Quyển Thứ Tư
Phẩm 8.1: Hành
Môn
Hỏi rằng: Vì sao gọi là địa nhứt
thiết
nhập? Tu môn gì? Tướng gì? Vị gì? Xứ gì? Công
đức gì? Nhứt thiết nhập là
nghĩa gì?
Có bao nhiêu loại địa và
địa nào chấp tướng? Vì sao làm
pháp
Mạn Đà La? Tu theo pháp
địa gì?
Đáp rằng: Tâm nầy nương vào tướng của địa mà sanh. Đây gọi là
địa nhứt
thiết nhập. Trụ tâm chẳng loạn gọi tên là tu. Lành vui tưởng đến
địa, lấy
làm tướng. Bất xả là vị. Ý chẳng khác niệm lấy làm xứ. Công đức ở
đây có
nghĩa là 12 công đức từ địa nhứt thiết nhập,
đây là tướng dễ được. Đối với
tất cả
lúc, đối với tất cả hành, tâm hành chẳng nghi, như ý thần
thông.
Đi trên nước hay ở hư không
cũng giống
như ở trên đất, thọ nhận nhiều loại
biện tài.
Đầu tiên là nhớ nghĩ
đến túc mệnh và thiên nhĩ giới
biện
tài. Tùy theo việc làm lành và cam bồ làm biên giới.
Hỏi rằng: Nhứt thiết nhập nghĩa gì?
Đáp rằng: Đó là phổ cập nhứt thiết nhập. Như Phật đã nói kệ
rằng:
Nếu người niệm Phật đức
Sanh vui khắp cùng thân
Quán địa nhứt thiết nhập
Khắp cùng Diêm Phù Đề
Chỉ quán nương địa sanh
Tâm vui cũng như vậy.
Tu như thế nầy, thấy Mạn Đà
La biến
nhứt thiết nhập.
Hỏi rằng: Địa có bao nhiêu
loại?
Địa nào chấp tướng mà có thể
tu?
Đáp rằng: Địa có 2 loại. Một là tự tướng địa; hai là tạo tác
địa. Cứng
là tự tướng của đất. Đây nghĩa là tự tướng địa. Nếu lấy tay tự
mình đào
rồi bảo người khác đào, tạo tác được thành; gọi đây là tác địa.
Thành 4
loại màu. Đó là trắng, đen, đỏ và màu sáng suốt.
Đối với người ngồi thiền, đối với tự
tướng
địa. Từ đây chẳng khởi tướng từng phần kia. Nếu chấp vào
màu trắng,
đen, đỏ thành ra tu sắc nhứt
thiết
nhập. Vì sao vậy?
Quán tự tướng của đất, lìa
trắng
đen đỏ. Hoặc làm hoặc chẳng
làm, sẽ
giữ cái tướng nầy. Như minh tướng hiện sẽ chấp tướng nầy.
Hỏi rằng: Vì sao gọi là bất tác địa?
Đáp rằng: Nơi nơi đều bằng phẳng, không có cỏ đá và không có
các loại
gốc cây. Đối với cảnh của mắt nầy sẽ làm cho tâm khởi. Đây có tên
gọi là
địa tưởng. Đây nghĩa là bất tác địa.
Nếu xưa tọa thiền tùy đó mà
vui hay
chẳng vui, tức là thấy được phần địa
tướng
kia, trụ ở nơi bất thối. Kẻ mới học thiền chấp vào tướng
của tác
địa và tạo ra Mạn
Đà La. Chẳng quán, chẳng tác
địa.
Hỏi rằng: Vì sao lại tạo Mạn Đà
La?
Đáp rằng: Nếu người tọa thiền muốn ở nơi địa tạo Mạn Đà La thì
đầu tiên
từ chỗ quán tịch tĩnh; hoặc ở nơi chùa, phòng hoặc ở trong động
đá; hoặc ở
dưới gốc cây. Chẳng ở nơi tối không có ánh sáng, không người qua
lại. Đối
với những nơi như thế đều xa một khoảng cách. Rửa quét cho sạch
rồi làm
cho đất bằng và nơi
đó lúc minh tướng hiện, lấy đất màu
xử
dụng cùng đất để tạo nên thành
tướng.
Lần lượt thích nghi, oai nghi cung kính rồi lấy
đồ trộn nước vào
đất. Lấy cỏ cây, đất cát và
phẩn trộn
lộn, rồi lấy vải đựng bùn ấy,
đoạn lấy đất sạch, ngồi nơi chỗ
khuất, đừng
cho ánh sáng vào và an trí nơi đó
để
tọa thiền. Chẳng gần chẳng xa rồi viên tròn lại. Viên thật
khéo cho
đều, sau đó lấy bột đất có nhiều màu
và phân ra từng màu một, chẳng tạp rồi cho vào
đất. Cho đến đầy đủ che khắp, giữ gìn.
Đến khi khô ráo lấy màu khác
cho vào
bên ngoài. Hoặc lớn như hột lúa; hoặc lớn như cái thanh la; hoặc
tròn hoặc
cạnh; hoặc tam giác tứ giác; nên rõ phân biệt.
Đức Bổn Sư đã dạy rằng:
Làm Mạn Đà La là công việc
tối
thắng. Hoặc nơi vải, hoặc nơi gỗ, hoặc nơi tuờng,
đều có thể làm Mạn
Đà La.
Đối với địa tối thắng. Như thế người xưa đã nói.
Hỏi rằng: Vì sao tu địa pháp?
Đáp rằng: Nếu người tọa thiền muốn tu địa nhứt thiết nhập; đầu
tiên nên
quán về dục quá hoạn. Lại nên quán ra khỏi công đức.
Hỏi rằng: Vì sao nên quán dục quá hoạn?
Đáp rằng: Dục là khí vị ít mà nhiều ưa khổ. Đối với việc nầy
nhiều quá
hoạn. Dục cũng giống như xương, dụ cho khí vị ít. Dục cũng giống
như thịt
tan nát ra, lấy sự lệ thuộc vậy. Dục giống như lửa nghịch gió,
thiêu cháy
vậy. Dục giống như củi than lớn nhỏ. Dục giống như giấc mộng,
chẳng có
thật vậy. Dục cũng như chứa đồ vật dụ
cho sức
bền chắc chẳng dài lâu. Dục cũng giống như trái cây vì
người bẻ
đi vậy. Dục cũng giống như con dao dùng
để chặt đốn cây. Dục cũng giống như
một lưỡi
giáo, dùng để cắt vậy. Dục
cũng giống
như đầu rắn độc. Có thể tạo sự sợ hãi vậy. Dục cũng giống
như gió
thổi bông, chẳng thể giữ lại được.
Dục cũng
giống như điều huyễn mộng mà người si ngờ vực. Dục chính là
chỗ tối
tăm, chẳng thể thấy được. Dục chính là
sự chướng ngại làm ngăn trở những
pháp lành
vậy. Dục chính là si mê làm mất chánh niệm. Dục chính là ngọn lửa
nung
cháy vậy. Dục chính là việc cột vào giới tướng. Dục chính là
ăn cắp công đức vậy. Dục chính là
oan
gia khởi lên việc đấu tranh vậy. Dục
chính là
khổ, tạo ra những quá hoạn vậy. Như thế đã
rõ dục là quá hoạn rồi; nên quán lìa xa công
đức. Gọi sự xuất ly nầy là sơ thiền
đối với người mới xuất gia tu những việc lành.
Đây gọi tâm là xuất ly.
Hỏi rằng: Vì sao gọi là xuất ly công đức?
Đáp rằng: Đó là cái tâm vô tận ở nơi tự tại và thường vui tịch
tĩnh.
