Chương VI Triết thuyết Vedànta (Phệ Đàn Đa)
I. VEDÀNTA VÀ UPANISHAD (Khởi điểm của Nhất nguyên Tuyệt đối luận)
Vedànta, khởi thủy là một danh hiệu được chỉ cho các tập Upanishads,
bộ phận cuối của Veda. Nội dung của danh từ này chỉ định cho cứu
cánh hay cùng đích của tư tưởng Veda. Cùng đích (anta) đó như đã
được chính các bộ Upanishads quy định, hướng tới con đường tri
thức của chiêm nghiệm (jnõàna-kanïdïa) thay thế cho con đường tế
tự (karma-kanïdïa). Munïdïaaa-Upanishad1 phân biệt hai trình độ
của tri thức. Trình độ thấp (aparà) là sự hiểu biết về Rgï-veda,
Yajur-veda, Sàma-veda, Atharva-veda, v.v... Trình độ cao (parà)
là tri thức chiêm nghiệm về Brahman bất tử2. Chỉ có tri thức
trong trình độ cao như vậy mới đạt đến thế giới Brahmà
(Brahmàloka) và đó mới là tri thức về cứu cánh hay cùng đích của Veda.
Munïdïaka-Upanishad ghi: “Các ẩn sĩ, đã trọn vẹn đạt đến ý nghĩa của
tri thức về Vedànta, họ đã tịnh hóa bản tính của mình bằng con
đường khước từ, họ an trụ trong các thế giới Brahmà, tận cùng
biên tế của thời gian, đồng nhất với bất tử, hoàn toàn giải
thoát"3. Một cách nào đó, tôn giáo của nghi lễ tế tự chỉ trích,
khi các hành vi tế tự không khiến cho người tế tự cởi bỏ được
những hệ lụy; dù chúng có hưởng thụ phước báo trên thượng giới do
các hành vi tế tự này, cuối cùng vẫn phải trở lại thế gian này, nếu họ
không thấu triệt chân lý4. Hành vi tế tự, trong trường hợp đó,
chỉ dành cho những người ngu muội (bàlàh). Bí mật tối thượng
trong Vedànta (vedànta paramï guhyamï) không được phép nói cho
những kẻ chưa khuất phục nổi những đam mê dục vọng.
Học hỏi Veda, thực hành tế tự, bố thí, khổ hạnh,
v.v... chính là để truy nhận cái tự ngã vô sinh (mahàn aja àtmà).
Chính vì để truy nhận ra cái tự ngã đó mà một người trở thành
một ẩn sĩ (muni). Những ham muốn về con cái thừa tự, về tài sản,
cũng chỉ là những khát vọng trần gian (lokaisïanà). Tự ngã không
phải là những thứ đó: sa esïa neti nety àtmà. Săn đuổi tự ngã phải
thực hiện bằng sự khước từ, bởi vì tự ngã không phải cái đó, không
phải là cái đó (neti nety àtmà)5. “Vậy, kẻ nào thờ phụng thần
linh khác, nghĩ rằng ta là cái này hay ta là cái kia, kẻ đó không
thực sự hiểu biết”. Duy chỉ một hiền triết, biết đi tìm đời sống
vĩnh cửu, bằng con mắt hướng nội, vị đó thấy tự ngã”6.
Như vậy, bằng sự khước từ thế giới ngoại tại, vốn
chỉ là tấn tuồng ảo hóa (màyà), cuối cùng tư tưởng triết học Ấn
Độ tiến vào thế giới tâm linh nội tại để khám phá tự ngã. Đó là
sự hình thành của tư tưởng văn học Upanishad. Kể từ khởi nguyên,
quá trình phát triển này, về mặt văn học, có thể được phác lược
như sau: chúng ta biết rằng, trước hết, tư tưởng văn học Ấn Độ
bắt đầu với các thánh thư Vedas gồm bốn bộ, hay Samïhitàs. Từ các
Samïhitàs phát triển một nền văn học giảng giải ý nghĩa của tế tự,
được gọi là văn học Bràhmanïa. Cuối cùng, do suy tư chiêm nghiệm, và
kinh nghiệm thực chứng của các đạo sĩ ẩn mình trong các rừng núi,
văn học Àranïyaka xuất hiện.
Bràhmanïa được coi như là dành cho những sinh hoạt
thế tục, bổn phận hành động và tế tự của một gia chủ
(grïha-pati); là con đường của hành nghiệp (karma-màrga). Trong
khi đó, Àranïyaka là lĩnh vực suy tư chiêm nghiệm của các đạo sĩ
(samanïa), những vị đã khước từ mọi thứ hạnh phúc thế tục, là con
đường của tri thức (jnõàna-màrga). Upanishad xuất phát từ các
Àranïyaka đó.
Đằng khác, sự xuất hiện của Upanishad cũng được coi
như đặc trưng bằng những phản ứng của giai cấp chiến sĩ
(ksïatriya) chống lại đặc quyền tế tự của giai cấp Tăng lữ Bà la
môn. Đặc trưng này có thể tìm thấy trong
Brïhad-àranïyaka-Upanishad7.Trong đó ghi rằng, Bàlàki, người Bà la môn,
thuộc dòng họ Gàrgya, kiêu hãnh nói với Ajàtasùatru, bộ tộc
Kàsùi, giai cấp Ksïatriya: “Tôi sẽ nói cho ông nghe về Brahman”,
vì Ajàtasùatru đề nghị sẽ tưởng thưởng Bàlàki một nghìn con bò,
nếu nói được về Brahman. Bàlàki đưa ra tất cả 12 định nghĩa về
Brahman, nhưng thảy đều bị Ajàtasùatru bác bỏ.
Cuối cùng, Ajàtasùatru hỏi: như vậy là hết? Bàlàki
thú nhận như vậy là hết và yêu cầu Ajàtasùatru nói cho nghe về
Brahman với đề nghị mình sẽ là một môn đệ. Ajàtasùatru cho rằng
một người Sát đế lỵ (Ksïatriya) mà giảng cho một người Bà la môn
(Brhàmanïa) nghe về Brahman là một điều trái lẽ. Tuy nhiên,
Ajàtasùatru vẫn nhận lời. Sự kiện này cho thấy giai cấp Sát đế lỵ
đã có ảnh hưởng trong lịch trình biến chuyển từ Bràhmanïa thành
Àranïyaka, chuyển hướng những giá trị của tế tự thành giá trị của
suy tư và chiêm nghiệm.
