Quyển thứ sáu
Phẩm 8.3: Hành
Môn
Hỏi rằng: Vì sao gọi là Hư Không Nhứt Thiết Nhập? Tu cái gì? Có
tướng
như thế nào? Vị gì? Xứ gì? Thành tựu công đức
ra sao? Vì sao mà chấp lấy tướng nầy?
Đáp rằng: Hư không nhứt thiết nhập có 2 loại. Đó là có hư không
lìa sắc
và có hư không chẳng lìa sắc. Hư không nhập xứ tướng, cho nên lìa
sắc hư
không. Hư không nầy có tướng như cái giếng. Đây nghĩa là chẳng lìa
sắc hư
không. Kia tu tướng nầy, tâm trụ không loạn.
Đối với hư không tưởng phóng ý làm tướng. Chẳng lìa hư
không tưởng
làm vị. Tác ý vô nhị biên làm xứ. Có công đức
gì? - Chẳng cùng với 2 công đức.
Đối
với hư không nhập chướng ngại xứ, lại chẳng thể ngại. Nếu bờ tường
hay
vách núi v.v... thân đi ngang qua không ngại, tự tại chẳng sợ.
Vì sao mà giữ lấy tướng nầy?
Đối với hư không nhập, chấp vào tướng hư không; hoặc chỗ làm
hoặc chỗ
tự nhiên. Người tọa thiền cũ đối với chỗ tự nhiên chấp làm tướng.
Hay ở
nơi xứ mà thấy xứ. Hoặc ở lỗ trống; hoặc nơi cửa sổ; hoặc giữa
cành cây;
từ kia thường thấy. Tùy vui chẳng vui, liền thấy phần kia tướng hư
không
liền khởi. Chẳng phải như người mới ngồi thiền. Người mới ngồi
thiền lấy
chỗ làm mà chấp tướng, chẳng thể đối
với
chẳng phải chỗ làm; người tọa thiền kia; hoặc ở trong
phòng; hoặc ở
ngoài phòng, chẳng nơi nào chướng ngại. Tạo nên lỗ trống tròn, tạo
tưởng
hư không; lấy tam hành làm tướng. Lấy đẳng
quán; lấy phương tiện; lấy ly loạn. Đối với hư không nhứt thiết
nhập, sanh
vào tứ thiền, ngũ thiền. Ngoài ra như
đã nói rộng lúc ban đầu.
Hỏi rằng: Thức nhứt thiết nhập là gì?
Đáp rằng: Đó là thức hư không xứ định. Đây nghĩa là thức nhứt
thiết
nhập. Ngoài ra như ban đầu đã nói rõ.
Hỏi rằng: Đối với nhứt thiết nhập
nầy, vì
sao mà tán cú?
Đáp rằng: Nếu một tướng được tự tại, tất cả tướng khác tùy theo
tác ý
nầy. Nếu đối với một xứ nhứt thiết nhập; đối với sơ thiền được tự
tại;
kham nhận ngoài nhứt thiết nhập; hay khởi đệ nhị thiền. Như thế đệ
nhị
thiền được tự tại; hay khởi đệ tam thiền. Đệ tam thiền
được tự tại, hay khởi đệ tứ thiền.
Hỏi rằng: Vì sao đối với tất cả
nhập là
tối thắng?
Đáp rằng: Tứ sắc nhứt thiết nhập là tối thắng, thành giải thoát
vậy,
được trừ nhập vậy gọi là nhứt thiết nhập tối thắng. Tạo nên ánh
sáng nên
tâm được tự tại. Đối với bát nhứt thiết nhập đối với bát định, lấy
86 hạnh
an tường mà khởi; tùy theo xứ vui. Chỗ lạc
định nầy tùy ý không chướng. Thứ đệ
thượng, thứ đệ hạ; thứ đệ thượng hạ làm cho mỗi mỗi tăng
trưởng; hoặc làm cho tăng
trưởng; hoặc
trung thiểu; hoặc thiểu phần; hoặc việc ít; hoặc chia ra ít việc;
hoặc
phần đầy đủ; hoặc việc đầy đủ; hoặc phần việc đầy đủ. Tùy
theo chỗ
vui; hoặc ở nơi thôn xóm; hoặc ở nơi A Lan Nhã.
Đây là chỗ vui. Nhập vào 3 vị;
như chỗ
vui; đây là chỗ thiền lạc;
nhập vào
nơi thiền định. Như đây là chỗ
vui.
Lúc ấy tùy theo đó mà vui;
nhập vào
tam muội; hoặc nhiều lúc nhập chánh thọ. Lần lượt bên trên,
đối với sơ thiền nhập định, lần lượt
cho đến
Phi phi tưởng xứ. Lần lượt bên dưới, từ sơ nhập Phi phi
tưởng
định. Lần lượt đến sơ thiền. Lần lượt
trên
dưới vượt qua khỏi nơi tới lui. Từ sơ thiền nhập vào tam thiền. Từ
tam
thiền nhập vào nhị thiền. Từ nhị thiền nhập vào tứ thiền. Như thế
cho
đến nhập vào Phi phi tưởng
định, làm cho mỗi mỗi tăng
trưởng. Lấy lần lượt nhập vào tứ thiền; hoặc trên; hoặc
dưới
đều làm cho tăng
trưởng. Nhập đệ tứ thiền, từ hư không nầy nhập vào tam
thiền. Như
thế 2 loại nhập định. Trung thiểu
nhập sơ
thiền rồi; từ đây nhập Phi phi tưởng xứ. Từ đây nhập vào
đệ nhị thiền. Từ đây nhập vào
vô sở
hữu xứ. Như thế hiện nhập chánh thọ. Hay biện hư không xứ. Phần
thiểu là
nhứt thiền nơi bát nhứt thiết nhập, nhập
định. Sự thiểu là đối với 2
nhứt thiết
nhập, nhập vào bát định phần.
Sự thiểu
nghĩa là hai định và
tất cả
nhập. Phân Cụ nghĩa là đối với 2 nhứt
thiết
nhập, nhập hai hai thiền. Sự cụ là đối
với hai hai tất cả nhập, nhập nhị thiền. Phần sự cụ là 2
câu tán.
Hỏi rằng: Những gì là tướng tăng
trưởng?
Tu cái gì? Tướng gì? Vị gì? Xứ gì? Công
đức nào? Vì sao lại chấp giữ
tướng
nầy?
Đáp rằng: Tướng tăng trưởng là đầy khắp tất cả nơi; giống như
bài tiết
đầy khắp nơi xứ chết hôi thối. Đây nghĩa là sình trướng. Tướng
sình trướng
nầy như thế mà rõ biết. Đây nghĩa là sình trướng tưởng. Kia tu
tưởng nầy
mà tâm trụ chỗ bất loạn. Đây gọi là tu. Ở nơi tướng sình trướng
tưởng
tướng tùy quán làm tướng. Tưởng sự xa lìa sự sình trướng làm vị.
Xú uế bất
tịnh tác ý làm xứ. Có công đức gì?
-
Tưởng sình trướng có 9 công đức; được
niệm
nhập thân, được vô thường tưởng; được tưởng chết, nhiều yểm hoạn,
phục dâm
dục, đoạn sắc kiêu, đoạn vô
bịnh kiêu;
hướng thiện, vui hướng đề hồ.
Vì sao mà chấp giữ tướng nầy?
- Kẻ mới tọa thiền hiện giữ sự sình trướng, chẳng tưởng sạch
sẽ, lấy vô
nhị hành, lấy niệm bất động, bất ngu
si, lấy
các căn nội nhập; lấy tâm chẳng ra ngoài, lấy
đến nơi kia; nơi nầy bất tịnh, có các
xác
chết. Trụ ở nơi kia, lìa nơi gió ngược,
đối tướng bất tịnh chẳng xa chẳng
gần; hoặc
dựa hoặc ngồi. Người tọa thiền kia hoặc dựa hoặc ngồi gần chỗ bất
tịnh;
hoặc trên đá hoặc trên
đất; hoặc nơi cây, hoặc nơi ghế; hoặc
bụi
cây. Ví tác tướng, tác sự tư duy. Đá nầy bất tịnh. Tướng nầy bất
tịnh. Đá
nầy cũng như đất vậy, lấy đó tác tướng, lấy đó tác sự. Lấy mười
việc làm
về tướng bất tịnh của sự sình trướng. Từ tự tánh nầy tu hành hay
quán, lấy
sắc của hình nam nữ, lấy phương, lấy xứ, lấy phân biệt, lấy tiết;
lấy lỗ
hổng, lấy hầm; lấy đất bằng, lấy bình
đẳng. Quán ở nơi tất cả xứ.
