gọi là thấy quán các hành. Tỳ
Bà Xá Na
là đầu tiên. Sau
đó tu hành Xa Ma Tha. Sự giác
ngộ ấy
là táo quán. Sơ thiền và quán, quán đạo
và
quả, thành hữu giác. Đối với Tam
Thiền Tỳ Bá
Xá Na cho đến tánh trừ, thành hữu giác.
Đạo và quả thành vô giác.
Đối với giác địa đạo, thành
bát phần
đạo. Đối với vô giác địa, thất phần
trừ tư
duy.
Hỷ là táo quán được khổ hạnh. Đầy
đủ Tỳ Bà
Xá Na với tương tợ trí, thành chẳng khổ khởi tánh trừ
đạo và quả cùng khởi lên niềm
vui. Táo
quán được lạc hạnh đầy đủ. Ở nơi nhị
thiền Tỳ
Bà Xá Na và đạo quả cùng
khởi
lên niềm vui. Đối với đệ tam thiền;
đối với
đệ tứ thiền Tỳ Bà Xá Na đạo và
quả chẳng cùng khởi lên niềm vui.
Đối với con đường hỷ địa và quả bảy giác phần khởi. Đối với
không, hỷ
địa, lục bồ đề giác. Trừ hỷ bồ đề giác. Thọ nghĩa là táo quán được
khổ
hạnh. Đầy đủ Tỳ Bà Xá Na cho đến trí tương tợ. Cùng với xả khởi
lên tánh.
Trừ đạo và quả cùng khởi lên hỷ. Táo quán
được lạc hành đầy đủ. Đối với
tam
thiền Tỳ Bà Xá Na đạo quả cùng
hỷ khởi lên. Đối với đệ tứ thiền Tỳ Bà
Xá Na đạo quả cùng xả khởi
lên.
Địa đây chính là nhị
địa. Kiến địa và tư duy
địa. Đối với con đường Tu Đà
Hoàn,
đây là kiến
địa. Ngoài ra Tam
Đạo, Tứ Sa Môn quả là tư duy
địa. Chưa thường thấy làm cho
thấy nên
gọi là kiến địa. Thấy như thế, tu như
thế là
tư duy địa. Lại nữa nhị địa, giác
địa, chẳng
giác địa. Đối với đây là Tứ Đạo,
Tam
Sa Môn quả học địa. A La Hán quả vô học địa. Căn ở đây nghĩa là
3
đời xuất thế gian căn. Những gì
chưa
biết, ta sẽ biết về căn. Khi rõ
căn
rồi thì rõ biết căn nầy. Với
đây là
Tu Đà Hoàn
đạo trí. Đầu tiên chưa biết
làm cho
biết, thành vị tri trí. Tam đạo trí,
tam quả
trí rõ biết pháp nầy liền rõ biết căn
A La Hán quả trí vô dư. Rồi rõ pháp nầy và rõ biết căn
nầy. Giải thoát, nghĩa là Tam Giải Thoát.
Đó là vô tướng giải thoát, vô
tác giải
thoát và không giải thoát. Với đây là
đạo tương tợ với trí.Chẳng tác tướng
tức là
vô tướng giải thoát. Chẳng tác nguyện tức là vô tác giải thoát.
Chẳng tác
chấp tức là không giải thoát. Lại nữa với 3 giải thoát nầy dùng
quán
để thấy thành ra các loại
đạo. Dùng
được thành nơi một con đường.
Hỏi: Thế nào là dùng sự quán để
thấy thành
ra các đường khác?
Đáp: Đó là quán thấy sự vô thường thành giải thoát vô tướng.
Dùng quán
thấy khổ, thành vô tác giải thoát. Dùng quán thấy vô ngã, thành
không giải
thoát.
Hỏi: Thế nào là dùng quán thấy vô thường thành vô tướng giải
thoát?
Đáp: Dùng vô thường hiện ra để tác ý. Dùng diệt các hạnh mà
khởi tâm,
thành đa giải thoát. Được tín căn và 4 căn. Chủng loại kia như
thật trí
tướng. Chủng loại kia là tất cả các hạnh, thành vô thường khởi lên
làm cho
khởi tướng sợ hãi. Từ tướng hành sanh ra trí, từ tướng tâm khởi.
Đối với vô tướng, tâm vượt khỏi. Dùng
vô tướng giải thoát tâm được thoát.