Brïhad-àranïyaka-Upanishad mở đầu bằng một thiên
nói về sự tế ngựa (asùva-medha). Thay vì giảng giải sự tế ngựa
theo một khía cạnh thần học nào đó, ở đây sự tế ngựa lại được
biểu tượng như là sự hình thành của vũ trụ. “Thoạt kỳ thủy, chỉ
có tự ngã” (àtmaivedam agra àsìt)8, đây được coi như là nguyên lý
căn bản cho một vũ trụ nhất nguyên luận của Upanishad mà chúng
ta thường bắt gặp trong nền văn học tư tưởng này.
II. PHÂN LOẠI CÁC UPANISHAD SƠ KHỞI
Khi các Samïhatàs dưới hình thức tụng văn, hay thể
văn chỉnh cú theo hình thức thi ca, được tập thành và lưu truyền
từ thầy đến trò, thì các bổn phận tế tự được căn cứ theo đó mà
thực hành. Để hướng dẫn và giải thích các thực hành này, một bộ
phận tản văn được soạn tập, và được tập thành dưới danh nghĩa văn
học Bràhmanïa. Upanishad là bộ phận cuối của Veda, cho nên cũng
được gọi là Vedànta. Do sự lưu truyền của Bràhamanïa giữa những khu vực
địa lý và bộ tộc khác nhau, các Upanishads đầu tiên cũng được
phân biệt thành những phái biệt (sùàkhà). Những Upanishads trực
thuộc Bràhmanïa của các phái Aitareya và Kausïìtaki thì được gọi
là Aitareya-Upanishad và Kausïìtaki-Upanishad.
Chàndogya-Upanishad và Talavakàra (hayKena-Upanishad) trực thuộc
bộ Sàma-Veda.
Để có một cái nhìn tổng quát hơn, dưới đây là bảng
lập thành của Kimura Taiken9 về sự liên hệ giữa các Upanishads
nguyên thủy với các Vedas và các phái biệt của Bràhmanïa.
Rg-Veda:
1. Aitareya-Upanishad - Aitareya-àranïyaka 3-4 -
Phái Aitareya
2. Kausïìtaki-Upanishad - Kausïìtaki-àranïyaka -
Phái Kausïìtaki
Sàma-Veda:
1. Chandogya-Upanishad - Chàndogy-Bràhmanïa 3-10 -
Phái Tànïdïin
2. Kena (Talavakàra)-Upanishad -
Talavakàra-Bràhmanïa - Phái Jaimini
Yajur-Veda đen:
1. Taittirìya)-Upanishad - Taittirìya-àranïyaka 7-9
- Phái Taittirìya
2. Mahànàrạya)-Upanishad - Taittirìya àranïyaka 10 -
Phái Taittrìya
3. Katïhaka)-Upanishad - Phái Katïhaka
4. SÙvetàsùvatara)-Upanishad - Chưa rõ
5. Maitràyanïa-Upanishad - Phái Maitràyanïa
Yajur-Veda trắng:
1. Brïhadàranïyaka)-Upanishad - SÙatapatha
Bràhmanïa 4-9 - Vàjasaneyi
2. Isùa)-Upanishad - Vàjasaneya samïhità 40 - Phái
Vàjasaneyi
Về sau, các yếu nghĩa của Upanishad được kết tinh
lại trong bộ Brahma-sùtra của Bàdaràyanïa. Tác phẩm này trở thành
thánh điển chủ yếu của Vedànta-sùtra. Lịch sử văn học của hệ
phái Vedànta có thể coi như bắt đầu với tác phẩm này.
III. BRAHMA-SÙTRA: CĂN BẢN VEDÀNTA
Chưa rõ niên đại trước tác của tác phẩm này. Người
ta phỏng định nó xuất hiện không thể trước các học phái Tỳ bà sa
(Vibhàsika), Trung quán (Màdhyamika) và Duy thức (Yogàcàra) của
Phật giáo10, bởi vì Brahma-sùtra có đề cập đến quan điểm của các
trường phái Phật giáo này. Tuy nhiên, sự bài bác chỉ được nói một
cách tổng quát, về lập trường Tánh không luận (SÙùnyavàda) và
Duy thức luận (Vijnõànavàda)11; còn sự chỉ điểm đích danh các
trường phái đó lại do sự chú giải của SÙanïkàra. Bởi vậy, người ta
cũng thận trọng giới hạn sự xuất hiện của nó; nghĩa là chỉ có thể đoan
chắc là phải xuất hiện sau các tác phẩm thuộc văn học Bát nhã
(Prjnõàparamità) của Đại thừa Phật giáo. Sự giới hạn thận trọng này
đặt thời gian của tác phẩm vào khoảng kỷ nguyên thứ nhất trước
Tây lịch.
Brahma-sùtra được viết dưới thể sùtra12, một hình
thức có thể coi như là cách ngôn. Mỗi sùtra cô đọng một quan
điểm, do đó ý tưởng vô cùng hàm súc, gây nên những giải thích tự
do. Có hai giải thích trái ngược nhau. Với SÙanïkara,
Brahma-sùtra được giải thích theo chiều hướng Nhất nguyên luận.
Một số các nhà chú giải khác, được gọi chung là Vaisïnïava, giải thích
theo chiều hướng Nhị nguyên luận.
Dasgupta cho rằng, nguyên ủy Brahma-sùtra phải được
coi như là một tác phẩm có thẩm quyền của các nhà Nhị nguyên
luận. Ông tỏ vẻ ngạc nhiên tại sao một số các tác giả Ấn Độ lại
căn cứ trên tác phẩm này để trình bày quan điểm nhất nguyên của
họ; hoặc căn cứ nó mà viết thành một tác phẩm riêng như
Gaudïapàda với Mànïdïùkya-kàkrikà hay SÙanïkara với bản chú giải
Brahma-sùtra. Ông quả quyết rằng “những giải thích theo chiều hướng nhị
nguyên về Brahma-sùtra có lẽ trung thành với các sùtras của nó
hơn là những giải thích của SÙanïkara”13.
Chúng ta đã biết các Upanishads là căn cứ của
Vedànta. Cùng với Brahma-sùtra, ta có thể kể thêm Bhagavat-Gìta
nữa, đó là ba tác phẩm cơ bản của Vedànta, và thường được gọi là
Prasthànatraya.
Hệ thống Nhất nguyên luận của Vedànta, nếu
Brahma-sùtra bị nghi ngờ, thì trái lại, Màndïùkyakàrikà của
Gaudïapàda chắc chắn là tác phẩm đầu tiên hệ thống hóa lập trường
Nhất nguyên luận, mà SÙanïkara và các môn đệ về sau chịu ảnh
hưởng rất sâu đậm. Màndïùkyakàrikà là tác phẩm được viết trong
khoảng thời đại của 780 sau Tây lịch. Nó là một bản chú giải về
Màndïùkyakàrikà-Upanishad. Chúng ta sẽ trở lại tác phẩm này ở đoạn sau.