Kham nhẫn việc khổ vui, ở nơi chẳng quên mất. Rộng độ các việc,
được chỗ
đất lớn, kham thọ cúng dường. Làm lợi lạc cho 2 nơi. Đây là đại
trí huệ;
đây là tất cả thiện xứ; đây gọi tên là siêu tam giới. Lại nữa gọi
đây là xuất ly. Sự rời khỏi
việc ham
muốn về dân, là sự tịch tĩnh các sự che đậy,
là niềm vui chẳng dơ. Đây là
nơi tối thắng địa. Đây là con
đường được tối thắng. Đây là
chỗ thanh
tịnh của tâm dơ. Đây là công
đức tu hành
đã tạo.
Đây là niềm vui bên trong của việc tu hành. Dục là thô; ra
khỏi là
thắng diệu. Dục chính là phiền não; ra khỏi chính là chẳng phiền
não. Dục
là thấp hèn; ra khỏi đó chính là
cao
thượng. Dục chính là sân nhuế; ra khỏi đó
chính là vô sân nhuế. Dục chính là quả chẳng dễ thương; ra
khỏi
đó chính là quả dễ thương. Dục
chính
là sự sợ hãi; ra khỏi đó chính là
sự
không sợ hãi. Như thế đã quán
về sự
dâm dục quá hoạn rồi, lại quán xuất ly công
đức. Nương vào xuất ly sanh ra dục lạc. Tâm sanh lòng tin,
sanh sự
cung kính. Quán việc có thể làm và không thể làm. Nương vào sự
tiết chế
ăn uống, chỗ để y bát; thân chẳng mỏi
mệt,
tâm chẳng giải đãi; nên đi dạo
và
dạo xong rồi, nên rửa tay chân; nên niệm Phật; niệm Bồ
Đề, niệm Pháp Tăng. Tu hạnh lành,
niệm
rồi, sẽ tạo ra hoan hỷ. Ta có thể như thế mà
được đầy đủ. Nếu ta chẳng được xuất ly, lại chẳng an ổn tinh tấn
lâu dài;
do vậy nên siêng năng hơn. Với Mạn Đà
La chẳng gần chẳng xa. Như các ách chẳng rời xa; nên ở yên nơi chỗ
ngồi và
ngồi kiết già đối diện với Mạn Đà
La,
làm cho thân ngay ngắn lại. Trong tâm khởi niệm, mở mắt nho nhỏ
để trừ thân tâm loạn, nhiếp tất cả
tâm thành
một. Tâm được mở rồi, phảng phất làm
cho quán Mạn Đà La và người
ngồi thiền
kia hiện quán hình Mạn Đà La,
lấy 3
hình chấp tướng, lấy đẳng quán làm
phương tiện để lìa sự loạn
động.
Hỏi rằng: Vì sao lấy đẳng quán?
Đáp rằng: Người tọa thiền hiện đang quán về Mạn Đà La chẳng mở
mắt lớn
chẳng đóng mắt lại. Như thế mà quán.
Vì sao vậy?
Nếu mở mắt lớn thì mắt nầy sẽ mỏi. Mạn Đà
La tự tánh hiện thấy tự tánh, tưởng về phần khác chẳng khởi lên.
Nếu
đóng chặt mắt hết lại, thấy Mạn Đà
La
trong bóng tối. Lại chẳng thấy được
tướng
kia, liền sanh giải đãi. Cho nên phải lìa việc mở hết hoặc
nhắm mắt
hoàn toàn. Chỉ chuyên tâm trụ vào nơi Mạn Đà
La. Vì tâm trụ rồi sẽ quán như người xem ảnh mình nơi kiếng thấy
hình.
Nương vào kiếng ấy thấy mặt mình và mặt ấy từ kiếng mà sanh ra.
Người tọa
thiền kia quán Mạn Đà La thấy
được tướng định nầy rồi nương vào
Mạn
Đà La mà khởi. Cho nên sẽ quán
đẳng quán giữ làm tướng, làm
cho tâm ở
yên vậy. Như thế lấy đẳng quán giữ
lại làm
tướng.
Hỏi rằng: Vì sao lấy phương tiện?
Đáp rằng: Lấy 4 tác ý làm phương tiện. Một là bên trong ngăn
cách; hai
là mãn phương (đầy đủ), ba là thay đổi và bốn là biến khắp. Đây là
thấy
tướng tan khắp không ngăn cách. Lúc ấy nên tạo tác ý cho sự ngăn
cách bên
trong. Khi đó sẽ thấy tướng nhỏ; hoặc thấy nửa Mạn
Đà La. Bấy giờ làm cho xong
Mạn
Đà La rồi, tác ý làm cho sung
mãn. Lúc
ấy tâm tán loạn và tâm lười biếng. Lúc ấy nên khóa lại như khóa
cửa nhà.
Lúc ấy nếu tâm được ở yên, thì
nên làm
cho thấy Mạn Đà La
đầy khắp, chẳng vui rồi quán xả. Như
thế lấy
phương tiện có thể biết được.
Hỏi rằng: Vì sao lấy ly loạn?
Đáp rằng: Ly loạn có 4 loại. Một là quá mau, tạo ra siêng năng;
hai là
quá trì trệ, tạo ra siêng năng; ba là quá cao; bốn là quá thấp.
Hỏi rằng: Sao lại nói quá mau, tạo ra sự siêng năng?
Đáp rằng: Tật mau tác ý, chẳng chờ thời tiết; sáng ngồi tối
ngồi cho
đến khi thân mệt. Đây gọi là tốc tác.
Hỏi rằng: Sao gọi là trì trệ, tạo ra sự siêng năng?
Đáp rằng: Lìa tác ý làm phương tiện. Tuy thấy Mạn Đà La, chẳng
cung
kính tác ý; lúc tỉnh lúc buồn ngủ. Nếu mau siêng năng, tức thành
thân mệt,
tâm thoái. Tâm ra ngoại duyên, khởi lên các việc hí luận. Nếu trì
trệ tạo
ra sự siêng năng, thân tâm thành ỷ lại giải đãi,
khởi lên sự buồn ngủ. Chỗ quá cao thì tâm nầy thoái, khởi lên một
việc
loạn. Đối với chỗ hành xứ,
thành ra
chẳng vui. Hoặc đối với việc đầu tiên
hay nói cười hí luận. Chỉ vì tâm dục cao ngạo.
Lại nữa nếu được các tướng hành
là
do hỉ lạc, tâm dục thành cao. Tối thấp nghĩa là thoái
đi các duyên.
Đối với nghiệp xứ thành chẳng
vui. Nếu
chẳng vui nơi sơ hành xứ lại tạo ra chỗ sân xứ. Do tâm sân nhuế,
trở thành
thấp.
Lại nữa nếu mệt mà lại quán thì từ tốt sẽ làm cho tâm rơi vào
chỗ xấu.
Do ưu ái mà tâm thành ra thấp. Người tọa thiền nầy, nếu tâm mau
làm thoái
đọa thì niệm căn,
định căn nhiếp phục, làm cho xả bỏ. Nếu tâm tiến
đến làm thoái
đọa chuyện giải đãi thì lấy
niệm tinh
tấn câu nhiếp phục và làm cho mất đi
sự giải
đãi. Nếu cao tâm thoái đọa dục
xứ, thành
hiện biết, làm cho xả dục. Nếu hạ tâm thoái
đọa nơi sân nhuế, thành hiện trí, làm cho xả sân nhuế.
Đây là 4 xứ thành tâm thanh tịnh, thành chuyên một tâm. Đây là
cái nhơn
sáng của 3 việc định tâm mà tùy theo ý để được thấy hình Mạn Đà
La. Nếu
chuyên nhứt tâm chuyển thành gọi là tướng khởi và có 2 loại. Nghĩa
là thủ
tướng.
