- Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo
- Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
1
TÔN GIÁO NÀY LÀ GÌ?
Hòa Thượng Tiến Sĩ K Sri Dhammananda
Mỗi người phải có một tôn giáo, nhất là người quan tâm đến năng lực trí tuệ. Người không tuân theo những nguyên tắc đạo lý trở nên nguy hiểm cho xã hội. Chắc chắn những nhà khoa học và tâm lý học trong khi mở rộng chân trời trí thức, họ vẫn không thể cho chúng ta biết mục đích cuộc đời, điều mà chỉ có tôn giáo có thể làm được.
Con người phải chọn một tôn giáo hữu lý và có ý nghĩa theo nhận thức của mình mà không lệ thuộc chỉ về niềm tin, truyền thống, tập tục và lý thuyết. Không ai có quyền bắt người khác chấp nhận một tôn giáo. Không nên lợi dụng nghèò khổ, mù chữ hay dùng những xúc cảm để quyến rũ người ta chấp nhận một tôn giáo. Lựa chọn tôn giáo phải hoàn toàn tự do.
Con người phải được hoàn toàn tự do lựa chọn tôn giáo tùy theo sự ưa thích và khả năng trí thức của mình. Mù quáng theo một tôn giáo mà không có sự hiểu biết làm mất giá trị tinh thần của tôn giáo đó và tín đồ cũng mất phẩm giá con người. Con người có trí thông minh và ý thức phân biệt cái đúng và cái sai. Họ có thể thích nghi theo hoàn cảnh. Vì thế họ nên chọn một tôn giáo phù hợp vói họ, một tôn giáo đáp ứng trí thông minh con người. Họ phải được hướng dẫn thích hợp và được quyền quyết định tự do mà không có sự ép buộc nào.
Con Ðường Trung Ðạo
Tôn giáo được giới thiệu ở đây là một hệ thống giáo dục thiết thực và văn hóa tinh thần được khám phá ra cho thế gian cách đây chừng 25 thế kỷ bởi một Vị Ðạo Sư hoàn toàn giác ngộ và từ bi. Tôn Giáo này cũng được gọi là "Trung-Ðạo, một con đường chánh đáng của đời sống, một hệ thống triết lý-đạo đức, một tôn giáo của tự do và lý trí. " Tôn giáo này dạy chúng ta ba điều chính: "Tránh xa điều xấu, làm việc thiện và thanh tịnh tâm trí"
Thông điệp này rất đơn giản, có ý nghĩa có thể thực thi được, nhưng ta chứng nghiệm khó khăn lúc mang ra thực hành vì nhược điểm cố hữu của con người. Hạnh kiểm của con người đóng một phần quan trọng nhất trong tôn giáo này. Vị Ðại Ðạo Sư này có lần nói: "Giáo Lý của ta không phải là đến để tin suông, mà đến để thấy và thực hành". Giáo lý ấy khuyến khích ta nghiên cứu kỹ lưỡng những lời dạy, tự do phán xét để quyết định có nên chấp nhận hay không chấp nhận giáo lý ấy. Không ai đòi hỏi ta đến để theo tôn giáo này mà trước nhất không có sự hiểu biết vể giáo lý ấy.
Những nghi thức và nghi lễ phù phiếm không có chân giá trị và nghĩa lý. Không có niềm tin và thực hành dị đoan hay một thuyết trong tôn giáo này. Mọi sự việc đều phơi bày để tín đồ lựa chọn; các tín đồ hoàn toàn tự do nghiên cứu giáo lý, đặt các câu hỏi bất cứ lúc nào còn nghi ngờ. Theo vị sáng lập ra tôn giáo này, ta không nên tin tưởng vào bất cứ điều gì dù là điều đó do nhà hiền triết đưa ra hay điều đó dã được nhiều người chấp thuận theo truyền thống mà ta nên sử dụng hiểu biết thực tế hợp lý và trí thông minh của ta, chấp nhận điều đó chỉ khi điều đó đem lợi ích khi mang thi hành.
Tôn giáo này dạy con Ðường Bát Chánh Ðạo cao quý gồm có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh. Con đường trung đạo duy nhất này đem lại cho mọi người một cuộc đời cao thượng và an lạc.
Con đường trung đạo không phải là con đường siêu hình mà cũng chẳng phải là con đường theo nghi thức chủ nghĩa; không phải giáo điều mà cũng chẳng phải hoài nghi; không phải đam mê lạc thú và cũng chẳng phải tự hành xác, không phải bất diệt và cũng chẳng phải vĩnh hằng, không phải bi quan mà cũng chẳng phải lạc quan, đó là con đường Giác Ngộ, một phương tiện để giải thoát khỏi khổ đau. Tôn giáo này không đồng ý cho rằng con người ngày nay đau khổ do tội của tổ tông, trái lại mỗi người mang lấy công và tội của chính mình. Chính con người là kẻ duy nhất chịu trách nhiệm về đau khổ hay sung sướng của riêng mình.
Môt người tu tập trung đạo ôn hòa này tìm thấy an lạc và hạnh phúc thực sự, có thể sống môt cuộc đời đáng trọng không cần phải nô lệ cho cảm giác, đóng góp vào hòa bình và hòa hợp của thế giới.
Gieo gì gặt nấy
Tôn giáo này thỏa mãn hoài bão lớn lao và cao quý nhấtù của con người, dầu rằng có thể bị căng thẳng và phải cố gắng nhiều trong đời sống hàng ngày, giúp mình giao tiếp với người đồng loại, ngoài việc nêu ra mục đích cuộc đời. Tôn giáo này không đem sợ hãi đến con người . "Làm thiện hưởng quả lành, làm ác hưởng quả ác. Mỗi hành động đều có phản ứng của nó". Ðó là luật vũ trụ. Tôn giáo này hoàn toàn phù hợp với những định luật này, vậy nên con người "gieo gì gặt nấy". Những hành vi tội lỗi mà con người gây ra do tham, sân và ngu muội. Những nhược điểm này chỉ có thể vượt qua qua bằng sự tự tu tập. Lạc thú và khổ đau mà con người nếm trải trên thế giới này không phải do ảnh hưởng bên ngoài mà do các hành động, lời nói và việc làm tốt xấu của chính mình.Chính vì lý do đó, tôn giáo này nói: "Bạn là kết quả của những gì bạn làm trong quá khứ, và sẽ là kếtá quả những gì bạn làm bây giờ" .
Theo giáo lý này, nguyên nhân và hậu quả đóng một phần rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Trong chu trình nguyên nhân và hậu quả, nguyên nhân đầu tiên không nhận thức được vì nguyên nhân khi thành hậu quả thì đến luợt hậu quả lại thành nguyên nhân.
Vị Ðại Ðạo Sư Vĩ Ðại
Người sáng lập ra tôn giáo độc đáo này không phải là một huyền thoại mà là một Ðạo sư Vĩ đại thực sự đã sống trên thế giới này. Ngài chẳng bao giờ cho mình là một đấùng siêu nhân mà là một con người nhận thức được chân lý tuyệt đối, sự bí mật của đời sống, nguyên nhân thực sự của khổ đau và hạnh phúc. Ngày nay, vị đạo sư này không nhữửng được vinh danh bởi hàng trăm triệu tín đồ mà còn được vinh danh danh bởi những người có văn hoá và trí thức trên khắp thế giới. Bậc Cao Quý, người Giải Phóng, nhà Cải Cách Xã Hội, nhà Dân Chủ và Người Gây Cảm Hứng đem lại cách sống cao hơn này qua đời vào lúc tám mươi tuổi để lại cho nhân loại nền tảng đạo lý cao thượng dùng làm phuơng tiện để loại bỏ khổ đau, nghèo khổ, căng thẳng, sợ hãi và lo lắng. Nền tảng đạo lý này giúp cho con người đạt được hạnh phúc trong kiếp này và kiếp sau, dẫn đến sự giải thoát tối hậu khỏi cái khổ đau của nhân loại.
Ðấng Ðại Ðạo Sư này khuyên giải kẻ bất hạnh bằng những lời an ủi. Ngài giúp đỡ người nghèo khổ bị bỏ rơi. Ngài biến đổi đời sống kẻ lừa dối thành cao thượng, làm trong sạch đời sống đồi bại của kẻ phạm tội. Ngài khuyến khích kẻ yếu đuối, đoàn kết kẻ chia rẽ, giác ngộ người ngu muội, khai sáng kẻ hoang mang, nâng đỡ kẻ hạ tiện và đề cao người cao thượng. Người giàu lẫn người nghèo, thánh nhân hay tội phạm đều yêu thích Ngài. Hoàng Ðế bạo ngược hay đức hạnh, các vương tôn công tử nổi tiếng hay tâm thường, triệu phú hào phóng hay keo kiệt, bậc học giả cao ngạo hay nhún nhường, kẻ cơ cực, người bần hàn, người quét đường bị áp bức, kẻ giết người độc ác, gái giang hồ bị miệt thị- tất cả đều được lợi lạc từ những lời dạy từ bi và trí tuệ của Ngài để sống một cuộc đời an lành và cao thượng.
Tấm gương cao thượng của Ngài là suối nguồn cảm hứng cho tất cả. Vẻ mặt thanh thoát và an lạc đương nhiên là cảnh tượng làm dịu hiền những con mắt lo âu của con người. Thông điệp hòa bình và khoan dung của Ngài được tất cả mọi người tán thưởng với niềm vui không sao tả xiết, và là một lợi lạc bất diệt cho bất cứ ai có duyên được nghe và thực hành. Ý chí sắt đá, trí tuệ sâu xa, tình thương bao la, từ bi không biên giới, phục vụ vị tha, sự từ bỏ (trần tục) lịch sử, thanh tịnh hoàn toàn, nhân phẩm hấp dẫn, phương pháp gương mẫu sử dụng trong việc tiến dẫn giáo lý và sự thành công rốt ráo của Ngài - Tất cả những yều tố ấy gây cảm hứng cho một phần năm dân số trên thế giới ngày nay hoan nghênh vị đạo sư này và vinh danh Ngài như bậc giáo chủ tối thượng.
Vị Ðạo sư cao quý này hy sinh lạc thú trần tục vì nhân loại khổ đau để tìm ra Chân Lý chỉ con đường giải thoát khỏi khổ đau. Ngài đến thăm các người nghèo trong khi Vua và các đại thần đến thăm Ngài. Sau khi giác ngộ, trong bốn mươi lăm năm Ngài đã dành cả cuộc đời Ngài để giác ngộ và hướng dẫn chúng sanh.
Vị Ðại Ðạo sư này không sợ một ai và cũng chẳng làm cho một ai sợ Ngài. Ðó là một trong những nguyên tắc phải trau dồi trong cái thế giới của chúng ta đang bị rách nát vì chiến tranh, nơi mà cái quý giá nhất- mạng sống- bị cúng hiến tại bàn thờ của sức mạnh thú tính, nơi mà vũ khí tạo sợ hãi, căng thẳng và sân hận.
Ngài là một nhà khoa học toàn bích trong lãnh vực đời sống. Ngài là một nhà tâm lý toàn hảo có thể phân tách bản chất thực sự của tâm trí - nhiều đến nỗi giáo lý của Ngài được trân trọng là một tôn giáo khoa học duy nhất.
Với những nhà triết lý vĩ đại và các nhà tư tưởng vô tư, Ngài là vị thầy hiểu được hoàn cảnh trần thế trong bối cảnh đúng của nó. Với những nhà luân lý học, Ngài có một quy tắc tột bậc về kỷ luật và chính Ngài tượng trung cho sự toàn bích. 'Ngài là tấm gương mẫu mực về tất cả những đức hạnh mà Ngài thuyết giảng' Với những nhà duy lý, Ngài là người phóng khoáng nhất, môt vị thầy đạo lý cảm nhận được những vấn đề phiền toái của loài người. Với những nhà tự do tư tưởng, Ngài là vị đạo sư tôn giáo, khuyên khích người ta tự do suy nghĩ không ỷ lại vào các tín điều tôn giáo. Với các người theo chủ thuyết không thể biết, Ngài là một người toàn thiện, hiểu biết và khôn ngoan.
Chắc chắn Ngài là vị thầy có sức thuyết phục nhất trong tất cả các đạo sư tôn giáo. Ngài không bao giờ sử dụng cưỡng bách hay đe dọa làm phương tiện để người ta theo đạo Ngài. Ngài đã tiến dẫn đời sống tôn giáo cho con người muốn sống đạo lý thậm chí không cần phải bám níu vào nhãn hiệu tôn giáo.
Ngài là người phục vụ nhân loại khiêm nhường, không sao xuyến bởi khen hay chê, và không nao núng cả đến khi bị bệnh nặng nhất.
Hòa Bình, Hạnh Phúc và Giải Thoát
Vị Ðại Ðạo Sư này đã chỉ con đường đi tới hòa bình, hạnh phúc và giải thoát. Ðường lối dạy của Ngài rất phóng khoáng, hữu lý, khoa học, có thể hiểu được, dẫn đến giác ngộ.
Ngày nay thông điệp hòa bình của vị Thầy Vĩ Ðại Hoàn Vũ này cần thiết hơn bao giờ hết nhất là ở thời điểm con người bị đầu độc bởi sân si, tham lam, ganh ghét, tự phụ và ham muốn thống trị thế giới.
Vị Ðạo sư này sanh ra trên thế giới này để phá tan cái tối tăm của ngu muội và cứu thế giới khỏi những điều bất hạnh. Khắp trên thế giới nhiềâu người sống không niềm tin, không tu tập môt hình thức tôn giáo nào. Tuy nhiên nếu họ chịu khó một chút nghiên cứu và hiểu Vị Ðại Ðạo Sư này đã dạy gì, nghi ngờ của họ sẽ bị xua tan, và sẽ nhận thấy tôn giáo này đóng góp hữu hiệu nhất vào hạnh phúc của con người.
Tin hay không tin nơi Ngài, giáo lý của Ngài vẫn ảnh hưởng sâu xa đến tất cả mọi người. Thông Ðiệp của Ngài gửi cho thế giới, không bạo lực, không một giọt máu đổ dưới danh hiệu của Ngài. Ðây lòa một tư liệu phi thường trong lịch sử thế giới có thể được in lại bằng chữ vàng. Giáo lý này soi sáng con đường mà nhân loại phải vượt qua một thế giới bất toại nguyện đến một thế giới mới sáng ngời, thương yêu, hòa bình, hạnh phúc và mãn nguyện.
Giáo lý có tuổi 25 thế kỷ của vị Ðạo sư vĩ đại này đủ mạnh để đối đầu với bất cứ thử thách nào không cần phải đảo ngược hay cần đến sự giải thích mới về học thuyết nguyên thủy của nó. Giáo lý này có thể được chấp thuận mà không sợ hãi mâu thuẫn với khám phá và những thành quả khoa học hiện đại.
Giáo lý này coi đức hạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cần thiết để đạt giải thoát. Một điều kiện tiên quyết khác là trí tuệ. Ðức hạnh và trí tuệ được ví như mắt và chân của môt người. Ðức hạnh giống như chiếc xe chở con người đến cửa giải thoát, nhưng chìa khóa thực sự để mở cửa là trí tuệ.
Hạnh Phúc Thiên Ðường
Những tín đồ của tôn giáo này không tự coi mình như những chúng sanh duy nhất được chọn để đạt h?nh phúc thiên đường. Họ tin rằng chính con người tạo địa ngục hay thiên đường tùy thuộc vào cuộc sống của mình và đau khổ tại địa ngục hay đạt hạnh phúc thiên đường có thể chứng nghiệm ngay trong đời này chứ không phải kiếp sau như ta thường tin tưởng. Ðạo sư của tôn giáo này không bao giờ trình bày giáo lý bằng cách đe dọa lửa địa ngục hay đem hạnh phúc thiên đường ra để cám dỗ mà bằng cách nói lên sự thực. Theo giáo lý này, bất cứ ai cũng có thể vui hưởng hạnh phúc thiên đường miễn là người ấy sống một cuộc đời chính đáng. Thiên đường không phải dành riêng hay độc quyền của một giáo phái hay môt cộng đồng tôn giáo đặc biệt nào. Thiên đường mở cho tất cả mọi người - bất cứ ai sống một cuộc đời cao thượng.
Vị tha, kiên nhẫn và hiểu biết là những đức hạnh đáng giá gìn giũ bởi những tín đồ tôn giáo này. Từ ái, bi mẫn và thông cảm với người khác không giới hạn với con người mà còn mở rộng đến tất cả chúng sanh - vì phá hoại đời sống dù là người hay vật, cũng ác độc và bất công, và đi ngược lại với giáo lý của tôn giáo này.
Tôn giáo này cũng khuyên các tín đồ nên kính trọng quan điểm của người khác để dẫn đến một đời sống hòa hợp.
Lối Sống
Tôn giáo này rõ ràng, hợp lý, trả lời hoàn toàn tất cả những khía cạnh quan trọng và các câu hỏi về đời sống của chúng ta. Tôn giáo này cũng cung cấp một nền móng vững chắc giúp nhân loại tiến tới một lối sống tích cực và tốt đẹp hơn.
Tôn giáo này không chia nhân loại ra thành nhóm, nhóm đươc "Cứu" và nhóm bị "Ðọa" nhưng với tư cách là môt tôn giáo văn minh và hiểu biết, nó dạy chúng ta làm sao thuần hóa kẻ dữ và giúp người được thuần hóa tốt đẹp thêm.
Tín đồ của tôn giáo này không miệt mài vào cầu nguyện van vái hay xin can thiệp. Họ tin vào tầm quan trọng trong sự hành trì của chính mình và trong hiệu quả của thiền định dẫn đến tự thắng, tự kiềm chế, tự thanh tịnh, giải thoát và giác ngộ vì thiền định là thuốc bổ cho cả tâm lẫn trí.
Con người có thể hun đúc đời sống của mình
Tôn giáo này cho rằng tâm là tất cả sức mạnh - là người sáng tạo và là kẻ hủy diệt con người, và cũng là kiến trúc sư cho số phận con người. Cho nên, con người có thể hun đúc, uốn nắn bất cứ gì nếu biết cách phát triển và sử dụng tâm đúng cách.
Tóm lại tôn giáo này là một ngọn hải đăng tuyệt vời hướng dẫn nhân loại đến hòa bình, niềm vui và hạnh phúc bất diệt. Sự thực, thế giới ngày nay bị ảnh hưởng bởi kỳ thị chủng tộc, chính trị, tôn giáo, hiểu nhầm về lý tưởng và trong cộng đồng. Muốn giải quyết các khó khăn phức tạp này, người ta phải vận động tinh thần độ lượng và vị tha lẫn nhau, và điều này có thể được trau dồi dưới sự hướng dẫn của tôn giáo này khắc sâu sự cộng tác theo luân thường đạo lý vì lợi ích chung. Con người phải đi đến nhận thức rằng sự phát triển tinh thần quan trọng hơn sự đạt được phát triển vật chất cho hạnh phúc thực sự và phúc lợi của nhân loại. Con người phải thực thi chân lý, phục vụ, nhân từ, và thương yêu nếu muốn thế giới này trở thành nơi tốt đẹp hơn để sống.
Thực Tại
Qua giác ngộ vị đạo sư này tuyên bố:
* Ðức hạnh vĩ đại nhất đạt được là do sự trau dồi tình thương yêu bao la;
* Hạnh phúc tối thượng là hạnh phúc bắt nguồn từ tinh thần thanh thản;
* Chân lý tuyệt đối là chân lý đạt được qua sự hiểu biết nguyên nhân sự đau khổ của loài người;
* Tôn giáo cao nhất là tôn giáo dạy sự phát triển trí thức, luân lý và sự thanh tịnh tinh thần;
* Triết lý vĩ đại nhất là triết lý đưa ra lối sống thực tiễn có thể thực thi được không cần phải ỷ lại vào lý thuyết hay niềm tin không thôi.
Tôn giáo này không cấm cản ai đọc hay học hỏi giáo lý của tôn giáo khác, và không có chỗ cho cuồng tín. Kẻ cuồng tín không cho phép mình được hướng dẫn bởi lý trí hay nguyên tắc quan sát và phân tích khoa học. Cho nên tín đồ tôn giáo này là một người tự do có tâm trí cởi mở không lệ thuộc vào bất cứ ai để phát triển tinh thần.
Nếu bạn quan tâm học thêm một chút nữa về kỷ luật hay nền luân lý đạo đức và huấn luyện tinh thần của tôn giáo này, bạn sẽ phải rút bỏ những hiểu lầm trước đây bạn có về tôn giáo này. Ta không nên chỉ phán xét giá trị của một tôn giáo bằng cách quan sát một số thực hành hướng dẫn sai lầm của một vài tín đồ; thay vì ta bao giờ cũng nên cố gắng hiểu giáo lý căn bản của tôn giáo đó.
