23
CON ÐƯỜNG PHẬT GIÁO ÐI ÐẾN
ỔN
ÐỊNH KINH TẾ
Hòa Thượng Pannasha
Maha Nayaka
Thera
Chữ
"Manussa", con người, có nhiều nghĩa khác
nhau theo từ nguyên học đặt ra bởi những học giả đông phương trong
quá
khứ. Trong khi theo đại chúng và truyền thống tổng quát của người
Ấn
Ðộ truy nguyên từ chữ "Manu" tức huyền thoại tổ tiên của
loài người, trong kinh điển Phật Giáo tìm thấy nguồn gốc từ
'mannasa-ussannataya-manussa' - con người vì lẽ do sự phát triển
cao độ của
tâm (so với tình trạng tinh thần kém mở mang, thô sơ và thấp kém
của
loài vật). Theo tư tưởng Phật Giáo con người được xếp hạng là
chúng
sinh cao nhất do tiềm năng rộng lớn của tâm con người.
Kautilya's Arthasastra
và Brhaspati's
Arthasastra - hai chuyên luận nổi tiếng về kinh tế - cả hai
đều
được viết sau đời Ðức Phật. Cả hai đều có nét đặc biệt chung - và
đó là - dưới nhan đề 'Arthasastra', cả hai tác giả đều viết về
chính
trị và kinh tế, bỏ qua yếu tố quan trọng nhất của đạo đức và mở
mang tinh thần của chính con người.
Theo ngôn ngữ Pali, 'attha'
(Sanskrit: 'artha') - có nhiều hơn một nghĩa theo Phật
Giáo, từ này
có nghĩa thành công được dùng trong hai mức khác nhau, có nghĩa là
attha'
nghĩa thành công, và uttammastha' có nghĩa thành công siêu phàm.
Nghĩa sau liên
quan đến sự phát triển trí tuệ và tinh thần của con người do kết
quả
nhận thức rõ kiến thức siêu trần của Tứ Diệu Ðế trong việc chinh
phục
cái ngã và đạt mức độ tinh thần toàn hảo A La Hán.
Nói chung, từ 'Attha'
là thành
công liên quan đến nhiều khía cạnh của sự phát triển xã hội-kinh
tế
của con người như kinh tế, chính trị, giáo dục, sức khỏe, luật lệ
và luân lý trong xã hội. Nó cũng nói đến sự tiến bộ xã hội do sự
thống
nhất hòa hợp của tất cả các yếu tố trên, đóng góp cho sự thịnh
vượng
và sự chung sống hòa bình của một dân tộc.
Ngoại trừ trường hợp
quản trị hợp
pháp của Ðoàn Thể Tăng Già, không có bài giảng nào của Ðức Phật đề
cập chủ đề trên từ những yếu tố về sự tiến bộ xã hội. Tuy
nhiên đọc qua một số bài giảng (hay Kinh) có thể triển khai quan
điểm
hoàn toàn phù hợp và đầy đủ lập trường của Ðức Phật về mỗi chủ
đề trên lấy ra từ nhiều bài thuyết giảng của Ngài. Một hệ thống
kinh tế xã hội căn cứ vào nguyên tắc và thực hành Phật Giáo rất dễ
dàng hình thành để phù hợp với xã hội tiến bộ hiện đại ngày nay.
Trong thời gian gần
đây, nhiều sách
đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều
từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống
nào
lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu
tố quan trọng trong sự phát triển xã hội. Vậy nên đã có sự hủy
diệt
nhanh chóng giá trị con người và tiêu chuẩn hành xử của tất cả
tầng
lớp trong xã hội. Khoa học và kỹ thuật đã đạt những bước tiến
khổng
lồ đem người lên cung trăng, và chẳng bao lâu nữa sẽ tiến tới đem
con
người viếng thăm những hành tinh khác. Nhưng những nỗi lo sợ là
nếu
cái đà thoái hóa của tinh thần tiếp tục thì không bao lâu không có
thể
phân biệt hành động của con người với hành động của con vật. Sự sợ
hãi này không phải vô căn cứ. Quả thật là một thảm kịch lớn nếu
con người quay về thú tính, dù chỉ ở một trong những khía cạnh của
cách hành xử thuộc về những con vật thấp kém. Như vậy, điều thế
giới
ngày nay cần là một hệ thống kinh tế xã hội vững vàng mang lại vị
trí cao nhất cho việc phát triển tinh thần con người và việc trau
dồi
giá trị nhân loại.
Ðức Phật sống trong
một xã hội hỗn
độn và rối rắm bởi 62 quan điểm bất đồng và 108 loại tham dục. Có
hàng trăm người đi tìm lối thoát khỏi những quan điểm rrối rắm
này.
Một dịp, Ðức Phật nhận được câu hỏi sau: (Kinh Jataka)
"Bên trong rối rắm
và bên ngoài
rối rắm -
Thế giới này rối rắm trong một mớ rối,
Ai là người thành công gỡ được mớ rối này?"
Ðức Phật giải thích
tất cả những
rối rắm này đều có tâm như người đi trước báo hiệu:
"Khi người trí, gây
dựng tốt
trong đức hạnh,
Phát triển ý thức và hiểu biết,
Khi một tỳ kheo hăng hái và khôn ngoan.
Người như vậy thành công trong việc gỡ rối này."
Nhận thức được sự
quan trọng của
những yếu tố bên ngoài trong nỗ lực của con người về việc tự mình
gỡ rối từ mớ rối nội tâm, Ðức Phật đưa ra nhiều bài thuyết giảng
về những phương cách và phương tiện để khắc phục rối rắm bên
ngoài. Một số giáo lý của Ngài chỉ có ý nghĩa với các thầy tỳ
kheo.
Một số những giáo lý khác chỉ có nghĩa với các người cư sĩ. Phần
còn
lại có ý nghĩa cả với các thầy tỳ kheo và cư sĩ, măc dù trong
trường
hợp cuối cùng, bài giảng trực tiếp nhắm vào các tỳ kheo. Trong một
bài giảng, Ngài chấp thuận cho các tỳ kheo được nhận bốn món vật
dụng
cần thiết, đó là y áo, thực phẩm nơi nghỉ và thuốc men. Con người
có
thể sống không có những máy móc hiện đại ngừa thai, nhưng để đời
sống
tiếp tục, bốn thứ cần dùng này rất thiết yếu. Tài sản cho một
người
để có bốn thứ tất yếu đó và đạt được những nhu cầu khác.
Con Ðường Cao Quý Bát
Chánh Ðạo
được sắp xếp vào giá trị chính đáng, hành động chính đáng, giúp
con
người đạt cứu cánh cao nhất. Về ổn định kinh tế và hạnh phúc, hệ
thống Phật Giáo nhấn mạnh đến ba yếu tố trong kinh Vyaggapajja:
1. Uthana Sampada -
Tạo dựng của cải
do khéo léo và nỗ lực nghiêm túc.
2. Arakkha Sampada - Bảo vệ của cải và tiết kiệm
3. Samajivikata - Sống trong phạm vi khả năng của mình.
1.
Utthana Sampada -
Khi khuyến khích tạo
dựng của cải,
Ðức Phật nhắc nhở đến sáu công việc thịnh hành lúc bấy giờ:
1. Nông nghiệp
2. Thương mại
3. Chăn nuôi trâu bò
4. Quốc phòng
5. Công chức
6. Dịch vụ
Ấn Ðộ là một xứ nông
nghiệp chiếm
ưu thế. Cho nên trong các bài thuyết giảng nói đến nông nghiệp.
Chẳng hạn
trong Kinh Sadapunnappava-ddhana, có ghi cung cấp phương tiện dễ
dàng tiến dẫn
thủy nhập điền luôn có công đức. Trong Kinh Samyutta Nikaya ghi
nhận tài sản
vĩ đại nhất cho nông nghiệp là trâu bò, trong khi Kinh Nipatta,
trâu bò cho
con người sữa, bơ lỏng, sữa đông đặc, bơ và sữa nước, nhiều dinh
dưỡng giá trị, được mô tả như những người bạn tốt nhất của xứ
sở. Trong những nước đang phát triển, nước và năng lượng lấy ra do
trâu
bò cung cấp là những nhu cầu căn bản cho nông nghiệp.
Trong bài thuyết
giảng về hạnh phúc
cho người cư sĩ (gia đình và xã hội) (Gahapati Sukha),
trước nhất
ghi sự thỏa mãn của người cư sĩ bắt nguồn từ sự sở hữu của cải
bằng các phương tiện chính đáng (atthi sukha). Tuy nhiên,
Ðức Phật
cảnh cáo con người đừng nên có khuynh hướng trở nên nô lệ trong
việc
tích lũy của cải vì lợi ích cho riêng mình. Việc này sẽ dẫn đến
khổ
đau vật chất và tinh thần sau này. Phương tiện đủ cho cuộc sống
của
mình và gia dình, giúp đỡ thân quyến và bạn bè, và phân phát cho
những
người thiếu thốn và những người đáng được giúp đỡ, sẽ dẫn đến
sự mãn ý và thỏa mãn nội tâm. Việc làm này đưa đến kết quả mở
mang trí tuệ và tinh thần cho con người.
Trong kinh 'Kutadanta'
Ðức Phật
cho thấy hòa bình, thịnh vượng, không có tội ác đến với một xứ sở
ra sao, do sự phân phát đồng đều của cải cho dân chúng.
Ngài nói: 'Này các Bà
La Môn, xưa kia
có một vị Vua tên là Vua Vương Quốc Rộng Lớn (Maha Vijita), hùng
mạnh với
của cải vĩ đại và tài sản rất nhiều vàng bạc đầy kho, cận thần
vui vẻ, hàng hóa và ngũ cốc, kho báu và kho vựa đầy ắp. Nhà Vua
ngồi một
mình suy nghĩ và trở nên lo lắng với ý nghĩ: "Ta có mọi thứ mà con
người có thể vui hưởng. Tất cả cái vòng tròn rộng lớn của trái đất
này là của ta, của cải do ta chiến thắng. Vậy thì nếu ta chịu một
sự
hy sinh to lớn đem dâng hiến, ắt hẳn bảo đảm cho ta niềm sung
sướng và
hạnh phúc dài lâu"'.
Thế rồi ông cho gọi
vị giáo sĩ
người Bà La môn và nói với vị giáo sĩ này tất cả những gì ông
nghĩ.
Ông nói: "Này Ông Bà La Môn, ta đành phải hy sinh lớn để hiến dâng
- vậy giáo sĩ hãy chỉ cho ta phải làm sao - để có thể giữ của cải
và hạnh phúc của ta lâu dài".
Người Bà La Môn này,
tức vị giáo sĩ
liền thưa với vị hoàng đế: "Thưa Ngài, nước của Ngài bị quấy
phá và cướp bóc. Có những giặc cướp có vũ trang từ ngoài nước đến
cướp phá làng mạc và thành thị, gây mất an ninh trên các con
đường. Thế
mà bấy lâu, Hoàng thượng vẫn để nguyên, lại còn đánh thuế mới, quả
thực Hoàng thượng đã hành động sai. Nhưng có lẽ Hoàng thượng nên
nghĩ
như thế này: Ta sẽ chấm dứt những trò chơi của các kẻ vô lại này
bằng
cách làm suy giảm và xua đuổi chúng, bằng phạt vạ, gông cùm và tử
hình! Nhưng sự phóng túng của chúng đâu có được thỏa mãn để làm
như
vậy. Những đứa còn lại chưa bị trừng phạt vẫn có thể đe dọa
vương quốc. Nay có một phương pháp có thể áp dụng để chấm dứt sự
lộn xộn này. Bất cứ ai trong vương quốc của Ngài tự tận tụy giữ
trâu bò và nông trại, Hoàng đế cho họ thực phẩm và hạt giống ngũ
cốc.
Bất cứ ai trong vương quốc của Ngài, tự tận tụy trong nghề buôn
bán,
hoàng đế hãy cấp cho họ tiền bạc và thực phẩm. Những người ấy có
thể theo đuổi nghề nghiệp, họ sẽ không còn đe dọa vướng quốc của
Ngài nữa; thu thập của nhà vua sẽ tăng trưởng; nước sẽ thanh bình
và
an lạc, và dân chúng, người người đều vui vẻ với nhau và hạnh
phúc,
bế con trong tay mà múa hát, sống trong nhà cửa mở toang.
Này Ông Bà la môn,
nhà Vua Vương Quốc
Rộng Lớn, chấp nhận lời của Vị Giáo Sĩ và làm đúng như vị giáo sĩ
ấy nói. Những người ấy theo đuổi nghề nghiệp của mình, không còn
quấy
rầy vương quốc. Thu thập của nhà vua tăng trưởng. xứ sở trở nên
thanh bình và an lạc. Và dân chúng, người người vui vẻ với nhau
sung sướng,
bế con trong tay múa hát, họ vui sống trong nhà cửa mở toang.
Cho nên nhà Vua Vương
Quốc Rộng Lớn
cho gọi giáo sĩ và nói: "Sự lộn xộn nay đã chấm dứt. Nước nay
trong an lạc! (- Ðối Thoại của Ðức Phật- Phần 1, trang 175 &
176).
2.
Arakha Samapada
Ðiều này có nghĩa là
hạnh phúc trần
thế bắt nguồn từ sự bảo vệ liên tục của cải (đạt được chính
đáng) khỏi trộm cướp, cháy, lụt vân vân... Bởi Ðức Phật đã tán
dương
đức hạnh cần kiệm, yếu tố này có thể được xem xét trong phần này.
Vay mượn thịnh hành
trong thời Ðức
Phật. Những người như Anathapindika (Cấp Cô Ðộc) là chủ ngân hàng
thời
bấy giờ. Kinh điển Phật Giáo nhắc đến ông ta cho nhà nước vay cũng
như cho thường dân vay. Tuy nhiên, Phật Giáo không chấp thuận cho
vay quá mức
như một phương ngôn nói: "Vay mượn làm cùn lưỡi dao của nông
nghiệp"-
Ðức Phật tán thành một đời sống không nợ nần (anana sukha)
dẫn
đến hạnh phúc của người cư sĩ.
Trong Kinh
Samanaphala, Ðức Phật so
sánh Samanaphala (hay kết quả của đời sống ẩn dật) với hạnh phúc
nơi
một người mang nợ thoát khỏi nợ nần, và giúp đỡ gia đình con cái
bằng
tiền dành dụm của mình. Sự quan trọng của việc để dành tiền kiếm
được được nhấn mạnh trong đường lối này. Nói chung Ngài hướng dẫn
chi tiết về cách sử dụng tiền kiếm được. Nhưng trong Kinh
Sigalovada, Ngài
đặc biệt khuyên nhủ Sigala, một trùm tư bản lớn, hãy chia tiền
kiếm
được ra làm bốn phần và tiêu một phần cho việc chi tiêu hàng ngày
cho
mình và gia đình. Hai phần đầu tư vào việc buôn bán, và phần thứ
tư
để dành một bên để sử dụng trong lúc khẩn cấp.
3.
Samajivikata
Ðiều này là điều thứ
ba trong ba
nguyên tắc căn bản trong hệ thống kinh tế Phật Giáo. Một người nên
tiêu vừa phải theo tỷ lệ lợi tức của mình, không nhiều quá mà cũng
không ít quá. Trong bài thuyết giảng về hạnh phúc của người nội
trợ,
tiêu pha đúng cách và khôn ngoan là một trong bốn yếu tố dẫn đến
hạnh
phúc.
Trong kinh
"Pattakamma" một người
nên chi tiêu của cải của mình theo chi tiết như sau:
1. Chi tiêu về thực
phẩm, quần áo
và các nhu cầu khác
2. Nuôi cha mẹ, vợ con và người làm
3. Chi tiêu về thuốc thang và những trường hợp khẩn cấp khác
4. Chi tiêu về mục đích từ thiện
5. Chi tiêu để thi hành các việc sau
I. Ðối xử với thân
quyến
II. Ðối xử với khách
III. Cúng dường để tưởng nhớ đến người đã khuất
IV. Dâng lễ vật cúng dường Chư Thiên
V. Trả thuế và lệ phí nhà nước đúng kỳ hạn.
Ðức Phật tán dương
cuộc sống
đơn giản, cuộc sống đơn giản dẫn đến việc mở mang tâm trí con
người.
Một xã hội tiến bộ là do tâm của cá nhân phát triển. Quản trị một
xã hội như vậy dễ dàng hơn, khi luật lệ và trật tự được thiết lập
tốt đẹp. Biết được như vậy, những nhà vua tại Sri Lanka quảng bá
nhiều
về nội dung của Kinh "Ariyavamsa". Trong kinh này, Ðức Phật thuyết
giảng sự lợi ích cho các thầy tỳ-kheo, các thầy được khuyến khích
mãn nguyện với:
1. Y áo mà các thầy
nhận được (dù
thô hay mịn màng)
2. Ðồ cúng dường (thực phẩm) các thầy nhận được (dù không ngon
hay
ngon)
3. Nơi ở mà các thầy nhận được (dù đơn sơ hay sang trọng)
4. Thiền (phát triển tâm)
Mãn ý với ba điều
trên đây có thể
làm giảm thiểu nền kinh tế khó khăn, và đồng thời in sâu vào tâm
khảm
những thói quen và giá trị của một cuộc sống đơn giản. Do thiền
tâm
con người tự phát triển cả trí tuệ lẫn đạo đức, kết quả sẽ làm
giảm bớt những rối loạn và bất ổn xã hội, những tư tưởng này
phát sinh trước tiên trong tâm con người rồi trở thành hành động.
Hòa
bình và tiến bộ của một nước như vậy được bảo đảm.
Trong thế giới hiện
đại mặc dù tiến
bộ rất cao về khoa học và kỹ thuật, với sự mở mang nhanh chóng về
kiến
thức, nhưng phát hiện thấy những sự sa đọa dẫn giá trị con người
đang diễn ra. Ngày nay, chính trị, kinh tế, và hệ thống giáo dục
là những
thứ quan trọng hơn trong việc nước. Trong lãnh vực này, điều đáng
xét
là những hệ thống chính trị, kinh tế, giáo dục phải được thay đổi
để ưu tiên phải là việc phát triển giá trị con người.
Phật Giáo là cả hai
con đường giải
phóng và lối sống. Về lối sống Phật Giáo tác động qua lại với kinh
tế, chính trị, tín ngưỡng xã hội và sự tu tập của người dân. Bây
giờ là lúc đúng nhất để cho thế giới biết một trong những khía
cạnh
xã hội trong phạm vi cơ cấu Ðạo Ðức Phật Giáo và nguyên tắc căn
bản
của Phật Giáo. Sự tiến bộ của một nước tùy thuộc chủ yếu vào sự
tiến bộ của từng cá nhân. Trên 2500 năm trước đây, Ðức Phật sinh
ra
trong một xã hội phức tạp rối rắm trong nhiều quan điểm về đời
sống
và tư tưởng. Nhờ Phật Giáo có thể gỡ được sự rối rắm này về
quan niệm và giảm thiểu sự rối loạn. Ngày nay cũng vậy, trong cái
xã hội
hỗn loạn này, niềm tin tưởng chung là Phật Giáo có thể chiếu sáng
đường
đi tới xuyên qua cái tăm tối của sự hỗn loạn ấy.
24
ÐỊA
VỊ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHẬT GIÁO
Hòa
Thượng Tiến Sĩ K.
Sri Dhammananda
Thái độ xã hội đối với phụ nữ
đã được đánh dấu bởi sự kỳ thị hậu thuẫn bởi thành kiến và ảnh
hưởng tôn giáo. Cho nên, kỳ thị phụ nữ chắc chắn là nét chung của
tất
cả các xã hội. Thành kiến và trở ngại phải đương đầu của người
phụ nữ đều tương tự giống nhau tại Phi Châu, Á Châu, Mỹ Châu hay
AÂu
Châu. Ðó là một sự làm cho bất lực đặc biệt mà người phụ nữ phải
nếm trải căn bản của nó là thành kiến tôn giáo. Khái niệm về sự
bất
lực cơ bản của phụ nữ bắt nguồn từ tôn giáo. Ở đây, người phụ
nữ được mô tả là người đàn bà quyến rũ, và mọi người luôn được
cảnh cáo phải đề phòng họ trong hầu hết các tôn giáo trên thế
giới.
Một số
thành kiến xã hội căn cứ vào tín ngưỡng bình dân. Theo một số
huyền
thoại tôn giáo, người đàn ông được giới thiệu là con của Thượng
Ðế.
Ðiều lạ lùng là người đàn bà không bao giờ được ban cho địa vị
tương tự là con gái của Thượng Ðế.
Trong những
nhóm tin tưởng có linh hồn, có những người giữ khái niệm là linh
hồn
chỉ hiện hữu nơi người đàn ông mà không ở nơi phụ nữ. Những ai cho
rằng phụ nữ có linh hồn lại không có lòng tin rằng linh hồn của
phụ
nữ không bao giờ có thể tìm thấy một chỗ trên thiên đàng sau khi
chết.
Ðó là một số niềm tin lạ lùng cho thấy rõ ràng bản chất của sự kỳ
thị phụ nữ lan tràn trên thế giới này.
Phụ nữ
được gán cho những đức tính xấu nhất của nhân loại. Họ bị coi như
là nguồn gốc của tội lỗi trên thế giới, thậm chí đến nỗi bị quở
trách vì những bất hạnh mà người đàn ông phải đương đầu trên thế
giới này và cả thế giới bên kia!
Nghi Thức
và Nghi Lễ
Trong một số
giáo phái, phụ nữ bị cấm không được thi hành một số nghi thức và
nghi lễ trên cơ sở vì họ là đàn bà! Có một thời kỳ họ bị cấm
không cho đọc kinh! Hình phạt với những người không tuân theo là
bị cắt
lưỡi. Ngoài ra, họ còn bị làm cho nản trí để không vào các nơi thờ
cúng.
Ngay cả khi họ được phép tham gia tu tập, sự tham gia chỉ được hạn
chế
tại nhà riêng, liên quan đến các lễ nghi trong gia đình. Ngay hiện
tại,
tuy nhiều chướng ngại đã được dẹp, những trở lực và bế tắc trong
việc nâng cao ánh sáng trí tuệ và tinh thần phụ nữ vẫn hiện hữu
trong
nhiều mức độ .
Ranh Giới
Giữa Nam và Nữ
Theo lịch sử,
thái độ xã hội đối với phụ nữ có thể truy nguyên từ thời tiền Phật
Giáo vào thời văn hóa Vệ Ðà lúc sơ khai chẳng hạn như Rigveda. Có
bằng
chứng cho thấy danh dự và kính trọng mà người phụ nữ trước đây
được
hưởng trong nhà. Từ góc độ đạo giáo, phụ nữ có thể tiếp cận kiến
thức cao nhất của cái tuyệt đối hay Brahma (Thánh Thiện). Tuy
nhiên, thái
độ phóng khoáng này thay đổi với thới gian. Ðó là do ảnh hưởng và
địa
vị thống trị của các thầy tu và việc tập tục nghi lễ như thủ đoạn
của các thầy tu này và việc đem hy sinh súc vật. Kinh thánh được
giải
thích theo cách mới, và nữ giới được coi như thấp hơn nam giới cả
về
tinh thần lẫn vật chất.
Lằn ranh giới
giữa người đàn ông và người đàn bà biểu hiện trong phạm vi xã hội
và gia đình, nơi phụ nữ tương đối thấp hơn. Chẳng hạn, phụ nữ bị
hạ giá coi như một sở hữu như một đồ vật. Ðịa vị của phụ nữ
là ở nhà, và bị điều động theo sở thích và ý muốn nhất thời của
người chồng. Phụ nữ không những phải làm các việc lặt vặt trong
gia
đình mà cũng còn phải lo toan đại gia đình. Thí dụ, một số Bà La
Môn
lấy vợ và sống với vợ, nhưng lại cho rằng các đồ ăn nấu bởi người
vợ bất tịnh không đáng ăn! Từ những trường hợp như vậy, một huyền
thoại được xây dựng. Phụ nữ bị bêu xấu là tội lỗi, người ta
nghĩ rằng đường lối duy nhất để họ khỏi làm điều ác là làm cho họ
luôn luôn bận bịu với nhiệm vụ làm mẹ và những bổn phận trong gia
đình.
Có một niềm
tin là phải có một đứa con để nối dõi tông đường thi hành các
"lễ nghi cho tổ tiên". Niềm tin truyền thống này cho là chỉ có
con trai mới gánh vác được những nghi thức mà họ nghĩ rằng cần
thiết
hầu đem an lạc và an ninh cho cha ông sau khi chết. Cũng có niềm
tin cho rằng
người đã chết có thể trở về thành ma quỷ để hãm hại gia đình. Cho
nên khả năng để sinh con trai hết sức là quan trọng với một phụ nữ
thành gia thất. Mặt khác nếu người đàn bà không có con, hay không
sanh
được con trai, người đó sẽ bị thay thế bằng một người vợ thứ hai
hay thứ ba - thậm chí phải ra khỏi nhà vì niềm tin ấy! Xét từ góc
độ
tầm quan trọng liên hệ đến việc sinh con trai với một phụ nữ có
gia
đình, chúng ta hiểu đời sống của một người có gia đình thật bất
trắc
tùy thuộc vào việc người ấy có sinh được con trai không! Tuy nhiên
điều
này không có nghĩa là đời sống phụ nữ không chồng ít bất trắc gì
hơn
những người chị có gia đình của họ. Hôn nhân được coi như một
phước
báu thiêng liêng. Nhưng một người con gái không lấy chồng bị khinh
miệt
bởi xã hội và là mục tiêu cho họ công kích.
