- Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo
- Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
11
SỰ THẬT CỦA CUỘC ÐỜI
Hòa Thượng Narada
Mahathera
Chúng
ta sống trong một thế giới chao đảo không quân
bình. Nó không đầy hoa hồng mà cũng chẳng hoàn toàn gai góc. Hoa
hồng mềm
mại, đẹp đẽ và thơm ngát, nhưng trên cọng cây hoa mọc thì đầy gai.
Vì
hoa hồng, ta quảng đại với gai. Tuy nhiên, ta không coi rẻ hoa
hồng về
chuyện hoa hồng có gai.
Với người lạc quan,
thế giới này
tuyệt đối là tươi vui như hoa hồng; với người bi quan, thế giới
này
hoàn toàn gai góc. Nhưng với người thực tế, thế giới không hoàn
toàn tươi
vui như hoa hồng mà cũng chẳng hoàn toàn gai góc. Nó đầy dẫy hoa
hồng đẹp
và gai nhọn.
Một người hiểu biết
không say đắm
bởi cái đẹp của hoa hồng, nhưng nhìn nó như đúng nó là như vậy.
Biết
rõ bản chất của gai, người đó nhìn chúng đúng là như vậy, và cẩn
thận
để khỏi bị gai làm đau.
Giống như quả lắc nó
luôn luôn chuyển
động từ phải sang trái, bốn hoàn cảnh thuận tiện và bốn hoàn cảnh
không thuận tiện lan tràn trong thế giới này. Bất kể ai, không
chừa một
người nào, đều phải trực diện vói các hoàn cảnh ấy trong dòng đời.
Những hoàn cảnh ấy là:
* được (labha),
và thua (alabha)
* danh dự (yasa) và mất danh dự (ayasa)
* thưởng (pasamsa) và phạt (ninda)
* hạnh phúc (sukha) và khổ cực (dukkha)
Ðược và
Thua
Các doanh nghiệp,
theo nguyên tắc, phải
lệ thuộc vào cả hai lỗ và lãi. Ðương nhiên thấy thỏa mãn nếu được
hay có lãi. Trong điều này tự nó không có gì sai cả. Lợi nhuận như
vậy
sinh một lô ý thích mà một người bình thường hay săn tìm. Không có
những
giây phút lạc thú, tuy chỉ là tạm thời, cuộc đời không đáng để
sống.
Trong thế giới tranh đua và chao đảo này, người ta phải được vui
hưởng
một loại hạnh phúc nào đó làm con tim sung sướng. Hạnh phúc như
vậy, dù
là vật chất, dẫn đến khỏe mạnh và sống lâu.
Vấn đề phát sanh
trong trường hợp
thua lỗ. Lời thì cười, nhưng thua lỗ thì không. Thua lỗ làm cho
tinh thần
thống khổ và đôi khi có khuynh hướng tự tử phát sanh khi thua lỗ
không
thể chịu đựng được. Trong trường hợp trái ngang như vậy, ta phải
tỏ
ra có tinh thần mạnh, can đảm, duy trì tinh thần quân bình thích
hợp. Tất
cả chúng ta đều lúc lên lúc xuống trong khi tranh đấu với đời. Ta
phải
sẵn sàng chấp nhận điều tốt cũng như điều xấu. Như vậy ta sẽ ít
thất vọng.
Trong thời Ðức Phật,
một mệnh phụ
quý phái cúng dường đồ ăn cho Ngài Xá Lợi Phất và một số chư tăng.
Trong khi đang dâng thực phẩm cúng dường, bà nhận được giấy báo
tin bất
hạnh đã xẩy ra cho gia đình bà. Không chút rối loạn, bà bình tĩnh
bỏ lá
thư vào túi rồi vẫn tiếp tục dâng thức ăn đến quý thầy như không
có chuyện gì xẩy ra. Một nữ tỳ mang một bình quý sữa để dâng quý
thầy,
vô ý trượt té và làm vỡ bình sữa. Nghĩ rằng bà này sẽ không khỏi
phiền não vì bình sữa quý bị vỡ, Ngài Xá Lợi Phất liền khuyên giải
bà và nói rằng tất cả những gì có thể vỡ được thì một ngày nào
đó cũng sẽ bị vỡ. Bà nói: "Thế nào là cái mất không đáng kể?
Tôi vừa nhận được tin bất hạnh đã xẩy ra cho gia đình tôi. Tôi
chấp
nhận, tôi vẫn bình tĩnh. Tôi vẫn tiếp tục hầu hạ quý Ngài mặc dù
nhận
được tin buồn". Sự dũng cảm của người đàn bà can đảm này đáng
được ca ngợi.
Một lần, Ðức Phật đi
khất thực
tại một làng. Do sự can thiệp của Mara, ma vương tội lỗi, Ðức Phật
không nhận được chút đồ ăn nào cả. Khi Mara hỏi Ngài khá châm
biếm,
"Ngài có đói không?". Ðức Phật vui vẻ giải nghĩa thái độ tinh
thần của những ai thoát khỏi mọi chướng ngại, Ngài đáp: "Sung
sướng
thay, chúng ta sống không bị điều gì chướng ngại. Ta thường sống
an
vui như các vị thần ở cõi trời Quang Âm".
Một dịp khác, Ðức
Phật và các đệ
tử của Ngài an cư vào mùa mưa tại một làng theo lời mời của một
người
Bà La Môn, người này quên hẳn bổn phận tiếp tế vật thực cho Ðức
Phật
và Tăng Già. Trong suốt ba tháng, Ngài Mục Kiền Liên đã phải xung
phong
dùng thần thông đi xin đồ ăn, thế mà Ðức Phật không hề có một lời
phàn nàn và chịu dùng cỏ khô của ngựa do một ông lái ngựa cúng
dường.
Thua lỗ ta phải vui
vẻ cam chịu với
cái hùng của đấng nam nhi. Bất hạnh ta phải đối đầu với chúng, và
thường là cả nhóm chứ không một mình. Ta phải trực diện với chúng
với
bình thản và lấy nó làm một cơ hội để trau dồi đức hạnh cao siêu
này.
Danh Dự và
Mất Danh Dự
Danh dự và mất danh
dự là một cặp
hoàn cảnh trần thế không thể tránh được mà ta phải đương đầu trong
đời sống hàng ngày.
Danh dự hay nổi
tiếng, chúng ta thích
thú, mất danh dự chúng ta ghét. Danh dự làm tim ta vui sướng; mất
danh dự
làm tim ta buồn đau. Chúng ta ham thích trở nên nổi tiếng. Nhiều
người
ao ước thấy hình ảnh của mình trên tạp chí bằng bất cứ giá nào.
Chúng ta hết sức vui mừng, khi thấy những hoạt động của chúng ta
tuy
không nghĩa lý gì, lại được đem ra quảng bá. Ðôi khi chúng ta đã
tìm sự
quảng bá quá mức.
Nhiều người lại lo
lắng khi thấy hình
của mình trên các báo chí. Muốn có danh dự, nhiều người sẵn sàng
lo
lót hay cho các món tiền lớn lao cho những người có quyền hành để
làm
cho thiên hạ biết đến, một số người trưng bày lòng hảo tâm bằng
cách cúng dường cả trăm thầy tu hay nhiều hơn nữa; nhưng họ lại
hoàn
toàn lạnh nhạt trước sự đau khổ của người nghèo, kẻ thiếu thốn nơi
xóm giềng.
Ðó là những nhược
điểm của con
người. Ða số có những động cơ kín đáo. Những người vị tha hành
động
không vụ lợi rất hiếm trên thế giới này. Hầu hết người trần tục
đều giữ bí mật để dùng khi cần đến. Vậy thì, ai là người hoàn
toàn tốt? Có bao nhiêu người thật tâm trong sạch về những động cơ
của
họ? Có bao nhiêu người thật sự có lòng vị tha?
Chúng ta không cần đi
săn tìm danh tiếng
hay danh dự. Nếu chúng ta đáng được danh dự, danh dự sẽ đến chẳng
cần
phải tìm cầu. Con ong bị thu hút bởi hoa nặng trĩu mật. Hoa không
mời
ong.
Quả là đúng, chúng ta
tự nhiên cảm
thấy hạnh phúc, và còn hơn thế nữa, cực kỳ sung sướng khi danh của
ta
lan xa lan rộng khắp. Nhưng chúng ta phải nhận thức rằng sự nổi
danh,
danh dự và vinh quang ấy sẽ qua đi. Chúng tiêu tan và loãng trong
không khí.
Về mất danh dự thì ra
sao? Mất danh
dự không khoan khoái gì cho tai nghe và tâm ý. Chắc chắn chúng ta
xao xuyến
khi những lời thô lỗ hay bất kính chọc vào tai ta. Cái đau của tâm
ý
còn to lớn hơn khi cái gọi là báo cáo bất công và sai hoàn toàn.
Thường phải mất nhiều
năm mới xây
được một tòa nhà lộng lẫy. Trong một hay hai phút, với vũ khí phá
hoại
hiện đại dễ dàng làm tòa nhà đó tiêu tan. Phải mất nhiều năm hay
suốt
cả đời mới xây dựng được sự trọng vọng. Trong nháy mắt tên tuổi
khó khăn mới tạo nên có thể bị hư hoại. Không ai có được miễn trừ
trước lời nhận xét tàn phá bắt đầu với cái "nhưng". Phải,
ông ta rất tốt, ông ta làm cái này cái kia, nhưng toàn bộ hồ sơ
tốt của
ông ta bị nhuộm đen bởi cái gọi là "nhưng". Bạn có thể sống
một đời như Ðức Phật nhưng không được miễn trừ những lời phê
bình, tấn công và lăng mạ.
Ðức Phật là người nổi
tiếng nhất,
nhưng cũng là người bị nói xấu nhất thời bấy giờ. Một số người
chống đối Ðức Phật phao tin một phụ nữ thường ngủ đêm trong tu
viện.
Thất bại trong vụ mưu toan hèn hạ này, chúng phao tin đồn trong
dân chúng
là Ðức Phật và các đệ tử của Ngài giết chết người đàn bà đó
và chôn xác trong đống rác hoa tàn héo trong tu viện. Những kẻ âm
mưu sau
này xác nhận chính chúng là thủ phạm.
Khi sứ mạng lịch sử
của Ngài
thành công, và khi nhiều người đến xin thọ giáo với Ngài, những kẻ
thù phỉ báng Ngài nói Ngài cướp mẹ của những đứa con, chia lìa vợ
chồng,
và cản trở sự tiến bộ của quốc gia.
Thất bại trong tất cả
âm mưu làm tổn
thương đặc tính cao thượng của Ngài, người anh em họ với Ngài, Ðề
Bà Ðạt Ða, một đệ tử ganh ghét Ngài, âm mưu giết Ngài bằng cách
lăn
một tảng đá từ trên cao nhưng thất bại trong mưu toan này.
Nếu đó là số phận
buồn phiền của
Ðức Phật không tỳ vết, toàn bích, vậy số phận sẽ thế nào với một
con người bình thường chưa hoàn hảo?
Bạn càng trèo cao bao
nhiêu, bạn càng
làm cho người khác để ý đến. Sau lưng bạn để lộ ra nhưng mặt bạn
bị che lấp. Thế giới soi mói sẽ phô bày những nhược điểm và lo âu
của
bạn nhưng phớt lờ đức hạnh nổi bật của bạn. Gió thổi cái vỏ đi
nhưng giữ lại hạt, cái lọc, trái lại giữ lại phần thô nhưng để
thoát
đi nước. Người văn hóa lấy cái tinh tế và bỏ đi cái thô, người
không
văn hóa lấy cái thô nhưng bỏ đi cái tinh tế.
Khi bạn bị xuyên tạc
một cách cố
ý hay không, hãy nhớ đến lời khuyên của Epictetus để nghi hay nói
như
sau "Ồ, bởi sự hiểu biết hời hợt của họ và cái kiến thức yếu
ớt của tôi, tôi bị phê bình chút ít. Nếu tôi biết nhiều hơn nữa,
ắt
hẳn tôi sẽ bị buộc tội nghiêm trọng hơn và lớn hơn nhiều."
Không cần thiết phải
phí phạm thì
giờ để cải chính những báo cáo sai lầm trừ phi những hoàn cảnh bắt
buộc bạn cần thiết sự sáng tỏ. Kẻ địch sẽ hài lòng khi nhìn thấy
bạn bị đau. Ðó là điều kẻ địch mong muốn. Nếu bạn dửng dưng, những
xuyên tạc như vậy sẽ rơi vào những lỗ tai điếc.
* Thấy lỗi người
khác, ta nên cư xử
như một người mù.
* Khi nghe thấy những
lời bình phẩm
bất công của người khác, chúng ta nên xử sự như một người điếc.
* Nói xấu về người
khác, ta nên cư
xử như người ngu.
* Không thể nào có
thể ngăn chận những
lời buộc tội, tin đồn và rỉ tai sai lầm.
Thế giới đầy rẫy
chông gai và sỏi
đá. Không thể nào chuyển chúng hết đi được. Nhưng nếu chúng ta
phải
bước vào những chướng ngại ấy, thay vì cố gắng loại bỏ chúng đi là
không thể được, hãy theo lời khuyên nên mang một đôi giày để bước
cho khỏi bị đau.
Giáo pháp dạy:
*Giống như sư tử
không run sợ trước
những tiếng động
*Giống như luồng gió
không bám víu
vào mắt mắt lưới.
*Giống như hoa sen
không bị hôi tanh bởi
bùn nơi nó mọc lên.
* Ði lang thang một
mình như con tê
giác.
* Như chúa sơn lâm,
sư tử không hề
biết sợ. Do bản chất chúng không sợ hãi trước những tiếng rống của
các con vậy khác. Trong thế giới này, chúng ta có thể nghe những
báo cáo
trái ngược, lời kết tội sai lầm, lời nhận xét đê hèn của những
giọng
lưỡi buông lung. Giống như sư tử, ta không nên nghe. Giống như cái
bu mơ
rang (đòn bẩy) ném ra rồi sẽ quay về chỗ cũ, tin đồn sai lầm sẽ
chấm
dứt nơi chúng phát sanh.
* Chó sủa, nhưng
khách lữ hành vẫn
tiến bước.
Chúng ta đang sống
trong một thế giới
vẩn đục bùn nhơ. Nhiều đóa hoa sen mọc từ đó nhưng không nhiễm bùn
nhơ, chúng tô điểm thế giới. Giống như hoa sen, ta cố gắng sống
cuộc
đời cao thượng không ai chê trách được, không quan tâm tới bùn nhơ
có
thể ném vào chúng ta.
* Chúng ta nghĩ sẽ bị
ném bùn nhơ
thay vì hoa hồng. Như vậy chúng ta không bị thất vọng.
* Dù khó khăn chúng
ta nỗ lực trau dồi
không luyến chấp. Một mình chúng ta đến, một mình chúng ta đi.
Không luyến
chấp là hạnh phúc trên thế giới này.
* Không quan tâm dến
những mũi tên độc
phóng ra bởi giọng lưỡi buông lung, một mình chúng ta lang thang
phục vụ
người khác với hết khả năng.
* Thật là lạ lùng
những vĩ nhân bị
phỉ báng, nói xấu, đầu độc, hành xác và bị bắn. Nhà hiền triết vĩ
đại Socrates bị đầu độc. Jesus Christ cao thượng bị đóng đinh tàn
nhẫn
trên thập tự giá. Mahatma Gandhi không hại ai bị bắn.
Vậy thì, nguy hiểm là
một người
thiện? Ðúng! Trong khi còn sống họ bị công kích, tấn công và bị
giết.
Sau khi chết họ được tôn sùng như thần thánh và vinh danh.
Ðại trượng phu không
màng tới danh
dự hay mất danh dự. Họ không rối trí khi bị công kích hay phỉ báng
vì
họ làm không phải muốn có tên tuổi hay danh dự. Họ không màng tới
người
khác công nhận hay không công nhận sự phục vụ của họ. Làm việc, họ
có toàn quyền nhưng không phải là để hưởng cái quả của việc làm
ấy.
Khen và Chê
Khen và chê là hai
hoàn cảnh trần thế
có ảnh hưởng nhân loại. Ðiều tự nhiên là ta hãnh diện khi được
khen
và buồn phiền khi bị chê. Về khen và chê, Ðức Phật dạy, người trí
thờ ơ trước khen và chê. Giống như tảng đá vững chắc, không bị
lung
lay bởi gió, người đó vẫn đứng vững không lay chuyển.
Khen, nếu đáng giá
rất bùi tai. Nếu
không đáng giá, như trường hợp nịnh bợ, tuy thích thú mà là lừa
bịp.
Nhưng có tất cả những vang vọng không tạo ảnh hưởng gì nếu chúng
không đến tai chúng ta.
Từ quan điểm trần
thế, lời khen
bay xa. Bằng cách khen một chút, một đặc ân có thể dễ dàng đạt
được.
Một lời khen đạo đức đủ để lôi cuốn thính giả khi ta nói. Nếu,
lúc bắt đầu, diễn giả ca ngợi thính giả, diễn giả sẽ được thính
giả lắng tai nghe. Ngay lúc ban đầu nếu diễn giả phê bình thính
giả, sự
đáp ứng sẽ không được toại nguyện.
Người có văn hóa
không cần đến nịnh
bợ, và cũng không mong muốn được người khác nịnh bợ. Cái đáng
khen,
họ khen không đố kÿ. Cái đáng trách, họ trách không khinh thường
mà vì
muốn sửa đổi người.
Nhiều người biết Ðức
Phật rất
thân, tán dương đức hạnh của Ngài theo đường lối riêng của họ. Một
U Ba Li, một nhà triệu phú, một tín đồ mới rất tường tận, tán
dương
Ðức Phật theo cách ứng khẩu kể ra hàng trăm đức hạnh tùy hứng.
Chín
đức hạnh về chân giá trị ở thời Ngài vẫn được tụng niệm bởi tín
đồ nhìn vào hình ảnh của Ngài. Những đức hạnh ấy là đề tài thiền
định cho người sùng đạo. Những đức hạnh đáng ca ngợi này vẫn là
một
cảm hứng vĩ đại cho tín đồ.
Về chê thì ra sao?
Ðức Phật nói: "Người
nói nhiều
bị chê. Người nói ít cũng bị chê. Người im lặng cũng bị chê. Trong
thế
giới này không ai là người không bị chê!"
Chê dường như là một
di sản chung của
nhân loại. Ða số người trên thế giới nhận xét Ðức Phật là vô kỷ
luật. Giống như con voi lâm trận phải chịu tất cả những mũi tên
bắn
vào nó, cũng vậy, Ðức Phật chịu đau khổ với tất cả những lời chửi
rủa.
Kẻ lừa dối và ác độc
chỉ chực
tìm kiếm cái xấu mà không bao giờ tìm cái tốt và cái đẹp của người
khác.
Trừ Phật ra không có
ai hoàn toàn tốt.
Không một ai hoàn toàn xấu. Có cái xấu trong cái tốt nhất của
chúng ta.
Có cái tốt trong cái xấu nhất của chúng ta.
Người tự giữ được
lặng thinh giống
như một cái chuông nứt rạn khi bị tấn công, chửi bới, và lạm dụng,
Ðức Phật tán thán: "Người đó đang ở ngay tại Niết Bàn dù rằng
chưa đạt được Niết Bàn".