Trí thông minh con người đáng ca ngợi
Thay vì đặt để con người và số phận dưới sự kiểm soát độc đoán của một thế lực bên ngoài chưa ai từng biết đến và bắt con người phải lệ thuộc vào sức mạnh tối cao như vậy, tôn giáo này nâng cao địa vị của con người và thừa nhận con người đáng được tán thưởng do trí thông minh. Trí thông minh dạy cho con người cách phát triển tiềm năng ẩn tàng của mình.
Tôn giáo này dạy chúng ta làm sao phuc vụ vị tha người khác. Tín đồ của tôn giáo này tránh xa tội lỗi không phải vì sợ trả thù của những chúng sanh vô hình mà vì hiểu rằng tội lỗi mang đau khổ cho chúng sanh.
Ðộng cơ làm điều thiện để giúp đỡ người khác không phải là để làm vừa lòng một đấng tối thượng nào hầu được tưởng thưởng, mà do các cảm nghĩ từ bi và giải thoát họ khỏi khổ đau.
Nơi đây trong tôn giáo này, bạn có thể tìm thấy phương cách để kiện toàn thiện tính và trí tuệ không cần đến sự giúp đỡ của một sức mạnh bên ngoài nào. Bạn có thể đạt được trí tuệ cao nhất qua sự hiểu biết mà không cần thiết qua "thiên khải". Bạn có thể chuộc tội mà không cần đến sự phụ giúp của một đấng cứu rỗi thay thếá. Bạn có thể đạt giải thoát ngay trong đời sống này bằng sự rèn luyện đứng đắn khả năng của chính mình mà không phải chờ đợi đến kiếp sau.
Tôn giáo này dạy con người không phải vì tôn giáo mà là tôn giáo vì con người. Có nghĩa là không trở thành nô lệ cho bất cứ một tôn giáo nào, con người phải cố gắng sử dụng tôn giáo cho sự cải thiện và giải thoát của mình.
Có thể được không?
* Không có lạc thú nhục dục đời sống có thể chịu đựng được không?
* Không tin vào bất tử, con người có luân lý không?
* Không có sự trợ giúp nào từ tác nhân bên ngoài, con người có thể tiến tới đạo đức không?
* Không có nghi thức và nghi lể, con người có thể sống một cuộc đời đạo hạnh được không?
* Không có lòng tin và đức tin dễ cảm xúc con người có thể thực hành tôn giáo được không?
* Không đau đớn do tự hành xác trong một số tôn giáo, con người có thể đạt được giải thoát không?
* Không tạo sợ hãi trong tâm, con người có thể theo một số nguyên tắc đạo lý không?
* Không dùng sức mạnh và dọa nạt người khác, chúng ta có thể tiến dẫn một tôn giáo thích đáng không?
* Không niềm tin dị đoan và tư tưởng tín điều dưới danh nghĩa tôn giáo, có thể thuyết phục được đại chúng sống một cuộc đời đạo hạnh không?
* Con người có thể cảm nhận và gây cảm hứng tôn giáo mà không cần đến thần bí, huyền bí và xảo thuật của thầy tu được không?
"Ðược" vị khai sáng ra tôn giáo đã trả lời như vậy, những cứu cánh ấy có thể đạt được bằng phục vụ, thanh tịnh, kỷ luật và trí tuệ.
Sự hiểu biết về luật nhân quả như được giải thích trong tôn giáo này làm sáng tỏ và giúp đỡ giải quyết vấn đề khổ đau của nhân loại, cái bí mật về số phận và tiền định, và trên tất cả sự bất bình đẳng của nhân loại. Hiểu được luật này làm cho con người được an ủi, hy vọng, tự tin và tinh thần can đảm.
Tôn Giáo Hiện Ðại
Không phải là một lý thuyết hay một tôn giáo chỉ để tin theo mà tôn giáo này là con đường sống thực tiễn cao thượng. Ðó là một tôn giáo cổ nhất trong lịch sử đem văn hóa và cải thiện đến cho nhân loại, hết sức tân tiến trên mọi lãnh vực, khi so sánh với các thành quả hiện đại. Tôn giáo này khuyên ta không nên trở thành nô lệ của bất cứ quyền năng bên ngoài nào mà nên phát trển tiềm năng ấy ẩn tàng trong chính mình và sử dụng sự cố gắng trí thông minh của chính mình để giải quyết các khó khăn của mình.
Tôn giáo này có mọi phẩm chất cần thiết của một tôn giáo hữu lý thích hợp cho thế giới hiện tại và tương lai. Tôn giáo này đúng mức, tiến bộ, và hợp lý. Bất cứ ai nghiên cứu và hiểu được giá trị của tôn giáo ấy đều được lợi lạc trên thế giới hiện đại này. Ðược thừa nhận còn khoa học hơn khoa học, tiến bộâ hơn tất cả yếu tố tiến bộ trên lãnh vực tinh thần, tôn giáo này là một phương tiện rất hữu hiệu dùng để duy trì hòa bình, hòa hợp và hiểu biết thế giới.
Không Kỳ Thị
Ðó là một tôn giáo, đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chống lại hệ thống dẳng cấp làm thấp hèn con người và dạy bình đẳng cho nhân loại, cho cơ hội đồng đều phù hợp cho tất cả mọi tầng lóp xã hội khác nhau. Ðó cũng là tôn giáo đầu tiên cho phụ nữ tự do và khuyến khích họ học hỏi và thực hành tôn giáo, thứ tôn giáo đem lại bình đẳng xã hội.
Ðấng Ðại Ðạo Sư tuyên bố cánh cửa đi đến thành công và thịnh vượng mở cho tất cả mọi người, trong mọi hoàn cảnh đời sống dù cao hay thấp, bậc thánh hay tội phạm, những người quan tâm, tìm và mong cầu hoàn hảo. Ngài không bắt các tín đồ làm nô lệ cho Ngài, cho Giáo Pháp của Ngài mà cho họ hoàn toàn tự do suy nghĩ và điều tra nghiên cứu để có thể đạt được lòng tự tin.
Tôn giáo này phân loại chúng sanh thành tâm và vật, cả hai đều ở trong trạng thái luôn thay đổi, không bao giờ giữ nguyên trong hai khoảnh khắc liên tiếp. Tâm và vật sinh ra và mất đi, c? thế chu trình tiếp diễn. Cho nên không có gì thường còn ở trên thế giới này hay tại nơi nào trong vũ trụ. Vì mọi sự vật hiện hữu ở bất cứ nơi nào của vũ trụ đều chẳng là gì cả mà chỉ là sự hỗn hợp của yếu tố và năng lượng, lẽ dĩ nhiên những vật đó một ngày nào đó sẽ tan rã và hình thái cấu tạo của nó biến đi hoàn toàn. Tôn giáo này dạy chúng ta mọi vật do duyên sinh mà thành thì phải chịu sự mâu thuẫn đối đãi do điều kiện vật chất và định luật vũ trụ.
Những nguyên tắc cần được tôn theo của tôn giáo này không phải là những Ðiều Răn. Tuân theo những lời giáo huấn như không Giết, không Trộm Cắp, không Tà Dâm, Không Nói Dối, và Không Dùng các chất say, tín đồ có thể tự minh thanh tịnh hóa lấy mình và giúp đỡ người khác sống hòa bình.
Mục Ðích Của Chúng Tôi
Mục đích của chúng tôi xuất bản cuốn sách này không phải để những người khác đổi đạo theo niềm tin của chúng tôi mà để soi sáng cho họ cách tìm hòa bình và hạnh phúc và tu tập theo nhận thức của riêng mình, không phải là nhắm mắt tin theo. Chúng tôi khuyến khích mọi người tu tập đạo của mình đúng cách nếu thấy chân lý thực sự, hòa bình, hạnh phúc, trí tuệ và giải thoát trong tôn giáo ấy. Ðiều mà chúng tôi muốn là để con người sống một cuộc đời đạo hạnh đáng kính mà nhân phẩm không bị lạm dụng.
Tuy nhiên, tôn giáo này có thể đáp ứng được nhiều những vấn đề về tôn giáo, tinh thần của quý vị, có thể cung cấp hướng đi mới cho lối suy tư của quý vị về vấn đề tôn giáo và triết lý. Tôn giáo này cũng giúp cho quý bạn hiểu được lối sống, và di sản văn hóa Á Ðông. Bạn có thể tìm thấy sự hướng dẫn tinh thần, nhu cầu của thế giới hiện đại trong tôn giáo này.
Tôn giáo này đem đến thế giới, một tinh thần mới, niềm hy vọng mới, con đường mới, chân lý mà sự cần thiết của chân lý này được thấy và cảm thấy ngày nay từ lâu lắm rồi. Tôn giáo vĩ đại nói đến là "Ðạo Phật" và người khai sáng ra đạo này không ai khác hơn là "Ðức Cồ Ðàm, Ðức Phật".
Dù mục đích của bạn có thế nào, chúng tôi mời bạn hãy nhìn kỹ tôn giáo này và lý tưởng của ngưới sáng lập. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn trong việc đi tìm chân lý. Cho nên, xin đừng Thiên vị, tránh Thành kiến về tôn giáo, hãy cố gắng tìm Chân Lý.
2
BỨC THÔNG ÐIỆP BẤT DIỆT
Hòa Thượng Piyadassi
Mahathera
Một số người thích gọi
giáo lý
của Ðức Phật là một tôn giáo, một số khác lại gọi là triết lý,
và cũng có người nghĩ rằng là cả hai tôn giáo và triết lý. Tuy
nhiên,
nói cho đúng hơn có thể gọi là "Lẽ Sống". Nhưng cũng không có
nghĩa Phật Giáo chỉ là một nền đạo đức. Hầu như trái lại, Phật
giáo là con đường huấn luyện luân lý, tinh thần và trí thức hầu
dẫn
tới tâm trí hoàn toàn được tự do. Chính Ðức Phật gọi giáo lý của
Ngài là "Dhamma-Vinaya" (Pháp-Luật), Học Thuyết và
Kỷ
Luật. Nhưng Phật Giáo, trong nghĩa hẹp không thể gọi là tôn giáo,
vì
tôn giáo có nghĩa là 'hành động hay hạnh kiểm biểu lộ niềm tin sự
sùng
kính, và ham muốn làm vừa lòng đấng thần linh có quyền năng nào
đó, tu
tập hay thực hành lễ nghi và sự tuân thủ ngụ ý công nhận đấng
quyền
năng vô hình giám sát số phận của mình, và ta phải phục tùng, tôn
thờ
và lễ bái'. Phật giáo không phải là một tôn giáo như vậy.
Trong tư tưởng Phật
Giáo, không
có sự nhận thức hay tin chắc có sự hiện hữu của Ðấng Sáng Tạo dưới
bất cứ dạng thức nào có quyền thưởng phạt các hành vi thiện ác của
người mà Ðấng đó tạo ra. Người Phật Tử nương tựa nơi Ðức Phật
(Buddham suranam gacchami) không phải trong niềm hy vọng
được Giáo Chủ
cứu vớt. Ðức Phật chỉ là một vị Thầy chỉ con đường và hướng dẫn
tín đồ tự giải thoát.
Một cái bảng cắm trên
đường
đi, thí dụ, một tấm biển báo ở chỗ về, chỉ dẫn quan sát bước chân
đi của mình. Chắc chắn bảng đó không mang người bộ hành đến nơi
muốn
đến được.
Một bác sĩ khám bệnh
và cho toa
thuốc, phần người bệnh là thử nghiệm toa thuốc đó. Thái độ của Ðức
Phật đối với tín đồ cũng giống thái độ của người thầy hiểu biết
và từ bi hay thầy thuốc.
Sự thờ cúng cao cả
nhất là tri
ân những tinh hoa của nhân loại, những người có tâm hồn vĩ đại và
dũng
cảm với sự hiểu biết uyên bác sự thật, quét sạch vô minh và nhổ
hết
gốc rễ ô trược. Người nhìn thấy chân lý là người cứu giúp thực sự,
nhưng người Phật Tử không cầu nguyên họ. Họ chỉ tôn thờ những
người
đã tìm ra Chân Lý vì đã chỉ con đường đi đến chân hạnh phúc và
giải
thoát. Hạnh phúc là điều mà ta phải tự dạt lấy; không ai có thể
làm
cho ta tốt hơn hay xấu hơn. 'Thanh tịnh hay không thanh tịnh' tùy
thuộc
chính ở ta. Người ta không thể thanh tịnh hay ô nhiễm người khác.
Ði Tìm Chân Lý
Trong khi lúc lâm
chung nằm trên giường
giũa hai cây Sa La tại Kusinara, Ðức Phật tám mươi tuổi nhìn thấy
nhiều
hoa dâng cho Ngài, Ngài liền dặn dò Ðại Ðức Anan: Này A Nan, những
ai sống
cuộc đời chính đáng, đúng theo Pháp- những người đó chính là những
người vinh danh, tôn thờ và kính quý Như Lai (Ðấng Ðại Giác) với
tấm
lòng kính trọng cao quý nhất. Cho nên, này A Nan, nên sống một
cuộc đời
chính đáng, sống theo đúng Pháp. Vậy nên bạn nên tự rèn luyện. Ðức
Phật khuyến khích sống theo đúng Pháp cho thấy rõ ràng có sự tối
quan
trọng trong việc huấn luyện ý, khẩu và thân, chứ không phải chỉ
dâng
hoa cho Ðấng Giác Ngộ. Sự nhấn mạnh là về đời sống chính đáng.
Về phần Phật Giáo có
phải là một
triết lý hay không còn tùy thuộc vào sự định nghĩa tù này, và phải
chăng
có thể định nghĩa nó bao trùm tất cả hệ thống tư tưởng triết lý
là đáng khả nghi. Theo từ nguyên học, Triết lý có nghĩa là yêu (Gr
philein) trí tuệ (sophia). 'Triết lý là vùa nhằm tìm trí
tuệ vừa
là trí tuệ được tím thấy'. Trong tư tưởng Ấn Ðộ, triết lý gọi
là darsana, cái nhìn chân lý. Tóm lại, mục đích của triết lý phải
là
tìm ra chân lý tối hậu.
Phật Giáo cũng chủ
trương tìm
chân lý. Nhưng không phải chỉ là lý luận có tính cách ức đoán, môt
cấu
trúc lý thuyết, hay chỉ thâu thập và tồn trữ kiến thức. Ðức Phật
nhấn
mạnh đến khía cạnh thực hành giáo lý của Ngài, sự áp dụng kiến
thức
vào đời sống- hướng vào đời sống chứ không phải chỉ xem xét nó ở
đời sống không thôi.
Ðối với Ðức Phật,
toàn bộ
giáo lý chỉ là để hiểu bản chất bất toại nguyện của hiện tượng
sống và mở mang con đường dẫn đến tránh khỏi bất toại nguyện. 'Ðó
là triết lý của Ngài'.
Trong Phật Giáo, trí
tuệ có tầm
quan trọng nhất vì thanh tịnh đ?n qua trí tuệ, qua hiểu biết.
Nhưng Ðức
Phật không bao giờ chỉ tán dương trí thức. Theo Ngài, kiến thức
phải
đi đôi tay trong tay với tâm thanh tịnh, với luân lý ưu tú (Vijjacaranasampanna).
Trí tuệ đạt được bằng sự hiểu biết và sự phát triển chất lượng
của đầu óc và tâm là trí tuệ bậc nhất (bhavanamaya panna).
Ðó là
kiến thức dành dụm được không phải chỉ là sự ức đoán, sự hợp
lý hay lý luận chỉ có bề ngoài. Như vậy, rõ ràng Phật Giáo không
phải
chỉ là tình thương mà cũng chẳng phải đem lại sự tìm kiếm sau trí
tuệ,
cũng chẳng phải sùng bái (mặc dầu họ có ý nghĩ và tác phong về
nhân
loại), nhưng mà là sự khuyến khích việc áp dụng thực tiễn giáo lý
dẫn
tín đồ đến vô tư, giác ngộ, và giải thoát cuối cùng.
Mặc dù chúng ta gọi
giáo lý của
Ðức Phật là 'Phật Giáo", vì thế gộp nó vào 'học thuyết'
và 'học thuật', nhưng không phải là vấn đề chúng ta dán
nhãn gì
cho nó. Gọi nó là tôn giáo, triết lý, Phật Giáo hay bất cứ nhãn
hiệu
nào mà bạn thích. Những nhãn hiệu ấy không có ý nghĩa gì với người
đi tìm chân lý và giải thoát.
Khi Upatissa và
Kolita (sau này trở
thành Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, hai Ðại Ðệ Tử của Ðức Phật)
đang đi tìm kiếm học thuyết giải thoát, gặp Ngài Assaji (A Tư Ðà,
một
trong năm đệ tử đầu tiên của Ðức Giáo Chủ) đang đi khất thực.
Upatissa hết sức cảm kích phong độ cao quí của vị Trưởng Lão này.
Nghĩ
rằng bây giờ chưa phải là lúc tìm kiếm hỏi han, Upatissa liền theo
Ngài
Assaji đến chỗ Ngài nghỉ; Upatissa đến gần, chào Ngài và hỏi Ngài
về
giáo lý của Ðức Bổn Sư. Ngài Assaji, vốn người ít nói, từ tốn trả
lời: "Ta không thể dông dài giải thích giáo pháp và giới luật,
nhưng
ta có thể vắn tắt tóm lược ý nghĩa". Upatissa trả lời:Vậy này Ðạo
Hữu, ý nghĩa sao phải nhiều lời. Lúc bấy giờ, Ngài Assaji lập lại
câu
kệ bao gồm toàn thể giáo lý nhân quả của Ðức Phật:
"Về các pháp phát
sanh do
nguyên nhân
Như Lai đã chỉ dạy nguyên nhân ấy
Nguyên nhân chúng chấm dứt, Như Lai cũng chỉ dạy
Ðó là giáo huấn của Bậc Ðại Hiền Triết"
Upatissa tức
khắc lãnh hội ý nghĩa và chứng đắc bậc Thánh đầu tiên - giai đoạn
nhận thức đầu tiên, thấu triệt " bất luận cái gì có bản chất của
sự phát sanh, tất cả những cái đó có bản chất của sự chấm dứt".
Vị Thầy
Thực Tiễn
Bàn bạc,
thảo luận đến đâu mà không nhằm vào hiểu biết đúng (chánh kiến) sẽ
không dẫn chúng ta đến giải thoát. Ðiều cần thiết là kiến thức
đúng.
Chúng ta có thể tìm nguồn gốc lời chỉ dạy đúng từ thiên nhiên, từ
cây cối, và hoa, từ đá và sông. Có nhiều trường hợp, có người đạt
giác ngộ và thoát khỏi nhiễm trược khi nhìn thấy chiếc lá rụng,
nước
chảy, lửa cháy rừng, một ngọn đèn tắt. Cái này đánh trúng thức
tỉnh
những người ấy, hiểu cái bản chất vô thường của mọi vật, họ đạt
giải thoát. Ðúng, hoa sen chờ ánh sáng mặt trời, không bao lâu khi
mặt trời
chiếu sáng hoa sen nở và mang niềm vui đến tất cả.
Ðức Phật
không quan tâm đến những vấn đề siêu hình vì chúng chỉ làm cho con
người
bối rối và đảo lộn trạng thái cân bằng của tinh thần. Câu trả lời
về những vấn đề ấy không giải thoát nhân loại khỏi nghèo túng và
bất
hạnh. Ðó là lý do tại sao Ðức Phật miễn cưỡng không trả lời những
câu hỏi ấy, và có lúc Ngài kiềm chế giảng giải những câu hỏi
thường
được đặt sai. Ðức Phật là một vị thầy thực tiễn. Mục đích duy
nhất của Ngài là giải nghĩa tất cả những chi tiết về Khổ (dukkha),
thực trạng bao quát của đời sống, làm cho con người cảm nhận được
toàn bộ sức mạnh của mình, và làm cho con ngưới ý thức được về nó.
Ngài nói rõ cho chúng ta biết những gì Ngài giải thích và những gì
không
giải thích.
Một lần
Ngài ngụ tại Kosambi (gần Allahadah) trong rừng cây Simsapa. Cầm
một nắm
lá trong tay, Ngài hỏi các thầy Tỳ kheo:
- Này các Thầy, các
Thầy nghĩ sao,
lá trong tay Như Lai hay lá của cây mọc trong rừng trên động kia,
lá nào
nhiều?
-Bạch Ðấng Thế Tôn,
lá cầm
trong tay Ngài ít, lá trong rừng kia nhiều.
- Này các Thầy, cũng
như vậy đó,
có rất nhiều điều ta hiểu biết hoàn toàn nhưng ta không nói cho
các Thầy
biết, chỉ có một số ít điều ta đã chỉ bảo cho các Thầy. Và tại
sao, ta không chỉ bảo cho các Thầy? Này các Thầy, vì những điều đó
không hữu ích, không thiết yếu cho đời sống thanh tịnh, không dẫn
đến
nhàm chán, vô tư, tịch tịnh, thanh thản, hiểu biết hoàn toàn, giác
ngộ,
và Niết Bàn. Này các Thầy, đó là tại sao ta không nói cho các Thầy
biết.