Về tinh thần,
trong lãnh vực tu tập tôn giáo, địa vị mà phụ nữ đã có lần được
hưởng cũng bị khước từ. Theo họ, họ tin là phụ nữ không có khả
năng
lên thiên đường dù có công đức. Hơn nữa, phụ nữ không thể tự mình
thờ cúng. Họ cũng tin rằng phụ nữ chỉ có thể lên thiên đường khi
phục
tùng tuyệt đối người chồng - thậm chí nếu người chồng là một người
ác. Ðồ ăn do người chồng ăn dư còn lại thường là đồ ăn của người
vợ. Những thí dụ trên đây cho thấy mức độ bất bình đẳng giữa nam
và nữ giới.
Ðịa Vị
Của Người Phụ Nữ Ðược Tuyên Bố Bởi Ðức Phật
Trái ngược
với những tập quán mù quáng cản trở sự phát triển tinh thần như
vậy,
Phật Giáo có thể được cho là ít kỳ thị nhất trong thái độ đối với
phụ nữ. Không có chút nghi ngờ gì cả Ðức Phật là vị đạo sư đầu
tiên cho phụ nữ cơ hội bình đẳng, giải phóng trong lãnh vực phát
triển
tinh thần. Tuy rằng đôi khi Ngài cũng có nói đến khuynh hướng tự
nhiên
và và những nhược điểm của phụ nữ nói chung. Nhưng Ngài cũng ngợi
khen tài năng và khả năng của nữ giới. Ngài thực sự dọn đường cho
phụ nữ tiến đến một đời sống tôn giáo hoàn toàn. Ðiều này ngụ
ý, phụ nữ có thể phát triển và thanh tịnh tâm mình như nam giới và
đạt
hạnh phúc Niết Bàn như nam giới. Ðiều này được chứng minh nhiều
bởi
những lời chứng của các Nữ Tu Sĩ (Ni Giới) trong thời Ðức Phật.
Lời dạy của
Ðức Phật đã có tác động lớn quét sạch những niềm tin dị đoan và
những nghi thức và nghi lễ vô nghĩa - gồm cả sự hiến tế súc vật
khỏi
tâm của nhiều người. Khi Ðức Phật khám phá ra bản chất thực sự của
đời sống và cái chết, giải thích về hiện tượng tự nhiên vận hành
vũ trụ cho những người này, họ bắt đầu hiểu. Kết quả là chấm dứt
và sửa chữa những bất công và thành kiến đang lan tràn trong xã
hội. Như
vậy khiến người phụ nữ sống cuộc đời theo đường lối riêng của
mình.
Mặc dầu
Ðức Phật đã nâng cao địa vị của Phụ nữ trong xã hội, Ngài cũng vẫn
vạch ra những dị biệt về xã hội và tâm lý hiện hữu giữa nam và nữ
giới. Ðiều này chứng tỏ đường lối của Ðức Phật rất thực tế do
sự quan sát của Ngài. Lời khuyên của Ngài, đưa ra đôi lúc trong
ánh
sáng của sự quan sát của Ngài rất thực tiễn. Nhiều trường hợp này
đã được miêu tả rõ ràng trong các Kinh Anguttara Nikaya và
Samyutta Nikaya.
Ðược ghi nhận rằng bổn phận người đàn ông là tìm kiếm kiến thức
không bao giờ chấm dứt. Người đàn ông phải cải tiến và ổn định kỹ
năng và tài thủ công nghệ và chuyên cần vào công việc của mình.
Người
ấy cũng phải có khả năng tìm ra những phương tiện để duy trì và
giữ
vững gia đình. Mặt khác, bổn phận của phụ nữ là coi sóc nhà cửa và
chồng.
Kinh Anguttara
Nikaya chứa đựng lời khuyên rất có giá trị cho những người con
gái
trước khi đi lấy chồng. Nhìn thấy trước những khó khăn phát xuất
với
bên chồng, Ðức Phật đã đưa ra những lời khuyên về mọi mặt đối với
cha mẹ chồng, phục vụ cha mẹ chồng trong tình thương yêu như chính
cha mẹ
mình. Người vợ cũng phải trân trọng và kính nể thân quyến và bè
bạn
bên chồng như vậy bầu không khí thuận thảo và hạnh phúc sẽ được
tạo
nên trong gia đình khi mới về nhà chồng. Họ cũng được khuyên dạy
phải
tìm hiểu bản tính người chồng, xác định hoạt động, tính nết, tâm
tính của chồng, và trở nên luôn luôn hữu ích và cộng tác khi mới
về
nhà chồng. Họ nên lễ phép, tử tế và ý tứ trong sự giao tế với
người
làm. Người vợ phải dành dụm tiền kiếm được của người chồng và
phải biết sự chi tiêu trong gia đình cần được tính toán và duy
trì.
Ðó là lời khuyên có giá trị vô tận của Ðức Phật.
Ðức Phật
cảm nhận an lạc và hòa hài trong gia đình ở một mức rộng lớn là do
người đàn bà. Ngài cho Phụ nữ lời khuyên về vai trò trong đời sống
lứa
đôi rất chính xác và thực tiễn. Ngài liệt kê một số các đức tính
tốt
hàng ngày mà người phụ nữ nên làm hay không nên làm. Vào nhiều
dịp, Ðức
Phật khuyên người vợ:
* Không nên
nuôi tư tưởng tội lỗi đối với chồng;
* Không nên độc ác, thô bạo hay lấn át chồng;
* Không nên phung phí mà nên tằn tiện sống trong phạm vi lợi tức
kiếm
được;
* Nên canh chừng và gìn giữ tài sản và của cải do người chồng vất
vả
kiếm được;
* Luôn luôn đức hạnh và trong sạch trong tâm và hành động;
* Phải trung thành và không nuôi tư tưởng hay hành động ngoại tình
nào;
* Phải nên cẩn trọng về lời nói và lễ phép trong hành động;
* Phải nên tử tế, cần cù và siêng năng;
* Phải nên quan tâm và từ bi với chồng và thái độ đối xử với chồng
phải như người mẹ thương yêu và bảo vệ đứa con trai của mình;
* Phải nên nhũn nhặn và lễ độ;
* Phải nên trầm tĩnh, bình tĩnh và hiểu biết - phục vụ không những
như
một người vợ mà cũng như người bạn và người cố vấn cho chồng khi
cần thiết.
Trong thời
Ðức Phật tại thế, các đạo sư các tôn giáo khác cũng nói về bổn
phận
và nghĩa vụ của người vợ đối với người chồng. Họ nhấn mạnh đến
bổn phận đặc biệt của người phụ nữ là phải sinh con cho người
chồng
và phục vụ chồng trung thành, tạo hạnh phúc gia đình. Ðiều này
cũng
tương tự quan điểm của Ðạo Khổng. Tuy nhiên, bổn phận của người vợ
đối với chồng đặt ra bởi tiêu chuẩn kỷ luật của Ðức Khổng Tử lại
không nhấn mạnh đến bổn phận và nghĩa vụ của chồng đối với vợ.
Lời dạy của
Ðức Phật không thiên vị về phía người chồng. Trong Kinh
Sigalovada, Ðức
Phật nói rõ ràng cả bổn phận của người chồng đối với vợ và ngược
lại. Về phần người chồng, người chồng phải trung thành, lịch sự và
không khinh miệt. Bổn phận người chồng là trao quyền cho người vợ;
và
thỉnh thoảng cung cấp đồ trang sức cho vợ. Cho nên, chúng ta chứng
kiến
thái độ vô tư biểu lộ bởi Ðức Phật đối với cả nam lẫn nữ giới.
Ðức Phật
cũng chỉ rõ những điều cản trở và bất lợi mà người đàn bà phải
chịu. Chẳng hạn như gian nan và khổ cực lúc phải xa nhà vào ngày
cưới
để về nhà chồng và nỗi thương đau phải tự mình gánh chịu để thích
nghi với môi trường mới đầy khó khăn và trở ngại. Thêm vào đó là
cái đau đớn và đau tâm sinh lý mà người đàn bà phải chịu đựng
trong
lúc kinh kỳ, mang thai và sanh nở. Tất cả những điều này tuy là
những
hiện tượng tự nhiên chỉ miêu tả những dị biệt bất lợi và hoàn cảnh
xẩy ra giữa người đàn ông và người đàn bà.
Lời dạy của
Ðức Phật về bản chất thực sự của cuộc sống và cái chết - về
nghiệp và về những nẻo luân hồi- đã thay đổi thái độ đối với phụ
nữ trong thời kỳ đó. Ðiều này cũng đặc biệt như vậy đối với sự
quan trọng lớn lao gắn với việc sanh con trai. Phật Giáo không bao
giờ đồng
quan điểm với quan điểm Bà La Môn là con trai cần thiết cho người
cha để
lên thiên đường. Ðức Phật dạy theo Nghiệp Luật, ta phải chịu trách
nhiệm về hành động và hậu quả của chính ta. Hạnh phúc của cha hay
ông không tùy thuộc vào hành động của người con hay người cháu.
Mỗi
cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành động của chính cá nhân ấy.
Cho
nên không có nguyên nhân nào cho người đàn bà lập gia đình phải lo
âu
chỉ vì không sinh được con trai để thi hành những nghi lễ cho tổ
tiên.
Ðiều này cũng có nghĩa con gái cũng tốt như con trai.
Có thể rằng
trong thời kỳ đầu Phật Giáo, con gái không lấy chồng, không bị
ngược
đãi. Người con gái đó có thể ở nhà săn sóc đầy đủ cha mẹ, các anh
em chị em còn nhỏ hơn mình. Người con gái đó có quyền sở hữu tài
sản
to lớn.
Ðức Phật
không gán sự quan trọng vào việc sinh con trai. Trong một dịp
Hoàng Ðế
Kosola đang cùng với Ðức Phật, thì được tin báo một đứa con gái
của
Hoàng Ðế được sinh ra. Mong mỏi một con trai, Hoàng Ðế không vui.
Nhận
biết như vậy, Ðức Phật đã ca ngợi phụ nữ, nêu cao những đức hạnh
của người phụ nữ như sau:
"Một số
phụ nữ thực ra còn tốt hơn nam nhân. Hãy nuôi dưỡng bé gái, hỡi vị
chúa công . Có những phụ nữ khôn ngoan, đức hạnh, được hết sức
kính
nể là bà mẹ vợ, là những người trong trắng. Từ những người cao
thượng
như thế sanh đứa con trai dũng cảm, một chúa tể cả vương quốc, sẽ
cai trị cả nước của vua."
Ðức Phật
mở cửa cho phụ nữ tham gia vào lãnh vực tôn giáo cho họ được nhập
vào
Ðoàn thể Tỳ Kheo Ni, Ðoàn Thể Ni Giới. Việc này mở rộng những con
đường thênh thangcủa văn hóa, xã hội và những cơ hội về đời sống
công cộng cho phụ nữ. Nó cũng dẫn đến công nhận hoàn toàn tầm quan
trọng
của phụ nữ trong xã hội, và làm như vậy nâng cao địa vị của người
phụ nữ.
Mặc dù có
một vài bình luận châm biếm có đề cập trong Tam Tạng Kinh Ðiển về
những
mưu chước và cách đối xử của phụ nữ, nhưng Ðức Phật cũng có ghi
trong Kinh Samyutta Nikaya nhiều nét đặc biệt chuộc lỗi của họ.
Ðược
biết rằng trong một số hoàn cảnh, phụ nữ được coi như khôn ngoan
và
sáng suốt hơn nam giới, và phụ nữ cũng được coi như có khả năng
chứng
đắc hay đạt thánh quả sau khi tiến bước vào Bát Chánh Ðao cao quý.
Mặc
dù một số không vừa ýù, qua sự quan sát kỹ lưỡng, chúng ta thấy
những
gì Ðức Phật nói về phụ nữ vẫn có giá trị ngày nay. Vây nên, trong
việc
bộc lộ bản chất của phụ nữ - như khi Ðức Phật nói đến trường hợp
Hoàng Ðế Kosala sinh con gái thay vì con trai - Ðức Phật không chỉ
nhằm vảo
nhược điểm mà còn vào tiềm lực của phụ nữ.
Ðức Phật
cho thấy rõ ràng phụ nữ có khả năng hiểu biết giáo lý của Ngài và
có thể tu tập giáo lý này để đạt tinh thần ở mức độ nào đó. Ðiều
này cho thấy rõ ràng do lời khuyên của Ðức Phật cho nhiều phụ nữ
vào
nhiều dịp và hoàn cảnh khác nhau. Ðức Phật dạy bài học vô thường
cho Khema, người đẹp kiêu kỳ tự đắc. Khema là vợ của Vua Bình Sa
Vương.
Lúc đầu bà này không chịu đến gặp Ðức Phật vì bà này nghe thấy Ðức
Phật thường nhắc đến sắc đẹp bên ngoài bằng lời lẽ coi thường. Một
hôm, bà ta ghé thăm tu viện chỉ để vãng cảnh. Dần dà, Bà bị lôi
cuốn
tới giảng đường nơi Ðức Phật đang thuyết pháp. Ðức Phật dùng thần
thông biết được tư tưởng của Bà và tạo ảo ảnh một người mệnh
phụ ngồi trước bà. Khema đang ngắm nghía sắc đẹp của mệnh phụ này
thì Ðức Phật biến người đàn bà này đang đẹp đẽ thành người trung
niên rồi thành người già, và cuối cùng té xuống đất răng gẫy, tóc
bạc,
và da nhăn. Sự thay đổi này khiến Hoàng Hậu Khema nhận thức được
cái
phù phiếm của sắc đẹp bên ngoài và cảm nhận thấy cái phù du của
cuộc
đời. Bà suy nghĩ: "Một thân hình như vậy mà trở thành tàn tạ như
vậy sao? Thì thân hình của ta cũng sẽ như vậy ư?" Nhận thức được
hậu quả như vậy, Hoàng Hậu Khema đắc thánh quả A La Hán, và với sự
đồng ý của Bình Sa Vương, Bà đã gia nhập Ni Ðoàn Tỳ Kheo Ni.
Với các phụ
nữ quá xúc động và đau buồn về sự mất người thân yêu, Ðức Phật
nói về sự không tránh khỏi cái chết như diễn tả trong Tứ Diệu Ðế
Cao Quý. Ngài cũng trích dẫn nhiều ngụ ngôn nhấn mạnh về điểm này.
Cho nên, với Visakha, một mệnh phụ đa sầu đa cảm có một đứa cháu
chết,
Ðức Phật đã nói như sau:
"Từ
thương yêu sinh sầu khổ,
Từ thương yêu sinh sợ hãi,
Với người không còn luyến ái,
Thì không còn sầu khổ, ít sợ hãi"
Sự thiết
lập Ðoàn Tỳ Kheo Ni -- Ni Ðoàn -- vào năm hoằng pháp thứ năm của
Ðức
Phật, dọn đường hoàn toàn tự do tôn giáo cho phụ nữ. Sự thành công
với
nhiều chư ni xuất sắc rất lẫy lừng trong việc nghiên cứu và tu tập
Giáo Pháp. Ðứng về mặt thế giới, Phật Giáo vươn cao. Bài thánh ca
về
Chị Em (Therigatha) gồm có 77 bài thơ tác giả là các Ni là niềm tự
hào của
nền văn hóa Phật Giáo.
Các ni
không bị giới hạn bởi Ðức Phật trong việc dạy và thuyết giảng Giáo
Pháp. Tỳ Kheo Ni Ðoàn sản sinh một số các nhà dẫn giải Giáo Pháp
và
thuyết pháp lẫy lừng như Sukha, Patacara, Khema, Dhammadinna, và
Maha Pajapati
(người mẹ nuôi dưỡng Thái Tử Tất Ðạt Ða). Theo Phật Giáo, con trai
không phải là cần thiết để người cha để được lên thiên đường,
con gái cũng tốt như con trai, nếu được tự do sống một cuộc đời
độc
lập. Cho phụ nữ được tích cực chia sẻ hoạt động vào đời sống tôn
giáo, Ðức Phật đã giúp đỡ nâng cao địa vị phụ nữ trong đời sống
thế tục.
Tuy nhiên
cho phép phụ nữ vào đời sống tôn giáo quả là quá tiến bộ trong
thời
ấy. Vì lẽ bản chất của sự cải tiến quá tiến bộ đối với sự suy
nghĩ của thời đại ấy, người dân đã không thể tự thích nghi nên gây
ra thoái trào. Cho nên Tỳ Kheo Ni Ðoàn chỉ duy trì được một thời
gian ngắn
vì họ không làm chủ được tình hình. Những người Bà La Môn với ưu
tiên
của họ trong hệ thống đẳng cấp xã hội bị đe dọa cũng là một yếu
tố khác làm suy yếu Ni Ðoàn. Những người Bà La Môn này tuyên
truyền chống
đối "thái độ mới" cho phụ nữ tự do tôn giáo.
Tại Sri
Lanka, Ni Ðoàn phát triển cho đến năm 1017 Tây Lịch đời Hoàng Ðế
Mahinda IV. Sau đó Ni Ðoàn tan rã và không còn tái lập được. Nhưng
Ni
Ðoàn được giới thiệu vào Trung Hoa bởi những Ni Sinhalese, và vẫn
còn tồn
tại cho đến ngày nay cũng giống như Nhật Bản. Tuy nhiên theo
truyền thống
Ðại Thừa, ni giới chỉ đóng môt vị trí phụ thuộc không thể bằng
các tăng được.
Tiến Tới
Bình Ðẳng và Tự Do
Sự tiến tới
thời đại tiên tiến của thế kỷ thứ 19 và 20 khác xa thời Ðức Phật.
Giải phóng phụ nữ, tìm tự do và bình đẳng đạt được bước tiến dài,
đặc biệt ở Tây Phương. Việc này do kết quả những xu hướng và tư
tưởng hiện đại, và giáo dục tiên tiến cho phụ nữ ở tất cả địa
vị học hành cao cấp.
Susan B.
Anthony, người Hoa Kỳ tiên phong trong việc tranh đấu bình đẳng
cho phụ nữ
từ năm 1848, hơn 148 năm qua. Từ đó, các phong trào và tranh đấu
với mục
tiêu rộng lớn hơn, đã tiến lên với nhiều phụ nữ tiên phong và
nhiều
tổ chức phụ nữ. Những phụ nữ này tin tưởng là phái nữ có một vai
trò trong tình đoàn kết ái quốc với phái nam góp phần xây dựng một
thế
giới tốt đẹp hơn qua một xã hội và một quốc gia tốt đẹp hơn.
Từ năm
1848, có những phong trào bình dân được tổ chức để đòi hỏi giáo
dục
bình đẳng, quyền chính trị bình đẳng, và kinh tế bình đẳng cho
phái nữ.
Ở phương Tây, địa vị phụ nữ được nâng cao bởi những hoàn cảnh
phát sanh bởi cuộc cách mạng công nghiệp, phong trào nhân đạo, và
phong
trào phụ nữ đòi bình đẳng. Nhưng, tại Á Châu và những nước khác,
công nghiệp kém phát triển, những sự thay đổi được đem đến do
những
nhà cải tổ có nguồn gốc tôn giáo.
Trong năm, sáu
chục năm qua, có một sự gia tăng đều đều số phụ nữ tham gia vào
kinh
tế, xã hội cũng như đời sống chính trị tại các nước của họ. Sự
thành công như vậy đạt được bởi phái nữ mới đây trong các lãnh
vực-
khoa học xã hội, kinh doanh, kinh tế và cả trong lãnh vực chính
trị - được
mô tả như phi thường. Mỉa mai thay, tuy một số phụ nữ đã tiến tới
tột
cùng trên vũ đài chính trị như giữ chức thủ tướng tại nước của họ,
nhưng tại một số nước khác, những phụ nữ đương thời lại chưa có
quyền công dân - quyền bầu cử! Mặc dù, hầu hết các nước bây giờ đã
áp dụng thái độ công bằng hơn, và đã tạo những cơ hội về giáo dục
và nghề nghiệp cho phụ nữ, kinh nghiệm không vừa ýù và sự kỳ thị
mà họ đã đưa lên với nhau cùng với sự ganh đua và sợ hãi vẫn là
thái độ phỏ biến ngày nay Thực ra nếu nói là một số hình thức kỳ
thị vẫn còn tồn tại đối với phái nữ là nói không đúng sự thật.
Hành động
quốc tế nâng cao địa vị phụ nữ bắt đầu bằng một phương thức nhỏ
bé với Hội Quốc Liên nay đã giải tán sau Thế Chiến Thứ Nhất. Sau
này
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đi xa hơn nữa qui định nguyên tắc bình
đẳng
và tự do cho tất cả phụ nữ. Một Ủy Ban về thể chế phụ nữ, một cơ
quan của Liên Hiệp Quốc điều tra vấn đề kỳ thị giới tính và bàn
cãi về những câu hỏi liên quan đến quyền chính trị của phụ nữ;
bình dẳng về lương bổng cũng như bình đẳng về việc làm, địa vị phụ
nữ trong luật tập tục, quốc tịch phụ nữ khi lấy chồng; cơ hội giáo
dục và kinh tế cho phụ nữ; giúp đỡ kỹ thuật và sự tham gia của phụ
nữ.
Tuy nhiều
việc đã được hoàn tất qua các phong trào phụ nữ đòi quyền bầu cử,
những tổ chức phụ nữ quốc tế đấu tranh cho sự tham gia rộng rãi
hơn
của phụ nữ vào các lãnh vực xã hội, kinh tế, và chính trị, nhưng
vấn
đề thực sự tự do vẫn chưa giải quyết được.
Tự Do
Trong Ý Nghĩ Phật Giáo
Tự do thực
sự phải là tự do hoàn toàn thoát khỏi mọi hình thức của ràng buộc.
Nó chỉ có thể đạt được do sự phát triển tinh thần đúng cách và
thanh tịnh tâm của chính mình - tẩy sạch tất cả những dấu vết của
tham sân si. Không có bàn luận công khai, biểu tình hay hiến
chương quốc tế
có thể mang lại tự do hoàn toàn. Những việc này chỉ có thể đạt
được
do chuyên cần của chính mình và sự chú ý vào việc tu tập thường
xuyên
về thiền như Ðức Phật dạy.
Ðức Phật,
trong khi xúc tiến nguyên nhân về phụ nữ, được coi như người đầu
tiên
giải phóng phụ nữ, và là người vận động cho lối sống dân chủ.
Chính trong Giáo Pháp Phật Giáo, phụ nữ không bị khinh miệt và hạ
phẩm
giá mà địa vị còn được nâng lên như phái nam trong phương diện
tinh thần
cố gắng để đạt trí tuệ và giải thoát.
25
TÔN
GIÁO CÓ THỂ MANG LẠI HÒA BÌNH KHÔNG?
Hòa
Thượng Tiến Sĩ K.
Sri Dhammananda
Dị Biệt
Trong Sự Giải Thích
Tôn Giáo và Hòa Bình là hai từ có
thể định nghĩa và giải thích bởi nhiều người khác nhau, tùy theo
quan
niệm tôn giáo và mức độ hiểu biết khác nhau.
Các nhà học
giả và triết gia nhìn vào tôn giáo theo nhiều đường lối. Một số
định
nghĩa trong một ý nghĩa hết sức hẹp và giới hạn trong khi những
người
khác đưa ra một cái nhìn tổng quát rộng rãi hơn.
Tự Ðiển
Oxford định nghĩa tôn giáo như một hệ thống tín ngưỡng và thờ
cúng,
con người công nhận một Thượng Ðế cá nhân có quyền bắt phải vâng
lời,
và kết quả của sự công nhận này liên quan đến hạnh kiểm con người.
Thomas Paine,
một triết gia người Anh nói: "Thế giới là quê hương của tôi. Nhân
loại là anh em tôi, và làm điều lành là tôn giáo của tôi". Một
thái độ như vậy đối với tôn giáo và thế giới rất thiết yếu để
mang lại hòa bình, hòa hợp cho thế giới mà ta sống.
H.G. Wells
nói: "Tôn giáo là phần chủ yếu trong nền giáo dục của chúng ta, nó
quyết định hạnh kiểm tinh thần của chúng ta". Với triết gia người
Ðức nổi tiếng Emmanuel Kant, "Tôn Giáo là sự công nhận những
nguyên
tắc luân lý như luật không được vi phạm".
Mặt khác
Karl Marx lại nhìn tôn giáo như "thuốc phiện của con người" - cho
con người xa rời thực tế, hy vọng ảo tưởng về hạnh phúc trong đời
sống sau khi chết đền bù cho những tội lỗi thực sự của cuộc sống
hiện tại. Với Engels, "Tôn Giáo không là gì cả mà là phản ảnh
quái dị về những lực bên ngoài kiểm soát đời sống trong tâm con
người
lúc sơ khai".