Ta có thể làm với
những động cơ tốt
đẹp nhất. Nhưng thế giới bên ngoài thường hiểu sai người đó và đổ
cho người đó lý do mà người đó chưa từng bao giờ nghĩ tới.
Ta có thể phục vụ và
tận tình
giúp đỡ người khác với tất cả khả năng, đôi khi mang công lãnh nợ
hay phải bán đồ vật hoặc tài sản để cứu một người bạn gặp khó
khăn, nhưng sau này, cái thế giới lừa đảo được tạo thành với những
người đã được giúp đỡ lại tìm lỗi người giúp, hăm dọa, làm nhơ
nhuốc lòng tốt và vui mừng trước sự suy sụp của người ấy.
Trong những câu
chuyện trong Jataka có
nói đến Guttila, một nhạc sĩ đã hết lòng dạy bảo đệ tử không mảy
may dấu giếm, nhưng người đệ tử trẻ tuổi vô ơn này đã thất bại
không cố gắng thi đua với thầy mà làm hại thầy.
Có lần, Ðức Phật được
một người
Bà La Môn mời về nhà để cúng dường. Ðược mời nên Ðức Phật đến
nhà ông ta. Thay vì làm cho Ngài vui, hắn dã thóa mạ Ðức Phật bằng
những
lời hết sức thô tục.
Ðức Phật từ tốn hỏi:
"Này
ông Bà Là Môn, có phải khách đến thăm nhà ông không?"
"Phải" hắn trả lời.
"Ông làm gì khi khách
đến?"
"Ồ, tôi sửa soạn một
bữa tiệc
thịnh soạn."
"Nhưng nếu khách
không tới được?"
"Chúng tôi phải vui
vẻ chia nhau
ăn ."
"Tốt, này ông bạn Bà
la môn,
ông mời ta đến đây để cúng dường mà ông lại đối xử với ta bằng
những lời thóa mạ. Ta không nhận chút nào cả. Làm ơn nhận lại."
Ðức Phật không trả
thù. "Không
trả thù", Ðức Phật khuyến khích. "Hận thù không thể chấm dứt
được hận thù mà chỉ có tình thương yêu mới chấm dứt được hận thù".
Không có một vị đạo
sư nào được
hết sức ngợi khen mà cũng bị kịch liệt công kích, chửi rủa và chê
trách như Ðức Phật. Số phận của vĩ nhân là như vậy.
Ðức Phật bị buộc tội
giết một
phụ nữ với sự giúp đỡ của các đệ tử của Ngài. Những người không
phải là Phật Tử phê bình Ngài và các đệ tử Ngài rất thậm tệ đến
nỗi Ngài A Nan (thị giả của Ngài) thưa với Ngài nên di chuyển tới
một
làng khác.
"Này A Nan, nếu những
người dân
làng ấy cũng ngược đãi chúng ta thì sao?"
"Thưa Thế Tôn, chúng
ta lại di
chuyển tới một làng khác nữa".
"Này An Nan, tất cả
xứ Ấn Ðộ
này cũng không có chỗ cho chúng ta dung thân. Hãy kiên nhẫn. Những
ngược
đãi, chửi mắng đó sẽ tự động chấm dứt".
Magandinya, một cung
nữ có sự bất
bình với Ðức Phật vì nói xấu đến bộ mặt hấp dẫn của mình khi cha
nàng, vì vô minh, mong muốn gả nàng cho Ðức Phật. Cung nữ này thuê
những
người say rượu đi thóa mạ Ðức Phật trước công chúng. Với một sự
bình thản hoàn toàn, Ðức Phật chịu đựng những lời chửi bới.
Chửi bởi là một sự
thường tình
trong nhân loại. Bạn càng làm việc bao nhiêu, càng trở nên vĩ đại,
bạn
càng phải chịu đựng chửi bới và sỉ nhục.
Socrates bị chửi rủa
rầy la bởi
chính vợ của ông. Bất cứ lúc nào ông ra ngoài để giúp đỡ người
khác
thì người vợ hẹp hòi này trách mắng ông. Một hôm bà không được
khỏe
nên không làm được nhiệm v? ngỗ nghịch thường lệ này. Hôm ấy
Socrates ra khỏi nhà với một bộ mặt buồn thảm. Bạn bè hỏi tại sao
hôm nay ông buồn. Ông trả lời ngày hôm nay vợ ông không trách mắng
ông
vì không được khỏe.
"Ông phải vui sướng
vì không bị
rầy la ngày hôm nay chứ " Bạn ông nhận xét.
"Ồ, không phải thế.
Khi vợ tôi
rầy la tôi, tôi có dịp thực hành kiên nhẫn. Hôm nay tôi mất dịp
tốt
đó. Ðó là lý do tại sao tôi buồn". Nhà triết lý này trả lời như
vậy.
Ðó là những bài học
đáng nhớ cho
tất cả mọi người.
Khi bị chửi bới,
chúng ta nên nghĩ rằng
đây là những dịp để chúng ta thực hành kiên nhẫn. Thay vì bực
mình,
chúng ta nên biết ơn kẻ thù.
Hạnh Phúc
và Khổ Ðau
Hạnh phúc và khổ đau
là cặp cuối
cùng về sự đối nghịch. Chúng là những yếu tố mạnh mẽ nhất ảnh
hưởng
đến nhân loại.
Cái gì mang thoải mái
là hạnh phúc (sukkha),
cái gì mang khó khăn là khổ đau (dukkha).
Hạnh phúc bình thường
là thỏa mãn
sư khao khát. Ngay khi điều mong muốn đạt được, thì ta lại mong
muốn một
loại hạnh phúc khác. Cho nên lòng thèm muốn ích kỷ của chúng ta
không
bao giờ thỏa mãn.
Sự vui hưởng lạc thú
nhục dục là
thứ hạnh phúc cao nhất và duy nhất chỉ thấy nơi những người bình
thường.
Chắc chắn có những lúc hạnh phúc trong lúc mong đợi đạt được, thỏa
mãn và những kỷ niệm về lạc thú. Loại hạnh phúc này ước vọng bởi
người theo chủ nghĩa nhục dục, nhưng chỉ là ảo ảnh và phù du.
Có thể sở hữu vật
chất đem hạnh
phúc thực sự hay không? Nếu đúng như vậy, hẳn các nhà triệu phú
không
bao giờ cảm thấy chán nản trong đời. Trong một số quốc gia đã đạt
được đến đỉnh cao trong tiến bộ vật chất, nhưng một số đông lại
đau khổ vì bệnh tinh thần. Tại làm sao lại như thế nếu tích lũy
vật
chất có thể đem hạnh phúc?
Quyền lực thống trị
thế giới có
thể đem hạnh phúc thực sự không? Alexander tiến quân chiến thắng
vào
Ấn Ðộ, thôn tính đất đai trên đường tiến quân, đã thở dài vì
không có nhiều đất đai hơn nữa để chinh phục.
Nhiều đời sống của
các chính
khách sử dụng quyền lực bị lâm nguy. Trường hợp bi thiết của
(Thánh)
Mahatma Gandhi và (Tổng Thống) John F. Kennedy là những thí dụ
điển hình.
Hạnh phúc thực sự tìm
thấy trong nội
tâm chứ không phải tìm thấy nơi của cải, quyền thế, danh vọng, hay
chiến
thắng.
Nếu những của cải
chiếm hữu bằng
vũ lực hay sử dùng vào mục đích sai lầm, hay được nhìn bằng luyến
chấp,
chúng chỉ là nguyên nhân của đau đớn và phiền não cho sở hữu chủ.
Cái hạnh phúc với
người này có thể
không hạnh phúc với người khác. Thịt và rượu với người này có thể
là thuốc độc với người kia.
Ðức Phật nêu lên bốn
loại hạnh
phúc cho người cư sĩ. Hạnh phúc có sức khỏe, của cải, sống lâu,
đẹp
đẽ, vui vẻ, sức mạnh, tài sản và con cái. vân vân...
Nguồn suối hạnh phúc
thứ hai là
tìm thấy sự vui mừng về những của cải đó.
Bình thường, nam nữ
mong muốn hưởng
thụ. Ðức Phật không khuyên tất cả phải từ bỏ trần tục và rút lui
sống cô đơn.
Sự vui hưởng của cải
không những
nằm trong việc sử dụng cho riêng mình mà cũng đem phúc lợi cho
người khác.
Cái mà chúng ta ăn chỉ là tạm bợ. Cái mà chúng ta gìn giữ, chúng
ta cũng
bỏ lại rồi đi. Cái gì ta cho mới có thể mang theo được. Chúng ta
được
nhớ mãi vì những việc làm lương thiện mà chúng ta đã xử xự bằng
của
cải trần thế.
Không nợ nần là một
nguồn hạnh
phúc khác. Nếu chúng ta bằng lòng với cái chúng ta có, và nếu
chúng ta tần
tiện, chúng ta không mắc nợ ai. Người mắc nợ sống trong tình trạng
lo
âu và phải chịu ơn người cho vay. Tuy nghèo, nhưng không nợ nần,
chúng
ta cảm thấy an tâm và tinh thần sung sướng.
Sống một cuộc đời
không bị chê
trách là nguồn hạnh phúc tốt nhất cho người cư sĩ. Một người không
bị
chê trách là phúc lành cho chính mình và cho người khác. Người đó
được
mọi người ngưỡng mộ và cảm thấy sung sướng hơn, truyền cảm làn
sóng hòa bình sang người khác. Tuy nhiên phải nói rằng rất khó
khăn để
được tiếng tốt từ mọi người. Người trí cao thượng chỉ quan tâm đến
một đời sống không bị chê trách và dửng dưng với sự tán dương bên
ngoài.
Phần đông trong thế
giới này thích
thú hưởng lạc thú trong khi những người khác tìm sự thích thú bằng
cách từ bỏ chúng. Không-luyến-ái hay vượt qua lạc thú vật chất là
hạnh
phúc cho tinh thần. Hạnh phúc Niết Bàn là hạnh phúc giải thoát khổ
đau,
dạng thức hạnh phúc tối thượng.
Bình thường chúng ta
đón chào hạnh
phúc, nhưng không vui vẻ với sự đối nghịch của nó - phiền não, rất
khó khăn để chịu đựng.
Phiền não hay khổ đau
đến trong nhiều
lốt vỏ khác nhau.
Chúng ta đau khổ khi
chúng ta đến tuổi
già, đó là điều tự nhiên. Bằng bình thản chúng ta chịu đựng cái
đau
khổ của tuổi già.
Ðau đớn nhiều hơn đau
khổ do tuổi
già gây ra là bệnh tật. Chỉ đau răng hay nhức đầu nhẹ đôi khi cũng
không
chịu đựng nổi.
Khi chúng ta bị bệnh
tật, đừng lo lắng,
chúng ta có thể chịu đựng được với bất cứ giá nào. Vậy thì chúng
ta phải tự an ủi nghĩ rằng chúng ta đã thoát được một bệnh nặng
hơn nhiều.
Rất thông thường
chúng ta phải xa
lìa những người thân. Sự xa lìa gây nên đau đớn nặng nề cho tâm.
Chúng ta nên hiểu rằng tất cả có hợp thì phải có tan. Ðây là dịp
tốt
cho chúng ta thực hành bình thản.
Thông thường hơn nữa
là chúng ta phải
bắt buộc hợp nhất với điều mà chúng ta không thích, điều chúng ta
ghét. Chúng ta nên gắng chịu đựng chúng. Có lẽ chúng ta đang gặt
hái hậu
quả của Nghiệp riêng của mình ở quá khứ hay hiện tại. Chúng ta nên
cố
gắng tự thích nghi với hoàn cảnh mới hoặc cố gắng vượt qua các trở
ngại bằng một số phương tiện khác.
Thậm chí Ðức Phật,
Người hoàn hảo
đã loại bỏ được tất cả ô trược, vẫn phải chịu đựng đau khổ vật
chất gây ra bởi bệnh tật và tai nạn.
Ðức Phật luôn luôn bị
đau đầu. Bệnh
cuối cùng làm cho Ngài đau đớn nhiều về thể xác. Do kết quả của
việc
lăn tảng đá từ trên cao xuống bởi Ðề Bà Ðạt Ða để giết Ngài,
chân Ngài bị thương bởi một mảnh vụn cần phải được giải phẫu.
Ðôi khi Ngài phải nhịn đói. Vì các đệâ tử không tuân lời Ngài,
Ngài
đã phải rút lui sống trong rừng ba tháng. Trong rừng lấy lá làm
nệm
trên nền đất cứng, đối đầu với gió rét lạnh buốt, Ngài vẫn bình
thản. Giữa cái đau đớn và hạnh phúc, Ngài sống với một tâm tư quân
bình.
Chết là cái phiền não
lớn nhất mà
ta phải đương đầu trên nẻo đường luân hồi. Thường thường chỉ có
một người chết nhưng đôi khi có nhiều người chết làm cho ta rất
khó
khăn chịu đựng.
Khi một bà được hỏi
tại sao bà
không khóc trước cái chết bi thảm của người con, bà trả lời:
"Chẳng
mời nó đến. Chẳng báo trước nó đi. Vì nó đến như vậy thì nó cũng
đi như vậy. Tai sao ta phải khóc chứ? Khóc có ích lợi gì chứ?"
Như trái rơi từ trên
cây - có trái
non, trái chín hay trái già- cũng vậy chúng ta chết non, lúc tuổi
thanh xuân
hay lúc già. Mặt trời mọc ở phía Ðông và chỉ lặn về phía Tây. Hoa
nở
buổi sáng để rồi tàn vào buổi chiều.
Cái chết không tránh
được đến với
tất mọi người, nó không chừa ai, chúng ta phải đương đầu bằng sự
bình
thản hoàn toàn.
"Giống như ném vào
mặt đất
Dù cho thơm tho hay hôi thối
Ta vẫn dửng dưng trước tất cả
Chẳng hận thù, chẳng thân thiện
Cũng vậy người đó tốt hay xấu
Ta bao giờ cũng giữ vững thăng bằng"
Ðức Phật dạy: "Khi
tiếp xúc với
hoàn cảnh trần tục, tâm của một vị A La Hán không bao giờ nao
núng". Giữa được và thua, danh dự và ô danh, khen và chê, hạnh
phúc
và phiền não, hãy cố gắng giữ tâm quân bình.
12
Ý
NGHĨA CỦA CUỘC ÐỜI
Hòa
Thượng Narada Mahathera
Con người là ai? Nguồn gốc con người?
Con người đi về đâu? Mục đích của cuộc đời là gì? Ðó là những
câu hỏi quan trọng, câu trả lời ảnh hưởng tất cả nhân loại.
Chúng ta
hãy bắt đầu với những gì là hiển nhiên và có thể nhận thức được
đối với tất cả. Con người là ai? Con người có một xác thân
nhìn thấy bằng giác quan của chúng ta hay bằng phương tiện máy
móc. Xác
thân vật chất gồm có lực và đặc tính chất luôn luôn ở trong tình
trạng
thay đổi.
Khoa học
gia thấy khó khăn đinh nghĩa vật chất là gì. Một số các triết gia
định
nghĩa "vật chất là cái tiến hành thay đổi gọi là sự chuyển động,
và sự chuyển động tức những sự thay đổi tiến hành trong vật?
Tiếng Pali
gọi vật là Rupa (Sắc) . Sắcù được giải thích là cái thay
đổi
hay tan rã. Cái mà chính nó biểu thị cũng là một cách giải thích
khác.
Theo Phật
Giáo có bốn thành phần vật chất căn bản. Chúng là Ðất (Pathavi),
Nước (Apo), Gió (Vayo) và Lửa (Tejo).
Pathavi
có nghĩa là thành phần vật chất mở rộng, thể nền của vật chất.
Không có nó vật thể không thể choán khoảng không. Tính chất cứng
và mềm
thuần khiết liên hệ là hai điều kiện của thành phần này. Thành
phần
mở rộng hiện hữu trong đất, nước, gió và lửa. Chẳng hạn, nước ở
trên được hỗ trợ bởi nước bên dưới. Thành phần mở rộng này hợp
với thành phần chuyển động (gió) phát sanh áp suất hướng lên.
Apo
là thành phần cố kết. Không giống như Pathavi, nó không thể
nắm
được. Thành phần này giúp cho các nguyên tử rải rác của vật chất
kết
hợp lại cho ta khái niệm về xác thân.
Tejo
là thành phần của hơi nóng. Lạnh cũng là một hình thức của Tejo.
Cả nóng lẫn lạnh đều nằm trong Tejo vì chúng có sức mạnh
làm
xác thân tăng trưởng, hay nói một cách khác, chúng là năng lượng
có sinh
khí. Sự bảo tồn và phân hủy là do thành phần này.
Vayo
là thành phần chuyển động. Chuyển động sinh ra do thành phần này.
Sự
chuyển động được coi như lực hay máy phát ra hơi nóng. Cả hai
chuyển
động và hơi nóng trong cảnh giới vật chất tương úng với thức và
nghiệp
về phần tinh thần.
Bốn lực mạnh
mẽ này không tách rời nhau và liên quan lẫn nhau, nhưng thành phần
này có
thể ưu thế hơn thành phần kia, chẳng hạn, thành phần mở rộng ưu
thế
đất, sự cố kết trong nước, hơi nóng trong lửa và sự chuyển động
trong không khí.
Cho nên vật
chất gồm lực và đặc tính luôn luôn thay đổi, không bao giờ đứng
nguyên
một chỗ trong hai khoảnh khắc liên tiếp. Theo Phật Giáo vật chỉ
chịu
đựng đươc 17 chập tư tưởng trong khi các khoa học gia cho rẳng vật
chất
chỉ chịu đựng 10 trên 27 phần một giây.
Vào lúc
sanh, theo sinh vật học, con người thừa hưởng từ cha mẹ một tế bào
li
ti bằng một phần 30 triệu phần của một inch (1 inch = 2, 54 cm). "
Trong thời gian chín tháng, cái hạt bụi này lớn lên gấp 15,000
triệu lần
lúc ban đầu để thành bào thai"- Cái tế bào li ti lý-hóa là nền
móng cơ thể con người.
Theo Phật
giáo, sự giao cấu được xác định vào lúc thụ thai.
Phối hợp
với vật chất có một yếu tố quan trọng khác trong bộ máy phức tạp
con người. Ðó là tâm. Ðúng nghĩa là nó làm vừa lòng một số nhà văn
trí giả nói là con người không phải là tâm cộng với thân, mà là
thân-tâm. Khoa học gia tuyên bố là đời sống nổi lên từ vật và tâm
từ
đời sống. Nhưng họ không cho chúng ta lời giải thích thỏa đáng về
sự
phát triển của tâm.
Không giống
như xác thân vật chất, cái tâm phi-vật-chất là vô hình, nhưng có
thể cảm
thấy trực tiếp. Một câu thơ cổ lưu truyền như sau:
"Cái
gì là tâm? Không có vật chất"
"Cái gì là vật chất? Không bao giờ là tâm"
Chúng ta nhận
thức được những tư tưởng và cảm nghĩ của chúng ta cùng nhiều điều
khác nữa bằng trực giác, và chúng ta kết luận sự hiện hữu của
chúng
bằng phép loại suy.
Có một số
từ ngữ bằng tiếng Pali chỉ tâm: Mana, Citta, Vinnana là
những từ đáng
ghi nhớ. Hãy so sánh từ người gốc Pali, để suy nghĩ, với từ người
tiếng
Anh và tiếng Pali - Manussa có nghĩa là "người đã phát
triển thức".