- Này các Thầy, điều
gì ta đã
nói với các Thầy? Ðó là Khổ - ta đã nói - Ðó là nguyên nhân của
khổ
- ta đã nói - Ðó là con đường dẫn đến diệt khổ - ta đã nói.
- Này các Thầy, và
tại sao ta đã
nói đến những chân lý ấy? Vì những chân lý ấy hữu dụng, thiết yếu
cho đời sống thanh tịnh, dẫn đến nhàm chán, vô tư, tịch tịnh,
thanh thản,
hiểu biết hoàn toàn, giác ngộ và Niết Bàn. Cho nên, này các Thầy,
ta
nói các điều đó.' Trên dây là lời Ðức Phật.
Tuy nhiên một
số học giả không tán đồng thái độ của vị Giáo Chủ, họ nghi ngờ sự
giác ngộ của Ðức Phật và gán cho Ngài nhãn hiệu thuộc phái theo
thuyết
'bất khả tri' ('không thể biết'). Các học giả cứ mãi lập luận và
suy
đoán. Ðây không phải là câu hỏi của hôm nay hay hôm qua, chúng
được nêu
lên trong thời Ðức Phật. Cả đến vị du tăng Sakuladayi, chẳng hạn,
hỏi
Ngài về quá khứ và vị lai, Ngài khẳng định:
" Hãy nói quá khứ,
nói vị
lai, ta sẽ dạy Pháp này cho ông:
Khi điều này hiện hữu, thì có điều kia,
Với sự phát sanh của cái này, cái kia phát khởi.
Khi điều này không hiện hữu, thì không có điều kia,
Với sự chấm dứt của cái này, cái kia chấm dứt"
Tóm lại,
đây là học thuyết Phật Giáo về tính điều kiện hay sự phát sanh tùy
thuộc (lý duyên khởi-paticca samupadda). Và điều này hình
thành nền
móng cho Tứ Diệu Ðế, quan niệm chủ yếu của Phật Giáo.
Vị Bác
Sĩ Vô Song
Ðức Phật
được biết như một vị thầy thuốc vô song (bhisakho), một nhà
giải
phẫu tối thượng (sallakatto anuttara). Ngài là một nhà chữa
bệnh
vô địch. Phương pháp trình bày của Ngài về Tứ Diệu Ðế có thể so
sánh như phương pháp của một thầy thuốc. Là một thầy thuốc, Ngài
trước
nhất chẩn bệnh, rồi Ngài khám phá ra nguyên nhân của bệnh hay sự
phát
sanh ra bệnh rồi làm sao bỏ bệnh và cuối cùng áp dụng cách chữa
trị.
Khổ (dukkha)
là bệnh, ái dục (tanha) là sự phát sinh hay căn nguyên của
bệnh (samudaya),
bằng cách loại ái dục, bệnh được loại đi và đó là chữa khỏi bệnh
(nirodha-nibbana). Bát Chánh Ðạo (magga) là phương
thuốc.
Một người
bệnh phải nhận thức rằng mình bị đau, phải ý thức ngay trước khi
nó
trở nên trầm trọng, phải nghĩ ngay đến phương pháp loại bỏ nguyên
nhân, với mục đích phải đi bác sĩ để được chẩn bệnh và có phương
thuốc. Nhờ sự hữu hiệu của phương thuốc, người bệnh hết đau và đó
là việc chữa bệnh. Như vậy, khổ đau không nên bỏ qua mà phải biết
đến
(abhineyya); vì vậy khổ đau là bệnh. Ái dục, nguyên nhân
phải tiêu
diệt, loại bỏ (pahatabha); Bát Chánh Ðạo phải được thực
hành,
trau dồi phát triển (bhavetabba); đó là phương thuốc. Với
kiến thức
về khổ đau, với việc loại bỏ ái dục bằng sự tu tập Bát Chánh Ðạo,
thành tựu Niết Bàn (Sacccikatabba) là điều chắc chắn đạt
được.
Ðó là chữa khỏi bệnh, một sự buông bỏ hoàn toàn, sự giải thoát
khỏi
ái dục.
Trả lời
Sela, một người Bà La Môn nghi ngờ sự giác ngộ của Ðức Phật, Ngài
chỉ
dạy:
"Ta biết cái gì cần
phải biết,
cái gì cần phải trau dồi ta đã trau dồi. Cái gì phải loại bỏ, ta
đã
không còn giữ. Cho nên, này ông bà la môn, ta là Phật - một người
Giác
Ngộ"
Vì những
chân lý này liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, cho nên thấy hiểu một
hay
nhiều hơn trong bốn chân ly cũng là thấy hiểu những chân lý khác.
Với
người chối bỏ không nhận có khổ đau, con đường đi tới để đạt giải
thoát khỏi khổ đau là vô nghĩa. Tóm lại, không công nhận một chân
lý cũng
là không công nhận ba chân lý kia thì đó là không công nhận toàn
bộ
giáo lý của Ðức Phật.
Với cách
nói của những nhà duy vật kiên định: "Tôi không thể nào nuốt được
tất cả cái vô nghĩa này", giáo lý này có vẻ không gì hơn là chán
ngắt, không hiểu được và không đúng chỗ, nhưng với những ai tranh
đấu
để mở mang một quan niệm thực tế về cuộc sống, thì giáo lý này
không hoang đường, không phải là truyện tưởng tượng nói với kẻ khờ
dại.
Với những
ai quan sát chúng sanh trên thế giới từ một góc độ chính xác có
nghĩa là
với sự nhận thức sâu sắc không thiên vị, thì điều đó trở nên rất
rõ ràng, chỉ có một vấn đề trên thế giới này, đó là khổ đau. Như
Ðức Phật đã nói: thế giới này được thiết lập trên khổ đau, đặt
nền móng trên khổ đau (dukhe loko patitthio). Nếu bất cứ sự
việc gì
trở thành vấn đề, chắc chắn có khổ đau, bất toại nguyện, hay có
thể
nói - mâu thuẫn- mâu thuẫn giũa những ham muốn của chúng ta với
các sự
kiện của đời sống.
Từ một vấn
đề đơn giản chúng ta đặt nhiều tên khác nhau: kinh tế, xã hội,
chính
trị, tâm lý và cả vấn đề tôn giáo. Có phải tất cả đều bắt nguồn
từ một vấn đề, khổ đau (dukkha), gọi là bất toại nguyện?
Nếu
không có bất toại nguyện, tại sao ta cần tranh đấu để giải quyết?
Phải
chăng không giải quyết một vấn đề ngụ ý làm giảm bất toại nguyện?
Tất cả những vấn đề gây ra bất toại nguyện, và nỗ lực là để chấm
dứt chúng, nhưng chúng lại sinh ra nhau. Nguyên nhân thường không
phải bên
ngoài, mà chính trong vấn đề ấy, nó có tính cách chủ quan. Chúng
ta thường
nghĩ rằng chúng ta đã giải quyết hết các vấn đề, thỏa mãn tất cả
những gì liên quan đến, nhưng những vấn đề đó lại bất ngờ xuất
hiện
trong những dạng thức khác, theo nhiều cách linh tinh khác. Dường
như lúc
nào chúng ta cũng phải đương đầu với vấn đề mới, và ta phải đem nỗ
lực mới để giải quyết chúng, và cứ như vậy các vấn đề và giải
quyết vấn đề cứ tiếp diễn. Ðó là bản chất của khổ đau, đặc diểm
phổ quát cuộc sống của chúng sanh. Khổ đau hiện ra và mất đi rồi
lại
tái xuất hiện trong những dạng thức khác. Chúng là cả vật chất lẫn
tâm lý, một số người có khả năng có thể chịu đựng vật chất hơn tâm
lý hay ngược lại.
Thực Tế
Cuộc Sống
Ðời sống
theo Phật Giáo là khổ đau, khổ đau ngự trị suốt đời. Ðó là vấn đề
căn bản của đời sống. Thế giới đau khổ và tai ách, không một chúng
sanh nào thoát khỏi cái gông cùm khổ sở và đó là chân lý phổ quát
mà
không một người ý thức nào không nhìn thấy sự việc trong bối cảnh
thích nghi của nó, có thể chối cãi được. Tuy nhiên sự công nhận
thực
tế phổ quát này không có nghĩa là chối bỏ hoàn toàn lạc thú và
hạnh
phúc. Ðức Phật, Người Chiến Thắng Khổ Ðau, không bao giờ chối cãi
hạnh
phúc trong đời khi Ngài nói đến tính tổng quát của khổ đau. Trong
kinh
Aguttara Nikaya có nêu hạnh phúc mà chúng sanh có khả năng vui
hưởng.
Trả lời câu
hỏi của Mahali Licchavi, Ngài nói:
'Này Mahali, nếu
những dạng thức
có thể nhìn thấy như âm thanh, mùi và vị vô hình và những vật sờ
thấy
được (những đối tượng giác quan mà con người cảm thấy qua khả năng
cảm giác), hoàn toàn chịu khổ đau, bị bao vây bởi khổ đau, bị mất
lạc
thú và hạnh phúc, thì chúng sanh sẽ không vui thích gì nơi những
đối tượng
giác quan ấy; nhưng này Mahakli, vì có lạc thú và hạnh phúc trong
những đối
tượng giác quan ấy, nên chúng sanh mới thích chúng và bám níu vào
chúng,
do sự bám níu này, đã tự làm mình ô trược'.
Do khả
năng cảm giác nên con người bị lôi cuốn vào những đối tượng giác
quan ấy, thích nơi chúng và tìm nguồn vui nơi chúng (assada).
Ðó là
thực tế không chối cãi được vì bạn kinh qua điều đó. Tuy nhiên,
vật
chất thích thú, hay niềm vui không trường cửu. Chúng phải chịu sự
thay
đổi. Vậy thì khi một người có thể duy trì hoặc bị tước đi lạc thú
làm cho mình vuiù, người đó thường trở nên ủ rũ. Người ấy không
thích sự buồn tẻ, thiếu nhiều thứ nên buồn bã, đi tìm nguồn vui
nơi
bạn bè, giống như trâu bò tìm đồng cỏ mới, nhưng những thú vui mới
này chỉ như màn trình diễn qua đi rất nhanh. Vì vậy, tất cả các
lạc
thú, dù bạn thích hay không thích, cũng là khúc mở đầu cho đau đớn
và
chán ghét. Tất cả những lạc thú trần thế đều phù du, giống như
viên
thuốc độc dược bọc bởi một lớp đường lừa gạt và làm hại mình.
Một dĩa thức
ăn không ngon, một ly nước uống không dễ chịu, một thái độ vô
duyên,
và hàng trăm những chuyện lặt vặt khác đem đau đớn và bất toại
nguyện
đến với chúng ta - người Phật Tử hay không là Phật Tử, giàu hay
nghèo, cao sang hay hèn mọn, biết chữ hay mù chữ. Shakespeare mô
tả lời
nói của Ðức Phật khi ông viết trong tác phẩm Hamlet: "Khi phiền
não
đến, chúng không đến đơn độc mà từng tiểu đoàn".
Vậy thì
khi con người thất bại không thấy khía cạnh này của cuộc đời, cái
bất
trắc của lạc thú, họ trở nên thất vọng và dao dộng, đôi khi cư xử
rồ dại không có ý thức hay suy xét phán đoán, và tâm có thể mất
quân
bình. Ðiều đó là nguy hiểm, hậu quả tội lỗi (adinava). Nhân
loại
thường phải đối đầu với hai bức tranh cuộc sống này. Tuy vậy người
cố gắng quét sạch ham muốn sâu xa mọi sự, vật sống hay vô tri vô
giác, nhìn đời với một cái nhìn khách quan, thấy sự vật đúng theo
phối
cảnh của chúng, rèn luyện văn hóa đòi hỏi mình phải trầm tĩnh
trước
tất cả những thăng trầm của cuộc đời, có thể mỉm cười trước sự
việc bất như ý, giữ tâm trí được quân bình quăng đi tất cả những
cái
thích và không thích - Người ấy chẳng bao giờ buồn phiền mà giải
thoát (nissanara). Ba điều này assada (vui), adinava
(hậu quả
tội lỗi) và nissarana (giải thoát) hoặc hỉ lạc, những hậu
quả tội
lỗi và giải thoát của chúng là thực tế kinh nghiệm- một bức tranh
trung thực về cái mà ta gọi là đời sống.
Trả lời câu
hỏi của Mahali, Ðức Phật tiếp tục:
'Này Mahali, nếu
những hình thái
có thể nhìn thấy, âm thanh. hương, vị và các vật sờ thấy được,
hoàn
toàn mang lại lạc thú, bao trùm với lạc thú, không bị đau khổ,
chúng
sanh sẽ không nhàm chán các đối tượng giác quan, nhưng, này
Mahali, có sự
đau đớn, và những lạc thú trong đối tượng giác quan ấy không lâu
bền,
chúng sanh cảm thấy nhàm chán, thấy chán ghét, họ không còn thấy
thích
thú và cũng không bám níu nơi chúng, họ tự thanh tịnh lấy họ'.
Vậy thì
có ba khía cạnh khổ đau:
* khổ đau trong dạng
thức thông thường
hết sức rõ ràng (dukkha-dukhata);
* khổ đau, hay sự bất
toại nguyện
của tình trạng tùy thuộc;
* khổ đau gây ra bởi
sự thay đổi
(vipainama dukkhata).
Tất cả những
đau khổ về tinh thần hay thể xác, như sinh, già bệnh, tử, phải
quan hệ
với người không ưa, bị chia ly với người ưa, không đạt điều ta
muốn
là những sự đau khổ thông thường trong đời sống hàng ngày và được
gọi là dukkha-dukkhata. Không cần đến nhiều khoa học
mới hiểu
được thực trạng của đời sống.
Sankhara-dukkhata,
bất toại nguyện trong những tình trạng tùy thuộc, có một ý nghĩa
triết
lý. Mặc dù từ ngữ sankhara gợi ý tất cả sự vật đều bị chi phối bởi
nguyên nhân và hậu quả, nơi đây trong phạm vi khổ đau, năm nhóm
uẩn (pancakkhandha)
được nói đến. Chúng là tập hợp vật chất (trong trường hợp này là
xác thân hữu hình), của cảm giác, của nhận thức của cấu trúc tinh
thần
và của thức.
Chúng được
gọi là nama-rupa (danh-sắc), môt thực thể
tâm-vật-lý. Rupa
nằm trong uẩn vật chất và Nama là bốn uẩn còn lại. Sự phối
hợp
của năm uẩn cấu tạo thành một chúng sinh.
Một chúng
sinh và thế giới kinh nghiệm cả hai đều luôn luôn thay đổi. Chúng
đi vào
tồn tại rồi lại mất đi. Tất cả đều trong cơn gió lốc, không có gì
có thể thoát ra khỏi sự thay đổi không lay chuyển và không ngừng
nghỉ
này, và vì bản chất tạm thời này, không có gì là thực vừa ý. Có
hạnh
phúc, nhưng rất ngắn ngủi, tan đi như bông tuyết, mang lại bất
toại
nguyện.
Viparinama
dukkha (Khổ vì thay đổi) nằm trong loại bất toại nguyện do sự
vô thường.
Tất cả những cảm nghĩ vừa ý và sung sướng mà con người kinh nghiệm
phai mờ và biến đi. Như Ðức Phật nói, cả đến những cảm nghĩ chứng
nghiệm bởi các nhà du già hay thiền định đạt tới bốn tầng thiền,
cũng rơi vào loại viparinama dukkha (khổ vì thay đổi), vì
chúng cũng
chóng tàn (vô thường) và chịu sự thay đổi. Nhưng cái khổ ghi nơi
đây
không phải là cái đau đớn hay khổ sở mà con người thường phải chịu
đựng. Ðiều mà Ðức Phật vạch rõ là tất cả sự vật vô thường đều
bất toại nguyện.
Chúng chịu
sự thay đổi trong mỗi khoảnh khắc và sự thay đổi này mang đến bất
toại nguyện, vì bất cứ gì vô thường đều bất toại nguyện (yadaniccam
tam dukkha). Do đó không có hạnh phúc trường cửu.
Ðức Phật
không có nét mặt buồn thảm khi Ngài giảng cho các tín đồ chân lý
của
khổ, nét mặt Ngài lúc nào cũng vui tươi, rạng rỡ và tươi cười cho
thấy
tâm đắc ý của Ngài:
"Sung sướng thay
chúng ta sống
không gánh nặng
trong niềm vui luôn vui hưởng
Giống như các chư thiên rạng rỡ".
Ngài khuyến
khích các đệ tử của Ngài không nên yếu đuối, mà nên trau dồi tất
cả
phẩm hạnh quan trọng, niềm vui, một yếu tố của sự giác ngộ. Nghiên
cứu
một cách vô tư về Phật Giáo nói cho chúng ta biết đó là một thông
điệp
rạng rỡ vui tươi và hy vọng, không phải là triết lý chủ bại về
tính
bi quan.
3
PHẬT GIÁO NGÀY NAY VÀ
NGÀY MAI
Tiến Sĩ Nadadeva Wijeskera
Không còn chút nghi
ngờ nào cả, Phật
Giáo cần thiết cho thế giới hiện đại mặc dù tôn giáo này đã được
công bố từ trên 2500 năm qua. Ðó là vì thông điệp của tôn giáo này
trẻ
mãi không già. Tôn giáo đó nói về lòng từ ái, từ bi, niềm vui và
hòa
bình. Hòa bình là một đặc tính mà thế giới ngày này nói đến và là
điều mong muốn của những nhà lãnh đạo và những tổ chức thế giới.
Nhưng, có một số đông dân chúng vẫn chưa chắc chắn về thông điệp
về
hòa bình tuyên bố bởi Ðức Phật.
Thông điệp về hòa
bình, về tình
thương và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh, được thuyết giảng vào
thời
kỳ khi các lục địa bị chia bởi những chướng ngại - tự nhiên và địa
dư, ngôn ngữ và chủng tộc. Ðịa dư biệt lập, giao thông liên lạc
chậm
và hạn chế đã thu hẹp các khu vực. Vì vậy, dị đoan lan tràn và
kiến
thức không được chia sẻ. Trong tình trạng như vậy, cái không biết
trội
hơn cái biết. Về kỹ thuật và khoa học, những khu vực phát triển
hiện
nay của thế giới hiện đại không phát triển được hoặc thậm chí còn
kém phát triển. Cho nên, dân cư sống tại những lục địa rộng rãi
này,
không có cơ hội để nghe, biết và hiểu cái thiết yếu của thông điệp
Ðức Phật.
Một yếu tố khác chống
lại sự
truyền bá thông điệp của Ðức Phật là phương pháp thường thấy trong
việc tuyên truyền tôn giáo. Tôn giáo được truyền bá bằng đao kiếm
và
xâm chiếm. So sánh điều này, Phật Giáo là một tôn giáo duy nhất
không
dùng sức mạnh giết người hay đạo quân thánh chiến để truyền bá.
Tuy vì các yếu tố ấy,
Phật Giáo
vẫn bành trướng đến tất cả những nước mà Ấn Ðộ có liên lạc và
gặp gỡ vào thời đó. Phật Giáo bành trướng chậm nhưng chắc chắn dọc
theo các tuyến đường cổ đến Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật
Bản
và Trung Tâm Thổ Nhĩ Kỳ. Hoàng Ðế A Dục cũng gửi các đoàn truyền
giáo Phật Giáo đến các vương quốc Ðông và Tây với các nhà sư và đệ
tử. Hoàng Ðế này đã gửi tặng phẩm Phật Pháp đến Sri Lanka qua
người
con trai là Mahinda và người con gái là Sanghamitta. Một cây nhỏ
của cây Bồ
Ðề, nơi mà Ðức Phật chứng đạo giác ngộ được mang đến Sri Lanka do
Sanghamitta. Cây này còn sống đến ngày nay và là một cây lịch sử
cổ nhất
trên toàn thế giới. Cây này là biểu tượng của giác ngộ đối với tất
cả những người Phật Tử. Từ Sri Lanka và Ấn Ðộ, Phật Giáo được
truyền vào Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cao Miên và Nam
Dương.
Ngày nay thế giới đã
co lại về
kích thước. Những khu vực kém phát triển và những khu vực chưa
phát triển
trước tiến bộ về kỹ thuật và khoa học trong khi những đất đai có
lần
mở mang trước đây lại trở thành khu vực kém phát triển. Trong thời
đại
này, đi lại dễ dàng, nhanh chóng và không bị hạn chế. Truyền thông
ngay
tức thời. Vậy nên sự phong phú về kiến thức là gia tài chung cho
mọi
người, và không có lý do gì để họ không biết đến thông điệp của
Ðức Phật.