Mục Tiêu
Là Một
Dù sự
khác biệt và giải thích ra sao đi nữa thì tất cả các tôn giáo đều
nhất
trí đồng ý là hòa bình là một điều thiết yếu tuyệt đối và tôn
giáo đóng một vai trò sống còn trong việc phát triển hòa bình của
cá
nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới.
Sự Cần
Thiết Giáo Dục Về Tôn Giáo
Vì thế giới
chuyển càng ngày càng sâu vào một thời đại của rối loạn với những
vũ khí càng tinh vi và nguy hiểm hơn, cùng với tai ương và tinh
thần thoái
hóa, sự cần thiết giáo dục tôn giáo ngày nay lớn lao hơn bao giờ
hết.
Lo âu và băn khoăn sinh ra từ sự bất trắc về tương lai càng làm
tăng thêm
áp lực và căng thẳng vào tâm con người. Những thứ này chỉ có thể
khắc
phục được với sự hiểu biết chính đáng bản chất của tâm - một
môn học đã bị tách khỏi hệ thống giáo dục có định hướng học thuật
và vật chất cung cấp bởi các trường học và các đệ tam tổ chức ngày
nay. Tôn giáo lúc nào cũng là cái chìa khóa để duy trì an lạc của
tâm
và cung cấp niềm an ủi tinh thần trong lúc nguy cấp như trong lúc
rối loạn,
hay trong thời gian bị kẻ địch xâm chiếm và những xáo trộn khác.
Con người
cần tôn giáo như chỗ thả neo khi tàu cập bến. Tâm con người luôn
luôn
thay đổi và xao động nên cần có một số hình thức trợ giúp cho tâm
vững
vàng kiên định để có thể tạo các quyết định hầu theo đuổi lý tưởng
của mình trong cuộc sống. Với sự chấp nhận một số giáo lý của tôn
giáo, ta ràng buộc tâm ta vào các giáo lý ấy giúp cho tâm có thể
hướng
về con đường thẳng hơn nếu ta là một nhà tự do tư tưởng hay như
một
con sói đơn độc. Như con tàu bỏ neo nơi bến đậu có thể chịu đựng
gió to bão lớn, giống như tâm ràng buộc với nguyên tắc tôn giáo,
có thể
đứng vững trước những cám dỗ và những xáo trộn tâm thần khác của
cuộc đời.
Cho nên
giáo dục tôn giáo dùng để làm cho tâm được vững vàng; phát triển
sự
thăng bằng tinh thần - tránh tất cả những dạng thức cực đoan. Nó
dẫn
đến sự hiểu biết bản chất thực sự của đời sống, cái chết, và
thế giới - bên trong và bên ngoài. Rất cần thiết cung cấp sự hiểu
biết
sâu xa và tuệ giác vào bản chất của những giá trị cao của cuộc
sống
- nội dung tinh thần và đạo đức của nó - giúp quét sạch tôn giáo
cuồng
tín và thành kiến, dọn đường cho sự hòa hợp tôn giáo.
Người Có
Ðạo Lý?
Một người
có thể được công nhận là có đạo lý bởi tính nết tinh thần - tư
tưởng,
lời nói và hành động. Một người đã tự mình thanh tịnh hóa với tư
tưởng thiện, lời nói hành vi lương hảo là người có đạo lý hoàn
toàn theo quan điểm Phật Giáo. Rất khó khăn coi một người là đạo
lý nếu
người ấy chỉ đi đến chỗ thờ cúng và chỉ cầu lợi chính mình, cho
gia đình mình và không lưu ý gì tới người khác cả. Hành động của
người ấy thi hành với tâm địa hẹp hòi và động cơ ích kỷ.
Mặt khác,
có thể có một số người không dự các lễ nghi tôn giáo mà cũng chẳng
cầu nguyện nơi thờ phượng, nhưng lại giữ một số nguyên tắc tôn
giáo bằng cách sống một cuộc đời an lạc, bằng cách khắc phục nhược
điểm của mình, và có lòng thông cảm, khoan dung và hiểu biết đối
với
người khác. Những người như vậy có thể được coi như người có đạo
lý nhiều hơn là người nói ở phần trên.
Lý tưởng
cho bất cứ một người đạo lý nào là một cuộc sống đơn giản và
khiêm tốn, một cuộc đời không bị vương mắc bởi bất cứ mục tiêu vật
chất nào (và các động cơ về sau), và người ấy có thể đem hết năng
lực vào sự trau dồi tinh thần đem lợi ích chính mình và cho người
khác.
Giá Trị
Của Tôn Giáo
Chỉ tu tập
bề ngoài dưới danh nghĩa tôn giáo thì không thể hiểu được giá trị
của
một tôn giáo; với một người không được giáo dục và không am tường
có thể người ấy tu tập một số truyền thống vô nghĩa vì nghĩ rằng
điều đó là đúng. Muốn hiểu rõ bản chất thực sự của bất cứ một
tôn giáo nào, rất cần thiết phải nghiên cứu giáo lý nguyên thủy
của vị
khai sáng ra tôn giáo ấy bằng cách tìm hiểu từ nguồn gốc càng sâu
càng
tốt.
Giá trị thực
sự của tôn giáo có thể được hiểu trong phối cảnh đúng của nó, từ
những lời dạy hữu lý và hòa hợp đưa ra những chỉ phần thực tiễn
làm
sao sửa chữa mình và có thể giúp cho một người sống một cuộc đời
đơn giản, khiêm tốn, luân lý với an lạc và mãn ý, nơi đây và ngay
bây
giờ.
Biểu diễn
phép lạ huyền bí hay thần thông, hứa hẹn thiên đường cực lạc sau
khi
chết và những sự tu tập dị đoan chỉ "đầu độc" tôn giáo mà
thôi - kích thích tâm đại chúng với chuyện ly kỳ, phấn khích và
niềm
tin mù quáng. Những thứ này không dẫn đến loại bỏ được ô trược
tinh thần- mà có lẽ dọn đường cho sự say mê lớn lao quyền uy trần
tục,
muốn nổi danh nổi tiếng và khoái lạc.
Trong một
bài giảng cho đại chúng, Swami Vivekananda nói: "KInh nghiệm là
nguồn gốc
duy nhất của kiến thức. Cũng cùng phương pháp điều tra nghiên cứu
mà
ta áp dụng cho khoa học và kiến thức bên ngoài nên được áp dụng
vào
tôn giáo. Nếu tôn giáo bị hủy diệt bởi sự điều tra như thế có
nghĩa
tôn giáo không là gì cả, mà là một mớ sưu tập vô ích và không giá
trị
những niềm tin dị đoan, càng biến mất đi sớm càng tốt. Tại sao tôn
giáo cho rằng tôn giáo không bị ràng buộc phải tuân theo lập
trường suy
luận mà chẳng ai biết...Tốt hơn nhân loại nên trở nên vô thần bằng
con đường đi theo suy luận hơn là mù quáng tin vào hai trăm triệu
thần thánh
theo uy quyền của bất cứ ai..."
Trong khi
tránh cái cực đoan của niềm tin mù quáng và cái hoài nghi tri
thức, người
tầm đạo phải tìm Chân Lý bằng suy luận và trí tuệ.
Phương
Pháp Hữu Lý Ðể Giới Thiệu Tôn Giáo
Thời đại
của thuyết huyền bí và thần bí đã nhanh nhường lối cho con đường
của
kiến thức khoa học và điều tra.
Mặc dù những
phương pháp giả tưởng cổ xưa đã phục vụ mục đích loại bỏ mộtä
số sợ hãi và bất an về cái không biết trong tâm của người xưa tại
nhiều nơi trên thế giới, phương pháp này không còn áp dụng được
với
tâm người hiện đại.
Nhắc đến
sự cần thiết cho một viễn cảnh hợp lý hơn, cố Thủ Tướng Ấn Ðộ,
Shri Jawarharlal Nehru đã nói rằng ta nên tránh ba vấn đề chính
khi giới
thiệu tôn giáo. Ðó là: Kinh Thánh, ý tưởng Thượng Ðế và thế giới
kế
tiếp. Ngài nhấn mạnh nếu ai giới thiệu tôn giáo mà dùng bất cứ một
trong ba điều này sẽ làm người dân có khuynh hướng tin vào điều đó
-
chấp nhận tôn giáo đó mà không sử dụng khả năng suy luận của chính
mình. Lời khuyên để người dân tìm sự thực do kiến thức và kinh
nguyện
với tâm hoàn toàn tự do của chính mình. Ðiều này thực là một
phương
pháp lý tưởng để giới thiệu tôn giáo; để tránh khỏi nhiều loại
thành kiến về tôn giáo, niềm tin mù quáng và thiếu hiểu biết.
Nehru cũng
ghi rằng ta không nên chấp nhận mọi thứ viết trong bất cứ kinh
thánh
nào dưới danh nghĩa tôn giáo. Ngài cho rằng nguyên tắc chính của
tôn
giáo là: "làm tốt được tốt và làm xấu gặt xấu". Tán thán
cách giải quyết hữu lý của Phật Giáo, trong cuốn "Sự Khám Phá của
Ấn Ðộ", Nehru viết: "Ðức Phật đã can đảm vạch ra sự bất
toại nguyện của tôn giáo bình dân, dị đoan, lễ nghi và thủ đoạn
của
các thầy tu. Ngài không chú trọng đến viễn cảnh siêu hình và thần
học,
phép lạ, khải huyền, và những thứ siêu nhiên. Lời kêu gọi của Ngài
là lẽ phải, hợp lý, và kinh nghiệm.; sự nhấn mạnh của Ngài về đạo
đức và phương pháp của Ngài là một phương pháp lý giải tâm lý,
khoa
tâm lý không có linh hồn. Toàn bộ cách giải quyết vấn đề của Ngài
giống
như luồng gió mát thổi từ núi xuống sau cái không khí ô trược của
những
ức đoán trừu tượng".
Ngài tiếp
tục nói Ðức Phật đã dạy điều vĩ đại hơn tất cả học thuyết và
giáo điều và thông điệp bất diệt của Ngài đã làm xúc động nhân
loại
qua nhiều thời đại. Có lẽ không bao giờ trong lịch sử quá khứ
thông
điệp hòa bình của Ngài lại cần thiết cho nhân loại đang đau khổ và
lầm
lạc như ngày nay.
Albert
Einstein, trong khi đề cập về tôn giáo của tương lai, nói: "Tôn
giáo
này phải vượt qua một Thượng Ðế riêng tư, tránh giáo điều và thần
học. Bao trùm cả về thiên nhiên lẫn tinh thần, tôn giáo này phải
căn cứ
vào ý niệm đạo giáo phát sinh từ những thực nghiệm của mọi vật, tự
nhiên và tinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa. Phật Giáo
đáp ứng được các điều đó.
Cách giải
quyết của Ðức Phật là độc nhất vô nhị trong biên niên sử tôn giáo.
Ngài khuyên các tín đồ không nên chấp nhận Giáo Pháp vì sùng kính
mà chỉ
chấp nhận sau khi đã điều tra nghiên cứu.
Ðức Phật
khuyên nhiều người đừng nên vội vàng chấp nhận giáo lý của Ngài mà
hãy suy nghĩ cẩn thận xem giáo lý của Ngài có thực thực tiễn với
họ
không. Nếu họ hoàn toàn tin tưởng phương pháp của Ngài, thì Ngài
mới
chấp nhận họ là những tín đồ.
Ngay cả đến
khi đã trở thành tín đồ của Ngài, Ngài cũng không ngăn cấm họ hỗ
trợ
những đạo sư cũ của họ. Ðiều này cho thấy Ngài cho tín đồ khoảng
rộng
tự do, không chút ẩn nấp một ghen tị nào đối với các tôn giáo
khác.
Nó cũng làm sáng tỏ thái độ hòa hợp của Ngài đối với các tôn giáo
khác.
T.H. Huxley
ghi nhận "Phật Giáo trong sự thanh tịnh nguyên thủy không biết gì
đến
những lời nguyện phục tùng và không bao giờ tìm sự giúp đỡ của
cánh
tay thế tục, tuy đã truyền bá trên quá nửa thế giới cũ với một sự
nhanh chóng tuyệt vời và vẫn đứng vững dù với nền móng có đôi chút
pha trộn những dị đoan bắt buộc, những tín điều lấn át một phần số
lớn nhân loại".
Theo nhận
xét của Alexander Cunningham, một nhà khảo cổ, "Phật Tử truyền bá
đạo
của họ tiếng nói đầy tính thuyết phục, nhiều đạo khác truyền đạo
bằng lưỡi guơm tàn nhẫn. Con đường đẫm máu của các đạo khác sáng
rực lên bởi ngọn lửa khủng khiếp của những đô thị bị thiêu rụi,
sự tiến bộ hòa bình của Phật Giáo được sáng lên bởi những bộ mặt
hoan hỉ của những người đau trong bệnh viện các tu viện, bởi những
nụ
cười sung sướng của những khách du hành ngưng chân nghỉ tại những
quán trọ dọc đường".
Với Ðức
J.T. Sunderland, "Phật Giáo dạy các tín đồ nhiều về hòa bình rất
hữu
hiệu trong suốt lịch sử của tôn giáo này hơn bất cứ tín ngưỡng vĩ
đại nào mà thế giới biết đến. Dân chúng có tâm trí cao hơn về mặt
tinh thần, không giống như nhà duy vật hiện nay, họ đặt tâm tính,
phụng
sự tình thương và hòa bình trên danh tiếng, của cải, ưu thế và
chiến
tranh, và Phật Giáo phát triển rực rỡ vào thời gian này vì Phật
Giáo
là tôn giáo duy nhất không có đổ máu và bạo lực".
Tấm Gương:
Vua A Dục
Sự kiện
được ghi nhận Asoka (Vua A Dục) hết sức tích cực tận tụy cho hạnh
phúc thần dân của Ngài. Với mục đích này, ông đã đào các giếng
nước
uống, trồng cây có bóng mát, xây đường xá, công viên, các vườn
trồng
dược thảo, và các bệnh viện cho người và súc vật. Ðể thấm nhuần
tinh thần chính đáng vào các thần dân mà ông yêu dấu như con cái,
ông đã
xây dựng các trụ đá khắp trong vương quốc, trên các trụ đá này có
khắc
thông diệp cao quý về cuộc sống chánh đáng (Chánh mạng). Những đại
thần
và những ủy viên được chỉ định để hướng dẫn và giám sát sự tu
dưỡng tinh thần. Ðại Hội Kiết Tập Lần Thứ Ba cũng do ông triệu
tập.
Những sứ giả do ông gửi đi trên khắp lãnh thổ xa gần giúp trong
việc
giao tiếp văn hóa du nhập trong lĩnh vực hòa bình và quan hệ quốc
tế.
Hoạt động
của Vua A Dục không còn gì nghi ngờ chứng tỏ ông là một điển hình
nhiệt
thành của một đời sống tích cực cho các hành vi thiện. "Sự cố gắng
đem hạnh phúc chung và gửi tức thời các sứ thần thương mại là một
số
trong những nguyên tắc chỉ đạo chính của ông. Thấm nhuần ý thức
thực
tế và năng động nổi bật, Vua A Dục biểu lộ trong cuộc đời của ông
tinh thần Phật Giáo cao độ, hành hoạt đúng theo tinh thần thực sự
của
'Bahujana Hitaya, Bahujana Sukhaya"- vì phúc lợi cho nhiều người,
vì hạnh
phúc cho nhiều người - một lý tưởng mà chính Ðức Phật đã dạy cho
sáu mươi thánh chúng đệ tử đầu tiên của Ngài trở thành nhóm truyền
giáo đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Cảm hứng
từ sự vĩ đại của Vua A Dục, H.G. Wells, trong cuốn "Ðại Cương Lịch
Sử", tuyên bố giữa hàng ngàn tên tuổi các vua chúa đầy trên các
cột
lịch sử với oai nghi, thanh lịch, thanh thản, cao kỳ lộng lẫy và
những
đặc tính tương tự như vậy, tên tuổi của Vua A Dục sáng chói, chói
sáng một mình, như một vì tinh tú".
Với tất cả
cảm hứng từ Vua A Dục để cho ta, ta phải cố gắng vươn lên qua khỏi
cái tối tăm đang bao trùm thế giới ngày nay.
Tôn Giáo
và Chủ Nghĩa Duy Vật
Nhiều mây
đen bao phủ - nhiều sự rối loạn và những khó khăn toàn cầu - có
thể
được truy nguyên do sự suy thoái của tôn giáo và sự nổi lên chủ
nghĩa
duy vật.
Lịch sử
loài người cho thấy biết bao quốc gia đã suy đồi va nhiều nền văn
minh
đã tàn lụi với sự tan rã của tôn giáo như thế nào. Sử gia, Edwward
Gibbons "Trong cuốn Lịch sử Thăng Trầm của Ðế Quốc La Mã" đã
chứng minh sự đổ vỡ tôn giáo thành vô số dạng thức là một trong
những
nguyên nhân góp phần vào sự suy thoái và tan rã của Ðế Quốc La Mã.
Việc
xẩy ra cho La Mã, rồi đây cũng có thể xẩy ra cho những nền văn
minh hiện
đại của chúng ta.
Nhận thức
sự nguy hiểm xẩy ra trước mắt, con người ngày nay phải có ý thức
làm
việc trong sự hợp tác để kiểm soát và tránh những nguyên nhân có
thể
đưa sự thăng hoa đến sự suy thoái và tan vỡ tôn giáo.
Trong khi những
sự bất hòa tôn giáo do sự cạnh tranh không lành mạnh để lôi kéo
tín
đồ đổi đạo, nạn cuồng tín và "thánh chiến" tiếp tục làm hại
viễn cảnh hòa bình nhờ tôn giáo, giáo điều và niềm tin dị đoan phá
vỡ
giá trị của tôn giáo dưới ánh sáng của kiến thức và các điều tra
nghiên cứu khoa học ngày càng tăng trưởng. Những điều này đương
nhiên
dẫn đến việc nổi lên của chủ nghĩa duy vật- đang mang sự sói mòn
luân lý to lớn cho xã hội loài người.
Tiến Bộ
Vật Chất
Sự say mê
điên cuồng theo đuổi lạc thú trần tục, uy quyền và của cải đã dẫn
đến tất cả những dạng luân lý suy đồi, kỳ thị và thành kiến, thậm
chí đến mức chính là nguyên nhân gây ra hủy diệt hàng loạt nhân
loại.
Một số
được gọi là giải trí hiện đại đã trình diễn khêu gợi thú tính và
cảm xúc nhục dục của khán giả. Dưới ảnh hưởng của những sự đầu
độc như vậy, khán giả đôi khi không kiềm chế nổi giác quan, nổi
dục
vọng đã làm những điều trái ngược với óc suy xét tốt đẹp của mình,
vi phạm sự yên bình và hạnh phúc của người vô tội để thỏa mãn ham
mê khoái lạc. Họ mất đi đường lối suy nghĩ hữu lý bình thường, và
không chịu nghe người khác dù họ nhận thức rằng những việc này sẽ
phá hoại đời sống của họ và của người khác.
Con người
tham đắm quá mức vào thỏa mãn ham mê khoái lạc tạo thành một xã
hội
bệnh hoạn và vô vọng dẫn đến vô luân, vô đạo đức, hành động tội
lỗi là điều ô nhục cho tinh thần và nhân phẩm của con người.
Sự say mê
uy quyền trần tục dẫn các quốc gia đến những cuộc chạy đua vũ
trang.
Sự phát minh vũ khí giết người có thể tiêu diệt thế giới trong một
giây đã được thi hành bằng cách tiêu pha ngân quỹ dành cho người
đói
và nghèo khổ . Chiến tranh được coi như một xu hướng hiện đại
không
thể tránh được và một lối cuộc sống, trả giá bằng sinh mệnh quý
giá của hàng triệu người.
Những công
cuộc tìm tòi xây dựng và những kế hoạch dự trù để nâng cao nhân
loại
chỉ được hoặc coi như quan trọng thứ yếu hay bị loại đi thay thế
bằng
lợi lộc vật chất trước mắt.
Trí tuệ
truyền thừa bởi các giáo chủ với tinh thần giác ngộ đã chẳng được
ai lắng nghe. Nh?ng lời khuyên của các vị này: sống hòa bình và
duy trì
tiêu chuẩn đạo đức áp dụng tổng quát trên vũ trụ, đã không còn
được
biết đến.
(Hãy Rút
Kinh Nghiệm) Cái Vơ Vẩn Của Nero khi La Mã Ðang Bị Cháy
Những quốc
gia kinh tế phát triển đến điểm không còn thấm nhập hơn được nữa
dưới danh nghĩa tiến bộ vật chất đang phải đối diện với những khó
khăn to lớn về ô nhiễm môi sinh, khủng hoảng năng lượng, thất
nghiệp,
lạm phát, luân lý suy đồi, và những khó khăn xã hội như lạm dụng
ma túy,
xáo trộn tâm thần nghiêm trọng, ly dị, tự tử, và nhiều dạng thức
của
bệnh tật.
Mặc dù những
sự việc thảm thương điên cuồng này xẩy ra, vẫn còn có những cái
gọi
là quốc gia đang phát triển trên thế giới cố gắng tranh đua với
thiên
hình vạn trạng dạng thức phát triển kinh tế - bắt chước nhiều hơn
nữa
văn hóa vật chất hy vọng biến nhà của và xứ sở của họ thành thiên
đàng vật chất. Giống như Nero vơ vẩn (không làm gì) khi La Mã đang
bị
cháy, những người như thế đã thất bại không biết học hỏi từ những
lầm lẫn của người khác.
Tình Trạng
Nhầm Lẫn Ðáng Kinh Ngạc
Càng tham
gia vào cuộc chạy đua để đạt lạc thú nhục dục, uy quyền, danh
tiếng,
và 'vinh quang' - lại càng gặp phải rối trí và xáo trộn, lại càng
đóng
góp vào những mâu thuẫn; đó là thế giới ngày nay.
Một mặt,
con người sợ hãi chiến tranh, mặt khác họ lại dốc toàn lực để sửa
soạn chiến tranh! Họ nói nhiều về hòa bình nhưng lại gieo rắc
nghèo đói!
Tuy thế giới càng ngày càng đông lên mỗi ngày, con người lại cảm
thấy
càng cô đơn! Càng có nhiều giờ rảnh rỗi, lại càng bất an bấy
nhiêu!
Mặc dù được trang bị với đủ loại kiến thức để được an toàn
trên cung trăng, nhưng không biết làm sao sống an toàn trên trái
đất! Ðó
là những rối rắm và mâu thuẫn của con người hiện đại sống trong
thời
đại không gian này. Tuy nhiên những khó khăn này chưa hẳn là hoàn
toàn mới
lạ với nhân loại.
Xáo trộn
phát sinh chừng nào thì vết nhơ của si mê vẫn hiện hữu trong tâm
con người.
Cùng với các ô trược khác, si mê đã làm con người mù quáng không
còn
khả năng nhìn thấy và hiểu biết bản chất thực sự của sự vật hay
thực tế chủ yếu của cuộc đời.
Cuộc Sống
Không Cân Bằng
Sự không
cân bằng giữa sự phát triển vật chất và tinh thần là nguyên nhân
của
sự bối rối lớn lao và những tình trạng khó xử mà thế giới hiện đại
phải đương đầu.
Của cải
không thôi không thể mang hòa bình và hạnh phúc cho con người. Dao
động và
thất bại đang chờ đợi tâm không cân bằng. Không tìm được phương
cách
và phương tiện thỏa mãn để chống lại biến động của cuộc đời,
con người tìm đến đủ loại ma túy và độc dược để tạm thời xoa dịu
thất bại, không xoa dịu nổi họ quay về tự tử hay bị xáo trộn thần
kinh.
Những trường
hợp ghiền ma túy càng ngày càng tăng, rượụ, cờ bạc vân vân... là
những
triệu chứng của cuộc sống không cân bằng.
Xu hướng
ru ngủ ta vào những tiện nghi của cuộc sống hiện đại mà không có
một
tư tưởng cho tiến bộ tinh thần đã làm con người hôn mê và biếng
nhác. Muốn khắc phục điều này, ta cần phải có nghị lực, sức mạnh,
và kiên nhẫn thuộc về địa hạt của niềm tin ăn sâu trong tôn giáo.
Hòa Bình
Do Tôn Giáo
Sự tăng
trưởng nhanh chóng duy vật chủ nghĩa và cuộc sống không cân bằng
đã
che khuất tiềm lực hòa bình qua tôn giáo. Tôn giáo thế giới ngày
nay đã
phát triển thành những cơ cấu tổ chức lớn, và những giáo lý nguyên
thủy
của các nhà khai sáng ảnh hưởng rất ít đến các tín đồ trong các
đức
tính như đơn giản, kiềm chế, chân thật, và vị tha.
Muốn nhận
thức được giá trị thực sự của tôn giáo, một sự hiểu biết tường
tận về những thông điệp nguyên thủy của vị khai sáng rất cần
thiết.