Brahma-sùtra được chia thành 4 chương (adhyaàya),
mỗi chương gồm 4 tiết, tổng cộng 16 tiết (pàda), và 192 đề mục
(adhikaranïa). Một đề mục gồm từ một đến nhiều sùtras, tổng cộng
có tất cả 555 sùtras. Nhà chú giải đầu tiên của tác phẩm này,
được cho là Baudhàyana, nhưng đã thất truyền. Bản chú giải của
SÙanïkara là tác phẩm quan trọng nhất, căn cứ xuất phát cho nhiều
bản chú giải khác và nhiều công tác khảo cứu về Vedànta. SÙanïkara
dẫn đầu khuynh hướng Tuyệt đối bất nhị (advaità). Chú giải của
Ràmànula, thế kỷ XI sau Tây lịch, dẫn đầu khuynh hướng Cục hạn
bất nhị (vìsïtïa-advaita). Chú giải của Madhva (1197-1276) dẫn
đầu khuynh hướng Nhị nguyên (dvaita). Đó là ba trào lưu chủ yếu
về Vedànta xuất phát từ Brahma-sùtra.
IV. GAUDÏAPÀDA: KHỞI ĐIỂM NHẤT NGUYÊN TUYỆT ĐỐI
LUẬN
Nếu khuynh hướng Nhất nguyên tuyệt đối luận nơi
Brahma-sùtra đang còn bị nghi ngờ, thì Gaudïapàda chắc chắn là
nhân vật đầu tiên của triết học Ấn Độ chính thống, ngoại trừ các
luận sư của Phật giáo như Asùvaghosïa (Mã Minh) và Nàgàrjuna
(Long Thọ), đã khai sinh quan điểm này một cách táo bạo. Nói là
táo bạo, bởi vì quan điểm Tuyệt đối luận của ông hầu như tách ngoài
truyền thống hữu thần của Upanishad, không thừa nhận một nguyên nhân
đệ nhất nào cho sự sáng tạo của thế giới. Đây phải là ảnh hưởng
sâu đậm của Nàgàrjuna, sáng tổ của Trung quán (Màdhyamika), một
học phái lớn của Đại thừa Phật giáo.
Chính SÙanïkara đã thừa nhận Gaudïapàda là một bậc
thầy thấu hiểu về truyền thống của Vedànta, là bậc thầy vĩ đại,
bậc thầy khả kính của vị đạo sư khả kính của mình. Đạo sư của
SÙanïkara la Govinda. Mà Govinda lại là đệ tử của Gaudïapàda.
Niên đại của Gaudïapàda được ước định khoảng 800 sau Tây lịch,
sau các đại luận sư của Phật giáo Đại thừa như Asùvaghosïa (Mã
Minh), Nàgàrjuna (Long Thọ), Asanïga (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế
Thân). Các luận sư này dẫn đầu hai trào lưu chủ yếu của Đại thừa.
Nàgàrjuna là người khai sinh Biện chứng pháp của Tánh không luận
(SÙùnyavàda); Asanïga và Vasubandhu thiết lập hệ thống Duy thức
(Vijnõàna-vàda). Cả hai trào lưu này đều có ảnh hưởng trực tiếp
trên Tuyệt đối luận duy tâm của Gaudïapàda.
Mànïdïùkya-kàrikà, tác phẩm chủ yếu của Gaudïapàda,
gồm bốn chương. Chương thứ nhất, Àgama, Thánh giáo, chú giải
Mànïdïùkya-Upanishad. Tư tưởng cốt tủy của chương này là bốn
trình độ của Tự ngã (àtmà), được biểu trưng bằng chữ AUM.
Gaudïapàda phân tích chữ này, tương ứng với ba trình độ đầu của
tự ngã: trình độ thức, kinh nghiệm thế giới ngoại tại (visùva,
vaisùvànara); trình độ thứ hai, ngủ mộng, kinh nghiệm về đối tượng nội
tại (taijasa); trình độ thứ ba, ngủ say, tri thức không còn có sự
phân biệt năng tri và sở tri, năng thủ và sở thủ, ý thức thuần
túy, tuyệt đối hỉ lạc (ànanda). Trình độ thứ ba này được gọi là
pràjnõa. Mànïdïùkya-Upanishad mô tả trình độ thứ ba đó rằng: “Đây
là đấng chủ tể của tất cả (esïa sarvesùvarahï), đây là tri giả
của tất cả (esïa sarvajnõahï), đây là đấng chiêm nghiệm nội tại
(esïo ‘ntàryami), đây là căn nguyên của tất cả, là khởi thủy và
dung cục của tất cả sự hữu (esïa yenihï sarvasya prabhavàpyayau
hi bhùtànàm”14.
Ở đây, Gaudïapàda bác bỏ các quan điểm về một
Thượng đế Hữu ngã, sự sáng tạo không phải do mục đích thụ hưởng
(bhegàrtham) hay du hí (krìdàrtham) của Thượng đế. Chú giải đoạn
này, Radhakrishnan nói rằng: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử
tư tưởng, xuất hiện sự phân biệt giữa một Tuyệt đối thể Brahman
và Thượng đế Hữu ngã Ìsùvara”15.
Trình độ thứ tư (turìya) được mô tả như là phi sở
kiến (adïrïsta), bất khả thủ (agràhyam), vô tướng (alaksïana),
bất khả tư (acintyam), bất khả thuyết (avyapadesùya), diệt hí
luận (prapanõca-upasùama), thường tịch (sùàntam), thiện tịch
(sùivam), bất nhị (advaita). Những mô tả này nguyên là của
Mànïdïùkya-Upanishad16. Ta có thể tìm thấy ảnh hưởng rõ rệt của
Trung quán (Màdhyamika) trong các mô tả này. Đây chính là Tuyệt đối thể
Brahman. Với Gaudïapàda, Tuyệt đối thể này là vô sinh (ajam), phi
ngủ (anidram), phi mộng (asvapnam), vô danh (anàmakam), vô tướng
(arùpakam). Giải thoát chính là sự thể nhập và đồng nhất với
Tuyệt đối này.
Gaudïapàda cũng phân biệt bản chất vô thủ trước về
biên chấp (dvaitasyàgrahanïam) của pràjnõa trong trình độ ngủ say
và trình độ đệ tứ (turìya); theo đó, trong trình độ ngủ say,
biên chấp chỉ không hiện khởi nhưng chủng tử (bìja) của biên chấp
vẫn còn tiềm phục. Chỉ khi đạt đến turìya, giải thoát trọn vẹn,
bấy giờ mới không còn chủng tử đó nữa17. Rõ ràng đây là ảnh hưởng
của các nhà Duy thức (vijnõàna-vàda).