Những lời chỉ trích
Tuy kiến thức dành
cho mọi người
tùy ý sử dụng, nhưng vẫn có những lời phê bình Phật Giáo cũng như
những
quan niệm sai lầm và hiểu nhầm giáo lý của Ðức Phật. Ðược biết một
số người đặt Phật Giáo ngang hàng với Ấn Ðộ Giáo. Cũng có những
người
nổi tiếng nghĩ rằng Phật Giáo không khác gì hơn bất cứ một tôn
giáo
nào theo thuyết hữu thần. Có một số người nói Phật Giáo đầy ắp
niềm
tin dị đoan và tu tập. Nhìn bề ngoài, những điều này xuất hiện đem
mâu
thuẫn làm trở ngại sự hòa giải lý tưởng. Những cái có vẻ dị biệt
này phần nhiều do hiểu nhầm, tin tức sai lầm, và giải thích sai
lầm về
động lực xã hội và di sản văn hóa mà những mô hình đồng-hiện hữu
phức tạp cùng tồn tại trong một đường lối không dễ nhận thấy trong
nhiều xã hội với nhiều đường hướng. Cho nên muốn hiểu biết bản
chất
giáo lý của Ðức Phật, điều trở nên cần và thiết yếu là nghiên cứu
những sự sai biệt giũa Phật Giáo với bất cứ một tôn giáo nào hiện
hữu
để có thể hiểu rõ ràng bức thông điệp của Ðức Phật.
Những tôn giáo khác
có kế hoạch
rất chu đáo để thỏa mãn khuynh hướng tâm lý, đặt vấn đề về thái
độ và sự tò mò của người khác, lối suy nghĩ và tin tưởng của họ
đến nỗi mỗi mối nghi ngờ có thể tưởng tượng được có lời giải
thích hay nhất có thể được. Một số lời giải thích này là Thượng Ðế
biết hết mọi sự, tình thương bao la và từ bi. Mguoì ta cũng nói
đến một
số nhân tố căn bản này không được nghi ngờ. Một số ngưới chấp nhận
một tôn giáo trên niềm tin mù quáng, một số tin trên lý thuyết
giáo điều.
Tuy nhiên, những giả định này thỏa mãn tâm tin tưởng của tín đồ
thuần
thành. Họ không cần phải hỏi. Hợp lý và hợp lẽ nhường bước cho
sùng
đạo. Giải thích duy lý, giải nghĩa khoa học,sự tán đồng hợp lô gic
không giống nhau giũa tôn giáo này với tôn giáo khác. Người ta
khẳng định
rằng những phương pháp và kỹ thuật của khoa học hiện đại không
hướng
về và cũng không thể áp dụng trong trường hợp tôn giáo. Người ta
nghĩ
căn bản là tôn giáo khác biệt khoa học. Người ta cho rằng tôn giáo
thiên khải, lời của Thượng Ðế. Trái lại, Phật Giáo mời, hoan
nghênh
và khuyên khích điều tra, thẩm vấn và sự nội quan (sự tự xem xét
nội
tâm) theo một cách thức hợp lý, hữu lý và khoa học. Ðiều này được
chứng minh trong Kinh nổi tiếng Kalama Sutta, nơi đây Ðức Phật
dạy:
"Này Kalama, đừng tin
theo điều
đã đạt được bởi nghe đi nghe lại nhiều lần, vì điều đó là truyền
thống; vì điều đó là tin đồn; vì điều đó là tiêu đềù;. vì điều
đó được lý luận bề ngoài; vì điều đó có khuynh hướng thiên về một
khái niệm đã được cân nhắc; vì điều đó dường như trong khả năng
của
người khác; hay vì nhà sư giảng những điều đó là đạo sư của chúng
ta".
Người ta
thường nói tương phản lại các Phật Tử là họ tin vào nhiều thần,
chấp
nhận niềm tin chung chung, lễ bái cây cối và hình tượng. Cũng được
nói
đến với sự chê bai là đa số các môn đồ sùng bái trời đất trăng
sao. Nơi đây những lòi phê bình phạm lỗi lầm là trộn lẫn giá trị
văn
hóa, tục lệ xã hội và niềm tin truyền thống của người dân trong
nhiều
giai đoạn của sự tiến hóa xã hội. Những nhà phê bình đã quên hay
đã
không biết chưa bao giờ Phật Giáo toan tính dẹp bỏ lối sống hiện
hữu
và những giá trị văn hóa của nó bằng một đuờng lối sống mới lạ của
một người không có thiện ý.
Trong cách
thức tương tự, nếu những người hay nghi ngờ và chất vấn như vậy,
những
nhà phê bình hay những quan sát viên phải hỏi người Phật Tử trong
hội
đoàn Phật Giáo,, liệu người đó có tin vào một mớ hỗn tạp của các
quan niệm như vậy không, người Phật Tử sẽ trả lời là "có"
hay "không" vì tâm của người rất sẵn lòng giúp đỡ. Theo bản
chất tinh thần của người Phật Tử, không có gì là không hợp lý
trong
cách suy nghĩ, trong sự hợp lý và sự tổ chức các sức mạnh và yếu
tố
quyền năng của cái cũ và mới, của cái không biết và huyền bí. Với
người
này, Phật Giáo và những lời giáo huấn đứng trên cái nền tháp của
niềm
tin cổ và dị đoan bằng một bộ luật đạo lý, và Tiratana (Phật,
Pháp,
Tăng) được đặt trên đỉnh của tháp.
Một trong
những nhận xét trước sau như một về Phật Giáo là Phật Tử có niềm
tin vào các thần thánh trong xã hội của họ. Người Phật Tử như vậy,
khi van xin, không thể đem trộn lẫn với người Phật Tử thực sự tìm
cầu
Niết Bàn. Người đó không thể là hiện thân của Phật Giáo, Pháp được
dạy bởi Ðức Phật. Ðó là một quan niệm sai lầm của những nhà quan
sát viên và những lời phê bình về người tín đồ - những người hoàn
toàn ý thức được cái tháp cấu trúc của những niềm tin đạo lý.
Người
đó tin có những quỷ thần tốt và xấu, chư thiên hay làm phúc, và
những
quyền năng tối thượng nhân từ. Người đó cũng tin tưởng Ðức Phật
đứng vào hàng cao nhất theo hệ thống thứ tự và cấp bậc. Với kiến
thức hạn hẹp về khoa học, họ tin rằng có lẽ tất cả các cách thức
để giúp đỡ có thể được ủy thác trong lúc khủng hoảng của đời sống.
Cho nên người đó làm nhiều điều cho mục đích ấy, liên quan đến
việc
thực hiện nhu cầu cần kíp của con người trong lúc tinh thần đau
khổ.
Nhưng chưa bao giờ có cá nhân nào như vậy thỉnh cầu Ðức Phật hay
đệ
tử của Ngài can thiệp cho. Người Phật Tử biết suy nghĩ không đòi
hỏi
những ân huệ như vậy. Ðiều tự nhiên đươc hiểu là những giá trị
truyền thống trong một số xã hội hình thành cơ sở căn bản về cuộc
sống
của người dân và cứ thế tiếp tục. Người ta cũng hiểu rằng mỗi xã
hội vẫn hãy còn những dấu vết còn lại của những truyền thống cổ.
Cho nên không đem sát nhập những niềm tin truyền thống này vào
Phật
Giáo hay thực thi cùng với Phật Giáo. Ðó là lối sống.
Ðiều mà
Phật Giáo không làm, tôn giáo khác có thể đã làm và có thể dự định
làm. Trong ham muốn nhiệt thành để người khác đổi đạo theo đạo
mình,
các nhà truyền giáo của các tôn giáo khác, đã phá hoại tinh thần
xã hội
và biến họ thành mẫu người đần độn và buồn tẻ của một giống người
và văn hóa xa lạ. Lòng ham muốn thay đổi giá trị văn hóa, niềm tin
truyền
thống và mô hình xã hội hình thành, khuôn mẫu và tinh thần của một
toan tính thành lập một tôn giáo xa lạ với cơ cấu văn hóa xa lạ,
điều
mà họ nghĩ rằng đó là một nhóm kém. Như vậy họ mưu tính thay đổi
xã
hội văn hóa và tinh thần quốc gia của nhóm người ấy. Tình trạng
như vậy
đã gây thiệt hại không thể sủa chữa được về mặt xã hội cũng như
tinh thần, vì những nhà truyền giáo đã đè nén ham muốn sống mạnh
mẽ,
và sau đó làm tê lieÿ ý chí muốn tiên bộ. Bề ngoài, sự thu phục
tín
đồ dường như thành công. Nhưng, trong thâm tâm của con người, niềm
tin
và giá trị cũ vẫn còn làm mờ đi tất cả những ánh sáng bên ngoài
của
những tôn giáo mới. Do đó ngay trong phạm vi xã hội này sẽ xẩy ra
xung
đột không những chỉ về văn hóa và chủng tộc mà còn cả về tôn giáo
nữa.
? bất cứ
nơi nào đạo Phật đến hoặc được Ðoàn Thể Tăng Già tiến dẫn, giáo
pháp của Ðức Phật chẳng bao giờ mâu thuẫn với các giá trị truyền
thống
của xã hội mới. Cái cũ và cái mới, cái cổ xưa và cái hiện đại sát
cánh tồn tại. Khi tâm trí tiến bộ với sự mở mang và thăng tiến của
kiến thức, những lãnh vực ma thuật và dị đoan, y khoa và khoa học
giảm
thiểu. Sự tổng hợp phát xuất, toàn bộ hay từng phần, và tiến trình
này tiếp diễn cho đến ngày nay. Cho nên đối với quan sát viên nông
cạn,
đối với nhũng nhà phê bình ngoan cố, và các nhà truyền giáo, những
việc
này hình như mâu thuẫn không thể hòa giải được. Kết quả là họ kết
tội Phật Giáo vô minh và sự khác biệt trong đường lối mà họ suy
nghĩ
về giáo lý của Ðức Phật. Họ giải thích kết hợp với ma thuật, thậm
chí như một phương tiện trong bộ máy tạm thời của con người nhằm
đáp
ứng tình trạng tâm lý căng thẳng hay khủng hoảng cảm xúc chứ không
phải
là tôn giáo có lý do xác đáng. Thêm vào đó, điều mai mỉa là họ
chưa
chấp nhận rằng nhu cầu sống còn của con người, và đạt tình trạng
tối
thượng hòa bình và hạnh phúc chỉ hoàn tất được bằng sự loại bỏ tội
lỗi. Trái lại người Phật Tử biết rõ tất cả chúng sinh đều vô
thường,
bất toại nguyện và không có linh hồn.
Sự Hiểu
Biết Về Thông Ðiệp Của Ðức Phật
Ðối với
lời tuyên bố tôn giáo này căn bản khác biệt với lối giải thích duy
lýù của khoa học, chúng tôi có thể trả lời qua Abhidhamma
(Vi Diệu
Pháp). Về căn bản, giáo lý các cấp của Ðức Phật theo đuổi thế giới
tư tưởng khoa học về danh và sắc (nama-rupa). Giáo lý căn
bản của
Ðức Phật là: "Tránh làm điều dữ, làm điều lành, và thanh tịnh
tâm ý". Thêm vào, tất cả sự vật do duyên hợp đều phải chịu
luật căn bản của sự thay đổi và vô thường (anica), bất toại nguyên
(dukkha);
và không có một thực thể sống vĩnh viễn (anatta, vô ngã). Một
chúng
sanh chẳng là gì cả mà chỉ là "nama-rupa" (Danh-Sắc). Sắc
là sự biểu hiện của các lực và đặc tính. Người xưa biết chúng như
nguyên tử (paramanu). Ðức Phật gọi chúng là đơn vị căn bản
của
vật chất. Từ việc này, chúng ta biết Phật Giáo cập nhật hóa với
những
khám phá khoa học mới nhất về bản chất của chúng sinh.
Sanh theo ý
nghĩa Phật Giáo để chỉ cho tùy thuộc phát sanh. Sanh tiến triển
theo thời
gian vì vô minh (không biết gì) trong một loạt các nguyên nhân và
hậu quả
(paticca-samuppada). Những điều này được công thức hóa như
sau:
Tùy thuộc nơi vô
minh, hành phát
sanh
Tùy thuộc nơi hành, thức phát sanh
Tùy thuộc nơi thức, danh sắc phát sanh
Tùy thuộc nơi danh-sắc, lục căn phát sanh
Tùy thuộc nơi lục căn, xúc phát sanh
Tùy thuộc nơi xúc, thọ phát sanh
Tùy thuộc nơi thọ, ái phát sanh
Tùy thuộc nơi ái, thủ phát sanh
Tùy thuộc nơi thủ, hữu phát sanh
Tùy thuốc nơi hữu, phát sanh tình trạng của Nghiệp
Tùy thuộc nơi tình trạng của Nghiệp, sanh phát sanh
Tùy thuộc nơi sanh, phát sanh lão và tử.
Ðương nhiên
nếu nguyên nhân ngưng thì hậu quả cũng ngưng. Có nghĩa là vô minh
hoàn
toàn được loại đi sẽ dẫn đến giai đoạn chấm dứt sanh và tử.
Vì đã giải
thích nguồn gốc của vật chất, ham muốn tinh thần, và những cảm xúc
con người, Phật Giáo cố gắng giải thích sự thay đổi của đời sống
như môt chu trình tiếp nối của hiện hữu và tùy thuộc. Tiến trình
này
là bất toại nguyện. Cho nên điều này chứng minh dù cho có đạt được
kỹ thuật tiến bộ cao nhất của thế giới hiện đại vẫn phải tùy thuộc
vào định luật vũ trụ (Dhamma, Pháp). Ðời sống chính nó cũng chi
phối bởi
định luật này. Không một chúng sanh nào có thể trốn chạy hay thoát
được.
Từ giai đoạn
này, Ðức Phật tiến đến phân tích tình trạng hiện hữu của chúng
sanh, và tìm cách chấm dứt bất toại nguyện và vô thường của tất cả
sư vật do duyên hợp. Cho nên, Thông Ðiệp của Ngài rất rõ ràng.
Không phải
là để cho ta chạy trốn trong sợ hãi do thiếu can đảm hay nỗ lực
của
con người. Ðó là một phương cách tìm giải pháp cho một vấn đề -
vấn
đề ám ảnh con người- và biết con đường ra khỏi tình trạng nguy
hiểm.
Những tình trạng như thế lúc nào lúc nào cũng hiện diện trên thế
gian
này và tốt nhất là có thể nào tả chúng bằng cách dùng truyện ngụ
ngôn: Bị lửa cháy, chỉ có thể thoát được khi tránh xa nó và không
nên
gần nó. Phương cách để sống sót trước lũ lụt hay vượt một con sông
là tìm một cái bè để tới chỗ an toàn. Con đường muốn khuất phục
một
con rắn là làm cho nó ra khỏi lối đi.
Cho nên lửa
hận thù có thể tránh được và dập tắt được bằng tình thương. Nước
lũ luyến ái phải vượt qua bằng sự buông bỏ, và 'sông' 'Samsara'
(luân hồi)
phải được vượt qua bằng cách tẩy sạch những ô nhiễm trong tâm. Cái
nọc độc của ảo tưởng có thể bị loại bỏ bằng cách phát triển
các đức tính hiểu biết. Về mặt này, Ðức Phật dạy ta không nên đi
đến cực đoan, mà theo một con đường hợp lý thực tiễn, đó là con
đường trung đạo. Nếu cứ cực đoan, khổ đau hay giữ bên kia cực đoan
lạc thú, có khả năng dẫn một chúng sanh tới nguy hiểm. Cái nguy
hiểm
tinh thần này vẫn là nét thường thấy trong thế giới hiện đại này.
Nó không bị hạn chế ở thời cổ, và khoa học kỹ thuật hiện đại không
thể vượt qua cái nguy hiểm tinh thần này vì nó liên quan đến trạng
thái
tình thần và không phải trạng thái vật chất.
Cho nên, con
đường khó khăn nhưng chắc chắn là con đường trung đạo. Ðó là con
đường chánh đáng, cũng được gọi là Bát Chánh Ðạo cao thượng. Con
đường này trả lời những vấn đề của con người. Nó gồm có tám đức
hạnh được sắp xếp thành ba loại, giới (sila), định (samadhi),
và huệ (panna). Giới gồm có chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh
mạng.
Ðịnh gồm có chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Huệ gồm có
chánh kiến và chánh tư duy. Thực hành những điều này dẫn đến đạt
giai đoạn cuối cùng Niết Bàn.
Ðến giai
đoạn này ta nhất định nêu câu hỏi: Tại sao con người lại tự chối
bỏ
những cái tốt nhất của đời sống - Vì Bát Chánh Ðạo rất khó theo?
Tại
sao con người không vui hưởng những lạc thú của trần thế với tất
cả
hạnh phúc của nó? Vì sau cái chết cái gì sẽ xẩy ra cho mọi người?
Ai
biết? Ai có thể nói được? Thứ nhất, con người là một động vật xã
hội. Con người là một chúng sinh có lý trí cao nhất, loại duy nhất
có
ưu thế làm chủ trên môi trường xung quanh, cả không gian lẫn ngoài
không
gian. Dù trong một xã hội như vậy, con người không thể tự mình
sống
được. Con người phải sống với gia đình, với nhóm của mình. Và
không
thể có một cuộc sống yên ổn hạnh phúc nếu ai nấy sống trong sợ hãi
lẫn nhau.
Một nền tảng
luân lý là cần thiết cho con người sống hòa bình trong xã hội.
Ngày nay
những đức hạnh vẫn giữ hàng đầu trong tâm của tất cả chúng sanh là
những tiêu chuẩn luân lý do những người sáng lập tôn giáo thuyết
giảng.
Và hơn bao giờ hết trước thế giới nhận thức đầy đủ mối nguy hiểm
đứng trước nhân dân tiến bộ tại thành thị do những kinh hoàng về
chiến
tranh, kỳ thị chủng tộc, bất bình đẳng và nghèo khổ. Những điều
này
gắn kết với nhau khiến ta thấy khó phân tách tội lỗi này với tội
lỗi
kia. Người ta nói đến hòa bình nhưng lại không chống lại đi tới
chiến
tranh và giết chóc. Ðời sống là một tặng phẩm cao quý của tạo hóa.
Chỉ có một chút khác biệt giũa hai kiểu nói đến nguyên lý đời
sống.
Cho nên thật đúng là đạo đức giả khi nói hòa bình mà không nói đến
sự ngăn ngừa lấy đi bất cứ dạng thức sống nào. Tại sao lúc ấy tất
cả những sinh vật lại không được kể đến trong thông điệp hòa bình
này để ngăn chặn khổ đau? Có phải vì con người là động vật siêu
đẳng
và số còn lại đều kém hơn không? Có phải vì con người không thể
sống
được chỉ với bánh mì không? Có phải con người phát triển nhờ sự
trả
giá của những sinh vật đồng loại? Trong ý nghĩa của mình, đó cũng
vẫn
là lập luận ảnh hưởng đến những nhà lảnh đạo quốc gia đang cố gắng
loại trừ người thế yếu; kẻ mạnh, người yếu. Ðó là luật rừng, luật
sống còn của động thực vật thích nghi nhất với sức mạnh lý, hóa và
sinh học.
Cũng giống
như vậy với các đức hạnh khác: ngăn ngừa đòi hỏi nhục dục bất hợp
pháp, ngăn ngừa nói dối, ngăn ngừa dùng ma túy. Khi xã hội tiến
triển
và giá trị luân lý, năm giới cấm (pancasila) sẽ cung cấp
con đường
sống cho con người của xã hội ngày nay và ngày mai. Ðộng vật xã
hội
có lý trí cần thiết phải bỏ lối sống vô luân lúc sơ khai của con
thú
vô trí để có thể sống hòa hợp trong phạm vi xã hội của mình. Một
số
chấp nhận và áp dụng giới này sớm hơn người khác. Một số áp dụng
từng phần và một số áp dụng toàn bộ, nhưng cuối cùng nhân loại sẽ
áp dụng tất cả. Dầu rằng không mang danh nghĩa này nhưng làm như
thế là
cách sống đạo đức đứng đắn.
Cái mà thật
sự con người mong muốn là tất cả chúng sanh hạnh phúc. Con người,
động
vật, bây giờ lẽ ra đã phải thay đổi thành một con người có luân lý
mà sự quan tâm đến đồng loại sẽ bắt đầu phát triển. Mỗi quốc gia
đều nói đến hòa bình và mỗi người trong thâm tâm đều mong muốn hòa
bình cho chính mình. Nhưng những người khác ở khắp nơi thì sao?
Những
nhà lãnh đạo nói khản cả tiếng và kêu gào hòa bình trên tất cả
những
diễn đàn. Nhưng không có đạo đức thật sự phát ra trong tâm của một
cá nhân, không có người nào hay quốc gia nào hy vọng có hòa bình
trong cộng
đồng, trong nước hay ngoài nước. Một dấu hiệu đáng mừng là nhìn
thấy
phẩm hạnh hiểu biết này phát triển trong đầu óc và con tim của
người
dân đã từng tranh đấu cam go và đổ máu trong chiến tranh và những
quốc
gia đã có được những vũ khí hủy diệt hàng loạt hiệu nghiệm. Với sự
hiểu biết này, những đức hạnh khác như lòng từ ái, từ bi (karuna),
vui trong hạnh phúc của người khác, và tâm tràn dầy thanh thản (uppekkha)
sẽ phát triển. Con người thực sự vĩ đại, hòa bình và yêu hòa bình
chỉ
khi trau dồi các đức hạnh này và khi nhận thức được và thực hành
chúng. Rồi con người ấy sẽ tới gần nhận thức hạnh phúc tinh thần
cả
thế giới này lẫn bên kia thế giới.