Các giá trị đao đức và luân lý đơn giản có một tiềm lực lớn lao
cho hòa bình.
Sự tu tập
kiềm chế tư tưởng mang hòa bình và hòa hợp cho cá nhân và sự kiềm
chế
lời nói và hành động của thân đem hòa bình cho người khác.
Do ba luồng
tư tưởng, lời nói và hành động của thân này mà tất cả tội lỗi hay
những hành động bất thiện được thực thi. Chúng là những " cánh
cửa"
của thế giới bên trong - nơi những mâu thuẫn bắt đầu. Nếu thế giới
này được canh chừng cẩn trọng, chiến tranh và xung đột đương nhiên
bị
ngăn chặn.
"Biết
Mình" qua tôn giáo là nguyên tắc hướng dẫn đến hòa bình đến
vương quốc của thiên đường. Nếu người ta có thể theo nguyên tắc
tôn
giáo chân chính liên quan đến kiềm chế và thực thi bổn phận và
nghĩa vụ
đối với mọi người trong xã hội, hòa bình và hòa hợp tự nhiên sẽ
theo sau.
Lời khuyên
đơn giản của Ðức Phật cho các tín đồ trong Kinh Sigalovada (Thi Ca
La Việt),
phác họa bổn phận và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái, thầy và trò,
chồng
và vợ, bạn bè và bạn bè, chủ và người làm, và các đạo sư và đệ
tử, bao trùm toàn bộ bổn phận trong gia đình cũng như ngoài xã hội
của
một cư sĩ. Bình luận về Kinh này, Bà Rys Davis nói: "Học thuyết về
tình thương và thiện chí giữa người với người của Ðức Phật được
thiết lập trong đạo đức gia đình cũng như xã hội với nhiều chi
tiết
toàn diện hơn bất cứ nơi nào khác. Và thực ra ngay bây giờ chúng
ta có
thể nói về Giới Luật hay tiêu chuẩn kỷ luật ấy như thế này: Thật
căn
bản làm sao các lợi ích mà con người có thể có được nhờ giới luật
này, thật lớn mạnh và lớn lao làm sao cái trí tuệ đã hình dung ra
các
giới luật này, đến mức các lời thuy?t giảng ấy ngày nay vẫn tươi
rói
và thực tiễn cũng như vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn nhu thuở
các lời
ấy được nói tại Rajagaha (Thành Vương Xá). " Sung sướng thay là
dân
làng hay nhóm người ở bên bờ sông Hằng nơi mà người dân đầy tình
lương
hảo và thông cảm, tinh thần cao thượng của công bằng được hít thở
qua những lời dạy mộc mạc và đơn giản. Có thể nói rằng: "Có thể
không kém phần hạnh phúc như dân làng hay gia đình ở trên bờ sông
Thames
ngày nay bởi họ có thể nghe những lời này".
Thay vì làm
tôn giáo thành lối sống, tôn giáo đã được phát triển thành loại
biệt
ngữ triết lý và đã trở thành một môn học cho sự tập luyện tri thức
và tranh luận. Tu tập dị đoan, quỷ thuật và thuyết huyền bí đã
được
giới thiệu nhằm đem vinh quang và thắng lợi cho một tôn giáo này
hơn tôn
giáo kia. Tôn giáo đã được dùng để bào chữa nhược điểm của con
người - vì tham vàng và quyền uy.
Bằng cách
đem các giải pháp trần tục như vậy vào nhà tôn giáo hầu xúc tiến
điều
gì đó dưới danh nghĩa tôn giáo, những nhà đạo giáo ngày nay phải
hiểu
những điều ấy chỉ làm mờ đi và quét sạch cốt lõi thực sự của
tôn giáo và con đường tinh thần của đời sống, và giá trị thật sự
của
tôn giáo sẽ càng trở nên tối tăm cho hậu thế.
Vẫn Còn
May Mắn
Liệu tôn
giáo còn có thể mang hòa bình cho nhân loại ngày nay không, đương
nhiên
là một câu hỏi thích đáng, nhất là xét dưới ánh sáng của những sự
phát triển mới đây tại một vài nơi trên thế giới nơi mà tôn giáo
đúng
là đã được đem vào chiến trường.
Duy vật chủ
nghĩa, đạo đức giả, và cuồng tín chủ nghĩa giả dạng dưới chiêu
bài tôn giáo đã là những thảm họa to lớn trong lịch sử nhân loại.
Tái diễn những lầm lẫn và thảm họa trong quá khứ, đến thời điểm
khi những hội nghị quốc tế về tôn giáo và hòa bình được triệu tập
và những lời tuyên bố cho hòa bình thế giới, tình huynh đệ đại
đồng,
và hòa hợp tôn giáo chỉ là đạo đức giả hoàn toàn và là điều ô nhục
cho xã hội loài người.
Ðể hỗ trợ
cho những hành động vô lương tâm như vậy dưới danh nghĩa tôn giáo
quả
là chống lại chuẩn mức úng xử và phẩm giá của con người. Chiến đấu
ngoài chiến trường để có hòa bình là không đúng, muốn có hòa bình
phải
có khả năng tự chiến thắng lấy mình chứ không phải đánh bại người.
Ðó là điều phải nhận thức thấu đáo như một điểm chính yếu của vị
tha. Mặc dù một số các nhà tôn giáo đã chọn, vì tham vàng bạc và
quyền
uy trần tục, chính họ đã tự nhúng vào chiến tranh tôn giáo, điều
này
không tiêu biểu cho toàn bộ lãnh vực tôn giáo. Cho nên hãy để cho
những
người biết tư duy, yêu chuộng hòa bình ngày nay phán xét liệu
những
thái độ của những con buôn chiến tranh như vậy có thể chứng minh
dưới
danh nghĩa tôn giáo được không, hay chiến tranh và đổ máu hoàn
toàn tách
khỏi tôn giáo.
Nếu người
ta thực sự lưu ý đến tìm kiếm và xây dựng hòa bình và hạnh phúc
cho
chính mình cũng như cho những người khác, thì cũng chưa muộn - Sau
cơn
mưa trời lại sáng. Nguyên tắc tôn giáo và giáo lý, rất đáng cho
con người
trau dồi, có khả năng cảm thấy được và nhận thức được bởi chính
con người vẫn hiện hữu.
"Mở rộng
cho tất cả là cánh cửa dẫn tới giải thoát hoàn toàn". "Thắng
ngàn lần, ngàn quân địch chưa thể gọi là thắng; Tự thắng mình mới
là chiến công oanh liệt nhất". - (Ðức Phật - Kinh Pháp Cú - Câu
103).
26
NGUYÊN THỦY - ÐẠI THỪA PHẬT
GIÁO
Hòa Thượng Tiến Sĩ W.
Rahula
Hãy
để cho chúng ta bàn luận về câu hỏi thường được
hỏi bởi nhiều người: Sự khác biệt giữa Ðại Thừa và Nguyên Thủy
Phật
Giáo như thế nào? Muốn nhìn sự vật theo đúng toàn cảnh, chúng ta
hãy
quay về lịch sử Phật Giáo và truy nguyên sự hình thành và sự phát
triển
của Ðại Thừa và Nguyên Thủy Phật Giáo.
Ðức Phật sanh vào thế
kỷ Thứ 6 trước
Công Nguyên. Sau khi đạt giác ngộ vào năm 35 tuổi cho đến khi Ngài
Nhập
Niết Bàn vào năm 80 tuổi, Ngài thuyết giáo và giảng dạy suốt những
năm
tháng đó. Chắc chắn Ngài là một trong những người nhiều nghị lực
nhất
chưa từng thấy: 45 năm trường Ngài giảng dạy ngày đêm, và chỉ ngủ
khoảng 2 giờ một ngày.
Ðức Phật tiếp xúc với
tất cả mọi
hạng người, vua và hoàng tử, Bà La Môn, nông dân, kẻ ăn xin, người
học
thức người bình thường. Giáo lý của Ngài được thực hiện theo kinh
nghiệm, mức hiểu biết và khả năng tinh thần của người nghe Pháp.
Ðiều
Ngài dạy gọi là Vicana hay lời Phật dạy. Không có cái gì gọi là
Nguyên
Thủy hay Ðại Thừa thời bấy giờ.
Sau khi thành lập
Ðoàn Thể Chư Tăng
và Chư Ni, Ðức Phật đặt ra một số luật lệ gọi là Giới Luật để
hướng dẫn các Ðoàn Thể này. Phần còn lại giáo lý của Ngài gọi là
Pháp gồm có những bài giảng, những bài thuyết pháp cho các tăng,
các ni
và người cư sĩ.
Ðại Hội
Kiết Tập Lần Thứ Nhất
Sau khi Ðúc Phật nhập
Niết Bàn được
ba tháng, những đệ tử thân cận của Ngài triệu tập một hội nghị tại
Rajagaha (Thành Vương Xá). Ngài Ma Ha Ca Diếp, người được trọng
vọng nhất
mà cũng là bậc trưởng lão, là chủ tịch Hội Nghị. Hai nhân vật quan
trọng
chuyên về hai lĩnh vực khác nhau - Pháp và Luật - đều có mặt. Một
người
là Ngài Ananda (A Nan), người đệ tử thân cận nhất (thị giả) của
Ðức
Phật trong suốt 25 năm. Thiên phú với một trí nhớ xuất sắc, Ngài A
Nan
có thể đọc lại những gì Ðức Phật nói. Nhân vật kia là Ngài Upali
(U
Bà Li) nhớ được tất cả những Giới Luật.
Chỉ hai phần - Pháp
và Luật được
đọc lại tại Ðại Hội Lần Thứ Nhất. Tuy không có nhiều ý kiến dị
biệt về Pháp (không nói đến Vi Diệu Pháp), có một số thảo luận về
Luật. Trước khi Ðức Phật nhập Niết Bàn, Ngài có nói với Ngài A Nan
nếu
Ðoàn Thể Tăng Già muốn tu chính hay thay đổi một số luật thứ yếu,
họ
có thể làm được. Nhưng vào lúc đó, Ngài A Nan vì quá lo lắng vì
Ðức
Phật sắp ra đi nên không hỏi những luật thứ yếu ấy là gì. Vì các
thành viên trong Hội Nghị không đi đến thỏa thuận những luật nào
là
luật thứ yếu nên Ngài Ma Ha Ca Diếp quyết định không có luật lệ
nào
đặt ra bởi Ðức Phật được thay đổi, và cũng không luật lệ mới
nào được đưa ra. Không có lý do thực chất nào được đưa ra. Tuy
nhiên
Ngài Ma Ha Ca Diếp có nói một câu: "Nếu ta thay đổi luật, người ta
sẽ nói đệ tử của Ðức Cồ Ðàm thay đổi luật lệ trước khi ngọn lửa
thiêu Ngài chưa tắt".
Tại Hội Nghị này,
Pháp được chia
ra làm nhiều phần và mỗi phần được trao cho một vị trưởng lão cùng
với đệ tử của vị ấy để ghi nhớ. Pháp được truyền khẩu từ thầy
đến trò. Pháp thường được tụng niệm hàng ngày bởi một nhóm người
thường được phối kiểm lẫn nhau để bảo đảm không có sự thiếu
sót cũng như không có gì thêm vào. Các sử gia đều đồng ý truyền
thống
truyền khẩu đáng tin cậy hơn văn bản của một người viết lại vài
năm
sau Hội nghị dựa theo trí nhớ của mình.
Ðại Hội
Kiết Tập Lần Thứ Hai
Một trăm năm sau, Ðại
Hội Kiết tập
lần thứ hai đẻ bàn luận về một số giới luật. Không cần thiết phải
thay đổi những giới luật ba tháng sau khi Ðức Phật nhập Niết Bàn
vì lẽ
không có gì thay đổi nhiều về chính trị, kinh tế và xã hội trong
khoảng
thời gian ngắn này. Nhưng 100 năm sau, một số các thầy tu nhận
thấy cần
phải có sự thay đổi với một số giới luật thứ yếu. Những nhà sư
chính thống nói không có gì phải thay đổi trong khi những nhà sư
khác khăng
khăng xin thay đổi một số giới luật. Cuối cùng, một số nhà sư bỏ
Ðại
Hội và thành lập Mahasanghika - Ðại Chúng Bộ. Dù được gọi
là Mahasanghika,
cũng không phải là Mahayana (Ðại Thừa). Trong Ðại Hội Kiết Tập lần
thứ
hai, chỉ có những vấn đề liên quan đến giới luật được đem bàn cãi
và không có gì tranh cãi về Pháp như đã được ghi nhận.
Ðại Hội
Kiết Tập Lần Thứ Ba
Vào thế kỷ thứ ba
trước Công
Nguyên, trong thời Hoàng Ðế A Dục, Ðại Hội Kiết Tập lần thứ ba
được
triệu tập để bàn thảo về những ý kiến dị biệt giữa những tỳ-kheo
của nhiều phái khác nhau. Tại Ðại Hội này những dị biệt không chỉ
hạn
hẹp trong Giới Luật mà cũng liên quan tới Pháp nữa. Lúc kết thúc
Hội
Nghị, Ngài Moggaliputta Tissa, tổng hợp vào một cuốn sách gọi là
Kathavatthu bác bỏ những quan điểm và lý thuyết dị giáo và sai lầm
của
một số giáo phái. Giáo lý được phê chuẩn và chấp thuận bởi Ðại Hội
được biết là Theravada (Nguyên Thủy). Vi Diệu Pháp được bao gồm
trong
Ðại Hội này.
Sau Ðại Hội Kiết Tập
lần thứ ba,
người con Vua A Dục, Ngài Hòa Thượng Mahinda, mang Tam Tạng Kinh
Ðiển đến
Sri Lanka, cùng với những lời bình luận được đọc tại Ðại Hội này.
Những kinh điển được mang về Sri Lanka vẫn được gìn giữ cho tới
ngày nay không mất một trang nào. Những kinh điển này được viết
bằng
tiếng Pali căn cứ vào ngôn ngữ của Magadhi (xứ Ma Kiệt Ðà) là ngôn
ngữ
của Ðức Phật. Không có cái gì gọi là Ðại Thừa vào thời bấy giờ.
Ðại Thừa
Xuất Hiện
Giữa thế kỷ thứ nhất
truớc Công
Nguyên và thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, hai cụm từ Mahayana
(Ðại Thừa)
và Hinayana (Tiểu Thừa) xuất hiện trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
hay Kinh
Pháp Hoa.
Vào khoảng thế kỷ thứ
hai sau Công
Nguyên, Mahayana (Ðại Thừa) được định nghĩa rõ ràng . Ngài Long
Thọ triển
khai triết học tánh "Không" của Ðại Thừa và chứng minh tất cả
mọi thứ đều là "Không" trong một bộ luận ngắn gọi là
Madhyamika-Karika (Trung Quán Luận). Vào khoảng thế kỷ thứ tư,
Ngài Vô Trước
và Thế Thân viết nhiều tác phẩm về Ðại Thừa. Sau thế kỷ thứ nhất
sau Công Nguyên, những nhà Phật Giáo Ðại Thừa, giữ vững lập trường
rõ
ràng này, và rồi cụm từ Ðại Thừa và Tiểu Thừa được nói đến.
Chúng ta không nên
lẫn lộn Hinayana
(Tiểu Thừa) với Theravada (Nguyên Thủy) vì những từ ngữ này không
đồng
nghĩa. Theravada (Nguyên Thủy) Phật Giáo nhập vào Sri Lanka vào
thế kỷ thứ
ba trước Tây Nguyên lúc đó không có Ðại Thừa gì cả. Phái Tiểu Thừa
phát triển tại Ấn Ðộ có một bộ phận độc lập với dạng thức Phật
Giáo tại Sri Lanka. Ngày nay không có phái Tiểu Thừa hiện hữu tại
nơi đâu
trên thế giới nữa. Cho nên, vào năm 1950 Ðại Hội Phật Giáo Thân
Hữu
Thế Giới khai mạc tại Colombo, đồng nhất trí quyết định bỏ hẳn từ
ngữ Hinayana (Tiểu Thừa) khi nói đến Phật Giáo hiện hữu tại Sri
Lanka,
Thái Lan, Miến Ðiện, Cao Miên, Lào vân vân... Trên đây là sơ lược
lịch
sử Nguyên Thủy, Ðại Thừa và Tiểu Thừa.
Ðại Thừa và
Nguyên Thủy
Bây giờ, sự khác biệt
giữa Ðại
Thừa và Nguyên Thủy như thế nào?
Tôi đã nghiên cứu
nhiều năm Ðại
Thừa và càng nghiên cứu bao nhiêu tôi lại càng thấy khó có khác
biệt giữa
Ðại Thừa và Nguyên Thủy khi nhìn vào giáo lý căn bản.
* Cả hai đều công
nhận Ðức Phật
Thích Ca là Bậc Ðạo Sư.
* Tứ Diệu Ðế đếu đúng như vậy với cả hai trường phái.
* Bát Chánh Ðạo cũng y như nhau ở hai trường phái.
* Lý Duyên Sinh hay Lý Duyên Khởi cũng y như nhau tại hai trường
phái.
* Cả hai đều bác bỏ ý kiến về một đấng tối thượng sáng tạo và
thống trị thế giới này.
* Cả hai đều công nhận Vô thường, Khổ, Vô Ngã, và Giới, Ðịnh, và
Huệ
như nhau không có gì khác biệt.
Trên đây là những
giáo lý quan trọng
nhất của Ðức Phật và đều được chấp nhận bởi cả hai trường phái
không thắc mắc.
Cũng có một vài điểm
khác biệt. Một
điều dị biệt ấy là lý tưởng Bồ Tát. Nhiều người nói rằng Ðại
Thừa chỉ con đường Bồ Tát Ðạo đẫn đến Thành Phật (Giác Ngộ)
trong khi Nguyên thủy dẫn đến A La Hán. Tôi phải nhấn mạnh là Ðức
Phật
cũng là một A La Hán. Bích Chi Phật cũng là một A La Hán. Một đệ
tử có
thể trở thành bậc A La Hán. Kinh Ðiển Ðại Thừa không bao giờ dùng
cụm
từ Arahant-Yana, Cỗ xe A La Hán. Kinh Ðiển Ðại Thừa dùng ba từ:
Bodhisatvayana (Bồ Tát Thừa), Prateka-Buddhayana (Duyên Giác
Thừa), và
Sravakayana (Thinh Văn Thừa). Trong truyền thống Nguyên Thủy, ba
từ trên được
gọi là Bodhis (Giác ngộ).
Một số người nghĩ
rằng Nguyên Thủy
ích kỷ vì Nguyên Thủy dạy ta nên tìm kiếm sự giải thoát cho chính
mình. Nhưng một người ích kỷ làm sao có thể đạt giác ngộ? Cả hai
trường
phái đều chấp nhận ba Thừa hay Giác Ngộ nhưng coi Bồ Tát là lý
tưởng
cao nhất. Ðại Thừa tạo nhiều Bồ Tát huyền bí trong khi Nguyên Thủy
coi
Bồ Tát như một người như chúng ta nhưng hiến dâng cả đời mình để
đạt toàn thiện, chủ yếu trở thành một Ðức Phật giác ngộ hoàn toàn
cho phúc lợi và hạnh phúc của thế giới.
Tam Ðẳng
Phật
Có ba đẳng Phật:
Samma Sambuddha (Ðức
Chánh Ðẳng Chánh Giác) đạt giác ngộ hoàn toàn bằng nỗ lực của
chính
mình, Pacceka Buddha (Bích Chi Phật) phần đức hạnh kém hơn Ðức
Phật
Chánh Ðẳng Chánh Giác, và Savaka Buddha (Thinh Văn Phật), môn đồ
của A La
Hán thành Phật. Ðạt Niết Bàn giữa ba đẳng Phật này hoàn toàn giống
nhau. Ðiều khác biệt duy nhất là Ðức Phật Chánh Ðảng Chánh Giác có
nhiều Ðức Tính và khả năng hơn hai Ðức Phật kia.
Một số người nghĩ
rằng tánh Không
hay Sunyata bàn luận bởi Ngài Long Thọ là giáo lý hoàn toàn
Ðại Thừa.
Nó căn cứ vào tư tưởng vô ngã hay không có cái ta, trong Lý Duyên
Sinh hay
Lý Duyên Khởi, tìm thấy trong những Kinh Ðiển Nguyên Thủy bằng
tiếng
Pali. Một dịp Ngài A Nan hỏi Ðức Phật: "Người ta nói tiếng Không,
Vậy Không là gì, thưa Ðức Thế Tôn?" Ðức Phật trả lời "Này
A Nan, không có cái ta, không có gì của ta trên thế giới này. Cho
nên, thế
giới rỗng không". Ngài Long Thọ lấy ý kiến này khi Ngài viết tác
phẩm
nổi tiếng, bộ "Trung Quán Luận". Ngoài ra tư tưởng tánh Không
là quan niệm "A lại gia thức" của Phật Giáo Ðại Thừa mà mầm
giống của nó từ những kinh điển Nguyên Thủy. Những nhà Ðại Thừa đã
triển khai tư tưởng này thành một tâm lý và triết lý sâu sắc.
27
BỒ
TÁT, LÝ TƯỞNG TRONG PHẬT GIÁO
Hòa
Thượng Tiến Sĩ W.
Rahula
Có một niềm tin lan tràn, nhất là
ở phương Tây, là lý tưởng của Nguyên Thủy coi như đồng nhất với
Tiểu
Thừa, là để trở thành A La Hán, trong khi lý tưởng của Ðại Thừa là
trở thành Bồ Tát và cuối cùng đạt trạng thái thành Phật. Phải nói
cho minh bạch, niềm tin đó sai. Ý kiến này được truyền bá bởi
những
nhà Ðông Phương Học vào thời điểm khi sự nghiên cứu Phật Giáo bắt
đầu phôi thai ở Tây phương, và một số người đã chấp nhận mà không
muốn nhọc công đi vào vấn đề bằng cách nghiên cứu kinh điển và đời
sống truyền thống tại các nước Phật Giáo. Nhưng sự thật là cả hai
Nguyên Thủy và Ðại Thừa đều nhất trí chấp nhận lý tưởng Bồ Tát
là cao nhất.
Thuật ngữ
Tiểu Thừa (Cỗ Xe Nhỏ) và Ðại Thừa (Cỗ Xe Lớn) không
thấy
có trong văn học Nguyên Thủy tiếng Pali. Những từ ngữ này cũng
không
tìm thấy trong Tam Tạng Kinh Ðiển tiếng Pali hay trong những bộ
luận về
Tam Tạng Kinh Ðiển. Cũng không thấy có luôn trong biên niên sử
tiếng Pali
tại Ceylon, những cuốn Dipavamsa và Mahavamsa. Biên
niên sử Dipavamsa
(vào khoảng thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên) và những bộ luận bằng
tiếng
Pali ghi nhận Vitandavadins, một phái của những Phật Tử bất
đồng
quan điểm giữ một vài quan điểm không chính thống về một số vấn đề
trong giáo lý của Ðức Phật. Phái Vitandavadin và Nguyên
Thủy đều
trích dẫn giống nhau từ những căn cứ đáng tin và đặt tên những
kinh
trong Tam Tạng Kinh Ðiển hầu hỗ trợ cho lập trường của mình, sự
khác
biệt chỉ là cách thức giải thích. Biên Niên sử Mahavamsa
(thế kỷ
thứ Năm trước Công Nguyên) và một bộ luận về Vi Diệu Pháp có nhắc
đến Vetulla hay Vetulyavadins (Sanskrit: Vaitulyavadin)
thay vì Vitandavadin.
Từ bằng chứng của kinh điển, không thể nào nhầm lẫn mà coi hai
thuật
ngữ - Vitanda và Vetulya- tượng trưng cho cùng một trường
phái hay
cùng một phái.
Chúng ta biết
từ cuốn Abbidhamma-Samuccaya, một bộ kinh Ðại Thừa đáng tin
cậy
(thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên) những từ Vaitulya và Vaipulya
đồng
nghĩa, và Vaipulya là Bồ Tát Thừa. Vậy Bồ Tát Thừa rõ ràng
là Ðại
Thừa. Cho nên Vaitulya chắc chắn mang nghĩa Ðại Thừa.
Cho nên
chúng ta có thể chắc chắn từ Vitanda và Vetulya dùng
trong Biên
niên sử tiếng Pali và các bộ luận nói đến Ðại Thừa. Nhưng những từ
Tiểu Thừa và Ðại Thừa không được họ biết đến, hay bị lờ đi hay
không được họ công nhận.
Toàn thể
các học giả chấp nhận là những từ Tiểu Thừa và Ðại Thừa là những
danh từ đặt ra sau này. Nói theo lịch sử, Nguyên Thủy đã hiện hữu
trước
khi các danh từ này ra đời. Nguyên Thủy được coi như giáo lý
nguyên thủy
của Ðức Phật truyền vào Ceylon và thiết lập tại đây vào thế kỷ thứ
ba trước Công Nguyên trong thời đại Hoàng Ðế A Dục tại Ấn Ðộ.Vào
thời đại ấy không có gì được gọi là Ðại Thừa. Ðại Thừa xuất
hiện sau này vào khoảng bắt đầu thời đại Ky Tô Giáo. Không có Ðại
Thừa thì không thể có Tiểu Thừa. Phật Giáo đi vào Sri Lanka với
Tam Tạng
Kinh Ðiển và các Bộ Luận, vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, vẫn
giữ nguyên không thay đổi là Nguyên Thủy, và không trở thành màn
tranh chấp
giữa Tiểu Thừa và Ðại Thừa được phát triển sau này tại Ấn Ðộ.