Phần tướng kia vì sao gọi là thủ tướng? Nếu người tọa thiền kia
chẳng
tán tâm và hiện quán Mạn Đà La
thì từ
Mạn Đà La ấy khởi tướng, như
đối với hư không mà thấy; hoặc
lúc xa,
hoặc lúc gần; hoặc lúc trái, hoặc lúc phải; hoặc lúc lớn, hoặc lúc
nhỏ;
hoặc lúc xấu, hoặc lúc tốt; hoặc lúc nhiều, hoặc lúc ít, chẳng lấy
mắt
để quán Mạn Đà La. Lấy tác ý
phương
tiện, giữ tướng khởi. Đây gọi là
thủ
tướng. Từ việc làm nhiều kia, phần tướng kia khởi, gọi là bỉ phần
tướng.
Nếu lúc tác ý, tùy theo tâm liền hiện. Chẳng thấy Mạn
Đà La, sau
đó sanh tâm niệm; liền làm cho
tâm
đóng mắt lại như chỗ quán đầu tiên.
Hoặc xa tác ý lại liền thấy xa; hoặc gần trái phải trước sau,
trong ngoài
trên dưới, lại cũng như thế. Tùy tâm liền hiện.
Đây gọi là bỉ phần tướng.
Tướng ấy nghĩa là gì?
Đó là nghĩa nhơn và nghĩa tướng. Như Phật dạy các vị Tỳ Kheo
rằng:
Những điều ác kia chẳng phải là những pháp lành. Có tướng khởi là
nghĩa
của nhơn duyên. Lại nói nghĩa của trí, nghĩa của tướng. Như Phật
đã dạy
lấy tác tưởng mà xả. Đây là nghĩa của trí.
Lại nói về nghĩa hình ảnh và nghĩa của tướng. Như thấy chính
mắt của
mình và nghĩ về hình ảnh ấy. Phần kia không khác nghĩa. Lúc ấy
được tướng; người tọa thiền đối với
Thầy nầy
khởi tâm cung kính, giữ nơi tướng tốt và sanh ra việc bảo
hộ. Hoặc
chẳng bảo hộ thì liền mất đi.
Hỏi rằng: Vì sao lại nên thủ hộ?
Đáp rằng: Lấy 3 chủng hạnh, nên tướng thủ hộ. Như vậy lấy lìa
việc ác,
lấy sự tu hành lành, lấy chỗ thường làm vậy.
Vì sao lìa việc chẳng thiện?
Vui ở nơi công việc. Vui nói nhiều lời hí luận; vui ngủ nghỉ,
vui tụ
hội, vui nhờn tục tĩu. Chẳng giữ gìn các căn;
chẳng giảm bớt việc ăn uống. Đầu đêm cuối
đêm chẳng dậy ngồi thiền.
Chẳng kính
chỗ học; nhiều bạn xấu, chẳng tu hành gì. Nên xa lìa việc chẳng
tốt, giảm
ăn, nằm ngồi chăng? Đổ đối trị với
kia thì
những việc lành phải hay thường làm.
Hỏi rằng: Thế nào là thường tác?
Đáp rằng: Người tọa thiền kia lành giữ tướng nầy, thường hay
quán công
đức nầy, như nhớ đến trân châu, thường hoan hỷ làm, thường tu hay
tu; hoặc
ngày đêm tu hành nhiều; hoặc vui với ngồi nằm và tâm vui phan
duyên. Nơi
nơi đều phóng tâm; chấp tướng giữ lấy; giữ rồi làm cho khởi lên;
khởi lên
rồi quán theo; quán rồi tu, tu có lúc quán Mạn
Đà La. Như thế thường tác thấy
tướng.
Kia như thế hiện tướng thủ hộ, thành được
tự
tại. Nếu tướng theo tâm được thiền ngoại hành; hoặc ngoại
hành từ
tâm. Do đây được an.
Hỏi rằng: Thế nào là thiền ngoại hành?
Đáp rằng: Đây là việc từ tâm, tác ý chẳng loạn; lấy phục làm
chỗ che,
thường cầu tu hành giác quán, hỉ lạc một tâm và tin vào nơi ngũ
căn.Tuy
được định lực, niệm niệm dụ khởi. Đây gọi là thiền ngoại hành. Kẻ
yên ổn,
từ ngoại hành nầy, đây là pháp do tâm, được lực tu hành, là giác
tín các
pháp, đối với việc chẳng động. Đây
gọi là
an.
Hỏi rằng: Ngoại hành và an là gì? Có gì khác nhau?
Đáp rằng: Nếu có ngũ cái tức là ngoại hành, lấy che lên 5 loại
nầy liền
yên; lấy thiền ngoại hành làm chỗ thắng định. Nếu được thắng định,
gọi tên
là an; hoặc lấy thân tâm chưa được tịch tịnh; đối với ngoại định,
tâm
động; như thuyền trên sóng. Hoặc nơi thân tâm
đã được tịch tĩnh rồi, xứ yên
chẳng động như thuyền chỉ có gió nằm
trên
nước. Các căn chẳng có lực. Đối với
chỗ làm
ngoại thiền hành nầy chẳng lâu dài, như đồng
tử nhỏ, các căn mạnh khỏe, mọi việc an tịnh dài lâu, như có
lực
người, tu bất tự tại cho nên thiền ngoại hành thành chẳng hòa hợp.
Như
người tụng kinh lâu dài thêm mỏi, quên đi
việc tu tự tại nên thành yên ổn hòa hợp. Như người tụng
kinh hằng
luyện chẳng quên. Nếu chẳng được lành
che thì giống như người mù; đối với
thiền
ngoại hành thành mù mờ. Như thế chẳng thanh tịnh. Nếu lành
che
chẳng thành mù thì việc thành an tịnh như thế thanh tịnh. Từ tướng
tự tại
đầu tiên, cho
đến tánh trừ tên là ngoại
hành. Tánh
trừ vô gián tên là an.
Hỏi rằng: Ngoại hành là nghĩa gì?
Đáp rằng: Thiền gần nên gọi là ngoại hành. Như đường đi gần
xóm. Đây
gọi là thôn lộ. Nghĩa một, tên khác
An là nghĩa gì?
An là nghĩa hòa hợp, như đến Mạn Đà
La. Xa lìa thiền an, chẳng khác nghĩa. Đối
với người tọa thiền nầy tụ ở ngoại hành. Nên làm cho tăng
trưởng nhứt thiết nhập. Hoặc đối với sụ an định; hoặc đối với việc
mới,
thiền sẽ làm cho tăng trưởng.
Hỏi rằng: Nên làm cho tăng trưởng
như thế
nào?
Đáp rằng: Từ tướng ban đầu như tay 4 ngón, làm cho dần tăng,
như thế
tác ý, như thế được tự tại. Như thế lần lượt như bánh xe, như đồ
che, như
bóng cây, như phước điền, như gần nhà, gần làng; như là thành; như
thế lần
lượt dần làm cho tăng trưởng khắp đại địa nầy. Hoặc sông núi cao
thấp, cây
cỏ hoa trái. Những điều không bình thường chơn chánh, như thế tất
cả chẳng
tác ý. Cho đến đại hải tác ý địa tưởng. Cho đến lúc tăng trưởng,
tâm sở
hành, thành tối thắng định. Nếu người tọa thiền được thiền ngoại
hành,
chẳng thể được an định; người tọa
thiền nầy
lấy 2 hành nên làm cho khởi an định
phương tiện. Một là lấy nhơn duyên; hai là lấy thọ trì. Lấy
10 việc
làm từ nhơn duyên khởi an định phương
tiện.
Một là làm cho quán xứ sáng, đẹp;
hai là
biến khởi quán các căn; ba là
sớm rõ
nơi tướng; bốn là chế ngự tâm làm cho điều
hòa;
năm là hàng phục giải
đãi; sáu là tâm chẳng vị
trước; bảy là
tâm hoan hỷ; tám là tâm định, thành,
xả; chín là lìa người không học định,
gần gũi
với người học định; mười là vui trước làm cho tâm an
định.