Tình Trạng
Hoàn Hảo Trong Bức Thông Ðiệp Của Ðức Phật
Bây giờ
câu hỏi được nêu lên, tại sao chúng ta phải lãnh tất cả khó khăn
này
khi chúng sanh đã đi tới kết thúc với xác thân bị tiêu hủy trong
thế
giới này. Tóm lại, tại sao bi quan như thế? Có thế giới nào ở bên
kia
không? Cái bản chất thế giới ấy là gì? Câu trả lời thông thường là
hoặc thiên đường hoặc địa ngục. Ðó chưa phải là câu trả lời cuối
cùng trong Phật Giáo. Một chúng sanh không ngưng trở thành cho đến
khi đạt
được trạng thái toàn hảo của hạnh phúc tinh thần. Ðiều này chỉ có
thể hoàn tất được bằng cách đạt được trạng thái cuối cùng tẩy sạch
hết trong tâm ô nhiễm như luyến ái (raga), ác ý (dosa)
và vô
minh (moha). Có thể đạt được ngay trong thế giới này với
những
ai trau dồi trạng thái tinh thần tiến từng bước tới tình trạng
toàn hảo
của phước lớn. Nó có thể xảy ra vào thời điểm thích hợp, ngay
trong
tiến trình trở thành đang tiếp diễn, một ngày nào đó sự trở thành
trở
thành ngưng lại. Cái đó như thế nào? Và nó hành hoạt ra sao? Hành
vi của
một người có thể xấu hay tốt, đạo đức hay vô luân. Tâm của một
người
có thể phát triển hay phát triển chưa đầy đủ. Nhũng sự thành công
của
một người có thể mau hay chậm. Chúng sinh tiếp tục trong chuỗi
sinh và
tái sinh đây đó theo nghiệp (karma) riêng của mình. Theo
định luật
của nghiệp, một chúng sanh tái sanh trong tiến trình luân hồi (samsara).
Sự tiếp tục của đời sống, của tâm và vật, tình trạng của dòng
tinh thần do lực của nghiệp và hậu quả tái sản xuất ra chúng sanh
này
trong một loạt đời sống. Tiến trình thanh tịnh tinh thần phải tiếp
tục.
Giai đoạn đạt tinh thần phải phát triển cho đến khi tâm được thanh
tịnh
và người đó trở thành một người hoàn hảo và chứng được an lạc của
Niết Bàn.
Như đã
nói trước dây sanh và tái sanh tiếp diễn trong trạng thái này hay
trạng
thái khác do sự tiếp tục cái đà của dòng tinh thần theo nghiệp
riêng của
mình. Tiến trình này được giải thích trong Phật Giáo bởi học
thuyết về
nghiệp và tái sanh. Sanh tiếp diễn cho đến khi nghiệp trợ giúp mỗi
cuôc
sống có được ngưng lại. Sự ngưng tối hậu của sanh mang lại trạng
thái
toàn bích của hạnh phúc gọi là Niết Bàn trong Phật Giáo. Con đường
của
đời sống phác họa cho đến nay cách sống đã được phác họa này có
thể được theo đuổi ngay trong đời này trong xã hội tiến bộ hay kém
tiến
bộ. Nhưng ham muốn để trở thành khiến không chúng sanh nào đạt
được
hạnh phúc tối thượng. Chúng sanh phải ngưng trở thành. Ðó phải là
mục
tiêu tối hậu và mục đích của mỗi chúng sanh. Ðó là mục tiêu của
người
Phật Tử và người Phật Tử phải thực hành bộ luật đạo lý trong hy
vọng
này và cho mục đích này. Trạng thái ấy nằm trong tay của mỗi
người. Nó
phải được thực hành bởi chính mình.
Nơi đây người
cư sĩ nhất là những người Phương Tây đụng độ với những vấn đề
không mấy quen thuộc với họ, với triết lý về đời sống và tôn giáo
quen thuộc của họ. Ðó là quan niệm về đời sống sau khi chết trong
một
chuỗi tái sanh dưới nhiều dạng thức. Sự việc như vậy có thể có
không? Nhưng những nhà tư tưởng phương Tây và trí tuệ phương Tây,
tốt
hơn trước đây, nghĩ rằng sự việc như vậy có thể có được. Một số
biến cố, và một số bất hạnh trong cuộc sống này không thể giải
thích nổi ngoại trừ bằng niềm tin như vậy. Một số năng khiếu của
trẻ
em ở độ tuổi khác thường không thể giải thích hoàn toàn Cho đến
nay,
sự truyền thừa năng khiếu do di truyền có thể là câu giải đáp.
Nhưng
sự hồi tưởng hay nhớ lại một số việc xẩy do các em kể lại cho thấy
một vấn đề mà do đấy tái sanh có thể giải thích được. Những nhà
ngoại cảm đang nghiên cứu hiện tượng này và những trường hợp được
ghi nhận càng ngày càng nhiều. Trong Phật Giáo có nói rằng kiến
thức nhớ
lại kiếp trước (pubbe nivasanussatinana) đạt được trong
giai đoạn
thiền thứ ba bởi một người đắc ngũ thông (pannca abhima).
Cho đến
nay những người thấy khó tin và hiểu đã phát hiện một số bằng
chúng
có triển vọng thực tế trong tái sanh .
Cơ chế hoạt
động của học thuyết tái sanh là gì? Nghiệp lực tốt hay xấu được
đặt
vào như một lực tái phát và quyết định chu trình đời sống tiếp
tục.
Ðó không phải là một phương trình mà trong đó tốt và xấu được tính
toán như yếu tố cộng trừ, để lại con số thừa hay thiếu của một tài
khoản. Ðó là một khái niệm bởiù hành vi tốt sẽ ở một nơi nào đó,
một cách nào đó, một ngày nào đó vào lúc nào đó được đền bù tưởng
thưởng, ngược lại hành vi xấu sẽ gặt phần thưởng xấu. Nghiệp lực
tiềm tàng này có một môi trường tâm linh và không phải vật chấtù.
Ðó là một tiến trình tâm linh giống như điện năng trong máy móc
điện
tử. Sức mạnh tự tái sanh của nó vốn có, gắn liền trong lực của
chính nó, giống như điện năng hay âm thanh và sóng ánh sáng. Nơi
đây làn
sóng âm thanh đặc biệt hay tia sáng thực tế có trong nó toàn bộ
tiềm năng
để tự tái sanh nếu có sự bố trí thích đáng để nhận nó. Có lẽ
nghiệp lực hoạt động có thể giải thích một cách nào đó bằng ngôn
ngữ thông thường. Phương trình chót và cuối cùng là đặc tính của
nghiệp
lực nó tái sanh ra hậu quả, có nghĩa là kết quả chúng sanh mới có
được
trong những giai đoạn tiếp nối của cuộc sống. Ðặc tính đó là gì?
Giải
thích nó như thế nào?
Những điều
này là những vấn đề cần câu giải đáp. Người cư sĩ thấy khó khăn
hơn để hòa hợp các yếu tố này. Và những người cư sĩ của thế giới
phát triển và chậm tiến lại càng thấy khó tin hơn vào việc đó.
Phải
nói rằng những điều này là những khái niệm triết học, học thuyết
tôn giáo đã được bàn cãi thảo luận và dẫn giải. Giải thích một sự
vật tầm thường cũng không thể được nếu không có sự thực hành trong
hiện tại hay kinh nghiệm của chính mình. Ánh sáng có thể giảng
nghĩa dễ
dàng. Nhưng với một người mù thì khó mà có thể giải nghĩa nó giống
cái gì. Ta có thể mô tả đường đi hay phương cách để đi tới một
nơi nào đó. Ta cũng có thể mô tả một nơi như thế nào nếu ta đã ở
đó. Nhưng không ai có thể cảm thấy hay thực hành nếu tự ta không ở
đó.
Giống như vậy, những điều này phải được thực hiện bởi cá nhân
mình và tự mình. Phật Giáo nói lên con đường do Ðức Phật thuyết
giảng.
Con đường đó đã được giải thích. Những người khác có thể gia nhập
để theo. Vuợt qua cái đó, không ai có thể giúp đỡ được. Ta chính
là
vị cứu tinh của ta. Không ai có thể cứu được người khác. "Attahi
attano natho". Khi ta đã theo con đường này, thực hành tôn
giáo này,
mở mang tâm tríù, ta không thể thất bại trong việc đạt trạng thái
toàn hảo và cao nhất của Niết Bàn. Trạng thái đó vẫn nằm trong bàn
tay của chúng ta.
4. PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG VẤN ÐỀ CỦA THỜI ÐẠI
Tiến Sĩ G.P. Malalasekera
Phật Giáo đặt giải thoát hay Niết Bàn
hoàn toàn trong tầm tay con người. Tuy nhiên, nó không đến với ta như
một tặng phẩm từ bên ngoài ta; đó là điều tự ta phải đạt được. Không ai
có thể tìm mình bên ngoài và chữa khỏi sự chán ghét mình từ những giá
trị chủ yếu. Nói một cách khác, Phật Giáo không có chỗ cho một Vị Cứu
Thế chịu tội cho người khác để đạt được sự chuộc tội.
Chư Thiên
Phật Giáo thừa nhận có nhiều loại thần được gọi là chư thiên hay vị
trời. Tuy nhiên không một vị nào trong những chư thiên này thường còn và
bất diệt. Các chư thiên này được thấy tại nhiều cõi sống, một số có
tuổi thọ lâu hơn chúng bạn. Tuy nhiên không một vị nào là toàn năng, một
số được coi như có thần thông siêu nhân và những ân huệ của họ ta có
thể đạt được mặc dầu không phải bằng cầu nguyện và hy sinh. Theo Phật
Giáo, những người mộ đạo có thể chia sẻ công đức và có thể truyền cảm tư
tưởng từ ái đến chư thiên để cầu khẩn các vị này che chở cho họ.
Cuộc sống trong thế giới chư thiên và tuổi thọ của họ tùy thuộc vào
những hành vi tốt làm trong đời quá khứ và khi kho dự trữ các công đức
cạn hết, thì các chư thiên sẽ biến mất từ cõi trời và sanh vào một nơi
nào đó. Nhiều chư thiên, nếu không phải hầu hết, là tín đồ của Phật mà
các đức hạnh được các chư thiên biết rõ. Họ không may mắn như chúng sanh
loài người vì trong thế giới loài người, có nhiều cơ hội làm những điều
thiện hơn cảnh giới của chư thiên. Con người có thể chia sẻ công đức
đạt được do hành động thiện đến chư thiên.
Hồi Hướng Công Ðức
Học thuyết "hồi hướng công đức" là một phần giáo lý của Ðức Phật. hồi
hướng như vậy được thực thi bởi người làm điều thiện quyết định là "ai "
có thể cùng hưởng "công đức" của hành vi thiện của mình. Việc hồi hướng
trở nên thực sự hiệu quả khi người thọ nhận ý thức được điều thiện và
hoan hỉ trong trường hợp ấy. Ðiều này gọi là anumodana (hoan hỉ
về việc đó). Việc hoan hỉ có thể thực thi không cần đến sự hiểu biết của
người làm điều thiện. Cái hữu lý đàng sau điều đó là khi một người tìm
thấy nguồn vui trong một hành vi thiện khác, dù có hay không có sự hiểu
biết của người nhận, tâm của người đó trong sạch, và thanh tịnh và điều
này tạo hiệu quả công đức cho chính mình. Sự hoan hỉ có thể thực thi bởi
bất cứ ai như một hành động có ý thức và thận trọng.
"Hồi hướng công đức" chính nó là một hành vi thiện, thêm vào công
đức của các việc thiện đã làm. Người chia sẻ công đức không mất mát gì
mà có thể tích lũy công đức.
Có những chư thiên đặc biệt hay các vị trời có thần thông quảng đại,
được coi những người bảo hộ của Phật Giáo. Mỗi xứ Phật Giáo có đền thờ
riêng ảnh hưởng chủ yếu là địa phương, tuy cũng có một số ít được cầu
khẩn tại bất cứ ở đâu. Có nhiều những chư thiên địa phương được mượn hay
áp dụng bởi những tín đồ của tôn giáo khác, nhất là Ấn Giáo trong
trưòng hợp vùng đất của Theravada (Nguyên Thủy). Tại Myanmar, chẳng hạn,
người Phật Tử tìm ân huệ nơi (Thiên Vương ) Nats, chủ trì vận mệnh
người tại nơi này. Tại Nhật Bản, mặt khác, nhiều Bồ Tát (Phật sẽ thành)
được cầu khẩn.
Có nhiều những điện thờ các vị thần này, tại đây các người sùng đạo
dâng cúng trái cây, hoa như biểu tượng sự tôn kính, cầu nguyện, tụng
kinh và nguyện cầu xin ân huệ. Không có súc vật bị cúng tế. Dạng thức
của sự thờ phượng này có ảnh hưởng sâu rộng bởi những người tu tập theo
tôn giáo hữu thần. Việc này tương đồng với điều Ðức Phật nói khi Ngài
tuyên bố lúc con người bị khủng hoảng hay lo âu, người dân sẵn sàng đi
đến bất cứ nơi đâu để được che chở. Những ân huệ mà họ nguyện cầu liên
quan đến việc trần thế. Không có người Phật tử nào tin vào sự sùng bái
các thần, dù thần thông mạnh me,õ có thể dẫn đến việc mở mang tinh thần.
Niềm Tin
Câu hỏi thường được nêu lên là niềm tin (Saddha) có vị trí như
thế nào trong Phật Giáo. Tưởng cũng rất hữu ích nhớ lại trong các bản
văn kinh điển nguyên thủy tiếng Pali, không có một từ ngữ nào tương đồng
với chữ "Phật Tử". Dân chúng được phân chia ra làm nhiều hạng theo
trình độ của sự phát triển tinh thần. Vây nên chúng ta có người bình
thường, một trong số nhiều người trong dân gian (puthujjana),
người lương hảo (kalyana-puthujjana), người quý phái (ariya)
và người hoàn toàn (arahant). Kinh điển nói đến những người tìm
nương tựa nơi Ðức Phật, Giáo Pháp của Ngài, và những đệ tử cao quý của
Ngài (đoàn thể Tăng Già). Trong Phật Giáo, không có nghi thức "rửa tội"
tuy nhiên có một nghi thức rập khuôn áp dụng bởi người Phật Tử
trong những nước Phật Giáo để bày tỏ hành động "quy y" có nghĩa là
người sùng đạo chấp nhận Ðức Phật là vị Ðạo Sư, Pháp là triết lý và Lối
Sống và Tăng Già (Ðoàn thể các Thầy Tu) như những người gương mẫu về Lối
Sống.
Ðúc tin Phật Giáo có nghĩa là chấp nhận trong niềm tin tưởng và kiến
thức những nơi nương tựa ấy rất đáng được chấp nhận. Không có "niềm tin
mù quáng", không có trường hợp nào "không tin thì bị đọa đầy". Ðức Phật
đồng ý có nhiều thầy và nhiều Lối Sống được thuyết giảng bởi các vị thầy
này, và có nhiều tín đồ của các vị thầy ấy và Lối Sống của họ. Mọi
người hoàn toàn tự do chọn lựa; không một hạn chế nào trên quyền tự
quyết của môt cá nhân trong phương diện này. Thực ra có nhiều trường hợp
những tín đồ của các vị thầy khác thoái thác các vị thầy này và mong
muốn chuyển lòng trung thành với Ðức Phật. Ngài làm họ nản lòng và yêu
cầu họ hãy nghĩ kỹ vấn đề hơn nữa. Khi họ còn năn nỉ, Ðức Phật khuyên họ
nên tiếp tục việc thiện với những vị thầy cũ của họ.
Một đoạn nổi tiếng trong Kinh Kalama, thường được trích dẫn trong
phương diện này, là một bằng chứng không bác được của sự tự do chọn lựa
này. Ðoạn văn khẳng định không nên chấp nhận điều gì chỉ vì lý do truyền
thống, quyền thế của vị thầy, hay vì nó là quan điểm của nhiều người,
một nhóm người đặc biệt hay ngược lại. Mọi thứ đều phải được cân nhắc,
quan sát, và phán xét xem đúng hay sai dưới ánh sáng nhận thức của chính
mình. Nếu là sai, không nên bác bỏ chúng ngay mà nên để lại xét thêm
nữa. Không phải nghi ngờ được coi là tội ác ghê gớm mà nên được tích cực
khuyến khích.
Chánh Kiến và Tà Kiến
Phật Giáo không có sự định nghĩa rành mạch cho những thuật ngữ Sammaditthi
(chánh kiến) và Micchaditthi (tà kiến). Chúng dựa vào quan điểm
thực chất là sai hay đúng dù đó là theo người Phật Tử hay những người
khác. Không quan điểm nào bị coi như không được xâm phạm vì lý do tôn
giáo và không được hỏi. Tự do tư tưởng là một vấn đề nhân phẩm. Cả đến
tính giá trị của các lời tuyên bố của chính Ðức Phật cũng được hỏi. Ðức
Phật tuyên bố không có quyền hành gì về học thuyết của Ngài ngoại trừ
kinh nghiệm bản thân của chính Ngài.
Quyền hành thực sự là quyền hành mà tự nó có chân lý, chân lý chứng
minh chính nó là xác thực. Chân lý như vậy có sức mạnh lớn, sức mạnh có
thể làm phép lạ (saccakiriya), như được thấy nhiều trong kinh
Jataka, một phần gia tài văn hóa của người Phật Tử. Cho nên, saddha
(niềm tin) nên được giải nghĩa như tin cẩn, tin tưởng hay nhận thức hơn
là niềm tin, vì niềm tin có nghĩa rộng không tìm thấy trong khái niệm
về Saddha.
Hạnh Phúc của Tất Cả Chúng Sanh
Lối sống Ðức Phật dạy, đôi khi gợi ý, không có nghĩa đặc biệt dành
cho những người có đời sống trong tu viện. Ðúng ra, tinh thần không
luyến ái phải được phát triển để đạt Niết Bàn có thể thành tựu nhanh bởi
nhà sư hơn là người cư sĩ. Nhưng, hoàn toàn là sai khi nói giải thoát
hoàn toàn chỉ có thể đạt được bởi nhà sư và người cư sĩ sống tại gia
không đạt được. Những bài thuyết giảng của Ðức Phật thu thập và hiệu
đính bởi Hội Ðồng các Trưởng Lão sau khi Ðức Phật nhập diệt, gồm nhiều
bài giảng cho các nhà sư vì các nhà sư là thính giả chính trực tiếp của
Ngài. Nhưng cũng có nhiều bài Ngài giảng cho người cư sĩ. Ðôi khi Ngài
giảng cho một người.
Trong bài thuyết pháp đầu tiên, gọi là Thiết lập nguyên tắc Chánh
Pháp, Ngài phát triển khái niệm về phúc lợi và hạnh phúc của tất cả
chúng sanh, không chút kỳ thị, phát xuất từ từ bi cho thế giới. Ðó là
lần đầu tiên trong lịch sử loài người, như chúng ta biết, lý tưởng về
việc thiện chung hay việc thiện phổ thông được vạch ra, ảnh hưởng không
những người bình thường mà cả các dân tộc trên thế giới và tất cả những
dân cư của vũ trụ. Bài này được mô tả như giáo lý mang kết quả đến ngay
trong đời sống này, không chậm trễ, lúc nào cũng có giá trị, có thể kiểm
chứng và gây hứng thú cho việc điều tra nghiên cứu.
Sự Ðoàn Kết Của Nhân Loại
Ðức Phật dạy không những cần có cuộc cách mạng nội tâm trong một cá
nhân vì hạnh phúc nhân loại mà cũng cần có cuộc cách mạng bên ngoài
trong đời sống xã hội. Cho nên, chẳng hạn, Ngài thuyết giảng căn bản hòa
hợp và đoàn kết của nhân loại, không kể đến mầu da, chủng tộc và những
đặc điểm vật lý khác - như trong trường hợp của thú vật - và tạo một
cuộc cách mạng hủy bỏ chế độ đẳng cấp đang lan tràn thời bấy giờ tại Ấn
Ðộ. Ðể trình bày khái niệm về sự hòa hợp nhân loại, Ngài hoạt động không
chỉ với các vua chúa, các nhà tư bản và các phụ nữ quý tộc mà Ngài cũng
hoạt động với người nghèo nhất của người nghèo, với người ăn xin, và
những công nhân quét đường, kẻ trộm cắp và phụ nữ mãi dâm.
