Chương II Triết thuyết Sàmïkhya (Số luận)
I. KHỞI NGUYÊN VÀ VĂN HỌC UPANISHAD
Sàmïkhya là một nền triết học tối cổ trong các hệ phái triết học của
Ấn Độ. Ngay từ thời đại khai sinh của các Upanishads, mặc dù chưa
thành hình như một hệ thống, người ta cũng có thể tìm thấy ở
chúng khá nhiều yếu tố liên hệ. Các Upanishads càng về sau càng
sử dụng nhiều thuật ngữ của Sàmïkhya.
Bản
kinh Upanishàd xưa nhất, chứa đựng những mầm móng của Sàmïkhya
phải nói là Taittirìya Upanishad. Bản kinh này thuộc trường phái
Taittrìya của Yajur Veda. Toàn bộ được chia làm ba chương
(Valli). Chương I, SÙiksïa Valli, trình bày những vấn đề của ngữ
pháp, cách phát âm1. Chương II và III, Brahmànanda Valli và
Bhrïgu Valli, trình bày tri thức về Ngã tối thượng (paramàtman).
Các
tiết 1-5 của chương II giới thuyết năm bộ phận, hay ngũ tạng
(panõca-sùoka) mà trong đó Ngã (àtman) xuất hiện như là một tiểu ngã
(jìvàtman): thực vị sở thành (anna-rasa-maya), sinh khí sở thành
(pràna-maya), ý sở thành (manomaya), thức sở thành
(vijnõàna-maya) và điệu lực sở thành (ànanda-maya). Chúng biểu
tượng cho năm nguyên lý tổ hợp thành một sinh mạng (jìva) vật
chất hay nhục thể, tổ chức sinh lý, hiện thức, lý tánh, và chân
ngã. Các tiết tiếp theo của chương này, 6-9, nói về Brahman, như
là căn nguyên của tất cả, ai biết được diệu lạc (ànanda) của
Brahman, người đó thoát khỏi mọi sợ hãi.
Các tiết của chương III viết về tìm kiếm Brahman
trong năm tạng của tiểu ngã.
Thuyết ngã tạng như vậy đã ám chỉ 25 đế sau này của
Sàmïkhya. Tri thức về Brahman khởi hành từ các thực thể vật chất
đi lần về căn nguyên tối hậu của nó, sự kiện này cũng báo hiệu
quan niệm về lịch trình hiện tượng hóa từ tuyệt đối đến tương đối
và từ tương đối trở về căn nguyên tuyệt đối, để thành tựu giải
thoát cứu cánh. Trong năm tạng (sùoka), bốn tạng đầu bao hàm 24
đế mà căn nguyên tối hậu là tự tánh (prakrïti), và tạng cuối cùng,
diệu lạc sở thành, chính là Thần ngã (purusïa).
Những quan niệm về tính phi biến dị (avyakta) của
Thần ngã, và tính biến dị (varkta) của Tự tánh cũng được tìm thấy
trong Kàthaka Upanishad. Thuyết tam đức (gunïa-traya) cũng được
báo hiệu trong Mahànàràyana Upanishad, khi bộ kinh này mô tả con
dê cái (ajà)2 có ba màu: đỏ, trắng và đen. Thuyết này lại được
nói rõ, như một định nghĩa về Tự tánh (prakrïti) gồm ba tính
chất, trong SÙvetàsùvatara Upanishad3. Nhưng SÙanïkara, thủ lãnh của
Advaita Vedànta bác bỏ ý tưởng này của Sàmïkhya4. Đằng khác, bản
chất của Thần ngã mà Sàmïkhya coi như là tri giả (jnõàtà), thọ
giả (bhoktà), Tự tánh như là tự nhiên giới, cũng được nói đến
trong bộ kinh đó.
SÙvatàsùvatara Upanishad thuộc trường phái
Taittirìya của Yajur Veda. Nó không những chứa đựng những yếu tố
của nền triết học nhị nguyên như Sàmïkhya, mà còn bao hàm một tư
tưởng nhất nguyên tuyệt đối của Vedànta, theo giải thích của
SÙanïkara. Do đó, để chỉnh lý những mâu thuẫn có vẻ có, SÙanïkara
khi chú giải đã nỗ lực loại bỏ những hàm ngụ nhị nguyên của nó.
Dù sao, trong các bản Upanishads sơ kỳ, tư tưởng nhị nguyên hình như
cũng đã báo hiệu, và tính cách mơ hồ của chúng giữa nhị nguyên và
nhất nguyên khiến người ta khó mà xác định kỳ thủy Upanishad chủ
trương một quan điểm nào. Chúng ta sẽ gặp lại những mơ hồ này ở
hệ phái Vedànta được trình bày về sau. Các Upanishads hậu kỳ,
thừa kế tư tưởng của những gì đã có trước, dĩ nhiên phần lớn chứa
đựng khá nhiều mầm móng của Sàmïkhya.