Cho nên dường như không hợp lý khi bao gồm Nguyên Thủy vào cả hai
loại
này.
Ðại Thừa
chuyên đề cập với Bồ Tát Thừa hay cỗ xe của Bồ Tát nhưng cũng
không
quên hai loại: Thinh Văn Thừa và Duyên Giác Thừa. Thí dụ, ngài Vô
Trước,
người sáng lập ra hệ thống Yogacara (Du Già) trong cuốn Magnum
Opus, Du già
Sử Ðịa Luận, đã có hai chương nói về Thinh Văn Thừa và Duyên Giác
Thừa
trở thành Bồ Tát Thừa cho thấy cả ba thừa đều được coi trọng trong
Ðại Thừa. Nhưng địa vị của Thinh văn hay Duyên giác thấp hơn Bồ
Tát.
Ðiều này cũng phù hợp với truyền thống Nguyên Thủy vẫn cho rằng
một
người có thể trở nên Bồ Tát và đạt quả vị của một Ðức Phật
hoàn toàn giác ngộ, nếu không được, có thể đạt quả vị của một Bích
Chi Phật hay một thánh quả Thinh Văn tùy theo khả năng. Ba tình
trạng này
được coi như ba đắc quả trên cùng một con đường. Thực ra, Kinh
Sandhinirmoocarana (Giải Thâm Mật Kinh - một bộ kinh Ðại Thừa) nói
rõ
ràng Thinh Văn Thừa và Ðại Thừa tạo thành một thừa, và chúng không
phải
là hai khác biệt và hai cỗ xe khác nhau.
Ba Cá
Nhân
Bây giờ,
ai là ba cá nhân: Thinh Văn, Duyên Giác, và Bồ Tát? Rất ngắn gọn:
Một Thinh Văn
là đệ tử của Ðức Phật. Một đệ tử có thể là tăng, ni, ưu bà tắc
hay ưu bà di. Hướng vào sự giải thoát của mình, một Thinh Văn theo
và tu
tập giáo lý của Ðức Phật, và cuối cùng đạt Niết Bàn. Thinh Văn
cũng
phục vụ người khác, nhưng khả năng chỉ có giới hạn.
Một Bích
Chi Phật (Ðộc Giác Phật) là người một mình chứng đắc Niết Bàn khi
không có Ðức Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác trên thế giới. Vị Phật này
cũng phục vụ người khác nhưng trong một đường lối giới hạn. Vị này
không thể khám phá ra Chân Lý cho người khác như Ðức Phật Chánh
Ðẳng
Chánh Giác, một Ðức Phật hoàn toàn giác ngộ làm.
Một Bồ
tát là một người (nhà sư hay cư sĩ) ở trong vị trí chứng đắc Niết
Bàn
như hàng Thinh văn hay Bích Chi Phật, nhưng vì lòng từ bi rộng lớn
cho thế
giới, từ bỏ tất cả và chịu khổ đau trong luân hồi để cứu người
khác, toàn thiện chính mình trong một thời gian dài không kể siết
và chứng
đắc Niết Bàn và trở thành một Vị Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác, một
Ðức Phật giác ngộ hoàn toàn. Khả năng phục vụ người khác vô giới
hạn.
Ðịnh nghĩa
về ba thừa (tín đồ của ba thừa) đưa ra bởi ngài Vô Trước hết sức
lợi ích cho kiến thức và làm sáng tỏ một số điểm. Theo ngài, một
Thinh Văn (là một người dùng xe đệ tử) là một người sống theo luật
lệ của một đệ tử. Bởi bản chất có tính năng mềm yếu, hướng vào
sự giải thoát của chính mình do sự trau dồi không luyến chấp, tùy
thuộc
vào Kinh, người Ðệ Tử, tu tập những đức tính lớn và nhỏ, dần dần
chấm dứt được khổ đau. Người đi xe Duyên Giác Thừa là một người
sống
theo luật lệ của một vị Phật Ðộc Giác. Bản chất có năng lực trung
bình, hướng vào sự giải thoát của chính mình do sự trau dồi của
không
luyến chấp, có ý đạt giác ngộ chỉ bằng sự phát triển tinh thần của
chính mình, tùy thuộc vào chính mình, tu tập những đức tính lớn và
nhỏ,
sinh vào thời không có Phật trên thế giới và dần dần chấm dứt được
khổ đau. Người theo Ðại Thừa (đi cỗ xe lớn) là người sống theo
luật
lệ của Bồ Tát, bởi bản chất có những tính năng sắc bén, hướng vào
sự giải thoát cho tất cả chúng sanh, tùy thuộc Kinh Bồ Tát, làm
cho các
chúng sanh khác hoàn thiện, trau dồi cảnh giới Phật thuần túy,
nhận được
những lời tiên đoán hay tuyên bố thọ ký của Chư Phật và cuối cùng
chứng
đắc Giác Ngộ đầy đủ và toàn bích. (Samyakasambodhi).
Từ những
điều này, chúng ta có thể thấy bất cứ ai mong mỏi trở thành Phật
là
một Bồ tát, một người Ðại Thừa, dù người ấy sống trong một quốc
gia hay cộng đồng mà theo phổ thông và truyền thống được coi như
Nguyên
Thủy hay Tiểu Thừa. Tương tự như vậy, một người mong muốn đạt Niết
Bàn với tư cách một đệ tử là Thinh Văn Thừa hay Tiểu Thừa dù người
đó sống tại một qưốc gia hay cộng đồng coi như là Ðại Thừa. Vì vậy
khi tin không có Bồ Tát trong những quốc gia Nguyên Thủy và tất cả
là Bồ
tát trong các quốc gia Ðại Thừa là sai. Không thể hiểu nổi nếu
những
hàng Thinh Văn và Bồ Tát lại tập trung tại các khu vực theo địa dư
riêng
rẽ.
Xa hơn nữa,
ngài Vô Trước nói cuối cùng khi một Bồ Tát chứng Giác Ngộ, người
ấy
trở nên một A La Hán, một Như Lai (có nghĩa Phật) . Nơi đây phải
hiểu
rõ ràng không những chỉ có đệ tử Thinh Văn Thừa mà một Bồ Tát cũng
có thể trở nên một A La Hán khi cuối cùng chứng Phật quả. Lập
trường
của Nguyên Thủy cũng đúng như vậy: Ðức Phật là một A La Hán - "Araham
Samma-Sambuddha" - A La Hán, Ðức Phật giác ngộ đầy đủ hoàn
toàn" .
Ðại Thừa
giải thích rõ ràng là một Ðức Phật, một Bích Chi Phật và một thánh
quả Thinh Văn, tất cả ba đều ngang bằng, và giống nhau về phương
diện
thanh tịnh hóa, hay giải thoát khỏi những ô trược và bất tịnh (Klesvaranavi-suddhi)
.
Ðiều này
cũng gọi là giải thoát thân và trong đó không có dị biệt giữa cả
ba.
Ðó có nghĩa là không có ba Niết Bàn khác biệt cho ba người. Niết
Bàn giống
nhau cho cả ba. Nhưng chỉ có Ðức Phật mới đạt được giải thoát hoàn
toàn khỏi tất cả những chướng ngại của sự hiểu biết hay chướng
ngại
của kiến thức, không phải là Thinh Văn hay Bích Chi Phật. Ðiều này
cũng
được gọi là Pháp Thân (Dharma-Kaya) và chính trong Pháp
Thân vô số
đức tính, khả năng và tài năng mà Ðức Phật trở nên cao hơn không
thể
so sánh với Thinh Văn và Bích Chi Phật.
Quan điểm
Ðại Thừa này cũng phù hợp với Tam Tạng Kinh Ðiển Nguyên Thủy bằng
tiếng
Pali. Trong Kinh Samyutta-Nikaya, Ðức Phật nói Như Lai và một tỳ
kheo (đệ tử
Thinh Văn Thừa) giải thoát do trí tuệ bằng nhau về phương diện
giải thoát,
nhưng Như Lai khác biệt tỳ kheo giải thoát ở chỗ Như Lai khám phá
ra con
đường mà trước đây không biết.
Ba đẳng cấp
của Thinh Văn, Bích Chi Phật và Phật được ghi trong những Kinh
Nidhikanda và
Khuddapatha, cuốn thứ nhất của Kinh Khuddaka-Nikaya (Tiểu Bộ), một
trong năm
bộ sưu tập về Tam Tạng Kinh Ðiển Nguyên Thủy. Kinh này nói bằng
cách
tu tập các đức hạnh như nhân từ, đạo đức, tự kiềm chế vân vân, một
người có thể đạt, giữa các việc khác, sự toàn thiện của một đệ
tử, Giác Ngộ của một Bích Chi Phật, và cảnh giới Phật. Những điều
này không được gọi là thừa (cỗ xe).
Trong truyền
thống Nguyên Thủy, những điều trên được gọi là Bodhis (Giác Ngộ),
không phải là Yanas (cỗ xe). Bộ luật bằng tiếng Pali Upasaka-janalankara
viết về đạo đức cho người cư sĩ vào thế kỷ thứ 12 bởi một Hòa
Thượng tên là Ananda theo truyền thống Nguyên Thủy của Mahavihara
tại
Anuradhpura, Sri Lanka, có ba giác ngộ: Giác ngộ của hàng Thinh
Văn, Giác ngộ
của hàng Duyên giác, và Giác ngộ của chư Phật. Cả một chương của
cuốn
này bàn luận về ba giác ngộ này rất chi tiết.
Chương này
nói khi một đệ tử đạt giác ngộ, người đó được gọi là
Savaka-Buddha.
Bồ Tát
Giống như
Ðại Thừa, Nguyên Thủy vẫn coi Bồ Tát có vị trí cao nhất. Lời bình
luận
trong Kinh Jataka (Tiền Kiếp của Ðức Phật), về truyền thống
Mahavihara tại
Anuradhapura, cung cấp một thí dụ rõ ràng: trong quá khứ xa xăm,
nhiều thời
đại không kể siết qua, có một nhà tu khổ hạnh tên Sumedha
(tiền
thân của Ðức Phật). Vào thời đại đó có một vị Phật tên là Dipankara
(Nhiên Ðăng). Sumedha đến gặp vị Phật này xin cầu đạo và
dưới
sự hướng dẫn của Ngài, đạt được khả năng đạt Niết Bàn. Nhưng Sumedha
từ chối và quyết định, vì từ bi cho cả thế giới, Sumedha
muốn
trở thành một vị Phật như Ðức Nhiên Ðăng để cứu độ những người
khác. Ðức Nhiên Ðăng tuyên bố và tiên đoán nhà tu khổ hạnh vĩ đại
này
một ngày nào đó sẽ trở thành Phật; Ngài cho Sumedha tám nắm
hoa. Cũng
làm như vậy, những đệ tử của Ðức Nhiên Ðăng, những vị đã đắc
quả A La Hán dâng hoa cho vị Bồ Tát (Sumedha). Câu chuyện
về Sumedha
này cho thấy rõ ràng vị trí của Bồ Tát trong Nguyên Thủy.
Mặc dầu
Nguyên Thủy giữ lập trường cho rằng bất cứ ai cũng có thể trở
thành
Bồ tát, không có nghĩa là quy định hay nhất định tất cả phải là Bồ
Tát, như vậy không thực tiễn. Quyết định là do cá nhân tùy thích
muốn
chọn con đường Thinh Văn, hay Duyên Giác - Bích Chi Phật, hay Bồ
Tát Thừa
(Ðức Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác). Nhưng lúc nào cũng giải thích rõ
ràng địa vị Chánh Ðẳng Chánh Giác cũng cao hơn và hai đẳng kia
thấp
hơn. Nhưng không phải những đẳng này không được coi trọng.
Vào thế kỷ
thứ 12 sau Công Nguyên, Myanmar (một quốc gia thuần túy Nguyên
Thủy) Hoàng
Ðế Alaungsithu tại Pagan, sau khi xây Chùa Shwegugyi, khắc một bài
thơ bằng
tiếng Pali trên một tấm bia ghi lại hành động sùng đạo này và ông
cũng
công khai tuyên bố quyết định muốn trở thành Phật chứ không trở
thành bậc Thinh Văn.
Tại Sri
Lanka, vào thế kỷ thứ Mười, Hoàng Ðế Mahinda Ðệ Tứ (956-972 sau
Công
Nguyên) trên một tấm bia khắc lời tuyên bố: "Không ai mà chỉ có
các Bồ Tát mới trở thành Vua của Sri Lanka (Ceylon)". Như vậy
người
ta tin rằng những vị Vua của Sri Lanka đều là Bồ Tát cả.
Một Hòa Thượng
tên Maha-Tipika Culabhaya viết cuốn Malinda-Tika
(vào khoảng thế kỷ
12 sau Công Nguyên) theo truyền thống Nguyên Thủy của Mahavihara
tại
Anudhapura, trong phần cuối có ghi ông mong muốn trở thành Phật: Buddho
Bhaveyam "Tôi muốn trở thành Phật" có nghĩa tác giả là một vị
Bồ Tát.
Chúng tôi
tình cờ thấy phần cuối của một số bài viết tay trên lá cây cọ tại
Sri Lanka có ghi tên và trên cả một số bản sao có ghi lời nguyện
muốn
trở thành Phât, và những người này tự coi mình như các Bồ Tát. Vào
cuối
các cuộc lễ hay để tỏ lòng sùng đạo, vị tỳ kheo thường đưa ra lời
nguyện cầu, khuyên nhủ giáo đoàn phát nguyện đạt Niết Bàn bằng
cách
thực hiện ba giác ngộ - Thinh Văn - Duyên Giác hay Bồ
Tát
- như họ nguyện cầu tùy theo khả năng.
Tại Sri
Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, những nước được coi là Nguyên
Thủy, rất
nhiều Phật Tử, cả tăng ni và cư sĩ, phát nguyện quyết tâm trở
thành
Phật để cứu độ người khác. Họ thực ra là các Bồ Tát ở những
giai doạn phát triển khác nhau. Vì vậy có thể thấy rằng tại các
quốc
gia theo trường phái Tiểu Thừa, không phải tất cả mọi người đều là
Thinh Văn mà còn có cả Bồ Tát.
Có sự dị
biệt lớn có ý nghĩa giữa Nguyên Thủy và Ðại Thừa về lý tưởng Bồ
Tát. Nguyên Thủy, mặc dầu giữ lập trường lý tưởng Bồ Tát là cao
nhất
và cao thượng nhất, không cung cấp tác phẩm riêng biệt nào dành
cho chủ
đề. Những giáo lý về lý tưởng Bồ tát và hành động Bồ Tát tìm thấy
rải rác tại nhiều nơi trong kinh sách Pali. Ðại Thừa theo định
nghĩa dâng
hiến cho lý tưởng Bồ Tát, không những chỉ sáng tạo một kho tàng
văn
chương xuất sắc về chủ đề mà còn tạo ra giới Bồ tát huyền bí thật
hấp dẫn.
28
TÔN GIÁO TRONG THỜI ÐẠI
KHOA HỌC
Hòa Thượng Tiến Sĩ K.
Sri
Dhammananda
Ngày
nay chúng ta sống trong thời đại khoa học, hầu hết
mọi khía cạnh của cuộc đời đều bị ảnh hưởng bởi khoa học. Từ
cuộc cách mạng khoa học vào thế kỷ thứ Mười Bảy, khoa học tiếp tục
ảnh hưởng lớn lao đến những gì chúng ta nghĩ và làm.
Sự va chạm của khoa
học đặc biệt
mạnh mẽ với niềm tin truyền thống tôn giáo. Nhiều quan tôn giáo
niệm căn
bản đang bị vỡ tan dưới áp lực của khoa học hiện đại và không còn
được chấp nhận đối với người trí thức và người am hiểu. Không
còn có thể khẳng định chân lý chỉ bắt nguồn do ức đoán thần học
hay căn cứ vaò uy thế của kinh thánh biệt lập với nghiên cứu khoa
học.
Thí dụ, những khám phá của những nhà tâm lý hiện đại cho thấy tâm
con người, giống như thân vật chất, hành động theo luật nhân quả
tự
nhiên không cần phải có sự hiện diện của một linh hồn bất biến như
dạy bởi một số tôn giáo.
Một số nhà tôn giáo
thích không đếm
xỉa đến những khám phá khoa học vì những khám phà này mâu thuẫn
với
giáo điều của họ. Tập quán tinh thần ngoan cố này đương nhiên là
một
trở ngại cho sự tiến bộ của loài người. Vì người hiện đại từ
khước tin tưởng bất cứ điều gì một cách mù quáng và cả đến điều
được truyền thống chấp nhận, những nhà tôn giáo như thế chỉ làm
tăng
hàng ngũ những người không tin tưởng tôn giáo bởi lý thuyết sai
lầm của
họ.
Mặt khác, một số các
nhà tôn giáo
lại thấy cần thiết đem thích nghi những lý thuyết khoa học được
chấp
thuận bằng cách đưa ra những lời giải thích mới với niềm tin tôn
giáo của họ. Một trường hợp đáng kể là Thuyết Tiến Hóa của Darwin.
Một số các nhà tôn giáo xác nhận con người trực tiếp được tạo ra
bởi
Thượng Ðế. Darwin, mặt khác, cho là con người tiến hóa từ vượn
người,
một lý thuyết đảo lộn học thuyết sáng tạo thiêng liêng và sự xuống
thế của con người. Vì tất cả những nhà tư duy sáng suốt đã chấp
nhận
thuyết của Darwin, các nhà thần học không còn gì hơn để chọn lựa
ngoại
trừ đưa ra một sự giải thích mới về học thuyết của họ hầu phù hợp
với lý thuyết này mà từ lâu họ chống đối.
Dưới ánh sáng của
những khám phá
khoa học hiện đại, không khó khăn gì hiểu rằng quan điểm của nhiều
tôn
giáo về vũ trụ và đời sống chỉ thuần là những tư tưởng qui ước và
đã được thay thế từ lâu. Thật ra mà nói là tôn giáo đã đóng góp vĩ
đại cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại. Tôn giáo đã đặt
ra những giá trị và tiêu chuẩn và hình thành những nguyên tắc để
hướng
dẫn đời sống con người. Nhưng dù cho tất cả những điều thiện đã
làm, tôn giáo không thể tồn tại trong thời đại khoa học hiện đại
nếu
những tín đồ cứ bị bưng bít sự thật trong những khuôn mẫu và giáo
điều, khuyến khích nghi thức và một số lối tu tập đã gần như mất
hết
ý nghĩa nguyên thủy.
Phật Giáo
và Khoa Học
Cho tới đầu thế kỷ
vừa qua, Phật
Giáo vẫn còn hạn chế tại những nước không dính líu gì đến khoa học
hiện đại. Tuy nhiên, ngay từ lúc khởi đầu, giáo lý của Ðức Phật
luôn luôn rộng mở cho sự suy nghĩ của khoa học.
Một lý do tại sao
giáo lý này lại
được dễ dàng chấp nhận bởi tinh thần khoa học là do Ðức Phật không
bao giờ khuyến khích niềm tin giáo điều cứng nhắc. Ngài không cho
rằng
căn bản giáo lý của Ngài là do tín ngưỡng, niềm tin, hay khải
huyền
nhưng cho phép được uyển chuyển rộng rãi và tự do tư tưởng.
Lý do thứ hai là vì
tinh thần khoa học
có thể tìm thấy trong cách giải quyết của Ðức Phật về Chân Lý vũ
trụ.
Phương pháp khám phá và thử nghiệm Chân Lý rất tương tự với phương
pháp của khoa học. Khoa học gia quan sát một cách khách quan thế
giới bên
ngoài, và chỉ thiết lập lý thuyết khoa học sau nhiều lần thực
nghiệm
có kết quả.
Sử dụng cách giải
quyết tương tự
từ 25 thế trước đây, Ðức Phật quan sát thế giới bên trong với tâm
không luyến chấp, và khuyến khích đệ tử không chấp nhận bất cứ
giáo lý nào cho đến khi giáo lý ấy được điều tra kỹ lưỡng và được
tự mình kiểm chứng sự thật. Giống như nhà khoa học hiện đại không
cho rằng sự thử nghiệm của mình không thể sao chép lại bởi người
khác,
Ðức Phật không cho rằng kinh nghiệm giác ngộ là độc quyền của
Ngài.
Vậy nên trong vấn đề tìm cầu Chân Lý, Ðức Phật làm việc phân tích
như khoa học gia ngày nay làm. Ngài thiết lập một phương pháp thực
tiễn,
khoa học tiến tới Chân Lý tối thượng và kinh nghiệm của Giác Ngộ.
Trong khi Phật Giáo
đi cùng đường
hướng với tinh thần khoa học và không làm sứt mẻ gì bề mặt của thế
giới bên trong con người, khoa học thì vẫn không đúng khi đem đặt
Phật
Giáo ngang hàng với khoa học. Quả đúng là những áp dụng thực tiễn
của
khoa học giúp cho nhân loại sống cuộc đời tiện nghi hơn và đạt
được
những điều kỳ lạ mà trước đây chỉ là điều mơ ước. Khoa học đã
làm cho con người bơi nhanh hơn cá, bay cao hơn chim, và đi trên
cung trăng.
Tuy nhiên phạm vi kiến thức chấp nhận được đối với trí tuệ khoa
học
qui ước bị giới hạn vào bằng chứng theo lối kinh nghiệm. Và chân
lý
khoa học lcũng bị thay đổi không ngừng. Khoa hoc không thể giúp
con người
kiểm soát tâm mình được và cũng không thể cho kiểm soát đạo đức và
mục đích cuộc đời. Mặc dù có tạo những sự kỳ diệu, đương nhiên
khoa học có nhiều giới hạn nhưng Phật Giáo vượt qua những giới hạn
đó.
Giới Hạn
Của Khoa Học
Ta thường nghe thấy
rất nhiều về
khoa học và điều khoa học có thể làm được, và rất ít về điều mà
khoa học không làm được. Kiến thức khoa học bị giới hạn vào dữ
kiện
nhận được do giác quan. Khoa học không công nhận sự thực vượt qua
dữ
kiện giác quan. Chân lý khoa học được xây dựng trên sự quan sát
hợp
lý của giác quan - sự kiện luôn luôn thay đổi. Chân lý khoa học,
cho
nên, chỉ tương đối đúng không đứng vững với thời gian. Và khoa học
gia nhận thức được sự kiện này, lúc nào cũng muốn loại bỏ một lý
thuyết và thay thế vào một lý thuyết tốt hơn.
Khoa học cố gắng tìm
hiểu thế giới
bên ngoài và hầu như không chạm đến thế giới bên trong con người.
Ngay
cả đến khoa học tâm lý cũng không thực sự thăm dò nguyên nhân nằm
sau
tinh thần lo âu của con người. Khi một người bị dao động và chán
ghét
cuộc sống, và thế giới bên trong của người ấy tràn ngâp những xáo
trôn và bất an, khoa học ngày này không trang bị gì để giúp người
ấy.
Khoa học xã hội phục vụ cho môi sinh con người có thể mang lại một
mức
độ hạnh phúc nào đó. Nhưng không giống như con vật, con ngư?i cần
nhiều
hơn không chỉ là tiện nghi vật chất mà cần sự giúp đỡ để đương
đầu được với dao động, đau khổ phát sinh từ kinh nghiệm hàng ngày.
Ngày nay nhiều người
bị hành hạ bởi
sợ hãi, bồn chồn và bất an. Nhưng khoa học thất bại không cứu giúp
được họ. Khoa học không thể dạy một người bình thường kiểm soát
tâm, khi bị lôi cuốn bởi bản chất thú tính thiêu đốt trong lòng
họ.
Có thể nào khoa học
làm con người tốt
hơn không? Nếu có thể được, tại sao những hành vi bạo động và vô
luân đầy dẫy tại các nước rất tiến bộ về khoa học? Phải công bằng
mà nói mặc dầu tiến bộ khoa học đạt được, và những lợi nhuận ban
cho con người, khoa học vẫn không thay đổi nội tâm con người một
cách
căn bản; nó chỉ làm tăng cường cảm nghĩ ỷ lại và thiếu thốn? Thêm
vào thất bại trong việc đem an ninh đến cho loài người, khoa học
làm mỗi
người cảm thấy bất an bởi sự đe dọa thế giới có thể toàn bộ bị
tiêu diệt. Khoa học không thể cung cấp mục đích cuộc đời có ý
nghĩa.
Nó cũng không thể cho con người những lý do rõ ràng về cuộc sống.
Thực
ra, khoa học rất thế tục do bản chất và không quan tâm gì đến mục
tiêu
tinh thần của con người. Duy vật chủ nghĩa vốn gắn liền với tư
tưởng
khoa học bác bỏ mục tiêu tâm linh cao hơn sự thỏa mãn vật chất.
