"Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ, Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hầu Trời Xem thơ Trời cũng bực cười Cười cho hạ giới có người oái oăm.
Khách hà nhân giả? Cớ làm sao suồng sả dám đưa thơ Chốn Thiên Cung ai kén rể bao giờ? Chỉ những sự ngẩn ngơ mà giấy má? Chức Nữ tảo tùng giai tế giá. Hằng Nga bất nại bảo phu miên Mở then mây quăng trả bức hồng tiên Mời khách hãy ngồi yên trong cõi tục Người đâu kiếp trước Đông Phương Sóc, Ăn trộm Đào quen học thói người xưa, Trần gian đày mãi không chừa.”
(Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu)
Đó là nỗi sầu của thi nhân, khi yêu người khác mà chẳng được yêu; cho nên ông ta viết thơ lên hỏi ông Trời. Ông Trời bảo rằng:
“Chức Nữ thì đã đi lấy chồng sớm rồi
Còn Hằng Nga chẳng chịu lấy chồng.”
Ông Trời chỉ có 2 người con gái, mà người nào cũng đã an phận cả rồi. Thôi! ông hãy ngồi yên trong cõi trần đi! đừng có gởi thơ lên Trời làm gì cho phiền phức.
Một hôm khác, thi nhân muốn thể hiện tánh ngông của mình; cho nên viết thư nói về chữ tình một lần nữa, để xem có ai hiểu được mình chăng?
“Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi,
Viết bức thư này gởi đến ai,
Non nước thề nguyền nay đã lỗi
Ân tình nay có bốn xu thôi.
Ngàn sương bạc bay qua cánh nhạn
Ngọn đèn xanh rơi cạn đĩa dầu
Một mình chiếc bóng canh thâu
Nỗi riêng, riêng một mối sầu vì ai?
Tâm sựấy kể dài sao xiết
Bút mực đâu kể hết ru mà
Dở dang là chữ tài hoa
Chắp tay vái lạy trăng già chứng cho.
Kể từ độ giang hồ lạc phách
Hội tương phùng đất khách quê ta
Biết nhau khi mới mười ba
Tuần trăng chưa mãn, nụ hoa chưa cười.
Cùng một thuởăn chơi nhàn biếng Trải mấy thu hơi tiếng vừa quen Canh khuya hai bóng một đèn Sáng mai sương sớm đơn mền có nhau. Dạ bảo dạ vàng thau gắn bó Đêm lại đêm mưa gió đê mê Một mình trướng rủ hoa che Bắc Nam mấy độ đi về dưới trăng. Duyên hồ thắm bỗng dưng phai nhạt Mối tơ vương đứt nát tan tành Tấm riêng riêng những thẹn mình Nữa đường quăng đứt gánh tình như không Lấy tờ giấy niêm phong hạt lệ Nhờ cánh tem bay đệ cung mây Ái ân thôi có ngần này Thề nguyền non nước hẹn ngày tái sinh”
(Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu)
Đã là thi nhân, văn hay chữ tốt; nhưng vẫn thất tình và ngông cuồng như thường; nhất là đối với tình yêu. Khi người ta đang có người bạn đời, bạn tình; người ta ít hay trân quý những gì người ta đang có, mà người ta hay đi tìm cái gì ở phía ngoài tầm tay của mình. Đó là những kẻđang thả mồi bắt bóng.
Còn ởđây Hoàng Cô này có tất cả, danh vọng, địa vị, của cải; ngay cả sắc đẹp… Thế mà không chinh phục được một người; không biết người ấy có quả tim sắt hay sao mà qua bao nhiêu thử thách, bao nhiêu sự gợi ý nhớ thương mà người ấy vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt như vậy, khiến cho tâm cang của Hoàng Cô càng thao thức đêm ngày.
Sau khi biết được tin Hòa Thượng Liên Hoa đang nhập thất tại chùa Đại Giác, Hoàng Cô báo cho quan Trấn Gia Định là Hoàng Cô sẽ lên tỉnh Biên Hòa để cúng dường cho chùa Đại Giác. Hôm sau quan Trấn cử phái đoàn hộ tống đưa Hoàng Cô lên chùa Đại Giác, cách chùa Từ Ân độ 30 cây số. Khi đến chùa Đại Giác rồi, Hòa Thượng Trụ Trì tiếp đón để Hoàng Cô dâng lễ. Hoàng Cô cũng cúng dường cho chùa Đại Giác 300 quan và Hoàng Cô nhờ thị giả Mật Đĩnh đưa đến tịnh thất của Hòa Thượng Liên Hoa.
Lúc ấy trong tâm của Mật Đĩnh suy nghĩ rằng: phải chi Thầy mình bây giờ hiện thân như Ngài Tân Đầu Lô Phả để Hoàng Cô thức tỉnh. Đoạn chú Mật Hạnh quay qua hỏi Mật Đĩnh rằng:
- Thế nào là hiện thân của Ngài Tân Đầu Lô Phả?
- Thì đệ biết đó. Khi nhà Vua gặp Ngài Tân Đầu Lô Phả. Vua hỏi Ngài rằng:
-Đời người xuất gia có gì là vui thích?
-Có chứ! Đó là “độc cư nhàn cảnh”.
. Thế nào là độc cư nhàn cảnh?
. Là sống riêng một mình và ở cảnh vắng lặng.
-Ấy thì có vui chi. Như Trẩm đây có bầy tôi, cung nữ, hoàng hậu, vương phi… Đó mới là thú vui chứ. Còn Ngài ởđây một mình đâu có gì là thú vị.