Lấy sắc nghĩa là nếu đen, lấy quán
đen.
Nếu chẳng đen chẳng trắng, lấy quán chẳng đen chẳng trắng. Nếu
trắng, lấy
quán trắng. Nếu da hôi, lấy da hôi. Dùng hình nghĩa là nếu
hình
người nữ hay hình người nam; theo đó mà
quán nhỏ, lớn, già. Tùy quán nghĩa là nếu dài thì lấy dài; nếu
ngắn thì
lấy ngắn; nếu mập thì lấy mập. Nếu nhỏ thì lấy nhỏ, tùy theo
đó mà quán.
Lấy phương nghĩa là lấy phương nầy làm
đầu; đối với phương nầy là tay; đối
với phương nầy là chân; đối
với phương
nầy là lưng; đối với phương
nầy là
bụng; đối với phương nầy là
chỗ của
người ta; đối với phương nầy là
tướng
bất tịnh. Như thế tùy theo quán mà chỗ sáng sủa.
Đối với sự sáng sủa nầy là chỗ
của
tay. Đối với chỗ sáng sủa nầy là
chỗ
của chân; đối với sự sáng sủa nầy là
chỗ của chân; đối với chỗ sáng sủa
nầy là
chỗ ngồi của ta; đối với chỗ sáng sủa
nầy là
chỗ tướng bất tịnh. Lấy sự phân biệt quán từ
đầu đến chân, từ dưới lên đầu.
Tóc da
làm biên là một chỗ tụ hội; lấy phân biệt quán, quán sự chẻ
lìa ra.
Đối với 2 tay chẻ làm 6;
đối với 2 chân chẻ làm 6.
Xương chẻ ra
từng mảnh. Đây là 14 phần lớn.
Lấy thịt ở miệng hoặc đóng hoặc
mở. Tùy
theo đó quán mắt; hoặc khai hoặc bế. Tùy
theo quán nơi khoảng tay, khoảng chân, lỗ chơn lông; lấy hầm, lấy
bình
đẳng địa. Bất tịnh tướng tùy
theo nơi
nầy. Hoặc ở trên không; hoặc ở trên đất;
xứ
nầy tùy theo đó quán. Lại nữa
ta ở trên
không, tướng bất tịnh ở trên đất.
Hoặc bất
tịnh tướng ở phía dưới. Ta ở trên mặt
đất, tùy theo đó quán tất cả
nơi. Từ
ta, không thủ gần xa. Chừng 2 hay 3 tầm tùy
đó mà quán. Kẻ tọa thiền kia
như thế
tất cả theo đúng mà quán tướng
kia.
Lành thay! lành thay! Như thế thọ trì, lấy thiện tự an. Kẻ ngồi
thiền
kia lấy thiện giữ làm tướng; thọ trì thiện nầy; tự yên thiện nầy;
một
không, hai đi; lấy niệm bất động, tâm
chẳng
ngu si, các căn nội nhập, tâm chẳng ra ngoài;
đi đến trên
đường hoặc đi hoặc ngồi, quán kia tâm
bất
tịnh thường thọ trì.
Không 2 người đi là nghĩa
gì?
- Vì được thân tịch tĩnh, làm
cho
niệm chẳng động; lấy chẳng ngu si,
lấy các
căn nội nhập, tâm chẳng ra ngoài.
Đến đi trên đường nghĩa là gì?
- Vì được thân tịch tĩnh.
Lìa ngược gió là nghĩa gì?
- Vì lìa mùi hôi thối.
Ngồi chẳng xa chẳng gần là nghĩa gì?
- Nếu giữ xa cách, chẳng thành tướng trừ; nếu giữ gần, chẳng
thành việc
yểm ly, chẳng thấy tánh nầy, lấy chẳng thấy tánh nầy; tướng kia
chẳng
khởi. Cho nên chẳng giữ xa, chẳng giữ gần.
Ngồi một bên quán tất cả tướng là gì?
- Vì chẳng ngu si, gọi là chẳng ngu si. Nếu người tọa thiền
nhập tịch
tĩnh xứ, thấy tướng bất tịnh như ở phía trước, tâm khởi lên sợ
hãi. Cho
nên người tọa thiền nầy chẳng nên khởi với tử thi. Tâm suy nghĩ
như thế
rồi niệm chánh trí, thọ trì rồi quán tướng biến.
Đây là biến tướng, như thế mà
tác ý.
Đây có tên là chẳng ngu si.
Hỏi rằng: Giữ 10 loại hành tướng là nghĩa gì?
Đáp rằng: Vì tâm bị cột chặt.
Quán đến đi đường sá là
nghĩa gì?
- Vì khởi lên pháp lần lượt vậy. Đây
có tên
là thứ đệ pháp. Nếu người tọa thiền
nhập vào
nơi tịch tĩnh có lúc tâm loạn; lấy bất thường quán, chẳng khởi
tướng bất
tịnh. Cho nên người tọa thiền nhiếp tất cả tâm, hay quán con
đường đến đi, hay quán chỗ ngồi
thiền. Sẽ
quán biến tướng, sẽ quán 10 loại tướng thủ. Kẻ tọa thiền kia như
thế lần
lượt hiện quán. Lại liền khởi tướng. Như lấy mắt thấy. Đây nghĩa là
khởi thứ đệ pháp. Người mới ngồi
thiền đối
với tử thi nầy thành tưởng trân bảo. Như thế tâm hoan hỷ
được thọ trì. Tâm thường tu
hành, diệt
nơi các sự che đậy; thiền phần thành
khởi. Người tọa thiền kia, lìa dục rồi, liền lìa các pháp bất
thiện. Có
giác có quán, tịch tĩnh sở thành. Có hỷ lạc, vào sơ thiền
định và tướng sình trướng.
Hỏi rằng: Vì sao lấy bất tịnh hành khởi nơi sơ thiền? mà chẳng
khởi
ngoài thiền?
Đáp rằng: Việc làm nầy là chưa quán vậy. Sự thành nầy là sự cột
chặt
vậy. Thường tùy giác quán. Giác quán thường hiện tướng nầy được
khởi.
Chẳng lìa giác quán để tâm nầy được an. Cho nên sơ thiền khởi
chẳng ngoài
thiền.
Lại nói: Đây là tướng bất
tịnh về
hình sắc. Lấy chẳng phải một việc làm mà suy nghĩ, làm cho khởi
lên nơi
hành tư duy. Đây là giác quán
sự.
Chẳng thể kham nhiệm lìa nơi giác quán, là tư duy hành. Cho nên
chỉ có sơ
thiền khởi chẳng phải ngoài thiền.
Lại nói: Đây là tướng bất
tịnh
chẳng thể nhẫn nại. Đối với việc
chẳng nại,
chẳng thể đưa tâm lên. Đối với
nơi bất
tịnh, tâm do hỷ lạc vậy. Trừ giác quán phương tiện, lấy giác quán
phương
tiện lực. Lúc ấy sự tu hành do như phẫn hôi. Cho nên duy
chỉ sơ
thiền khởi,chẳng phải ngoài thiền.
Hỏi rằng: Đối với việc bất nại vì
sao khởi hỷ lạc?
Đáp rằng: Việc chẳng nại chẳng có nguyên nhơn làm khởi hỷ lạc.
Lại nữa
hỷ đoạn việc che nóng vậy. Lấy tu tâm tự tại vậy. Khởi công việc
hỷ lạc.
Như đã nói rộng phần đầu.
Hỏi rằng: Vì sao tướng ứ màu xanh? Tu gì? tướng gì? vị gì? xứ
gì? công
đức nào? Vì sao mà chấp vào
tướng nầy?