Như thế dùng
quán vô thường thành vô tướng giải thoát.
Hỏi: Thế nào là quán thấy khổ thành vô tác giải thoát?
Đáp: Dùng khổ hiện tại để tác ý. Dùng sự sợ hãi về các việc làm
để tâm
khởi lên,trở thành tâm nhiều tịch tịnh. Được định căn và tứ căn.
Những
loại ấy do như thật trí sanh. Dùng những loại kia tất cả các hành
thành
khổ sở kiến. Lấy sự sợ hãi sanh ra, làm cho trí khởi sanh, từ sanh
tâm
khởi. Đối với vô sanh, tâm vượt qua. Dùng
vô tác giải thoát, thân được thoát.
Như thế dùng
quán thấy khổ, thành vô tác giải thoát.
Hỏi: Thế nào là quán thấy vô ngã, trở thành không, giải thoát?
Đáp: Dùng vô ngã hiện ra sự tác ý. Lấy không để khởi lên các
hành và
tâm thành ra nhiều sự yểm ác, được huệ căn và trí căn. Chủng loại
kia như
thật biết tướng và sanh ra. Dùng chủng loại kia tất cả các pháp,
thành vô
ngã có thể thấy được. Dùng sự sợ hãi làm cho khởi lên tướng và
sanh ra.
Nương vào tướng và chỉ có sanh trí khởi. Từ tướng ấy và sanh tâm,
thành ra
xa lìa. Đối với vô tướng thì
vô sanh
diệt và tâm Niết Bàn khởi lên. Lấy không giải thoát thân
được thoát. Như thế dùng quán
thấy vô
ngã thành không giải thoát. Như vậy thành Tam Giải Thoát. Dùng
quán thành
nơi nhiều con đường.
Hỏi: Thế nào là dùng được Tam Giải
Thoát
để thành nơi một đường?
Đáp: Đó là được vô tướng giải thoát, thành được Tam Giải Thoát.
Tại sao
người nầy dùng vô tướng? - Tâm nầy được giải thoát mà giải thoát
kia đã
làm rồi, lấy chấp vào cái nầy được vô tác giải thoát. Tam Giải
Thoát thành
chỗ được. Vì sao mà lấy sử tạo tác của tâm nầy
được thoát và dùng giải thoát.
Kẻ kia
dùng tướng dùng chấp được không giải
thoát.
Tam Giải Thoát lại cũng được. Vì sao mà
điều nầy dùng tâm chấp
để được thoát? - Dùng giải
thoát là
dùng tướng và dùng tác. Như thế được
Tam Giải
Thoát rồi thành nơi một đạo.
Hỏi: Giải Thoát và giải thoát môn có gì sai biệt?
Đáp: Duy chỉ con đường trí kia. Từ phiền não thoát ra nên gọi
là giải
thoát. Dùng người với nghĩa của cửa Đề Hồ gọi là giải thoát môn.
Lại nữa
giải thoát là chỉ có trí đạo. Việc ấy chính là Niết Bàn. Đây nghĩa
là giải
thoát môn. Còn phiền não có 134 loại phiền não. Như thế 3 bậc
thiện căn,
tam mịch, trí lậu, tứ kết, tứ lưu, tứ ách, tứ thủ, tứ ác thú hạnh,
ngũ
cái, lục tránh căn, thất sử thế gian, bát pháp, cửu mạn, thập
phiền não
xứ, 10 bất thiện nghiệp đạo, thập
kết, thập tà
biên, thập nhị điên
đảo, thập nhị bất thiện tâm khởi.
Đối với điều nầy 3 bất thiện căn đó chính là tham sân si, dùng 2
đường
thành chỗ kém, dùng A Na Hàm thì vô dư diệt. Tham sân si chính là 3
đường
tội nặng, mà A La Hán đạo phải trừ diệt.
Tam mịch nghĩa là: Dục mịch, hữu mịch và Phạm hạnh mịch.
Đối với điều 3 Pham hạnh mịch nầy dùng
Tu Đà Hoàn
đạo vô dư diệt. Dục mịch nghĩa là
lấy
A Na Hàm đạo diệt. Hữu mịch nghĩa là
dùng A La Hán đạo diệt.
Tứ lậu có nghĩa là: Dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu.
Đối với kiến lậu nầy dùng Tu
Đà Hoàn
đạo diệt. Dục lậu lấy A Na Hàm đạo
diệt. Hữu lậu và vô minh lậu dùng A La Hán
đạo diệt.
Tứ kết có nghĩa là: Tham dục thân kết; sân nhuế thân kết; giải
đạo thân kết; thử đế chấp thân kết.
Đối với
giới đạo thân kết nầy và Đế
chấp thân
kết dùng Tu Đà Hoàn
đạo diệt. Sân nhuế thân kết dùng
A Na
Hàm đạo diệt. Tham thân kết dùng
A La
Hán đạo diệt.
Tứ lưu có nghĩa là: Dục lưu, hữu lưu, kiến lưu và vô minh lưu.
Tứ ách có nghĩa là: Dục ách, hữu ách, kiến ách và vô minh ách
như ban
đầu đã nói về diệt.
Tứ thủ nghĩa là: Dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã ngữ thủ.
Đối với thủ thứ 3 dùng Tu
Đà Hoàn
đạo để diệt. Dục thủ lấy A La Hán đạo diệt.
Tứ ác thủ hạnh gồm có: Dục ác thú hạnh, sân ác thú hạnh, bố úy
ác thú
hạnh, si ác thú hạnh. Bốn điều nầy dùng
Tu Đà Hoàn
đạo diệt.
Tứ khan là: Trụ xứ khan (keo kiệt), lợi dưỡng khan, sắc khan,
pháp
khan. Đây là 5 loại dùng A Na
Hàm
đạo diệt.
Ngũ cái là: Dục dục, sân nhuế, giải đãi,
thùy miên, điều mạn nghi. Đối với sự
nghi nầy
là dùng Tu Đà Hoàn
đạo diệt. Dục dục sân nhuế mạn lấy A
Na Hàm
đạo diệt. Giải đãi
điều lấy A La Hán đạo diệt. Thùy
miên
thì tùy theo sắc.
Lục tránh căn gồm: Phẫn, phục,
tật, siểm
ác, lạc kiến, xúc. Dùng Tu Đà
Hoàn đạo diệt. Phẫn phúc tật, dùng
A
Na Hàm đạo để diệt.
Thất sử nghĩa là: Dục nhiễm sử, sân nhuế sử, mạn sử, kiến sử,
nghi sử,
hữu dục sử, vô minh sử. Đối với kiến
sử, nghi
sử nầy dùng Tu Đà Hoàn
đạo diệt. Dục nhiễm sử, sân nhuế sử dùng
A Na Hàm đạo diệt. Mạn sử, hữu sử, vô
minh sử
dùng A La Hán đạo diệt.
Thế gian bát thế pháp nghĩa là: Lợi, suy, hủy (chê bai), dự
(khen),
xưng (ca ngợi), cơ (chế giễu), khổ, lạc. Đối
với 4 điều bất ái xứ sân nhuế dùng A Na Hàm
đạo để diệt. Đối với 4 ái xứ sử thì
dùng A La Hán đạo để diệt.
Cửu mạn có nghĩa là: Từ kia hơn ngã thắng sanh mạn; cùng với
hơn ngã
đẳng sanh mạn; Từ hơn ngã hạ
sanh mạn.
Từ đẳng ngã thắng sanh mạn. Từ
đẳng sanh mạn. Từ dưới ngã
thắng sanh
mạn; Từ dưới ngã đẳng sanh mạn. Từ
dưới ngã
hạ sanh. Cửu mạng ấy dùng A La Hán đạo
để
diệt.
Thập não xứ gồm: Tham, sân, si, mạn, kiến, nghi, giải
đãi,
điều, vô tàm, vô quý. Đối với
sự thấy
nghi nầy dùng Tu Đà
Hoàn
đạo diệt. Sân nhuế dùng A Na
Hàm
đạo diệt. Ngoài ra 7 loại kia
dùng A
La Hán đạo diệt. Thập não xứ
nghĩa là
người nầy đối với những gì ta
đã làm,
đang làm và sẽ làm không có nghĩa là sanh ra não phiền. Chỗ
ta yêu
nhớ về người và người kia đã
làm, hiện
làm sẽ làm. Chẳng có nghĩa là sanh ra sự phiền não. Chỗ mà ta
chẳng yêu
người kia thì người kia đã
làm, hiện
làm và sẽ làm là đối với phi xứ sanh
ra sự
nhớ nghĩ. Thập não xứ lấy A Na Hàm đạo
để diệt.