Kể từ chương II trở về sau, Gaudïapàda trình bày
quan điểm độc lập của mình, không dựa vào Upanishad để chú giải
nữa. Chương II, Vaitathya, tính bất thực của thế giới ngoại tại. Ở
đây, Gaudïapàda bác bỏ các quan niệm duy thực. Hiện tượng giới
sai biệt và biến hóa chỉ là một (svapna) và huyễn (màyà). Trên
quan điểm tuyệt đối, chân đế, thực tại vốn vô sinh (aja), không
sinh khởi, không hủy diệt, không hệ phược, không giải thoát; không
có chủ tể giải thoát, không có người truy cầu giải thoát. Bậc thánh
triết không coi thế gian như là bản tính đa thù hay đồng nhất,
không phải một, không phải nhiều. Trong đêm tối, người ngu muội
nhìn thấy sợi dây tưởng là con rắn; cũng vậy, do ngu muội mà thấy
tự ngã có nhiều hình thái sai biệt. Tính chân thực là tính bất
nhị (advayatà). Chấm dứt tất cả mọi vọng tưởng phân biệt, hí luận
(nirvikalpahï prapanõcopasùamahï) là tự nhiên siêu việt mọi chấp
thủ, thoát khỏi mọi sợ hãi.
Trong chương III, Advaita, Gaudïapàda trình bày
quan điểm tuyệt đối luận, thuyết bất nhị (advayavàda). Biên chấp
nhị nguyên đối đãi là do tính bất nhị bị che phủ bởi màyà.
Brahman và Àtman là một, không hai. Đại ngã thì bao la như hư
không. Tiểu ngã là một chút xíu hư không trong lu nước. Khi không
còn sự hạn chế nào nữa, chút xíu hư không kia trở thành hợp nhất, vô
nhị, vô phân biệt với hư không bao la nọ. Do sự tu tập thiền định
(samàdhi) mà diệt trừ được vọng tưởng phân biệt, đạt đến trạng
thái vô xúc Du già (asparsùayoga), tất cả tính sai biệt và biên
chấp cũng biến mất. Trí vô phân biệt ấy là nhất thiết trí
(sarvàjnõa), trí tuệ quán chiếu bình đẳng không bị hạn cuộc trong
giới hạn năng tri và sở tri, đó là trí vô sinh. Đối tượng sở tri
của nó cũng là vô sinh. Như vậy là đạt đến sự hợp nhất toàn vẹn
với Tuyệt đối thể Brahman, chứng nhập trạng thái hỉ lạc tuyệt
đối, siêu việt mọi đau khổ và sợ hãi; đó là Niết bàn (Nirvanïa).
Chương IV, Alàtasùànti, sự dập tắt của vòng lửa.
Một đốm lửa, chỉ một đốm lửa độc nhất, khi bị quay tròn và quay
đều liên tục, nó tạo ra hình ảnh giả tưởng của một vòng lửa. Vòng
lửa đó là biểu trưng tính bất thực, huyễn hóa của hiện tượng
giới. Dĩ nhiên, đây cũng là một ảnh hưởng xác thực của các nhà
Tánh không luận Phật giáo. Trong chương này, Gaudïapàda cũng bác
bỏ các quan niệm về nhân quả. Nhân quả chỉ là một khái niệm giả tưởng,
chỉ xác định theo tương quan ngoại tại của thế giới bất thực. Tự
bản tính, vạn vật vốn vô sinh, do đó hoàn toàn không có cái nào
là nhân hay cái nào là quả. Bởi vì vô sinh, không có gì sinh khởi
chân thực, thì làm gì có cái được gọi là quả. Không có quả, cố
nhiên cũng không có nhân, bởi vì nếu có quả, thì nhân đó không
làm nhân cho cái gì cả.
V. GAUDÏAPÀDA VÀ PHẬT GIÁO
Gaudïapàda giữ một vị trí đặc biệt giữa Phật giáo
Đại thừa và truyền thống Upanishad. Nếu xác định được thế đứng và
sự thiên lệch của ông trong vị trí đó, tức là xác định được
tương quan ảnh hưởng giữa Đại thừa và Upanishad. Có hai nỗ lực
đáng kể trong công tác này. Một phía là các học giả Phật giáo
muốn rằng vị trí của Gaudïapàda đứng nghiêng về phía Đại thừa một
chút. Các học giả còn chịu chi phối của truyền thống Upanishad dĩ
nhiên cũng muốn rằng vị trí đó phải đứng hẳn về phía Upanishad.
Murti, tác giả của Central Philosophy of Buddhism,
một tác phẩm lừng danh về Trung quán (Màdhyamika), rất thận
trọng, giả thiết rằng, Upanishad và Đại thừa phát triển độc lập
về tư tưởng Nhất nguyên luận của mỗi bên. Bởi vì người ta khó mà
phủ nhận tư tưởng nhất nguyên trong các Upanishads trước thời
Nàgàrjuna.
Về khía cạnh này, các kinh điển Bát nhã
(Prajnõàpàramità) của Đại thừa Phật giáo có lẽ còn tích cực và
triệt để hơn cả Upanishad, khi tuyên bố rằng, cứu cánh Niết bàn,
hay pháp nào cao cả và tuyệt đối hơn Niết bàn nữa, cũng thảy đều
là huyễn mộng. Kinh điển Bát nhã không xuất hiện trễ hơn các
Upanishads xiển dương Nhất nguyên luận. Thuyết huyễn hóa (maỳavàda)
trong các Upanishads tiên khởi chỉ là sự cô đọng thế giới ngoại
tại thành tự ngã nội tại. Những Upanishads sau các kinh Bát nhã
mới có thể nói tới một Tuyệt đối thể vô ngã, phân biệt với Thượng
đế Hữu ngã. Mànïdïùkya-Upanishad mà Gaudïapàda chú giải là một
trường hợp điển hình.
Đằng khác, Murti quả quyết rằng, Tuyệt đối thể
(advaita) chỉ có thể khám phá bằng biện chứng pháp. Bởi vì, chính
thủ thuật biện pháp mới có khả năng làm hiển lộ tính chất mâu
thuẫn nội tại của lý tính. Murti nói, Đức Phật là người đầu tiên,
trong lịch sử triết học Ấn Độ, khải thị cho một Biện chứng pháp
như thế. Và Nàgàrjuna lại là người đầu tiên khám phá ra Biện
chứng pháp đó, qua sự im lặng của Đức Phật.
Ta có thể nói rõ thêm về Biện chứng pháp này, bằng
cách nhắc đến một luận chứng của chính Nàgàrjuna như sau: Xét về
mặt hình thức của biện chứng đó, chúng ta có tập Hồi tránh luận
(Vigrahavyàvartanì) của Nàgàrjuna. Tác phẩm này cho thấy tính
cách mâu thuẫn nội tại của lý tính, bằng vào suy luận hình thức.