Đáp rằng: Màu ứ xanh hoặc là chết đã qua một đêm; hoặc 1 hay 3
đêm,
thành tướng xanh lè. Như màu xanh ấy do chỗ nhiễm sắc mà sanh ra.
Đây
nghĩa là tướng ứ xanh. Màu ứ xanh kia là tướng xanh. Lấy trí chơn
chánh mà
biết. Đây nghĩa là tướng ứ xanh. Tâm trụ chẳng loạn
đây nghĩa là tu. Thọ trì tướng
xanh
làm tướng. Xa lìa làm vị. Tác ý chẳng nại làm xứ và tướng sình
trướng lên
là công đức. Tu tướng nầy như trước đã
nói rõ.
Hỏi rằng: Vì sao là tướng Hội Lạn? (rửa thối) Tu cái gì? tướng
gì? vị
gì? xứ gì? công đức nào? Vì
sao mà
chấp tướng nầy?
Đáp rằng: Hội Lạn là hoặc chết một hai đêm rồi như nát chảy ra
nồng
nặc; giống như nước sữa. Thân thành mục rữa. Đây có nghĩa là Hội
Lạn. Đối
với tướng rữa thối nầy lấy chánh trí mà biết. Đây gọi là tướng mục
rữa;
tâm trụ bất loạn nghĩa là tu. Thọ trì sự mục rữa là tướng. Xa lìa
là vị.
Tác ý chẳng nại là ý. Tướng sình trướng lên là công
đức. Thủ tướng nầy như đã nói
rộng ở
trước.
Hỏi rằng: Vì sao gọi là tướng đoạn
lìa?
tu gì? tướng gì? vị gì? xứ nào? công đức
gì?
Vì sao giữ tướng nầy?
Đáp rằng: Sự chặt khúc tan ra là lấy dao kiếm đoạn cho thân thể
nầy lìa
ra. Lại nói chỗ tử thi bị chặt đứt ra. Đối với sự phân đoạn nầy là
do
chánh trí biết được. Đây gọi là phân đoạn tưởng. Tâm trụ chỗ không
loạn
gọi là tu. Tưởng đến sự chặt khúc ra làm tướng. Xa rời là vị. Tác ý
bất
tịnh làm xứ và tướng sình trướng lên là công
đức.
Hỏi rằng: Vì sao chấp tướng nầy?
Đáp rằng: Đối với 2 lỗ tai, hai ngón tay làm tưởng từng mảnh,
tạo ra
tưởng chặt từng đoạn; như thế giữ tướng nầy. Đối với một hai, bên
trên
chấp tướng không nầy. Ngoài ra như đã nói rộng phía trước.
Hỏi rằng: Tưởng về ăn là
gì? Tu gì?
tướng gì? vị gì? xứ nào? công đức gì?
Vì sao chấp giữ tướng nầy?
Đáp rằng: Việc ăn là do chim ưng, chim kênh kênh, chim thứu,
giả can,
chó sói, chồn, hổ, beo ăn tử thi ấy. Đây nghĩa là ăn xác chết. Đối
với sự
ăn kia; tướng nầy lấy chánh trí mà biết. Đây nghĩa là tưởng về ăn.
Tâm trụ
bất loạn nghĩa là tu. Lấy tưởng ăn xác chết làm tướng. Xa lìa làm
vị. Tác
ý bất tịnh làm xứ và tưởng sình trướng là công
đức. Ngoài ra như
đã nói rộng ở trước.
Hỏi rằng: Thế nào là tưởng về sự ném bỏ? Tu gì, tướng gì? vị
gì? xứ gì?
công đức nào? Vì sao lại chấp
vào
tướng nầy?
Đáp rằng: Ném bỏ nghĩa là bỏ tay chân khắp nơi. Đây nghĩa là
ném bỏ.
Đối với tưởng ném bỏ là dùng trí chơn chánh mà biết. Đây nghĩa là
tưởng về
sự ném bỏ. Tâm trụ bất loạn đấy là tu. Thọ trì về tưởng ném bỏ là
tưởng.
Xa lìa là vị. Tác ý bất tịnh là xứ. Tưởng về sình trướng là công
đức.
Vì sao lại chấp vào tướng nầy?
Tất cả phần của thân tụ lại một nơi, để yên
các phần đã cắt cách nhau 2
tấc.
Để yên rồi tác ý tưởng về sự
ném bỏ và
giữ làm tướng. Ngoài ra như đã
nói
rộng phía trước.
Hỏi rằng: Vì sao tưởng về sự ghét bỏ loài có cánh? Tu gì? tướng
gì? vị
gì? xứ gì? công đức nào? Vì
sao giữ
tướng nầy?
Đáp rằng: Vật bị giết hại kia hoặc dùng dao, hoặc dùng cung
tên. Đối
với tử thi đoạn lìa nơi nơi. Đây nghĩa là giết rồi ném những con
vật có
cánh. Đối với sự ném bỏ ấy, tưởng nầy là do chánh trí mà biết. Đây
gọi là
tưởng sự giết và ném bỏ loài có cánh. Tâm trụ chẳng loạn gọi là
tu. Thọ
trì tướng bị giết loài có cánh ấy là tướng. Xa lìa là vị. Tác ý
bất tịnh
là xứ. Và sình trướng lên là công đức.
Vì sao chấp giữ tướng nầy?
- Như phần phía trước đã
nói rộng
rồi.
Hỏi rằng: Vì sao tưởng đến huyết
đồ nhiễm?
Tu cái gì? tướng gì? vị gì? xứ gì? công
đức nào? Vì sao chấp giữ tướng
nầy?
Đáp rằng: Huyết đồ nhiễm nghĩa là chặt tay chân và thân hình ra
từng
phần và máu ra nơi thân. Đây gọi là huyết đồ nhiễm. Đối với tướng
huyết đồ
nhiễm dùng chánh trí để biết. Đây gọi là huyết đồ nhiễm tưởng. Tâm
trụ nơi
chẳng loạn gọi là tu. Lấy việc thọ trì huyết
đồ nhiễm tưởng làm tướng. Xa lìa làm vị. Tác ý bất tịnh làm
xứ.
Tưởng đến sự sình trướng lên
là công
đức. Vì sao lại phải chấp giữ
vào
tướng nầy? - Như trước đã nói
rõ.
Hỏi rằng: Vì sao lại tưởng đến trùng
xú? Tu cái gì? tướng gì? vị gì? xứ nào? và công
đức ra sao? Vì sao lại chấp
giữ tướng
nầy?
Đáp rằng: Trùng xú là các trùng sanh đầy nơi thân thể, giống
như trên
xương thịt trùng tụ lại. Đây gọi là trùng xú. Đối với trùng xú
tưởng, lấy
chánh trí mà biết được. Đây gọi là trùng xú tưởng. Tâm trụ chẳng
loạn gọi
đây là tu. Lấy thọ trì về trùng xú tưởng làm tướng. Xa lìa làm vị.
Sự tác
ý bất tịnh làm xứ. Tưởng đến sự sình
trướng lên là công đức. Vì sao
lại
phải chấp giữ lấy tướng nầy? - Như trước đã
giải rõ.
Hỏi rằng: Vì sao nghĩ đến xương
cốt. Tu
cái gì? tướng gì? vị gì? xứ gì? và công
đức nào? Tại sao chấp giữ vào
tướng
nầy?
Đáp rằng: Xương cốt có nghĩa là những ống xương tròn; hoặc máu
thịt vẫn
còn dính nơi ấy; hoặc chẳng có máu thịt mà chỉ có gân; hoặc chẳng
có máu
thịt. Đây gọi là xương cốt. Đối với việc tưởng đến xương cốt nầy,
lấy
chánh trí mà biết. Đây gọi là cốt tưởng. Tâm trụ chẳng loạn gọi là
tu. Lấy
việc thọ trì cốt tưởng làm tướng. Lấy sự xa rời làm vị. Tác ý bất
tịnh làm
nơi. Lấy tưởng về sự sình trướng lên làm công
đức. Vì sao lại chấp giữ vào tướng nầy? - Như trước
đã giải rồi.