Bởi
lý thuyết chọn lựa và chân lý tương đối, khoa học không để ý đến
những vấn đề thiết yếu nhất và để lại nhiều câu hỏi không được
trả lời. Chẳng hạn, khi hỏi tại sao có sự bất bình đẳng vật chất
và tinh thần hiện hữu giữa những con người, không có câu giải
nghĩa
khoa học nào có thể trả lời câu hỏi đó, câu hỏi này vượt qua giới
hạn chật hẹp của nó.
Ngu Có Học
Tâm siêu việt mở mang
bởi Ðức Phật
không bị giới hạn vào giác quan - dữ kiện và vượt qua cái hợp lý
vương
mắc trong phạm vi giới hạn của sự nhận thức tương đối. Trí thông
minh của con người, trái lại, hoạt động trên cơ sở thông tin, nó
thâu
thập và tàng trữ ở bất cứ lãnh vực tôn giáo, triết lý, khoa học
hay
nghệ thuật. Thông tin cho tâm được thu thập qua giác quan, giác
quan này thấp
kém trong nhiều đường lối. Thông tin giới hạn nhận được làm sự
hiểu
biết của chúng ta về thế giới bị bóp méo. Trong cuốn sách, Ngu Có
Học,
một học giả người Pháp tên Nicholas tại Cusa nhận định:
"Tất cả kiến thức
khoác lác của
chúng ta căn cứ trên giác quan quả thật là ngu dốt, và kiến thức
thực
sự chỉ có thể đạt được bằng cách lột bỏ tất cả hết điều này
cho đến khi chúng ta suy nghĩ mà không sử dụng ý kiến giác quan."
"Chân lý không lệ
thuộc vào những
vấn đề bên ngoài mà chính trong phạm vi chúng ta. Chúng ta không
thể hy vọng
tìm chân lý bằng thử nghiệm và nhận thức giác quan và cả đến lý
luận
và lý lẽ. Có những dụng cụ đạt kiến thức nhưng không phải là sự
thật - Chân lý. Chân lý phải đến từ sự nhận thức bên trong. Sách
vở
chỉ có thể kích thích tư tưởng và cho bạn kiến thức. Còn để tìm
kiếm
Chân lý bạn phải quay vào bên trong, trong phạm vi của bạn. Cho
nên, sự
tìm kiếm kiến thức là một việc, và sự tìm kiếm Chân lý lại là một
việc khác."
Lời nói là sản phẩm
của trí óc
có giới hạn và tất cả kiến thức của tâm chúng ta tùy thuộc vào
kinh
nghiệm của giác quan. Những giác quan này đôi khi không tin tưởng
được;
một việc xẩy ra chứng kiến bởi nhiều người có thể giải thích nhiều
cách khác nhau".
Một số người hãnh
diện về việc
họ biết rất nhiều. Thực ra, chúng ta càng biết ít bao nhiêu, chúng
ta
càng chắc chắn ở sự giải thích của chúng ta bấy nhiêu; chúng ta
càng
biết bao nhiêu chúng ta càng nhận thức thấy giới hạn của chúng ta
bấy
nhiêu.
Một học giả xuất sắc
viết một
tác phẩm mà ông coi là một công trình tuyệt tác. Ông cảm thấy cuốn
sách của ông chứa tất cả những hạt ngọc văn chưong và triết lý.
Rất
hãnh diễn về thành quả của mình, ông đưa tác phẩm cho người bạn
đồng
nghiệp của ông, vị này cũng là môt học giả lẫy lừng như ông, và
yêu
cầu người đồng nghiệp hiệu đính lại cho ông. Thay vì kiểm lại,
ngươi
đồng nghiệp yêu cầu tác giả viết xuống giấy tất cả những gì ông
biết và tất cả những gì ông không biết. Tác giả ngồi xuống và bắt
đầu suy nghĩ, nhưng sau một hồi lâu ông không thể viết được gì về
những điều ông biết. Ông bèn quay về với câu hỏi thứ hai, và cũng
vậy,
ông cũng khổng thể viết gì về những điều ông không biết. Cuối
cùng,
khi cái tôi của ông đã hạ xuống, ông đầu hàng, và biết rằng tất cả
những gì ông biết thực ra chỉ là ngu xuẩn.
Về phương diện này,
Socrates, nhà hiền
triết Athenian nổi tiếng về thời cổ, đã nói như sau khi được hỏi
về
điều ông biết: "Tôi chỉ biết một điều - đó là điều tôi không
biết".
Vượt Qua
Khoa Học
Phật Giáo vượt qua
khoa học hiện đại
trong việc chấp nhận lãnh vực kiến thức rộng lớn hơn kiến thức
được
chấp nhận phép bởi trí tuệ khoa học. Phật Giáo chấp nhận kiến thức
phát xuất từ giác quan cũng như từ kinh nghiệm bản thân đạt được
do
sự rèn luyện tinh thần. Bằng cách tập luyện và phát triển tâm trí
tập
trung cao độ, kinh nghiệm tôn giáo có thể được hiểu biết và kiểm
chứng.
Kinh nghiệm tôn giáo không phải là điều có thể hiểu được bằng cách
thử nghiệm trong một ống nghiệm hay quan sát dưới kính hiển vi.
Chân lý khám phá ra
bởi khoa học chỉ
tương đối và lệ thuộc vaò sư thay đổi, nhưng Chân lý khám phá ra
bởi
Ðức Phật là không thể thay đổi được nữa và tuyệt đối. Chân lý của
Pháp không thay đổi theo thời gian và không gian. Hơn nữa trái với
lý thuyết
chọn lựa của khoa học, Ðức Phật khuyên người trí không nên bám víu
vào lý thuyết, khoa học hay lãnh vực nào khác. Thay vì lý thuyết,
Ðức Phật
khuyên nhân loại làm sao sống một cuộc đời chính đáng bằng cách
làm lắng
dịu giác quan, quẳng đi những ham muốn, Ðức Phật nhấn mạnh vào
phương
cách mà ta có thể tự khám phá ra bản chất của đời sống. Và mục
đích
thực sự của đời sống có thể tìm ra được.
Tu tập rất quan trọng
trong Phật Giáo.
Một người học nhiều nhưng không thực hành thì chẳng khác gì đọc
được
công thức từ một cuốn gia chánh to lớn mà không cố gắng nấu một
món
nào. Cái đói của người ấy không hết được chỉ bằng kiến thức trên
sách vở. Thực hành là sự tiên quyết quan trọng cho giác ngộ trong
một số
trường phái Phật Giáo, như Thiền (Zen), tu tập phải đặt trước kiến
thức.
Phương pháp khoa học
chỉ hướng về
bên ngoài, và những khoa học gia hiện đại khai thác thiên nhiên và
những
yếu tố tự nhiên để phục vụ tiện nghi của họ, đôi khi không để ý
gì đến nhu cầu hòa hợp với môi trường, và do đó làm ô nhiễm thế
giới
Trái lại, Phật Giáo hướng vào bên trong, quan tâm đến sự phát
triển nội
tâm. Ở mức độ thấp hơn, Phật giáo dạy một cá nhân làm sao điều
chỉnh
và đương đầu với những biến cố và hoàn cảnh trong đời sống hàng
ngày. Ở mức độ cao hơn, Phật Giáo tượng trưng sự nỗ lực phát triển
vượt qua bản thân nhờ sự tu tập trau dồi tinh thần hay phát triển
tâm
trí.
Phật Giáo có hệ thống
huấn luyện
tinh thần đầy đủ liên quan với việc đạt tuệ giác đối vào bản chất
của sự vật dẫn đến sự chứng đắc hoàn toàn Chân Lý Tối Thượng:
Niết Bàn. Hệ thống này vừa thực tiễn vừa khoa học, nó đòi hỏi sự
quan sát vô tư trạng thái xúc cảm và tinh thần. Giống như một khoa
học
gia hơn là một quan tòa, người tu thiền quan sát thế giới bên
trong với
sự chú tâm.
Khoa Học
Không Tôn Giáo
Không có lý tưởng đạo
đức, khoa học
là mối nguy cho nhân loại. Khoa học làm ra máy móc, máy móc trở
thành
chúa tể. Ðạn và bom là tặng phẩm của khoa học. Có một số có quyền
uy mà số phận của thế giới tùy thuộc vào. Trong khi phần nhân loại
còn lại chờ đợi trong thống khổ và sợ hãi, không biết khi nào
những
vũ khí nguyên tử, hơi độc, những vũ khí giết người - tất cả những
thành quả nghiên cứu khoa học được thiết kế để giết chóc cho hữu
hiệu - sẽ được sử dụng với họ. Khoa học không thể hướng dẫn tinh
thần cho nhân loại, khoa học còn đổ dầu vào ngọn lửa tham dục của
con người.
Khoa học không đạo
đức chỉ có nghĩa
phá hoại: nó trở thành quái-vật tàn bạo do con người khám phá ra.
Và bất
hạnh thay, con quái vật này càng ngày càng mạnh hơn chính con
người. Trừ
phi con người học hỏi cách kiềm chế và ngự trị con quái vật ấy qua
thực hành luân lý tôn giáo, nếu không con quái vật ấy sẽ áp đảo
con
người. Không có hướng dẫn đạo giáo, khoa học đe dọa tiêu diệt thế
giới. Trái lại, khoa học đi đôi với một tôn giáo như Phật Giáo có
thể
thay đổi thế giới này thành thiên đường hòa bình, an ổn và hạnh
phúc.
Không lúc nào bằng
lúc này, sự hợp
tác giữa khoa học và tôn giáo lại cần thiết đến thế cho lợi ích và
phục vụ tốt nhất cho nhân loại. Tôn giáo không khoa học thì mù
quáng,
trong khi khoa học không tôn giáo thì khập khiễng.
Tán Thán
Phật Giáo
Trí tuệ Phật Giáo xây
dụng trên từ
bi có một vai trò sống còn trong việc sửa lại mục tiêu nguy hiểm
khoa học
hiện đại đang hướng về. Phật Giáo có thể cung cấp sự lãnh đạo
tinh thần để hướng dẫn nghiên cứu khoa học và phát minh hứa hẹn
một
tương lai rực rỡ. Phật Giáo có thể cung cấp mục tiêu có giá trị
cho
khoa học tiến bộ hiện đang phải đối đầu với một ngõ cụt vô vọng
của sự bị bị nô dịch hóa bởi những phát minh.
Albert Einstein tán
thán Phật Giáo khi
ông nói: "Nếu có một tôn giáo nào có thể đáp ứng với nhu cầu
khoa học hiện đại, thì tôn giáo đó phải là Phật Giáo" Phật Giáo
không cần phải xét lại để cập nhật hóa với những khám phá mới của
khoa học.
Phật Giáo không cần
phải đầu hàng
quan điểm cho khoa học vì Phật Giáo bao gồm cả khoa học cũng như
vượt
qua khoa học. Phật Giáo là cây cầu nối tư tưởng đạo lý và tư tưởng
khoa học bằng cách khuyến khích con người khám phá ra tiềm năng
tiềm ẩn
trong tâm và môi trường chung quanh. Phật Giáo lúc nào cũng hợp
thời!
29
TÔN
GIÁO TRONG MỘT XÃ HỘI ÐA TÔN GIÁO
Hòa
Thượng Tiến Sĩ K.
Sri Dhammananda
Giáo lý và các thông điệp của các
đại đạo sư, các nhà khai sáng ra tôn giáo trên thế giới, trước
nhất
nhằm vào giảm thiểu khổ đau và mang hòa bình và hạnh phúc cho nhân
loại
nhờ sự áp dụng luân lý, hạnh kiểm đạo đức và cuộc sống chính đáng.
Tuy nhiên, ngày nay tôn giáo thế giới đã phát triển thành những cơ
quan tổ
chức lớn có tính cách khách quan với kết quả là những giáo lý
nguyên
thủy của nhũng vị khai sáng về tính giản dị, kiềm chế, chân thật
và
vị tha đã bị sói mòn hay sao lãng nên khó còn ảnh hưởng đến những
tín
đồ. Nội dung tinh thần của tôn giáo và các giá trị tinh thần vận
động
hòa bình của nó đã bị che mờ bởi những giá trị vật chất lôi cuốn
hơn. Nhiều tín đồ của các tôn giáo trên thế giới đã không còn lưu ý
và coi nhẹ những huấn thị của vị đạo sư để tìm quyền uy, danh
tiếng,
và lợi lạc vật chất cho sự bành trướng riêng tư. Sự lạm dụng này
có xu hướng ô nhiễm tâm những nhà tôn giáo hiện đại và gây nên
những
sự cạnh tranh không lành mạnh và những bức tường ngăn cách giữa
những
nhóm tôn giáo khác cũng như trong phạm vi cùng một cộng đồng tôn
giáo.
Sự Khoan
Dung Trong Tôn Giáo
Khi ta
nghiên cứu lịch sử của một số tôn giáo trên thế giới và ảnh hưởng
to lớn của tôn giáo đến con người sau một thời gian dài, ta có thể
hiểu
được điều lầm lẫn ghê gớm gì đã phạm phải do sự bất khoan dung
trong tôn giáo. Những từ như 'hành hạ', 'dị giáo', 'ngoại đạo',
'tà
giáo' và nhiều từ có nghĩa rộng tương tự khác, đã thâm nhập vào
ngữ
vựng của các sách tôn giáo để mô tả những tàn bạo, độc ác, thành
kiến và kỳ thị dưới danh nghĩa tôn giáo do sự bất khoan dung trong
tôn
giáo. Những sự việc bất hạnh này để lại một vết nhơ trong tôn
giáo, nhiều đến nỗi nhiều người biết suy nghĩ có ý định quay mặt
làm
ngơ trước những tổ chức tôn giáo hay trước chính từ 'tôn giáo'.
Giá
trị thực sự của tôn giáo đã bị tan rã nhanh chóng và biến mất khỏi
tâm trí con người, thậm chí cả đến giữa những người mệnh danh là
người
có đạo lý. Muốn chống lại trào lưu này, rất cần đến sự nghiên cứu
và tìm hiểu thích hợp việc tu tập tôn giáo để tất cả những ai liên
quan hành trì hầu mang lại sự hiểu biết thấu đáo hơn cùng sự nhận
thức
được giá trị tinh thần tôn giáo chân chính tránh được những lỗi
lầm
bất hạnh trong quá khứ.
Giáo Dục
Trong Tôn Giáo
Muốn chung
sống hòa bình và hòa hợp trong một xã hội đa tôn giáo, ta nên có
một nền
giáo dục tôn giáo mạnh mẽ nhấn mạnh vào giá trị luân lý và đạo đức
như là bước tiến tích cực thứ nhất đến việc hiểu biết tốt hơn và
sự hợp tác hỗ tương giữa tất cả những nhà tôn giáo. Tất cả những
nhà tôn giáo nên đoàn kết và hợp tác với nhau để thúc đẩy và thành
lập một nền giáo dục tôn giáo thích hợp không những cho một tôn
giáo
đặc biệt nào đó mà cho phần cốt tủy của tất cả các giáo lý của
các tôn giáo có thể soi sáng cũng như đưa tuệ giác vào bản chất
của một
cuộc sống tinh thần cao hơn, nhất là về giá trị luân lý và đạo
đức.
Một bước như vậy sẽ là sự trợ giúp rõ ràng làm giảm thiểu nếu
không phải là quét sạch hạt nhân cuồng tín tôn giáo và những thành
kiến
truyền thống đã là nguyên nhân suy sụp của sự xung đột giữa các
tôn
giáo. Biện pháp khác giúp tạo sự hiểu biết tốt hơn giữa các tôn
giáo
và tôn trọng lẫn nhau phải là sự thành lập những tổ chức liên tôn
có những cuộc thuyết giảng thường xuyên, nhửng cuộc nói chuyện,
bàn
luận, hội thảo và diễn đàn về tôn giáo và những môn học cùng tính
chất. Làm như vậy, sự vận động lúc nào cũng phải là sự tìm kiếm
đường lối chung có thể vận động hòa bình và hòa hợp hơn là áp dụng
một thái độ kẻ cả hay lấn át của tôn giáo này đối với tôn giáo
kia.
Hoạt Ðộng
Phúc Lợi
Tổ chức
các hội nghị thân hữu, thể chế của các chương trình phục vụ cộng
đồng, hoạt động xã hội và phúc lợi nhờ đó tất cả các nhà tôn
giáo hoạt động chặt chẽ với nhau vì sự nghiệp nhân đạo chung, nâng
cao số phận các người bất hạnh hơn trong xã hội, là những phương
tiện
phục vụ cho tình hữu nghị chung vượt qua những dị biệt tôn giáo và
tạo
ra tinh thần tôn trọng và đánh giá cao lẫn nhau dẫn đền hòa bình
và
hòa hợp giữa các tôn giáo.
Tổ Chức
Thiếu Niên
Một lãnh vực
quan trọng khác mà những nhà tôn giáo phải nghiện cứu là lãnh vực
tổ
chức thiếu niên và những hoạt động liên quan. Những thiếu niên
ngày
nay sẽ là những người trưởng thành ở ngày mai. Không được phép để
chúng sa vào những cạm bẫy của thời đại hiện nay. Tất cả sức lực
và tài lực trẻ phải được khai thác và điều động thích nghi vào
những
mục tiêu xây dựng. Chúng cần phải biết đến tất cả những giáo lý
căn
bản trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và hòa hợp và không bị
tiêm nhiễm bởi nọc độc của nhạo báng tín ngưỡng của người này hay
tín ngưỡng của người khác. Nếu được hướng dẫn đứng đắn do những
nguyên tắc tôn giáo, như kiên nhẫn, khoan dung và hiểu biết, giới
thanh
thiếu niên ngày nay là một tài sản vĩ đại trong việc phát triển sự
hòa hợp tôn giáo và cộng tác lớn lao giữa những nhà tôn giáo trong
những
ngày tới.
Khoan Dung
và Kính Trọng
Khoan dung
và kính trọng là hai từ chủ yếu phải được ghi nhớ trong tâm trong
một
xã hội đa tôn giáo. Ta không nên chỉ thuyết giảng khoan dung, mà
phải cố
gắng vào tất cả các dịp có thể được, đem thực hành tinh thần nhân
hậu về khoan dung sẽ tiến xa trong việc tạo bầu không khí hòa bình
và
hòa hợp. Chúng ta có thể không hiểu hay cảm nhận giá trị thực chất
của
một số nghi lễ và tu tập mới lạ thi hành bởi một số các nhà tôn
giáo bạn. Tương tự như vậy, những người khác cũng có thể không ở
trong hoàn cảnh hiểu được và cảm nhận nghi lễ và những sự tu tập
của
chúng ta. Nếu chúng ta không muốn người khác chế diễu các hành
động của
chúng ta, thì chúng ta cũng đừng chế diễu những người khác. Chúng
ta
nên cố gắng thăm dò hay tìm hiểu sự tu tập lạ đối với chúng ta vì
như vậy sẽ giúp tạo được niềm thông cảm hơn, như vậy làm tăng thêm
tinh thần khoan dung giữa những tín đồ của các giáo phái bạn.
Ðược biết
rằng kính trọng sinh kính trọng. Nếu chúng ta mong mỏi những nhà
tôn
giáo bạn dành sự kính trọng về sự tu tập của chúng ta, thì đến
lượt
chúng ta cũng không ngần ngại gì biểu lộ lòng kính trọng với người
khác
khi họ thực hành sự tu tập tôn giáo của họ. Một thái độ như vậy,
nhất định đóng góp vào một sự tương quan thân hữu tốt đẹp trong
một
xã hội đa tôn giáo.
Không có sự
áp dụng thực tiễn tinh thần khoan dung và tôn kính với nhau, nọc
độc xấu
xa của kỳ thị, nhạo báng và hận thù sẽ đổ xuống như vòi nước để
phá hoại hòa bình, yên ổn của xã hội và xứ sở chúng ta. Thực tế là
tại một số quốc gia tinh thần khoan dung tôn giáo và tôn trọng lẫn
nhau
không tồn tại, thay vào đó giết người, đốt nhà, phá hoại tài sản
có giá trị lại xẩy ra. Hành động ngu dại như thế, gây thiệt hại
không thể sửa chữa nổi cho nhiều sinh mạng quý giá và tài sản sẽ
là
điển hình để mở mắt cho tất cả những ai yêu quý hòa bình và hòa
hợp.
Tất cả những tôn giáo bạn nên nắm tay nhau trong tình bạn bè, quan
hệ
thân thiện, và một tinh thần thiện chí đối với nhau để đạt niềm hy
vọng ấp ủ của tất cả những người yêu chuộng hòa bình trong việc
xây dựng một xã hội hòa hợp và yên ổn.
Những
Khía Cạnh Tinh Thần Của Cuộc Sống
Ðời sống
trên thế giới này ngắn chẳng tầy gang so với khoảng thời gian vô
tận.
Chúng ta tham đắm đạt vật chất nhưng chúng ta không nên chểnh mảng
những
mặt tinh thần của đời sống như các bậc đạo sư tiền bối của chúng
ta đã dạy. Chúng ta nên làm phong phú đời sống bằng cách đem thực
hành
giáo lý cổ xưa cao thượng của các đạo sư để sống một cuộc đời
khả kính, đứng đắn và hữu ích, làm điều lành bất cứ lúc nào có thể
được, và lúc nào cũng tránh xa tội lỗi. Thông điệp chung do các
đạo
sư trên thế giới đề xuất là tất cả nhân loại sống một cuộc sống
nhân đạo giữ vững những khía cạnh tinh thần của những giáo lý liên
hệ
hầu đóng góp vào hòa bình và hòa hợp.
Truyền
Bá Tôn Giáo
Ðể truyền
bá một tôn giáo đặc biệt nào đó, việc cần thiết là khía cạnh quan
trọng nhất của tôn giáo ấy phải được đề xuất. Ðường lối đó rất
được trông đợi bởi một bề ngoài hấp dẫn là cần thiết để thu hút
sự chú ý. Ðể đi nhanh hết sức mình là một đề nghị rất tốt mà tất
cả các nhà tôn giáo đều cố gắng làm như vậy trong khi bán món hàng
tôn giáo của họ, việc làm như vậy không thay đổi. Tuy nhiên, trong
một
xã hội đa tôn giáo có sự cạnh tranh mãnh liệt để có người theo đạo
hoặc đổi đạo, cho nên phải có một sự hiểu biết lẫn nhau giữa những
nhà lãnh đạo tôn giáo để tránh sự coi thường, phê bình hay nói xấu
niềm
tin và tu tập của các tôn giáo khác. Rất có lý là tất cả những
điều
đẹp đẽ, hấp dẫn và lợi lạc trong một tôn giáo nào đó nên được
trình bày bởi người truyền bá, chứ không nên nói xấu sau lưng sau
lưng
một nhà tôn giáo khác nhằm rêu rao tôn giáo của mình là tôn giáo
tốt nhất
và tôn giáo mình mới thuần túy còn niềm tin và tu tập tôn giáo
khác chỉ
là giả mạo. Việc áp dụng một thái độ như vậy có khuynh hướng tạo
các cảm nghĩ xấu và thậm chí thù oán giữa những nhà cùng làm tôn
giáo
đưa đến trả thù chửi rủa lẫn nhau, nhất định không phải là mục
đích
của bất cứ một tôn giáo đáng kính nào đáng được gọi là tôn giáo.
Sự thật
là tất cả các tôn giáo hiện hữu đều phục vụ cho lợi ích nhân loại.
Tất cả những đạo sư vĩ đại của tôn giáo trên thế giới thuyết giảng
hòa bình và hòa hợp cho tất cả nhân loại. Những nhà lãnh đạo tôn
giáo khả kính với trí tuệ mang tới tất cả cái thiện, nhân đức, và
đạo đức vì sự giải thoát và giải phóng nhân loại. Những đạo sư tôn
giáo cao thượng không khiển trách hay làm bẽ mặt lẫn nhau để tạo
hỗn
lo?n, hiểu nhầm hay xích mích giữa quần chúng. Các ngài đều đạtù
hạnh
phúc và phúc lợi của nhân loại trong tâm. Mục đích duy nhất của
các
ngài là tạo một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người sống trong tình
hữu nghị và hòa hợp.
Sự kiện
các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới xuất hiện trên thế giới vào
những
thời điểm và tại những địa điểm khác nhau, có xu hướng tạo sự đa
dạng rõ ràng và vô số niềm tin đạo lý và tu tập thịnh hành trong
những
môi trường khác nhau và tại những nơi khác nhau trên thế giới. Mỗi
nhà
lãnh đạo tôn giáo đều có quan niệm riêng của mình, cách thức và
đường
lối truyền đạt giáo lý căn cứ vào nền văn hóa của tín đồ ở múc
rộng.
Từ cái dường như dị biệt phát xuất nhiều dạng thức niềm tin đạo
giáo và tu tập đa dạng.