Ngài thâu nhận vào đoàn thể Tăng Già do Ngài thành lập, nam và nữ ở
mọi từng lớp trong xã hội bất kể đến dòng dõi và nguyên quán. Ngài chăm
sóc người bệnh và người cơ cực, an ủi kẻ bị ức hiếp và mang hạnh phúc
đến người nghèo khổ. Ðược biết bệnh viện đầu tiên trong lịch sử được
thành lập dưới sự lãnh đạo của Ngài. Ngài không xa lánh thế giới sau khi
Giác Ngộ, sống 45 năm trong cộng đồng, luôn luôn tìm đến những người
cần đến sự giúp đỡ.
Dân Chủ
Ngài đề cao tự do cá nhân, tự do tư tưởng và ngôn luận cùng những lý
tưởng dân chủ. Ðiều ràng buộc với Phật Giáo không mâu thuẫn với sự cởi
mở. Ðoàn Thể Tăng Già được coi như một thể chế dân chủ lâu đời nhất trên
thế giới và coi như một kiểu mẫu cho các nền móng cho các tổ chức, kể
cả thể chế chính trị. Quốc gia lý tưởng vạch ra bởi Phật Giáo là quốc
gia dân chủ, làm việc phúc lợi vật chất và tinh thần của người dân, bảo
đảm tự do chính trị, tôn giáo và cá nhân cũng như an ninh kinh tế với
đầy đủ công vi?c làm.
Phúc Lợi Kinh Tế
Lập kế hoạch cho phúc lợi kinh tế được nhấn mạnh rõ ràng như một phần
nhiêm vụ của nhà vua hay quốc gia. Ðức Phật nói: "Nếu điều đó làm đúng,
người dân, mỗi người theo nhiệm vụ của riêng mình, không còn quấy rối
vương quốc, thu nhập quốc gia sẽ tăng lên, xứ sở sẽ an bình, và dân
chúng ai nấy đều vui và sung sướng, nhảy múa với con cái trong tay, sẽ
an trú trong nhà cửa mở toang". Kinh Mahavatsu nói: "Thế giới dựa trên
hai nền móng: sự đạt được của cải và sự bảo tồn cái đã đạt được. Cho nên
muốn đạt được của cải và bảo tồn cái mà bạn đạt được, cần nỗ lực mạnh
mẽ, trong phạm vi chánh pháp".
Quyền Sở Hữu
Nhân dân làm chủ tài sản được ủng hộ tại nhiều nơi trên thế giới,
nhất là tại những nơi xã hội chủ nghĩa thống trị. Cho đến nay được biết
sự áp dụng đầu tiên nguyên tắc tài sản chung trong một cộng đồng hay xã
hội thấy có trong Luật Tạng quản trị Ðoàn Thể Tăng Già, nơi mà tất cả
tài sản, chuyển động được hay bất động, hay bất cứ một thứ có giá trị
kinh tế, thì được giữ như của chung, không có một loại ép buộc nào. Ðời
sống trong Tăng Ðoàn là một đời sống đoàn thể căn cứ trên nguyên tắc tự
nguyện đồng lao cộng tác.
Phật Giáo và Nhân Loại
Từ những gì đã nói, cho thấy rằng Phật Giáo quan tâm nhiều đến thế
giới này và đời sống của nhân loại trong đó. Phật Giáo tuyệt nhiên không
chối bỏ thế giới. Ðức Phật mô tả giáo lý của Ngài như một Chúng sanh
Sanditthika, chủ yếu quan tâm đến thế giới này, đến đời sống này. Ngay
cả hạnh phúc cao nhất, đó là Niết Bàn, sự phấn đấu ngay trong kiếp này.
Giáo lý này nhấn mạnh dến nhu cầu tuyệt đối để phát huy tốt nhất từ hiện
tại phù du để bảo đảm tương lai phải được kiểm soát vì hạnh phúc của
chúng ta. Quá khứ đã qua không lấy lại được. Chỉ có hiện tại có thể cho
chúng ta đời sống tốt đẹp. Tương lai chưa đến và tương lai tùy thuộc
hoàn toàn nơi chúng ta.
Người Phật Tử không coi thế giới này như một nhà tù mà con người phải
đào thoát để lên thiên đường. Ðúng hơn là con người tìm kiếm xây dựng
thiên đường ngay nơi đây. Người Phật tử không phải là một người duy vật
chủ nghĩa, cũng không khinh khi những thuận lợi của văn minh vật chất.
Vấn đề không phải là sự chọn lựa giũa cảm giác và tinh thần mà là sự chi
phối tinh thần. Người Phật Tử lý tưởng phải thiết lập sự quân bình giũa
bên ngoài và bên trong, giũa những trạng thái bên ngoài của thiên nhiên
và thế giới chung quanh chúng ta, và tinh thần tiến bộ do sự chiến
thắng lòng vị kỷ. Với người Phật Tử, đời sống là một cuộc phiêu lưu vĩ
đại, thường là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Vấn đề chính là làm sao cái
vĩ đại nhất của tất cả các cuộc phiêu lưu có thể dẫn đến kết
thúc hạnh phúc.
Toàn Hảo
Người Phật Tử lý tưởng là bậc A La Hán, có nghĩa là toàn hảo. Muốn
đạt được lý tưởng này, tất cả những yếu tố chống lại hạnh phúc này phải
bị loại bỏ không phải cho riêng mình mà cũng cho tất cả các sự vật có
đời sống. Người Phật Tử không thể tìm phúc lợi cho cá nhân mình, mà
không quan tâm đến người khác; phúc lợi của mình gắn bó với phúc lợi của
toàn thế giới. Vậy nên huấn thị của Ðức Phật là người thiện phải sabba-panabbhutahitanukampi,
quan tâm sâu xa và hoạt động tích cực vì hạnh phúc và phúc lợi không
những chỉ cho con người mà cho tất cả các sinh vật.
Ở bất cứ nơi nào Phật Giáo đến, Phật Giáo khuyến khích sự phát triển
văn minh và văn hóa bằng khoan dung, nhân từ, cảm thông và hiểu biết,
hai đức hạnh song đôi Karuna (từ bi) và Panna (trí tuệ),
hai đức hạnh này hình thành hai cương lĩnh chính của học thuyết Phật
Giáo.
Thế Giới Tiên Tiến
Nét đặc thù phân biệt của thế giới hiện đại là độ lớn và tốc độ của
tiến trình thay đổi. Ngày nay chúng ta chứng kiến sự thay đổi hầu như
không thể tin được trong sự biến đổi hoàn toàn và mạnh mẽ của tất cả thể
chế nhân loại trong mọi lãnh vực hoạt động của con người. Ðúng là những
thuận lợi hấp dẫn của khoa học và kỹ thuật đã phá hoại cái dây neo của
một lối sống ổn định có đặc tính đạo đức riêng, ném đa số người lênh
đênh trong thế giới xa lạ và khó khăn. Thế giới thay đổi nhanh đến nỗi
không kịp nhận ra.
Nhưng những tiến bộ này cũng mang sự giải phóng đến cho nhân loại
trong nhiều phương diện. Chúng đã cho chúng ta những thành quả vĩ đại về
xã hội và tri thức và những phương tiện để diệt nạn đói và nghèo khổ.
Xã hội đã liên kết với nhau chặt chẽ chưa từng có, và đáp ứng nhu cầu và
đòi hỏi của con người nhiều hơn. Sự lầm lỗi không phải ở những sản phẩm
của tiến bộ khoa học và kỹ thuật mà là sự thất bại của chúng ta trong
việc sử dụng chúng thích đáng và khôn ngoan.
Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta không thể ngưng thế giới; thế
giới luôn thay đổi, vì thay đổi, như Ðức Phật nói, là sự thật căn bản
của đời sống. Không có cuộc cách mạng nào có thể chấm dứt được sự tự nó
thay đổi. Ðó là cái đẹp của thay đổi. Không có sự thay đổi liên tục,
cách mạng ngày qua trở thành tập quán ngày nay, và tập quán ngày nay trở
thành chuyên chế ngày mai. Sự sống còn của chúng ta gắn bó với thay
đổi. Do đó người hiện đại phải thấy rằng Phật Giáo đặc biệt thích hợp
cho thời đại chúng ta. Phật Giáo chấp nhận sự thay đổi; thực ra, thế
giới được xây dựng trên chân lý về sự thay đổi không ngưng và liên tục.
Chúng ta phải học hỏi, hiểu dòng sông lúc nước chảy.
Chúng ta phải trau dồi đặc tính phục hồi nhanh sức mạnh, khả năng áp
dụng, thích nghi và linh động. Thời điểm chúng ta đi đến những kết luận
cứng rắn và từ chối xét các điểm dị biệt, chúng ta ngưng là người thông
minh. Quan điểm của chúng ta có khuynh hướng làm cho giáo điều cứng thêm
và giáo điều làm chúng ta bướng bỉnh trong tính ngoan cố của chúng ta.
Những thử thách mới đòi hỏi chúng ta đáp ứng mới. Nếu mỗi cá nhân cẩn
thận tránh giáo điều, toàn bộ cộng đồng tr? thành một xã hội rộng mở có
thể đem đến một đời sống tốt đẹp.
Những Khó Khăn Nhân Loại Phải Ðối Phó
Những khó khăn nhân loại phải đối đầu rất nhiều. Chúng ta có những
khó khăn về lương thực, kỹ nghệ, nhân công, lương bổng, thất nghiệp, cơ
hội bất bình đẳng, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, đó là một
vài việc đề cập đến. Những khó khăn này hình như phức tạp, đương nhiên
phức tạp, nhưng điều mong mỏi của một người bình thường chỉ là một điều
tầm thường. Người ấy chỉ mong muốn được sống trong hòa bình và hạnh
phúc, với tự do được xây dựng cái thế giới nhỏ bé của mình, trong phẩm
cách của con người.
Người ấy cũng cần đến tình bạn bè, hiểu biết, tình thương và điều hy
vọng cho mình và con cái, cả kiếp này và kiếp sau. Ở nhiều nơi trên thế
giới, những nhu cầu căn bản đó cũng không thể có được. Chẳng tìm thấy an
ninh và công bằng thấy trên hoàn vũ. Sự bất trắc và bất an trở thành
một tai họa chết người khắp hoàn vũ cả giữa những người giàu lẫn người
nghèo, đôi khi đem lại thờ ơ và lãnh đạm, đôi khi lo âu, căng thẳng và
đảo lộn. Khoa học thất bại trong việc tìm kiếm bí mật của hạnh phúc.
"Chinh phục thiên nhiên" không thành công trong việc đạt được sụ sung
túc và hòa bình. Ðiều này không làm cho chúng ta ngạc nhiên vì Ðức Phật
dạy chúng ta hạnh phúc chỉ có thể đạt được khi sống hòa hợp với Pháp,
tức với thiên nhiên, với cái đẹp và huy hoàng của nó. Chân lý là,
là nhân loại, nói chung không hạnh phúc, hết sức khổ sở.
Cho nên tình hình hình như hết sức phức tạp và có thể không có giải
pháp. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghiên cứu cẩn thận vấn đề với kiến thức
và hiểu biết, chúng ta nhận thức rằng những khó khăn hiện đại căn bản
không khác biệt gì với những khó khăn kinh niên đã làm đau đớn người dân
trong tất cả các thời đại và ở mọi miền. Nếu những khó khăn hiện đại
khác biệt những khó khăn của tổ tiên chúng ta, đó chỉ là cùng vấn đề
nhưng lớn hơn về số lượng và nhiều loại hơn.
Vậy thì, giáo lý căn bản của Ðức Phật, như chúng ta đã thấy, là chẳng
có gì xẩy ra ngoại trừ là kết quả của nguyên nhân. Một khi những nguyên
nhân được điều tra và được hiểu, người ta sẽ tìm được giải pháp. Người
ta thường cho rằng những giải pháp của các bậc hiền triết đời xưa như
Ðức Phật, quá đơn giản, không đủ hiệu quả để giúp đỡ chúng ta trong giải
pháp trước những khó khăn cực kỳ phức tạp đang tác động lên cá nhân và
xã hội trong đời sống hiện đại. Thông điệp của Ðức Phật đề cập đến tình
trạng căn bản khó khăn của con người khiến thông điệp này lúc nào cũng
có giá trị và hợp thời. Thông điệp này hướng dẫn đến hành động về phương
diện tư tưởng, lời nói và hành vi. Mỗi thế hệ kế tiếp có thể và phải
khám phá ra cái thích đáng của thông điệp này cho việc giải
quyết khó khăn của mình.
Hạnh Phúc Cao Nhất
Giáo lý của Ðức Phật nói hạnh phúc tối cao là hòa bình và không có
hạnh phúc thực sự nếu không có hòa bình. Thế giới bị quẫn trí bởi sợ hãi
và đe dọa của chiến tranh. Những quốc gia dính líu đến chiến tranh trở
thành công xưởng đáng sợ làm vũ khí đạn dược cho quân sự, tiếp tục việc
buôn bán và kiếm lời cho những lái buôn cái chết và phá hoại: đi theo
sau lý tưởng đày mâu thuẫn không những chỉ binh lính quân đội mà còn
hàng ngàn đàn ông, đàn bà, trẻ con vô tội bị thảm sát tàn nhẫn và các
thiệt hại không kể siết làm hại đến đất đai và tài sản. Không có gì có
thể thoát khỏi cái ác liệt và điên cuồng của trận chiến, và kết thúc đi
đến đâu? "Hận thù không thể chấm dứt được bằng hận thù" Ðức Phật tuyên
bố "chỉ có tình thương", và "chiến thắng nuôi dưỡng ác tâm", "và kẻ
chiến bại chẳng hạnh phúc". Trên nhiều nơi trên thế giới, những đám
mây chiến tranh đe dọa, không khí đầy bạo động trong tư tưởng, lời nói
và hành động.
Vây thì, đó là nhiệm vụ của tôn giáo - tất cả các tôn giáo. Chỉ có
tôn giáo mới có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa cần thiết của tâm - tôn
giáo không phải chỉ gồm có thực hiện các nghi thức và các cuộc lễ nghi
hay thuyết giảng các bài pháp, mà là đời sống có tính chất thiêng liêng
và nội tâm an lạc mà kết quả giải trừ quân bị trong tâm, làm tâm nguôi
giận, đó là sự giải trừ quân bị thật sự.
Gốc Rễ - Nguyên Nhân Chiến Tranh
Ðức Phật dạy chúng ta con đường duy nhất để đạt hòa bình là loại bỏ
gốc rễ - nguyên nhân chiến tranh: tham lam, sân hận và si mê. Ngày nay,
thế giới phân chia thành nhiều nhóm tư tưởng khác nhau, với khối sức
mạnh, họ dành cả tâm trí và năng lực vào công việc chiến tranh tiêu cực,
vô ích. Thế giới không thể có hòa bình cho đến khi nào con người và
quốc gia từ bỏ ham muốn ích kỷ, bỏ cái cao ngạo chủng tộc, và tẩy sạch
cái thèm khát ích kỷ muốn chiếm hữu và quyền hành. Lý tưởng chia rẽ đem
đến xung đột. Lý tưởng mang nhiều dạng thức khác nhau: chính trị, tôn
giáo, kinh tế, xã hội và giáo dục. Lý tưởng là một sự thoát ly thực tế.
Nó làm cho con người hung bạo và giam cầmõ con người trong cuồng tín và
bạo lực.
Chính trong tâm con người những lý tưởng mâu thuẫn ấy phát sanh, dẫn
đến căng thẳng và chiến tranh, thì cũng chính nơi tâm con người nhửng
xung đột ấy có thể diệt trừ để nhân loại có thể tràn đầy những tư tưởng
hòa hợp và hòa bình. Ðức Phật tuyên bố tâm đứng đầu, kiến thâu của mọi
việc, tốt hay xấu, khi tâm tẩy sạch các tội lỗi, hòa bình và hạnh phúc
sẽ ngự trị.
Tôn giáo, nếu đúng là tôn giáo thực sự, phải lấy toàn bộ con người
làm phạm vi của nó chứ không phải chỉ một vài khía cạnh cuộc sống con
người. Người thiện, có nghĩa là người theo tôn giáo, hiểu không có hòa
bình và hạnh phúc trên trái đất chừng nào còn có nghèo khổ và thiếu ăn,
bất công và áp bức, pháp chế kỳ thị, phân biệt chủng tộc, bất lực xã hội
và bất bình đẳng, bị sợ hãi gặm nhấm, ngờ vực và nghi kÿ lẫn nhau. Tự
trọng cũng cần thiết cho
hạnh phúc như thực phẩm, không có tự trọng nơi những người không có
cơ hội để đạt được sự phát triển hoàn toàn về nhân cách.
Khó Khăn Của Thế Giới
Ngày nay những khó khăn mà nhân loại phải đương đầu, đe dọa tổng thể
cấu trúc của nhân loại là những khó khăn thế giới không phải chỉ cô lập
tại vùng địa dư này hay vùng địa dư kia. Cho nên, giải pháp phải được
tìm kiếm ở cấp thế giới. Ðiều này liên quan đến quan niệm mới, về phần
chúng ta, về các quan hệ con người, không chỉ trong gia đình, tại nhà,
thị trấn, làng mạc, hay xú sở của chúng ta, mà là trong bối cảnh thế
giới. Phải có nhu cầu giáo dục đàn ông cũng như đàn bà về lãnh vực các
tai hại của tinh thần quốc gia hẹp hòi, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,
màu da và tín điều. Bất khoan dung, kiêu căng và tin mù quáng - chúng cố
gắng phản đối và phỉ báng dân tộc khác, văn hóa khác, tôn giáo khác,
lối sống khác - Những thứ ấy phải được loại bỏ nếu chúng ta muốn
tìm hòa bình.
Quá Khứ Tai Hại
Phải thừa nhận rằng tôn giáo trong nhiều phương diện, có một quá khứ
tai hại phải chuộc lại. Quá thường xuyên, nhiệm vụ tôn giáo trước nhân
loại đã phải chịu những đòi hỏi khẩn cấp của hoạt động chính trị quốc
gia hay tỉnh lẻ và những âm mưu bất chính để bành trướng và chinh phục.
Trong thời đại cổ xưa, hầu hết những cuộc chiến tranh quốc gia đều là
chiến tranh tôn giáo. Tôn giáo đã chôn vùi hình ảnh của mình bằng tầng
tầng lớp lóp lễ nghi và tín điều rườm rà, các nghi vấn về tổ chức giáo
hội, và tính "không thể sai lầm" của các sách vở và nhân vật tôn giáo.
Làm như vậy tôn giáo tự thu hẹp chính mình để trở thành một thứ nghề tu
sĩ, thành chủ nghĩa tăng lữ thần quyền, chỉ còn chăm lo cho của cải và
đặc quyền của Giáo Hội.
Thế Tục Hóa
Cho nên người hiện đại có quyền hỏi, tôn giáo dùng làm gì cho chúng
tôi ở thời đại này. Họ sẽ lập luận rằng tôn giáo đó phục vụ cho mục đích
của tôn giáo đó, cho nên hãy để cho nó chết. Ðó là nguyên nhân chính mà
tôn giáo bất cứ ở chỗ nào cũng phải đương đầu. Vì vấn đề phát xuất từ
thế tục hóa nhiều ít rất phổ thông cho tất cả các tôn giáo thế giới,
không cần phải đặc biệt xem xét đặc biệt chúng tại đây.
Tuy nhiên cái nghiêm trọng của chúng là những vấn đề liên quan đến
giới trẻ của thế giới mà những mối lo âu về chúng hiện hữu nơi những thế
hệ già và nhất là nơi các vị lãnh đạo của nhiều tôn giáo. Những nỗi lo
âu này tập trung chủ yếu vào bạo lực đang lan tràn trong nhiều phong trà
thanh niên và việc dùng các chất say và ma túy bởi một số rất đông
thanh thiếu niên nam nữ. Cả hai, những yếu tố này dường như là dấu hiệu
của căn bệnh gốc rễ thâm sâu, giống như những bệnh khác, phải do kết quả
của những nguyên nhân nào đó. Ðó là những nguyên nhân mà chúng ta phải
khám phá ra trước khi chúng ta có thể nghĩ cách chữa trị.
Các Tầng Lớp Văn Hóa
Trong hầu hết các quốc gia trong thế giới hiện đại, dường như có ba
lớp văn hóa rõ rệt. Thứ nhất là văn hóa truyền thống của những đức tính
đơn giản có quan điểm bảo thủ gọi là văn hóa trong trạng thái bình
thường phấn đấu để duy trì giá trị cổ xưa đã được tôi luyện trong thử
thách khắc nghiệt của cuộc sống. Thứ hai là xã hội có tổ chức kỹ thuật
tiên tiến quan điểm phóng khoáng cố gắng thích nghi với những thay đổi
đang xẩy ra chung quanh với tốc độ chóng mặt. Thứ ba là cái gọi là "phản
văn hóa", tượng trưng cho đầu óc bình dân của những người gọi là
hyppies, tóc dài, bề ngoài cẩu thả, nghi ngờ niềm tin và giá trị, sở
thích của họ là nhạc rock, tự do nhục dục, ham mê các chất say và ma túy
với biểu tình rầm rộ, quay về lối sống của công xã hay bộ lạc, trở về
với
Thiên Nhiên trong cái mà họ gọi là "chủ nghĩa thẩm mỹ tuyệt đối".