Hỏi rằng: Vì sao đối với nơi bất
tịnh lại
tán cú?
Đáp rằng: Với người mới ngồi thiền có nhiều phiền não chẳng có
loại nào
là chẳng lấy đó để chấp tướng. Chẳng có loại nào nghĩa là như thân
nam
thân nữ; hoặc người nghiệp bất tịnh thì tướng chẳng tịnh và chẳng
nên tác
ý. Vì sao vậy? - Vì hay quán các việc; nhưng chẳng xa lìa
được. Đối với thân súc sanh, chẳng
thể khởi
tướng thanh tịnh được. Lấy một cái xương rồi khởi lên tướng
tự tại
đối với đống xương. Lại cũng như thế;
nếu
tướng bất tịnh lấy sắc để khởi. Do tất cả nhập vào chỗ
đang quán. Nếu lấy các không để khởi
nơi
người nam thì lúc đang quán,
lấy bất
tịnh khởi, lấy bất tịnh mà quán.
Hỏi rằng: Vì sao 10 bất tịnh ấy chẳng nhiều chẳng ít?
Đáp rằng: Việc mất thân nầy có 10 loại. Lại do 10 người nên
thành 10
tưởng. Có người muốn tu về sự quán tưởng sự sình trướng lên. Người
có ái
dục về sắc nên tu về tưởng đến sự ứ đọng màu xanh. Như người muốn
tu thanh
tịnh thì nên tu về tưởng hủy hoại. Ngoài ra lại cũng có thể biết.
Lại nữa
tướng bất tịnh chẳng thể được. Cho nên
tất cả bất tịnh tưởng muốn đối trị
vậy. Nếu
có người sở đắc được việc nầy thì chấp vào tướng kia. Cho
nên nói
là tất cả bất tịnh làm 10 loại tưởng bất tịnh.
Hỏi rằng: Vì sao chẳng làm cho tăng
trưởng?
Đáp rằng: Nếu người vui lìa dục, làm cho tự tánh thân tưởng. Vì
sao
vậy? - Nếu có tự tánh thân tưởng thì đối với tưởng ấy mau được xa
lìa.
Phần kia làm cho tăng trưởng rồi tưởng đến bất tịnh. Đây là tướng
của thân
được trừ. Trừ tự thân tưởng rồi, chẳng mau
được xa lìa; cho nên chẳng nên làm cho tăng
trưởng. Lại nói nếu được vô dục mà tu tâm lớn, rồi làm cho tăng
trưởng. Như A Tỳ Đàm nói: Nơi ly dục sơ thiền, chánh thọ ở
nơi sình
trướng, lại khởi lên nhiều việc như được
việc
lớn, liền nói kệ rằng:
Tỳ Kheo, Phật gia trì
Nơi rừng kia sợ hãi
Liền nên tu tưởng cốt
Làm cho đầy đất nầy
Ta biết Tỳ Kheo kia
Liền xa rời dục nhiễm.
Hỏi rằng: Vì sao niệm Phật? Tu gì? tướng gì? vị gì? xứ gì? và
công
đức như thế nào? Vì sao mà tu
hành?
Đáp rằng: Đức Phật Thế Tôn tự nhiên chẳng có Thầy mà chứng. Đối
với
việc chưa nghe pháp mà chánh giác, chánh đế thì có thể biết rằng
tất cả
được lực tự tại. Đây gọi là Phật. Khi niệm Phật, Thế Tôn, bậc
Chánh Biến
Tri thì được công đức của Đạo Bồ Đề. Niệm tùy, niệm niệm, trì
niệm, chẳng
vọng niệm, căn niệm, lực chánh niệm.
Đây
nghĩa là niệm Phật. Tâm trụ nơi chẳng loạn;
đây nghĩa là tu. Làm cho khởi
lên công
đức của Phật; ấy là tướng.
Cung kính
là vị. Tăng trưởng tín tâm là
xứ. Nếu
tu hành niệm Phật, thành được 18 công
đức.
Niềm tin tăng trưởng; niệm tăng trưởng; huệ tăng trưởng; công đức
tăng
trưởng; nhiều hoan hỷ, sâu vào khổ hạnh, lìa sự sợ hãi.
Đối với việc thọ pháp ác được sanh
xấu hổ.
Thường cùng với Thầy ở chung. Tâm vui cảnh Phật, làm việc
hướng
đến chỗ lành. Sau cùng nhuần
nhuyễn,
như nói Tu Đa La (Kinh) Bàn
Đề Lí Cú. Nếu người muốn niệm Phật.
Nơi đây
có thể cung kính như chỗ tượng Phật. Và sẽ tu hành như thế
nào?
- Đối với người mới tọa thiền đến
nơi yên
ổn nhiếp tâm bất loạn; dùng tâm bất loạn niệm danh hiệu
Đức Như Lai Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh
Biến
Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều
Ngự
Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.
Đối với điều nầy thì kẻ kia sẽ
được tất cả công đức bỉ ngạn.
Thế Tôn có nghĩa là được đời xưng
tán cho
nên có tên là Thế Tôn. Lại được
diệu
pháp cho nên gọi là Thế Tôn. Lại nữa
được cúng dường cho nên gọi là Thế Tôn.
Được đầy đủ phước đức cho nên
gọi là
Thế Tôn. Vị chủ tể của Đạo Pháp nên
gọi là Thế Tôn. Do những nguyên nhơn nầy mà gọi là Thế Tôn.
Từ cái nguyên nhơn kia thọ của cúng dường gọi là A La Hán. Diệt
phiền
não oán nên có tên là A La Hán. Đoạn lìa
bánh xe sanh tử; nên gọi là A La Hán.
Chánh Biến Tri nghĩa là tất cả các hạnh
đều rõ cũng như tất cả các pháp; nên gọi là Chánh Biến
Giác. Lại có
tên là giết vô minh; nên có tên là Chánh Biến Giác, mà
Độc Giác Vô Thượng Bồ Đề; nên
gọi là
Chánh Biến Giác.
Minh Hạnh Túc có nghĩa là kẻ biết rõ Tam Minh.
Đó là túc, mệnh, trí minh.
Đó là trí rõ biết sanh tử của
chúng
sanh. Rõ biết trí lậu tận. Đức Thế
Tôn đủ
túc, mệnh, trí minh, đoạn dứt quá khứ vô minh và sáng rõ
sanh tử
của chúng sanh, đoạn giết vị lai vô
minh. Dùng
trí sáng lậu tận đoạn trừ vô minh
trong hiện
tại. Lại cũng đoạn trừ những vô minh trong quá khứ vậy. Dùng
tất cả
hạnh của tất cả pháp quá khứ. Thế Tôn ưng niệm, liền hiện.
Đã đoạn
trừ vị lai vô minh; nên tất cả hạnh của tất cả pháp vị lai.
Thế Tôn
ưng niệm liền hiện, để đoạn diệt hiện
tại vô
minh vậy; dùng tất cả hạnh, tất cả pháp hiện tại, Thế Tôn
ưng niệm
liền hiện. Hành có nghĩa là giới định
huệ đầy
đủ. Giới đây nghĩa là tất cả nơi pháp lành. Cho nên nói là
Minh
Hạnh. Túc có nghĩa là tất cả thần thông; nên gọi tên là Minh Hạnh
Túc. Cụ
có nghĩa là tất cả Định. Đối với Thế
Tôn dùng
tất cả trí lấy 3 Minh, dùng hành để
được Đại
Từ Bi, mà việc làm ấy lợi lạc cho thế gian, minh
đắc tự tại. Dùng trí tuệ
để luận đạo thì chẳng có người
nào có
thể thắng. Diệt trừ những phiền não, lấy thanh tịnh chánh hạnh,
dùng Minh
Hạnh Túc thành con mắt thế gian. Chỗ nhiêu ích hay không nhiêu ích
(lợi
lạc) làm cho đầy đủ, làm chỗ
nương tựa
cho thế gian. Làm việc cứu hộ sự sợ hãi. Lấy Minh giải thoát
đối với đệ nhứt nghĩa lại được thông
đạt; lấy
việc làm để tế độ, làm
nghĩa
của thế gian. Đối với tất cả việc, tự
nhiên
chẳng có Thầy. Chỗ làm bình đẳng được
vô
thượng tịch tĩnh; lấy Minh Hạnh Túc, Thế Tôn thành tựu.