Nạn Nhân
Của Hoàn Cảnh
Nếu đứa
trẻ sinh ra ở nơi một gia đình Ky tô giáo, không có sự chọn lựa
nào cả
ngoại trừ nuôi dưỡng nó theo tín nguỡng tôn giáo và truyền thống
của
một gia đình Ky tô giáo. Tương tự như vậy một đứa trẻ sinh ra từ
một
gia đình Hồi Giáo, đứa trẻ được nuôi dưỡng theo tín ngưỡng và tu
tập
của niềm tin Hồi Giáo, và một đứa trẻ sinh ra từ một gia đình Phật
Giáo thì nhất định gia đình đó cũng theo lối sống của người Phật
Giáo.
Một đứa trẻ sinh ra từ một gia đình Ấn Ðộ Giáo, nó sẽ được nuôi
dưỡng như môt người Ấn Giáo. Tất cả chúng ta đều bị ràng buộc bởi
hoàn cảnh, môi sinh, tôn giáo, chủng tộc, và văn hóa đối với những
điều
ấy, chúng ta không kiểm soát được. Là đứa trẻ trong một gia đình
tôn
giáo đặc biệt, chúng ta được nuôi dưỡng theo mênh lệnh và quá
trình
tôn giáo của cha mẹ. Niềm tin đạo giáo của cha mẹ nhất định trở
thành
niềm tin của chúng ta và một quá trình văn hóa cho lối sống của
chúng
ta .
Mỗi nhà
tôn giáo nên cố gắng tìm hiểu sự khác biệt môi trường sống, di sản
văn hóa của mỗi chúng ta và kính trọng mỗi cá nhân, và điều mà
người
ấy tin vào như một lối sống hơn là đem tọng niềm tin của mình vào
cuống
họng người ấy, bằng cách khoe khoang "Tôn giáo của tôi mới thật
là tôn giáo - bạn phải theo tôn giáo của tôi - tôn giáo của bạn là
một
tôn giáo sai". Thịt đối với người này có thể là thuốc độc đối
với người kia. Không ép buộc, không cưỡng bách, hay không áp bức
phải
được thực thi trong một xã hội đa tôn giáo nếu chúng ta muốn sống
trong hòa bình và hòa hợp.
Người
Ði Bán Dạo
Nhiều lần
các chủ nhà phàn nàn sự an lạc và yên tĩnh của nhà họ bị quấy rầy
bởi những người bán dạo cố ý đem bán hàng tôn giáo ế ẩm của họ,
những món hàng hữu ích hay không hữu ích cho người chủ nhà chất
phác.
Rao bán với cường độ mạnh mẽ bởi những người bán rong thiếu kinh
nghiệm nhưng quá tích cực, có thể là một phiền toái cho người chủ
nhà.
Những người bán rong không nghe thấy tiếng 'không' lễ phép, là câu
trả
lời của người chủ nhà mà cứ năn nỉ là ai mua hàng của họ sẽ bước
lên bậc thang dẫn đến thiên đường. Họ không quan tâm gì đến loại
tôn
giáo mà người chủ nhà theo. Họ cũng không lo lắng liệu sự bán dạo
của
họ có thể là một sự sỉ nhục trí thông minh hay cảm xúc tôn giáo
của
chủ nhà. Quả là bất hạnh một số loại tôn giáo đã gửi nhừng người
bán dạo quá tích cực đem bán rong món hàng tôn giáo. Hành động như
vậy
có khuynh hướng làm suy yếu hơn là làm nổi bật tôn giáo của họ.
Không
ai thích người khác bảo mình là phải theo một tôn giáo đặc biệt
nào
đó bằng cách đọc một sốù sách tôn giáo của họ bằng không sẽ bị
đọa vĩnh viễn tại địa ngục. Mọi người đều có quyền được kính
trọng như một người biết suy nghĩ chín chắn, có thể tự quyết định
về giá trị của một tôn giáo đặc biệt nào đó và liệu tôn giáo đó
dẫn người ấy đến thiên đường hay địa ngục. Ðó là quyền chọn lựa
của một người- sự chọn lựa được ấn định bởi hiến pháp của quốc
gia chúng ta về tự do tôn giáo.
Xét thấy
trong một xã hội đa chủng tộc và đa tôn giáo, những người cùng làm
tôn giáo không nên hạ xuống quá thấp để tự làm suy yếu chính mình
bằng
cách kết tội hay nói xấu những nhà tôn giáo khác, những người đã
chấp
nhận một tôn giáo hình thành bởi những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi
tiếng
từ nhiều thế kỷ qua. Cũng tốt cho một nhà tôn giáo hát ca tụng một
tôn giáo đặc biệt nào đó trong một diễn đàn tôn giáo đặc biệt và
tránh bôi bẩn những nỗ lực của những nhà tôn giáo khác, nên để cho
người khác quyết định về tính chất và loại tôn giáo họ thích theo.
Một
người phải được hoàn toàn tự do trong việc chọn lựa tôn giáo nào
mà
người ấy thích, không nên có những nỗ lực quấy rầy của những người
đi bán dạo đem bán rong "sản phẩm" tôn giáo và năn nỉ người
ta nên theo tôn giáo của họ. Muốn đạt hòa bình và hòa hợp khó khăn
này
trong một xã hội đa tôn giáo, mỗi người chúng ta phải được hoàn
toàn
tư do ca hát tán dương tôn giáo của mình nhưng, bằng bất cứ giá
nào, phải
tránh ném bùn vào tôn giáo khác. Bùn sẽ tràn ra và hậu quả sẽ thật
tai
hại.
Chính Trị
và Tôn Giáo
Một khía cạnh
khác phải được xét đến trong việc đi tìm hòa bình và an lạc trong
một
xã hội đa tôn giáo là những vấn đề chính trị và chủng tộc không
nên đem những vấn đề chính trị và chủng tộc vào diễn đàn tôn giáo.
Nhận thấy chính trị ngày nay, và cả trong quá khứ, những chính trị
gia
thường muốn gây ảnh hưởng tất cả những cơ cấu kể cả những cơ cấu
tôn giáo vào mục đích chính trị của họ. Tất cả những phương tiện
đều là những lá bài của chính trị gia, nhưng tôn giáo phải tránh
né
chính trị và các chính trị gia. Diễn đàn tinh thần dành cho nhu
cầu tinh
thần của người có tâm đạo lý, kể cả những chính trị gia, những
người
có tâm đạo lý, nhưng những diễn đàn này không nên mở rộng cho
những
chính trị gia, vì những người này có thể phá hoại an lạc và thanh
bình
của tôn giáo ở nơi thờ phượng do liên kếtå chính trị. Tôn giáo lúc
nào cũng dang tay - vậy nên không có bức tường ngăn cách chủng tộc
nào
.
Mỗi người
trong chúng ta, trong khi kính trọng và gìn giữ tôn giáo của chúng
ta, không
nên, trong bất cứ hoàn cảnh nào, làm mất giá trị hay coi thường
tôn
giáo bạn. Chúng ta nên cố gắng nghiên cứu và hiểu căn bản của tất
cả
các tôn giáo, tìm ra ưu điểm và điểm chung và loại bỏ những tính
chất
có thể gây tranh luận. Nói tóm lại, gìn giữ tôn giáo của mình,
nhưng kính
trọng niềm tin của người khác. Nhất định điều này sẽ giúp duy trì
hòa bình và hòa hợp trong một xã hội đa tôn giáo.
30
THÁI
ÐỘ CỦA PHẬT GIÁO ÐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO KHÁC
Hòa
Thượng Tiến Sĩ K.
Sri Dhammananda
Mục đích của bài này là đem sự
hiểu biết thấu đáo về tôn giáo, tính khoan dung trong tôn giáo, ý
nghĩa nền
tảng sâu xa của nó từ quan điểm Phật Giáo và để hiểu Phật Giáo đối
với các tôn giáo khác ra sao.
Ý nghĩa sâu
xa của tôn giáo tiềm ẩn là có thể gìn giữ và kính trọng tôn giáo
của
mình mà không trong một đường lối nào lại không kính trọng hay bất
lịch
sụ đối với tôn giáo khác. Vì mục tiêu này, chúng ta phải thiếtù
lập
mối hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau hợp tác và khoan dung giữa tất
cả những
nhà làm tôn giáo hầu đạt sự hòa hợp tôn giáo.
Người ta
thường nói đến khoan dung trong tôn giáo và sự quan trọng của nó,
nhưng
rất ít, nếu có, chỉ ra một con đường thực tiễn để đạt được sự
khoan dung tôn giáo. Hy vọng, đọc kỹ bài này, độc giả có thể có
được
bức tranh rõ ràng về khoan dung trong tôn giáo và sẽ nỗ lực vận
động
khoan dung tôn giáo. Chúng ta nên cố gắng loại bỏ cái gọi là phức
cảm
tự tôn ưu việt hơn người, nghi kÿ lẫn nhau, thành kiến tôn giáo,
những
động cơ vị kỷ, hãy vì điều thiện tổng quát và đừng đề cao tôn
giáo của mình. Cho nên sự hiểu thấu tôn giáo tốt hơn khoan dung
tôn giáo
nhiều.
Vậy, hiểu
thấu tôn giáo tốt hơn khoan dung tôn giáo nhiều. Tất cả các nhà
tôn
giáo đều làm việc cho sự nghiệp chung giải phóng và giác ngộ con
người.
Sự tìm cầu giải phóng và giác ngộ tức sự đi tìm chân lý. Bất hạnh
thay, trong chúng ta, có nhiều niềm tin và tu tập lố lăng được
miêu tả
hay diễn tả như Chân Lý, mà thực ra chúng không phải là Chân Lý.
Là những
tín đồ tôn giáo thực sự, chúng ta phải có can đảm và sự tin chắc
để
chấp nhận điều rõ ràng là một quan niệm sai lầm và cố gắng sửa
chữa
nó cho phù hợp với khoa học và lẽ phải đồng thời đúng với những
đòi
hỏi của Chân Lý. Nhiệm vụ của chúng ta sẽ thất bại nếu chúng ta cứ
cố bám víu vào điều mà chúng ta biết không phải là Chân Lý. Chúng
ta cũng
sai lầm, nếu chúng ta thực hành khoan dung tôn giáo mà chúng ta
khoan dung mà
không vạch ra điều thất bại hay thiếu sót của nó không phù hợp với
Chân Lý. Trong lúc tìm Chân Lý chúng ta phải loại bỏ thái độ tranh
đua và
phải đoàn kết tay trong tay để đạt mục tiêu cao thượng của sự hòa
hợp
tôn giáo cho hạnh phúc của nhân loại.
Mặc dầu
Ðức Phật vạch ra rằng không có giá trị đạo lý trong nhiều sự tu
tập
tại Ấn Ðộ vào thời của Ngài, Ngài vẫn lịch sự khuyên bảo các tín
đồ đem đồ cúng dường hay thực phẩm đến các Bà La Môn hay những
người
khất sĩ khác và hỗ trợ họ bất chấp họ thuộc tôn giáo nào. Ðức Phật
khuyên các tín đồ không nên làm đau đớn hay gây thương tích cho
thầy tu
Bà La Môn hay một Bà La Môn. Nơi đây Ngài coi những nhà sư và Bà
La Môn
là những người đạo giáo. Lại nữa, Ðức Phật nói nếu một người lừa
đảo một Bà La Môn, hay một nhà sư hay một người khất sĩ, bằng cách
nói dối, đó là nguyên nhân người ấy sẽ bị đe dọa. Như vậy, khuyên
các tín đồ của Ngài theo đường lối ấy, Ðức Phật đối đãi với tất
cả không chút kỳ thị.
Mục đích
của Phật Giáo là hướng dẫn mọi người sống một cuộc đời cao thượng
không làm hại bất cứ ai, trau dồi các đức tính nhân đạo nhằm duy
trì
phẩm giá con người, tỏa chiều lòng lương hảo rộng mở không chút kỳ
thị, rèn luyện tâm tránh tội lỗi, thanh tịnh hóa tâm nhằm đạt hòa
bình và hạnh phúc.
Phật Giáo
là một tôn giáo dạy người ta "sống dĩ hòa vi quý". Trong lịch sử
thế giới, không có một bằng chứng nào cho thấy những người Phật Tử
can thiệp hay gây tổn thất cho bất cứ tôn giáo nào trên bất cứ nơi
nào
trên thế giới với mục đích truyền đạo. Người Phật Tử không coi sự
hiện hữu của các tôn giáo khác làm trở ngại cho sự tiến bộ và hòa
bình của thế giới.
Thông diệp
của Ðức Phật là lời mời tất cả nắm tay nhau trong tình huynh đệ
cùng
chung một mục đích làm việc trong sức mạnh và hòa hợp vì phúc lợi
và
hạnh phúc nhân loại. Ngài không chọn ai, và cũng không coi Ngài là
người
được chọn.
Những nhà
truyền giáo đầu tiên của Ðức Phật là các vị A La Hán - những người
toàn hảo và thánh thiện. Họ là những con người cao thượng, do
chính nỗ
lực từ bỏ trần tục, huấn luyện tinh thần họ trở thành bậc toàn
thiện.
Trước khi gửi các đệ tử của Ngài đi, Ngài khuyên họ theo đường lối
sau:
"Này
các vị tỳ-kheo, hãy tiến lên cho sự lợi lạc cho nhiều người, cho
phúc
lợi nhiều người, từ bi cho thế giới; đem điều thiện, lợi lạc, và
phúc lợi của cho chư thiên và người. Này các tỳ kheo hãy tuyên bố
học
thuyết tối thượng, giảng dạy một đời sống thánh thiện, toàn hảo
và thanh tịnh."
Theo lời
khuyên trên, Ðức Phật muốn nói cho ta biết sự khác biệt giữa thiện
và ác. Ngài muốn dạy con người làm sao dẫn đến lối sống chính
đáng,
hạnh phúc và an lạc. Ngài không bao giờ khuyên các đệ tử của Ngài
đi
đổi đạo người ta từ đạo này sang đạo nọ. Ý kiến của Ngài về đổi
đạo là tiến dẫn đường lối sống đạo lý chính đáng và cao thượng.
Ðức Phật
không phê bình hay chỉ trích bất cứ một tôn giáo nào, thay vào đó
Ngài
soi sáng mọi người bằng cách chỉ cho họ cái phù phiếm khi đi vào
những
cực đoan của sự tự hành xác, sự đam mê lạc thú (nhục dục) và tránh
những dị đoan và những sự tu tập vô nghĩa dưới danh nghĩa tôn
giáo.
Tôn Giáo
Thực Sự
Về câu hỏi
thế nào là một tôn giáo thực sự, Ðức Phật đã đưa ra câu trả lời
phóng khoáng là ở bất cứ nơi đâu giáo lý về Tứ Diệu Ðế và Bát
Chánh Ðạo được thấy, và nơi nào mà ta có thể tìm thấy những tín đồ
thuần túy đạt được sự mở mang tinh thần, nơi đó là một tôn giáo
thực
sự. Ngài không nói chỉ có Phật Giáo là một tôn giáo thực sự, nhưng
Ngài
cổ võ con người chấp thuận và kính trọng sự thực bất kỳ nơi đâu.
Ðó có nghĩa là chúng ta không nên lơ là giáo lý hữu lý của các tôn
giáo khác. Một thái độ như vậy cho thấy rõ Ðức Phật không bao giờ
có thành kiến với các tôn giáo khác và cũng chẳng bao giờ cố ý độc
quyền chân lý tôn giáo. Ngài chỉ muốn vạch ra một thứ - Chân Lý,
và tất
cả giáo lý của Ngài đều căn cứ trên Tứ Diệu Ðế- đó là khổ hay bất
toại nguyện, nguyên nhân của khổ, chấm dứt khổ, và con đường dẫn
đến
chấm dứt khổ.
Bất cứ lúc
nào khi Ðức Phật khuyên nhủ các đệ tử của Ngài hành động hay tránh
xa thứ gì, Ngài luôn luôn đòi hỏi họ làm như vậy không chỉ cho
phúc lợi
và hạnh phúc cho chính họ mà còn cho phúc lợi và hạnh phúc của
người
khác. Ngài nói: "Nếu điều đó tốt cho bạn và cho người khác, nên
làm, nếu điều đó hại cho bạn và hại cho người khác, không nên
làm".
Như một nhà
cải cách xã hội, Ðức Phật đã tìm ra gốc rễ sâu xa của đau khổ nhân
loại - tham, sân và si, ăn sâu vào tâm khảm con người. Cho nên chỉ
do tâm
con người mà sự cải cách thực sự mới có thể có hiệu quả. Những cải
cách đặt ra trên thế giới bên ngoài bằng sức mạnh chỉ có thể tồn
tại
một thời gian ngắn, nhưng nếu chúng nẩy sinh từ sự thay đổi trong
tâm
thức con người mới lâu dài hơn.
Những
khuynh hướng tham sân và si cuối cùng phải được kh?c phục và thay
thế bằng
sức mạnh của rộng lượng, từ ái và trí tuệ. Chỉ do sự thanh tịnh
tinh thần mới có thể đạt được hòa bình và hạnh phúc một cách hữu
hiệu nhờ vào tôn giáo.
Phật Giáo
trở thành đoàn truyền giáo đầu tiên mà thế giới biết đến. Gần 2300
năm trước đây, nhờ những nỗ lực cao thượng của Hoàng Ðế A Dục trị
vì Ấn Độ (268 - 305 trước Công Nguyên) - khi tới đỉnh cao của
quyền uy
trần tục, đã từ bỏ lưỡi gươm bạo lực, đem hết thì giờ vào việc
nâng cao Phật giáo và văn hóa Phật Giáo. Ngài gửi các nhà truyền
giáo, kể
cả người con trai và người con gái của Ngài, đến khắp tất cả xứ sở
được biết như thế giới thời đó để truyền đạt thông điệp của
Ðức Phật. Ðúng theo truyền thống cao thượng của Ðức Phật, Ngài
không bao giờ quên dặn dò những nhà truyền giáo là không nên chỉ
trích
hay coi thường tôn giáo khác trong khi thuyết giảng về Phật Giáo.
Lời
khuyên này được khắc vào bia đá A Dục bằng chữ Bà La Môn - những
di
tích này vẫn còn được thấy ngày nay tại Sarnath, Benares tại Ấn
Ðộ.
Những câu
sau đây trong sắc lệnh của nhà Vua:
"Ta
không nên chỉ tôn vinh tôn giáo riêng của mình và chì trích các
tôn giáo
khác. Ta nên kính trọng tôn giáo của những người khác vì lý do này
hay
lý do nọ. Làm như vậy, ta đã giúp đỡ tôn giáo của chính mình phát
triển
và cũng là giúp ích các tôn giáo khác. Hành động ngược lại ta đã
đào
huyệt cho tôn giáo của chính mình và cũng làm hại tôn giáo khác.
Bất cứ
ai tôn vinh tôn giáo mình và chỉ trích tôn giáo khác, tưởng rằng
làm như
vậy là sùng bái tôn giáo mình nghĩ rằng "ta sẽ tôn vinh tôn giáo
của
chính ta". Nhưng ngược lại, chính ta đã làm tổn thương nghiêm
trọng
tôn giáo của chính ta. Nên hòa thuận thì tốt hơn: Hãy lắng nghe
tất cả,
và sẵn sàng nghe với thiện chí những học thuyết giảng dạy bởi các
tôn giáo khác."
Các dân tộc
Á Châu hẳn có nhiều lý do tri ân vị vua vĩ đại này. Là nhà cầm
quyền,
Ngài làm bổn phận hậu thuẫn mọi tôn giáo hiện hữu không chút kỳ
thị.
Hòa Hợp
Tôn Giáo
Nguyên tắc
tôn giáo dành cho toàn thể nhân loại. Nếu bất cứ nhóm nào trong
nhân loại
không theo những đức hạnh vĩ đại dạy bởi tôn giáo - như nhân từ,
kiên nhẫn, khoan dung và hiểu biết, quả là khó khăn cho người khác
sống
hòa bình.
Lẽ tự
nhiên người xảo quyệt và ích kỷ lợi dụng bất cứ loại đức hạnh nào,
nhưng, hãy để tất cả những nhà tôn giáo ngày nay, ghi nhớ rằng
những
kẻ chiến đấu và làm đổ máu dưới danh nghĩa tôn giáo, đã không đi
theo nguyên tắc tôn giáo và không phục vụ chính nghĩa của nhân
loại. Họ
chiến đấu cho lợi lạc cá nhân riêng tư hay quyền lực dưới danh
nghĩa
tôn giáo. Những người thực sự tu tập không có lý do gì dùng võ
lực, họ
giải quyết những khó khăn qua đường lối hòa bình. Một tôn giáo
thực
sự không bao giờ tán đồng bất cứ một hình thức bạo động nào trong
bất cứ hoàn cảnh nào. Ðồng thời, không nên gây kỳ thị chủng tộc
khi mà chúng ta tu tập tôn giáo của chúng ta. Phật tử sống và làm
việc
với những người tôn giáo khác mà không có một hành vi thù địch.
Không
những thế, người Phật Tử chưa bao giờ làm đổ máu giữa những giáo
phái khác biệt hay tôn giáo khác vì lợi ích tôn giáo.
Ngày nay vì
những hành động tàn bạo đã được thực thi và đang tiếp diễn (đến
một mức nào đó) dưới danh nghĩa tôn giáo, nhiều người đã trở nên
vỡ
mộng khi nói đến từ ngữ "tôn giáo" Duy vật chủ nghĩa, đạo đức
giả, và cuồng tín đội lốt dưới chiêu bài tôn giáo, đã gây nên
những
thảm họa to lớn trong lịch sử nhân loại. Giá trị thực sự của tôn
giáo đã nhanh chóng biến mất từ tâm con người vì họ đang tìm cầu
thuyết
huyền bí và hoang đường. Những tôn giáo vĩ đại đã được thiết lập
trên thế gian đang phân tán thành nhiều vô số dạng thức; và thậm
chí một
số người đã ra mặt chế diễu tôn giáo. Thời điểm đã tới cho những
nhà tôn giáo ngày nay ngồi lại cùng nhau để tiến dẫn giá trị đạo
lý
đúng theo toàn cảnh của nó, thay vì chỉ lập luận và cãi vã về
những
khác biệt trong lý tưởng và thần thoại tôn giáo .
Tôn giáo
không nên bị giới hạn chỉ vào thờ cúng và cầu nguyện. Tôn giáo
không
phải chỉ là một phương tiện trên môi mép mà là một phương tiện
trung
gian thực tiễn cho con người hành động vô hại, phục vụ nhân loại,
làm điều thiện, và đạt giải thoát, hòa bình và hạnh phúc thực sự.
Tôn giáo
khác nhau có thể có niềm tin và quan điểm khác nhau về sự bắt đầu
và
chấm dứt cuộc đời, cùng những giải thích dị biệt về sự giải
thoát tối thượng. Nhưng chúng ta không nên tiến tới những vấn đề
bất
hòa ấy để tạo mâu thuẫn, đối đầu, xung đột, sân hận và hiểu nhầm.
Có quá thừa
đủ những đức hạnh thông thường thuộc lãnh vực lý thuyết và thực
hành mà các nhà tôn giáo có thể giới thiệu dưới danh nghĩa tôn
giáo để
người dân có một lối sống chính đáng, hòa bình và có văn hóa.
Chúng ta
không cần coi thường hay khiển trách tôn giáo này tôn giáo kia.
Nếu chúng
ta làm như vậy, chúng ta dọn đường cho những nhóm chống tôn giáo
đang
chờ đợi để chế diễu và chỉ trích tất cả những tôn giáo. Chúng ta
không nên hành xử như vậy cho thấy thái độ thù nghịch với những
người
cùng làm tôn giáo. Nếu chúng ta làm như vậy, người ta sẽ nói tôn
giáo
khuyến khích nhân loại chia rẽ.
Người Phật
Tử không bị cấm không được tỏ niềm kính trọng với các đạo sư tôn
giáo khác, họ cũng không bị hạn chế gì trong việc đi thăm các nơi
thờ
phượng và tham dự các khóa lễ không phải là Phật Giáo. Họ cho thấy
họ
hợp tác hoàn toàn trong khi vẫn giữ nguyên tắc căn bản Phật Giáo.
Phật Giáo
khuyến khích sự hợp tác và hiểu biết giữa những giáo phái. Theo
quan
điểm Phật Giáo, nhãn hiệu tôn giáo không phải là khía cạnh quan
trọng
nhất để một người được coi là có đạo lý, mà là một người sống
một cuộc đời đáng kính không hại ai mới có thể coi là người có đạo
lý.
Những ai thấy
những sai lầm và phê bình Phật Giáo có thể làm như vậy trên một
mức
độ ở bề mặt thôi. Họ có thể phê bình những tập tục truyền thống,
những cung cách và tục lệ, nhưng không thể công kích giáo lý thiết
lập
bởi Ðức Phật, vì những giáo lý ấy lúc nào cũng tốt trong tất cả
mọi
thời gian. Họ có thể đem bất cứ một giáo lý nào ra xem xét nếu họ
muốn
trắc nghiệm.