Trong Phật
Giáo không có sự phân biệt giữa tâm và thức. Cả hai được dùng như
từ
đồng nghĩa. Tâm có thể định nghĩa đơn giản là sự nhận thức về một
đối tượng bởi chưng không có một tác nhân hay linh hồn chỉ huy mọi
hoạt
động. Tâm bao gồm trạng thái tính thoáng qua luôn luôn trỗi lên
rồi mất
đi nhanh như tia chớp. "Vì sinh ra để thành nguồn của nó và chết
để
trở thành lối vào của nóù, nó bền bỉ tràn trề như con sông nhận
nước
từ các suối nguồn bồi thêm vào dòng chảy của nó". Mỗi thức nhất
thời của dòng đời không ngừng thay đổi, khi chết đi, truyền lại
cho
thức kế thừa toàn bộ năng lượng của nó, tất cả những cảm tưởng
đã ghi không bao giờ phai nhạt. Cho nên mỗi thức mới gồm có tiềm
lực
của thức cũ và thêm điều mới. Vì tất cả những cảm nghĩ không phai
nhạt được ghi vào cái tâm không ngừng thay đổi như ghi vào tấm da
cừu
nạo, và tất cả những tiềm lực được truyền thừa từ đời này tới
đời kia, bất chấp sự phân hủy vật chất tạm thời thân, nhớ lại
những
lần sanh hay những biến cố trong quá khứ trở thành một khả năng có
thể
xẩy ra. Nếu trí nhớ không thể có khả năng xẩy ra chỉ tùy thuộc
trên
tế bào não thì không thể nào được.
Giống như
điện, tâm là lực mạnh mẽ cả xây dựng lẫn phá hoại. Nó là con dao
hai lưỡi có thể sử dụng cho cả điều thiện và điều ác. Một tư tưởng
nổi lên từ một cái tâm vô hình có thể cứu hay phá hoại cả thế
giới.
Môt tư tưởng như vậy có thể làm tăng trưởng hay giảm đi dân cư của
một quốc gia. Tâm tạo địa ngục cho chính mình.
Ouspenky viết:
"Về năng
lực tiềm tàng trong hiện tượng về thức, tức tư tưởng, cảm nghĩ,
ham
muốn, chúng ta khám phá ra cái tiềm lực to lớn của nó không thể đo
được
và vô giới hạn nhiều hơn nữa. Từ kinh nghiệm cá nhân, quan sát, từ
lịch
sử chúng ta biết rằng những ý tưởng, cảm nghĩ, ham muốn, tự chúng
phát sanh có thể giải phóng năng lượng hết sức l?n, và tạo ra hàng
loạt
vô tận các hiện tượng. Một ý tưởng có thể hoạt động hàng thế kỷ
và hàng thiên niên kỷ, và càng ngày càng lớn mạnh và sâu thêm đem
lại
hàng loạt hiện tượng mới chưa từng có, giải phóng năng lượng luôn
mới
này. Chúng ta biết những tư tưởng tiếp tục sống và tác động dù tên
tuổi những người sáng tạo ra đã trở thành huyền thoại, giống như
tên
các vị khai sáng những tác phẩm thi văn bất hủ cổ xưa - những anh
hùng,
các nhà lãnh đạo và tiên tri. Những lời của họ vẫn được nhắc nhở
trên môi mọi người, những ý tưởng của họ vẫn được nghiên cứu và
bình luận".
"Chắc
chắn, mỗi tư tưởng của một thi hào chứa đựng một tiềm lực to lớn,
giống như sức mạnh của một hòn than, hay một tế bào sống, nhưng
còn
vô cùng tinh tế hơn, hùng mạnh hơn, không thể lường được."
Chẳng hạn,
hãy quan sát, tiềm lực nằm trong những lời dạy đầy ý nghĩa của Ðức
Phật:
Tâm dẫn
đầu các hành vi, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả.
Tâm hay thức,
theo Phật Giáo, trỗi lên ở mỗi lúc khái niệm cùng với vật. Vậy nên
thức hiện diện trong bào thai. Thức sơ khởi, theo kỹ thuật được
gọi
là tái sanh thức hay thức tái liên kết, tùy thuộc vào nghiệp quá
khứ của
người liên quan. Cái dị biệt tinh tế về tinh thần, trí thức và
luân
lý hiện tồn giữa loài người là do Nghiệp mà thức tùy thuộc vào yếu
tố thứ hai của con người.
Ðể hoàn tất
ba yếu tố xây dựng thành con người có yếu tố thứ ba, hiện tượng
của
đời sống nó tiếp sinh khí cho cả tâm và vật. Vì sự hiện diện của
đời sống, tái sanh trở thành hiện thực. Ðời sống tự nó biểu hiện
cả hiện tượng tinh thần lẫn vật chất. Tiếng Pali hai dạng thức của
đời sống được gọi là Nama jivitindriya và Rupa
jivitindriya
(Danh và Sắc) - đời sống tâm linh và vật chất.
Vật, tâm
và đời sống là ba yếu tố khác biệt làm thành con người. Với sự
phối
hợp của nó, một sức mạnh hùng mạnh được biết là con người với khả
năng phi thường phát sanh. Con người trở thành vị sáng tạo và kẻ
tiêu
diệt của chính mình. Nơi con người tìm thấy một đống rác các tội
lỗi
và một kho đức hạnh. Ở nơi con người thấy có kẻ đáng khinh, kẻ vũ
phu, con người, siêu nhân, trời và phạm thiên. Khuynh hướng tội
lỗi và
thánh tính ngủ ngầm nơi con người. Con người vừa là phước báu vừa
là tai họa cho chính mình và cho người khác. Thực ra, con người là
cả một
thế giới của chính mình.
Nguồn gốc
của con người ra sao? Ðó là câu hỏi thứ hai của chúng ta.
Hoặc phải
có sự bắt đầu cho con người hoặc không có sự bắt đầu. Những người
thuộc trường phái thứ nhất, mặc nhận nguyên nhân đầu tiên, có hay
không một lực vũ trụ hay một Ðấng Toàn Năng. Những người thuộc
trường
phái thứ hai, bác bỏ nguyên nhân đầu tiên, theo kinh nghiệm thông
thường,
nguyên nhân có bao giờ trở thành hậu quả và hậu quả trở thành
nguyên
nhân. Trong chu trình nguyên nhân và hậu quả, nguyên nhân thứ nhất
không
thể nhận thức được.
Theo người
ở trường phái thứ nhất, đời sống phải có sự bắt đầu, theo trường
phái thừ hai, không có sự bắt đầu. Theo ý kiến của một số người,
quan niệm của nguyên nhân thứ nhất thật nực cười như một tam giác
vòng tròn.
Theo quan điểm
khoa học, con người là sản phẩm trực tiếp của tinh dịch của tế bào
trứng cung cấp bởi cha mẹ. Khoa học gia trong khi xác nhận "Omne
vivum exviro" - tất cả đời sống từ đời sống, xác nhận tâm và
đời sống tiến hóa từ cái không có đời sống.
Vậy thì, từ
quan điểm khoa học, con người nhất định do cha mẹ sinh ra. Theo
nghĩa hẹp,
đời sống này đến trước đời sống kia. Về nguồn gốc của chất nguyên
sinh của đời sống, hay 'chất keo', khoa học gia lấy cớ không biết.
Theo Phật
Giáo, con người sinh ra từ cái dạ con hoạt động. Cha mẹ chỉ cung
cấp
cho con người lớp vật chất. Như vậy, chúng sinh đến trước chúng
sinh.
Vào lúc thụ thai, Nghiệp tạo thành thức sơ khởi tiếp sinh khí cho
bào
thai. Cái năng lượng Nghiệp vô hình phát sanh từ kiếp sống quá
khứ, sản
sanh các hiện tượng tinh thần và các hiện tượng đời sống trong một
hiện tượng thực thể đã có, để hoàn thành ba yếu tố làm thành con
người.
Nói về sự
thụ thai của một chúng sinh, Ðức Phật dạy:
"Nơi có
ba yếu tố phối hợp, cái mầm của đời sống được trồng. Nếu người
mẹ và người cha cùng đến, nhưng không phải là thời gian người mẹ
có
thể thụ thai, đứa con 'sẽ được sanh' không hiện diện, không có mầm
của
đời sống được trồng. Nếu người mẹ và người cha cùng đến, người
mẹ trong thời kỳ có thể thụ thai, nhưng 'đứa trẻ sẽ được sanh'
không
có mặt, không có mầm sống được trồng. Nếu cha và mẹ cùng đến, đúng
là thời kỳ người mẹ có thể thụ thai, và đứa trẻ 'sẽ được sanh'
cũng có mặt, rồi bởi sự phối hợp của ba yếu tố, cái mầm của đời
sống được trồng".
Nơi đây Gandhabba
(đứa trẻ sẽ được sanh) ngụ ý một chúng sanh phù hợp sẵn sàng để
sinh ra từ một dạ con riêng biệt. Từ này chỉ dùng trong mối quan
hệ đặc
biệt này; không được hiều lầm là một linh hồn vĩnh viễn.
Vì một
chúng sanh sẽ sanh nơi đây, thì một chúng sanh phải chết nơi nào
đó.
Cái sanh của một chúng sanh tương ứng với cái chết của một chúng
sanh
trong đời quá khứ y như theo lời lẽ thông thường, mặt trời mọc ở
chỗ
này có nghĩa là mặt trời lặn ở chỗ khác.
Ðức Phật
dạy: - "Cái khởi thủy đầu tiên của chúng sanh bị che lấp bởi vô
minh và gông cùm bởi tham ái, lạc đường chệch hướng, không thể
nhận
thức được."
Cái dòng đời
trôi lăn vô tận với điều kiện nó được tiếp tế bởi nước bùn nhơ
của vô minh và tham ái. Khi hai điều này bị cắt đứt hoàn toàn, thì
lúc
đó dòng đời mới ngưng, tái sanh mới chấm dứt như trường hợp của
các
Ðức Phật và A La Hán. Cái khởi thủy chủ yếu của dòng đời này không
thể xác định được vì là một giai đoạn không thể nhận thức được
khi cái lực đời sống không đầy với vô minh và tham ái.
Ðức Phật
chỉ nhắc đến nơi đây cái bắt đầu của dòng đời của chúng sinh
đang sống. Nó được để lại cho các khoa học gia ức đoán về nguồn
gốc
và sự tiến hóa của vũ trụ.
Ngay tại phần
đầu có nói đến Ðức Phật không có hoài bão muốn giải quyết tất cả
những vấn đề đạo đức và triết lý làm nhân loại lúng túng. Ngài
cũng
không đề cập đến ức thuyết và lý thuyết không có khuynh hướng về
sự
khai trí hay giác ngộ. Ngài cũng chẳng đòi hỏi niềm tin mù quáng
của
tín đồ về nguyên nhân đầu tiên. Ngài quan tâm nhất đến một vấn đề
tu tập đặc biệt: đó là khổ đau và chấm dứt khổ đau, tất cả những
vấn đề khác hoàn toàn không cần lưu ý tới.
Có lần, một
thầy Tỳ Kheo tên là Malunkyaputta, không muốn sống một cuộc đời
thánh
thiện, không muốn hoàn tất sự giải thoát từng bậc một, tìm đến Ðức
Phật và đòi Ngài trả lời về một số vấn đề có tính cách ức đoán
và đe dọa sẽ cởi áo nếu không được Ðức Phật trả lời thỏa đáng.
"Bạch
Ðức Thế Tôn, những lý thuyết này không được sáng tỏ bị bỏ qua môt
bên và bị Ðấng Thế Tôn bác bỏ như thế giới này bất diệt hay không
bất diệt, thế giới này tận cùng hay không tận cùng. Nếu Ðấng Thế
Tôn soi sáng cho con những câu hỏi này, con sẽ tiếp tục sống đời
thánh
thiện, nếu không được soi sáng, con sẽ từ giã những giới cấm và
trở
về đời sống thường dân.
Nếu Ðấng
Thế Tôn biết thế giới này trường cửu, Thế Tôn soi sáng cho con thế
giới
này trường cửu, nếu Ðấng Thế Tôn biết thế giới này không trường
cửu,
Ðấng Thế Tôn soi sáng cho con thế giới này không trường cửu. Trong
trường
hợp này, chắc chắn với người không biết và thiếu tuệ giác, điều
phải
nói ngay là: Tôi không biết, tôi không có tuệ giác"
Ðức Phật
bình tĩnh hỏi vị tỳ kheo sai lầm này phải chăng sự chấp nhận đời
sống
thánh thiện có điều kiện gì liên quan đến những lời giải đáp của
vấn
đề.
Vị tỳ
kheo trả lời: "Thưa không, Bạch Ðức Thế Tôn".
Ðức Phật
liền khuyên nhủ không nên phí phạm thì giờ và năng lực vào những
ức
đoán có hại dến việc tiến bộ tinh thần, Ngài nói: "Này
Malunkyaputta, ngươi phải nói như vầy: 'Tôi không sống đời Thánh
Thiện
theo Ðấng Thế Tôn cho đến khi nào Ðấng Thế Tôn soi sáng cho tôi
những
câu hỏi ấy, con người đó sẽ chết trước khi những câu hỏi này được
sáng tỏ bởi Ðức Thế Tôn'."
Cũng như một
người bị bắn trúng bằng mũi tên độc, bạn bè và người thân muốn
tìm thầy giải phẫu, nhưng người bị bắn lại nói rằng: "Tôi không
muốn mũi tên độc được lấy ra cho đến khi nào tôi chưa biết được
chi tiết về người bắn, vì đâu tôi bị bắn, bản chất của mũi tên đã
bắn tôi, vân vân...". Người đó sẽ bị chết trước khi biết những
điều đó.
"Cũng
đúng như vậy, kẻ nói: "Tôi không sống đời thánh thiện cho đến
khi nào Ðấng Thế Tôn soi sáng cho tôi phải hay không thế giới này
trường
cửu hay không trường cửu, phải hay không phải thế giới này tận
cùng
hay vô cùng- Kẻ ấy sẽ chết trước khi những câu hỏi này được sáng
tỏ
bởi Ðức Thế Tôn.
"Nếu
tin thế giới này trường cửu, thì việc tu tập đời sống Thánh Thiện
sẽ
ra sao? Trường hợp như vậy - Không! Không có ảnh hưởng cả! "Nếu
tin thế giới này không trường cửu, việc tu tập đời sống Thánh
Thiện
sẽ ra sao? Trường hợp này cũng vậy - Không! Không có ảnh hưởng gì
cả!
Nhưng liệu có phải hay không phải tin thế giới trường cửu hay
không trường
cửu, thế giới tận cùng hay vô cùng, vẫn có sanh, già, chết, sự dập
tắt
đời sống này mà Như Lai biết.
Này
Malunkyaputta, Như Lai không khám phá ra xem thế giới này trường
cửu hay không
trường cửu, thế giới này tận cùng hay vô cùng. Tại sao Như Lai
không
khám phá ra những điều này? Vì những điều ấy không mang lợi ích,
không liên quan gì đến căn bản của đời sống thánh thiện, không dẫn
đến nhàm chán, đến điềm tĩnh, đến chấm dứt, đến tĩnh lặng, đến
trí tuệ trực giác, đến giác ngộ, đến Niết Bàn. Cho nên ta không
khám
phá những điều ấy.
Con người
đi về đâu? Ðó là câu hỏi thứ ba của chúng ta.
Theo thuyết
duy vật cổ, theo tiếng Pali và Sanscrit, được gọi là Lokayata, con
người
bị tiêu hủy sau khi chết, không để lại một lực nào để được sản
sanh bởi người đó. "Con người gồm có bốn thành phần. Khi con người
chết, thành phần tiên khởi (đất) trở về thành đất, thành phần nước
trở về nước, thành phần hơi nóng trở về thành lửa, và thành phần
gió trở về không khí; cảm giác qua không gian. Người khôn, người
dại,
khi xác thân phân hủy, đều không còn hoại diệt nữa, và không còn
gì nữa.
Không có thế giới khác và Chết là hết. Cái thế giới hiện tại là
thực.
Cái mà ta gọi thiên đường và địa ngục chỉ là phát minh của người
lừa
đảo."
Người theo
duy vật chủ nghĩa chỉ tin cái mà có thể nhận biết bởi giác quan.
Như vậy
chỉ có vật chất mới là thực. Các yếu tố chủ yếu là bốn thành phần
đất nước, gió, lửa. Ðời sống của cái thức bản thân, xuất hiện một
cách huyền bí từ chúng, y như thần xuất hiện khi Aladin chà xát
vào cây
đèn. Não tiết ra tư tưởng giống như gan tiết ra mật.
Theo quan điểm
của những người duy vật, niềm tin vào thế giới bên kia giống như
Sri
Radhakrishnan tuyên bố: "là dấu hiệu của sự nói láo, đàn bà, yếu
đuối, hèn nhát và bất lương."
Có một
tôn giáo cho rằng con người không có quá khứ. Cái hiện tại là cái
chuẩn
bị cho hai cái bất diệt thiên đường và địa ngục. Liệu những nơi
chốn
hay trạng thái đó có phải là nơi con người trong tương lai có thể
phải
chịu đau khổ triền miên trong địa ngục. Cho nên con người không bị
phân hủy sau khi chết mà cái cốt lõi (linh hồn) đi vào bất diệt.
"Bất cứ
ai", như Schopenhaeur nói, xem mình sanh ra từ cái không, phải
nghĩ rằng
mình cũng sẽ trở thành không; cho rằng thời gian bất diệt đã qua
đi
trước mình, thì một cái bất diệt thứ hai mới bắt đầu, do đó mình
sẽ
không bao giờ ngưng hiện hữu, là một tư tưởng quái dị.
Một trường
phái tư tưởng tin vào quá khứ và hiện tại không nói là con người
bị
phân hủy sau khi chết. Họ cũng không nói rằng con người bất diệt
sau
khi chết. Họ tin vào chuỗi tử sinh vô tận. Theo quan niệm của họ,
dòng
đời con người trôi lăn vô cùng tận với điều kiện nó bị đẩy đi bởi
Nghiệp lực, hành dộng của chính mình. Theo đúng tiến trình, cái
thực thể
của con người có thể tái nhập vào sự thật tối hậu từ đó linh hồn
bắt nguồn.
Phật Giáo
tin vào hiện tại. Với cái hiện tại làm căn bản để lý luận về quá
khứ và tương lai. Giống như đèn điện là sự biểu lộ ra bên ngoài,
năng
lượng điện vô hình, tuy nhiên con người chỉ là sự biểu lộ ra ngoài
năng
lượng vô hình được biết là Nghiệp vô hình không biểu lộ ra bên
ngoài. Bóng đèn có thể vỡ, điện tắt, nhưng dòng điện vẫn còn, ánh
sáng lại tái sanh vào một bóng đèn khác. Cũng giống như vậy,
nghiệp lực
vẫn giữ nguyên không bị xáo trộn bởi cái xác thân tan rã, và cái
thức
hiện tại chết đi dẫn đến một thức mới phát sanh trong một sự ra
đời
khác. Nơi đây dòng điện giống như Nghiệp lực, và cái bóng đèn có
thể
so sánh với cái tế bào - trứng do cha mẹ cung cấp.
Nghiệp quá
khứ là điều kiện cần thiết cho cái sanh hiện tại, và Nghiệp hiện
tại
phối hợp với Nghiệp quá khứ là điều kiện cần thiết cho tương lai.