Đây nghĩa là Minh Hạnh
đầy đủ.
Thiện Thệ nghĩa là đến con đường lành;
nên gọi là Thiện Thệ. Lại chẳng hề đến
nơi
cảnh giới đề hồ (giải thoát) mà Vô Vi Niết Bàn; nên gọi là
Thiện
Thệ. Lại nói chẳng điên đảo
pháp; nên
gọi là Thiện Thệ. Lại nói pháp chẳng đua đòi; cho nên gọi là Thiện
Thệ.
Lại nói pháp chẳng lo lắng; nên có tên là Thiện Thệ. Lại nói pháp
chẳng
nhiều chẳng ít; cho nên nói là Thiện Thệ.
Thế Gian Giải nghĩa là Thế Gian có 2 loại. Nghĩa là chúng sanh
thế gian
và hạnh thế gian. Đức Thế Tôn dùng
tất
cả hạnh biết chúng sanh trong thế gian, biết
được tất cả nhiều loại dục lạc của chúng sanh, dùng căn
sai biệt, dùng túc mệnh, thiên nhãn, từ quá khứ
đến, lấy sự hòa hợp mà thành
tựu. Dùng
nhiều loại có thể giáo hóa, dùng nhiều loại sâu xa hoặc chẳng sâu,
dùng
những loại sanh, dùng những cõi, những đất để
trồng các loại nghiệp, dùng các loại phiền não, lấy nhiều
loại quả
báo; lấy nhiều loại thiện ác, dùng nhiều loại trói, mở. Như thế
các việc
làm mà Đức Thế Tôn đều biết chúng
sanh trong
thế gian. Lại nói Hành Thế Gian nghĩa là
Đức Thế Tôn lại cũng biết tất cả
nghiệp về
thiện, bất thiện, vô ký. Lấy những loại ấm, lấy các giới, lấy các
nhập, dùng
trí tuệ để rõ biết. Lấy vô
thường,
khổ, vô ngã; lấy sanh chẳng sanh, như thế những việc làm
Đức Thế Tôn đều biết những việc làm
ở
thế gian. Đây gọi là Thế Gian
giải.
Vô Thượng nghĩa là trong thế gian không có gì trên.
Đây nghĩa là Vô Thượng. Lại
nữa chẳng
có ai có thể sánh được. Lại cũng có
nghĩa là
tối thắng chẳng thể so sánh. Lại chẳng thể qua khỏi nên gọi là Vô
Thượng.
Điều Ngự Trượng Phu có nghĩa là gồm có 3 loại người; hoặc nghe
pháp
được ngộ; hoặc nói nhơn duyên; hoặc nói túc mệnh: Đức Thế Tôn ngự
nơi 8
con đường giải thoát để điều ngự chúng sanh; nên gọi là Điều Ngự
Trượng
Phu.
Thiên Nhơn Sư nghĩa là Đức Thế Tôn
hay độ
cho Trời, Người. Từ nơi sanh, già, chết sợ hãi rừng vườn
ấy; nên
gọi là Thiên Nhơn Sư. Lại nữa chỉ dạy con
đường tư duy nên có tên là Thiên Nhơn Sư. Như thế
đây là cửa ngõ
đây là việc làm; nên niệm
đến Như Lai.
Lại nữa như Đức Bổn Sư dạy lấy 4
loại việc
làm tu niệm Đức Thế Tôn. Do từ
xưa
nhơn duyên đã khởi nên
tự thân
mà được thắng pháp, mà làm cho
thế
gian được lợi lạc. Từ sở nguyện lúc
ban đầu
cho đến sau cùng, sanh ra trong đời
nầy, từ xa xưa kia trải qua 20 A Tăng Kỳ Kiếp, một trăm, ngàn,
ức
quán sát căn tánh phàm phu,
niệm chỗ căn
tánh. Đầu tiên tâm yêu thương thế gian, ta
đã được
giải thoát; nên làm cho kia được
giải
thoát. Ta đã được điều phục; nên
sẽ làm cho kia được điều phục. Ta đã
được an; nên sẽ làm cho kia
an. Ta sẽ
được vào Niết Bàn; nên sẽ làm
cho kia
được vào Niết Bàn. Thí giới,
xuất nhẫn
đế, thọ trì, từ xả, tinh tấn,
trí huệ
đều làm cho
đầy đủ mà
được Bồ Đề. Thế Tôn lúc còn làm Bồ Tát nói về nhơn duyên
đời trước đã làm thân con thỏ,
thường
hay bố thí, hay làm cho giữ gìn; hoặc sanh làm Ma Cù Tần
Đà; hoặc hay niệm xuất ly,
sanh nhẫn
nhục; hay nhớ đến nhẫn, sanh vào
chỗ
sáng; hay nhớ đến lời nói thật; hay
nhớ đến
lần sanh vào chỗ câm; hay nhớ nghĩ đến
việc thọ trì; hay nhớ nghĩ đến
Đế
Thích từ bi; hay nhớ đến xả bỏ lông; hay nhớ đến người buôn bán
chân
chánh; hay nhớ đến lúc sanh làm nai; hay nhớ
đến lúc sanh cõi Trường Thọ;
đều do lời Phật mà nhớ
đến voi trắng 6 ngà cung kính
Tiên
nhơn. Nhớ đến lúc sanh làm
ngựa trắng
đi đến nước La Sát để độ cho chúng
sanh. Lúc
sanh làm hươu để giữ gìn
thọ
mạng kia và xả thọ mạng của chính mình. Nhớ lại lúc sanh làm khỉ
làm cho
được giải thoát chỗ khổ lớn. Lại nhớ
lúc sanh
làm khỉ, thấy người bị rơi vào hầm liền dùng lòng từ
để cứu ra khỏi. Làm tổ trên
gốc cây
để cúng dường. Kẻ kia vì thích
thịt;
nên đã tự chặt
đầu và lấy lòng từ bi
để thuyết pháp để đi con đường lành.
Như thế mà các cửa nguyện. Nhớ lại những công
đức của Đức Thế Tôn.
Vì sao mà nhớ lại công đức tự bỏ
thân của
Thế Tôn được?
Đức Thế Tôn có những kiếp sống trước đầy đủ như thế mà lúc còn
nhỏ đã
dứt hết tất cả chỗ đắm trước; đoạn lìa chỗ dính mắc của vợ con,
cha mẹ
thân tộc rồi bỏ điều khó bỏ, bỏ sự liên hệ, đến nơi vắng lặng muốn
cầu vô
vi Niết Bàn tịch tĩnh và tịch diệt tại nước Ma Kiệt (Già)
Đà. Qua khỏi sông Ni Liên
Thiền; ngồi
dưới gốc cây Bồ Đề, hàng phục
ma vương
và các binh ma. Đầu đêm tự nhớ
về
đời trước. Giữa đêm chứng
được thiên nhãn và cuối
đêm rõ khổ,
đoạn tập, chứng được cảnh giới đề hồ
(giải
thoát). Tu hành Bát Chánh Đạo;
rồi
chứng lậu tận được Bồ Đề Giác. Từ đó đối với thế gian ra khỏi tự
thân, trụ
ở đệ nhất nơi cảnh giới thanh tịnh lậu tận. Như thế những việc làm
của Đức Thế Tôn là những công
đức đã mang tự thân ra khỏi
chỗ kia.
Vì sao mà nhớ đến Đức Thế Tôn được
thắng
pháp công đức?
Như thế Đức Thế Tôn có giải thoát và
tâm giải thoát mà Như Lai có Thập Lực, dùng 14 Phật trí huệ, lấy
18 Phật
Pháp. Cùng với đây chẳng phải một
pháp thiền
mà thành tựu tự tại đến bờ
kia.
Nghĩ đến vì sao mà
Đức Thế Tôn thành tựu
được Thập Lực?
Như Lai biết rằng đây là
xứ,
đây là phi xứ, như thật mà
biết. Như
Lai biết quá khứ, vị lai, hiện tại và nhơn duyên của nghiệp lành.
Lấy giới
làm nhơn và quả báo cũng biết rõ như thật. Như Lai biết tất cả
nơi,
đầy đủ như thật mà biết. Như
Lai chẳng
phải biết chỉ một giới mà nhiều loại giới. Thế gian như thật mà
biết. Như
Lai biết nhiều loại dục lạc của chúng sanh. Như thật mà biết. Như
Lai biết
nhiều căn tánh của chúng sanh. Như
thật mà
biết. Như Lai biết Thiền, giải thoát, định,
chánh thọ, có phiền não, không phiền não. Như Thật mà biết.
Như Lai
biết đời trước với cái biết như thật.
Như Lai
biết sự sanh tử của chúng sanh với cái biết như thật. Như Lai biết
lậu tận
với cái biết như thật.
Đây là Thập Lực mà Thế Tôn thành tựu.
Vì sao Đức Thế Tôn thành
tựu 14
Phật Trí Huệ?
Đó là biết về khổ. Biết về tập. Biết về diệt. Biết về đạo. Biết
về ý
nghĩa biện tài. Biết về pháp biện tài. Biết về từ biện tài. Biết
về vui
nói biện tài. Biết về các căn. Biết về chúng sanh bị dục lạc phiền
não sai
sử. Biết về song biến. Biết về đại từ bi
định. Biết về tất cả. Biết về chẳng chướng ngại.
Đây là 14 trí mà Thế Tôn thành tựu.
Vì sao Đức Thế Tôn thành
tựu 18
pháp?
Đó là đối với quá khứ, trí Phật không chướng ngại. Đối với vị
lai, trí
Phật không chướng ngại. Đối với hiện tại, trí Phật không chướng
ngại. Tùy
nơi mà Phật rõ sự biến khởi của thân nghiệp. Tùy nơi mà Phật rõ
biến khởi
của khẩu nghiệp. Tùy nơi mà Phật rõ biến khởi của ý nghiệp.
Đây là 6 pháp Thế Tôn thành
tựu.
Dục chẳng thoái, tinh tiến chẳng thoái, niệm chẳng thoái,
định chẳng thoái, huệ chẳng thoái,
giải thoát
chẳng thoái. Đây là 12 pháp mà Thế Tôn thành tựu.
Chẳng có việc nghi, không có việc lừa dối Thầy, không có việc
bất minh,
chẳng có việc gấp, chẳng có nơi che khuất, chẳng có chẳng quán xả,
chẳng
có việc và người nghi, chẳng có uy nghi làm việc xảo quyệt, kẻ
gian dối
việc với Thầy. Chẳng gấp rút xa rời oai nghi. Kẻ chẳng phải chẳng
phân
minh, dùng trí chẳng phải chẳng xúc. Kẻ không việc gấp, không có
oai nghi
mà việc gấp. Kẻ chẳng bị che, tâm làm mà chẳng có hay chẳng biết.
Kẻ chẳng
phải chẳng quán xả là chẳng có chẳng biết xả.
Đây là 18 Phật Pháp mà Thế Tôn thành tựu.
Lại nữa Đức Thế Tôn dùng Tứ
Vô úy;
Tứ Niệm xứ; Tứ Chánh Cần; Tứ như ý túc; Ngũ căn,
Ngũ lực; Lục thần thông; Thất Bồ đề phần; Bát Thánh Đạo phần; Bát
trừ
nhập; Bát giải thoát; Cửu thứ đệ định; Thập thánh cư chỉ; Mười lậu
tận
lực. Ngoài ra chẳng có một pháp lành nào mà Thế Tôn không
thành tựu
đến bờ bên kia một cách tự
tại. Như
thế đây là cửa ngõ,
đây là việc làm mà nên nhớ
nghĩ
đến Thế Tôn để được những thắng pháp
công
đức.
Vì sao lại nhớ đến công đức làm
lợi
lạc thế gian của Đức Thế Tôn?
Đức Thế Tôn thành tựu tất cả việc làm, đến bờ bên kia tất cả
công đức.
Vì lòng từ bi đối với chúng sanh mà lần đầu tiên chuyển pháp luân ở
nơi
thế gian khó thể chuyển nầy. Dùng mật hộ chẳng trong chẳng ngoài
để khai
mở cửa đề hồ (nhu nhuyến, giải thoát), đã làm cho vô lượng trời
người cũng
như đối với quả Sa Môn có vô lượng
chúng sanh
được phần công đức; hay làm cho công
đức đầy đủ. Dùng 3 loại thay đổi.
Đó là
thân biến, thuyết biến và giáo biến. Làm cho thế gian tin tưởng,
hàng phục
tà kiến và các Thầy bói tướng. Với con đường
ác liền mở cửa lành; qua được
cảnh
trời được quả giải thoát. Làm an ổn Thanh Văn
ở nơi pháp Thanh Văn, rồi chế ra các giới rồi nói Ba La Đề Mộc
Xoa; rồi
được thắng lợi dưỡng, được Phật thắng pháp, rồi được tự tại trải
khắp thế
gian. Tất cả chúng sanh cung kính tôn trọng, cho đến trời người
tất cả đều
nghe biết. An trụ bất động, từ bi thế gian làm cho thế gian
được lợi lạc. Đức Thế Tôn đã
làm như
cửa nầy việc nầy vậy.
Lại hay nhớ nghĩ đến những việc làm
của Thế Tôn, vì lợi lạc thế gian là công đức,
mà kẻ ngồi thiền kia lấy cửa nầy và việc làm nầy và công
đức nầy là do hiện nhớ nghĩ
đến Như Lai. Tâm nầy thành chỗ
tin
tưởng, mà lòng tin tự tại và lấy niệm tự tại thì tâm thường chẳng
loạn.
Nếu tâm chẳng loạn thì diệt được một
phần
thiền bị che khuất, khởi lên bên trong hành thiền sẽ thành
trụ (ở
yên).
Hỏi rằng: Vì sao niệm Phật khởi lên việc làm bên trong lại
chẳng an?
Phật công đức là
đối với nghĩa đệ nhứt sâu biết hành
xứ. Việc nghĩa đệ nhứt đối với chỗ
sâu rõ
biết việc làm. Tâm chẳng được an, vì
vi tế vậy. Lại nữa việc nhớ nghĩ ấy chẳng phải một công
đức. Nếu người tọa thiền nhớ lại
chẳng phải
một công đức thì tâm có nhiều loại duyên vào, tác ý cùng
khởi lên,
tâm thành chẳng an. Đây là
tướng mà
tất cả ngoại hành hành xứ.
Hỏi rằng: Nếu niệm chẳng một công đức
thì
tâm tức chẳng phải một. Ngoại hành thiền chẳng thể thành. Nếu
chuyên nhứt
tâm, ngoại hành thiền sẽ ở yên?
Đáp rằng: Nếu như niệm công đức của Như Lai và niệm Phật thành
một tâm
thì chẳng sai. Lại nói đây là niệm Phật tứ thiền lại khởi.
Hỏi rằng: Vì sao niệm Pháp? Tu cái gì? tướng gì? vị gì? xứ gì?
Vì sao
mà tu hành?
Đáp rằng: Pháp nghĩa là Niết Bàn và tu hành là để đến Niết Bàn.
Sao gọi là Nê Hoàn (Niết Bàn)?
Diệt tất cả các việc làm, ra khỏi tất cả những phiền não, diệt
ái,
chẳng nhiễm, tịch tĩnh. Đây có nghĩa là
Nê Hoàn.
Vì sao tu hành để đến Niết Bàn?
Nghĩa là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn,
Ngũ Lực; Thất Giác Chi; Bát Thánh Đạo Phần. Đây gọi là sự
tu hành
để đến Niết Bàn. Niệm Pháp lìa
khỏi
công đức và
được công đức. Niệm kia, tùy
niệm
chánh niệm. Đây gọi là niệm
Pháp. Tâm
kia trụ nơi bất loạn đây nghĩa là
tu.
Lấy khởi công đức pháp làm
tướng. Chọn
pháp làm vị. Giải nghĩa làm xứ. Niệm Phật làm công
đức v.v...
Kẻ nào tu vậy?
Người mới ngồi thiền nhập tịch tĩnh, ngồi nhiếp tất cả tâm,
dùng tâm
bất loạn niệm pháp, lành nói pháp Thế Tôn. Hiện chứng không phân
biệt, lại
thấy chẳng có phân biệt, lại thấy việc tương ưng. Người trí huệ
hiện chứng
có thể rõ biết. Kẻ lành nói pháp của Thế Tôn là lìa lưỡng biên;
cho nên
gọi là lành nói. Chẳng khác cho nên gọi là lành nói. Chẳng ngoa
với 3 loại
thiện; cho nên nói là lành nói. Đầy
thanh
tịnh cho nên nói là lành nói. Làm cho hiện Niết Bàn và tu
hành
đến Niết Bàn cho nên gọi là
lành nói.
Kẻ hiện chứng là lần lượt được đạo
quả nên
gọi tên là hiện chứng. Tác chứng Niết Bàn và
đạo quả; nên gọi là hiện chứng. Vô thời tiết nghĩa là chẳng
khác
thời, được quả; nên gọi là
hiện chứng.
Lai kiến nghĩa là: Anh đến nơi tôi,
ta dùng
tánh pháp thật lành để chỉ cho kia.
Đây gọi là
lai kiến. Thừa tương ưng nghĩa là nếu người thọ sự hàng phục, rồi
nhập vào
cảnh giới giải thoát; nên gọi tên là thừa tương ưng. Hướng Sa Môn
quả gọi
là thừa tương ưng. Người trí huệ hiện chứng có thể biết. Nếu người
thọ sự
hàng phục, chẳng thọ sự chỉ dạy kia, khởi lên diệt trí, vô sanh
trí, giải
thoát trí. Đây có tên là trí
huệ hiện
chứng. Ngoài việc làm ấy nên niệm Pháp. Đây
chính là cửa ngõ của mắt, trí tuệ; sự an lạc và vào cửa
giải thoát.
Đây chính là sự xuất ly, là
phương
tiện; cho đến diệt, cho đến Niết Bàn.
Chẳng có đọa lạc đó là giải
thoát. Vô
vi tịch diệt, vi diệu, chẳng phải tướng chỗ làm của Thầy.
Đây là người trí diệu nên
biết. Tế
độ qua bờ kia là chính chỗ
nương nhờ.
Kẻ tọa thiền kia lấy cửa nầy, lấy việc làm nầy, công
đức nầy hiện niệm nơi pháp để tâm nầy
thành
thục tin sâu. Do sự tín niệm nầy mà tâm trụ chẳng loạn. Lấy tâm
bất loạn
diệt các sự che khuất, thiền phần được
khởi;
ngoại hành thiền thành trụ, như ban
đầu đã nói rõ.
Hỏi rằng: Niệm Tăng là thế
nào?
Tướng gì? vị gì? xứ gì? công đức nào?
Vì sao mà tu?
Đáp rằng: Tăng là sự hòa hợp của Thánh Nhơn. Đây nghĩa là Tăng.
Hiện
niệm tăng, tu hành công đức. Niệm kia tùy việc chánh niệm. Đây gọi
là niệm
Tăng. Niệm kia trụ chẳng loạn, gọi đây là tu. Làm cho khởi công
đức tăng
làm tướng. Tâm cung kính làm vị. Hoan hỷ hòa hợp công
đức làm xứ. Cùng với công
đức niệm Phật vậy.
Vì sao phải tu?
Kẻ mới ngồi thiền nhập tịch tĩnh, ngồi nhiếp tất cả tâm, bất
loạn tâm
niệm tưởng, lành hay tu hành. Thế Tôn, Sa Môn chúng tùy theo
đó làm lành. Thế Tôn , Sa Môn
chúng
tùy theo đó mà như pháp. Thế
Tôn Thánh
Chúng tùy theo đó mà hòa hợp.
Thế Tôn
Thánh Chúng - gọi đây là tứ
song bát
bối. Thế Tôn, Sa Môn chúng thật có thể cung kính cúng dường. Thật
hay chắp
tay, là phước điền vô thượng của thế
gian, là
chỗ lành tu hành. Thế Tôn, Sa Môn chúng tùy theo việc lành nầy mà
thuyết
pháp. Đây gọi là tu hành tùy
theo và
làm lợi lạc cho mình cũng như cho kia. Gọi
đây là tu hành tùy tòng. Cho đến
đầy
đủ như vậy; gọi là tu hành tùy tòng. Chẳng oán,
đầy đủ vậy. Gọi đây là tu hành
tùy
tòng. Lìa nhị biên, đầy đủ vậy. Đây
gọi là
tu hành tùy tòng. Lìa huyễn ảo nên gọi là việc lành. Lìa thân,
miệng tà
khúc ác; nên gọi là thật lành. Tùy tòng như là Bát Chánh
Đạo. Sự tùy theo kia gọi là
tùy tòng.
Lại nữa cũng gọi là Nê Hoàn và tùy theo kia mà
được Nê Hoàn nên như thế mà tu
hành.
Đức Thế Tôn đã nói về Tứ Thánh
Đế. Tùy theo như trí; nên gọi
là như
tu hành. Tùy tòng hòa hợp nghĩa là tùy tòng Sa Môn hòa hợp
đầy đủ; nên gọi tên là tùy
tòng hòa
hợp. Nếu như thế tùy tòng tạo việc hòa hợp.
Tứ Song Bát Bối nghĩa là trụ ở con đường
Tu Đà Hoàn và trụ ở quả nầy nên gọi là một
đôi. Trụ ở Tư Đà Hàm và trụ ở
quả nầy;
nên gọi là một đôi. Trụ ở A Na Hàm
và
trụ ở quả nầy; nên làm một đôi. Trụ ở
A La
Hán và trụ ở quả nầy; nên làm một đôi.
Đây gọi là Tứ Song (bốn đôi).
Trụ ở
con đường kia và trụ ở quả nầy; nên gọi là bốn
đôi.
Tám bối nghĩa là 4 hướng đến 4
quả. Đây
gọi là bát bối (tám bực).
Sa Môn có nghĩa là từ việc nghe mà thành tựu; cho nên gọi là Sa
Môn. Tăng
được gọi là Thánh hòa hợp chúng. Có thể thỉnh, có thể cúng
dường,
có thể bố thí, có thể cung kính. Đây là
phước điền vô thượng của thế gian. Có
thể
thỉnh có nghĩa là thọ việc thỉnh nên gọi là có thể thỉnh.
Có thể
cúng dường nghĩa là đối với các việc
cúng thí
thành quả lớn hay thọ cúng dường. Có thể thí nghĩa là
đối với các việc bố thí có thể được
quả báo
lớn. Có thể cung kính nghĩa là người thọ sự cung kính; nên
gọi là
có thể cung kính. Vô thượng có nghĩa là công
đức tối đa; nên gọi là vô thượng. Thế gian phước
điền nghĩa là công
đức của chúng sanh; nên gọi là
thế
gian phước điền. Ngoài ra
những việc
nhớ nghĩ đến chúng sanh như thế hơn
các việc
chơn thật; nên gọi đây là
giải
thoát. Giới đầy đủ, định đầy đủ, huệ
đầy đủ,
giải thoát đầy đủ, giải thoát tri kiến đầy đủ thì với người
tọa
thiền kia, lấy cửa ngõ nầy và công việc làm nầy
để nhớ nghĩ đến các công đức; như thế
hiện
niệm các công đức vậy. Tâm do lòng tin mà thành.
Đối với lòng tin niệm, tâm
thành ấy
chẳng loạn. Khi tâm chẳng loạn thì có thể diệt
được các sự che đậy nơi thiền. Một
phần khởi
ngoại thiền thành ở yên, như ban đầu đã
nói rõ.
Hỏi rằng: Vì sao niệm giới? Tu cái gì? tướng nào? vị gì? xứ gì?
và có
công đức như thế nào? Vì sao
phải tu
hành?
Đáp rằng: Lấy công đức niệm thanh tịnh giới. Niệm kia tùy niệm,
chánh
niệm và gọi đây là niệm giới. Niệm giới trụ chẳng loạn, đây gọi là
tu. Làm
cho khởi lên giới công đức lấy đó làm tướng. Thấy quá lo sợ lấy
làm vị.
Hoan hỷ vô quá lạc lấy làm xứ. Nếu người tu hành niệm giới, thành
được 13 công đức. Thành
được những việc như tôn trọng Sư
trưởng,
trọng giáo pháp, trọng Tăng, trọng học giới, trọng việc cúng dường
và
trọng việc chẳng buông lung. Đối với
việc lo
sợ nhỏ nhoi cũng thường hay thấy lo sợ: gìn giữ cho chính
mình và
cũng gìn giữ cho người khác nữa. Từ đời
nầy
lo sợ việc giải thoát, cho đến đời khác cũng lo ngại việc giải
thoát.
Nhiều hoan hỷ dễ thương với tất cả công đức của giới. Đây có nghĩa
là
công đức của việc niệm giới.
Kẻ tu hành như thế nào?
Người mới ngồi thiền khi nhập vào tịch tĩnh, ngồi nhiếp tất cả
tâm,
niệm tâm bất loạn; giới ở tự thân chẳng lệch, chẳng thủng, chẳng
nhơ,
chẳng bẩn, chẳng tạp. Tự tại trí huệ được
xưng tán. Chẳng chỗ gặp, làm cho khởi lên
định. Nếu chẳng lệch tức chẳng thủng;
nếu
chẳng thủng tức chẳng nhơ. Như thế tất cả có thể biết. Lại nữa nếu
lậu
thanh tịnh giới thì thiện pháp sẽ trụ xứ vậy. Gọi
đây là chẳng lệch, chẳng
thủng. Tạo
tánh xưng tán nên gọi là chẳng nhơ, chẳng bẩn. Lấy
đoạn ái nên gọi là tự tại. Vui
chỗ
Thánh nên gọi là không có lo lắng. Ca ngợi trí tuệ là lìa giới
trộm cướp.
Cho nên gọi là vô sở xúc. Thành chỗ chẳng lùi nên làm cho
định khởi. Ngoài ra còn làm
việc niệm
giới; nên gọi tên là giới. Đây là
niềm
vui chẳng lo sợ. Đây là tánh
quý hóa;
đây là tài vật tự tại. Như
trước
đã nói về giới công
đức, như thế nói rộng ra có thể rõ.
Đối với người tọa thiền kia, đây là
cửa ngõ, đây là những hành
đối với các công đức. Hiện niệm giới
do lòng
tin mà niệm nên tâm bất loạn. Lấy tâm bất loạn nầy
để diệt các sự che khuất. Thiền từng
phần thành
tựu khởi lên, thiền ngoại hành thành trụ. Như trước
đã nói rộng.
Hỏi rằng: Vì sao niệm thí? Tu cái gì? tướng gì? vị gì? xứ nào?
và công
đức ra sao? Vì sao phải tu?
Đáp rằng: Thí có nghĩa là vì lợi lạc cho kẻ khác vậy. Làm vui
lợi lạc
cho người khác, làm cho người khác được xả bỏ tài vật của riêng
mình. Đây
gọi là thí. Dùng niệm thí công đức hiện ra niệm xả. Niệm kia tùy
niệm,
chánh niệm. Đây gọi là niệm thí. Niệm kia ở chỗ chẳng loạn; nên
gọi là tu.
Làm cho khởi lên thí công đức làm
tướng. Chẳng phải súc sanh làm vị. Chẳng keo kiệt làm xứ. Nếu
người tu
hành theo niệm thí thì thành tựu được
10 công
đức. Như thế việc bố thí đem đến niềm vui, không keo kiệt, không
có ý tham
lam. Vì nhiều người niệm thiện và giữ ý kia.
Đối với mọi việc chẳng lo; nhiều hoan
hỷ và
tâm từ bi. Hướng đến con đường lành,
con đường giác ngộ.
Vì sao phải tu hành?
Đối với kẻ mới ngồi thiền vào chỗ yên lặng, ngồi nhiếp tất cả
tâm, tâm
chẳng loạn, tự niệm đến thí. Nhờ chỗ xả bỏ đồ vật mà ta có lợi, ta
có được
thiện lợi. Người đời vì keo kiệt mà tiến thoái không được. Ta trụ
tâm nơi
chẳng keo kiệt. Ta thường hay thí và thường hay vui việc làm bố
thí.
Thường hay cung cấp, thường hay chia xẻ. Đối
với người ngồi thiền kia, đây là cửa ngõ,
đây là việc làm và
đây là công
đức. Hiện niệm thí mà tâm kia
thành
chỗ tin tưởng. Do chỗ lòng tin mà cũng do niệm nầy vậy. Tâm chẳng
loạn
động. Dùng tâm chẳng loạn ấy
diệt các
sự che khuất. Thiền từng phần sẽ khởi lên; ngoại hành thiền sẽ
trụ. Ngoài
ra như ban đầu ta đã nói rõ
rồi.
Hỏi rằng: Vì sao niệm Thiên? Tu cái gì? tướng gì? vị gì? xứ
nào? và
công đức ra sao? Vì sao phải
tu hành?
Đáp rằng: Nương vào chỗ sanh Thiên công đức; nên niệm công đức
của tự
thân. Niệm kia tùy niệm, chánh niệm. Đây gọi là niệm Thiên. Niệm
kia trụ
chẳng loạn, gọi là tu. Làm cho khởi lên nơi tự thân công đức cõi
Thiên và
các công đức ấy lấy làm tướng. Đối với công
đức ấy ái kính làm vị. Tín công đức
quả làm xứ. Nếu kẻ tu hành niệm Thiên thì
được 8 công đức. Như thế người kia 5
pháp
được tăng trưởng. Cho nên tin giới, nghe thí huệ, thành
trời người
chỗ niệm ái kính. Việc bố thí nói được
công
đức quả báo, đại hoan hỷ, dũng dược, tự trọng thân nầy và
được trời người tôn quý. Niệm giới
niệm thí vào
trong nầy, hướng đến con đường lành
và
hướng đến chỗ giải thoát.
Vì sao phải tu hành?
Kẻ mới ngồi thiền nhập vào chỗ tịch tĩnh, nhiếp tất cả tâm.
Dùng tâm
chẳng loạn ấy để niệm Thiên và
có 4
Thiên Vương, có 33 cõi trời. Đó là
cõi
trời Diệm Ma, cõi trời Đẩu Suất; cõi
trời Hóa Lạc và cõi trời Tha Hóa Tự Tại Thiên. Có Phạm thân Thiên,
có
Thiên hướng sanh. Lấy lòng tin để thành
tựu ở các cõi trời. Từ đây sanh, kia,
ta lại
cũng có niềm tin như thế. Giới như thế, nghe như thế, thí như thế và
huệ như thế, thành tựu các cõi trời kia. Từ
đây sinh kia, ta lại cũng có trí huệ như thế, đương niệm thân nầy,
sẽ nghĩ
về chư thiên, tin ở giới, văn,
thí,
huệ. Với người tọa thiền kia cửa nầy và việc làm nầy là
công
đức để hiện thời niệm thiên.
Tâm kia
thành tín là do tín, do niệm. Tâm trở thành chẳng loạn. Lấy tâm
chẳng loạn
ấy để diệt các sự che khuất. Thiền
từng phần
khởi lên và thiền ngoại hành thành trụ.
Hỏi rằng: Niệm Thiên có công đức
như thế nào?
mà chẳng phải niệm công đức của
người?
Đáp rằng: Chư thiên công đức tối diệu, sanh vào chỗ tối diệu,
thành ra
tâm diệu xứ. Đối với chỗ vi diệu tu hành diệu dụng. Cho nên niệm
thiên có
công đức mà chẳng phải niệm công đức của con người. Ngoài ra như
trước đã
nói rộng rồi.
Luận Về Con Đường
Giải
Thoát
Hết quyển thứ 6
-ooOoo-