Hỏi rằng: Làm sao làm cho được
minh tịnh
xứ quán?
Đáp rằng: Có 3 loại việc làm, được tạo ra chỗ phân minh. Nghĩa
là có
thể tu điều khiển việc ăn uống, an vui. Tu thời tiết vui; tu oai
nghi vui.
Biến khởi các căn. Kẻ quán nghĩa là tín cùng 5 căn, chẳng làm cho
tiêu
diệt, không làm cho giải đãi; như ngựa nhanh chạy xe, sáng rõ nơi
tướng.
Các ý tưởng lành chẳng mau chẳng chậm. Như người thợ nhuộm màu
bình
đẳng chẳng thiên vị. Lành giải
tác ý
nhanh lìa, chẳng lìa. Chế ngự tâm làm cho
điều phục. Có hai loại việc làm, lấy 2 công việc nầy thành
điều phục tâm. Một là hay khởi
lên sự
tinh tấn; hai là tâm quá độ xứ, thành
tâm điều phục. Hoặc đến ở chỗ dâm và
nhiều loại tướng khác, tăng trưởng
loạn ý, thành
nơi tâm điều phục. Đối với người tọa
thiền
nếu khởi nhiều sự siêng năng,
quá độ
xứ, thành tâm điều phục; lấy 2
việc làm
nên chế phục tâm. Lấy tinh tấn khởi, mỗi mỗi thích nghi; nếu qua
chỗ dâm
và các tướng khác, tăng trưởng việc
điều tâm;
lấy 2 việc làm chiết phục, lấy quán các việc khổ và quả báo
ác, chế
phục tâm giải đãi; lấy 2 việc
làm
thành tâm giải đãi, lấy chẳng
được thắng định làm cho tâm vô
vi nên
thành giải đãi. Hoặc nhiều
giải
đãi tức muốn ngủ nghỉ.
Đây là người tọa thiền; nếu
chẳng
được thắng định. Tâm vô vị trước nên
thành giải đãi; lấy 2 việc làm
sẽ
chiết phục. Nghĩa là quán công đức mà
khởi tinh tấn. Hoặc giải đãi
ngủ nghỉ
lười biếng tâm, lấy 4 loại việc làm có thể hàng phục. Hoặc kẻ
ăn nhiều giữ về tưởng giải đãi.
Chuyển
các việc làm 4 oai nghi. Lấy tự tác ý, đối
với tướng quang minh, trụ ở nơi rõ ràng, làm cho tâm hoan
hỷ chẳng
chỗ chấp trước. Lấy 3 việc làm thành vô vị, ít phương tiện, mà
thuần huệ
vậy. Lấy chẳng được tịch tĩnh mà
vui
vậy. Lấy người ngồi thiền nầy tâm hoặc vô vị; lấy 2 loại việc làm,
làm cho
được hoan hỷ; một là lấy sự
khủng bố;
hai là lấy sự hoan hỷ. Nếu quán sanh, già, chết và 4 ác thú thấy
các việc
đáng lo, tâm sanh sầu não. Nếu
niệm
Phật, Pháp, Tăng, giới, thí, thiên
thấy 6 việc làm công đức, tâm sanh
hoan hỷ.
Tâm định thành xả lấy 2 việc làm thành nơi thiền ngoại
địa định. Lấy đoạn những sự che
khuất, tâm
thanh tịnh. Hoặc ở nơi được địa mà khởi thiền chi. Cho nên
thành
tâm định. Người tọa thiền nầy tâm
định có 2
hạng. Sẽ xả, chẳng thành trụ; ở giữa phương tiện
điều hòa; lìa người không học
định; hoặc an định; hoặc ngoại hành
định; hoặc uy nghi định. Người kia
chẳng có
đây thì không tu, không học được;
chẳng nên cúng dường tu. Học nhơn sẽ có an
định, có ngoại hành
định và uy nghi
định. Nên từ tu học, lại nên
cúng
dường. Vui trước sự an ổn là người tọa thiền nầy như kia sâu rõ;
như kia
suối chảy, như dưới gốc cây, thường vui cung kính, nhiều chỗ tu
hành. Việc
làm nầy có 10 nhơn duyên sanh làm cho an
định.
Hỏi rằng: Thế nào là thọ trì, có thể sanh an
định phương tiện?
Đáp rằng: Người tọa thiền kia lành giải duyên khởi, vào nơi
tịch tĩnh.
Với chỗ tướng giải nầy, đối với chỗ tu định, tùy tâm tự tại. Sanh
dục lạc
nầy, làm cho tâm được khởi. Từ thân ý nầy đảm đương thành thật làm
cho
được thọ trì. Từ sự sanh tâm hoan hỷ, được thọ trì. Từ chỗ sanh
tâm thích
nghi, vui với thân tâm, được thọ trì.
Từ sự sanh tâm sáng suốt, được thọ trì.
Từ sanh tâm bi thương, được thọ trì.
Lấy tâm bi thương nầy làm cho tâm được
thanh
tịnh. Lành giữ tâm tịnh, tâm được
thọ
trì. Như thế lành giữ làm cho tâm xả
được thọ trì. Từ vô biên phiền não tâm
được giải thoát thành tựu thọ trì, mà giải thoát vậy. Kia
thành một
pháp vị. Lấy tâm một vị được thọ trì
tu hành. Cho nên từ thắng giải nầy diệu tâm
được tăng trưởng, như thế ở chỗ thọ trì, khởi an
định phương tiện. Như thế lành
giải
duyên khởi và tâm thọ trì chẳng lâu, khởi
định. Người tọa thiền kia lìa dục và những pháp chẳng lành.
Có giác
có quán; đối với chỗ tịch tĩnh, tâm
sở thành
tựu. Có hỷ có lạc được nơi sơ thiền.
Địa nầy
là tất cả công đức nhập vào.
Đối với người lìa dục nầy, lìa
có 3
loại. Nghĩa là thân lìa, tâm lìa, phiền não lìa.
Hỏi rằng: Thân lìa là thế nào?
Đáp rằng: Lìa xa các phiền não nơi núi đồi.
Tại sao tâm phải lìa?
- Lấy tâm thanh tịnh để đến
chỗ tốt
đẹp.
Vì sao lìa phiền não?
- Vì chẳng muốn kết lụy với người và chẳng làm việc sanh tử.
Lại nữa
việc dứt trừ có 5 loại. Đó là
phục ly,
bỉ phân ly, đoạn ly, y ly và
xuất ly.
Thế nào gọi là phục ly?
- Nghĩa là người tu sơ thiền, phục nơi ngũ cái.
Thế nào gọi bỉ phân ly?
- Nghĩa là tu đạt phần định, phục
nơi
những việc thấy.
Thế nào gọi là đoạn ly?
- Nghĩa là tu xuất thế gian đạo,
đoạn trừ
những phiền não.
Thế nào gọi là y ly?
- Nghĩa là cái vui lúc được quả.
Thế nào gọi là xuất ly?
- Nghĩa là Niết Bàn vậy.
Kẻ dục có 2 loại. Một là xứ dục; hai là dục phiền não. Ở cõi
thiên và
cõi người yêu mến sắc, hương, vị, xúc. Đây là
những xứ ham muốn. Đối với những xứ
dục nầy
khởi dục nhiễm tư duy. Đó
chính là
dục phiền não. Từ dục nầy mà tâm phân ly, lại phục biệt ly. Sự xa
lìa nầy
là xuất ly. Sự giải thoát nầy là chẳng tương ưng.
Đây là ly dục.
Hỏi rằng: Thế nào là lìa những pháp chẳng thiện?
Đáp rằng: Bất thiện căn có 3 loại. Một là tham, hai là sân và
ba là si.