Khi một nhà Đại thừa nói “Nhất thiết pháp không”
(sarvadharma-sùnyatà), người vấn nạn đặt vấn đề rằng, nếu tất cả đều
không, bất thực, thì không còn một chân thực nào có thể biết và do
đó không thể chứng minh câu nói “Nhất thiết pháp không” có phải
là chân lý hay không. Kết luận đương nhiên đó là một câu nói vô
nghĩa, vì không thể khảo nghiệm giá trị của nó. Nạn vấn này ám
chỉ mọi hiện hữu, bằng tư tưởng hay bằng ngôn ngữ, nhất định phải
có lý tính của nó. Nhưng, nạn vấn này chắc chắn phải bị cật vấn
trở lại rằng lý tính của lý tính đó là gì? Như vậy, lý tính không
tự chứng tỏ là lý tính, tất nhiên nó không thể là lý tính của sự
hữu nào cả.
Nếu muốn đi vào căn bản triệt để, người ta không
thể không nhắc đến các trình bày của Trung quán luận
(Màdhyamika-kàrikà). Đây là tác phẩm căn bản của học phái Trung
quán. Lý tính ở đây, được khai triển từ thuyết Duyên khởi
(pratìtya-samutpàda). Theo đó, duyên khởi là lý tính của tự thành và tự
hủy. Bởi vì, nếu mọi hiện hữu đều hiện hữu do tương quan, mà đã
do tương quan thì không có thực tính; như vậy, ngay cả thuyết
Duyên khởi, được coi như lý tính tuyệt đối, cũng không thể vượt
ngoài tương quan. Nó tự chứng tỏ nó cũng là không (søùnya).
Gaudïapàda do đó nhất định chịu ảnh hưởng kiểu biện
chứng của Nàgàrjuna rất đậm đà. Ngay cả khi bác bỏ các thuyết
nhân quả, Gaudïapàda cũng đã dựa vào biện chứng pháp đó. Trong
chương I của Mànïdïùkya-kàrikà, Gaudïapàda bác bỏ các lập trường
của Nhất nguyên luận hữu ngã, theo đó, thế giới được sáng tạo bởi
một nguyên nhân nào đó: hoặc do thời tính (kàla), hoặc do chủ
đích hưởng thụ hay du hí của Thượng đế. Học giả của Trung quán luận chắc
chắn phải biết lý do của sự khước từ này, ngay trong kàrikà mở
đầu của Trung quán luận. Như vậy, thuyết Vô sinh (ajàtivàda) của
Gaudïapàda làm bộc lộ quá rõ ảnh hưởng của Trung quán luận18.
Chúng ta cần luôn luôn ghi nhớ rằng Gaudïapàda lúc
nào cũng tiến tới một lập trường nào đó cho tư tưởng của mình
bằng Biện chứng pháp được sáng khởi bởi Nàgàrjuna. Duy chỉ ở điểm
này, người ta mới có thể quyết định vị trí của Gaudïapàda
nghiêng về phía nào. Nếu thận trọng như Murti, người ta có thể
cho rằng Gaudïapàda chỉ vay mượn Biện chứng pháp của Nàgàrjuna để
khai triển Nhất nguyên luận của Upanishad. Dù vậy, chắc chắn không phải
Đại thừa xuất hiện như một nỗ lực trở lui lại truyền thống nhất
nguyên của Upanishad như người ta có thể tưởng. Trái lại, chính
Tánh không luận của Đại thừa đã thúc đẩy các triết gia Ấn Độ
trong truyền thống Upanishad tiến tới một Nhất nguyên tuyệt đối
luận.
Gaudïapàda hình như không phải cố ý vay mượn Biện
chứng pháp Tánh không luận của Phật giáo, mà thỉnh thoảng, ông
cũng tự mình bày tỏ thái độ cung kính đặc biệt đối với Đức Phật.
Sự kiện này gây thắc mắc, không rõ ông là một Phật tử hay một
người của Ấn Độ giáo19. Cố nhiên, không thể là một Phật tử thuần
túy. Đối với ông, Đức Phật là người đã chứng nhập được Tuyệt đối
thể, như các nhà Đại thừa thường nói. Và nếu nói như các nhà Đại thừa
nói, thì sự chứng nhập đó không phải là trở về với một Thượng đế
Hữu ngã.
SÙanïkara nỗ lực đặc biệt tách những ảnh hưởng của Phật giáo ra khỏi
tư tưởng của Gaudïapàda, để trả Gaudïapàda lại cho truyền thống
Upanishad, và để xứng đáng là bậc thầy khả kính nhất của những
bậc thầy khả kính của mình. Các học giả Ấn Độ về sau, hiện đại,
cũng bày tỏ như SÙanïkara.
VI. TIỂU SỬ VÀ TÁC PHẨM VEDÀNTA TRONG TƯ TƯỞNG SÙANÏKARA
Nguồn mạch của Vedànta là tư tưởng được ám chỉ trong các tập
Upanishads. Thiết định căn bản cho hệ phái này, bao gồm cả hai
khuynh hướng, nhất nguyên (advaita) và nhị nguyên (dvaita), là bộ
Brahma-sùtra, cũng gọi là Vedànta-sùtra, của Bàdarayanïa; khai
sinh chiều hướng cho tuyệt đối bất nhị (advaita) là Gaudïapàda;
thiết định khuynh hướng này trong một hình thức hoàn bị cho
Vedànta là Sùanïkàra. Ảnh hưởng của SÙanïkàra do đó rất lớn trong
hệ phái Vedànta, và cả trong triết học Ấn Độ. Cho nên, một khi
nói đến triết phái Vedànta, hầu như người ta chỉ biết có một SÙanïkara
mà thôi.
Niên đại của SÙanïkara được phỏng định trong khoảng 700 - 800 sau Tây
lịch. Kimura Taiken căn cứ theo niên kỷ Kaliyuga, phỏng định chi
tiết hơn: khoảng từ 787 đến 78920. Chi tiết hơn nữa,
Bhanïdïarkar, Pathak và Deussen đều muốn xác định ông sinh năm
788 sau Tây lịch21.
Thân phụ của SÙanïkara là SÙivagurusùarman. Danh
hiệu SÙivaguru vốn có nghĩa là “bậc đạo sư SÙiva”, và gợi cho
Kimura22 có ý nghĩ rằng ông là người của phái SÙaivism, một giáo
phái thờ thần SÙiva. Nói rõ hơn, đó là ngành truyền thừa
Taittirìya của giai cấp Bà la môn trực thuộc Yajurveda. Nhiều
huyền thoại khiến người ta tin rằng SÙanïkara là hóa thân của thần
SÙiva. Sinh quán của Sùanïkara là xứ Malabar trong vùng Deccan. Ông
theo con đường tu đạo từ năm lên tám, làm môn đệ của Govinda. Sau
khi đã thành tựu sự nghiệp học hỏi, SÙanïkara về cư ngụ tại
SÙrinïgagiri và thiết lập phái Du hành (parivràjaka), rồi du lịch
trải qua nhiều nơi, cuối cùng mất tại Kanõci, khoảng trên dưới
30 tuổi.
Địa vị của ông trong Ấn Độ giáo có thể đối ngang
với địa vị của Nàgàrjuna trong Đại thừa Phật giáo. Công trình của
ông trước hết là nỗ lực loại bỏ tất cả dấu vết của Đại thừa Phật
giáo vốn đã có ảnh hưởng sâu đậm trong hệ thống nhất nguyên do
Gaudïapàda khởi sáng cho Vedànta. Điều này được thấy rõ nhất
trong bản chú giải của ông về Brahma-sùtra, gọi là
Brahma-sùtra-bhàsïya, hay SÙàrirakamìmàmïsà-sùtra-bhàsïya.
Nguyên bản Brahma-sùtra cũng đã từng bác bỏ các tư
tưởng Tánh không luận (SÙùnyavàda) và Duy thức luận
(Vijnõàna-vàda) của Đại thừa23. Tánh không luận mà SÙanïkara chỉ
trích không phải là của Vasubandhu (Thế Thân), mà là Duy thức chủ
luận lý (Svatantra-yogàcàra) do một nhà luận lý học của Đại
thừa, Dignàga (Trần Na) thiết lập. Có lẽ hành động của SÙanïkara chỉ là
sự phản ứng tự vệ trước những ảnh hưởng đương nhiên, hơn là thấu
triệt những chủ điểm tư tưởng mà ông muốn đả phá24.
Ngoài SÙàrirakamìmàmïsà-sùtra-bhàsïya, ông còn chú
thích các tập Upanishàs25. Ở đây, SÙanïkara muốn chứng tỏ rằng
ông không phải là người tự dựng lên một hệ thống tư tưởng đặc
thù. Những chân lý mà ông bày tỏ, chính là những gì đã được khải
thị trong các tập Upanishads. Dĩ nhiên, những khải thị này không
trái với kinh nghiệm, và hợp lý26.
Brahma-sùtra khởi đầu như vầy: athàto
brahmajijnõàsà, rồi từ đó, chiêm nghiệm Brahman27. Đối với
SÙanïkara, “từ đó” (athàtahï) có nghĩa là sau khi đã tu tập để
trọn vẹn khước từ các ham muốn thụ hưởng những quả báo trong đời
này và đời sau. Ý tưởng này đã được khải thị trong các
Upanishads. Thấu hiểu trọn vẹn Brahman là mục đích tối thượng của con
người, bởi vì nó hủy diệt tất cả mọi gốc rễ của tội ác như vô minh
(avidyà), hủy diệt hạt giống của luân hồi sinh tử (samïsàra)28.
Kế tiếp, Brahma-sùtra định nghĩa Brahman như một
nguyên lý mà từ đó phát hiện sự sinh thành, tồn tại và hủy diệt
của thế giới29. Chú giải ý tưởng này, SÙanïkara cho rằng Tuyệt
đối thể Brahman chỉ có thể thấu hiểu bằng vào sự tham cứu và lãnh
hội sâu ý chỉ của các bản văn Vedànta, tức các tập Upanishads,
chứ không phải bằng vào sự suy luận hay bằng bất cứ phương tiện
nào khác của tri thức, dù là tri thức chân chính, ở bên ngoài khải
thị của các bản văn Vedànta. Dĩ nhiên, như đã nói, các khải thị này có
thể luận chứng bằng kinh nghiệm, bởi vì một vài nơi trong các
bản văn này tuyên bố rằng trí năng của con người có thể lãnh hội
được. Chính Brahma-sùtra, trong đoạn kế tiếp, nói rằng Brahman
toàn trí mà lưu xuất nguồn mạch của thánh điển30.
Trên đây có thể tóm tắt thái độ của SÙanïkara đối
với thẩm quyền chân lý của các tập Upanishads. Tuy nhiên, không
phải tất cả các Upanishads đều chỉ thị Brahman là thực tại cứu
cánh, tuyệt đối bất nhị, phải đạt đến bằng con đường của tri thức
(jnõàna-màrga), duy nhất bằng con đường tri thức. SÙanïkara dĩ
nhiên nhận rõ điều này hơn ai cả. Trong phần giới thiệu cho bản
chú giải SÙvetàsùvara-Upanishad, sau khi trưng dẫn các Vedas, các
Smïrtïis (Ký ức lục), Itihàsas (Truyền thuyết lục)31, theo đó, tri thức
về tuyệt đối Brahman, mà Brahma-sùtra nói là Brahman-jijnõàsà,
là con đường duy nhất để đạt đến chân giải thoát (vidha-mukti),
SÙanïkara tự đặt ra các nạn vấn rằng các Upanishads cũng nói đến
con đường hành nghiệp và coi đó như là một phương tiện khác ngoài
phương tiện tri thức có thể đạt đến giải thoát cứu cánh.
Cũng chính SÙanïkara tự trưng dẫn các thẩm quyền hỗ
trợ cho các nạn vấn. Thí dụ: Ìsùa-Upanishad 11 nói32: “Tri thức
và vô minh, nếu ai biết cả hai cùng lúc, song song, người ấy vượt
qua sự chết bằng vô minh và đạt được bất tử tính bằng tri thức”.
Ở đây, “cả hai song song” (ubhayamï saha) có nghĩa là cả tri
thức (vidyà) và hành nghiệp (karma). Chú giải của SÙanïkara
nói33, “bằng sự thực hành các tế tự, người ta vượt qua sự chết và
bằng tư duy về các thần linh, người ta đạt đến bất tử”.
Đoạn Upanishad được dẫn hình như muốn nói rằng hành nghiệp (karman)
cũng là một phương tiện cho giải thoát. Và SÙanïkara giải quyết
mâu thuẫn bằng cách phân biệt, đấy chỉ là một phương tiện gián
tiếp. Đạt đến giải thoát phải bằng sự thanh lọc tâm thức, và sự
kiện này được thành tựu bằng hành nghiệp. Nơi khác.
Ìsùa-Upanishad 2 nói34: “Luôn luôn thực hành các nghiệp ở đây,
người ta có thể hy vọng sống được một trăm tuổi”. Đoạn dẫn này rõ
ràng chứng tỏ Upanishad cũng khuyến khích hành nghiệp. Cả trong phần
giới thiệu cho SÙvetàsùvara-Upanishad, và trong chú giải cho
Ìsùa-Upanishad, SÙanïkara đều nói rằng, đoạn kinh được dẫn chỉ
dành cho những người hạ trí, những người không đủ khả năng để
lãnh hội Brahman. Các Upanishads khác đã chứng tỏ rằng, vì để
thấu hiểu Brahman mà những người Bà la môn từ chối ham muốn về
con cái, tài sản, thế gian, và sống một cuộc đời hành khất. Vả
lại, SÙanïkara cho thấy, ngay mở đầu Ìsùa Upanishad cũng đã chứng
tỏ như vậy35.
SÙvetàsùvara-Upanishad là một trong những nguồn
mạch chính yếu của hệ phái Vedànta. Tuy nhiên, những gì được nói
trong đó không phải chỉ duy nhất là tuyệt đối bất nhị của
SÙanïkara hay cục hạn bất nhị của Ràmànuja, mà hình như hàm ngụ
các yếu tố hữu thần, lưỡng nguyên, v.v... của Sàmïkhya nữa. Giải
quyết sự trí nghịch đó, SÙanïkara đã sử dụng phương pháp phân biệt
hai cấp bậc của chân trí. Một là chân lý thế tục (vyavahàrika) dành
cho hạng hạ trí (aparàvidyà) mà đối tượng là Brahman bậc thấp
(aparà-brahman); và chân lý tuyệt đối hay đệ nhất nghĩa đế
(paramàrthika) dành cho bậc thượng trí (paràvidyà) mà đối tượng
là tuyệt đối Brahman (para-brahman). Phương pháp này cũng được áp
dụng để giải thích Brahma-sùtra, nếu gặp phải trường hợp tương
tự. Phương pháp ấy không phải là đặc sáng của SÙanïkara. Trước
đó, Nàgàrjuna đã thường áp dụng cho Biện chứng Tánh không luận của
ông.
Dựa
theo phương pháp vừa trình bày, toàn bộ tư tưởng của SÙanïkara có
thể được tóm tắt như sau36:
Chân đế (paramàrthika) Tục đế (vyavahàrika)
Nhận thức luận: Thượng trí Hạ trí
Bản
thể luận: Tuyệt đối Brahman
Tương đối Brahman
Thế
giới quan: Như huyễn (màyà)
Thật hữu
Nhân sinh quan: Tuyệt đối
ngã
(paramàtmàn) Tương đối ngã
Giải thoát luận: Chân
giải thoát Tiệm giải thoát
(videha-mukti)
(krama-mukti)
VII. VÔ MINH VÀ HUYỄN HÓA
Giới thiệu bản chú giải Brahma-sùtra (SÙàrìrakamìmàmïsà-bhàsïya),
SÙanïkara cho rằng ngu dốt và sai lầm là nguồn gốc của tội ác, và vì
để đạt đến tri thức chân chính về tuyệt đối Brahman nên sự học
hỏi thánh điển được khởi sự. Vô minh (avidyà) là một ý tưởng
thường diễn ra trong các tập Upanishads. Do vô minh mà có mê
vọng. Katïha-Upanishad nói, những ai sống trong vô minh và nghĩ
rằng mình là kẻ trí, những người đó lang thang đi tìm chân thực
tại cũng y như những người mù bước đi theo kẻ mù37.
Chandogya-Upanishad phân biệt vô minh và minh rằng: “Quả vậy, những gì
mà người ta thực hiện bằng minh trí (vidyà), tín tâm (sùraddhà)
và tư duy (upanisïadà), cái đó thực sự có năng lực mạnh hơn”38.
Phần lớn, các Upanishads đòi hỏi sự thực hành các hành nghiệp
phải được hướng dẫn bởi minh trí (vidyà). Vô minh (avidyà) là sự
phân biệt sai lầm, là cái nhìn lưỡng nguyên giữa chủ quan
(visïayin) và khách quan (visïaya).
Trên khía cạnh Nhận thức luận, vô minh là trạng
thái khi mà tâm thức (cit) tác dụng như một chủ tri (sàksïi), tác
động trên trạng thái vô trí (ajnõàna). Vô trí (ajnõàna) là trạng
thái mê mờ, là bóng tối của tâm thức bị bao phủ trong vô minh.
Nó được diễn tả trong kinh nghiệm thông tục như là sự không biết.
Bởi vì nó là bóng tối, và trong bóng tối thì đối tượng của tri
thức không có tính cách xác định, không quyết là hữu (bhàva) hay
vô (abhàva). Khi có sự hiện khởi của tác dụng trí (vrïittti-jnõàna),
nghĩa là khi tâm thức tác động như một chủ tri thâu nhận đối
tượng, vô trí trở thành khái niệm phân biệt “ta” (ahamï) và “cái
khác” (tvam)39. Như vậy, vô trí trở thành một cơ năng nội tại
(antahïkaranïa) để tâm thức tác dụng như một chủ tri, tạo thành
khái niệm chấp ngã (ahamïràsa).
Từ khái niệm ngã chấp đó, thế giới xuất hiện trong
tâm thức chỉ là thế giới mê vọng. Trong khi đó, tâm thức vẫn là
tự ngã bất biến mà bản chất của nó vốn thuần tịnh; nếu không bị
chi phối bởi vô minh, nó có thể trực nhận được tuyệt đối thể, và
đồng nhất với tuyệt đối thể. Vô trí (ajnõàna) như bóng tối bao
trùm lên tâm thức. Do sự chướng ngại (avaranïa) đó mà Brahman
không biểu lộ trọn vẹn được. Vì vậy, vô trí được coi như là có bản chất
tích cực (bhàvarùpa)40, bao gồm cả hai khái niệm đối đãi về hữu
thể (bhàvatva) và vô thể (abhàvatva).
Khi nói: “Tôi không biết” hay “Tôi không biết gì
hết”, cả hai trường hợp dĩ nhiên đều giả thiết có một đối tượng
nào đó của nhận thức, nhưng đối tượng này không nhất định là sự
hữu tích cực (bhàva) hay sự vô tiêu cực (abhàva). Trong giấc ngủ
cũng vậy, nhận thức không thâu nhận một đối tượng nào ở bên ngoài
nó. Không thâu nhận đối tượng chỉ vì đối tượng đó là bất khả đắc
(anupalabdhi), là sự vắng mặt của tri giác. Bấy giờ là lúc nội
quan (antahïkaranïa) và khái niệm ngã chấp (ahamïkara) không tác động,
không hiện khởi, chúng chìm vào bóng tối của vô trí (ajnõàna). Cho
đến lúc thức dậy, ngã chấp xuất hiện như là tác dụng (vrïtti)
của nội quan. Nó trở thành năng lực của nhận thức, trí lực
(jnõànasùakti) và năng lực của hành động, tác lực (kriyàsùakti)
và năng lực của hành động, tác lực (kriyàsùakti).