Nhóm chống lại văn hóa này thường bị hai văn hóa kia nhìn bằng con
mắt sợ hãi và khinh khi. Tuy nhiên cũng có những người, đã nghiên cứu kỹ
về nhóm chống văn hóa này, xác nhận rằng hình ảnh này là sai, nông cạn
và chỉ có bề ngoài, và cách hành xử không chính thống của họ chỉ là
phương tiện chống lại xã hội đã được thiết lập mà chúng coi như hoàn
toàn bị thúc đẩy bởi thành kiến và tư lợi.
Dưới ánh sáng của những gì đã nói, tôn giáo phải có thái độ thế nào
với những người đó ở thời đại tiên tiến này mà người ta thấy họ ở khắp
nơi, có chỗ nhiều chỗ ít? Chắc chắn, phải là một thái độ khoan dung và
thông cảm, và trên hết, thái độ của sự hiểu biết, mềm dẻo và thích nghi.
Xin đừng quên một số các nhà lãnh đạo tôn giáo chính họ cũng là người
cách mạng. Ðức Phật, chẳng hạn, là một trong nhừng nổi dạy vĩ đại nhất
trong lịch sử nhân loại. Ngài phủ nhận những điều được mệnh danh là đúng
mà ở thời Ngài tôn giáo căn cứ vào, và mang lại cho sự tìm kiếm tôn
giáo một định hướng hoàn toàn mới. Ngài không chấp nhận tính thành thật
của những người Vệ Ðà hay sức mạnh của chức danh thầy tu. Ngài bác bỏ
cái ảo tưỏng cho rằng những khó khăn của con người có thể giải quyết
bằng nghi lễ thiêng liêng và bùa phép. Ngài là kẻ thù bị nguyền rủa của
hệ thống đẳng cấp mà toàn bộ cấu trúc của xã hội Ấn Ðộ dựa vào. Ngài bị
chế diễu và khủng bố và vài mưu hại đã xẩy ra trong đời Ngài.
Những Ðặc Tính Nổi Bật
Trong 2500 lịch sử, Phật Giáo đã đương đầu thành công trước các thử
thách gặp phải. Mềm dẻo và khoan dung là những đặc tính nổi bật nhất.
Không có những thể chế cấp bậc và không có tín điều cứng nhắc. Ảnh hưởng
ôn hòa của Phật Giáo được chứng minh bởi văn hóa và văn minh phát triển
tại các quốc gia được tôn giáo này truyền đến. Bức thông điệp Phật Giáo
cho người hiện đại cũng mạnh mẽ như thời Ðức Phật. Phật Giáo không hứa
hẹn những căn bệnh mà nhân loại phải chịu có thể giảm bớt trong bất cú
một đường lối nào đó của xã hội. Trong khi bác bỏ bất cứ tội bẩm sinh
nào của con người, Phật Giáo tuyên bố sự giải thoát là vấn đề cá nhân và
chỉ có thể đạt được bằng hạnh kiểm đạo đức và giáo dục tinh thần. Toàn
bộ giáo lý của Ðức Phật được chính Ðức Phật tóm tắt như sau:
"Tránh làm điều ác, làm điều thiện, thanh lọc tâm ý - đó là thông
điệp của Ðức Phật".
Chủ Nghĩa Thực Dân
Trong bốn, năm thế kỷ vùa qua, Phật Giáo bị đau khổ vì chủ nghĩa thực
dân tại nhiều quốc gia Á Châu, bởi ngoại chiến và nội chiến và nỗ lực
có chủ tâm của những tín đồ tôn giáo khác nhằm làm suy yếu và diệt trừ
Ðạo Phật. Tăng Già gìn giữ giáo lý tồn tại được hưởng sự bảo trợ của
những người có quyền lực, đã bị phá rối và suy yếu vì sức mạnh vượt qúa
sự kiểm soát của Phật Giáo.
Nhưng viễn cảnh lại một lần sáng tỏ hơn. Sự thống nhất Phật Giáo đã
được tạo dựng bởi những tổ chức như Hội Ái Hữu Phật Tử Thế Giới và Hội
Ðồng Tăng Già Thế Giới đã hợp nhất Ðại Thừa và Nguyên Thủy để cùng theo
một chương trình hành động. Mù chữ và nghèo khổ là vấn đề quan trọng mà
những người Phật Tử cần phải vượt qua. Tăng Già phải được giáo dục để
dáp ứng với nhu cầu hiện đại. Phật Giáo không bao giờ là một tôn giáo
tiêu cực và dễ sai khiến. Phật Giáo là một trong những lực lượng văn
minh vĩ đại của thế giới.
5
TẠI
SAO CÓ ÐẠO PHẬT?
Hòa
Thượng Tiến Sĩ K.
Sri Dhammananda
Sự Hình
Thành Các Tôn Giáo
Trước khi bàn luận về đề tài
"Tại sao có Ðạo Phật", chúng ta phải tìm xem tư
tưởng
tôn giáo bắt đầu trong tâm trí con người lúc ban đầu như thế nào.
Hàng ngàn năm qua, khi con người bắt đầu suy nghĩ về các loại hiện
tượng
thiên nhiên trên thế giới, họ nhận thấy có nhiều việc kỳ lạ xẩy
ra. Khi một số lực thiên nhiên hay các hiện tượng không thuận lợi,
con
người đau khổ. Con người đã chứng kiến những biến cố tai họa,
khủng
khiếp. Rồi con người bắt đầu nghĩ cách ngăn ngừa những điều kiện
không thuận lợi gây sợ hãi, nghi kÿ, bất an, căng thẳng và đau khổ
này.
Con người biết nhiều những điều này vượt qúa tầm hiểu biết, cho
nên nghĩ rằng có một sức mạnh siêu nhiên vô hình đằng sau những
việc
xẩy ra ấy. Những việc xẩy ra này rất khó hiểu cho nên họ nghĩ rằng
đó là công việc của các "thần thánh". Con người bắt đầu tôn
sùng các vị này, giết thú vật đem cúng tế với hy vọng làm vừa lòng
các sức mạnh siêu nhiên ấy. Con người cũng bắt đầu tán thán và tôn
thờ để tạ ơn khi một số hiện tượng đem thuận lợi, nghĩ rằng những
việc làm này là do hành động của thần thánh. Mục đích của những
thực
hành này là để có sự che chở và phước lành của các thần thánh hầu
được sống trên thế giới này mà không phải đương đầu với nhiều khó
khăn. Khi những khái niệm này bắt đầu phát triển, một số việc làm
quan trọng khác cũng được hợp nhất. Có những nghi thức, nghi lễ,
các
cuộc lễ hoặc hội hè. Từng cộng đồng riêng rẽ tổ chức các lễ nghi
theo nhu cầu khu vực địa dư . Khi có một khối lượng các nghi lễ và
tư
tưởng triết lý đủ lớn, 'tôn giáo' trở thành một phần thực chất của
mỗi nền văn minh.
Sự hình
thành tôn giáo được xây dựng bởi con người lúc khởi thủy để tự bảo
vệ vì sợ hãi, nghi kÿ, bất an và hiểu lầm đời sống và hiện tượng
thiên nhiên. Những điều đó là nền tảng của tôn giáo giống như các
vật
liệu như gạch, đá, cát, xi măng, và đất được dùng để làm nền móng
cho một tòa nhà.
Sau đó con
người tô điểm tòa nhà tôn giáo này bằng cách giới thiệu niềm tin,
lễ
vật, cầu nguyện, lời nguyện, hình phạt, luân lý và đạo đức dưới
danh nghĩa của thánh thần để có thể kiểm soát nhân loại, và cũng
để
tìm ra một nơi trường cửu gọi là thiên đường cho hạnh phúc và an
lạc
vĩnh viễn của linh hồn.
Sự Thành
Lập Phật Giáo
Sau này, một
tôn giáo gọi là "Ðạo Phật" xuất hiện nhưng chúng ta thấy Ðức
Phật không dùng những niềm tin cổ. Ngài không khai thác khái niệm
thánh
thần, thuyết linh hồn, địa ngục vĩnh viễn hay thiên đường bất diệt
để hình thành Ðạo Phật. Ngài không khai thác sợ hãi và những quan
điểm
méo mó về hiện tượng thiên nhiên để hỗ trợ cho tôn giáo của Ngài.
Ngài cũng chẳng đòi hỏi niềm tin mù quáng hay nghi thức hay nghi
lễ không
cần thiết. Ngài không tin vào sự tự hành xác, bắt chịu hình phạt
hay
tuân hành điều răn trong việc truyền bá Ðạo Phật. Ngài cũng không
tìm
quyền hành ở bất cứ một lực lượng thiêng liêng bên ngoài nào để
củng
cố lập luận của Ngài. Ngài sử dụng hoàn toàn tư tưởng nguyên thủy
hay những thứ như Chánh Kiến về đời sống, thế giới và hiện tượng
thiên nhiên hay luật vũ trụ và đặc điểm thực sự của tâm và vật,
yếu
tố và năng lượng, luân lý và phát triển tinh thần, kỷ luật, huấn
luyện
tinh thần và thanh tịnh hóa, trí tuệ và giác ngộ để xây dựng tòa
nhà
tôn giáo gọi là Ðạo Phật. Ðúng Ngài đã dùng một số chất liệu tôn
giáo sử dụng bởi một số nhà tôn giáo vào thời đó như Nghiệp- hành
động và phản ứng, tái sanh và một số nguyên tắc giới luật nhưng
không
làm như đuờng lối họ làm hay cùng theo một ý nghĩa. Ngài thanh lọc
chúng và trình bày trong một đường lối hữu lý và khoa học.
Một Tôn
Giáo Ðộc Lập
Ðạo Phật
không phải là một tôn giáo pha chế hỗn tạp hay thành lập bằng
những tư
tưởng đạo lý linh tinh. Ðức Phật không thu thập các chất liệu tôn
giáo khác hay tư tưởng triết lý nơi này nơi kia. Ðạo Phật có đặc
tính
và tính cách riêng.
Vì hiểu rằng
không một vị thầy tôn giáo nào đã tìm ra Chân Lý Tuyệt Ðối và một
công thức trường cửu cho sự giải thoát cuốiù cùng, Ngài chỉ ra
rằng
một số các nhà tư tưởng chỉ phát triển một số quyền lực trần thế,
có thể đạt được sự phát triển tinh thần ở một mức độ nào đó
mà không thanh tịnh hóa hoàn toàn tâm trí, thoát khỏi tất cả những
niềm
tin dị đoan, ô trược, ảo tưởng, ám ảnh, tưởng tượng, ảo giác và
vô minh.
Ý nghĩa thực
sự hay mục đích tôn giáo có thể hiểu được khi chúng ta nghiên cứu
Ðức
Phật trình bày như thế nào về 'lối đạo lý cao thượng'. Nếu chúng
ta
dùng từ ngữ 'tôn giáo' khi bàn luận giáo lý của Ðức Phật, chúng ta
cũng
phải hiểu sự giải thích khác biệt về từ ngữ này của các tôn giáo
khác. Rồi ai nấy đều có thể hiểu được "Tại sao có Ðạo Phật'
lại cần thiết trong khi đã có quá nhiều các đạo khác trên thế
giới.
Không
Giáo Ðiều
Ðức Phật
loại bỏ một số quan niệm sai lầm duy trì bởi con người từ hàng
ngàn
năm. Niềm tin cho rằng linh hồn là một thực thể vĩnh viễn tạo ra
bởi
Thượng Ðế đã phải nhượng bộ khi Ðức Phật đưa ra những lý do xác
đáng tại sao khái niệm này sai và tại sao không có một thứ gì như
vậy
là một thực thể vĩnh viễn. Theo Ðức Phật, đó chỉ là mộng. Niềm tin
này hiện hữu trong tâm trí con người chẳng khác gì màu sắc của cái
cầu
vồng không phải là thực. Ðức Phật giải thích ý kiến về linh hồn
chỉ
là sự hiểu lầm trong ý thức con người. Khái niệm về linh hồn là
một
vấn đề quan trọng trong mọi tôn giáo, nhưng chỉ có Ðức Phật tuyên
bố
rõ ràng không có một lý do nào cho chúng ta tin vào sự hiện hữu
của linh
hồn.
Thí dụ,
ngày ấy, mọi người đều tin tưởng mặt trời và mặt trăng thường nhật
quay xung quanh trái đất. Dân chúng có niềm tin ấy do sự thiếu
kiến thức
về thái dương hệ. Nhưng khi Copernicus chứng minh không phải mặt
trời hay
mặt trăng xoay chung quanh trái đất mà là trái đất xoay xung quanh
mặt trời,
rồi thì dần dần ta nhận thức được đó là sự thật.
Ta còn có một
quan niệm sai lầm nữa về trái đất. Hàng ngàn năm, người ta tin
tưởng
trái đất bằng phẳng. Galileo chứng minh trái đất tròn, không bằng
phẳng.
Sau này ta nhận thấy Galileo đúng. Khi Copernicus khám phá ra mặt
trời là
trung tâm của thái dương hệ, ta nhận thấy niềm tin trước đây cho
trái
đất là trung tâm vũ trụ sai.
Cho đến Thế
Kỷ Thứ 19, nhiều nhà triết lý cổ tin tưởng nguyên tử là thực thể
vật
chất tối hậu, không thể tách ra được nữa, nhưng nay các khoa học
gia hạt
nhân đã tách ra được.
Lý thuyết
tiến hóa hình thành bởi Charles Darwin bác bỏ thuyết sáng tạo phổ
cập
cho là đời sống do Thượng Ðế tạo ra. Những nhà địa chất, sinh vật
học, và sinh lý học cũng giải thích rất rõ ràng phải mất cả hàng
triệu
năm mới có dạng thức đầu tiên của đời sống trên trái đất. Những
khám phá này chưa bao giờ mâu thuẫn với giáo lý của Ðức Phật.
Những
khám phá hiện đại của sự phát triển từng bước trong đời sống
khoáng
chất, thực vật, các vật sống khác và các chúng sanh đều phù hợp
với
giáo lý của Ðức Phật.
Khi chúng ta
nghiên cứu những giải thích của Ðức Phật về vũ trụ, chúng ta thấy
Ngài ghi nhận sự hiện hữu của một số chúng sanh may mắn hay bất
hạnh
không những trên thế giới này mà cũng cả trên các hành tinh khác.
Những nhà
khoa học và thiên văn học hiện đại không thành kiến về vấn đề này,
đều thừa nhận có thể sự hiện hữu của một số chúng sanh trên một
số hành tinh khác.
Nhiều niềm
tin truyền thống giống y như những niềm tin của người thượng cổ về
hệ thống thế giới và nguồn gốc của đời sống. Nhưng giáo lý của Ðức
Phật xác nhận những khám phá mới.
Ðức Phật
không tán thành niềm tin cho rằng những nghi thức và nghi lễ tôn
giáo là
phương tiên duy nhất để tìm sự giải thoát. Theo Ðức Phật, sự phát
triển về luân lý, tập trung, và thanh tịnh tâm trí là những khía
cạnh
quan trọng trong cuộc sống đạo lý dẫn đến giải thoát cuối cùng.
Ngài vạch
rõ một người có đạo lý phải sống một cuộc đời không hại ai,
không bị khiển trách, đáng kính, đứng đắn, cao thượng và trong
sạch.
Chỉ bằng hành động cầu nguyện và dâng cúng lễ vật tự nó không thể
làm thành con người có đạo lý hay đạt được sự toàn bích và giải
thoát.
Ðức Phật
khuyên con người kiềm chế không làm những việc tội lỗi. Lý do
tránh xa
tội lỗi là vì hạnh phúc của chúng sanh chứ không phải vì sợ một
thuợng
đế hay hình phạt. Ðồng thời Ngài khuyên chúng ta trau dồi phẩm
hạnh người
thiện, thực hành nhừng hành vi lương hảo hầu giúp đỡ người khác
không chút động cơ vị kỷ.
Ðức Phật
là vị đạo sư duy nhất ca ngợi trí thông minh con người. Ngài
khuyên
chúng ta không nên trở thành nô lệ cho những những tác nhân bên
ngoài mà
phát triển tiềm năng ẩn tàng với lòng tự tin.
Ngài cũng vạch
rõ con người chịu trách nhiệm về mọi thứ trên thế giới này. Ðau
khổ
hay sung sướng cả hai đều do con người tạo ra, và con người có thể
loại
bỏ đau khổ và duy trì hòa bình hạnh phúc và trí tuệ bằng việc sử
dụng
nỗ lực của mình mà không lệ thuộc vào sức mạnh bên ngoài. Tâm trí
con người không huấn luyện chịu trách nhiệm về tất cả những tai
ương, rối loạn mà chúng ta gặp phải ngày nay. Ðồng thời tâm trí
con người
nếu sử dụng đích đáng, có thể thay đổi hoàn cảnh bất hạnh này, có
thể biến thế giới thành hòa bình, hạnh phúc cho mọi người sống.
Ðiều
này chỉ có thể thực hiện nhờ nghị lực tinh thần trong sạch của một
người hiểu biết qua rèn tập.
Ðối Ðầu
Với Thực Tế
Tôn giáo
này lúc nào cũng khuyến khích con người đối mặt với những sự kiện
của
đời sống, chấp nhận sự thật dù nó thế nào, không hành động như
người đạo đức giả. Cho nên, người Phật Tử không bác bỏ những sự
kiện thuộc về những vấn đề vật chất khám phá ra bởi những nhà tư
tưởng và khoa học gia vĩ đại. Mặc dù Ðức Phật chú ý nhiều đến việc
phát triển tinh thần, nhưng Ngài chẳng bao giờ chểnh mảng sự tiến
bộ
vật chất của con người trên thế giới. Trong giáo lý của Ngài,
chúng ta
có thể thấy vang vọng lời khuyên thực tiễn có cơ sở cho con người
hoạt
động thích đáng không phí phạm thì giờ và nỗ lực quý báu, đồng
thời
hành động khôn ngoan cho sự tiến bộ của loài người. Ngài dạy con
người
phải chu toàn nhiệm vụ đối với gia đình, thân quyến, bè bạn, cộng
đồng,
xứ sở và cả toàn cầu.
Cho nên, người
Phật Tử không nên quên nhiệm vụ và bổn phận làm cho thế giới hạnh
phúc và hòa bình bằng cách đóng góp trong phạm vi khả năng của
mình.
Ngài cũng chẳng bao giờ can thiệp vào những công việc của chính
phủ hay
những luật lệ hợp lý đặt ra bởi chính phủ. Ngài cũng chẳng bao giờ
chống lại tập tục xã hội và truyền thống nếu những điều ấy vô hại
và có lợi ích cho xã hội. Ðồng thời Ngài cũng chẳng bao giờ tìm
đến
quyền lực chính trị hay quân sự để giới thiệu giáo pháp về đời
sống
của Ngài mặc dù vua chúa và các quan đại thần là đệ tử của Ngài.
Tôn giáo
này dạy chúng ta phục vụ tha nhân, hy sinh tiện ích riêng tư để
cứu nhân
loại đang đau khổ, tôn trọng các giới cấm đạo lý hay kỷ luật tự
giác, mà không bị áp đặt của điều răn của một quyền năng vô hình
nào đó. Tôn trọng nguyên tắc thiện theo nhận thức riêng của mình
không
những chỉ giúp cho chính ta có cơ hội được toàn hảo mà cũng giúp
đỡ
người khác sống trong hòa bình.
Sự toàn
bích này là mục tiêu cao nhất một con người phải đạt cho được để
rồi đạt giải thoát. Việc này không thể đạt được nhờ ảnh hưởng
của bất cứ một thượng đế nào hay một tác nhân trung gian nào. Theo
tôn giáo này, chúng ta có thể nhìn thấy kết quả của những hành
động
xấu hay tốt ngay trong đời này. Hạnh phúc thiên đường hay Niết Bàn
có
thể chứng nghiệm ngay trong đời này. Không cần thiết phải chờ đợi
đến
sau khi chết mới biết kết quả như thường được dạy ở nhiều tôn
giáo khác.
Cho nên tại
sao Ðức Phật khuyên ta đến và xem giáo lý của Ngài chứ không phải
đến
để tin suông. Ngài cũng khuyên ta nên chọn một tôn giáo thích hợp
bằng
cách nhận xét kỹ và điều tra nghiên cứu bằng mọi cách chứ không
chấp
nhận bằng xúc cảm hay niềm tin mù quáng. Do đó tại sao người ta
gọi Ðạo
Phật là một học thuyết về phép phân tích. Ở nơi tôn giáo này,
chúng
ta thấy học thuyết về phép phân tích và tâm lý về tâm và vật mà
những
nhà tư tưởng hiện đại đánh giá cao.