Cùng với sự tương ưng kia nơi thọ, tưởng, hành, thức và thân,
khẩu, ý
nghiệp. Đây nghĩa là bất thiện pháp. Nói là bất thiện có 3 loại.
Một là tự
tánh; hai là tương ưng và ba là sanh duyên tánh.
Đây là 3 bất thiện căn.
Nghĩa là tham, sân, si. Đây
gọi là
tự tánh. Cùng với tương ưng kia là thọ, tưởng, hành, thức.
Đây gọi tên là tương ưng; chỗ
khởi lên
thân, ý, nghiệp. Đây gọi là
duyên
tánh, mà 3 điều nầy là những
pháp bất
thiện. Đây nghĩa là viễn ly.
Sự ra
khỏi nầy là thoát, là bất tương ưng. Đây
là
lìa, là bất thiện pháp. Lại nữa kẻ lìa dục, lìa sự che khuất của
tham dục.
Kẻ lìa bất thiện pháp nghĩa là lìa những sự che khuất.
Hỏi rằng: Lấy việc nói lìa những bất thiện pháp, mà dục là bất
thiện ở
bên trong, vì sao lại nói riêng là lìa dâm dục?
Đáp rằng: Dâm dục là ra khỏi sự đối trị. Phật đã nói: Dục có
thể trừ
phiền não. Kẻ lìa dục, Phật nói là kẻ xuất ly; như được sơ thiền,
dục
tưởng tương ưng với tác ý thành tựu và khởi lên. Đây là thoái phần
pháp.
Cho nên dục lấy hòa hợp với phiền não. Dục nếu xa rời tất cả phiền
não thì
tất cả đều được lìa khỏi. Cho
nên
riêng nói là ly dục.
Lại nữa kẻ ly dục, được ra khỏi
rồi, thành
ly dục. Kẻ lìa những pháp bất thiện hoặc được
chẳng sân, thành ra lìa sân. Nếu được
minh tướng, thành lìa sự giải đãi
ngủ nghỉ. Nếu được bất loạn, thành
lìa
hí luận. Nếu được chẳng hối, thành
lìa
nơi hối. Nếu được an định, thành
lìa
nơi nghi. Nếu được trí huệ, thành
lìa
vô minh. Nếu được chánh tư duy, thành
lìa tà niệm. Nếu được hoan hỷ, thành
lìa chẳng vui. Nếu tâm được vui, thành
lìa các khổ. Nếu được tất cả các pháp
lành,
lìa tất cả những việc bất thiện. Như trong Tam Tạng có dạy rằng:
Lấy việc
chẳng tham, thành tựu việc ly dục; lấy việc bất sân, chẳng si
thành tựu
việc lìa các pháp chẳng lành.
Lại nữa kẻ lìa dục, ở đây nói về
thân lìa.
Kẻ bất thiện pháp, ở đây nói tâm lìa.
Lại nữa kẻ lìa dục là nói đoạn dục
giác. Kẻ lìa
những bất thiện pháp là nói đoạn sân
nhuế hại
giác. Lại nữa kẻ lìa dục là nói rời khỏi dục lạc. Kẻ lìa
bất thiện
pháp là nói lìa khỏi sự đắm trước
giải đãi
nơi thân. Lại nữa kẻ lìa dục là nói đoạn
nơi
6 hí luận và hoan hỷ lạc. Kẻ lìa bất thiện pháp là nói
đoạn hí giác và ưu khổ v.v...
Lại nói
đoạn nơi hí lạc và xả. Lại nữa
kẻ ly
dục là hiện tại được vui, ra khỏi nơi
dục
lạc. Kẻ lìa bất thiện pháp là hiện tại tâm
được vui, chẳng quá lo.
Lại nữa kẻ ly dục nghĩa là ra khỏi dục lưu, lìa chỗ pháp bất
thiện,chỗ
nhiều phiền não nên có sanh dục, mà sanh sắc giới.
Đây gọi là siêu việt. Kẻ có
giác quán.
Vì sao gọi là giác?
Nghĩa là nhiều loại giác, tư duy, an định
tư tưởng. Tâm chẳng hiểu biết, nhập vào chánh tư duy.
Đây gọi là giác. Giác nầy
thành tựu
nên sơ thiền có giác. Lại nữa vào địa
nhứt
thiết nhập, nương vào tướng đất
vô
gián, thành giác tư duy. Đây
gọi là
giác. Như tâm tụng kinh.
Hỏi rằng: Giác là tưởng gì? Vị gì? Khởi gì? Xứ gì?
Đáp rằng: Giác là tu, vui tưởng làm vị. Tâm dưới tạo niệm làm
khởi;
tưởng làm hành xứ.
Thế nào là quán?
Đối với lúc tu quán tùy theo đó mà quán chỗ chọn, tâm ở theo đó
xả. Đây
gọi là quán. Lấy sự tương ưng nầy thành sơ thiền hữu quán. Lại nữa
người
nhập địa nhứt thiết nhập định từ tu tướng địa, quán nơi tâm như
quán nghĩa
của quán.
Hỏi rằng: Quán ấy có tướng gì? Vị gì? Khởi gì? và Xứ gì?
Đáp rằng: Quán ấy là tùy theo tướng đã chọn; làm cho tâm vui
gọi là vị;
tùy theo sự thấy biết gọi là xứ.
Hỏi rằng: Giác quán sai biệt những gì?
Đáp rằng: Giống như đánh chuông; đầu tiên nghe biết và sau khi
nghe lại
quán. Lại nữa như tâm sở duyên, đầu tiên là giác, sau đó là quán.
Lại nữa
cầu thiền làm giác giữ gìn làm quán. Lại nữa nhớ nghĩ là giác,
chẳng xả là
quán. Lại nữa tâm thô thọ trì là giác, tâm tế thọ trì là quán.
Hoặc xứ có
giác là xứ có quán. Hoặc xứ có quán. Đối
với
xứ hoặc có quán; hoặc không quán. Như trong Tam Tạng có dạy rằng:
Đầu tiên
an tâm đối việc; công việc gọi là
giác; được giá mà chưa
định, đó gọi là quán. Như thấy
người
xa lại, chẳng biết nam hay nữ và biết nam nữ. Như thế màu sắc hình
tướng
là quán. Từ đây thường quán có giới,
chẳng
giới, giàu nghèo, sang hèn làm quán. Giác là hướng
đến tương lai. Quán là giữ
gìn, tùy
thuộc. Như chim sải cánh vào hư không là giác, bay,
đi, ở là quán. Buông ra lúc
đầu là giác, dạy bảo lâu dài
là quán.
Lấy giác giữ gìn, lấy quán chọn lựa; lấy giác tư duy, lấy quán tùy
thuận
theo tư duy. Giác hành chẳng nhớ pháp ác; quán hành thọ trì nơi
thiền. Như
người có sức, yên lặng tụng kinh tùy theo sự nhớ nghĩ nầy là quán.
Như
giác chỗ giác, giác rồi hay biết. Quán nơi biện tài và vui nói
biện tài
gọi là giác. Nghĩa là pháp biện tài đó
chính
là quán. Tâm giải nơi thắng là giác; tâm giải phân biệt là
quán.
Đây là giác quán sai biệt.
Tịch tịnh
mà thành. Gọi là người tịch tĩnh. Nghĩa là lìa ngũ cái; có tên là
tịch
tĩnh. Lại nữa sắc giới thiện căn, lại
nói về
sơ thiền ngoại hành, lại nói tâm thiền từ tâm nầy sanh.
Đây gọi là tịch tịnh sở thành.
Như
đất, nước sanh hoa; gọi là
địa thủy hoa. Kẻ hỉ lạc, tâm đối với
lúc ấy
đại hoan hỷ vui cười. Tâm đầy thanh lương. Đây gọi tên là
hỷ.