Như vậy, tất cả tri thức và hành động đều là tác
dụng của nội quan (antahïkaranïa) trên vô trí. Theo đó, vô trí
không phải chỉ là sự không biết với ý nghĩa tiêu cực; nó là nền
tảng, sở y (asùraya) của thực tại mê vọng. Vô trí (ajnõàna) và vô
minh (avidyà) được coi như là đồng nghĩa.
Thế giới mê vọng là thế giới bị bao phủ bởi vô
minh. Từ ngữ vyavahàrika thường được hiểu như là thế tục đế, là
sự thật, hay chân lý, xuất hiện cho kinh nghiệm thông tục, còn có
nghĩa là chân lý bị che khuất (samïvrïti-satya)41. Trong trường
hợp này, samïvrïti được hiểu như là ajnõàna.
Đối với các nhà Trung quán (Màdhyamika), khi họ nói
đến chân lý bao phủ (samïvrïti-satya), thì thế giới đó chính
thực là huyễn hóa, không có một căn cơ thực hữu nào cả. Bởi vì,
theo họ, xét theo định luật duyên khởi (pratìya-samutpàda), mọi
sự hữu đều do tương quan mà hiện hữu, do đó sự hữu thực là phi
hữu. Tuy nhiên, các nhà Vedànta khi nói đến cùng khái niệm này,
họ lại hiểu cách khác.
Gaudïapàda, mặc dù được nói là chịu ảnh hưởng sâu
đậm của Trung quán, nhưng khi nói về tính chất mê vọng của thế
giới, cũng vẫn thiết lập một khái niệm chân thật nào đó làm căn
bản cho những mê vọng này42. Dụ như một sợi dây nằm trong bóng
tối, bị tưởng lầm là con rắn; mê vọng, hay vô minh (avidyà) chỉ
có nghĩa là sự gán ghép sai lầm (adhyasa). Người ta cũng có thể
tìm thấy quan niệm này nơi các nhà Thực tại luận (sarvàstivàda) của
Tiểu thừa Phật giáo, theo đó, cái giả phải có căn bản trên cái thực.
Lông rùa và sừng thỏ dĩ nhiên là mê lầm, vọng tưởng, nhưng đã có
thực tại sở y cho mê lầm vọng tưởng này. Đó là những khái niệm đã
từng được kinh nghiệm, về sợi lông và con rùa, cái sừng và con
thỏ. Các nhà Chủ không luận (sautrantika) của Tiểu thừa hoàn toàn
bác bỏ giải thích này43. Nhưng chính các nhà Tánh không luận
(sùnyavàda) của Đại thừa mới bác bỏ tích cực hơn. Thế giới là
huyễn hóa, là mộng tưởng, là bất thực, vì đằng sau nó không có
một căn bản lý tính để làm sở y; và bởi vì lý tính tự chứng tỏ tính cách
mâu thuẫn nội tại của nó.
Gaudïapàda và SÙanïkara, trái lại, nhìn thấy đằng
sau sự huyễn hóa ấy rõ ràng có một căn bản thực tại. Căn bản đó
là Tuyệt đối thể Brahman. Tác dụng của vô trí (ajnõàna), nguyên
nhân của mê lầm (avidyà) và huyễn hóa (màvà), chỉ là tác dụng sai
lầm của tâm thức. Bởi vì cơ bản của jnõàna là cit, tâm thức
thuần tịnh, và đó cũng được hiểu như là Brahman. Gaudïapàda nói,
sợi dây trong bóng tối mà bản tính của nó bất xác, bị tưởng lầm là
con rắn; cũng vậy, Tự ngã (Àtman) bị vọng tưởng thành sai biệt44. Khi
vô minh bị hủy diệt, tâm thức trở lại trạng thái thuần tịnh của
nó, và Tự ngã được hiển lộ, đúng như điều mà các Upanishads đã
khải thị: “neti nety àtmà”, Tự ngã không phải là cái đó, không
phải là cái đó; hoặc: “tad etad brahmàpùrvam, enaparam,
anan-taram, abàhyam, eyam àtmà brahma sarvànubhùhï”, Brahman ấy
được mô tả như là cái một thị hiện trong vô lượng, vô số hình
thái: Brahman ấy không có khoảng đầu, không có khoảng cuối, không
có bên trong, không có bên ngoài; Brahman ấy là Àtman, là đấng
toàn trí, thấy và biết tất cả. Như vậy, khi Gaudïapàda nói thế giới sai
biệt chỉ là huyễn hóa (màya), thì ta phải hiểu rằng, đó là sự
huyễn hóa diễn ra từ trên thực tại tuyệt đối bất nhị.
SÙanïkara, trong phần giới thiệu cho bản chú giải
Brahma-sùtra của ông cũng giải thích tương tợ. Khi người ta bị
nhặm mắt, nhìn lên thấy hai hay ba mặt trăng. Những mặt trăng đó
chỉ là sự tăng thượng (adhyàsa) của một mặt trăng chân thực kia.
Nói cách khác, bởi vì tâm thức khởi lên tác dụng trí
(vrïtti-jnõàna) vốn đã bị bao phủ mê lầm bởi vô trí có tác dụng như
một chủ tri, khiến ta không nhận ra Tự ngã chân thực, bất biến và bất
tử, đằng sau cái chủ tri bị chi phối bởi những đau khổ, buồn
rầu... Một khi chứng được nhất thể Àtman, thế giới huyễn hóa biến
mất. SÙanïkara trưng dẫn các Upanishads để minh chứng ý nghĩa
này. Chàndoga -Upanishad IV.i.4 nói rằng mọi biến thái chỉ xảy ra
trên mặt ngôn thuyết, giả danh: vàcàrabanïamï vikàro nàma-dheyam
v.v... Cũng như mặt biển tự nó chỉ là một, như xuất hiện như là
vô số sóng biển và bọt biển45.
Như
vậy, Brahman, do vô minh, mà xuất hiện như là thế giới sai biệt
của danh (nàma) và sắc (rùpa); điều mà Brïhadàranyaka-Upanishad
I.4.7 đã nói: khởi thủy, thế giới này không có sự sai biệt, không
biểu hiện (avyàkrtam) rồi sau đó biểu hiện với danh như vậy, sắc
như vậy. Người ta đi tìm lại cái thực tính nguyên sơ của thế
giới này phải tìm theo dấu vết của Tự ngã, bởi vì Tự ngã là dấu
chân của tất cả thế gian gồm danh và sắc này.