Hiện tại là con - kết quả của quá khứ, và trở thành cha mẹ - nguồn
gốc
của tương lai.
Tái sanh mà
người Phật Tử không chỉ coi là lý thuyết mà là một sự thực có thể
kiểm chứng, hình thành giáo lý căn bản Phật Giáo dù rằng mục tiêu
Niết
Bàn có thể đạt ngay trong đời sống này. Lý tưởng Bồ Tát và chủ
nghĩa
tương quan về tự do nhắm đạt sự toàn bích căn cứ vào học thuyết
tái sanh.
Tài liệu
ghi về niềm tin vào tái sanh, được coi như đầu thai hay luân hồi,
được
chấp nhận bởi các triết gia như Pythagoras và Plato, các thi sĩ
như Shelley,
Tennyson, và Woodsworth, và nhiều người bình thường ở phương Ðông
cũng
như phương Tây.
Học thuyết
về tái sanh của Phật Giáo khác biệt về lý thuyết đầu thai và luân
hồi
của các hệ thống khác, vì Phật Giáo bác bỏ sự tồn tại của cái linh
hồn bất diệt tạo ra bởi Thượng Ðế, hay bắt nguồn từ cái thực chất
thần thánh (Paramatma).
Cái thực của
hiện tại không cần chứng minh vì nó hiển nhiên. Cái thực của quá
khứ
căn cứ vào trí nhớ và báo cáo, và cái thực của tương lai căn cứ
vào
chủ tâm và suy luận.
Ta có thể
lập luận đời sống có cái khởi thủy trong quá khứ vô tận và cái bắt
đầu ấy hay Nguyên Nhân Ðầu Tiên là Ðấng Sáng Tạo.
Trong trường
hợp này không có lý do gì tại sao cùng sự đòi hỏi lại không được
chấp
thuận cho Ðấng Sáng Tạo được chuẩn y này.
"Hơn thế
nữa, nếu sanh là cái bắt đầu tuyệt đối, thì cái chết phải là cái
tận
cùng tuyệt đối, và giả định rằng con người từ cái không mà ra, cần
dẫn đến giả định chết là cái tận cùng tuyệt đối."
Cho nên chết
không phải là sự phân hủy hoàn toàn con người, dù quãng đời riêng
chấm
dứt, lực để phát động nó không bị phá hủy.
Sau cái chết
dòng đời của con người tiếp tục vô tận chừng nào nó vẫn được
cung cấp với nước vô minh và tham ái. Nói theo thói thường, con
người không
nhất thiết sinh làm con người vì con người không phải là chúng
sinh sống
duy nhất. Hơn thế nữa, đất, một hạt bụi hầu như vô nghĩa trong vũ
trụ,
không phải là nơi duy nhất mà con người tìm tái sanh. Con người có
thể
sanh vào các bình diện có thể ở được.
Nếu con
người muốn chấm dứt hàng loạt sanh, con người có thể làm như Ðức
Phật
và các Ðức A La Hán đã làm bằng cách chứng Niết Bàn, ngưng hoàn
toàn tất
cả các dạng thức tham ái.
Con người
đi về đâu? Con người có thể về nơi mong muốn hay ưa thích nếu
thích hợp
với nơi đó. Nếu, không có lời ước nguyện đặc biệt nào, con người
có thể rời con đường đó và sẵn sàng theo các biến chuyển trong
tiến
trình, phải đi đến chỗ hay xứ xứng đáng tùy theo Nghiệp của mình.
Theo nguyên
tắc thần học, Spencer Lewis lập luận con người được tự ý tạo ra và
không có ham muốn, trong lúc sáng tạo chẳng có phước lành và cũng
chẳng
bất hạnh, cao quý hay sa đọa, từ bước đầu trong tiến trình sáng
tạo
hình hài cho đến hơi thở cuối cùng, không kể gì đến ham muốn cá
nhân, hy vọng, tham vọng, tranh đấu hay chí thành cầu nguyện. Ðó
là thuyết
định mệnh thần học.
"Học
thuyết cho rằng tất cả mọi người đều tội lỗi và có cái tội chủ
yếu của Adam là một thách thức đối với công bằng, lòng nhân từ,
tình thương, và lòng ngay thẳng tuyệt đối."
Huxley nói:
"Nếu chúng ta cho rằng ai đó đã thiết lập vũ trụ tuyệt vời này
tiến bước, với tôi thật rõ ràng người đó thực không nhân từ và
công bằng chút nào, trong bất cứ ý nghĩa nào dễ hiểu của lời nói,
người
đó hiểm ác và bất công."
Theo
Einstein: "Nếu Thượng Ðế có quyền vô hạn thì mỗi việc xảy ra kể
cả mỗi hành động, tư tưởng, cảm nghĩ, và hoài vọng của con người
thì phải là công việc nơi Ðấng đó; Làm sao có thể nghĩ rằng con
người
chịu trách nhiệm về hành vi và suy nghĩ của mình trước một Ðấng
Toàn
Năng như vậy?"
"Có quyền
thưởng phạt, ở một mức nào đó, Ngài tự phải phán xét. Làm sao sự
phán xét này có thể kết hợp lòng tốt và đạo đức quy cho Ngài?"
Theo Charles
Bradlaught - "Sự hiện hữu của tội lỗi là một chướng ngại ghê gớm
cho người hữu thần. Ðau đớn, lầm than, tội ác, nghèo khổ đối đầu
với người ủng hộ cho lòng nhân từ bất diệt, và thách thức với
quyền
uy không bác được, tuyên ngôn Thần Thánh như toàn thiện, toàn trí,
và
toàn thế lực."
Bình luận
về cái đau khổ của con người và Thượng Ðế, Giáo Sư J.B.S. Haldane
viết:
"Hoặc
đau khổ cần thiết để toàn thiện đặc tính con người, hay Thượng Ðế
không toàn năng. Lý thuyết thứ nhất không được chấp nhận bởi thực
ra một số người đau khổ chút ít nhưng lại may mắn nhờ tổ tiên và
giáo dục có những đặc tính rất tốt. Phản đối lý thuyết thứ hai là
chỉ có sự liên hệ với vũ trụ như một tổng thể có một khoảng trống
trí thức phải được lấp đầy bởi sự mặc nhận về thánh thần. Và
đấng sáng tạo có thể tạo ra bất cứ gì đấng đó muốn."
Trong thi phẩm
"Thất Vọng" ở thời cổ, Lord Tennyson táo bạo đả kích Thượng
Ðế, ghi trong Isaiah, nói:
"Ta tạo
hòa bình và tạo tội lỗi
"Cái Gì! Ta phải gọi thế nào về tình thương vô cùng tận đã phục
vụ chúng ta quá tốt như vậy?
"Ác độc vô cùng tận hơn là tạo một địa ngục vĩnh viễn."
Những nhà
văn tín điều của chức quyền thời cổ hách dịch tuyên bố là Thượng
Ðế tạo con người theo hình ảnh của chính Ngài. Một số nhà tư tưởng
hiện đại, trái lại, nói con người tạo ra Thượng Ðế theo hình ảnh
của
chính con người. Với văn minh tiên bộ, quan niệm của con người về
Thượng
Ðế càng ngày càng tinh tế hơn. Hiện nay có khuynh hướng thay thế
Thượng
Ðế có cá tính con người bằng một Thượng Ðế khách quan.
Voltaire nói
Thượng Ðế là sự sáng tạo cao quý của con người. Tuy nhiên không
thể
chấp nhận đấng toàn năng, có mặt tại khắp nơi là hình ảnh thu nhỏ
của
mọi thứ lương thiện - hoặc cả trong hoặc cả ngoài vũ trụ.
Mục đích
của đời sống là gì? Ðó là câu hỏi cuối cùng của chúng ta. Câu
này có thể gây ra tranh luận. Về quan điểm vật chất nó thế nào?
Khoa học
gia trả lời:
"Ðời
sống có mục đích không?
Thế nào, ở đâu và bao giờ?
Ngoài không gian có vũ trụ, có mặt trời
Có trái đất, có đời sống, có con người
và còn nhiều nữa đến sau
Nhưng về Mục Ðích: của ai hay nguồn gốc? Tại sao, Không ai.
Vì nhà duy
vật học hạn chế mình trong các dữ kiện cảm giác và phúc lợi vật
chất
hiện tại, không màng tới giá trị tinh thần, họ nắm giữ quan niệm
trái ngược hẳn với các nhà đạo đức. Theo quan điểm của họ, không
có mục đích - vì những thứ đó không thể có mục đích.
"Ai là
người tô mầu tuyệt vời cho các con công, hay ai làm cho con chim
cu gáy cúc
cu hay như thế? Ðó là lý luận chính mà người duy vật cho rằng mọi
thứ
đều do luật thiên nhiên của mọi sự vật."
"Ăn, uống,
và hãy vui vẻ, vì chết đến với tất cả mọi người, kết thúc cuộc
đời của chúng ta", có vẻ là lý tưởng đạo đức theo hệ thống của
họ. Theo quan niệm của họ, Sri Radhakrishman viết: "Ðức hạnh là ảo
tưởng, thích thú mới là thực tại. Chết là kết thúc cuộc đời. Tôn
giáo là một sự lầm lạc khờ dại, một bệnh tâm thần. Có sự ngờ vực
trong mọi việc thiện, cao quý, trong sạch và từ bi. Lý thuyết đó
bênh vực
chủ nghĩa nhục dục, ích kỷ, và xác nhận mạnh mẽ ý muốn mãnh liệt.
Không cần phải kiểm soát đam mê và bản năng vì chúng là di sản tự
nhiên cho con người".
Savadarsana
Sangrala nói:
"Trong
khi đời sống là của bạn, hãy sống vui vẻ
Không ai có thể thoát khỏi con mắt theo dõi của tử thần
Một khi tấm thân này của bạn bị cháy
Làm sao nó có thể trở lại được?"
"Trong
khi cuộc sống vẫn còn để cho con người sống hạnh phúc, hãy để cho
hắn
được dùng bơ sữa dù rằng hắn sẽ phải mang nợ"
Vậy thì
chúng ta hãy quay về với khoa học để có giải đáp cho câu hỏi. "Tại
sao?"
Nên lưu ý
rằng khoa học là sự nghiên cứu nhiều thứ, nghiên cứu xem nó ra sao
và
tôn giáo là sự nghiên cứu về tư tưởng, một sự nghiên cứu phải là
như thế."
Sir J. Arthur
Thompson cho rằng khoa học không đầy đủ vì khoa học không trả lời
được
câu hỏi "Tại sao".
Thảo luận
về mục đích vũ trụ, Bertrand Russell tuyên bố ba quan điểm - hữu
thần,
phiếm thần, và hiện ra. Về cái đầu tiên, ông viết:
"Cho là
Thượng Ðế sáng tạo ra thế giới và ban hành luật thiên nhiên vì
đoán
trước một số tốt sẽ tiến hóa. Trong quan điểm này, mục đích tồn
tại
một cách cố ý trong tâm đấng sáng tạo, đứng bên ngoài sự sáng tạo
của
vị này.
"Trong dạng
thức phiếm thần, Thượng đế không ở ngoài vũ trụ, nhưng chỉ là vũ
trụ được coi như tổng thể. Cho nên không thể có hành động sáng
tạo,
mà có một loại lực sáng tạo trong vũ trụ, lực là nguyên nhân phát
triển
theo một kế hoạch mà lực sáng tạo này có thể được truyền trao nói
là đã có trong tâm trong suốt tiến trình.
"Trong dạng
thức 'hiện lên', mục đích lại càng mù mờ. Tại giai đoạn trước đó,
không có gì trong vũ trụ được nhìn thấy trước, tại giai đoạn sau
đó
nhưng một loại thúc đẩy khó thấy dẫn đến sự thay đổi mang lại
nhiều
dạng thức được phát triển hơn vào hiện hữu, cho nên, đúng hơn là
tối
nghĩa, cái tận cùng lại ẩn tàng vào lúc bắt đầu."
Chúng tôi
không bình luận. Những câu trả lời trên dây chỉ là quan điểm của
các
nhà tôn giáo và tư tưởng gia lớn khác nhau.
Có mục đích
vũ trụ hay không, câu hỏi nêu lên về sự vô ích của các con sán
dây,
con rắn, con muỗi vân vân.., và sự hiện hữu của bệnh chó dại. Sao
người
ta có thể tính nó là một vấn đề của tội lỗi? Có phải động đất,
lụt lội, bệnh dịch hạch, và chiến tranh đã được trù tính?
Bầy tỏ
quan điểm riêng về mục đích vũ trụ, Russell mạnh dạn tuyên bố:
"Tại
sao, trong bất cứ trường hợp nào, có sự vinh danh cho con người?
Còn về
con sư tử hay con hùm thì sao? Chúng tiêu diệt ít thú vật và sinh
mạng con
người hơn chúng ta, và còn đẹp đẽ hơn chúng ta. Về các con kiến
thì
sao? Chúng điều hành tập đoàn của chúng giỏi hơn bất cứ tên Phát
xít
nào. Phải chăng thế giới của chim sơn ca, oanh yến, và nai không
tốt đẹp
hơn thế giới ác độc, bất công và chiến tranh của con người? Những
người tin tưởng vào mục đích vũ trụ lạm dụng nhiều về cái coi là
trí thông minh của chúng ta. Nhưng những bản văn của họ khiến ta
nghi ngờ.
Nếu tôi được trao quyền vô hạn, và hàng triệu năm để chứng nghiệm,
tôi sẽ không nghĩ rằng con người có nhiều điều để kiêu hãnh về
những
thành quả cuối cùng trong tất cả nỗ lực của tôi".
Giờ đây,
Phật Giáo trả lời ra sao câu hỏi "Tại Sao?"
Phật Giáo
bác bỏ sự hiện hữu của một Ðấng Sáng Tạo. Theo quan điểm của Phật
Giáo không thể có một mục đích định trước. Phật Giáo cũng không
tán
thành thuyếtù định mệnh, quyết định luận, hay tiền định kiểm soát
tương lai con người không phụ thuộc vào hành động tự do của con
người.
Trong trường hợp như vậy, tự nguyện trở thành một lực tuyệt đối và
đời sống trở thành thuần túy máy móc.
Ở một mức
độ rộng lớn, hành động của con người ít nhiều máy móc, ảnh hưởng
bởi việc làm của chính mình, sự nuôi dưỡng và môi trường chung
quanh vân
vân... Nhưng ở một mức độ nào đó, con người có thể sử dụng sự tự
nguyện của mình. Chẳng hạn, một người từ một sườn núi rơi xuống
đất thì cũng chẳng khác gì một hòn đá vô tri vô giác rơi. Trong
trường
hợp này người đó không thể sử dụng lòng tự nguyện của mình mặc
dù người đó có tâm ý không giống như hòn đá. Nếu người đó trèo
núi, ắt hẳn người đó đã sử dụng lòng tự nguyện và hành động theo
ý thích. Trái lại, hòn đá không có tự do để làm như vậy. Con người
có
quyền lực để chọn giữa cái phải và cái trái, giữa cái tốt và cái
xấu.
Con người có thể hoặc thù địch hay thiện cảm với chính mình và
người
khác. Tất cả tùy thuộc tâm mình và sự phát triển của tâm.
Mặc dù
không có mục đích đặc biệt trong cuộc sống, con người có tự do để
có một mục đích rõ ràng trong đời.
Cho nên, thế
nào là ý nghĩ của đời?
Ouspenky viết:
"Một số
người nói ý nghĩa của cuộc đời là trong phục vụ, đầu hàng cái ta,
quên mình, hy sinh mọi thứ kẻ cả đời mình. Một số khác nói ý nghĩa
rõ
ràng trong cuộc đời là điều thích thú, làm nhẹ bớt sự mong đợi hãi
hùng cuối cùng về cái chết. Một số nói ý nghĩa của cuộc đời là
toàn hảo, tạo môt tương lai tốt đẹp hơn ở bên kia thế giới, hay
trong
kiếp tương lai cho chính chúng ta. Một số khác nói ý nghĩa của
cuộc đời
là tiến tới cái không hiện hữu, vẫn có một số nói ý nghĩa của cuộc
đời là trong sự kiện toàn nòi giống, trong việc tổ chức đời sống
trên
trái đất, trong khi cũng có những người bác bỏ ngay cả đến toan
tính
muốn biết ý nghĩa của cuộc đời."
Phê bình tất
cả những quan điểm này, những nhà văn tri thức viết:
"Cái
sai lầm của tất cả những lời giải thích ấy là chỗ thực ra tất cả
đều cố gắng khám phá ý nghĩa cuộc đời ở bên ngoài, hoặc trong bản
tính nhân loại hoặc trong cuộc sống khó thấy bên kia thế giới, hay
một
lần nữa trong sự chống lại sự tiến hóa của cái "Tôi" qua nhiều
hiện thân liên tiếp - luôn luôn trong cái gì đó bên ngoài của đời
sống
hiện tại của con người. Nhưng thay vì ức đoán, đơn giản là con
người
hãy nhìn vào chính mình, rồi họ sẽ thấy sự thực ý nghĩa của cuộc
đời
xét cho cùng không phải quá tối nghĩa. Nó cốt ở kiến thức."
Theo quan điểm
của người Phật Tử, ý nghĩa của cuộc đời là sự Giác Ngộ Tối Thượng,
tức sự hiểu biết đúng về ta là gì. Ðiều này chỉ có thể đạt được
nhờ hạnh kiểm cao cả, huấn luyện tinh thần, thâm nhập tuệ giác;
hay
nói một cách khác do phục vụ và kiện toàn.
Trong phục
vụ, gồm có lòng từ-ái vô biên, từ bi, và tuyệt đối vị tha thúc đẩy
ta phục vụ người khác. Kiện toàn bao gồm thanh tịnh và trí tuệ
tuyệt
đối.
13
MỤC ÐÍCH CỦA CUỘC ÐỜI
Tiến Sĩ K. Sri
Dhammananda
Mục
đích của cuộc đời là gì? Ðó là một câu hỏi
thông thường luôn luôn được người ta hỏi. Không dễ dàng gì có câu
trả
lời thỏa dáng cho câu hỏi có vẻ như tầm thường nhưng phức tạp này.
Mặc dù một số người đã đưa ra một số trả lời theo cách nghĩ của
họ, nhưng dường như câu trả lời không mấy thỏa mãn người trí thức.
Lý do là họ không học hỏi để nhìn đời một cách khách quan và hiểu
viễn ảnh thích đáng của cuộc đời. Họ đã tạo ra những tưởng tượng
về cuộc đời theo sự hiểu biết hạn hẹp của họ. Ðồng thời chúng
ta biết nhiều đạo sư, triết lý vĩ đại, thi sĩ nổi tiếng, và những
nhà tư tưởng lớn, cũng không thỏa mãn về bản chất đời sống. Một số
nói đời đầy khổ đau; bất trắc và bất toại nguyện. Một số nói:
"Hay biết mấy nếu tôi không được sinh ra". Một số khác hỏi:
"Tại sao chúng ta sinh ra cõi đời này để khổ đau mà không được
gì?"
Theo như lời họ nói,
chúng ta hiểu họ
là những người biết cách nhìn đời một cách khách quan, đời thật
đúng
là thế. Nhưng người bình thường luôn luôn nhìn đời một cách hời
hợt
không phải đời đúng là vậy. "Ðời không phải là cái ta nghĩ về
đời mà là cái chúng ta nghĩ trở thành đời" Ðó là lời của một
nhà tư tưởng vĩ đại khác.
Một số người nói
không có mục đích
đặc biệt trong đời sống, nhưng đời có thể sử dụng vào bất cứ mục
đích gì. Có một điều gì trong câu nói này cho chúng ta suy nghĩ
khôn
ngoan; muốn sử dụng đời cho mục đích đem lợi ích cho chúng ta và
cho
nhân loại thay vì làm phí phạm nó một cách khờ dại. Theo đường lối
này,
mục đích của cuộc đời có thể nói tùy thuộc vào đường lối ta điều
khiển và sử dụng nó. Nếu ta sử dụng nó sai lầm vì vi phạm các đức
tính thiện của con người, lạm dụng phẩm giá con người, và phạm
phải
các hành động sai trái chịu thua các nhược điểm cùa chúng ta,
chúng ta
không thể hoàn tất được điều đáng giá và cao quý về mục đích cuộc
đời. Nhưng nếu chúng ta hành động khôn ngoan và chu đáo bằng cách
gìn
giữ những nguyên tắc luân lý và đạo đức phổ thông, thực hành kiên
nhẫn, khoan dung, tình cảm, nhũn nhặn và tử tế, tạo hiểu biết và
phục
vụ không vị kỷ, rèn luyện tâm trí để đạt trí tuệ, chúng ta có thể
đạt điều cao quý và lợi ích cho tất cả vì mục đích cuộc đời. Những
ai trau dồi những đức hạnh như vậy sẽ chứng nghiệm hòa bình, hạnh
phúc, an ổn, thỏa mãn và tĩnh lặng. Ðời sẽ thật đáng giá - Phải là
một niềm vui được sống trên đời!
Bản Chất
Của Ðời Sống
"Ðời tự nó phí phạm
trong khi
chúng ta sửa soạn vào đời" một nhà trí giả nói vậy. "Bệnh tật,
già nua, và khổ sở là giá ta trả để giữ thân xác như một cái
nhà", một nhà trí giả khác nói như vậy. "Chúng ta phải trả nợ
cái sợ hãi và lo âu để sống như một con người." Ðó là một câu
khác do một nhà tôn giáo nói. Khi ta xét tất cả những quan điểm
này,
chúng ta tìm thấy bản chất của cuộc đời và phán đoán liệu có một
mục
đích nào trong cuộc đời không.
Nếu chúng ta chỉ thỏa
mãn giác quan
là mục đích của cuộc đời, chúng ta phải chuẩn bị đối đầu với những
khó khăn phát sanh từ cái mà không ai vui hưởng dục lạc mà không
đương
đầu với khó khăn.
Mặc dù các khoa học
gia đã khám phá
ra nhiều thứ tuyệt vời trong vũ trụ, nhưng chính họ cũng không
biết mục
đích của cuộc đời.
Về cách cư xử của con
người, một
học giả viết: "Con người không phải là cái nó là, là cái không
phải
nó". Theo ông, con người không xử thế đúng như một "con người"
thực sự. Theo Phật Giáo, con người không phải là một thực thể làm
sẵn
mà là một biểu cảm tồn tại theo nghĩa đen từng khoảnh khắc một
trên
cơ sở năng lượng. Một nhà học giả khác nói: "Không thể chữa khỏi
sanh và tử, hãy vui hưởng giữa khoảng cách sanh và chết"
Chúng ta không thể
hiểu được bản
chất thực sự của đời sống do vô minh và tham ái mạnh mẽ. Ðó là lý
do tại sao chúng ta phải đau khổ nơi đây. Ðó là lý do tại sao khó
khăn
cho chúng ta xem có một mục đích rõ ràng trong đời sống hay không
trên thế
giới này và trong hình thái này.
Ðời sống được mô tả
như một sự
kết hợp của tâm và vật. Kết quả của sự kết hợp này, một chúng
sanh hiện hữu và nó tiếp tục thay đổi cho đến khi tan rã. Tuy
nhiên, khởi
đi từ năng lượng tinh thần rồi lại kết hợp với các thành phần hay
vật
chất tái xuất hiện dưới nhiều hình thức và bầu trời khác nhau theo
đời
sống phù hợp với bản chất của tiền kiếp. Sự tiếp tục của dòng suối
đời cứ thế tiếp tục mãi mãi bao lâu mà nghiệp lực và tham sống vẫn
còn.
Năm Uẩn
Theo Pháp, đời sồng
gồm năm uẩn.
Chúng là Sắc, Thọ, Tưởng Hành, và Thức. Bốn thành phần là chất đặc
(đất), chất lỏng (nước), hơi nóng (lửa), và chuyển động (gió) gồm
trong sắc (vật chất). Sắc cùng bốn yếu tố tinh thần nói trên là
thọ,
tưởng hành, thức cùng nhau kết hợp thành đời sống. Bản chất thực
sự
của năm uẩn này được giải thích trong giáo lý của Ðức Phật như
sau:
Sắc tương đồng với một đống bọt biển, thọ như bọt nước, tưởng
mô tả như ảo ảnh, hành như cây chuối và thức như một ảo tưởng. Với
cách lý giải đời sống như thế, khó có thể xác quyết sự thực hay
mục
đích của đời sống như đã được tạo nên.
Sự phân tích đời sống
là một
thách thức to lớn đối với nhiều triết gia và niềm tin tôn giáo
thời
đại. Không có thứ gì là đời sống vĩnh viễn hiện hữu mà không có
thay đổi và tan rã. Xác thân chẳng là gì cả, chỉ là một tổng hợp
trừu
tượng cho một hỗn hợp luôn luôn thay đổi của thành phần hóa chất
cấu
tạo. Con người bắt đầu nhìn thấy đời mình như một giọt nước trên
một dòng sông đang chảy và vui mừng đóng góp phần mình vào dòng
sông đời
vĩ đại.
Một Thế
Giới Của Sóng
Phân tách khoa học về
vũ trụ cho thấy
thế giới không là gì cả mà là một sự tiếp tục vận hành không ngưng
nghỉ. Tiến Sĩ Einstein nói "Tất cả vật chất được tạo thành bởi
sóng và chúng ta sống trong một thế giới sóng"
"Chúng ta là một phần
của những
sóng như thế
Nếu một người có thể nhận thức được:
Tình trạng xác thân của mình,
cảm nghĩ của mình,
tình trạng của tâm và
tình trạng của các đối tượng tinh thần,
sự nhận thức như trên sẽ dẫn người đó khám phá ra vấn đề liệu có
hay không mục đích của cuộc đời".
Bạn Hãy Tự
Thay Ðổi
Bạn có thể kiện toàn
bằng cách
thay đổi thế giới không? Không bao giờ. Bạn chỉ có thể cảm thấy
cái
cao ngạo của bạn và xoa dịu tính ích kỷ của bạn. Bạn sẽ bị ràng
buộc
bởi bánh xe luân hồi. Nhưng bằng cách bạn tự thay đổi, bằng cách
nhận
thức được bản chất của cái ta nhờ tự buông bỏ, tự kỷ, tự nỗ lực
bạn có thể thành người hoàn toàn. Bằng việc thành công toàn hảo
như vậy,
bạn đền đáp nhân loại bằng sự phục vụ cao cả nhất. Tấm gương của
bạn sẽ truyền cảm hứng cho người khác và họ cũng sẽ theo bạn và
hoàn thành mục tiêu cuộc đời.
Con người ngày nay là
kết quả của
cả triệu tư tưởng và hành dộng trong quá khứ. Con người không phải
được làm sẵn; họ bắt đầu và tiếp tục bắt đầu. Tính nết của
con người được xác định bởi sự suy tư của chính mình. Con người
không
hoàn hảo do bản chất, con người phải tự rèn luyện để trở nên hoàn
hảo.
Ðời sống không phải
chỉ thuộc về
loài người thôi. Nhiều dạng thức sống khác hiện hưũ trong vũ trụ.
Tuy
nhiên loài người biết suy nghĩ nhiều hơn và có khả năng lý luận.
Trong
phương diện ấy, con người cao hơn chúng sinh khác vì có trí thông
minh để
xây dựng cuộc đời, để thoát khỏi đau khổ trần thế. Cho nên nếu mục
đích cuộc đời là chỉ để quét sạch đau khổ, con người có thể đạt
cứu cánh ấy do nỗ lực của chính mình. Nhưng đời sẽ là sự thất bại
nếu không được sử dụng thích đáng.
Ðức Phật nhấn mạnh
đến phẩm giá
con người và giảng dạy về giá trị con người. Ngài vẽ một bức tranh
toàn hảo về con người, phấn đấu và tranh đấu hết đời này đến đời
khác trong việc tìm cầu toàn hảo.
Ðời sống là một kinh
nghiệm độc
đáo. Không thể lấy gì để so sánh được, không thể đo lường giá trị
của nó đối với những thứ khác, và tiền bạc không thể mua được nó.
Nhiều người chưa biết phải làm gì với 'hạt ngọc vô giá này'. Nơi
đây
đời sống không có nghĩa chỉ là xác thân vật chất hay giác quan mà
là
trí thông minh con người.
Bốn Hạng
Người
Ðức Phật phân chia
tất cả nhân loại
thành bốn nhóm:
* Những người làm
việc vì lợi ích
của chính mình, mà không vì lợi ích của người;
* Những người làm việc vì lợi ích của người mà không vì lợi ích
của
mình;
* Những người không làm việc vì lợi ích của mình và cũng chẳng
làm việc
vì lợi ích của người;
* Và những người làm việc vì lợi ích của mình và cũng làm việc
vì lợi
ích của người.
Ai là người chỉ làm
việc vì lợi
ích của mình mà không làm việc vì lợi ích của người? Ðó là người
chỉ phấn đấu loại bỏ tham, sân si cho chính mình, mà không khuyến
khích
người khác loại bỏ tham sân si và cũng không làm gì phúc lợi cho
người
khác.
Ai là người chỉ làm
việc vì lợi
ích cho người mà không làm việc vì lợi ích của mình? Ðó là người
khuyến khích người khác loại bỏ nhược điểm con người và phục vụ
cho họ nhưng không tự tranh đấu để loại bỏ nhược điểm của chính
mình.
Ai là người không làm
việc vì lợi
ích của chính mình và cũng chẳng làm việc vì lợi ích của người? Ðó
là người không tranh đấu để loại bỏ nhược điểm của chính mình và
cũng chẳng khuyến khích người khác bỏ các nhược điểm và cũng không
phục vụ người .
Ai là người làm việc
vì lợi ích của
chính mình và làm việc vì lợi ích của người? Ðó là người tranh đấu
để loại bỏ tư tưởng tội lỗi trong tâm của mình, đồng thời giúp
người
khác làm điều thiện.
Ðời Là Khổ
Ðau
Nếu chúng ta suy ngẫm
sâu xa, chúng ta
phải đồng ý với khái niệm đời là khổ đau. Chúng ta đau khổ cả thể
chất lẫn tinh thần ở bất cứ lúc nào. Ta có thể tìm được người nào
trên thế giới này thoát khỏi được cái đau đớn thể chất và tinh
thần
không? Quả là khó khăn. Cả đến những người đạt tới bậc thánh cũng
không thoát khỏi cái đau đớn thể xác chừng nào mà họ còn mang xác
thân vật chất.
Nếu có ai hỏi: "Ðiều
gì bất
trắc nhất trên thế giới này?" - Câu trả lời đúng phải là:
"Ðời là điều bất trắc nhất". Tất cả mọi thứ ta làm trên
cõi đời này là để thoát khỏi khổ đau và cái chết. Nếu chúng ta
buông lung chỉ một giây, cũng thừa đủ để chúng ta mất nó. Hầu hết
tất
cả những thói quen hàng ngày như làm việc, ăn, uống, dùng thuốc
men, ngủ
và đi lại là những phương cách và phương tiện áp dụng bởi chúng ta
để
tránh khổ đau và cái chết. Mặc dù thỉnh thoảng chúng ta kinh qua
một
vài lạc thú trần tục thỏa mãn ham thích của mình nhưng ngay sau đó
chính lạc thú ấy có thể biến thành khổ đau. Cho nên kho tàng hòa
bình
và hạnh phúc cao quý không cần thiết phải ở trong tay người giàu
có mà
nơi con người từ bỏ trần tục.
Tất cả mọi thứ trong
đời sống của
chúng ta đều phải thay đổi và bất toại nguyện. Do đó Ðức Phật đã
giải thích chừng nào mà ta còn tham dục lạc trần thế hay ham muốn
sống
thì chúng ta không thể tránh khỏi khổ đau thể chất và tinh thần.
Ham muốn
rất quan trọng cho cuộc sống. Khi cuộc sống hiện hữu, khổ đau
không
tránh được.
Nhiều người tìm kiếm
một đời sống
bất diệt, nhưng trớ trêu thay những người đi tìm cái bất tử này
lại
thấy rằng đời đáng chán đến nỗi họ không biết làm gì để qua ngày!
Theo Ðức Phật, cái tham về bất tử này là một trong những nguyên
nhân của
tư tưởng ích kỷ và sợ chết.
"Thật dễ dàng ta
vui vẻ
Khi đời trôi chảy như bài ca
Nhưng người thật xứng đáng
là người có thể mỉm cười
dù đời đi vào vô vọng".
Cái hạnh phúc bé nhỏ
này được bảo
đảm giữa nhiều bất mãn, không thành công và thất bại. Con người
không
tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời nếu không có xáo trộn, khó khăn, tai
ương, thất vọng, sợ hãi, bất an, thua lỗ, bất hạnh, trách cứ, bệnh
tật,
già yếu, và cả ngàn tình trạng khác không thích thú. Ngày dêm, con
người
phấn đấu để thoát khỏi những tình thế bất hạnh này. Nhưng càng
tranh đấu để thoát khỏi tình trạng bất hạnh này theo đường lối
trần
tục, thì con người lại tự mình càng vương mắc vào nhiều khó khăn
khác.
Khi tìm cách thoát ra khỏi một khó khăn dù hữu ý hay vô tình con
người
cũng tự mình tạo ra những khó khăn khác. Chấm dứt những khó khăn
ấy
ở đâu? Muốn tồn tại, chúng ta phải chấp nhận những khó khăn và khổ
đau như vậy không phàn nàn vì không có sự lựa chọn nào khác. Khổ
đau
lúc nào cũng ở đấy! Không có cách nào có thể tránh được khổ đau và
bất hạnh. Khổ đau theo Ðức Phật, là một căn bệnh chỉ có thể hoàn
toàn khỏi được khi đạt được toàn hảo.
Lão Tử, một đạo sư
nổi tiếng
Trung Hoa nói: "Ta đau khổ vì ta có thân xác. Nếu ta không có thân
thể
chất này, làm sao ta có thể đau khổ được?"
Khi bạn nhìn con
người đau khổ như
thế nào trên thế giới này, bạn có thể nhìn thấy tình trạng thực sự
của đời sống trần thế. Tại sao ta phải chịu đau kh? như vậy? Ai là
người chịu trách nhiệm về những đau khổ ấy? Theo Ðức Phật, mỗi
người
chúng ta chịu trách nhiệm về khổ đau của chính mình. Con người đau
khổ
ngày nay vì quá tham sống. Ðó là nguyên nhân chính của khổ đau.
Phải mất
hơn 2500 năm, các triết gia và các nhà tâm lý học mới hiểu được
điều
mà Ðức Phật nói là đúng. Một thi nhân nói:
"Con thiêu thân bay
vào lửa,
không biết mình sẽ chết.
Con cá nhỏ cắn lưỡi câu,
không biết mình bị nguy hiểm.
Nhưng dù biết rõ hiểm nguy
của những lạc thú tội lỗi trần tục,
ta vẫn bám chặt vào chúng,
Quả thật ta khờ dại đến chừng nào!"
Bản Chất
Phù Du Của Cuộc Ðời
Phật Giáo nhấn mạnh
đời người rất
ngắn ngủi và ta nên lưu tâm, tích cực hoạt động và lưu ý để được
giải thoát.
"Con người chẳng bao
giờ có thể
hiểu rằng chúng ta ở cõi đời này chỉ trong một thời gian ngắn.
Nhưng
dù có được chân lý ấy vẫn đau khổ với tất cả những xung đột và
cãi cọ để rồi chấm dứt."
Thi sĩ Davis nhìn
cuộc đời phù du ra
sao như dưới đây:
"Ðời là gì, sao quá
cẩn trọng,
Không có thì giờ để đứng và ngắm xem?
Không có thì giờ để dừng dưới cành cây
Ðể chỉ nhìn con cừu và con bò cái.
Không có thì giờ nhìn cánh rừng khi ta đi qua
Nơi những con sóc dấu những hạt trong cỏ.
Không có thì giờ, nhìn ánh sáng tỏ ban ngày
Dòng suối tinh tú tràn đầy bầu trời ban đêm.
Không có thì giờ để thoáng nhìn cái đẹp,
Ngằm đôi chân nàng, xem chúng nhảy múa
Không có thì giờ chờ đợi nụ cười nở trên môi, khóe mắt long
lanh.
Cuộc đời khốn khổ như thế, nếu hết sức cẩn trọng,
Chúng ta không thi giờ để đứng và ngắm xem"
Chiến Trận
Toàn thể vũ trụ là
một chiến trường
rộng lớn. Cuộc sống chẳng là gì cả mà là một cuộc tranh đấu vô
ích, nguyên tố chống nguyên tố, năng lượng chống năng lượng, nam
giới
chống nam giới, nữ giới chống nữ giới, người chống thú vật, thú
vật
chống người, người chống thiên nhiên, thiên nhiên chống người, và
chính trong phạm vi của hệ thống vật chất là một chiến trường to
lớn.
Chính tâm con người là một chiến trường lớn nhất.
Con người không thanh
thản với chính
mình không thể hòa bình với thế giới, chiến tranh bên ngoài cứ
tiếp diễn
để che đậy sự thực chính từ nơi cá nhân, chiến tranh thực sự ở
bên trong. Lời cầu nguyện quan trọng nhất của nhân loại ngày nay
là hòa
bình, nhưng không có hòa bình trên thế giới tan nát vì chiến tranh
này cho
đến khi nào những mâu thuẫn của con người với chính mình chấm dứt.
Dưới mắt Ðức Phật
chúng sanh run rẩy
như con cá trên giòng sông sắp cạn, bị kìm kẹp trong tham ái, vùng
vẫy hết
chỗ này chỗ kia để thoát, giống như con thỏ rừng bị mắc bẫy hay
như
mũi tên lạc bắn trong đêm tối. Ngài nhìn thấy sự tranh giành lẫn
nhau,
cái vô nghĩa của hàng loạt cướp bóc trong đó kẻ này ăn kẻ khác,
chỉ
để rồi bị ăn bởi người khác. Chiến tranh gây ra do tâm con người
và
cũng chính tâm con người này có thể tạo hòa bình và công lý nếu
con người
sử dụng tâm không thiên lệch.
Lịch sử thế giới cho
chúng ta biết
kỳ thị chủng tộc, màu da, tôn giáo cuồng tín, và tham quyền thế
chính
trị, và của cải đã tạo thêm nhiều thống khổ và tai hại lớn lao
trong thế giới này và đã tiêu diệt một phần lớn nhân loại trong
một
đường lối độc ác. Những sự việc này không bao giờ đóng góp gì cho
việc phát triển thế giới. Con người khát vọng quyền uy và của cải,
bị
đầu độc bởi ganh ghét bao giờ cũng tạo khó khăn, thường cố biện
minh hành động độc ác của họ bằng cách nói một cách vô nghĩa dưới
danh hiệu hoà bình và công lý. Chúng ta đang sống trong một thế
giới đoàn
kết về vật chất nhưng chia rẽ về tinh thần và đồng thời tinh thần
đoàn kết nhưng vật chất chia rẽ.
"Chúng ta sống. làm
việc và mơ mộng,
Mỗi người đều có một ý đồ nho nhỏ,
Ðôi khi chúng ta cười;
Ðôi khi chúng ta khóc.
Và cứ thế ngày tháng trôi qua"
Thái Quá
Chúng ta làm cực
nhọc, đầu tắt mặt
tối để duy trì thân xác. Chúng ta phạm tội không kể xiết để thỏa
mãn
nhu cầu và tham ái của xác thân. Chúng ta muốn nổi tiếng và danh
vang để
thỏa mãn lòng vị kỷ cố hữu trong chúng ta. Chúng ta làm một nghìn
lẻ một
những sự việc để nâng cao cái gọi là uy tín, và rồi khi chết đến,
với
cái mục rữa của thân xác trong mồ, hay xác thiêu chúng ta ra đi -
xác
thân không còn nữa.
Trong cuộc đời chúng
ta tạo nhiều
điều quan trọng quá mức trên xác thân. Cũng như chúng ta đã làm
điều
đó cho cái chết. Thi sĩ Khantipalo mô tả cái ồn ào thái quá tạo ra
bởi
chúng ta như sau:
"Quá nhiều ồn ào
Quá nhiều người
Quá nhiều thì giờ
Quá nhiều khó khăn
Quá nhiều nước mắt
Quá nhiều tiền bạc
Tất cả thứ đó để làm gì?
Cho xác thân bé nhỏ!
Một viên tròn chất đạm
Phân hủy nhanh chóng.
Cái thân nhỏ bé
Tan rã nhanh chóng.
Không còn gì nữa
Cha mẹ thân yêu
Hay bất cứ người thân nào khác.
Mặc dù như vậy
Chúng ta phải có
An ủi và quan tài
Ðám ma và mộ chí
Tụ tập và tang tóc
Nghi thức và nghi lễ
Chôn hay thiêu
Ướp xác để giữ hoài
Tất cả những thứ ấy cho
Xác thân bé nhỏ phồng lên.
Các con hãy nhớ,
Các cháu hãy nhớ
Và sau chúng
Người chết bị lãng quên,
Ðá và xương còn lại.
Vậy điều này không phải
Là một sốù nhiều vô nghĩa sao?
Giá Trị
Tinh Thần
Julian Huxley nói:
Ðời phải dẫn đến
chỗ thực hiện những khả năng không kể siết về thể chất, tinh thần,
tâm linh vân vân...mà con người có thể làm được. Nhân loại có khả
năng
làm nhiều việc vĩ đại hơn, và cao quí hơn.
Bạn sinh ra trong cõi
đời này để làm
việc thiện và không để thì giờ trôi qua vô ích. Nếu bạn biếng
nhác,
bạn là gánh nặng cho thế giới này. Bạn phải luôn luôn nghĩ đến
việc
nâng cao lòng tốt và trí huệ. Bạn sẽ lạm dụng cái đặc ân trở thành
một con người nếu bạn không chứng tỏ bạn xứng đáng với nguyên nhân
mà vì nó bạn được hưởng vị trí này. Phí phạm cuộc sống con người
trong nuối tiếc dĩ vãng, trong biếng nhác và không lưu tâm chứng
tỏ sự
không phù hợp của bạn trên thế giới này. Cây văn minh mọc rễ từ
những
giá trị tinh thần mà đa số chúng ta không hiểu. Không có những rễ
ấy,
lá sẽ rụng và để lại một thân cây chết.
"Nếu tất cả núi là
sách, và nếu
tất cả hồ là mực, và nếu tất cả cây cối là bút viết, vẫn không
đủ để miêu tả sự thống khổ trong đời này"(Jacob Boehme)
Cho nên tại sao những
đạo sư giác
ngộ như Ðúc Phật sau khi thấy đời đúng theo viễn cảnh của nó,
không
một động cơ vị kỷ hay ích kỷ nào, đã giải thích rằng không có mục
đích thực sự của đời sống, nếu chúng ta cứ để đời sống chạy vòng
vòng theo chu trình sinh tử trong khi đau khổ về thể chất và tinh
thần. Nhưng
chúng ta có thể sử dụng hữu hiệu đời sống này cho mục đích tốt đẹp
hơn bằng cách phục vụ người khác, trau dồi luân lý, rèn luyện tâm
trí,và sống như một người có văn hóa trong hòa bình, hòa hợp với
phần
còn lại của thế giới. Theo Ðức Phật, con người không phải là bù
nhìn vô trách nhiệm. Con người là quả cao nhất của cây tiến hóa.
Tuy
nhiên triết lý cổ xưa trình bày mục đích của đời sống như sau:
"Dẫn từ tăm tối đến ánh sáng, từ không chân lý đến chân lý, và
từ tử đến bất tử". Những lời nói đơn giản nhưng có ý nghĩa này
cho chúng ta vấn đề đáng suy nghĩ.
Tử và Bất
Tử
Tất cả những câu con
người hỏi về
đời sống đều liên quan đến sự thực của cái chết; con người khác
biệt tất những sinh vật khác, vì con người biết được cái chết của
mình nhưng lại không bao giờ chịu hòa giải với sự chia sẻ với số
phận
tự nhiên của tất cả những sinh vật sống. Nếu chỉ con người mới có
thể hiểu được đời sống ngắn ngủi và cái chết không tránh được,
con người có thể giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến đời sống.
Trong cuộc cầm cự chống lại cái chết, con người tuy đã thành công
kéo
dài đời sống nhưng cũng chỉ giống như đứa trẻ chơi trò xây cất lâu
đài bằng cát trên bờ biển để rồi đợt sóng nối tiếp phá vỡ đi.
Con người thường làm cho cái chết trở thành đối tượng trung tâm
của
tôn giáo, cầu khẩn phước báu thiên đường để đạt đời sống bất
diệt.
Chết xẩy ra với tất
cả chúng sinh,
nhưng chỉ có con người trước sự đe dọa không ngưng của cái chết,
tạo
ra ý chí để chịu đựng. Ngoài việc ham thích được trường cửu và bất
tử trong tất cả các dạng thức có thể tưởng tượng được, con người
tạo ra tôn giáo, đến lượt nó, cố gắng đưa ra một sự kết thúc cuộc
đời có ý nghĩa hơn.
Mặc dù có nhiều tín
đồ của nhiều
tín ngưỡng tin tưởng có sự hiện hữu của thiên dường trường cửu,
nơi đây đời sống là một hạnh phúc bất diệt, chúng ta vẫn chưa nghe
thấy những tín đồ thuần thành của một tôn giáo nào say mê từ bỏ
cuộc
sống trần thế và những thứ mà họ là sở hữu chủ để rồi được về
thiên đàng ngày nay. Tương tự như vậy, ngay cả người Phật Tử cũng
thích
bám víu vào đời sống trần thế quí giá của họ chừng nào họ tồn tại,
mặc dù họ biết rằng đời sống trên thế giới này chẳng là gì cả
mà chỉ là khổ đau, và hạnh phúc tối thượng là Niết Bàn. Có bao
nhiêu
người đạt được Niết Bàn bằng bỏ tham ái?
Ngày nay cái khó khăn
nhất mà các quốc
gia phải đương đầu là vấn đề bùng nổ dân số. Ðường lối và biện
pháp phải được tìm ra để kiềm chế vết sưng không ngưng này của
dòng đời. Hàng triêu người cần thực phẩm, chỗ ở, tiện nghi và an
ninh. Với những người ấy câu hỏi không phải là "Mục đích của cuộc
đời là gì?" mà là "Phải làm gì với đời sống?". Câu trả
lời đơn giản là ta nên sử dụng một cách hữu hiệu nhất đời sống và
tìm ra cái gì là hạnh phúc mà ta có thể đạt được bằng phương thức
thực tiễn và chính đáng hơn là lo lắng quá đáng về lý thuyết trừu
tượng
về mục đích bí ẩn của cuộc đời. Tuy nhiên, tôn giáo bước vào để
an ủi con người hay thức tỉnh con người về sự thật đời sống không
thê lương và vô vọng như nó được nhìn từ cơ sở xác thân vật chất
không thôi. Có hy vọng cho một đời sống tốt đẹp hơn.
Tất cả những tiến bộ
trên thế giới
này được tạo ra bởi con người là do sự thật là con người nhận thức
được con người phải chết và muốn để ảnh hưởng lại sau khi ra đi.
Nếu con người đạt được bất tử và những ngày trên trái đất là vô
tận thì con người sẽ có xu hướng thoải mái và mất tất cả sự khích
lệ và sáng tạo để tiến bộ, con người sẽ không còn ham thích trong
việc
tạo thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn. Nếu không có chết, đời
sống sẽ đình trệ, buồn tẻ, gánh nặng không tả xiết và chán nản.
Nếu
con người có tuệ giác biết được thời gian bao lâu nữa sẽ chết, con
ngưới ấy sẽ hành động khác hẳn hành động mà người ấy đang làm hiện
nay.
"Xác
Thân Trở Thành Tro Bụi,
Nhưng Ảnh Hưởng Vẫn Còn" - (Ðức Phật)
Dù rằng cha ông chúng
ta đã chết và
ra đi, chúng ta vẫn cảm thấy họ vẫn hiện hữu với chúng ta không
vật
chất nhưng qua ảnh hưởng tạo ra từ thế hệ này đến thế hệ kia - ảnh
hưởng của họ vẫn còn. Bằng từ õ "tổ tiên", chúng ta không chỉ
liên tưởng đến tổ tiên mà đến tất cả những ai đã đóng góp vào
phúc lợi và hạnh phúc của người khác. Trong ý nghĩa này, chúng ta
có thể
nói những anh hùng, nhà hiền triết, và các thi nhân của ngày xưa
đã
không còn, nhưng vẫn hiện hữu giữa chúng ta qua ảnh hưởng của họ.
Vì
chúng ta tự liên hệ đến những liệt sĩ, và những nhà tư tưởng,
chúng
ta chia sẻ những tư tưởng khôn ngoan nhất, lý tưởng cao quý và cả
đến
âm nhạc tuyệt diệu của hàng thế kỷ qua.
Kêu gọi con tim của
con người cho một
mục đích là xác nhận không rõ ràng bản chất của đời sống. Khi con
người cảm thấy bản chất cao quý hay tuyệt trần của mình, người đó
không còn khóc than gì về mục đích cuộc đời vì đã nhận thức được
chính mình là mục đích.
Người biết suy nghĩ
nhận định rằng
dòng lịch sử loài người được quyết định không phải gì xẩy ra trên
trời mà là do cái diễn ra trong tâm con người.
Ðức Phật nói không có
một siêu
nhân nào có thể cao hơn con người toàn thiện.
Con người có thể và
phải tự nâng
chính mình lên trên giới hạn cá nhân của mình, theo bước chân của
Ðức
Phật.
Sử Dụng Hữu
Hiệu Nhất Ðời Sống
Ðiểm quan trọng nhất
về đời sống
là chúng ta có nó cho nên ta phải sử dụng nó một cách hữu hiệu
nhất.
Ðó thật sự là giá trị lớn nhất của đời sống, cơ hội sử dụng hữu
hiệu nhất nó. Nhiều người sống một cuộc đời hẹp hòi, giới hạn,
buồn tẻ và thất vọng vì họ không cố gắng sử dụng hữu hiệu nhất
đời sống. Nhưng điều này có thể làm được bằng cách có được lý
tưởng
và tuân theo nó. Lý tưởng của chúng ta phải thế nào? Chúng dùng để
trau dồi đức tính con người dẫn đến sống một cuộc đời hạnh phúc
và an lạc. Lối sống này được xem như một cuộc sống đạo hạnh, cao
thượng, chính đáng học thức được kính trọng bởi mọi người. Không
làm cho người khác hạnh phúc, một người không thể sống hạnh phúc.
Con
người phải cố gắng hết sức mình đồng thời khi gặp đối nghịch,
hay được tưởng thưởng bởi phần nào thành công, phải tự hỏi
"Tôi đã làm hết mình chưa", và cả đến khi thua, phải nhớ lại
con đường giải thoát không chỉ nằm trong chiến thắng mà là trong
việc
chấp nhận cuộc chiến.
"Cái cây mang nhiều
trái
Con sông làm đất phì nhiêu
Dòng sữa tốt của con bò
Công việc cực nhọc liên tục của người thiện;
Của cải này đáng giá, công việc này đã làm,
Cho lợi ích người khác, không phải cho riêng mình.
Học thuyết hiện đại
về phục vụ
xã hội cần thiết đến thế, có thể nói là nền móng đạo đức của tất
cả những tôn giáo vĩ đại.
Niết Bàn
Nếu ai dạy:
Niết Bàn là sẽ phải
ngưng
Hãy nói với họ: nói dối
Nếu ai dạy: Niết Bàn là sẽ phải sống
Hãy nói với họ: sai lầm"
--(Sir Edwin Arnold trong Thi Phẩm Ánh Sáng Á Châu)
Ðịnh nghĩa đã nói ở
trên đây về
về đời sống thừa đủ cho người nào hiểu quan niệm đạt Niết Bàn, nơi
đau đớn về thể chất và tinh thần không còn nữa, vì Niết Bàn nói
lên
sự chấm dứt khổ đau. Mục đích của toàn bộ cuộc đời là ngăn chặn,
giảm bớt khổ đau và tìm hạnh phúc. Nếu thực sự chúng ta muốn có
hạnh
phúc trường cửu - hạnh phúc ta chứng nghiệm trong tâm hoàn toàn
thoát khỏi
những phiền toái, chúng ta phải học cách đạt được nó. Bằng cách
kiếm
nhiều của cải, quyền uy, và những điều kiện trần thế nhiều hơn,
chúng
ta không bao giờ có thể đạt thỏa mãn thực sự, mãn ý, tâm an lạc và
hạnh
phúc không thay đổi - được gọi là "làm dịu giác quan và làm nguội
những ô trược đang cháy trong tâm."
Phải nhớ rằng không
ai bắt chúng ta
phải làm một hành động đặc biệt nào đó. Không ai phạt hay thưởng
chúng
ta. Chúng ta có hoàn toàn tự do ý chí và chọn lựa. Nếu bạn nghĩ
rằng bạn
có thể chịu được tất cả những đau đớn và khổ đau vật chất và
tinh thần, bạn có thể vẫn còn ở trong vòng sanh tử và tiếp tục gào
khóc, rên siết, đau khổ, bị nguyền rủa, càu nhàu, tranh đấu, lo
âu, chiến
đấu để tồn tại, làm việc như nô lệ đêm ngày, đương đầu với khó
khăn và chướng ngại to lớn. Thực ra trong suốt cuộc đời, chúng ta
đã
bỏ thì giờ, năng lực và tâm trí vào chiến trường - tranh đấu để
tồn
tại, tranh đấu để có quyền thế, lợi lạc, tên tuổi, lạc thú và
tranh đấu để thoát những sự việc nguy hiểm. Ðôi khi chúng ta đạt
được
một chút lạc thú xen vào giữa. Lạc thú nào thì cũng chấm dứt với
khổ
đau.
Hãy nhìn vào thế
giới, chúng ta có
thể thấy con người đánh nhau như thế nào, giết chóc, thiêu đốt,
ném
bom, bắt cóc, cướp máy bay, và đánh phá lẫn nhau. Tiêu diệt người
đồng
chủng trở nên một trò chơi giải trí hay để vui đùa. Toàn thế giới
như
một nhà điên. Con người đã quên đi tính nết tốt con người và để
tư tưởng, lời nói, và hành vi tội lỗi ngự trị con người. Rõ ràng
không có chỗ trong tâm con người để trau dồi tư tưởng và hành vi
thiện.
Làm sao ta có thể tìm được hòa bình và hạnh phúc trên chiến trường
mà
người ta chiến đấu không ngừng để thắng hay để thoát hiểm?"
Thái độ vô nhân đạo của con người đã gây nên hàng ngàn tang tóc
không kể xiết.
Nếu bạn có thể hiểu
được cái
mong manh của đời sống và cái nguy hiểm của thế giới, thì bạn có
thể
hiểu được ý nghĩa của việc đạt Niết Bàn. Bạn sẽ không còn chậm
trễ trong cố gắng tìm cầu trạng thái hạnh phúc này. Ngày nay bạn
chiến
đấu để thoát khỏi khổ đau bằng phương cách trần thế. Nhưng đó là
trận thua. Sẽ chỉ có thất bại. Tuy nhiên nếu bạn cố gắng quét sạch
khổ đau bằng cách phát triển khía cạnh tinh thần trong đời bạn,
bạn có
thể tìm thấy an lạc thực sự. Ðó là Niết Bàn.
Lạc Thú
Trần Tục
Chúng ta biết có
nhiều người trong
thế giới này, cả đến người Phật Tử, không chuẩn bị tu tập để đạt
Niết Bàn. Vì lý do đó, một số đã mô tả Niết Bàn như thiên đàng,
nơi
con người có thể vui hưởng lạc thú vô tận. Sự mô tả này lôi cuốn
những người kém hiểu biết về đời sống và sự việc trần thế và những
ai đắm mình vào tham ái, luyến chấp trong đời sống và lạc thú trần
tục.
Họ không hiểu rằng quan niệm về Niết Bàn như vậy chỉ là mộng. Tuy
nhiên người trần tục luôn nghĩ và cầu nguyện loại Niết Bàn ấy. Mặt
khác có những người nghĩ rằng tốt hơn là cứ ở trên thế giới này
mặc
dù đủ loại khổ đau để vui hưởng đời sống. Họ không hiểu rằng do
tham dục và luyến chấp phát triển nơi họ, họ không thể cảm thấy
hạnh
phúc tối thượng của Niết Bàn. Những điều trần tục khác mà họ coi
là hạnh phúc không thể giải thoát họ khỏi cái đau khổ vật chất và
tinh thần.
Theo Ðức Phật, vì vô
minh mà con người
tham cuộc sống trong vòng luân hồi sinh tử - trong khi đau khổ và
mải mê
chạy theo ảo tưởng trong sự tìm cầu điều nhằm thỏa mãn giác quan.
Họ
phải nên học cách làm dịu giác quan thay vì xoa dịu chúng bằng
nuông chiều
phù du.
Hệ Thống
Thế Giới Vô Tận
Một số người nghĩ
rằng nếu tất
cả chúng ta đều đạt Niết Bàn thì thế giới này sẽ là môt nơi trống
rỗng và sẽ không có ai làm việc cho sự tiến bộ của thế giới. Ðó
là ý kiến nông cạn xuất hiện trong tâm của những người thiếú hiểu
biết kiến thức thực sự về cuộc sống.
Họ phải hiểu rằng thế
giới này
không bao giờ trống rỗng vì chỉ có một số ít người trí có thể đạt
được Niết Bàn. Trong chừng mực mà hệ thống thế giới còn liên quan
đến
thì không có giới hạn nào đối với chúng cả. Không có sự việc như
bắt
đầu hay chấm dứt hệ thống thế giới hay vũ trụ. Các hệ thống trần
thế bao giờ cũng hiện ra và mất đi. Khi một hệ thống thế giới này
mất
đi, nhiều hệ thống khác vẫn còn lại. Trong khi đó những hệ thống
thế
giới rải rác tái xuất hiện do sự phối hợp của các phân tử và năng
lượng. Chúng sanh xuất phát từ những hệ thống thế giới khác xuất
hiện
do sự phối hợp của các thành phần này, vật chất, năng lượng và
khuynh hướng tinh thần. Ta không nên nghĩ rằng chỉ có một số chúng
sinh
giới hạn đi loanh quanh trong vũ trụ này. Chúng sanh là vô giới
hạn và
vô cùng tận.
Tiến Bộ và Ô
Nhiễm
Thực ra chúng ta có
làm việc cho sự
tiến bộ của thế giới này không? Chúng ta nghĩ rằng chúng ta làm
việc
cho sự tiến bộ của thế giới này, nhưng thực ra chúng ta hiện nay
làm tổn
thương thế giới này. Chúng ta khám phá ra nhiều máy móc cải tiến
để
phá hoại thế giới. Thiên nhiên đã sản xuất quá nhiều thứ. Ðể đạt
mục đích, chúng ta đã làm hại thế giới bằng đào bới, chặt phá, san
lấp và phá hoại cái đẹp tự nhiên của trái đất. Chúng ta đã ô nhiễm
bầu không khí, sông ngòi và biển cả. Chúng ta đã phá hoại đời sống
cây
cối và đời sống những con vật đáng thương. Chúng ta không bao giờ
nghĩ
rằng ở nơi đời sống của mỗi cây có giá trị thực phẩm hay giá trị
dược tính. Mỗi chúng sanh phải đóng góp phần của mình trong việc
bảo
trì môi sinh. Chúng ta không nên cho rằng chỉ có con người mới có
đặc
quyền đặc lợi của các cư dân có quyền sống trên trái đất này. Mỗi
và bất cứ chúng sanh nào đều có quyền bình đẳng sống nơi đây.
Nhưng
chúng ta đã tước đi quyền lợi của các chúng sanh khác. Không những
thế,
ngay trong cộng đồng nhân loại, chủng tộc này cố gắng phá hoại
chủng
tộc khác, cản trở sự tiến bộ và không để cho chủng tộc khác được
sống trong hòa bình. Họ tuyên bố chiến tranh và chém giết lẫn nhau
dưới
danh nghĩa ái quốc.
Chừng nào mà con
người còn có tâm
ô nhiễm thì không thể có hòa bình trên thế giới này. Do sự tồn tại
của
những chúng sanh như vậy nên trên trái đất này trở thành một nơi
rối
loạn. Ngày nay chúng ta thấy sự chém giết khắp nơi trên thế giới.
Người
này mưu toan lừa đảo người kia. Tư tưởng ích kỷ chiếm ưu th? trong
tâm
họ. Người này không thể tin nổi người kia. Họ nhìn người khác với
nghi kÿ trong tim họ. Người này không thể hiểu được tính chất thực
sự
hay động cơ của người khác. Mặc dù con người có thể tránh thoát
con vật,
nhưng rất khó khăn tránh thoát nổi chính con người.
Con Người
Chịu Trách Nhiệm
Con người luôn luôn
nói về sự bất
ổn của tình hình thế giới. Ai là người chịu trách nhiệm về tình
trạng
bất hạnh này? Có ai khác hơn là con người được gọi là người tài
trí? Làm sao ta có thể mong mỏi một thế giới tốt đẹp hơn và hòa
bình
nếu con người cư xử xấu xa hơn con vật? Sao ta có thể vui hưởng
cuộc
đời trong cái thế giới không thể tin tưởng được này? Các nhà khoa
học
theo đuổi cuộc chinh phục thiên nhiên vì mục đích vật chất. Triết
học
Ðông phương mong muốn sống hòa hợp với thiên nhiên vì tâm an lạc
và
thành tựu tinh thần. Bạn không thể thay đổi điều kiện trần thế
theo
lời mong ước của bạn nhưng bạn có thể thay đổi tâm bạn để phát
triển sự mãn nguyện nhằm tìm thấy hạnh phúc. Một người chỉ chú
trọng
tìm cầu thỏa mãn trần tục, sẽ không bao giờ đạt được kiến thức
cao hơn, vì kiến thức này không thể tìm thấy mà không có việc tìm
kiếm
tích cực. Chủ nghĩa duy vật hạ con người xuống hàng súc vật trong
khi
tôn giáo nâng con người lên hàng thần thánh hay cao quý. Trong chế
độ nặng
về vật chất, con người trở thành nô lệ cho giác quan. Tự nhiên đa
số
người không thích nhìn thấy sự thực của đời sống. Họ muốn ru ngủ
chính họ vào sự yên ổn của giấc mộng huyền ảo, vào tưởng tượng và
lấy bóng làm thật. Thái độ của Ðức Phật về quyền uy trần thế và
lạc thú tình dục như sau: "Tốt hơn cả quyền tối cao tuyệt đối trên
trái đất này, tốt hơn về thiên đàng, tốt hơn cả đến quyền lực trên
tất cả những thế giới, đó là thành quả của người đạt thắng lợi:
giai đoạn đầu của sự toàn hảo". Bằng cách bỏ cả cuộc đời vào
tiến bộ vật chất trần thế hầu thỏa mãn tham dục không thể cho con
người
nhìn thấy cứu cánh của cái bất toại nguyện trong đời sống. Theo
Ðức
Phật, thế giới này đặt nền tảng trên mâu thuẫn, bất đồng hay bất
toại nguyện. Bằng cách nhận thức được bản chất thực sự của hoàn
cảnh trần thế, Ðức Phật cũng nói Ngài không tán dương thế giới vì
nó bất toại nguyện và vô thường. Ngài nói phương cách đi tới lợi
lạc
trên trần thế là một việc và phương cách đi tới mục tiêu cuối cùng
- Niết Bàn- là một việc khác.
Con Người
và Mật Ngọt
Dưới đây là một câu
chuyện ngụ
ngôn để chúng ta suy ngẫm về bản chất của đời sống và lạc thú trần
tục. Một người đi lạc vào rừng dậm toàn là gai góc và đá lởm chởm.
Người ấy chạm trán một con voi to lớn bắt đầu đuổi hắn. Hắn bắt
đầu chạy để thoát mạng. Khi đang chạy hắn nhìn thấy một cái giếng,
hắn nghĩ đây là nơi tốt để hắn có thể tránh thoát con voi. Nhưng
bất
hạnh thay, dưới đáy giếng lại có một con rắn độc.
Tuy nhiên trong lúc
vô kế khả thi hắn
liều mình bám vào một cây leo thòng lòng xuống giếng. Trong khi
hắn bám
vào cây leo này, hắn nhìn thấy một con chuột trắng và một con
chuột
đen đang cắn cây leo mà hắn đang níu vào. Hắn cũng thấy một tổ ong
bên
cạnh lâu lâu lại rỏ một giọt mật.
Trong khi đương đầu
với cái chết
trong ba đường nguy hiểm, hắn vẫn còn tham nếm giọt mật rớt xuống
từ
tổ ong. Nhìn thấy tình cảnh lâm ly của của con người khốn khổ này,
một
người hào hiệp đi qua, tình nguyện dang tay cứu vớt đời hắn. Nhưng
con
người tham lam và khờ dại này từ chối vì vị ngọt của mật ong mà
hắn
đang vui hưởng. Vị ngọt của mật ong đã đầu độc hắn khiến hắn quên
đi cái nguy hiểm mà hắn đang phải đương đầu.
Nơi đây trong câu
truyện ngụ ngôn
này, con đường gai góc trong rừng tương ứng với luân hồi - bánh xe
sinh
tử luân hồi. Con đường gai góc luân hồi là một con đường bất ổn và
khó khăn. Không dễ dàng gì cho một người tiếp tục đời mình qua cái
rừng
gai góc khó khăn của luân hồi. Con voi tượng trưng cho cái chết.
Cái chết
luôn luôn theo ta, làm cho chúng ta bất hạnh phúc, tuổi già của
chúng ta cũng
tạo bất hạnh phúc và bất an trong tâm ta. Cây leo tượng trưng cho
sanh. Giống
như cây leo, cây leo càng lớn càng quấn vào cây khác, cũng như vậy
do
sanh, dòng đời chảy trôi tích lũy, nắm giữ, bám víu vào nhiều thứ
trên thế giới. Hai con chuột tượng trưng cho ngày và đêm. Ngay từ
ngày
sanh ra trong thế giới này, ngày đêm trôi qua cắt bớt và thâu ngắn
dòng
đời. Những giọt mật là những lạc thú phù du trần thế quyến rũ con
người ở lại trong thế giới vô thường và bất trắc này. Người thiện
đến dang tay ra giúp đỡ chỉ cho hắn con đường chính đáng để thoát
khỏi
tình trạng nguy hiểm là Ðức Phật.
Một người nghĩ rằng
sẽ là tốt hơn
để sống trên cõi đời nhằm hưởng thụ không cần cố gắng đạt Niết
Bàn, giống như người từ chối thoát ra khỏi tình trạng nguy khốn
trong
đời sống chỉ để nếm một chút mật ngọt. Mục đích của cuộc đời
là để đạt giải thoát khỏi gánh nặng vật chất và tinh thần.
14
ÐỜI SỐNG MONG MANH, CHẾT LÀ
ÐIỀU
CHẮC CHẮN
Hòa Thượng Tiến Sĩ K.
Sri
Dhammananda
"Ðời
sống
mong manh, chết là điều chắc chắn" Ðó là câu châm ngôn nổi tiếng
trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự
nhiên
mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng
tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh
được.
Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển
quá nhiều
tham dục và luyến ái.
Một đứa trẻ ra đời
đem niềm vui
và hạnh phúc cho những người gần gũi và thân thiết. Dù người mẹ
đau
đớn cùng cực lúc sanh nhưng vẫn vui mừng và thích thú. Người mẹ
cảm
thấy được đền bù xứng đáng sau nhiều khó khăn và đau đớn. Tuy
nhiên,
đứa trẻ lọt lòng ra đã khóc hình như nó muốn nói ra nó cũng phải
chịu
đau khổ của kiếp làm người. Ðứa trẻ lớn lên thành một thanh niên
rồi
trưởng thành, tạo hàng loạt hành vi thiện và bất thiện. Rồi nó trở
nên già nua và cuối cùng từ giã cõi đời này bỏ lại bạn bè và thân
quyến buồn đau: cuộc sống của một con người là thế đấy. Con người
cố gắng tránh thoát nanh vuốt của tử thần nhưng không một ai có
thể
thoát khỏi. Ðến lúc chết gần kề, đầu óc liên tưởng đến của cải
tích lũy, và lo sợ quá đáng về những đứa con thân yêu thân cận, và
cuối
cùng, nhưng không kém phần quan trọng, con người lo lắng quá sức
về xác
thân của chính mình mặc dù chăm sóc chu đáo và cẩn trọng nhưng nay
đã
suy nhược, kiệt quệ và tan rã. Thật đau đớn khi phải xa lìa xác
thân.
Không thể chịu đựng được nhưng không thể tránh nổi. Ðó là tâm
trạng
của mọi người khi từ giã cõi đời này với than van và rên rỉ. Sự
đau đớn về cái chết thật khủng khiếp, đó là một thái độ phát xuất
bởi vô minh.
Sợ Chết
Con người bị lo âu
không phải vì
ngoại cảnh mà vì niềm tin và tưởng tượng về đời sống và mọi thứ
của mình. Cái chết, chẳng hạn, tự nó không khủng khiếp: Khiếp sợ
và
kinh hãi chỉ do tâm trí chúng ta tưởng tượng mà ra. Với những kẻ
không
dám đối đầu với thực tại, khổ đau thật sự khủng khiếp và không
thể chấp nhận được. Nhưng nếu chúng ta biết đương đầu với sự thật,
nó sẽ làm dịu bớt hay loại trừ cái khủng khiếp của sự sợ hãi. Ðời
sống ví như viên đạn lao thẳng tới mục tiêu tức cái chết. Nhận
thức
được như vậy, chúng ta phải can đảm trực diện với hiện tượng tự
nhiên này. Muốn được tự do trong đời sống, chúng ta phải không sợ
chết.
Hãy nhớ lại khoa học dạy ta thế nào về tiến trình của cái chết? Nó
chỉ là sự xói mòn sinh lý của cơ thể con người. Chúng ta đừng sợ
hãi
và tưởng tượng hay tiên đoán về những sự khủng khiếp không bao giờ
đến cả. Một thầy thuốc nổi tiếng Sir William Oslet nói như sau:
"Trong kinh nghiệm hành nghề lâu năm của tôi, tôi thấy hầu hết
những
người chết thực sự không đau đớn và sợ hãi"
Một trợ y lão thành
cho biết:
"Hình như thảm kịch lớn nhất đối với tôi là mọi người suốt đời
bị nỗi sợ chết ám ảnh. Khi chết đến, ta thấy nó cũng tự nhiên như
bản chất cuộc sống. Chỉ có rất ít người sợ chết khi đã sống trọn
cuộc đời. Trong tất cả kinh nghiệm tôi đã trải qua, tôi chỉ thấy
có
một người có vẻ sợ hãi - một phụ nữ đã làm điều dữ cho người
chị nay đã quá trễ để hối cải".
"Một điều lạ lùng và
đẹp đẽ
sẽ đến dù là nam hay nữ khi họ đã sống trọn đời. Tất cả mọi sợ
hãi, hãi hùng đều biến mất. Tôi thường ngắm tia sáng bình minh
hạnh
phúc trong ánh mắt họ khi họ nhận thức điều đó là sự thật. Ðó là
tất cả ân huệ của Tạo Hóa."
Vì tham sống nên sự
sợ chết được
hình thành một cách thiếu tự nhiên. Nó tạo lo âu mạnh mẽ trong đời
sống
đến nỗi làm con người không bao giờ dám mạo hiểm làm điều gì dù đó
là lẽ phải. Người đó sống trong sợ hãi lo lắng về bệnh tật và các
tai nạn có thể xẩy ra cướp mất mạng sống quý giá của mình. Nhận
thức
được cái chết là điều không tránh nổi, kẻ yêu đời trần thế sẽ
đắm trong nhiệt thành cầu nguyện với niềm hy vọng linh hồn sẽ được
lên thiên đàng. Không một ai có thể hạnh phúc giữa cơn lốc của sợ
hãi
thấp hèn lo lắng như vậy. Nhưng thật khó có thể coi thường hay
không lưu
ý đến những bộc phát tự nhiên của bản năng để tự bảo vệ. Tuy nhiên
có một phương pháp để vượt qua sự sợ hãi này. Hãy quên đi quan
niệm
về cái 'tôi'; hãy đem tình thương phục vụ nhân loại và tỏ tình
thương
với người khác. Say mê phục vụ tha nhân, chẳng bao lâu bạn sẽ tự
mình thoát khỏi cái tự kỷ luyến ái nặng nề, mơ ước, kiêu căng, và
tự
tôn.
Bệnh và
Chết
Bệnh và chết cả hai
đều là việc
xẩy ra tự nhiên trong đời sống của chúng ta, và chúng ta phải chấp
nhận
điều đó với sự hiểu biết. Theo thuyết tâm lý hiện đại, nguyên nhân
tinh thần căng thẳng quá mức là do không dám đương đầu và chấp
nhận
thực tại cuộc đời. Nếu không vượt qua hay khuất phục được sự
căng thẳng đó sẽ gây nên bệnh trầm trọng. Trong khi bênh hoạn mà
quá
lo lắng hay thất vọng chỉ làm cho bệnh tăng lên. Về cái chết, đối
với
những người có tâm hồn và hành động trong sạch, chết chẳng có gì
đáng
sợ cả. Chúng ta chẳng là gì cả mà chỉ là sự kết hợp của tâm trí
và thể xác, do vậy tâm trí và thể xác không chết riêng. Nghiệp báo
do
những hành động xấu của chúng ta đã gây nên trong đời trước theo
chúng
ta vào lúc tái sanh khiến chúng ta phải chịu những khổ đau trong
đời này.
Sự kiện như vậy có thể tránh được nếu chúng ta hết sức nỗ lực tạo
công đức bằng cách sống một cuộc đời đạo hạnh và làm những hành
vi đạo đức bất kỳ ở đâu và vào bất cứ lúc nào. Làm như thế chúng
ta có thể đương đầu với cái chết một cách can đảm và thực tế phù
hợp với Phật pháp. Không có vị 'cứu tinh' nào có thể lãnh gánh
nặng
và cứu vớt chúng ta khỏi hậu quả các hành vi sai trái của chúng
ta.
Chúng ta luôn luôn tự mình nhớ tới lời Ðức Phật khuyên: "Hãy tin
và nương tựa vào chính mình, hãy gắng sức và chuyên cần". Người
Phật Tử không sầu thảm bi thương trước cái chết của một người thân
hay bạn hữu. Không có gì có thể ngăn cản được bánh xe nhân quả.
Khi một
người chết, nghiệp do họ tạo nên sẽ theo họ đến cuộc đời mới.
Người còn lại phải chịu đựng sự mất mát với bình tĩnh và hiểu
biết.
Chết là một tiến trình không tránh được trên thế gian này. Ðó là
một
điều chắc chắn trong vũ trụ này. Khu rừng có thể trở thành đô thị
và đô thị có thể tr? thành bãi cát. Núi có thể biến thành hồ. Ðiều
không chắc chắn có thể xẩy ra ở khắp mọi nơi nhưng cái chết là
điều
không thay đổi. Tất cả mọi thứ chỉ là tạm bợ. Chúng ta có cha ông,
cha ông của chúng ta cũng có cha ông nhưng bây giờ họ ở đâu! Họ
đều
đã qua đời.
Ðừng nghe kẻ ngụy
biện cho rằng
chúng tôi đang trình bày một quan niệm yếm thế bi quan. Ðó là quan
điểm
thực tế nhất trong tất cả chủ nghĩa. Tại sao chúng ta lại không
thực
tế mà mù quáng trước sư kiện thực tế đó? Có phải cái chết không
thiêu đốt m?i thức? Nó thiêu mọi thứ. Nhưng đừng quên điều này:
Vai
trò của cái chết là làm cho mọi người ý thức được số phận của
mình;
dù cho cao sang đến đâu, dù cho kỹ thuật và y khoa tiến bộ đến mức
nào
đi nữa, cái chết vẫn như nhau: hoặc ở trong quan tài hay trở thành
một
nắm tro tàn. Vậy ta có nên mặc áo tang để than khóc đời sống trở
thành
tro tàn không? Không, đó không phải là mục đích cuộc đời mà cũng
chẳng
phải là mục đích cái chết. Tiến trình của sinh là một tiến trình
liên tục cho đến khi chúng ta trở nên toàn hảo.
Ảnh Hưởng
Vẫn Còn
Ðức Phật nói: "Thân
xác con người
tuy thành tro bụi, nhưng tên tuổi và ảnh hưởng vẫn còn". Ảnh hưởng
của tiền kiếp đôi khi sâu rộng, mạnh hơn ảnh hưởng của xác thân
đang sống với một số khả năng hạn hẹp. Ðôi khi chúng ta hành động
theo tư tưởng của những nhân vật mà xác thân đã thành tro bụi.
Những
tư tưởng như vậy đóng một vai trò quan trọng trong những hành động
của
chúng ta. Mỗi người sống được cho là hỗn hợp của một phần thân
xác tổ tiên đã khuất. Trong ý nghĩa ấy, chúng ta có thể nói rằng
những
anh hùng trong qúa khứ, những đại triết gia, những hiền nhân, thi
nhân
và nhạc sĩ của mỗi dân tộc vẫn đang sống với chúng ta. Vì chúng ta
kết
nốiä với những liệt sĩ và những nhà tư tưởng trong quá khứ, chúng
ta
có thể chia sẻ những tư tưởng khôn ngoan, những lý tưởng cao
thượng và
cả đến âm nhạc bất hủ của nhiều thời đại. Dù rằng thân xác của
họ đã chết, nhưng ảnh hưởng của họ vẫn còn. Xác thân chẳng là gì
cả mà chỉ là sự tổng hợp trừu tượng sản sinh ra một hỗn hợp thay
đổi không ngừng các thành phần hóa chất. Con người hiểu rằng đời
sống
của mình chỉ là một giọt nước trên con sông đang chảy và nên vui
vẻ
đóng góp một phần của mình cho dòng sông cuộc sống.
Người không biết bản
chất của đời
sống, sẽ bị chìm đắm trong bùn lầy của thế gian này. Người đó khóc
than, rên rỉ, và đôi khi cũng mỉm cười để rồi lại khóc than. Nhưng
khi biết được thực chất của mình, người đó sẽ từ bỏ tất cả những
cái tạm bợ và tìm cầu Vĩnh Cửu. Trước khi đạt được Vĩnh Cửu, người
đó phải đương đầu với hết cái chết này đến cái chết khác. Vì
cái chết không thể chịu đựng nổi, con người có nên cố gắng khắc
phục
sự tiếp diễn không ngừng cái vòng sanh tử hay không?
Theo Phật Giáo, đây
không phải là kiếp
sống đầu và kiếp sống cuối cùng của chúng ta trên thế gian này.
Nếu
bạn làm điều thiện với lòng tin tưởng, bạn sẽ có đời sống tốt đẹp
hơn ở kiếp sau. Mặt khác nếu bạn cảm thấy bạn không muốn tái sanh
mãi mãi, bạn phải cố gắng phát triển tâm trí và loại bỏ tất cả
tinh thần ô trược.
Triết Lý
Phật Giáo
Các bậc thánh cao
thượng đã đạt
được bậc cao nhất của toàn thiện không khóc than trước sự ra đi
của
những người thân gần gũi vì các ngài đã loại bỏ hoàn toàn được cảm
xúc thường tình. Ðức Anurudha, đạt quả vị A La Hán, không khóc khi
Ðức
Phật nhập diệt. Tuy nhiên Ðức A Nan lúc đó chỉ là Tu Ðà Hoàn mới
đạt
quả vị thứ nhất trong các bậc thánh, đã không kìm giữ được khóc
than. Các tỳ kheo khóc than phải nhớ tới quan niệm của Ðức Phật về
những
hoàn cảnh có bản chất như vầy:
"Ông A Nan, có phải
Ðức Phật đã
từng dạy chúng ta rằng những gì sanh ra, những gì hiện hữu, và
những
gì duyên hợp đều đi đến tan rã? Ðó là tính chất của duyên hợp. Khi
duyên hợp xuất hiện chúng phải mất đi - Và khi những duyên hợp đó
hết,
Tịch Tịnh hiện tiền". Những lời dạy trên đây mô tả nền móng
mà dựa vào đó cấu trúc của Triết Lý Phật Giáo được xây dựng.
Nguyên Nhân
Của Khổ Ðau
Nguyên nhân của các
buồn phiền và
khổ đau là do Luyến Ái (Tanha) dưới mọi dạng thức. Nếu chúng ta
muốn
vượt khổ đau, chúng ta phải bỏ luyến ái - không phải chỉ luyến ái
người
mà luyến ái của cải nữa. Ðó là sự thật - chân lý là bài học mà
cái Chết cho biết. Luyến ái cung cấp cho chúng ta nhiều thứ để
thỏa mãn
cảm xúc, và dẫn ta vào con đường trần tục. Nhưng cuối cùng luyến
ái
ấy trở thành nguyên nhân tất cả đau khổ của chúng ta. Nếu không
học
bài học này, cái chết có thể tấn công và khủng bố chúng ta. Sự
việc
này đã được Ðức Phật soi sáng rõ ràng. Ngài dạy: "Cái chết sẽ
mang con người đi khỏi dù người đó cố bám lấy con cái và của cải,
giống như một trận lụt lớn cuốn sạch cả ngôi làng đang ngủ".
Lời dạy này ngụ ý là
nếu ngôi
làng đó tỉnh thức và cảnh giác thì có thể tránh khỏi sự tàn phá
của
lũ lụt.
Ai Cũng
Phải Chết
Chúng ta hãy nghiên
cứu việc Ðức Phật
giải quyết vấn đề cho hai người vì luyến ái mà cái chết làm cho
đau
khổ. Một người là Bà Kisagatomi. Ðứa con duy nhất của bà ta bị rắn
cắn
chết. Bà ta bồng đứa con trai chết đến cầu cứu Ðức Phật. Ðức Phật
bảo bà hãy đem đến cho Ðức Phật một vài hạt giống cải của một
gia đình không có ai chết, Ðức Phật sẽ chữa cho. Nhưng Bà ta không
thể
tìm thấy một gia đình nào như thế . Tất cả các gia đình mà Bà đã
đến
thì không nhà nào là không khóc than hay đã khóc than về cái chết
của một
người thân vào lúc nào đó. Bà đã hiểu sự thực đắng cay: ai cũng
phải
chết. Cái chết giáng xuống tất cả mọi người và không chừa ai cả.
Buồn
đau là di sản đối với mọi người.
Một người khác được
Ðức Phật dạy
là Patacara. Trường hợp của Bà này bi thảm hơn. Chỉ trong một thời
gian
ngắn, Bà mất hai đứa con, chồng, anh em, cha mẹ và tất cả của cải.
Buồn
đau đến mất trí, Bà đã lõa lồ chạy như điên như dại trên đường
phố cho đến khi gặp Ðức Phật. Ðức Phật đã giúp Bà trở lại bình
thường bằng cách giảng giải cho Bà nghe cái chết là một hiện tượng
tự
nhiên của tất cả mọi người.
"Con đã đau khổ nhiều
lần như
thế này, chứ không phải lần này thôi, Patacara; con đã đau khổ
nhiều lần
trong những tiền kiếp của con. Ðã lâu, con đau khổ vì cái chết của
cha, mẹ, con cái và những người thân của con. Trong khi đau khổ
như vậy,
nước mắt của con thật nhiều hơn nước ở biển cả".
Cuối cùng, Patacara
nhận thức được
cái bất trắc của đời sống. Patacara và Kisagotami cả hai hiểu rõ
cái khổ
và đều cảm nhận được sự đau khổ về cái chết do kinh nghiệm bi
thảm.
Bằng cách hiểu sâu sắc Chân Lý Cao Quý Thứ Nhất của Tứ Diệu Ðế về
khổ thì ba Chân Lý Cao Quý còn lại cũng hiểu được. Ngài nói: "Này
các Tỳ Kheo, hiểu được khổ, đây là khổ, cũng hiểu được nguyên
nhân của khổ, đây là diệt khổ, và con đường dẫn đến chấm dứt khổ".
Năm Uẩn
Trong Kinh Phật, chết
được định
nghìa là sự tan rã của Uẩn. Những uẩn này là năm uẩn: thọ, tưởng
hành,
thức, và sắc hay vật chất. Bốn uẩn đầu thuộc về tinh thần hay
nama,
họp thành đơn vị của thức. Uẩn thứ năm, rupa là vật chất hay vật
lý uẩn. Sự phối hợp của tâm vật lý đó theo quy ước được gọi là
cá nhân, con người hay cái Tôi. Cho nên những cá thể hiện hữu như
thế
không phải là cá nhân nào mà là hai thành phần cấu tạo cơ bản của
tinh thần và vật chất, thành phần này là những hiện tượng hiếm.
Chúng
ta không coi năm uẩn này là những hiện tượng mà là một thực thể vì
lẽ
do cái tâm tự lừa dối chúng ta, do ham muốn bẩm sinh của chúng ta
cho những
thứ nói trên là của ta để thỏa mãn cái Ngã quan trọng của chúng
ta.
Chúng ta sẽ thấy được
bộ mặt thật
của sự vật nếu chúng ta chịu nhẫn nại và có ý chí. Nếu chúng ta
quay
vào nội tâm và quán chiếu bề sâu của tâm khảm, chú tâm và nhận xét
một
cách khách quan, không hề liên tưởng đến bản ngã và rồi thì trau
dồi
việc thực hành này trong một thời gian như Ðức Phật dạy trong Kinh
Sati
Patthana, chúng ta sẽ thấy năm uẩn không phải là một thực thể mà
là một
loạt các tiến trình vật chất và tinh thần. Rồi chúng ta sẽ không
nhầm
cái bề ngoài với cái thực. Chúng ta sẽ nhìn thấy năm uẩn này phát
sinh
và biến đi liên tục nhanh chóng. Chúng luôn luôn biến đổi từng
phút từng
giây, không bao giờ tĩnh mà động, không bao giờ là thực thể mà
luôn
luôn Biến Hiện.
Tái Sanh
Bốn uẩn tinh thần,
hay thức và ba
nhóm của yếu tố tinh thần khác tạo thành Nama hay đơn vị của thức,
biến
chuyển không ngừng, nổi lên rồi lại biến đi nhưng không cùng một
khung
cảnh vì khung cảnh đó cũng biến hóa luôn. Chúng phải lập lại ngay
một
nền tảng tự nhiên mới (Sắc), một lớp vật chất tươi mới như trước
để hoạt động điều hòa. Nghiệp luật về mối quan hệ làm công việc
này và ngay lập tức sự tái sắp xếp các uẩn xẩy ra và chúng ta gọi
đó
là tái sanh.
Nhưng phải hiểu rằng,
theo niềm tin
Phật Giáo, không có sự đầu thai của một linh hồn hay một chất nào
từ
một thân xác này đến một xác thân kia. Theo triết lý Phật Giáo cái
thực
sự xẩy ra là Javana hay tiến trình tư tưởng chủ động của người sắp
chết phóng ra một số lực thay đổi tùy theo sự thanh tịnh của năm
chập
tư tưởng trong loạt này (Năm thay vì bảy chập tư tưởng như thường
lệ).
Những lực này được
gọi là Karma
Vega hay năng lượng nghiệp tự nó lôi cuốn vào lớp vật chất tạo ra
bởi
cha mẹ trong dạ con người mẹ. Uẩn vật chất trong hợp chất phôi
thai phải
có những đặc tính khả dĩ có thể tiếp nhận loại năng lượng nghiệp
đặc biệt này. Sự lôi cuốn theo cách thức này của những loại uẩn
vật
chất khác nhau tạo ra bởi cha mẹ xuất hiện do hoạt động của cái
chết
và đem lại sự tái sinh thuận lợi cho người sắp chết . Một tư tưởng
bất thiện sẽ đưa đến một tái sanh không thuận lợi.
Một Cụm Yếu
Tố và Năng Lượng
Tóm lại, sự phối hợp
của năm uẩn
gọi là sanh. Sự hiện hữu của những uẩn đó thành một cụm được gọi
là đời sống. Sự tan rã cũa chúng gọi là chết (tử), và sự tái phối
hợp của những uẩn ấy gọi là tái sanh. Tuy nhiên, một người bình
thường
không dễ dàng gì hiểu được tại sao những cái gọi là uẩn đó lại
có thể tái phối hợp. Hiểu rõ bản chất của các yếu tố, nặng lượng
tinh thần và nghiệp cùng với sự song hành của năng lượng vũ trụ
rất
quan trọng trên phương diện này. Một số người cho rằng biến cố đơn
giản và tự nhiên - cái chết là sự tan rã của năm uẩn, và sau đó
chẳng
còn gì tồn tại nữa. Có người lại cho rằng chết có nghĩa là sự
chuyển
tiếp linh hồn từ một thân xác này đến một thân xác khác; và với
một
số khác nữa, chết là sự kìm giữ vĩnh viễn một linh hồn chờ đợi
ngày
xét xử. Với người Phật Tử, chết chẳng là gì cả mà chỉ là tạm chấm
dứt một hiện tượng tạm thời. Chết chưa phải là một sự hủy diệt
hoàn toàn của cái được gọi là chúng sanh.
Nguyên Nhân
Cái Chết
Theo Phật Giáo, chết
xẩy ra trong bốn
nguyên nhân sau đây:
1. Mạng căn (hay
thọ mạng) ấn định
của chúng sanh mỗi loài đã hết. Cái chết này gọi là mạng triệt (Ayukkhaya)
2. Năng lượng
Nghiệp gây nên sự
sanh của người chết đã kiệt. Cái chết này gọi là Kamma-kkhya (Nghiệp
dĩ)
3. Sự chấm dứt cùng
một lúc của
hai nguyên nhân trên. (Ubbayakkhaya)
4. Cuối cùng có thể
do những hoàn cảnh
bên ngoài như tai nạn, biến cố bất ngờ, hiện tượng thiên nhiên
hay
Nghiệp quả từ kiếp trước không đề cập tại điều 2. Cái chết này
gọi
là Upachedake.
Có một sự tương đồng
rất đúng
để giải nghĩa bốn trường hợp chết trên đây . Nó tương tự chiếc đèn
dầu. Ánh sáng đèn dầu có thể tắt vì một trong những nguyên nhân:
1. Bấc trong ngọn
đèn đã cháy hết.
Ðiều này giống như cái chết vì thời gian cho một kiếp đã hết.
2. Dầu đã cạn giống
như nghiệp lực
đã hết
3. Dầu và bấc đã
cháy hết cùng một
lúc giống như cái chết do cả hai nguyên nhân phối hợp đề cập tại
1 và
2.
4. Hậu quả của
những yếu tố bên
ngoài như gió thổi làm đèn tắt - giống như chết do nguyên nhân
ngoại cảnh.
Cho nên, Nghiệp không
phải là nguyên
nhân duy nhất của cái chết. Cũng có những nguyên nhân bên ngoài
gây ra
cái chết. Giáo lý của Ðức Phật minh định rõ ràng Nghiệp không thể
giải
thích tất cả những việc xẩy ra.
Ðương Ðầu
Với Thực Tế
Làm sao ta có thể
đương đầu với các
sự việc không thể tránh được này một cách tốt nhất? Nên tiên liệu
và suy nghĩ là cái chết trước sau cũng phải đến. Ðiều này không có
nghĩa là người Phật Tử quan niệm cuộc đời là ảm đạm. Chết là một
sự thực và ta phải đương đầu - và Phật Giáo là một tôn giáo của
lý trí huấn luyện các tín đồ trực diện với các sự kiện, dù các sự
kiện này làm ta không hài lòng. Trưởng Giáo Nanak (vị khai sáng ra
Ðạo
Sikh) nói: "Thế gian sợ chết, với tôi, chết đem niềm vui". Thật
rõ ràng những vĩ nhân và những người cao thượng không sợ chết và
sẵn
sàng chấp nhận nó. Nhiều vĩ nhân đã hy sinh mạng sống của mình cho
phúc lợi và hạnh phúc của nhân loại. Tên tuổi của các vị này đã
được lưu truyền trên bảng vàng lịch sử cho hậu thế.
Saul Alynksy, một
người Mỹ đã quá
vãng nói: "Ðiều đơn giản quan trọng nhất mà tôi đã học được là
tôi sắp được chết. Vì một khi chấp nhận cái chết, đột nhiên bạn sẽ
thấy tự do trong cuộc sống. Bạn không còn phải lo lắng ngoại trừ
cuộc
sống của bạn có thể sử dụng một cách khôn khéo - để thúc đẩy một
sự nghiệp mà bạn tin vào". Ðó là đường lối ra sao mà các nhà tư
tưởng lớn nghĩ như thế nào về quan niệm chết.
Cái Chết
Không Tránh Ðược
Thật là một nghịch lý
khi chúng ta
thấy cái chết đã cướp đi biết bao sinh mạng của nhân loại nhưng
chúng
ta ít khi nghĩ đến cái ý tưởng đó là chúng ta cũng thế, trước sau
cũng trở thành nạn nhân của tử thần. Vì quá luyến ái cuộc đời,
chúng
ta không muốn mang trong lòng tư tưởng yếu đuối, nhưng thực tế cái
chết
là một sự thực hiển nhiên. Chúng ta muốn đặt ý nghĩ khiếp sợ đó
càng xa càng tốt và tự lừa dối mình rằng chết là một điều xa vời,
một điều không cần phải lo lắng. Chúng ta phải có đủ can đảm để
đương đầu với sự thật ấy. Chúng ta phải sẵn sàng trực diện với sự
thực này. Chết là điều có thật. Chết là một sự thực. Nếu chúng ta
nhận thức được như vậy, và biết rằng cái chết không tránh khỏi,
chúng ta hãy coi nó như một sự bình thường chứ không phải là một
biến
cố khiếp đảm, để khi nó đến, chúng ta sẽ có thể đương đấu với
nó một cách bình tĩnh, can đảm và tự tin.
Bổn Phận và
Trách Nhiệm
Biết rằng một ngày
nào đó, cái chết
sẽ cướp mạng sống của chúng ta, chúng ta phải bình tĩnh, can đảm
và tự
tin để làm tròn nhiệm vụ và trách nhiệm với gia đình. Chúng ta
không
nên chần chừ. Những việc gì có thể làm được hôm nay, đừng để đến
ngày mai. Chúng ta không nên phí phạm thì giờ và nên sống một cách
hữu
ích. Những bổn phận đối với vợ, chồng, và con cái phải được thi
hành
đúng lúc. Ðể tránh gây khó khăn và phức tạp cho gia đình do sự cẩu
thả,
chúng ta đừng chờ đợi đến lúc cuối cùng mới viết di chúc. Cái chết
có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào - nó không chờ đợi ai cả.
Chúng ta nên trực diện với cái cùng tột này với can đảm và trầm
tĩnh.
Ái Dục và
Vô Minh
Có thể chế ngự được
cái chết
không? Câu trả lời là: Có cái chết tồn tại vì có cái sanh. Có hai
khâu
liên hệ trong chu trình cuộc sống, được gọi là - Paticca
Samuppada
(Lý Nhân Duyên). Tổng cộng có tất cả là mười hai khâu trong chu
trình
này, một số trong đó là Klesas hay bất tịnh.
Một số nghiệp
(kammas) hay hành động
đưa đến vipakas hay kết quả (trong chu trình tái sanh), và cứ tiếp
diễn.
Sự tiếp diễn không kể siết của sanh tử được gọi là luân hồi. Nếu
chu trình cuộc sống có thể bị ngưng lại được, nó chỉ có thể kết
liễu ở giai đoạn bất tịnh tức Avijja (Vô Minh) và Tanha (Ái) -
Chúng là
gốc rễ của vòng sanh cần phải được tiêu diệt. Cho nên nếu chúng ta
cắt
Tham ái và Vô minh - sẽ chế ngự được sanh, vượt qua được luân hồi,
và sẽ đạt Niết Bàn.
Chúng ta phải cố gắng
hiểu rằng mọi
việc trong vũ trụ này đều mong manh. Cuộc sống chỉ là ảo giác hay
ảo
tưởng. Khi ta phân tách mọi thứ bằng khoa học hay triết lý, không
ham muốn
vị kỷ, cuối cùng chúng ta không thấy gì cả mà chỉ là hư không.