Hỏi rằng: Hỷ có tướng gì? Vị gì? Khởi gì? Xứ gì? và có bao
nhiêu loại
hỷ?
Đáp rằng: Hỷ nghĩa là hân hoan biến khắp làm tướng. Hoan thích
làm vị;
điều phục loạn tâm làm khởi; dũng dượt là xứ. Có bao nhiêu loại
hỷ? Có 6
loại hỷ. Đó là: Từ dục sanh, từ tín sanh, từ chẳng hối sanh, từ
tịch tĩnh
sanh, từ định sanh và từ Bồ Đề phần sanh ra hỷ.
Thế nào gọi là từ dục sanh?
- Do tham dục nhiễm trước, nên tâm vui.
Đây gọi là dục sanh hỷ.
Thế nào gọi là từ tín sanh?
- Người tin nhiều, tâm vui và thấy thầy giỏi nên sanh hỷ.
Thế nào là từ chẳng hối sanh ra hỷ?
- Người thanh tịnh trì giới, sanh ra nhiều hoan hỷ.
Thế nào gọi là từ tịch tịnh sanh?
- Người nhập sơ thiền sanh hỷ.
Thế nào là từ định sanh
- Nhập nhị thiền sanh hỷ.
Thế nào là Bồ Đề phần sanh hỷ?
- Đối với đệ nhị thiền tu xuất thế
gian
đạo; nên hỷ.
Lại nữa nói hỷ có 5 loại: Nghĩa là: Tiểu hỷ, niệm niệm hỷ, lưu
hỷ, việt
hỷ và mãn hỷ.
Tiểu hỷ giống như mưa nhỏ trên thân, làm cho lông
đều dựng đứng lên.
Niệm niệm hỷ lại sanh diệt không trụ, như mưa
đêm.
Lưu hỷ như dầu đổ xuống, chảy dài
nơi thân, cuối cùng chẳng biến khắp.
Việt hỷ nghĩa là cùng khắp tất cả tâm đều
sanh hoan hỷ, chẳng lâu liền mất; như người tham thấy chỗ cất
chứa.
Mãn hỷ là thân ở đầy khắp, như
chớp như
mưa. Đối với đây là tiểu hỷ và niệm niệm hỷ. Lấy tín khởi
nơi ngoại
hành. Lưu hỷ là có lực khởi nơi ngoại hành. Việt hỷ là
đối với Mạn Đà La ngay hay
chẳng ngay
đều khởi lên xứ xứ phương
tiện. Mãn hỷ
là sanh nơi chỗ yên ổn.
Hỏi rằng: Vì sao lại lạc?
Đáp rằng: Đây có thể giữ tâm vui, tâm xúc mà thành. Đây gọi là
lạc.
Hỏi rằng: Lạc có tướng gì? Vị gì? Khởi gì? Xứ gì? Có bao nhiêu
loại
lạc? Hỷ lạc sai biệt như thế nào?
Đáp rằng: Vị chính là tướng; duyên ái cảnh chính là ái vị;
nhiếp thọ
chính là khởi; niềm vui nầy chính là xứ. Có bao nhiêu loại lạc? Có
5 loại.
Đó là nhơn lạc, tư cụ lạc, tịch tĩnh lạc, vô phiền não lạc và thọ
lạc.
Thế nào gọi là nhơn lạc?
Như Phật đã dạy: Giới lạc
chờ già;
đây có nghĩa là nguyên nhơn
của lạc;
đây là lạc công
đức.
Tư cụ lạc như Phật đã dạy
là Phật
sanh thì đời vui.
Tịch tĩnh lạc nghĩa là sanh định
xả và
diệt thiền định.
Vô phiền não lạc như Phật đã
dạy là
đệ nhứt Niết Bàn thọ lạc. Cho
nên
đó là thọ lạc vậy.
Đối với trong luận nầy thọ lạc là
khả
lạc.
Hỷ lạc có sai biệt gì?
Tâm dũng lược là hỷ; tâm nhu nhuyến là lạc; tâm vui thích là
lạc; tâm
định là hỷ; thô hỷ tế lạc. Hỷ
hành ân
sở nhiếp; lạc thọ ân sở nhiếp. Nơi nầy có hỷ có lạc. Xứ nầy có lạc
hoặc có
hỷ hoặc vô hỷ. Đầu tiên về
hình thức
có 2 tên gọi. Ngoại hành thành tựu, nhập vào chi sơ thiền. Nghĩa
là giác
quán hỷ lạc nhứt tâm vậy.
Thiền có nghĩa là gì?
Nghĩa là đối với công việc bình
đẳng tư duy vậy. Phấn tấn ngũ cái
vậy. Tư duy
đối trị vậy. Nhập sơ thiền được chánh thọ, rồi được, rồi xúc, rồi
tác
chứng ở.
Lại nữa kẻ ly dục những pháp bất thiện từ dục giới
địa, nói sơ thiền là thắng
tướng. Từ
hữu giác quán nói đệ nhị thiền là
thắng tướng. Lấy tịch tĩnh sở thành có hỷ có lạc. Từ tịch tĩnh sở
thành hỷ
lạc, nói là thắng tướng.
Lại nữa lìa dục bất thiện pháp nghĩa là hay
đoạn trừ đối trị. Có giác có quán
nghĩa là
nói thiền tướng tịch tĩnh sở thành. Hỷ lạc nghĩa là nói tương tợ
thiền
chánh thọ. Nhập trụ nghĩa là được sơ
thiền, lìa
nơi ngũ phần, thành tựu 5 phần 3 thiện 10 tưởng.
Đầy đủ 25 công đức tương ưng, lấy
phước nầy lành
sanh lên trên và ở chỗ thắng diệu. Lìa ngũ phần nghĩa là lìa 5 cái
(che
đậy).
Thế nào gọi là năm?
Đó là tham dục, sân nhuế, giải đãi, thùy miên, điều hối nghi.
Tham dục nghĩa là đối với ngũ
trần, tâm
sanh ái nhiễm.
Sân nhuế nghĩa là làm 10 não xứ.
Giải đãi có nghĩa là tâm sa
đọa.
Thùy miên có nghĩa là thân buồn bực nhiều, muốn
được ngủ nghỉ. Ngủ lại có 3 loại. Một
là
từ việc ăn mà sanh; hai là từ
thời
tiết mà sanh và ba là từ tâm sanh. Nếu từ tâm sanh thì lấy tư duy
để đoạn. Nếu từ sự ăn uống và
thời
tiết thì sự ngủ của La Hán chẳng từ tâm sanh nên không có sự che
đậy; nếu cái ngủ ấy từ việc ăn uống và
thời tiết sanh thì lấy sự tinh tấn để
đoạn.
Như A Nậu Lâu Đà đã
nói: Ta
được nơi sơ tận lậu, chẳng từ tâm
ngủ, cho
đến nay đã 55 năm và
đối với thời gian nầy, ăn có giới hạn
cũng
như thời tiết nằm đã 25 năm.
Hỏi rằng: Nếu ngủ, thành sắc pháp thì vì sao làm tâm số phiền
não?
Đáp rằng: Sắc là một hướng, thành tâm số phiền não. Như ta thấy
người
uống rượu và ăn; đây tức có thể rõ.
Hỏi rằng: Ngủ thân pháp, tâm giải đãi
số pháp. Vì sao mà 2 pháp nầy hợp thành một sự che
đậy?
Đáp rằng: Đây là 2 loại pháp. Một là sự; hai là tướng. Cho nên
mệt,
giải đãi cộng làm một. Kẻ điều tâm không tịch tĩnh; kẻ hối, tâm
hận chẳng
định. Tướng nầy tức trở thành một sự che khuất. Kẻ có tâm nghi,
chấp chẳng
phải một. Có 4 loại nghi. Một là Xa Ma Tha khó; hai là Tỳ Bà Xá Na
khó; ba
là cả 2 đều khó; bốn là
đối với tất cả không khó. Đối với đây
đầy đủ
là được Xa Ma Tha; hoặc đối
với điều
nghi nầy; hoặc đối với thân nghi, ta hằng được tịch tĩnh, là
chẳng
được tịch tĩnh. Nếu đối với kia thành
nghi. Đây là Xa Ma Tha khó.
Hoặc
đối với Tứ Thánh Đế; hoặc đối với
nghi ba
đời. Đây gọi là Tỳ Bà Xá Na khó. Hoặc nghi
đối với Phật, Pháp, Tăng. Đây là
cả 2
việc đều khó. Hoặc đối với quốc thành,
đường sá hoặc đối với nam nữ tánh
danh; đây
nghĩa là chẳng có pháp nào khó. Đối
với trong kinh nầy nghi tịch tĩnh là khó.
Đây là
điều có thể thủ.
Cái có nghĩa là gì?
Đây có nghĩa là chẳng ngại, nghĩa là dư; nghĩa là che khuất;
nghĩa là
phiền não; nghĩa là trói buộc. Đây không có nghĩa khác.
Hỏi rằng: Có các sự kết vi tế không? Nghĩa là che phiền não và
vì sao
mà hay nói ngũ cái vậy?
Đáp rằng: Lấy tập chấp thủ thành 5. Lại nữa lấy dâm dục chấp
trước, hay
nhiếp tất cả tham dục, lấy sân nhuế chấp trước, có thể nhiếp tất
cả pháp
bất thiện; lấy giải đãi thùy miên, điều hối nghi chấp trước, có
thể nhiếp
tất cả si, những pháp bất thiện. Như thế lấy 5 việc chấp trước, có
thể
nhiếp tất cả phiền não; lấy tướng nầy nên thành ngũ cái.
Ngũ phần thành tựu nghĩa là giác quán hỷ lạc nhứt tâm.
Hỏi rằng: Nếu nói sơ thiền thành tựu 5 chi là Thiền, mà chẳng
nên nói
phân biệt chi nầy là thiền. Nếu nói chi riêng thì vì sao sơ thiền
nói là
ngũ chi tương ưng?
Đáp rằng: Nương vào chi thiền thành Thiền. Chẳng lìa thiền chi,
có
Thiền. Chẳng biệt dị Thiền. Như nương vào mỗi mỗi phần của xe nói
là xe;
chẳng lìa từng phần của xe lại có xe. Như thế nương vào thiền chi,
gọi là
Thiền. Chẳng lìa chi, có thiền, lấy 1 loại, gọi là Thiền. Lấy khả
phân gọi
là chi; nói việc nầy là Thiền. Nói công đức
gọi là chi; lấy việc nói nương vào để
chế, gọi là thiền. Lấy việc nói để
nương vào tánh để chế, gọi là
chi.
Hỏi rằng: Đối với pháp niệm tinh
tấn tại
sao thường nói ngũ chi vậy?
Đáp rằng: Lấy chấp trước thành năm.
Hỏi rằng: Vì sao lại chấp tướng?
Đáp rằng: Kẻ giác tùy nơi sự việc của tâm mà được tự an lạc. Kẻ
quán
tùy nơi giữ tâm. Giác quán không tạp khởi, là phương tiện. Nếu
phương tiện
đầy đủ, hỷ lạc sanh; hoặc khởi phương tiện đầy đủ được sanh, tâm
hỷ tăng
trưởng; tâm lạc thành tựu. Lấy 4 công đức tâm thành tựu nầy, chẳng
loạn.
Nếu tâm không loạn, tức được định.
Đây gọi là
chấp tướng. Như thế sự chấp trước có 5.
Lại nữa sự đối trị với cái nên
thành năm. Sơ cái đối trị với sơ
thiền; cho
đến ngũ cái đối trị với ngũ thiền. Kẻ giác sơ thiền là
thắng chi;
lấy giác trừ dục. Nếu giác nhập chánh định
thì
các chi lại khởi. Quán về 5 chi thì đệ
nhị
thiền là sơ khởi. Hỷ ở nơi đệ
tam
thiền là sơ khởi. Lạc ở nơi đệ
tứ
thiền là sơ khởi. Nhứt tâm ở đệ
ngũ
thiền là sơ khởi. Như thế lấy thắng chi làm 5.
Lại nữa lấy 5 cái đối trị thành
5.
Như trong Tam Tạng có nói: Nhứt tâm là dâm dục
đối trị. Hoan hỷ là sân nhuế
đối trị; giác là giải
đãi, ngủ nghỉ
đối trị. Lạc là
điều hối đối trị. Quán là nghi
đối trị. Lấy từ cái đối trị nầy mà
thành 5.
Hỏi rằng: Người tọa thiền nầy tác ý ở tất cả tướng
địa nào? Cho
đến khởi hỷ lạc vậy?
Đáp rằng: Địa nhứt thiết nhập tướng chẳng khởi hỷ lạc. Nguyên
nhơn lìa
ngũ cái nhiệt, tùy theo tánh mà tu vậy. Đây là pháp tử, nên khởi
hỷ lạc.
Lại hỏi rằng: Pháp tử là gì? Chẳng ở nơi tứ thiền khởi hỷ lạc?
Đáp rằng: Đó là xứ vậy. Lại trước tứ thiền rồi, đoạn hỷ lạc
vậy. Lại
nữa đầu tiên khởi hỷ lạc và lấy phương tiện phục đoạn. Thấy quá lo
rồi,
tham trước tịch tĩnh hơn, nên xả lạc. Cho nên chẳng khởi hỷ lạc.
Ba loại thiện nghĩa là đầu, giữa và
sau cùng lành tốt. Lấy sự thanh tịnh tu hành làm sơ thiền. Lấy xả tăng
trưởng làm trung thiện. Lấy hoan hỷ làm hậu thiện
Vì sao gọi là thanh tịnh tu hành?
- Nghĩa là các thiện đầy đủ.
Vì sao xả sự tăng trưởng?
- Đây nghĩa là an tịnh.
Vì sao lại hoan hỷ?
- Đây nghĩa là quán.
Như thế ở Sơ Thiền thành 3 loại thiện. Mười tướng
đầy đủ, lấy sự thanh tịnh tu hành
3
tướng; lấy xả tăng trưởng 3 tướng và
lấy hoan hỷ làm 4 tướng.
Hỏi rằng: Vì sao lấy sự thanh tịnh tu hành làm 3 tướng?
Đáp rằng: Đây là Thiền chướng ngại từ tâm thanh tịnh kia. Lấy
sự thanh
tịnh nên tâm được tướng của Xa Ma Tha (Chỉ). Lấy được rồi đối với
tâm kia
bỏ đi. Đây nghĩa là lấy sự thanh tịnh 3 tướng.
Hỏi rằng: Vì sao lấy xả tăng
trưởng làm
3 tướng?
Đáp rằng: Nếu tâm thanh tịnh thành xả. Nếu được tịch tĩnh thành
xả.
Nhứt hướng trụ, thành xả mà xả tăng trưởng. Đây nghĩa là 3 tướng.
Hỏi rằng: Vì sao làm cho hoan hỷ 4 tướng?
Đáp rằng: Đối với 10 tướng nầy sanh ra pháp. Tùy ý tu hành làm
thành
hoan hỷ. Đối với việc nầy các căn lấy nhứt vị thành, làm cho hoan
hỷ. Tùy
theo việc làm siêng năng rồi trở thành, làm cho hoan hỷ, mà hay tu
hành
làm cho hoan hỷ. Đây gọi là 4 tướng. Như thế ở sơ thiền
đầy đủ 10 tướng, tương ưng với 25
công đức.
Nghĩa là: Sơ thiền giác quán hỷ lạc nhứt tâm cụ túc; tín
tấn niệm
định huệ cụ túc; sơ trung hậu cụ túc;
kiểm
nhiếp cụ túc; tu hành cụ túc; tịch tĩnh cụ túc; y cụ túc;
nhiếp thọ
cụ túc; tòng cụ túc; quán cụ túc; tu cụ túc; lực cụ túc; giải
thoát cụ
túc; thanh tịnh cụ túc. Tối thắng thanh tịnh tu thành ở nơi 25
công
đức tương ưng: đây là ở chỗ
cõi trời
tốt đẹp từ sự tịch tĩnh sanh. Nghĩa là
ở nơi hỷ lạc qua khỏi cõi người và ở nơi cõi trời
đẹp đẽ. Như Đức Phật Thế Tôn đã
dạy
các Tỳ Kheo rằng giống như Thầy siêng năng
dạy đệ tử làm bánh lấy thau bằng đồng
tốt rồi bỏ bột gạo và đậu vào
đó rồi lấy nước trộn đều, vo tròn,
thấm đều trong ngoài,
đừng cho rời ra. Như thế các Tỳ Kheo!
Tâm
tịch tĩnh hay sanh hoan hỷ làm cho thấm ẩm ướt, chẳng có
chỗ nào
dính mắc. Ở chỗ tịch tĩnh kia mà sanh hỷ lạc.
Đối với thân tâm nầy chẳng có chỗ dính mắc. Đối với người dạy làm
bánh và học trò cũng như người tọa thiền đều
giống như vậy. Giống như cái thau đồng, tất cả tướng đều cho vào,
như thế mà khá biết.
Hỏi rằng: Tất cả đều nhập, vậy có
tướng gì?
Đáp rằng: Như cái thau bằng đồng là nơi để bột cứng mềm trong
sáng,
lành lấy tất cả tướng; tướng cứng sanh vui, tướng nhỏ thanh tịnh
tạo ra sự
sáng sủa. Tâm tâm số pháp tạo thành việc nầy vậy. Đây được gọi là
cái thau
đồng và tất cả tướng nhập. Tâm tâm số pháp cũng giống như bột nhồi
vậy.
Như thế mà khá biết.
Hỏi rằng: Vì sao gọi là bột nhồi và tâm tâm số pháp tánh?
Đáp rằng: Như bột thô tức chẳng hòa hợp, tùy theo gió mà bay
đi. Như
tâm nầy, tâm số pháp tánh lìa hỷ lạc thành thô; lìa định chẳng hòa
hợp.
Cùng với ngũ cái, gió làm cho bay đi. Đây gọi là bột nhồi và tâm
tâm số
pháp tánh.
Nước là gì?
- Đó là việc hỷ lạc
định tĩnh như nước, làm cho
bột kia
thấm ướt nhu nhuyến tròn đủ. Như thế
sự hỷ
lạc làm cho tâm, tâm số pháp thấm nhuần
đứng yên lại. Như thế, nước
sánh với
hỷ lạc định vậy. Như nước khuấy lên
làm ra tướng chấp trước vậy. Như vậy nhờ giác quán có thể biết.
Hỏi rằng: Viên tròn là gì?
Đáp rằng: Giác quán như dục sai sử. Lấy bột để hòa nước, để
trong thau
đồng, lấy nước khuấy cùng và lấy tay viên tròn lại. Nếu đã viên
tròn rồi,
hợp với chất ẩm, cùng nhau tạo ra tròn trịa, chẳng làm cho rời mất
và để
trong thau đồng. Như vậy kẻ ngồi thiền tâm, tâm số pháp, tích chứa
các
việc và hay sanh tịch tĩnh. Sơ thiền lấy hỷ lạc làm nước; lấy giác
quán
làm tay; lấy sự quậy bột tạo cho tròn; hay sanh tịch tĩnh. Rồi
thành tâm,
tâm số pháp. Hỷ lạc tướng theo đó mà
thành một viên tròn. Tâm thiền chẳng tán loạn,
để nơi công việc Thiền, như là
viên
tròn và giác quán như bột được thấm
ướt.
Trong ngoài đều có tướng thấm
ướt,
không bị bay đi. Như thế người ngồi thiền. Sơ thiền lấy thân trên,
dưới từ đầu đến chân. Từ chân đến đầu
lâu,
da, tóc trong ngoài hỷ lạc đầy
khắp.
Trụ nơi chẳng thoái; như thế thành trụ Phạm Thiên.
Hỏi rằng: Tên hỷ lạc phi sắc pháp, chẳng có
đối tướng, vì sao mà biến trụ ở
thân?
Đáp rằng: Gọi là đối với sắc, sắc nương vào nên gọi sắc. Cho
nên nếu
gọi rồi, thành hỷ sắc lại thành hỷ. Nếu gọi thành rồi, lạc sắc lại
thành
lạc. Lại nữa sắc từ lạc sanh, làm cho thân khởi lên việc vui
sướng. Tất cả
thân thành sắc kia vui sướng. Cho nên chẳng ngại làm cho sanh công
đức của Phạm Thiên. Sơ thiền
thành ra
có 3 loại. Đó là hạ, trung,
thượng.
Nếu quán thắng duyên chẳng thiện, trừ ngũ cái, chẳng
đến như ý tự tại. Đây là hạ
thiền.
Nếu quán thắng duyên thiện, trừ ngũ cái,
đến như ý tự tại. Đây là trung thiền.
Nếu quán thắng duyên thiện, trừ ngũ cái,
đến như ý tự tại. Đây là thượng thiền.
Đối với người ngồi thiền nầy nếu tu hạ sơ thiền, mệnh chung sẽ
sanh vào
các cõi Phạm Thiên. Thọ mệnh kia một kiếp 3 phần. Nếu tu trung sơ
thiền
thì khi mệnh chung sanh nơi Phạm Thiên, thọ nửa kiếp. Nếu tu
thượng sơ
thiền, mệnh chung sanh Đại Phạm Thiên, thọ mệnh một kiếp. Rồi sanh
Phạm
Thiên công đức, thành 4 loại,
có người
thành thoái phần. Có người thành trụ phần. Có người thành thắng
phần. Có
người thành đạt phần. Đây là
thuần căn
dục. Trụ ở buông lung, tác ý tương tùy. Thành khởi thiền
nầy nên
thành thoái phần. Lại nữa lấy 2 thiền hành thành nơi thoái phần.
Cột chặt
nhau vào, làm chẳng tinh tấn được.
Nếu có
người từ sơ, rồi khởi ác quán chẳng thể tiêu trừ. Mà do sự
cột
chặt; nên thành mau thối lui. Đây là
lạc thiền sự nghiệp; lạc thoại ngữ lạc. Ngủ nghỉ chẳng ở tinh tấn;
cho nên
thành thoái lui.
Hỏi rằng: Ai thoái và cái gì thoái?
Đáp rằng: Có nơi nói nếu mau mang tật phiền não, thành khởi ra
thoái
thất. Lại nói phiền não như thế mà thoái. Lại nói nếu mất Xa Ma
Tha, thành
thoái. Lại nói nơi có tướng dài lâu chẳng tu hành, đối với kia, xứ
kia
chẳng thể làm cho khởi được. Lấy chẳng được
định làm thoái phần. Nếu người căn
thuần, trụ chỗ không buông lung được pháp kia, niệm thành
thiền trụ
phần. Người lợi căn, ở nơi chẳng
buông lung,
tùy ý được đệ nhị thiền, vô
giác tác ý
tướng theo đó, khởi thành Thiền thắng phần kia. Kẻ lợi căn
trụ nơi chẳng buông lung, tùy ý được
Tỳ Bà Xá Na (Quán), tùy theo tưởng lo lắng tác ý thành
khởi. Tùy ý
vô nhiễm thành thiền đạt phần.
Luận Về Con Đường
Giải
Thoát
Hết Quyển 4
-ooOoo-