Luật Vũ
Trụ
Ðức Phật
là người thầy khám phá ra bản chất thực sự của luật vũ trụ vạn
năng và khuyên ta nên sống phù hợp với định luật này. Ngài ghi
nhận,
những kẻ vi phạm luật này, như chống lại thiên nhiên, sống cuộc
đời
vô luân, phải đương đầu với những hậu quả.
Ngày nay
chúng ta có thể thấy nhiều bằng chứng về điều này. Từ khi có cuộc
cách mạng kỹ nghệ ở thế kỷ vừa qua, nhiều vùng đất rộng lớn trên
trái đất bị tàn phá, dòng sông bị ô nhiễm đến mức không sao có thể
phục hồi vì sự thiệt hại gây nên cho tài nguyên thiên nhiên của
chúng
ta. Nguyên nhân trực tiếp gây nên là do sự tham dục quá mạnh của
cải vật
chất, và sự thiếu hiểu biết về sự quân bình tốt đẹp giữa Người
và Thiên Nhiên.
Không thể
nào thoát khỏi được phản ứng của định luật vũ trụ đơn giản bằng
cầu nguyện thượng đế vì lẽ luật vũ trụ vô tư. Nhưng Ðức Phật đã
dạy chúng ta cách ngăn chặn một số phản ứng của một số việc làm
xấu
bằng cách càng làm nhiều hành vi thiện, rèn luyện tâm trí và loại
bỏ
những tư tưởng xấu trong tâm. Sau khi phá vỡ trật tự vũ trụ không
có
phương pháp nào có thể tránh dược phản ứng ngoại trừ bằng cách
phối
hợp với qui luật vũ trụ này. Ích kỷ phải nhường bước cho rộng
lượng.
Tham lam phải nhường bước cho hào phóng.
Nghiệp mà
Ðức Phật giải thích được nhà tâm lý học nổi tiếng trên thế giới
Carl Jung chấp nhận như một tập hợp của thức. Nó chẳng là gì cả mà
là sự tồn trữ hạt giống Nghiệp trong năng lượng tinh thần. Chừng
nào
mà tập hợp thức và 'ý muốn sống còn' còn trong tâm như ghi nhận
bởi các
triết gia, thì tái sanh sẽ xẩy ra dù ta tin hay không tin. Những
yếu tố của
xác thân có thể tan biến nhưng dòng tinh thần cùng với 'ý muốn
sống' sẽ
được truyền thừa và một đời sống khác được quyết định theo sự
tập hợp của thức ấy.
Lực hấp dẫn
và luật bảo toàn năng lượng được khám phá bởi các khoa học gia
hiện
đại như Newton xác minh học thuyết Nghiệp hay hành dộng và phản
ứng
trình bày bởi Ðức Phật.
Theo Ðức
Phật, con người có thể trở thành một thượng đế nếu ngưới ấy sống
đứng đắn và chính đáng bất chấp họ có niềm tin tôn giáo ra sao,
nhưng
các tôn giáo khác chỉ khuyên con người cầu nguyện thượng đế để
được
phước. Các tôn giáo ấy cũng thuyết giảng chỉ có sau khi chết con
người
mới có thể lên thiên đường mà hạnh phúc hay chứng nghiệm thiên
đường
không có nghĩa là con người có thể có đặc quyền để trở thành một
thượng đế. Tuy nhiên, khái niệm Phật Giáo về Thượng Ðế khác hẳn
khái niệm của các tôn giáo khác.
Không có một
vị khai sáng ra tôn giáo nào nói là các tín đồ của mình một ngày
nào
đó có thể đạt được trí tuệ, an lạc, hạnh phúc và giải thoát giống
như vị khai sáng ra tôn giáo ấy. Nhưng Ðức Phật nói bất cứ ai cũng
có
thể trở thành Phật nếu người ấy tu tập toàn hảo, theo phương pháp
mà Ngài tu tập.
Bản Chất
Của Tâm
Sự thay đổi
nhanh chóng của tâm và những yếu tố của xác thân đã được giải
thích
trong Phật Giáo. Theo Ðức Phật trong mỗi sát na, tâm hiện ra rồi
lại biến
đi. Sinh vật học, sinh lý học, và tâm lý học dạy cùng một bản chất
thay đổi như vậy trong đời sống. Cho nên đời sống không đứng
nguyên
một chỗ.
Nhà tâm lý
học William James giải thích điểm thời khắc của thức. Ông bàn luận
thức
xuất hiện như thế nào và lại biến đi trong sự tiếp nối nhanh
chóng.
Theo tính chất
tự nhiên gây ra tiến trình liên tục của tâm, ngay khi tâm được
sanh ra,
nó khai sanh một tâm khác và chết. Ðến lượt cái tâm được sanh ra,
khai
sanh một tâm khác, và chết, và cứ thế tiếp tục.
Về câu hỏi
lúc đầu những tư tưởng tội lỗi xuất hiện trong tâm con người như
thế
nào, câu trả lời có thể tìm thấy trong tôn giáo này. Nguyên nhân
các tư
tưởng tội lỗi là do động cơ ích kỷ của con người nó tồn tại do
tham sống và niềm tin vào cái ngã (cái tôi) trường cửu luôn luôn
tham đắm
thỏa mãn giác quan.
Khi chúng ta
nghiên cứu đời sống và giáo lý của Ðức Phật, chúng ta có thể nhìn
thấy mọi thứ đều công khai trình bày cho mọi người. Không có mật
thuyết.
Những sự
kiện xẩy ra trong suốt cuộc đời Ngài là công khai, không dấu giếm
và
không có những việc xẩy ra thần bí. Dưới mắt Ðức Phật, cái gọi là
thần thông siêu nhiên với nhiều người chẳng phải là siêu nhiên mà
là
hiện tượng thiên nhiên mà con người bình thường không thể nhận
thức
thấu đáo. Nếu kiến thức và hiểu biết về vũ trụ tăng trưởng thì
niềm
tin về siêu nhiên giảm đi. Với người thượng cổ, 'sấm sét' là là
biểu
hiện giận dữ của các thánh thần. Ngày nay, chúng ta biết sấm sét
chỉ
là tích điện.
Nếu những
vật do duyên hợp đều phải tùy thuộc vào qui luật tự nhiên về sự vô
thường, hoại và diệt, làm sao chúng ta có thể trình bày chúng là
thần
thông siêu nhiên?
Cả đến
đản sanh, giác ngộ và nhập diệt của Ðức Phật cũng công khai. Ngài
sống
như một vị thầy tôn giáo bình thường như một chúng sanh thực sự.
Ngài vạch
rõ tiến trình tiến hóa từ đời sống thú vật thành địa vị con người
và từ địa vị con người thành tình trạng siêu phàm. Tình trạng này
có
thể chuyển địa vị Phạm Thiên và đời sống của Phạm Thiên thành đời
sống toàn hảo. Người ta có thể tiến tới đời sống cao thượng trong
sạch
trực tiếp thành đời sống thiêng liêng toàn hảo. Ðức Phật cũng vạch
rõ tình trạng ngược lại, đó là từ đời sống con người trở thành đời
sống con vật.
Lối Sống
Ðiều Ðộ
Ðức Phật
khuyên dạy người ta nên theo con đường trung đạo trong mọi khía
cạnh cuộc
đời. Nhưng nhiều người không nhận thức được ý nghĩa thực sự và sự
hữu ích của con đường trung đạo cao thượng. Ý nghĩa sâu xa của con
đường trung đạo không những chỉ là lối sống chính đáng, không
những
chỉ để tránh hai cực đoan của cuộc sống, không chỉ để sống điều
độ mà là học hỏi làm sao sử dụng tri giác hay khả năng con người
mà
không sử dụng sai lầm hay lạm dụng chúng. Ý nghĩa của sự hình
thành
các tri giác này là để bảo vệ đời sống, tránh một số nguy hiểm và
tìm ra sinh kế. Bất hạnh thay, đa số người sống chỉ là để thỏa mãn
giác quan, sử dụng chúng sai lầm chỉ để thỏa mãn dục vọng. Cuối
cùng, tham ái của họ càng trở thành mãnh liệt nhưng chẳng bao giờ
họ có
thể thỏa mãn tham dục mà họ mong muốn. Nhiều hành động vô luân,
hành
vi tàn bạo, rối loạn tâm thần, thần kinh suy nhược, cạnh tranh
không
lành mạnh, căng thẳng và bất an thuờng được thấy trong xã hội hiện
đại do cái tâm bất mãn sử dụng sai lầm giác quan. Rồi sức mạnh bản
năng của các giác quan này tăng trưởng và bắt đầu suy tàn, và
nhiều loại
bệnh xuất hiện trong cơ quan con người. Ðiều đó có nghĩa là con
người
phải trả giá như thế nào vì sử dụng sai lầm hay đòi hỏi quá nhiều
năm
giác quan. Nếu luyến ái quá nhiều vào lạc thú nhục dục trên thế
giới
này, nếu không có thì giờ để uốn nắn và sửa soạn cuộc sống cho
tương
lai hay bên kia thế giới, đời sống sẽ trở thành khốn khổ.
Ðức Phật
dạy rằng thật là tàn ác và bất công khi hủy diệt bất cứ sinh vật
nào dù nhỏ bé dến đâu đi nữa. Nhưng thái độ hiền hòa đã bị sao
lãng bởi nhiều đạo sư tôn giáo khác chỉ dạy rằng chỉ làm hại người
mới là sai trái mà thôi. Hủy diệt đời sống của chúng sanh khác
không
phải chỉ là phương cách duy nhất để thoát khỏi phiền toái gây ra
bởi
các chúng sanh này.
Mục đích
của Phật Giáo là thức tỉnh nhân loại để đạt được hạnh phúc tối
thượng do sự thấu triệt về đời sống và thiên nhiên. Mục đích này
không phải là tạo ra một số ảo tưởng hay thỏa mãn cảm xúc hay
chiều
theo một số tham dục trần thế bất trắc. Nó cũng chẳng hứa hẹn lạc
thú bất diệt trần tục ở nơi đâu.
Phật Giáo
cho thấy một bức tranh rõ ràng về hai mặt của cuộc đời: bản chất
thực
sự của cuộc sống, nguyên nhân của đau khổ và nguyên nhân của hạnh
phúc. Lý thuyết về y học, khoa học, và kỹ thuật chưa khám phá ra
được
phương thức nào có thể sửa chũa cái đau đớn tinh thần, thất vọng
và
bất toại nguyện của cuộc sống.
Thế Nào
Là Trí Tuệ?
Theo quan điểm
Phật Giáo, trí tuệ căn cứ vào chánh kiến và chánh tư duy, sự hiểu
biết
về luật vũ trụ, và sự phát triển tuệ giác không những nhận biết
chân lý mà cũng nhận được phương cách đạt hoàn toàn giải thoát từ
sự
bất toại nguyện của đời sống.
Cho nên trí
tuệ thực sự không thể tìm thấy trong các học viện, trong phòng thí
nghiệm
nghiên cứu khoa học, hay tại tại bất cứ nơi thờ phượng nào mà ta
thường
lui tới để cầu nguyện và thực thi một số nghi thức, nghi lễ. Trí
tuệ
ở trong phạm vi của tâm. Khi kinh nghiệm, hiểu biết, chứng nghiệm
và khi
thanh tịnh hóa được hoàn tất, bao gồm sự toàn hảo cao nhất, trí
tuệ
này có thể được khám phá. Mục đích của cuộc đời là đạt được
trí tuệ ấy. Thay vì tìm kiếm cái gì ở ngoài không gian, con người
phải
nỗ lực tìm kiếm bản chất của cái tuệ giác trong không gian nơi
chính
mình để đạt được mục tiêu tối hậu.
Con người
có thể loại bỏ lực lượng tự nhiên không thuận lợi bằng cách củng
cố và thanh tịnh hóa tâm mình để đạt được trạng thái hạnh phúc
siêu trần nơi đây những lực ấy không còn sức mạnh để vận hành nữa.
Một triết
gia nói là tôn giáo này mâu thuẫn tất cả những gì con người đã
từng
chứng nghiệm. Nếu như vậy Phật Giáo không thuộc loại tôn giáo đó
vì
Ðức Phật dạy chúng ta mọi thứ do kinh nghiệm của Ngài bao giờ cũng
về
bản chất của con người.
Nhiều triết
gia, những nhà tư tưởng và khoa học vĩ đại đã chỉ sử dụng kiến
thức
trần thế, sức mạnh tư duy, và trí tuệ tìm ra nhiều điều mà họ đã
giải thích quan điểm của họ sao cho phù hợp. Ngay cả với kiến thức
trí tuệ như vậy, cũng không thể hiểu nổi bản chất thực sự của hiện
tượng nếu không có sự thanh tịnh hóa tâm. Khi nghiên cứu một số
các lời
tuyên bố của các học giả, chúng ta có thể tìm thấy một số sự thật
trong những lời của họ. Nhưng nhiều những lời tuyên bố này vẫn chỉ
là triết lý khô khan vì họ chỉ dùng bộ não với nhiều ảo tưởng và
ích kỷ.
Nhưng Ðức
Phật đã sử dụng óc và tim của Ngài để kết tinh trí thông minh con
người
cùng với từ bi và trí tuệ để hiểu mọi sự trong viễn cảnh đầy đủ.
Do đó tại sao giáo lý của Ngài không bao giờ trở thành triết lý
hay lý
thuyết khô khan mà là một phương pháp thực tiễn để giải quyết các
vân đề của con người.
Ðó là một
tôn giáo duy nhất giảng dạy cho nhân loại qua kinh nghiệm, thực
nghiệm,
trí tuệ và giác ngộ của vị khai sáng. Tôn giáo này không phải là
một
thông điệp truyền trao từ một thượng đế. Những vấn đề của con
người phải được thấu triệt bởi con người qua kinh nghiệm con người
bằng cách phát triển những đức tính nhân từ cao quý. Một người
thầy
của con người phải tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề
con người qua sự thanh lọc và phát triển tâm con người. Ðó là lý
do tại
sao Ðức Phật không bao giờ tự giới thiệu Ngài là bậc cứu tinh siêu
nhiên. Theo Ngài chúng ta là những vị cứu tinh để tự cứu chúng ta.
Tôn Giáo
Ðích Thực Có Gây Trở Ngại Cho Sự Tiến Bộ Của Thế Giới?
Nhiều nhà
khoa học, tư tưởng và triết lý lớn có môt thái độ chống đối tôn
giáo. Họ nói tôn giáo cản trở sự tiến bộ của nhân loại và hướng
dẫn
họ sai lầm bằng cách giới thiệu niềm tin và thực hành lố bịch, dị
đoan và cố làm con người xa rời những sự kiện khám phá ra bởi khoa
học
gia. Cho nên Karl Marx đã nói: "Tôn Giáo là thuốc phiện cho quần
chúng". Nhưng khi chúng ta biết chắc ý họ muốn nói gì về tôn giáo,
chúng ta có thể hiểu Phật Giáo không thuộc những tôn giáo thuộc
nhóm
tôn giáo đó. Cho nên, trong thời gian tới đây, nếu những nhà trí
thức
này thành công trong việc bác bỏ tôn giáo, không thể nào họ có thể
ném
bỏ Phật Giáo như một tôn giáo sai lầm vì lẽ Ðức Phật đã khám phá
ra chân lý tuyệt đối. Nếu có chân lý ở đâu đó thì nó mãi mãi vẫn
là chân lý. Nếu có bất cứ chân lý nào bị thay đổi do những điều
kiện
nào đó thì nó không phải là chân lý tuyệt đối. Dó là lý do tại sao
mà Ðức Phật khám phá ra được gọi là chân lý cao quý. Chân lý này
dẫn
dắt con người thành một con người cao thượng. Cho nên cũng sẽ vẫn
còn
chánh đạo cao quý của đời sống thừa đủ để đối đầu với bất cứ
sự thử thách khoa học hay tri thức nào. Về phương diện này, thông
điệp
của Ðức Phật không lay chuyển. Những nhà trí thức chắc chắn phải
kính trọng lối sống này nếu họ thực sự có thể hiểu được Ðức Phật
dạy thế nào. Cho nên, giáo lý của Ðức Phật sẽ vẫn tiếp tục là lối
sống, tiếp tục là nguyện vọng của một đời sống cao thượng, thánh
thiện, toàn bích, một cuộc sống hòa bình và hạnh phúc dù có nhãn
hiệu
tôn giáo hiện hữu hay không.
Một Tôn
Giáo Tự Do
Sự tự do
mà những tín đồ theo Ðức Phật vui hưởng trên thế giới này đáng
được
ca ngợi. Thực ra, nhiều Phật Tử chưa nhận thức được điều đó.
Chúng ta hoàn toàn tự do để phán xét và suy ngẫm hoặc chấp nhận
hay
bác bỏ bất cứ điều gì. Chúng ta không bị buộc phải chấp nhận bất
cứ điều gì dưới danh nghĩa tôn giáo, chỉ vì nghĩ đến sự vĩ đại của
bậc đại bậc đạo sư tôn giáo ấy hay cũng chẳng phải bởi nghĩ rằng
đó là bổn phận của chúng ta là phải chấp nhận chỉ vì những giáo lý
này tìm thấy trong kinh điển thần thánh hoặc trong truyền thống
hay tập
tục. Phật Tử hoàn toàn tự do điều tra nghiên cứu và chấp nhận chỉ
khi điều đó thích hợp với sự nhận thức của mình. Phật Tử không
chấp
nhận hay bác bỏ điều gì mà không có lý do dứng đắn. Họ không bao
giờ
nói họ bị cấm làm cái này hay cái kia. Họ nói không thích làm điều
ấy
vì điều ấy gây khó khăn hay khổ sở hay đau đớn hay rắc rối cho đại
chúng. Họ làm một số điều thiện không phải vì Ðạo Phật đòi họ phải
làm mà vì nhận thấy giá trị và ý nghĩa của những hành động này
mang
phúc lợi cho người khác. Tôn giáo này là một tôn giáo tự do không
bao giờ
hạn chế công việc riêng tư của con người nếu những việc này không
vô luân hay tác hại. Phật Tử hoàn toàn tự do tổ chức việc gia đình
không vi phạm nguyên tắc căn bản đạo lý. Tôn giáo này giống như mỏ
vàng
cho những nhà trí thức trong công việc tìm tòi nghiên cứu, tìm
thấy khía
cạnh sâu xa về tâm lý, triết học, khoa học, luật vũ trụ, cho việc
phát
triển tinh thần cùng giải thoát nhân loại khỏi bất toại nguyện và
bất
an. Cho nên tại sao đã trên 2500 năm, Phật Giáo đã có thể thuyết
phục
đại chúng tại hầu hết các quốc gia Á Châu. Ở mọi thời đại, người
ta đón chào giáo lý của Ðức Phật như một thông điệp hòa bình hay
một
thông điệp thiện chí. Do đó tại sao người Phật Tử có thể đem giới
thiệu tôn giáo này không chút khó khăn, không cần áp dụng một loại
lợi
dụng nào, không cần làm đảo lộn những hoạt động văn hóa đang hiện
tồn.
Nguyên
Nhân Khó Khăn Của Chúng Ta
Một khía cạnh
quan trọng khác trong tôn giáo này là sự giải thích về nguyên nhân
chính
các vấn đề và khổ đau của con người. Theo Ðức Phật, chúng ta hết
thẩy
đều phải đối đầu với những vấn đề trên trần thế này do lòng
tham hiện hữu trong tâm. Ngài đã khám phá ra ba loại sức mạnh của
lòng
tham trong tâm và chúng chịu trách nhiệm về sự tồn tại, tái sanh
và
hàng ngàn vấn đề và rối loạn tinh thần của chúng ta. Chúng là:
tham sống,
tham sự ham muốn trần tục hoặc nhục dục và tham sự không tồn tại.
Muốn
hiểu ý nghĩa thực sự của những điều này, chúng ta phải suy nghĩ
cẩn
thận và khôn ngoan về chúng cho đến khi sự nhận thức được đến được
với chúng ta.
Những triết
gia và tâm lý học nổi tiếng cũng đã giải thích ba sức mạnh ấy bằng
ngôn ngữ khác biệt là những nguyên nhân của sự hiện hữu. Arthur
Schopenhaumer giải thích ba sức mạnh ấy là nhục dục, bản năng tự
bảo
toàn, và quyên sinh. Nhà tâm lý học Sigmund Freud giải thích là
dục tình, bản
năng về cái tôi và cái chết do bản năng. Một nhà tâm lý khác Carl
Jung
nói: "Từ nguồn gốc bản năng nảy sanh mọi sáng tạo". Giờ đây
hãy nhìn những nhà trí thức vĩ đại chuẩn bị tán thành chân lý khám
phá ra bởi Ðức Phật 25 thế kỷ trước đây như thế nào. Tuy nhiên,
khi
xem xét những lời giải thích này, chúng ta có thể hiểu được Ðức
Phật
đã vượt qua khả năng hiểu biết của các nhà tư tưởng vĩ đại về
những
vấn đề ấy.