Nhưng không hẳn Sàmïkhya đã không trình bày trung
thực tư tưởng của Upanishad như các nhà Vedànta, nhất là
SÙanïkara, thường chỉ trích5. Vì người ta thấy triết thuyết này
được hàm ngụ hay được nhắc đến trong các Upanishads hay trong sử
thi Mohàbhàrata, nên ngờ rằng đầu tiên Sàmïkhya theo chủ trương
hữu thần. Thế nhưng, theo Bàdaràyana, tác giả của Brahma-sùtra,
kinh thơ căn bản của Vedànta, khi đề cập vấn đề phái Sàmïkhya có
là một triết thuyết trung thành với Upanishad hay không, đã kết
luận rằng không phải, bởi vì triết thuyết này không giả thiết một
Thượng đế vừa là nguyên nhân tối sơ, vừa là một tuyệt đối thể, và như
vậy nó là một triết thuyết vô thần.
Ý kiến của H. von Glasenapp, trong La Philosophie
indienne6, cho rằng Ìsùvarakrïna, tác giả của Sàmïkhya-kàrikà,
không như các nhà chú giải sau này đã tấn công chủ thuyết thừa
nhận hiện hữu của một chủ tể vũ trụ, mà ông chỉ không bàn đến
Thượng đế (Ìsùvara) mà thôi. Trong khi đó, các nhà chú giải của
Kàrikà lại tìm những lý do để phủ nhận sự hiện hữu của Ìsùvara;
và như thế Sàmïkhya rõ ràng chỉ là một triết thuyết vô thần kể từ
sau kỷ nguyên tây lịch trở đi.
Truyền thuyết lại cho rằng chủ trương vô thần của
Sàmïkhya đã có một ảnh hưởng quyết định đối với Phật giáo. Truyền
thuyết này dựa trên sự kiện rằng nơi đản sinh của Phật, thành
phố Kapilavastu, đã ám chỉ sự thừa nhận Kapila, sáng tổ của
Sàmïkhya. Điều này có thể kiểm chứng, nếu người ta xác định được
niên đại của Kapila.
Trái lại, theo ý kiến của Dasgupta7, chính quan
điểm vô thần của Sàmïkhya là do bị ảnh hưởng của Phật giáo. Nếu
thế, có lẽ ngay từ khởi thủy, Sàmïkhya đã chịu ảnh hưởng tuyệt
đối duy thần của các Upanishads, nếu đó là chủ trương chính yếu
của chúng chứ không phải do những luận giải về sau. Cho nên các
bản văn Upanishads hậu kỳ, cũng như trong Bhagavat-Gìta, và các
sử thi khác, như trong Purnïa, đều cho rằng Vedànta và Sàmïkhya
không chống đối nhau, đó là một chứng cớ, mặc dù có giá trị tương đối.
Rồi về sau, do ảnh hưởng của Kỳ Na giáo và Phật giáo mà Sàmïkhya
từ bỏ quan điểm tuyệt đối hữu thần để đi theo khuynh hướng đa
nguyên luận duy tâm và duy thực vô thần. Giải thuyết này tương
đối có thể giải thích vì sao một vài người theo Sàmïkhya sau này,
như Vijnõànabhiksïu, ở nửa cuối thế kỷ XVI, đã cố gắng phục hồi
quan niệm hữu thần cho Sàmïkhya.
II. TRUYỀN THỪA VĂN HỌC
Một
bài tụng trong SÙvetasùvatàra Upanishad8 có nhắc đến chữ kapila
gây thành truyền thuyết theo đó Kapila, sáng tổ của Sàmïkhya cũng
đã được tiên liệu. Nhưng kapila ở đây là một từ ngữ chỉ cho
Hyranïya-garbha, kim thai, hay bào thai của vũ trụ. Mã Minh
(Asùvaghosïa), trong Phật sở hành tán (Buddhacarita) cũng có đề
cập đến Kapila và đồng hóa với Prajapatti, tổ phụ của thế giới.
Kim thất thập luận9 của Tự Tại Hắc (Ìsùvarakrïsïnïa) nói rằng
Kapila là một tiên nhân (rïsïi) thời khởi thủy từ hư không mà sinh.
Những truyền thuyết có tính cách thần thoại này hiển nhiên được gợi
hứng từ chữ kapila được nhắc đến trong SÙvetasùvatàra Upanishad
như vừa kể.
Niên đại đích xác của Kapila, cho đến nay vẫn chưa dễ gì xác định.
Nếu theo truyền thuyết, người ta chỉ có thể dự đoán niên đại đó
không thể sau Phật.
Từ
Kapila trở đi, sự truyền thừa của Sàmïkhya được Kim thất thập luận
phác họa như sau: Tối sơ, đấng đại tiên (muni, chỉ cho Kapila),
do từ tâm mà đem Tối thượng cát tường trí nói cho Àsuri. Rồi
Àsuri truyền lại cho Panõcasùikha, và Panõcasùikha quảng bá giáo
nghĩa (tantra) này. Cuối cùng, truyền thừa đến Ìsùvarakrïsïnïa.
Về Àsuri, ngoài truyền thuyết, không có tài liệu
xác chứng sự thực lịch sử. Kim thất thập luận nói, Kapila trải
qua 3.000 năm thờ phượng thần linh, ba lần truyền đạo, và cuối
cùng mới thâu nhận Àsuri làm môn đệ. Panõcasùikha được nhắc đến
trong phẩm Giải thoát (Moksïa-àdharma) của Mahàbhàrata, theo đó,
nguyên là dưỡng tử của một người con gái tên Kapilà của gia đình
Àsura, lớn lên làm đồ đệ của Àsura và trở thành một học giả hữu danh. Tư
tưởng Sàmïkhya của Panõcasùikha cũng được trình bày dưới một
hình thức giản lược. Niên đại của Panõcasùikha được phỏng định
trong khoảng 150-50 trước tây lịch.
Tác phẩm căn bản của hệ phái này là Sàmïkhya-sùtra
được cho là do chính Kapila viết, nhưng nay đã thất truyền.
Sàmïkhya-sùtra hiện lưu truyền, cũng được gọi là
Sàmïkhya-pravacanïa là một tác phẩm khoảng thế kỷ XIV, vì nhiều lý
do cho thấy như vậy. Trước hết, phải đợi đến bản chú giải của Anirudha
về tác phẩm này, được gọi là Anirudhavrïtti, xuất hiện vào
khoảng thế kỷ XV, nhắc đến, từ đó mới được biết tới. Ngay cả
Gunïaratna, thế kỷ XIV, nhà chú giải của Sïadïdarsanasamuccaya
(Lục phái tập yếu), đề cập đến khá nhiều tác phẩm của Sàmïkhya,
mà cũng không thấy nhắc đến Sàmïkhya-sùtra.
Tuy nhiên, hiện nay Sàmïkhya-sùtra vẫn là một tác
phẩm hệ trọng của hệ phái này, ngang hàng với Sàmïkhya-kàrikà của
Ìsùvrakrïsïnïa. Sàmïkhya-sùtra, hay Sàmïkhya-pravacana, gồm tất
cả 526 sùtras chia thành sáu quyển: I, gồm 164 sùtras; II, 47
sùtras; III, 84 sùtras; IV, 32 sùtras; V, 129 sùtras; và VI, 70
sùtras. Ba quyển đầu trình bày các chủ điểm học thuyết của
Sàmïkhya; quyển IV về pháp môn tu tập; quyển V đối với các hệ phái khác;
quyển VI, các nghi vấn liên hệ bản thể luận của Sàmïkhya.
Tác phẩm đầu tiên của Sàmïkhya có lẽ là
Sàmïkhya-kàrikà của Ìsùvarakrïsïnïa, khoảng thế kỷ II sau tây
lịch. Chú giải về tác phẩm này, có Sàmïkhya-kàrikà-bhàsya của
Gaudïapàda, khoảng 640-690. Naràyanïatìrtha viết Candrikà về bản
chú giải này của Gaudïapàda. Vijnõànabhiksïu viết một tác phẩm về
tinh yếu của Sàmïkhya: Sàmïkhya-sàra. Một tác phẩm khác, được
nói là của Vijnõànabhiksïu, Pravacanabhàsïya, chú giải
Sàmïkhya-pravacana, thì truyền thuyết lại cho là của Kapila.
Vijnõànabhiksïu cũng viết Yogavàrtika, chú giải tác phẩm của
Vyàsa (kh. 400 sau tây lịch); bản này lại là chú giải của
Yoga-sùtra của Patanõjali. Như vậy, các nhà Sàmïkhya hậu kỳ càng
lúc càng tiến gần đến sự thực hiện việc sát nhập tư tưởng giữa
hai hệ phái Sàmïkhya và Yoga.
III. HAI MƯƠI LĂM ĐẾ (Bản thể luận)
Sàmïkhya được coi như thành lập từ động từ căn khya
với tiếp đầu ngữ nhấn mạnh sàmï, và do đó có thể hiểu Sàmïkhya
như là một hệ phái chú trọng phân tích sưu khảo. Nguyên lai, động
từ căn khya có nghĩa là “đếm số” và như vậy, ý nghĩa của sự suy
tư khảo sát trong hệ phái này hàm tính chất phân tích. Tuy nhiên,
vì sự phân tích của nó đối với vũ trụ thế giới căn cứ trên từng
đơn vị, nên hệ phái này được hiểu như là một chủ thuyết phân tích
bản thể của vũ trụ thành những con số. Các nhà Phật học Trung Hoa
dịch “Sàmïkhya” thành “Số luận” cũng theo chiều hướng đó. Khuy Cơ, tác
giả Thành Duy thức thuật ký, nói lại định nghĩa “Sàmïkhya” theo
giải thích của Huyền Trang rằng: “Tiếng Phạn nói là Tăng khư
(Sàmïkhya) đây dịch là “số”, tức trí huệ số, tính đếm căn bản của
các pháp mà lập danh, từ con số mà khởi luận, do đó gọi là “Số
luận”10.