Phương pháp
sử dụng để trình bày giáo lý của Ðức Phật rất hòa bình và hữu
lý. Ðức Phật kêu gọi qua lẽ phải và kinh nghiệm. Giáo lý được
trính
bày trong sáng, đơn giản rất ấn tượng, thoát khỏi sự hẹp hòi và
cuồng
tín có tính chất quốc gia trong tôn giáo. Những giáo lý ấy sản
sinh người
trong sạch và điềm đạm. Phương pháp trình bày này quét sạch nghi
kÿ và
niềm tin dị đoan. Như vậy giáo lý của Ðức Phật thuyết phục tâm can
và đầu óc những người tha thiết tìm cầu chân lý. Thái độ khoan
dung và
hiểu biết của Phật giáo đã thuyết phục nhiều nhà tư tưởng vĩ đại,
triết gia, duy lý, và những nhà tự do tư tưởng và cả đến những
người
theo thuyết 'không thể biết' đều cảm nhận Phật Giáo là một lối
sống
hòa bình.
Theo Ðức
Phật, con người tự chia rẽ vì lòng ích kỷ to lớn. Khi tính ích kỷ
này
bị khuất phục, sự tương quan lành mạnh của nhân loại sẽ phát
triển.
Sự tìm cầu hòa bình và đường lối sống hòa hợp bắt đầu từ bên
trong chứ không phải bên ngoài.
Nếu những
nhà tôn giáo ngày nay không thể cùng ngồi lại với nhau để làm việc
trong hòa hợp, không kỳ thị và thù nghịch lẫn nhau, hòa bình mà ta
nói
chỉ ở trong giấc mộng mà thôi.
Là những
người làm tôn giáo chân chính và chân thành, xin hãy nắm tay nhau
để củng
cố nỗ lực để xóa bỏ tất cả những gì mâu thuẫn và kỳ thị trong
giáo lý của chúng ta và hãy cố gắng đến mức tối đa đưa ra những
giá
trị tinh thần chungnơi tôn giáo vì lợi ích và hạnh phúc của nhân
loại
bất kể đến chủng tộc và tín ngưỡng. Chúng ta nên nhớ rằng tôn giáo
hiện hữu cho lợi ích của nhân loại và tôn giáo không nên bị sử
dụng
sai lầm một cách cuồng tín trong bất cứ đường lối nào để đạt lợi
dưỡng cá nhân hay vinh quang cho chính mình.
Hãy Cùng
Nhau Ðoàn Kết
Tất cả những
nhà tôn giáo doàn kết, không sử dụng quân phiệt tôn giáo. Xin hãy
để
cho họ chấm dứt tất cả những tàn bạo và giết chóc dưới danh nghĩa
chiến tranh. Xin hãy để cho họ đoàn kết để cho con người tự do tìm
tôn giáo tùy theo niềm tin sở thích của người đó. Hãy để cho họ
đoàn
kết để loại đi tôn giáo độc quyền. Xin hãy để cho họ đoàn kết để
không sử dụng tôn giáo chỗ chợ búa để đổi đạo người khác bằng
cách áp dụng các phương pháp đáng nghi ngờ. Xin để cho họ đoàn kết
để
kính trọng niềm tin của các đạo khác và những sự tu tập chừng nào
mà những sự tu tập và niềm tin ấy vô hại và không lừa dối dân
chúng. Xin hãy để cho họ đoàn kết để quét sạch thái độ thách đố
của
sự cạnh tranh tôn giáo không lành mạnh, xin hãy để những nhà tôn
giáo
đoàn kết để loại bỏ những tệ nạn và lề thói vô luân thường thấy
trong xã hội hiện đại. Xin cũng để cho họ đoàn kết để đưa ra một
lối sống ôn hòa giữa những tín đồ và khuyên những người này đừng
đi đến cực đoan.
Những vị
khai sáng của mỗi tôn giáo đều có mục tiêu căn bản là đoàn kết cho
nhân loại - để nuôi dưỡng hòa hợp, thiện chí, và hiểu biết giữa
tất
cả các dân tộc trên thế giới.
Theo bước
chân các vị khai sáng, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, cũng đã tìm
cách
phát triển lòng kính trọng sâu xa đối với niềm tin của người khác.
Bất
hạnh thay, tuy nhiên, một số tín đồ của tôn giáo, vì lý do ích kỷ,
và
do sự bất-khoan-dung và tâm địa hẹp hòi, đã chống lại cốt tủy thực
sự của Tôn Giáo và đã tạo nên hỗn loạn, quan niệm sai lầm, kỳ thị
và bất-khoan-dung.
Chúng tôi
tha thiết hy vọng bằng cách nhận thức được những sự kiện này, nhân
loại một ngày nào đó sẽ đoàn kết trong tình huynh đệ tôn giáo để
cùng
làm việc cho hạnh phúc của tất cả.
Trong phân
tách cuối cùng, sự kính trọng tôn giáo của người khác nẩy sinh từ
lòng tin tưởng mà ta có trong sức mạnh thực chất của tôn giáo
mình.
31
SỰ
HÒA HỢP TRONG TÔN GIÁO
Teh Thean
Choo
Theo sau mối quan tâm gần đây đối
với tôn giáo tại nhiều nơi trên thế giới, ngưới ta đồng ý cmối
quan
tâm cơ bản đối với tôn giáo là niềm tin vào Thượng Ðế- một niềm
tin có thể là cương lĩnh để phục vụ mục tiêu xã hội, và hòa hợp
văn
hóa trong một xã hội đa tôn giáo. Mỗi và mọi người trong chúng ta
thuộc
một tôn giáo đặc biệt nào đó, đều có quan niệm riêng và niềm tin
riêng về chủ đề phức tạp này. Lướt qua trong tự điển chúng tôi
thấy
sự mô tả Thượng Ðế là vị trời tối thượng tự hiện hữu, một vị
chúa. Sự mô tả này được đông đảo chấp nhận trên thế giới này.
Người
Phật Tử kính trọng những người cùng làm tôn giáo khác trong quan
niệm
và niềm tin tôn giáo của họ. Phật Giáo, là một tôn giáo rất khoan
dung,
khuyên các tín đồ không bao giờ coi thuờng niềm tin và sự tu tập
của
người co ùcác tín ngưỡng khác.
Mặc dù Phật
Giáo không tán thành khái niệm một Thượng Ðế Sáng Tạo, Phật Giáo
cũng
có đề cập đến các thượng đế, chúa trời và những thần thánh là
những
chúng sanh siêu phàm sống ở một số cảnh giới riêng trong vũ trụ và
các chúng sanh ấy có thể ảnh hưởng bằng một số dạng thức trên
những
người trần tục trên dương thế. Tuy nhiên người Phật Tử không được
dạy là nên đi tìm sự giúp đỡ bên ngoài hay một hình thức cầu khẩn
các vị thượng đế, trời hay thần thánh đó để được giải thoát. Ðể
tìm giải thoát cho chính mình ở lĩnh vực tinh thần Phật giáo chủ
trương
tiến trình thanh tịnh tinh thần qua sự phục vụ vị tha và hiến
dâng, qua
những nỗ lực cá nhân trong việc tu tập giới, định huệ.
Trong phạm
vi vấn đề này, trong xã hội đa tôn giáo và đa chủng tộc của chúng
ta,
những người Phật tử anh em làm việc sát cánh với những người cùng
làm tôn giáo khác, tranh đấu cho hòa bình và hòa hợp cho xứ sở,
không thể
có một bất đồng với bất cứ người tin tín ngưỡng khác trong quan
niệm
về vấn đề "Tin vào Thượng Ðế"- Công nhận là quan niệm và niềm
tin như vậy nhất định giúp việc tạo tinh thần tỉnh thức trong tôn
giáo uốn nắn một cá nhân, xã hội và cộng đồng tiến đến cảm nghĩ
nhân đạo hơn đối với nhau và phát sinh tinh thần khoan dung và
hiểu biết,
như vậy thắp sáng ngọn đuốc, không phải hận thù và kỳ thị mà là
hòa bình và hòa hợp cho tất cả nhân loại vào tất cả các thời đại.
Không Phải
Trong Cạnh Tranh Mà Trong Ðoàn Kết
Tất cả
tôn giáo hiện hữu vì lợi ích của nhân loại. Tất cả các tôn giáo
đều
dạy và hô hào nhân loại sống và hành xử như một con người đứng
đắn.
Phận sự của tất cả những nhà tôn giáo là phải cùng nhau hợp quần
không phải trong kình địch mà trong đoàn kết, đồng lao cộng tác và
hiểu
biết với mục đích làm cho con người hiểu được giá trị của các
khía cạnh của đời sống, giá trị của sự hiến dâng, và những nguyên
tắc đạo lý căn bản như lý tưởng của chân lý, công bằng, phục vụ
hết
lòng, nhân từ, từ ái và thiện chí đối với nhân loại. Những quan
niệm
và nguyên tắc này rất phổ thông trong tính chất, và phải được chấp
nhận với tất cả những nhà tôn giáo.
Tự Do Thờ
Cúng
Mặc dù Hồi
Giáo là tôn giáo chính thức ở Mã Lai Á, tự do thờ cúng và niềm tin
tôn
giáo được bảo vệ trong hiến pháp quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi
được có tự do tư tưởng hay theo bất cứ giáo phái nào. Chúng tôi
không
bị bắt buộc phục tùng một đường lối đặc biệt nào về thờ cúng
hay niềm tin. Chúng tôi yêu dấu sự tự do này. Chúng tôi hy vọng sự
tự
do này của chúng tôi được duy trì và giữ vững ở bất cứ thời đại
nào và sự tự do này không bị làm hại hay tiêu diệt bởi những hoạt
động
của bất cứ một nhóm hay tổ chức cuồng tín nào. Cuồng tín, dù bất
cứ
dưới hình thức nào hay từ bất cứ từ đâu, đều độc hại cho hòa
bình và hòa hợp ở bất cứ xã hội nào.
Tất cả
chúng ta không ngưng tìm cầu hòa bình và hòa hợp. Chúng ta muốn
hòa bình
và hòa hợp cho gia đình. Chúng ta muốn hòa bình và hòa hợp trong
xã hội.
Chúng ta không muốn sự xung đột giữa các tôn giáo, chúng ta cũng
chẳng
muốn những mâu thuẫn về chủng tộc. Chúng ta muốn sống và để người
khác sống. Muốn đạt được những điều này, chúng ta phải gìn giữ tất
cả những gì đạo đức. Chúng ta phải tu tập kiên nhẫn, khoan dung và
hiểu
biết. Chúng ta nên bè bạn với nhau, giúp đỡ lẫn nhau bất cú lúc
nào
khi nhu cầu cần đến. Chúng ta phải loại bỏ kỳ thị chủng tộc và kỳ
thị tôn giáo. Bất chấp chủng tộc và tín ngưỡng, chúng ta phải coi
nhau
như anh chị em trong một gia đình hạnh phúc, và như một công dân
tôn trọng
luật pháp, tranh đấu cho hòa bình và hòa hợp. Ðó phải là sự quyết
tâm của tất cả những nhà cùng làm tôn giáo trong một xã hội đa tôn
giáo.
Hãy Chu
Ðáo
Trong khi
dánh giá cao thực tế là trong quốc gia này, chúng ta được ưu tiên
thi
hành các nghi lễ tôn giáo và tu tập không môt chút trở ngại, sống
trong
một xã hội đa chủng tộc và đa tôn giáo có nghĩa là chúng ta phải
cố
gắng chu đáo tại tất cả các thời điểm trong bất cứ điều gì chúng
ta làm. Chúng ta phải không quên những cảm nghĩ của người láng
giềng
theo một giáo phái khác và không mấy cảm nhận được một số thực
hành
nghi lễ xa lạ với họ. Chúng ta phải quan tâm đến họ. Chúng ta
không
nên ích kỷ chỉ nghĩ đến mình đến nhu cầu của mình thôi. Vì lẽ
trong
một dịp đặc biệt nào đó hay việc xẩy ra tại nhà chúng ta, dịp vui
hay buồn, chúng ta muốn thi hành một số nghi lễ và nghi thức tôn
giáo
theo quá trình truyền thống và văn hóa; phải công bằng và quan tâm
bằng
cách đừng làm quá và gây trở ngại và phiền toái đến xóm giềng. Dù
sự
tu tập đạo giáo nào đi nữa, những sự tu tập này phải được thi hành
trong giới hạn vừa phải và trong phạm vi tư gia không gây phiền
toái gì
đến sự bình an và thanh thản của lối xóm. Nếu chúng ta võ đoán cứ
sử
dụng quyền thi hành nghi lễ và nghi thức, ồn ào và gây cản trở,
hay
làm bực dọc người khác, không kể đến cảm nghĩ của người lối xóm,
nhất định chúng ta sẽ gặp khó khăn nhất là ở trong khu xóm đa tôn
giáo. Sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác là chìa khóa đưa
đến
cuộc sống hòa bình và hòa hợp trong một xã hội đa tôn giáo.
Nền Tảng
Chung Phổ Thông
Chấp nhận
chúng ta có những dị biệt trong quan niệm và niềm tin, tuy nhiên
chúng ta
có một nền tảng chung phổ thông rộng lớn - sự loại bỏ các tội lỗi,
sự truyền bá thiện chí giữa con người, sự tìm cầu hòa bình, hạnh
phúc trường cửu và giải thoát. Ðó là những mục tiêu chung của tất
cả
các tôn giáo. Nhiều nguyên tắc tôn giáo thực sự đã được coi là
thiêng liêng trong nhiều tôn giáo cũng tương tự về tính chất. Muốn
đoàn
kết, tất cả các nhà tôn giáo cần phải bỏ cái áo choàng ích kỷ và
hợm
hĩnh của mình và có ý thức trong tinh thần khoan dung, kiên nhẫn
và hiểu
biết lẫn nhau. Bổn phận của chúng ta là kính trọng niềm tin tôn
giáo của
người khác dù niềm tin đạo lý của chúng ta thế nào: khoan dung
trong tôn
giáo tuyệt đối thiết yếu và cần thiết để đạt cuộc sống hòa hợp
và bình an.
Cốt Lõi
Trong Sự Ðồng Dạng
Thay vì khiển
trách và miêu tả những dị biệt trong một đường lối có tính cách hạ
thấp, sẽ là một thành quả tuyệt vời nếu tất cả những nhà lãnh đạo
tôn giáo và tất cả các nhà tôn giáo làm một cuộc nghiên cứu tất cả
những niềm tin tôn giáo và những sự tu tập rồi miêu tả cốt lõi của
sự đồng dạng trong tất cả, điều gì tốt và đáng giá cho sự cạm thụ
phổ thông của tất cả những người có tôn giáo. Chúng tôi xin trích
dẫn
sau đây một số thí dụ điển hình của một số đồng dạng:
Phật Giáo
nói: "Ðừng làm đau người khác theo cách mà chính bạn cảm thấy đau
đớn."
Ðạo Lão
nói: "Hãy coi những lợi lạc của người láng giềng như chính lợi lạc
của bạn,và những sự mất mát của người láng giềng như sự mất mát
của chính bạn".
Ky Tô Giáo
nói: "Tất cả những gì người đó làm cho bạn, bạn nên làm trả họ
như vậy."
Hồi Giáo
nói: "Làm tất cả những gì những người khác đã làm cho bạn, và từ
chối không làm cho người khác những điều mà chính bạn sẽ từ chối
cho chính bạn"
Ấn Ðộ
Giáo nói: "Ðừng để cho ai làm điều gì cho người khác, mà điều đó
không nên làm cho chính mình ".
Vinh Danh
Những Nhà Khai Sáng
Là Phật Tử,
chúng ta được dạy phải kính trọng và vinh danh các đấng khai sáng,
những
đạo sư của các giáo phái khác và giáo lý của họ.Thật cảm kích là
tất
cả những đạo sư tôn giáo đã bỏ cả cuộc đời vào mục đích cho
phúc lợi và hạnh phúc của nhân loại. Họ đáng được kính trọng và
vinh danh về sự phục vụ vị tha và sự tận tâm của họ vì lợi ích cho
nhân loại. Ðó là một khía cạnh quan trọng khác về khoan dung tôn
giáo
mà điển hình là Phật Tử. Chúng ta thực sự tin tưởng rằng khoan
dung,
nhất là khoan dung tôn giáo, là một đức hạnh mà mỗi và mọi người
chúng
ta phải khắc sâu vào đường lối sống. Giống như làm tốt được tốt,
kính trọng được kính trọng, và khoan dung được khoan dung.
Khoan Dung
Trong Tôn Giáo
Không khoan
dung, chúng ta sẽ trở về với luật rừng rú, nơi tai hoạ ngự trị, và
sức
mạnh là lẽ phải. Ðó không phải là lợi ích cho xã hội chúng ta. Ðó
không phải là điều mà xứ sở chúng ta muốn. Tất cả chúng ta, bất
chấp
chủng tộc và tín ngưỡng, đều muốn sống trong hòa bình và hòa hợp.
Chúng ta muốn cùng tồn tại với nhau- vì lợi ích lẫn nhau. Cho nên,
chúng
ta không những có phận sự thuyết giảng khoan dung mà phải thực
hành
khoan dung nhất là khoan dung trong tôn giáo. Chúng tôi hãnh diện
và sung sướng
ghi nhận là cho tới nay đối với quốc gia chúng tôi, khoan dung
trong tôn
giáo đã được thực thi và gìn giữ bởi các nhà tôn giáo ở một mức
độ cao. Nhiều du khách đến nước chúng tôi ghi nhận với sự ngạc
nhiên thích thú là có sự hiện hữu của một nhà thờ Hồi Giáo, Một
nhà thờ Thiên Chúa Giáo, hay một Ngôi Chùa, kề cận sát nhau trong
thành phố
tại Mã Lai Á với những người mộ đạo của nhiều tôn giáo lũ lượt
ra vào nơi thờ phượng của họ không một chút trở ngại nào cả. Sự
khoan dung trong tôn giáo là thế đó.
Nhà chức
trách liên hệ cũng tích cực vận động hòa hợp giữa các tôn giáo
bằng
cách đỡ đầu những buổi hội thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo tôn
giáo và các giáo phái để bàn luận về những giải pháp tôn giáo hầu
bảo
đảm thiện chí và duy trì hòa bình và tình hữu nghị trong nước.
Một Bước
Lầm Lẫn
Trong khi chúng
tôi luôn luôn sống trong thanh bình và hòa hợp, thế giới ngày nay
lại sống
luôn luôn trong sợ hãi, nghi kÿ và căng thẳng. Ðó là do sự hiện
hữu
các vũ khí giết người có thể gây ra sự phá hoại không thể tưởng
tượng
nổi hay sự hủy diệt trong phạm vi một thời gian vài phút. Vung lên
những
công cụ giết người khủng khiếp, những siêu cường quốc đang đe dọa
và thách thức lẫn nhau cùng với khoe khoang không biết xấu hổ là
ta có
thể gây phá hoại và nghèo khổ trên thế giới hơn người khác. Họ đã
đi theo con đường của điên khùng đến điểm, bây giờ, nếu một bước
lầm lẫn đi về một hướng nào đó, kết quả chẳng được gì cả mà
là sự tiêu diệt lẫn nhau với sự phá hoại toàn thể nhân loại.
Thực Chất
Của Nguyên Tắc Tôn Giáo
Con người,
sống trong tình trạng sợ hãi do chính tự mình tạo ra, muốn tìm con
đường
thoát ra, và tìm một số giải pháp. Rất khó tìm ra giải pháp ngoại
trừ
nhờ tôn giáo và sự phát triển tinh thần của con người, khai thác
những
nguyên tắc tôn giáo thực chất để chống lại mục đích tội lỗi của
bọn con buôn chiến tranh. Tất cả những nhà tôn giáo trên thế giới
này
đều có một vai trò quan trọng. Vai trò của các tôn giáo phải là
hợp
tác chứ không phải là ganh đua. Bức thông điệp của Ðức Phật về bất
bạo động và hòa bình, tình thương và từ bi, khoan dung và hiểu
biết,
chân lý và trí tuệ, kính trọng và yêu mến tất cả đời sống, không
vị
kỷ, sân hận và bạo động, phát đi từ hơn 2500 năm trước đây vẫn hữu
ích với những nguyên tắc căn bản cho những người cùng làm tôn giáo
khác, để xua tan sợ hãi, nghi kÿ, và căng thẳng đang lan tràn trên
thế giới
này. Dù xét dưới ánh sáng nào thì bức thông điệp của Ðức Phật cũng
không thể bị coi như hẹp hòi và hạn chế mà phổ quát trong tính
chất
và ứng dụng.
Tái Võ
Trang Tinh Thần
Hòa hợp
trong tôn giáo và tái võ trang tinh thần phải được nuôi dưỡng như
một
sức mạnh tinh thần để chống lại sự điên khùng của cuộc chạy đua
vũ khí ngày nay để tận diệt nhân loại. Muốn thiết lập một nền hòa
bình thực sự và trường cửu, cần phải tìm ra các đường lối và
phương
tiện để nhổ tận gốc rễ nguyên nhân của chiến tranh. Con người và
quốc
gia phải từ bỏ những lạc thú ích kỷ, cái cao ngạo giống nòi, và
tham
lam ích kỷ vì của cải và quyền uy. Phải dẹp đi tham sân và si. Duy
vật
chủ nghĩa không thôi không thể bảo đảm hạnh phúc. Tôn giáo một
mình
có thể ảnh hưởng thay đổi tinh thần của tâm trí và mang lại sự
giải
trừ quân bị trong tâm - đó mới thật là sự giải trừ vũ khí thật sự
và trường cửu.
Thanh Thiếu
Niên và Tôn Giáo
Người ta
ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới, nhiều thanh thiếu niên đã bỏ
tôn giáo. Chúng cho rằng tôn giáo không quan trọng cho cuộc sống
hàng ngày
và tôn giáo là một gánh nặng không cần thiết cho nhân loại. Chúng
coi
tôn giáo là trở ngại cho sức mạnh tư duy của con người. Những
thanh thiếu
niên trẻ này bị đầu độc bởi quan niệm hiện đại của duy vật chủ
nghĩa và trào lưu hưởng thụ hiện đại, nghĩ rằng chúng có thể sống
rất
tốt không cần tôn giáo. Ðó là tình trạng đáng buồn, hiển nhiên
miêu tả
sự thất bại của tôn giáo thế giới trong việc hướng dẫn và ảnh
hưởng
giới trẻ đến con đuờng giải phóng tinh thần. Ðã đến lúc những nhà
lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm và những nhà tu tưởng trên thế
giới
có trách nhiệm phải đoàn kết để xác định nguyên nhân gốc rễ về sự
thất bại của sứ mệnh tôn giáo - làm cho thiếu niên tránh xa nguyên
tắc
tôn giáo đã được thời gian tôn vinh, cùng những niềm tin và quan
niệm.
Nỗ lực cần phải thực hiện để thuyết phục và làm cho thế hệ trẻ
cảm nhận và hiểu được vai trò quan trọng mà tôn giáo và sự giải
phóng trong tôn giáo có thể và phải thực hiện trong đời sống hàng
ngày
của họ. Tất cả những tôn giáo đều có một mục đích chung: phục vụ
nhân loại và nâng cao tinh thần nhân đạo. Tất cả các tôn giáo đều
thuyết giảng thiện chí và tuyên bố tình huynh đệ của con người.
Những
mục tiêu và lý tưởng chung ấy, vì lợi ích cho nhân loại, phải vượt
qua tất cả những dị biệt nào có thể hiện hữu về phương diện niềm
tin, quan niệm và tu tập tôn giáo. Phải thống nhất trong sự đa
dạng. Chúng
ta không nên cố gắng nhạo báng một người với khuyết điểm chỉ bằng
hạt bụi trong mắt, quên đi cái xà chặn tầm mắt của chính chúng ta.
Tất
cả những nhà tôn giáo nên cố gắng tìm một cương lĩnh chung và làm
việc
trong đoàn kết để nâng cao tinh thần nhân đạo hầu tôn giáo có thể
kiện
toàn bản chất con người và lòng nhân đạo cao quý tới chỗ toàn hảo
của
tôn giáo. Tất cả những nhà tôn giáo nên siết chặt tay với các nhà
tôn
giáo bạn với cảm nghĩ thuần túy của thiện chí, và chân thành thân
ái,
tình huynh đệ, ä với sự kính trọng và quý kính lẫn nhau, tôn giáo
này
với tôn giáo kia để tranh đấu cho đạt được sự nghiệp cao thượng
chung trong việc nâng cao tinh thần của cá nhân và phúc lợi, công
lý và
hòa bình của nhân loại.
Những Ðức
Tính Siêu Phàm
"Ðiều
chủ yếu với tôn giáo là niềm tin vào Thượng Ðế". Với lòng kính
trọng sâu xa, xin cho phép chúng tôi mạnh dạn đề nghị rằng ngoài
quan niệm
đơn thuần của "Niềm Tin Vào Thượng Ðế", chủ yếu đối với
tôn giáo phải là sự tuân thủ và biến thành sự tu tập tất cả những
nguyên tắc tôn giáo thực chất được coi là thiêng liêng ở mọi tôn
giáo trong sự tìm kiếm thánh thần hay những đức tính siêu phàm
tràn ngập
trong đời sống, trong tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta.