IV.
SUY LÝ HAY TỈ LƯỢNG (ANUMÀNA)
Theo nguyên nghĩa, anumàna chỉ cho tri thức khởi lên với hiệu lực tùy
theo (anu) một nhận thức khác. Gautama nói rằng (Sùtra I.1.15)
anumàna khởi lên tiếp theo sau pratyaksïa. Nói một cách tổng
quát, đây là loại nhận thức mà hiệu lực của nó căn cứ trên diễn
dịch và loại suy. Nó được dịch sang chữ Hán là “tỉ lượng” với ngụ
ý rằng loại nhận thức này dựa trên sự so sánh, tức đặt trên quan
hệ nhân quả giữa một định luật đã biết hay một quan niệm phổ
biến, rồi từ đó diễn dịch ra hiệu lực của một nhận thức đang được đặt
thành vấn đề. Thí dụ, khi thấy khói bốc lên phía bên kia núi mà
biết rằng bên đó có lửa, như vậy là do căn cứ trên kinh nghiệm
phổ thông theo đó, ở đâu có khói nhất định phải có lửa.
Suy luận trên định luật nhân quả có thể diễn ra hai
chiều hướng ngược nhau. Hoặc có thể suy luận đi từ nguyên nhân
mà tìm ra kết quả. Thí dụ, khi thấy mây kéo vần vũ, người ta biết
chắc rằng trời sẽ đổ mưa. Nyàya gọi sự suy luận quan hệ nhân quả
này là hữu tiền (pùrvavat). Trong trường hợp ngược lại, người ta
đi từ kết quả có đó rồi lần đến nguyên nhân của nó. Thấy nước
sông đầy thêm và đục hơn mà biết rằng đã có mưa trên nguồn. Loại nhận
thức suy luận này, Nyàya gọi là hữu dư (sùesavat). Cũng có một loại
nhận thức suy lý khác, căn cứ trên loại suy, trong trường hợp
nhân quả đồng thời. Loại này, Nyàya gọi là bình đẳng tỉ lượng
(sàmayatodrïsïta).
Khác với hiện lượng, mà phạm vi của hiệu lực tri
thức chỉ giới hạn trong một cá nhân, ở đây phạm vi của tỉ lượng
không chỉ riêng đối với chính ta mà còn có thể áp dụng đối với
người khác. Do đó, xét trên khía cạnh này, tỉ lượng đến hai mục
tiêu là: tự ngộ (svàrthànumàda), suy luận cho chính mình, và ngộ
tha (paràrthanumàna), suy luận để truyền thông tư tưởng của mình
cho kẻ khác. Các pháp thức luận lý được thiết lập chính là để thỏa
mãn chủ đích thứ hai của tỉ lượng. Chúng ta sẽ trở lại nó trong phần
kế tiếp.
V. THÍ DỤ LƯỢNG (UPAMÀNA): Loại suy)
Thí dụ lượng nhận thức căn cứ trên loại suy, lấy
một vật đã biết để chỉ một vật chưa biết. Thí dụ, một người không
rõ ý nghĩa xác thực về chữ “con bò” (gavaya), nay muốn biết, đó
là con gì. Người khác có thể bảo: “Con bò như con trâu vậy”
(gosadrïïsùah gavayahïï samïgraha). Nhờ thế, khi đi vào rừng,
thấy con gì tương tợ như “con trâu” liền nhớ lại điều đã học trước
đây, tức thì khởi lên ý nghĩ” “asau gavayapadavàcyahï”, đây là con bò.
Duy chỉ Nyàya là nhận có upamàna. Các nhà Phật học
liệt nó vào hiện lượng và tỉ lượng. Sàmïkhya và Vaisùesïika liệt
vào tỉ lượng.
VI. THANH LƯỢNG (SÙABDA-PRAMÀNA - CHÍNH LÝ NGÔN
NGỮ)
Thanh lượng (SÙabda-pramàna) là nhận thức hữu hiệu
dựa trên thẩm quyền của một nhân cách có uy tín (aptà). Thẩm
quyền này được dành cho các bộ Vedas, vì Veda chính do Ìsùara nói
lên. Thần Ìsùara cố nhiên là nhân cách có uy tín tuyệt đối.
Các điều kiện của Thanh lượng sau đây phải thỏa
mãn:
1. àkànksïà (cần yếu). Trong một câu nói, chỉ gồm
những lời cần phải nói, nếu chỉ tập hợp một mớ lời không cần
thiết, sẽ là vô nghĩa. Thí dụ: “trâu ngựa người voi” (gauhï
asùvhï purusïahï hasti).
2.
yojyatà (thích ứng). Những lời nói phải thích ứng với ý nghĩa muốn
nói. Thí dụ, thay vì nói: “phải tưới nước”, lại nói: “phải tưới
lửa” (vahninà sincet), thì tiếng nước ở đây cố nhiên không thích
ứng.
3. sannidhi (liên tục). Giữa các lời nói phải tiếp
nối nhau không gián đoạn. Thí dụ: câu nói “dắt con bò” (gàm
ànaya) mà nói từng lúc giai đoạn, câu nói sẽ vô nghĩa.
Phần quan trọng nhất trong triết học Nyàya chính
yếu là Nhận thức luận, Phương pháp luận, và Pháp thức luận lý.
Những vấn đề này gây ảnh hưởng lớn trên tất cả các hệ thống triết
học Ấn Độ. Tuy nhiên, về siêu hình học, hay bản thể luận, phái
này không khai triển những gì mới lạ. Căn bản hầu như đặt hoàn
toàn trên Vaisùesïika.
Chắc chắn giữa siêu hình học và luận lý học có tương quan mật thiết.
Phái này không tự tạo cho mình một căn bản siêu hình đặc sắc, do
đó về luận lý học, nếu nghiên cứu kỹ, sẽ không tránh khỏi những
nan giải cho các nhà Nyàya. Về sau, sự sáp nhập Nyàya và
Vaisùesïika thành một hệ thống cũng là để vượt qua nan giải này.
Tuy nhiên, sự sáp nhập ấy chỉ hệ thống cho hợp lý của phái này,
ngoài ra, không có khám phá nào độc đáo.
VII. NGŨ CHI TÁC PHÁP (Pháp thức luận lý)
Nhận thức khi đã đạt đến một quan niệm phổ biến, mà
Sùtra I.1.15 nói là sự nhất trí chung cho cả phàm lẫn thánh, tức
kiến biên (drïsïtïànta), sau đó phát biểu nó trong một mệnh đề.
Mệnh đề này được gọi là tông nghĩa hay định thuyết (siddhànta).
Nó là lập trường mà luận giả (vàdin) nêu lên để đòi hỏi sự chấp
thuận của đối phương. Một pháp thức luận lý theo đó gồm hai bộ
phận chính yếu. Bộ phận thứ nhất là sở lập (sàdhya), lập luận nêu
ra để thảo luận; trong Ngũ chi tác pháp, nó là tông chi (pratijnõa). Sở
lập phải được chứng tỏ giá trị của nó bằng một chuỗi suy luận
gồm bốn chi pháp thức, gọi chung là năng lập (sàdhana). Ngũ chi
tác pháp này diễn ra như sau:
a. Tông (pratijnõa): Đằng núi kia có lửa.
b. Nhân (hehtu): Vì có khói.
c. Dụ (udàharanïa): Ở đâu có khói, ở đó có lửa, thí
dụ lửa trong bếp.
d. Hiệp (upanaya): Đằng núi kia có khói.
e. Kết (nigamana): Do đó, đằng núi kia có lửa.
Trong Ngũ chi tác pháp trên đây, dụ là trường hợp
diễn dịch từ nhân, diễn ra trước hai trường hợp khác nhau là đồng
dụ và dị dụ. Với đồng dụ, người ta nói: Ở đâu có khói, ở đó có
lửa, thí dụ như lửa trong bếp. Ở dị dụ, người ta nói: Ở đâu không
có khói, ở đó không có lửa, thí dụ như nước trong hồ. Hiệp xác
nhận lại nhân và kết xác nhận lại tông chi. Các nhà luận lý học
Phật giáo cho rằng sự lặp lại này không cần thiết, do đó họ chỉ
thừa nhận có ba chi. Pháp thức này được gọi là tân nhân minh, do Trần
Na (Dignàga) chủ xướng.
VIII. TÔNG (PRATIJNÕA)
Tông là một mệnh đề14 trong đó chủ ngữ và thuật ngữ
là hai khái niệm mà cả luận giả và đối phương cùng thỏa thuận về
ý nghĩa; tức chúng phải thỏa mãn điều kiện cực thành
(siddhànta). Thí dụ, khi một nhà Vedànta lập luận với một nhà
Phật học mà nói rằng: “Brahman (là) bất tử”. Trong tông chi này,
Brahman đứng ở vị trí chủ ngữ. Nhưng ý nghĩa của từ ngữ không được quan
niệm như nhau giữa luận giả và đối phương. Nhà Vedànta hiểu
Brahman như là một bản thể của vũ trụ, trong khi nhà Phật học chỉ
có thể coi đó là một chúng sanh cao cấp. Chủ ngữ không cực
thành, cho nên ý nghĩa sở lập (sàdhya) của tông chi trở thành mơ
hồ, bất xác. Nếu thuật ngữ không thỏa mãn được điều kiện cực
thành, sở lập cũng trở thành bất xác như thế.
Khi chủ ngữ và thuật ngữ đã thỏa mãn yếu tố cực
thành, tông chi đương nhiên được đặt thành vấn đề thảo luận. Nó
được gọi là sàdhya, và cũng được gọi là paksïa. Trong thuật ngữ
Sanskrit, nghĩa đen của paksïa là cánh cung. Ở đây, nó có nghĩa
là ý kiến hay chủ trương tức chủ đề của một luận thức.
Xét theo cơ cấu văn pháp của Sanskrit, giữa chủ ngữ
và thuật ngữ, mà Hán văn xưa gọi là tiền trần và hậu trần, không
có những liên từ (copula) như “là”, hay “có” để đặt quan hệ của
chúng; do đó, nơi mệnh đề tông chi người ta cần phải phân biệt rõ
chủ điểm tranh luận đặt ở đâu. Chúng ta có thể giả lập một tông
chi nói: “Âm thanh (là) thường tại tánh - sùabdahï /
nityatàhï”15.
Mệnh đề được phát biểu bằng tiếng Sanskrit có thể
đảo ngược mà nội dung sẽ không thay đổi theo ngôn ngữ thường đàm:
“nityatàhï / sùabdahï”. Tuy nhiên, trên pháp thức luận đó, người
ta phải biết chủ điểm tranh luận đặt trên “âm thanh” hay trên
“vô thường tánh”.
Để tránh sự mơ hồ có thể xảy ra, mệnh đề tông chi
phải theo quy tắc cố định, mà chủ điểm tranh luận nhất định phải
đặt ở hậu trần. Trong trường hợp này, tiền trần được gọi là hữu
pháp (dharmin) và hậu trần là pháp (dharma). Hậu trần, pháp, như
vậy là thuộc tính. Tiền trần là cái sở hữu thuộc tính đó. Hữu
pháp như một người chủ, mà pháp có tính cách như một nô bộc.
Tiền trần còn được gọi là sở biệt (visùesya), và
hậu trần là năng biệt (visùesïa). Bộ thuật ngữ này phân biệt
tương quan giữa tiền trần và hậu trần. Nói “hoa sen màu xanh”,
trong đó, hậu trần “màu xanh” có nhiệm vụ xác định loại hoa sen
màu xanh giữa những hoa sen màu trắng, đỏ, hồng phấn, v.v...
Điểm quan trọng phải lưu ý là tính cách hiện diện
của tiền trần và hậu trần. Tiền trần phải là một sự thể mà tri
thức có thể trực giác được, trong khi hậu trần chỉ xuất hiện một
cách gián tiếp. Suy luận khởi lên khi một dấu hiệu nào đó xuất
hiện nơi tiền trần. Thí dụ, trông thấy khói xuất hiện trên núi mà
đặt nghi vấn về sự hiện diện của lửa trên núi đó. Dấu hiệu luận
này chính là linïga (tướng) và hetu (nhân). Nếu lửa cũng hiện
diện trực tiếp mà tri giác có thể trực giác được, nghi vấn sẽ không khởi
lên, và suy luận không diễn ra. Cho nên, trong tông chi, người
ta không thể nói:
- Dưới đám khí kia là núi
hay:
- Dưới đám khói kia có lửa.
Nhưng, dưới điều kiện tâm lý nào mà nghi vấn như
vậy khởi lên? Theo Nagin J.Shah16, trong Triết học Ấn Độ, về
phương diện này, có ba ý kiến xảy ra giữa các nhà luận lý:
(1) Sở lập bị nghi: điều kiện tất yếu để lập luận
là sự nghi ngờ về thuộc tính của một sự thể nào đó. Thí dụ, khi
thấy khói mà nghi ngờ sự hiện hữu của lửa.
(2) Sở lập bị khảo sát: sở lập (sàdhya) bị đặt
thành nghi vấn có thể là nguyên nhân cho suy luận, nhưng nghi vấn
ấy phải chứng tỏ rằng người ta muốn xác chứng vấn đề; đây mới là
điều kiện tất yếu.
(3) Không mâu thuẫn với hiện lượng: sự kiện cần
được xác chứng đó phải không trái ngược với kinh nghiệm tri giác,
với suy luận, với kinh nghiệm thông tục. Nói cách khác, chủ đề
luận lý không được vi phạm các điều sau đây:
- hiện lượng tương vi (pratyaksïa-virudha), mâu
thuẫn với tri giác;
- tỉ lượng tương vi (anumàna-virudha), mâu thuẫn
với suy luận;
- thế gian tương vi (lokavirudha).
IX. LẬP NHÂN
Nhân là bộ phận chủ yếu trong Ngũ chi tác pháp.
Sùtra I.1.34 định nghĩa: “Nhân là phương tiện để thiết lập sự thể
cần được thành lập (sở lập) nhờ vào đặc tính của đồng dụ và dị
dụ.” Định nghĩa này như thế không chỉ cho biết nhân (hetu) là
chứng lý của suy luận để thiết lập lý tắc cho chủ đề luận lý được
phát biểu nơi tông chi, nó còn quy định ba phương diện, hay đặc
tính của nhân. Tarka-sanïgraha giới thuyết ba phương diện này là: biến
sung toàn phần (anvayavyatireki); biến sung tích cực (kevalànvayi)
và biến sung tiêu cực (kevalavyatireki)17.
Biến sung (vyàpti) là tính chất tất yếu của nhân.
Với tính chất này, nhân là một tính chất hiện diện nơi cả tiền
trần và hậu trần của tông. Trên phương diện thứ nhất, quan hệ
giữa nhân và tông là quan hệ nhân quả. Thí dụ:
Tông: Đằng núi kia có lửa
Nhân: Vì núi kia có khói.
Khói, dấu hiệu luận lý (linïga) nhất định phải hiện
diện nơi núi, tiền trần hay hữu pháp (dharmin); và quan hệ giữa
nó với lửa, hậu trần hay pháp (dharma) hay năng biệt (visùesïa),
là quan hệ nhân quả tất yếu = nguyên tắc nói: Ở đâu có lửa, ở đó
có khói. Đây là nguyên tắc tổng quát, trong đó hàm ngụ rằng chỉ
những nơi có lửa mới có khói như trong bếp chẳng hạn; trái lại,
những nơi không có lửa thì nhất định không có khói, như nước
trong hồ. Nói cách khác, trong biến sung toàn phần, nhân đã hàm ngụ biến
sung tích cực và tiêu cực.
Trong tông chi, người ta lấy sự cực thành
(siddhànta) của tiền trần và hậu trần làm sở y; vậy, khi lập
nhân, người ta lấy gì làm sở y? Thử xét mô thức dưới đây:
Tông: Âm thanh / vô thường
Nhân: Vì tính bị tạo tác.
Tính bị tạo tác (krïtakatva) là dấu hiệu luận lý,
mà thuật ngữ Sanskrit gọi là linïga hay tướng. Bởi vì tính bị tạo
tác này có thể tìm thấy ở bất cứ những sự thể nào chịu chi phối
bởi tính vô thường. Để thiết lập quan hệ giữa nhân và tông, thuật
ngữ nói tính vô thường này là linïgin hay hữu tướng. Quan hệ
giữa nhân và hậu trần của tông, giữa linïga và linïgin, cũng như
quan hệ giữa tiền trần và hậu trần của tông, tức dharma và
dharmin.
Từ ba phương diện biến sung của nhân đó, người ta
có thể quy định được năm điều kiện tất yếu để lập nhân:
1. Nhân tất yếu phải hiện diện nơi tiền trần của
tông chi (paksïadharmatà: đồng phẩm định hữu tánh); thí dụ: sự
hiện diện tất yếu của khói trên núi;
2. Nhân tất yếu phải hiện diện trong mọi trường hợp
tích cực mà hậu trần có thể hiện diện (sapaksïasattva: ĐỒNG PHẨM
ĐỊNH HỮU TÁNH (sai)); thí dụ, sự hiện diện tất yếu của khói
trong bếp mà nơi đó lửa được chứng tỏ cũng hiện diện tất yếu;
3. Nhân không thể hiện diện bất cứ nơi nào mà hậu
trần không thể hiện diện (vipaksïasattva: dị phẩm biến vô tánh);
thí dụ, sự vắng mặt của khói trong hồ nước là điều tất yếu;
4. Nhân không được hiện diện mơ hồ nơi tiền trần
(abàdhita); thí dụ, khói phải thực sự không tỏ ra có tính lạnh;
5. Không được phép mâu thuẫn (avirudha); thí dụ,
không thể lấy tính bị tạo tác để chứng minh tính thường trụ.
Trong năm điều kiện vừa kể, ba trường hợp đầu thực
sự là phương diện biến sung của nhân. Các nhà luận lý học Phật
giáo cho rằng điều kiện 4 được hàm ngụ nơi điều kiện 3, và điều
kiện 5 được hàm ngụ nơi 3; do đó, họ chỉ công nhận có ba mà thôi.
X. DỤ (UDÀHARANÏA)
Trong ba đặc tính của nhân, biến sung tích cực và
biến sung tiêu cực là sở y của dụ. Dụ có thể coi như là sự dẫn
chứng các trường hợp thực tế để hỗ trợ cho hiệu lực của nhân. Cả
hai thiết lập chứng lý cho chủ đề luận lý. Nhân là chứng lý tổng
quát và dụ là những chứng lý sai biệt. Chúng có thể được tượng
trưng bằng một hình tam giác lộn ngược mà đáy là nhân và hai cạnh
còn lại là dụ, gồm đồng dụ và dị dụ. Đồng dụ là những trường hợp có
sự tương đồng phẩm tính với sở lập (sàdhya) tức hậu trần. Dị dụ thì
ngược lại. Nói rõ hơn, đồng dụ là trường hợp của biến sung tích
cực của nhân và dị dụ là trường hợp biến sung tiêu cực của nhân.
Thí dụ:
Tông: Âm thanh / vô thường
Nhân: Vì là tính bị tạo tác
a. Dụ: Đồng dụ: Như lu đất
b. Dị dụ: Như hư không.
Bởi vì lu đất là sự thể mang tính bị tạo tác, và
trong nó người ta cũng nhất định tìm thấy tính vô thường. Trái
lại, hư không vốn không có tính bị tạo tác, và cũng không thể tìm
thấy ở nó tính vô thường.
XI. HIỆP (UPANAYA) và KẾT (NIGAMANA)
Hiệp là sự tái xác nhận hiệu lực của dụ, chứng tỏ
hậu trần có tính như thế (tathà) hay không như thế (na tathà).
Trong trường hợp đồng dụ chẳng hạn, người ta nói đến tính bị tạo
tác của lu đất; ở đây, cần có sự tái xác nhận rằng tính tạo tác
này cũng được tìm thấy nơi âm thanh. Nhờ sự tái xác nhận này,
người ta đi đến kết luận (nigamana), xác nhận giá trị đúng của tông
chi.
XII. TỢ NHÂN (HETVÀBHÀSA)
Các sai lầm trong lập nhân được đặt thành một cú
nghĩa, như vậy cũng đủ thấy sự chú trọng về nhân một cách đặc
biệt của Nyàya. Thuật ngữ nói là tợ nhân (hetvàbhàsa) chỉ cho
những sai lầm này. Sùtra I.ii.4 liệt kê có tất cả 5 trường hợp
sai lầm trong sự lập nhân: bất định (sàyabhicara), tương vi
(viruddha), vấn đề tương tợ (prakaranïasama), sở lập tương tợ
(sàdhyasama) và quá thời (kàlàtita).
1. Bất định nhân (savyabhicàra)18 trong trường hợp
nhân đưa đến nhiều kết luận chứ không phải một (Sùtra I.ii.5).
Thí dụ nói:
Tông: Âm thanh / vô thường
Nhân: Vì không đối xúc
Tính không đối xúc (asarsùatvàt) có thể được tìm
thấy nơi những vật thường trụ, và ngược lại, như lu đất chẳng
hạn, nó bị chi phối bởi tính vô thường và cũng mang tính có đối
xúc. Phạm vi của nhân do đó quá lớn, bao quát cả đồng dụ và dị
dụ. Bởi vì hư không cũng là sự thể không có tính đối xúc nhưng
lại thường trú trong khi lu đất vốn là vật vô thường nhưng lại có
tính đối xúc.
Về lỗi bất định này, các nhà Tân Nyàya phân tích
thành ba trường hợp19:
a. Cộïng bất định (sàdhàranïa): nhân vừa có trong
trường hợp khẳng định, vừa có trong trường hợp phủ định, tức đồng
phẩm (sapaksïa) có mà dị phẩm cũng có (vipaksïa). Thí dụ nói:
Tông: Đằng núi kia có lửa
Nhân: Vì khả tri.
Phạm vi của tính khả tri quá rộng rãi, không chỉ
hiện diện nơi lửa, mà cả nơi nước, v.v...
b. Bất cộng bất định (asàdhàranïa): Nhân không hiện
diện nơi những trường hợp đồng phẩm, và dị phẩm cũng không.
Nghĩa là phạm vi của nó quá hẹp. Thí dụ nói:
Tông: Âm thanh thường trú
Nhân: Vì tính nghe được.
Tính nghe được này chỉ có thể tìm thấy nơi âm thanh
chứ không thể tìm thấy ở đâu nữa. Phạm vi của nhân quá hẹp như
vậy, không thể tìm ra đồng dụ hay dị dụ; do đó sự thành lập trở
nên bất vững.
c. Tùy chuyển (anupasamïhàri): Sai lầm vì không thể
đưa đến một kết luận. Ở đây, phạm vi của tiền trần phổ biến, bao
trùm tất cả mọi thứ, không thể tìm thấy đồng dụ hay dị dụ. Thí
dụ nói:
Tông: Vạn vật đều vô thường
Nhân: Vì tính khả tri.
Trong tông chi, khái niệm về “tất cả” bao trùm
những gì khả tri và bất khả tri, cho nên không thể tìm thấy nơi
đồng dụ hay dị dụ một trường hợp tương xứng phạm vi.
2. Tương vi nhân (viruddha): Trong trường hợp nhân
mâu thuẫn với sở lập (Sùtra I.ii.6). Thí dụ:
Tông: Âm thanh thường trụ
Nhân: Vì tính bị tạo.
Tính bị tạo và tính thường trú là hai trường hợp
mâu thuẫn. Do đó, nhân chỉ hiện diện trong trường hợp dị phẩm
(vipaksïa) mà không hiện diện nơi đồng phẩm (sapaksïa).
3. Vấn đề tương tợ (prakaranïasama): Vấn đề hay
phẩm loại (prakaranïa) có nghĩa như một nghi đề, bởi vì nhân được
lập ở đây cũng có thể thay đổi ngược lại. Tarkasanïgraha gọi lỗi
này là satpratipaksïa, nhân đối tỉ. Thí dụ:
Tông: Âm thanh thường trú
Nhân: Vì tính nghe được.
đối tỉ với:
Tông: Âm thanh vô thường
Nhân: Vì tính bị tạo.
Trong hai trường hợp, tính nghe được (sùabdatva) và
tính bị tạo (kàryatva) đều là nhân đối xứng và cả hai cùng có
hiệu lực tương đương. Do đó, để tránh lỗi nhân đối tỉ này, người
ta không thể lấy “tính nghe được” làm nhân cho chủ trương “âm
thanh vô thường”.
4. Sở lập tương tợ (sàdhyasama): Trường hợp mà nhân
cũng đòi hỏi phải được chứng minh, giống như sự đòi hỏi của sở
lập (sàdhya). Nói cách khác, bởi vì trong trường hợp nhân và sở
lập giống nhau, do đó, suy luận trở thành trùng phức: tự thân
chứng minh tự thân. Tarkasanïgraha phân biệt ba trường hợp về lỗi
lầm này:
a. Sở y bất thành (àsùrayàsiddha), thí dụ nói:
Tông: Hoa đốm thơm
Nhân: Vì là hoa sen
Dụ: Như hoa sen trong hồ.
Tiền trần là sở y của nhân. Ở đây, tiền trần là sự
thể bất thực, do đó nhân không có sở y. Chứng minh sự thơm của
hoa đốm giữa trời cố nhiên là vô nghĩa.
b. Tự thể bất thành (svarùpàsiddha), thí dụ nói:
Tông: Âm thanh là một phẩm tính
Nhân: Vì tính khả kiến
Dụ: Như màu sắc.
Ở đây, tính chất “có thể thấy” không thể làm thuộc
tính cho âm thanh.
c. Sở biến bất thành (vyàpyatvàsiddha), thí dụ nói:
Tông: Trên núi kia có khói
Nhân: Vì có lửa.
Trường hợp này không thiết lập được tính cách biến
sung quan hệ. Bởi vì, mệnh đề nói “Ở đâu có lửa, ở đó có khói”
không phải là một vững mệnh đề thỏa mãn điều kiện biến sung. Như
Tarkasanïgraha chứng tỏ, trong trường hợp lửa nơi một thanh sắt
cháy đỏ không thể có khói.
5. Quá thời nhân (kàlàtita), thí dụ:
Tông: Âm thanh thường trú
Nhân: Vì kết quả của tiếp xúc (dùi trống và mặt
trống)
Dụ: Như màu sắc, do kết hợp của ánh sáng và sự vật.
Trong lập luận này, người ta thấy màu sắc hiện diện
đồng thời với ánh sáng và sự vật; khác với âm thanh, chỉ xuất
hiện sau khi dùi trống và mặt trống tiếp xúc với nhau.
Tarkasanïgraha không nói đến lỗi quá thời nhân này,
mà thay vào đó nói là lỗi nhân ngu ngốc (bàdhita), trái ngược
với kinh nghiệm thông thường. Thí dụ nói:
Tông: Lửa không nóng
Nhân: Vì là một vật.
Ngoài những sai lầm trên đây thuộc về tợ nhân, các
cú nghĩa còn lại như: khúc giải (chala) và đảo nạn (jàti) là
những trường hợp ngụy biện, và đọa phụ (nigrahasthàna) là trường
hợp bị dồn vào ngõ bí.
Khúc giải (cú nghĩa thứ 14) là trường hợp ngụy biện
trường, sự đánh lừa cố ý gây hiểu lầm cho đối phương bằng cách
sử dụng ý nghĩa mơ hồ. Có ba trường hợp khúc giải như vậy:
a.
Khúc giải về ngữ cú (vàk-chala): sử dụng một từ ngữ có hai nghĩa
khác nhau, khiến người nghe nhầm lẫn nghĩa này sang nghĩa khác.
b.
Khúc giải vì khoa trương quá trớn (sàmànyachala): khoa trương ý
nghĩa của một từ ngữ ngoài khả năng của nó. Thí dụ, từ ngữ
brahmin chỉ cho những người đầy đủ tri thức và đạo đức, nhưng
cũng có lúc được khoa trương để chỉ cho những người thiếu hẳn hai
đức tính này.
c.
Khúc giải về văn từ (upacàrachala): sử dụng những thành ngữ, những
văn cú có tính cách ẩn dụ; nghĩa là, khi đáng dùng nó theo nghĩa
đen, lại dùng theo nghĩa bóng, và ngược lại.
Đảo
nạn (jàti, cú nghĩa 15), căn cứ trên những đặc tính tương đồng
(sàdharmya), hay dị biệt (vaidharmya) mà thiết lập kết luận ngược
lại với chủ đích đánh bại đối phương.
Cú
nghĩa cuối cùng là đọa phụ (nigrahasthàna) lâm vào chỗ bế tắc,
hoặc vì không hiểu rõ lập trường của đối phương, hoặc có hiểu
nhưng lại hiểu sai.
Chú
thích:
1
Bản Hán dịch của Đường Huyền Trang: Nhân minh chính lý môn luận,
ĐTK. q. 32. Bản Hán dịch của Đường Nghĩa Tịnh: Nhân minh chính lý
môn luận. ĐTK. q. 33.
2
Hán dịch, Huyền Trang, Nhân minh nhập chính lý luận. Bản chú giải
căn bản của Khuy Cơ, Nhân minh nhập chính lý luận sớ. ĐTK, q. 44.
3
Sđd, “Chư pháp bổn chơn, tự tánh sai biệt. Thời di, giải muội, chỉ
đa trầm ẩn. Dư tuy giải thích, tà nhi bất trúng. Kim đàm chơn
pháp, cố danh chính lý”.
4
Kimura Taiken, Zenshù II, tr. 301.
5
Radhakrishman, A Source Book of Indian Philosophy, p. 356: “Nyàya
litterally means that by which the mind is led to conclusion. We
are led to conclusions by arguments or reasoning. These arguments
are either valid or invalid. Nyàya in popular usage means
“right” or “just” and so Nyàya becomces the science of right or
just reasoning”.
6
Khuy Cơ, Sđd, ĐTK, q. 44, tr. 91c: “Kiếp cơ Tác Mục tiên nhơn sáng
tiêu chơn tợ”.
7
Digha-nikàya, I.1.34: “Idha bhikkhave ekacca Samanïo và Bràhmanïa
và Takkì hoti vìmanisì”: “Này các Tỳ kheo, ở đây, một số Sa môn
Bà la môn là những nhà suy lý, thẩm sát”. Sự kiện này cũng ám chỉ
liên hệ giữa Nyàya và Mìmàmïsà.
8
Hán dịch, thời Hậu Ngụy, ĐTK, q. 32.
9
La Philosophie Indienne, tr. 190.
10
Định nghĩa của Sùtra I.i.33: “Tông là sự phát biểu của sở lập”.
11
Thực ra, trong các thí dụ lập luận, Sanskrit thường nói: nityahï
sabdahï.
12
Alankïa ‘s Criticism of Dharmakìrti ‘s Philosophy, p. 248-250.
13
Sử dụng S. Kuppuswami Sastri, A Primer of Indian Logic according
to Annambhatïtïa ‘s Tarkasanïgraha, tr. 36, về àsùrayáiddhi.
14
Sanskrit cũng nói là anàikantika.
15
Theo Tarkasanïgraha.