Từ ngữ “Sàmïkhya” cũng được đề cập đến trong
SÙvetasùvatàra Upanishad, theo đó sự phân biệt (sàmïkhya) và tư
duy (yoga) dẫn đến hiểu biết nguyên nhân (kàranïa) Thượng đế như
là đấng thường trụ giữa những thường trụ (nityo nityànàmï), tâm
thức giữa những tâm thức (cetanas cetanànàm), và do sau khi hiểu
biết như vậy, người ta thoát khỏi tất cả mọi phiền trược
(jnõàtavà devam mucyate sarvapàsùaih)11.
Mahàbhàratà định nghĩa như sau về “Sàmïkhya”12:
hiệu lực (pramànam) của những khiếm khuyết (dosïànàm) và của
những hữu đức (gunïànàm) một cách riêng biệt, được hiểu theo một ý
nghĩa nào đó, đó là ý nghĩa của Sàmïkhya.
Nói một cách tổng quát, “Sàmïkhya” trước hết nên
hiểu đó là “chánh tri thức”13, tri thức chân chính, và tri thức
này được thể hiện bằng phân tích hay phân biệt như trường hợp mà
SÙvetasùvatàra Upanishad đã sử dụng; phân tích và phân biệt này
dẫn đến nhận thức có giá trị (pramànïa) giữa những gì được nói là
khiếm khuyết hay bất xác (dosa) và những gì được nói là toàn vẹn
hay chính xác (gunïa) trong căn nguyên của nhận thức, hiểu theo
định nghĩa của Mahàbhàrata.
Sau hết, phải biết rằng căn bản cho phân tích và
phân biệt là tính cách đa thù và sai biệt của hiện tượng giới,
nghĩa là có thể phân loại vạn tượng theo từng đơn vị để dẫn chúng
trở về với bản thể tối sơ, như giải thích của Huyền Trang.
Chúng ta đã biết phương pháp phân tích của hệ phái
này cũng đã được ám chỉ cho Upanishad và Taittirìya vừa dẫn chứng
ở trên là một trường hợp điển hình. Từ hai căn nguyên tối sơ,
căn bản vật chất (prakrïti) và căn bản tâm linh (purusïa) khi
giao thiệp nhau dẫn đến lịch trình hiện tượng hóa của vạn hữu.
Lịch trình này được phân tích thành 25 phạm trù, gọi là 25 đế.
Dưới đây là lược đồ của chúng.
Tự
tánh (prakrïti)
Đại (mahat) Ngã mạn
(ahamkàra) Ngũ duy (tanmàtra) (Ý)
(Ngũ tri căn)
(Ngũ tác căn)
(Ngũ đại)
Thần ngã (purusïa)
Tất cả các phạm trù trong lược đồ trên được phân
loại theo bốn tính chất: bản (mùla); biến dị (vikrïti) hay
vyakta); vừa bản vừa biến dị; và phi bản phi biến dị. Phân loại
này căn cứ theo Sàmïkhya-kàrikà của Ìsùvarakrïsïnïa14. Chúng cũng
được giải thích theo tác phẩm này, và chúng ta dựa theo đó để
trình bày.
1. Prakrïti, tự tánh, là nguyên nhân tối sơ hay căn
bản (màla-karànïa) của vạn hữu, do đó không thể sinh ra từ một
cái khác. Vì là nguyên nhân căn bản, nên nó được nói là bản
(mùla-prakrïti). Vì không sinh ra từ một cái khác, nên không phải
là biến dị (avyakta hay avikrïti).
2. Đại (mahat), ngã mạn (ahamïkàra), ngũ duy
(tanmàtra): 7 phạm trù này phát sinh từ nguyên nhân tối sơ là
Prakrïti, theo quá trình: Đại phát sinh từ tự tánh, do đó có tính
chất biến dị, đồng thời cũng là nguyên nhân cho sự phát sinh của
ngã mạn, nên cũng là bản. Cũng vậy, Ngã mạn sinh từ Đại, nên có
tính chất biến dị, và đồng thời là nguyên nhân cho Ngũ duy nên cũng là
bản. Ngũ duy sinh từ Ngã mạn, và là nguyên nhân của Ngũ đại, Ngũ
tri căn, Ngũ tác căn và Ý, do đó nó vừa bản vừa biến dị.
3. Các phạm trù còn lại, 16 tất cả, Ngũ đại
(bhùta), Ngũ tri căn (jnõànendriya), Ngũ tác căn (karmendriya) và
Ý (manas), không là nguyên nhân cho một cái gì cả, nên chúng chỉ
có tính chất biến dị.
4.
Thần ngã (purusïa), nằm ngoài lịch trình hiện tượng hóa, không là
nhân, cũng không do cái gì mà sinh, nên không phải là căn bản và
cũng không có tính chất biến dị.
IV. THUYẾT NHÂN QUẢ
Lịch trình hiện tượng hóa của vạn hữu là mối dây
liên hệ nhân quả từ những căn nguyên tối sơ dẫn đến vạn thù sai
biệt. Triết gia khi chiêm nghiệm về bản thể của vạn hữu, hoặc
nhìn chúng trong một quá trình từ sinh thành đến hủy diệt, hoặc
khảo sát chúng trong bản chất tồn tại dưới những tương quan có
tính cách cơ giới.
Những quan điểm như thế thường dẫn đến hai thái độ
khác nhau về liên hệ nhân quả. Hoặc tương quan nhân quả chỉ có ý
nghĩa trong chiều dọc của sinh thành và hủy diệt. Hoặc tương quan
đó chỉ là quan hệ cộng đồng tác dụng trong chiều ngang. Từ đó đi
sâu vào chi tiết, người ta cảm giác những phức tạp mà chiều
ngang hay chiều dọc không chỉ là những khía cạnh đơn thuần và cố
định. Vũ trụ có thể xuất hiện từ một nguyên nhân hay hai nguyên nhân,
nhưng ý nghĩa tồn tại của vạn hữu luôn luôn ở trong tư thế cộng
đồng tác dụng. Tác dụng đó có thể là quan hệ dây chuyền của chiều
dọc, nhưng những đa thù và sai biệt phải được khảo sát kỹ từ
tương quan tác dụng theo quan hệ dây chuyền của chiều ngang. Dù
nhìn theo chiều hướng nào, cái nhìn nguyên khởi vẫn có tầm mức
quyết định. Cái nhìn nguyên khởi này, khi bắt đầu từ chiều dọc,
người ta sẽ thấy quan hệ tất nhiên giữa vật liệu và ngôi nhà được
xây cất cho biết tính cách sai biệt của nhân quả.
Nói cách khác, có hai thái độ khi nhìn vào quan hệ
nhân quả. Nếu khảo sát vạn hữu trong chiều hướng nhân quả sai
biệt (kàranïa-kàrya-bheda), ta đi đến chủ trương quả không có sẵn
trong nhân, và lập thành thuyết Vô quả luận (asatkàrya-vàda).
Ngược lại, khảo sát trên chiều hướng nhân quả vô biệt
(kàranïa-kàrya-abheda), ta đạt đến thái độ coi như quả đã có sẵn trong
nhân, và lập thành thuyết Hữu quả luận (satkàrya-vàda). Thái độ
thứ nhất được đặc trưng nơi các nhà Thắng luận (Vaisùesika), và
ta cũng có thể kể thêm những nhà Tiểu thừa Phật giáo. Thái độ thứ
hai là chủ điểm của Sàmïkhya, và nhờ đó mà hệ phái này đã mô tả
hợp lý về lịch trình hiện tượng hóa của mình.
Lập thuyết cho Hữu quả luận (satkàrya),
Sàmïkhya-kàrikà đưa ra năm chứng cứ15:
1. Vì phi hữu tức phi nhân (asad-akaranïàt: vô bất
khả tác cố ): nếu quả
(kàryà) không có trước hay có sẵn trong nhân (kàranïa), nó sẽ là
cái phi hữu (asat), bất thực như lông rùa sừng thỏ, như hoa đốm
giữa hư không. Vàcaspati, thế kỷ IX, nói: “Ngay dù với một trăm
nghệ sĩ, cũng không thể trở thành màu vàng”16. Nghệ sĩ có thể tô
màu vàng lên bức tranh của mình, màu vàng đó, dù là kết quả từ
hành vi của nghệ sĩ đó, nhưng không phải là kết quả từ chính bản
thân hay bản thể của người nghệ sĩ. Đối với ông, màu vàng (nìlam)
là một phi hữu (asat). Sự hữu (sat) của màu vàng phải ở một nơi
khác. Dù cả trăm nghệ sĩ cùng họp lại, cùng cộng đồng hợp tác, nhưng
không thể vì vậy mà trở thành màu vàng.
2. Phải do nhân tố (upàdànagrahanïàt: tất tu thủ
nhân cố ):
nhân tố hay thủ nhân (upàdàna) chỉ cho sự gắn bó mật thiết giữa
quả với nhân. Quả chỉ là sự thể hiện hay phát hiện từ nhân tố.
3. Nếu không, mọi sự không hiện hữu
(sarvasamïbhavà-bhàvàt: nhất thiết bất sinh cố): nếu quả không có
sẵn trong nhân, tất cả mọi hiện hữu (sarvasamïbhava) đều chỉ là
vô thể (abhàva) hay không tự tánh, và như vậy cũng có nghĩa là
bất thực, không hiện hữu. Điều này cho thấy, trước khi xuất hiện,
quả phải có sẵn trong nhân.
4.
Vì là sở tác của năng tác nhân (sùaktasya sùakyakaranat: năng tác
sở tác cố): đối với quả, nhân là khả năng sáng tạo (sùakta). Chỉ
có nguyên nhân hữu hiệu mới có thể sáng tạo những gì đang tiềm ẩn
trong nó. Như vậy, trước khi phát hiện, quả phải tiềm ẩn sẵn
trong nhân của nó. Thành tạo chỉ là một cách hiện hóa, hay là
phát hiện cái tiềm thế đó mà thôi. Nước không thể tạo ra sữa đặc;
lau sạch không thể tạo ra áo quần; đất cát không thể tạo ra cơm
hay dầu ăn.
5.
Vì nhân có quả (karanïabhàvàt: tùy nhân hữu quả cố) : tùy theo
nhân mà có quả. Quả là yếu tính của nhân tố và như vậy nó là một,
đồng nhất, với nhân tố. Khi những trở ngại để thể hiện không còn
nữa thì tự nhiên quả ấy phát sinh từ nhân của chính nó. Nhân và
quả là những giai đoạn tiềm ẩn hay hiển hoạt của một quá trình.
Áo quần tiềm ẩn trong vải, dầu ăn có trong những hạt có dầu, sữa
đặc có từ sữa tươi. Quả có trước hay có sẵn trong nhân tố của
chính nó.
V. TỰ TÁNH (PRAKRÏTI)
Lịch trình hiện tượng hóa chỉ diễn ra cho những biến thái của vật
chất. Vật chất tối sơ hay nguyên chất (pradhàna) chính là tự tánh
(prakrïti). SÙvetasùïïvatàra Upanishad định nghĩa pradhàna,
thắng nhân, như là những gì có thể diệt tận (ksïara), đối ngược
với hara, một biệt danh chỉ cho SÙiva, đấng từ đó mà vạn hữu xuất
hiện, như là những gì bất diệt, bất tử (amrtàksara).
SÙvetasùvatàra Upanishad cũng mô tả prakrïti như là màyà17, vì
đấng Đại chủ tể (mahesvara) sáng tạo vũ trụ như một nhà huyền thuật
(màyin).
Trong lý thuyết nhân quả, Sàmïkhya đã chỉ rõ quả
chỉ là sự biến thái và phát hiện của một nhân đã tiềm tàng quả
trong nó. Prakrïti là nguyên chất tối sơ, là nguyên ủy của vật
giới, của vũ trụ thế gian. Prakrïti, như đã thấy, vì là nguyên
nhân và duy chỉ là nguyên nhân, nên có tính chất không biến dị,
nó được gọi là phi biến dị (avyakta). Nguyên chất tối sơ này chỉ
có thể biết được qua suy luận nhân quả, nghĩa là chỉ có thể nhận ra rằng
tỉ lượng (anumàna). Nó cũng là nguyên lý vô tri, vô thức, nên là
vật chất (jada). Và vì nó là một năng lực hoạt động vô hạn nên
cũng được nói là hữu năng (sùakti).
Hiện tượng giới, vạn vật trong vũ trụ, bất kể vật
chất hay tinh thần, tất cả phát hiện từ prakrïti, chúng là những
gì có tính chất biến dị (vyakta), chỉ cho sự chi phối của sinh,
trụ, dị và diệt. Nhưng prakrïti là nguyên nhân của tất cả, nó
không sinh ra từ một nguyên nhân nào khác, độc lập, tuyệt đối,
đơn nhất và trường tồn, Sàmïkhya-kàrikà18 nêu lên năm chứng cứ
cho sự hiện hữu của Prakrïti.
1. Vì biệt loại hữu lượng (bhedànàmï parimanàt):
Mọi vật trong thế gian, nếu được tạo ra, tất nhiên chúng phải bị
hạn chế, nghĩa là có số lượng (parimàna). Nói cách khác, hiện hữu
của vạn hữu được hạn lượng bằng số lượng của chúng. Tính cách
hạn chế hay hạn lượng này muốn nói rằng, một vật này chỉ có thể
phát xuất từ một hay nhiều sự vật nào đó như là nguyên nhân của
nó. Hạn chế của cái lu đất là đất sét, nguyên nhân của nó. Như
vậy, phải có một vật thể nào đó không bị hạn chế mới có thể là nguyên
nhân của vạn hữu sai biệt này. Từ một bình đẳng tỉ lượng mà suy
ra, ta bắt gặp vật thể tối sơ, vô hạn, vĩnh cửu, nguyên nhân cho
tất cả; đó là prakrïti.