Thập bất thiện đạo là: Sát
sanh,
trộm cướp, tà hạnh, vọng ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, tham
sân, tà
kiến. Đối với sự sát sanh, trộm cướp tà
hạnh, vọng ngữ, tà kiến dùng Tu Đà
Hoàn đạo để diệt. Ác khẩu, lưỡng
thiệt, sân dùng
A Na Hàm đạo diệt. Ỷ ngữ, tham dùng
A
La Hán đạo diệt.
Thập sử gồm: Dục nhiễm sử, sân nhuế sử, mạn sử, kiến sử, nghi
sử, giới
thủ sử, hữu nhiễm sử, tật sử, khan sử, vô minh sử.
Đối với kiến, nghi, giới thủ sử thì
dùng Tu Đà Hoàn
đạo diệt. Dục nhiễm, sân nhuế, tật,
khan, sử
dùng A Na Hàm đạo diệt. Mạn,
hữu
nhiễm, vô minh sử dùng A La Hán đạo
diệt.
Thập tà biên gồm: Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà
mệnh, tà
tinh tấn, tà niệm, tà định, tà
trí, tà
giải thoát. Đối với tà kiến,
tà ngữ,
vọng ngữ nghiệp, tà mệnh, tà trí, tà giải thoát thì dùng Tu
Đà Hoàn diệt. Tà tư duy, tà
ngữ, ác
ngữ, lưỡng thiệt dùng A Na Hàm đạo
diệt. Tà
ngữ, ỷ ngữ, tà tinh tấn, tà niệm, tà định
dùng
A La Hán đạo diệt.
Thập nhị điên
đảo gồm: Đối với vô thường thì
điên đảo
tưởng là thường, tâm điên
đảo thấy điên
đảo. Như thế mà khổ vui.
Đối với bất tịnh tưởng là
tịnh.
Đối với vô ngã tưởng là ngã.
Đối với vô thường nầy điên
đảo nghĩa là có 3 thường.
Đối với vô ngã tưởng là ngã,
ba
điên đảo.
Đối với bất tịnh tưởng là tịnh do sự thấy
điên đảo.
Đối với sự khổ cho là vui. Vì thấy điên
đảo. Dùng Tu
Đà Hoàn
đạo để diệt. Đối với bất tịnh cho là tịnh, là do tâm
điên đảo
tưởng điên đảo, dùng A
Na Hàm
đạo để diệt. Đối với sự khổ cho là
vui
là do tâm điên
đảo tưởng điên
đảo, dùng A La Hán
đạo diệt.
Thập nhị bất thiện tâm khởi gồm: Cùng vui cùng khởi kiến tương
ưng; vô
hành tâm khởi, hữu hành tâm khởi, cùng với hỷ khởi thấy chẳng
tương ưng;
vô hành tâm khởi, hữu hành tâm khởi cùng với xả khởi thấy không
tương ưng.
Vô hành tâm khởi, hữu hành tâm khởi cùng với ưu khởi lên sự tương
ưng với
sân nhuế. Vô hành tâm khởi, hữu hành tâm khởi cùng với
điều khởi tâm và cùng với nghi
khởi
tâm. Đây là 4 sự thấy tương
ưng do tâm
khởi lên. Cùng với nghi khởi tâm lên lấy Tu Đà
Hoàn đạo diệt. Cùng với 2 việc
khởi
tâm lên, lấy 2 đạo thành chỗ
yếu kém,
dùng A Na Hàm đạo vô dư diệt. Bốn sự
thấy của
tâm không tương ưng khởi lên và đều cùng
khởi lên với tâm khởi, dùng 3 đạo thành
chỗ yếu kém. Dùng A La Hán đạo vô dư
diệt.
Nhị chánh thọ có nghĩa là: Nhị chánh thọ ấy chẳng cùng với phàm
phu
cùng với quả thành tựu tưởng thọ diệt chánh
đạo.
Hỏi: Thế nào là quả chánh thọ? Vì sao gọi là quả chánh thọ, ai
tu, ai
làm cho khởi lên? Vì sao tu? Tu những gì? Vì sao mà tác ý? Cái kia
thành
tựu từ duyên gì? Bao nhiêu duyên trụ lại, bao nhiêu duyên khởi
lên.
Đây là chánh thọ thế gian hay
là xuất
thế gian vậy?
Đáp: Quả chánh thọ chính là Sa Môn quả. Tâm được an trụ nơi
Niết Bàn.
Đây nghĩa là quả chánh thọ. Vì sao gọi là quả chánh thọ? - Đó lá
phi
thiện, phi bất thiện, phi xuất thế đạo và do quả báo mà thành. Đây
chính
là quả chánh thọ. A La Hán và A Na Hàm đối với
định nầy tạo ra đầy đủ. Lại còn
nói
tất cả thánh nhơn được làm cho
khởi
lên như A Tỳ Đàm
đã nói: Vì
được Tu Đà Hoàn
đạo, trừ sanh gọi là tánh trừ.
Như thế
tất cả. Lại nói tất cả thánh nhơn thành tựu ở nơi
định nầy và tạo ra
đầy đủ. Duy làm cho kia khởi.
Như
Trưởng Lão Na La Đà nói. Nầy
các Tỳ
Kheo! Như Trưởng Lão đây ở nơi núi
rừng khi
lấy nước thì chẳng dùng dây. Lúc ấy có người
đến và trời nóng nên khát
nước, người
kia thấy giếng, biết là có nước mà kẻ kia chẳng dùng tự thân của
mình
để tự biết, như thế Trưởng Lão
có diệt
Niết Bàn, như thật chánh trí thiện kiến. Ta chẳng phải A La Hán
lậu tận.
Vì sao mà làm cho khởi lên được?
Đáp: Vì hiện thấy pháp lạc trú nên khởi, như Đức Thế Tôn đã dạy
Ngài A
Nan: Lúc ấy Ngài A Nan đối với Đức Như Lai không tác ý về tất cả
các
tướng, duy chỉ có một thọ diệt, tâm vô tướng định làm cho khởi lên
trụ.
Lúc ấy Ngài A Nan thành thân Như Lai an ổn và vì sao mà làm cho
khởi lên?
Đáp: Kẻ tọa thiền kia nhập vào sự tịch tịnh rồi đứng, hoặc
ngồi, hoặc
nằm vui với quả chánh thọ vừa được; tạo ra sự sanh diệt nơi chỗ
thấy. Đầu
tiên quán về các hành cho đến tánh trừ trí. Tánh trừ trí không
gián đoạn.
Đối với quả Niết Bàn làm cho an ổn. Nương vào nơi thiền nầy thành
con
đường để tu vậy. Thiền nầy thành
chỗ
tạo tác. Đây nghĩa là quả
chánh thọ.
Thế nào là tác ý?
Đáp: Vô vi đề hồ giới lấy sự yên lặng mà tác ý. Cái kia sẽ
thành tựu
bao nhiêu duyên; bao nhiêu duyên trụ; bao nhiêu duyên để khởi?
Đáp: Chánh thọ kia có 2 duyên. Đó là bất tác ý tất cả các tướng
và đối
với vô tướng giới tác ý. Ba duyên để trụ gồm bất tác ý tất cả các
tướng;
đối với vô tướng giới tác ý và sơ hành 2 duyên cùng khởi. Tác ý
tất cả
tướng và vô tướng giới bất tác ý. Định nầy có phải là
định thế gian hay xuất thế gian?
Đáp: Đây là xuất thế định thọ. Chẳng phải là phi thế gian chánh
thọ.
Hỏi: Người A Na Hàm vì quả định mà
hiện quán. Vì sao tánh trừ vô cách. A La Hán tạo chẳng sanh?
Đáp: Vì là chẳng phải chỗ vui vậy. Chẳng sanh quán thấy. Vì vô
lực vậy?
Đây là đối với 2 loại thắng quả có thể rõ biết, thành hữu đạo và
tánh trừ
quả. Hiện tác chứng đạo không gián đoạn quả hiện, thành không đạo
và tánh
trừ quả. Thành nhập quả định, thành vô đạo và
tánh trừ quả. Từ diệt định khởi, thành
vô đạo vô tánh trừ quả.
Hỏi: Thế nào là tưởng thọ diệt chánh thọ? Ai làm cho khởi, có
bao nhiêu
lực thành tựu, làm cho khởi bao nhiêu hạnh sở trừ? Làm cho khởi
bao nhiêu
việc đầu? Khởi nghĩa là gì? Vì
sao lại
khởi? Sao lại từ kia khởi? Dùng tâm nào để
khởi? Dùng khởi tâm gì là chỗ dính mắc? Có bao nhiêu xúc sở
xúc? Vì
sao lại sơ khởi các hành? Người chết và kẻ nhập diệt tưởng thọ
định sai biệt nhau như thế nào?
Định nầy là hữu vi hay vô vi?
Đáp: Chẳng sanh tâm, tâm số pháp. Đây nghĩa là diệt tưởng thọ
định.
Ai đã làm cho khởi
định nầy?
Đáp: A La Hán và A Na Hàm. Đối với định nầy đã đầy đủ.
Ai chẳng khởi lên?
Đáp: Kẻ phàm phu và Tu Đà Hoàn,Tư Đà Hàm và người sanh ở cõi vô
sắc
giới. Đối với đây chẳng phải là cảnh giới vậy. Kẻ phàm phu chẳng
nên khởi
phiền não, chướng ngại định, vì chưa đoạn vậy. Tu Đà Hoàn, Tư Đà
Hàm chưa
nên khởi thì liền làm cho khởi lên, chẳng phải là chỗ nầy vậy.
Nhập vô sắc
giới chẳng nên khởi.
Có bao nhiêu lực thành tựu làm cho khởi?
Đáp: Lấy 2 lực thành tựu làm cho khởi. Đó là Xa Ma Tha lực và
Tỳ Bà Xá
Na lực. Đối với Xa Ma Tha lực nầy do bất định được tự tại. Đối với
Tỳ Bà
Xá Na lực do nơi tự tại tùy theo 7 quán.
Thế nào là 7 tùy quán?
Đó là quán về vô thường, quán vể khổ, quán về vô ngã, quán về
yểm hoạn,
quán về vô nhiễm, quán về xuất ly. Xa Ma Tha lực là diệt thiền
phần và vì
chẳng động giải thoát. Tỳ Bà Xá Na lực là thấy sanh quá hoạn (lo
lắng) và
vì vô sanh giải thoát.
Có bao nhiêu hạnh là chỗ trừ làm cho khởi
định?
Đáp: Dùng trừ tam hạnh làm cho khởi định. Đó là khẩu hành, thân
hành và
ý hành. Đối với đây nhập nhị thiền, giác quán khẩu hạnh, thành sở
trừ.
Nhập đệ tứ thiền hơi thở vào ra là thân hành, thành sở trừ. Người
nhập
diệt tưởng thọ định thì tưởng thọ tâm hành thành sở trừ.
Đầu tiên có bao nhiêu việc?
Đáp: Đầu tiên có 4 việc. Sự trói buộc chẳng loạn, xa phân biệt,
quán sự
phi sự. Đây tên là một sự trói buộc. Bát, Cà Sa một xứ, mang theo,
chẳng
loạn. Đây là phương tiện sở hữu. Thân nầy nguyện chưa sanh loạn
thọ trì.
Viễn phân biệt là xưng tụng thân lực nầy. Dùng số ngày
để phân biệt thọ trì.
Đối với thời kỳ xa xôi sẽ khởi lên.
Quán sự phi sự nghĩa là chưa tới thời để
phân
biệt; hoặc chúng tăng vì sự hòa hợp dùng tiếng kia, ta sẽ
khởi thọ
trì nơi một sự trói buộc nầy. Vì giữ gìn Cà Sa nên chẳng loạn và
phân biệt
xa xôi. Vì bảo hộ thân. Quán sự phi sự là vì không phường chúng tăng
hòa hợp, trụ vô sở hữu xứ; hoặc sơ tác nhập sơ thiền.
Vì sao lại làm cho khởi?
Đáp: Vì hiện pháp lạc trú vậy. Đó là Thánh nhơn tối hậu vô động
định,
lại vì khởi thần thông nhập vào quảng định. Như Trưởng Lão chánh
mệnh A La
Hán. Vì bảo hộ thân như Trưởng Lão Xá Lợi Phất, như Trưởng Lão
Bạch Lộ Tử
Đề Sa. Vì sao làm cho khởi? - Nghĩa là kẻ tọa thiền kia nhập vào
trụ tịch
tịnh; hoặc tọa; hoặc ngọa. Lạc diệt ý lạc, diệt nhập sơ thiền.
Nhập rồi an
tường mà xuất. Chẳng gián đoạn, thấy
thiền
kia vô thường, khổ, vô ngã. Cho đến hành
xả trí. Như đệ nhị thiền, đệ tam
thiền và
đệ tứ thiền; hư không xứ, thức xứ, vô
sở hữu
xứ. Nhập rồi an tường mà xuất. Chẳng gián
đoạn sự thấy chánh định, vô thường,
khổ, vô
ngã cho đến hành xả
trí. Lúc ấy
chẳng gián đoạn nhập vào phi
tưởng phi
phi tưởng xứ. Từ kia hoặc 2 hoặc 3 làm cho khởi lên phi tưởng tâm.
Khởi
rồi làm cho tâm diệt, tâm diệt rồi chẳng sanh và chẳng hiện nhập.
Đây nghĩa là nhập diệt tưởng
thọ
định.
Sao lại từ kia khởi?
Kia chẳng phải như thế mà tác ý, ta sẽ khởi rồi
đến lúc đầu tiên, chỗ tạo tác
phân
biệt thành.
Vì sao tâm lại khởi?
Nếu người A Na Hàm thì dùng A Na Hàm quả
để tâm khởi. Nếu người A La Hán thì dùng tâm A La Hán
để khởi.
Khởi rồi tâm kia dính mắc vào cái gì?
Đáp: Tâm chuyên duyên vào sự tịch tịnh.
Có bao nhiêu xúc sở xúc?
Đáp: Có 3 loại xúc sở xúc. Dùng không xúc, vô tướng và vô tác
xúc.
Vì sao sở khởi các hạnh?
Từ kia thân làm, từ kia khẩu làm.
Người chết và người nhập diệt tưởng định
có gì sai biệt?
Kẻ chết thì 3 việc kia mất không còn gì nữa nơi mạng sống;
đoạn hơi ấm, đoạn các căn và
đoạn nhập. Người thọ tưởng định 3
việc làm
ấy đoạn; nhưng thọ mệnh không mất;
hơi ấm
chẳng mất, các căn không khác. Chính đây là sự sai biệt.
Vì sao định nầy hữu vi và
vô vi?
Đáp: Khó thể nói đây là định hữu vi hay vô vi.
Hỏi: Tại sao định nầy không thể
nói là
hữu vi hay vô vi?
Đáp: Hữu vi pháp đối với định nầy không có. Vô vi pháp vào ra
khó thể
biết. Cho nên chẳng thể nói là định nầy hữu vi hay vô vi.
*
Giải thoát phân
biệt chân
lý
Đối với phẩm nầy có một số nhân duyên cho giới đầu đà, định,
cầu bạn
lành. Phân biệt hạnh, hành xứ, hành môn, 5 thần thông. Phân biệt
huệ 5
phương tiện. Phân biệt chân lý. Đây là 12 phẩm. Đây là giải thoát
đạo phẩm
lần lượt như thế.
Vô biên, vô xưng bất khả tư
Vô lượng thiện tài, thiện ngữ ngôn
Ư thử pháp trung thùy năng tri
Duy tọa thiền nhơn năng thọ trì
Vi diệu thắng đạo vi thiện hạnh
Ư giáo bất hoặc, ly vô minh
Nghĩa:
Không biên, không xưng khó thể giữ
Vô lượng tài lành, ngôn ngữ lành
Với đây pháp ấy ai thể biết
Chỉ kẻ tọa thiền hay thọ trì
Vi diệu thắng đạo là hạnh
lành
Lời ấy chẳng sai, lìa vô minh.
Luận Về Con Đường Giải Thoát
Hết quyển thứ 12
Luận về Con Đường Giải Thoát
Dịch kinh công
đức khó nghĩ lường
Vô biên thắng phước đều hồi hướng
Khắp độ chúng sanh trong pháp giới
Đều được vãng sanh về Cực Lạc.
Dịch xong vào ngày 28
tháng 6 năm
2006 tại thư phòng chùa Viên Giác, Hannover,
Đức Quốc, nhân ngày sinh nhật
lần thứ
58 tổ chức tại chùa và khi 10 bông hoa quỳnh
đều nở rộ để chào đón một
quyển luận đã
được dịch xong trong mùa An Cư
Kiết Hạ
năm Bính
Tuất
nầy.
Sa
Môn
Thích Như Điển
-ooOoo-