2. Vì đồng tánh (samanvdyàt): Những đồ được chế tác
bằng đất, hình thức và công dụng của chúng bất đồng, nhưng chắc
chắn là có cùng chất đất như nhau. Một khúc gỗ được xẻ thành
nhiều mảnh để chế tác nhiều khí cụ cho nhiều công dụng khác nhau,
nhưng vẫn cùng một bản chất gỗ. Cũng vậy, tất cả mọi biến dị
trong lịch trình hiện tượng hóa đều có chung bản tính hỉ, ưu và
ám, là ba tính chất của một prakrïti.
3. Vì hữu năng (kàryatah pravrïttehï): Mọi hiện hữu
phải xuất hiện từ tiềm năng của chúng. Tiềm năng của lu nước là
đất sét. Trong lịch trình hiện tượng hóa cũng vậy, vạn hữu tìm
thấy tiềm năng của chúng nơi prakrïti.
4. Vì nhân quả sai biệt (kàranïa-kàrya-vibhagàt):
Quả và nhân là những sự thể khác biệt. Đất sét và lu đất, cùng
tính chất nhưng không cùng hình tướng. Quả là hiện thể và nhân là
tiềm thể của một quá trình. Thế giới hiện thực này phải bắt
nguồn từ một nguyên nhân không cùng hình thái hiện tượng của nó.
Cố nhiên, nguyên nhân này chính là prakrïti.
5. Vì biến tướng vô biệt (avibhàgàt
vaisùvarùpyasya): Vì không có sự sai biệt của biến tướng, của
trạng thái hoàn toàn hồn nhiên. Khi thế giới hiện thực này hoàn
toàn hủy diệt, nó trở lại trạng thái hồn nhiên, được gọi là biến
tướng vô biệt, nghĩa là tướng phổ biến không sai biệt. Rồi khi thế giới
tái sinh, từ trạng thái hồn nhiên ấy, thế giới hiện thực bước vào
lịch trình hiện tượng hóa. Prakrïti là trạng thái hồn nhiên đó.
Các luận chứng trên đây, như đã thấy, chúng diễn ra
theo một bình đẳng tỉ lượng (anumàna), nghĩa là suy luận từ quả
hiện hữu trong thế giới hiện thực đi lần lên đến nguyên nhân tối
sơ của chúng. Cứ theo chiều hướng của một bình đẳng tỉ lượng như
vậy, ta có thể bắt gặp mô tả của Maitràyanìya Upanishad 19:
“Quả vậy, thoạt kỳ thủy, thế giới này duy chỉ là
bóng tối. Cái đó ở trong nguyên lý tối cao. Khi bị kích thích bởi
nguyên lý tối cao, nó chuyển động thành sai biệt. Quả vậy, hình
thái đó là sự ham muốn. Khi sự ham muốn đó bị kích thích, nó
chuyển động thành sai biệt. Quả vậy, đó là hình thái của hữu
chất”.
Mô tả này hàm ngụ ba phẩm tính (tri-gunïa) trong
Prakrïti.
SÙvetasùvatàra Upanishad mô tả sự sáng tạo vũ trụ
của Ìsvara20: “Ngài, sau khi khởi sự các công tác của mình kết
hợp với ba phẩm tính, phân phối mọi hiện hữu. Khi ba phẩm tính
này vắng mặt, công tác đã thực hiện của ngài trở thành hủy diệt,
và trong sự hủy diệt của công tác ấy, ngài tiếp tục quá trình
sáng tạo khác.”
Cả hai bản kinh đều mô tả quá trình sinh thành và
hủy diệt của hiện tượng giới, mà nơi Sàmïkhya, đó là quan hệ tồn
tại và hỗ tương tác dụng của ba gunïa. Nếu chúng ở trong trạng
thái quân bình, hiện tượng giới không hiện hữu hay hủy diệt để
trở lại nguyên thủy. Khi chúng không ở trong trạng thái quân
bình, lịch trình hiện tượng hóa của vũ trụ thế giới diễn ra. Lịch
trình này, chi tiết sẽ đề cập sau, được Sàmïkhya-pravacana-sùtra21 mô
tả:
“Prakrïti là trạng thái quân bình của sattvan rajas
và tamas. Từ Prakrïti chuyển động thành mahat; từ mahat thành
ahamïkàra; từ ahamïkàra thành 5 tanmàtra, hai bộ indriya; từ
tanmàtra thành 5 bhùta”.
Về ý nghĩa của ba gunïa, Sàmïkhya-kàrikà XII-XIII
nói:
“Hỉ (prìti), ưu (aprìti) và ám (visïàda) là tự thể
(àtmaka); chiếu (prakàsùa), động (pravrïtti) và phược (niyama) là
mục đích (artha); chúng hỗ tương nhiếp phục, chi trì, sinh khởi
và cộng tác”22.
“Sattva được nói là nhẹ và sáng; rajas, trì và
động; tamas, trọng và phú. Chúng cùng tác dụng cho một mục đích
duy nhất, như một ngọn đèn”23.
Theo mô tả này, sattva, hỉ, là thực tại hay thực
thể chịu trách nhiệm về sự phát hiện của đối tượng trong ý thức.
Nó là yếu tố khoái lạc hay gây ra khoái lạc. Tướng dạng của nó là
trôi nổi bồng bềnh, nhẹ nhàng (laghu: khinh) và sáng láng, chiếu
rọi (prakàsùaka: quang). Quan năng của ánh sáng, sức phản xạ,
chiều hướng thượng, hạnh phúc, như ý, ân huệ, tất cả đều do
sattva. Nó có màu trắng.
Rajas, ưu, là kích chất, là sự ham muốn, là nguyên lý vọng động.
Rajas tạo ra đau khổ. Hậu quả của nó là sự cuồng bạo. Đó là động
lực tình cảm (cala: động) và khích tố (uapasïtanbhake: trì).
Rajas màu đỏ.
Tamas, ám, bóng tối, là nguyên lý trì hoạt, tức
hoạt động trì trệ, u mê, không nhuệ khí. Nó gây ra trạng thái vô
cảm, hờ hững, vô minh, uể oải, ngơ ngác, tiêu cực, thụ động, là
hậu quả của tamas. Nó là sức nặng (guru: trọng) và bao bọc
(varanïaka: phú) và do đó trái với sattva. Tamas cũng trái với
rajas vì sự hoạt động không ngừng của gunïa này. Tamas màu đen.
Chú giải của Vàcaspati cho Kàrikà XII trên đây, về
những hỗ tương của ba gunïa, theo đó: (a) hỗ tương nhiếp phục,
chúng liên hệ với nhau mật thiết cho đến khi một gunïa này thắng
thế cho mục đích thì các gunïa khác ẩn phục; (b) hỗ tương chi
trì, vì tác dụng của một gunïa này được hỗ trợ bởi các gunïa kia;
(c) hỗ tương sinh khởi, khi một gunïa này tạo ra những kết quả
của chính nó phải dựa trên các gunïa kia, và sinh khởi ở đây được hiểu
như là hiến thái; cuối cùng, (d) hỗ tương cộng tác, chúng cùng hỗ
tương quan hệ chứ không hiện hữu riêng rẽ. Ngọn đèn trong Kàrikà
XIII mô tả những quan hệ hỗ tương của chúng: cũng như dầu phụng,
tim bấc và ánh sáng của một ngọn đèn, cả ba cùng hỗ tương quan hệ
tạo ra ánh sáng cho mục đích là chiếu sáng.
Quan hệ của ba gunïa này cũng có thể mô tả một cách
thi vị như tâm trạng của một người đang yêu. Tâm trạng đó là
sattva, khi anh chàng cảm giác hoan lạc trong tình yêu; nó là
rajas, khi chàng say mê săn đuổi và chinh phục người yêu không
ngừng; và nó là tamas, sự mù quáng của anh chàng khi đeo đuổi
người yêu. Hoài vọng, rồi thất vọng, rồi mù quáng; hay hoan lạc,
rồi đau khổ, rồi mất tinh thần, uể oải, hờ hững. Những tâm trạng này
liên tục quay cuồng, biến chuyển, gây thành một tấn tuồng yêu
đương sôi nổi. Nhà thơ Rasalìna mô tả tình yêu đó như là những
phẩm tính gunïa, rằng: đôi mắt của người yêu vừa trắng, vừa đỏ
vừa u tối, và vừa cả rượu ngon, độc tố và độc dược, mà hậu quả là
khi những thứ đó xuyên qua trái tim tình nhân sẽ làm cho anh
chàng hiểu được thế nào là sức sống, cơn hấp hối, lười biếng và
sự ngừng đọng của chết chóc. Bởi vì, sattva màu trắng như rượu
ngọt và mang lại hoan lạc của tình yêu; rajas, màu đỏ, như độc tố, gây
ra đau khổ; tamas, màu đen u tối, như độc dược gây ra chết chóc,
vô thức.
Ìsvarakrïïạsïnïa nói: “chúng ta cúi đầu trước prakrïti trắng, đỏ và
đen, một người mẹ tự dưng mà có, một vú nuôi, một nơi chất chứa
mọi sinh thành.”