Sau đó Ngài Tân Đầu Lô Phả giải thích cho nhà Vua nghe rằng: Cuộc sống này cũng giống như 2 con voi dữ đang rượt một người chạy. Khi đến đường cùng, không còn chỗ chạy nữa thì người ấy gặp một miệng giếng. Túng thế, người kia đeo một giây leo để xuống phía dưới; nhưng không ngờở bốn bên bờ giếng trơn trợt kia lại có 4 đầu rắn độc thè lưỡi ra. Người này muốn hạ chân xuống thấp thì bên dưới có một con khủng long to tướng đang hả miệng. Nhìn lên bên trên thấy 2 con chuột đen và trắng đang cắn gặm sợi rễ cây kia. Bỗng nhiên có một đàn ong bay qua, nhả vào miệng kẻ lâm nạn ấy một vài giọt mật, hắn liếm môi nuốt trửng và quên đi những khổ nạn đang vây bủa chung quanh mình. Khi được lên khỏi miệng giếng rồi còn bị cánh rừng kia đốt cháy nữa…
-Rồi sao nữa?
- Thì câu chuyện chỉ có vậy thôi. Thế mà Đức Vua giác ngộ đấy chú!
-Giác ngộ cái gì?
-Thì giác ngộ cuộc đời là vô thường, sự sống không chắc chắn, sự sanh tửđang đốt cháy ngày đêm. Phải lo tu đi chứ.
-Nhưng đệ chưa rõ. Sư huynh hãy kể rõ dùm cho.
. Này nhé! Hai con voi dữ là tượng trưng cho sự sống và chết. Rễ cây mọc trên miệng giếng là tượng trưng cho sự vô thường của thân mệnh. Bốn con rắn độc tượng trưng cho sanh, già, bệnh, chết. Con khủng long tượng trưng cho địa ngục. Hai con chuột trắng, đen tượng trưng cho ngày và đêm đang gặm nhắm sự vô thường ấy. Còn mấy giọt mật tượng trưng cho tài, sắc, danh, thực, thùy. Còn cánh rừng kia tượng trưng cho lửa sân hận, ngu si đang đốt cháy.
. Hoan hô Sư Huynh. Nhưng sao trong ấy không có nói lửa tình?
. Thì lửa tình cũng nằm chung trong các thứ lửa kia rồi.
-Nhưng Sư Huynh nói còn câu chuyện gì khác nữa mà?
-Để thử xem! Mà ta đã nhớ ra rồi.
Một hôm Đức Vua Ba Tư Nặc muốn cúng dường
1.000 vị Tăng và có ý muốn tìm ra cho được vị nào là vị A La Hán Tân Đầu Lô Phả. Vì tương truyền rằng: Nếu có vị A La Hán Tân Đầu Lô Phả đến dự thì cánh hoa được để dưới bồđoàn của chư Tăng, sau khi ngồi thọ trai đứng dậy, hoa kia không héo. Thế rồi nhà Vua cho bày lễ cúng dường trai tăng và dưới mỗi gối ngồi đều cho để một bông hoa tươi. Ngày đầu chỉ có 999 vị đến dự và sau khi thọ trai xong, gia nhân lật gối lên xem thì hoa nào cũng héo cả. Ngày thứ 2 cũng thế. Đến ngày thứ 3 Đức Vua xót ruột. Vì Ngài muốn biết chuyện thực hư ra sao; nên ra tận cửa thành để nghinh tiếp chư Tăng. Đến vị thứ 1.000 thì quân lính không cho vào. Đức Vua thấy lạ liền hỏi:
. Tại sao Ngài không vào dự lễ trai tăng của ta cúng?
. Tại quân lính của Ngài không cho ta vào. Cả 2 ngày trước đều như vậy. Không những thế, còn đánh đập lão tăng này trầy mình tróc mẩy nữa…
Đức Vua biết rằng: Đây là vị Tân Đầu Lô Phả chánh hiệu cho nên cho quân lính mở cửa thành để cho Ngài vào thọ trai.
-Đó đệ thấy chưa! Nếu Thầy mình thị hiện được một vài điều như thế để bà Hoàng Cô này khiếp đảm, rồi thức tỉnh tu hành. Có đâu mà cứ báo đời các chùa không yên tỉnh để tu hành gì cả.
-Thì đó là ngày xưa. Còn bây giờ chúng ta sống cách Phật rất xa. Đâu có vị nào chứng được thần thông, mà dẫu có chứng được chắc các Ngài cũng không thi triển nữa. Ngay từ thời Đức Phật còn tại thế, Ngài Mục Liên có thần thông, muốn thi triển thần lực để cứu giòng tộc Thích Ca; nhưng oán thù bao đời phải trả cho vua Tỳ Lưu Ly; chứ Ngài Mục Kiền Liên cũng có cứu được giòng họ Thích Ca đâu.
-Vậy theo Sư Huynh chuyện Thầy mình và Hoàng Cô thì sao?
-Thì Đệ biết rồi đó. Mỗi ngày trong chùa, chúng ta đều nghe phục nguyện rằng:
“Thị nhựt dĩ quá Mạng diệc tùy giảm Như thiểu thủy ngư Tư hữu hà lạc Đại chúng đương cần tinh tấn Như cứu đầu nhiên Đản niệm vô thường Thận vật phóng dật”.
Nghĩa là:
“Ngày đã qua rồi Mạng lại hay giảm Như cá thiếu nước Nào có vui gì Đại chúng hãy siêng năng lên
Như lửa cháy đầu Hãy nhớ vô thường Chớ có buông lung”.
- Hay thật là hay! Có lẽ Thầy chúng ta cũng chỉ nhớ vậy thôi. Vì cuộc đời này vốn vô thường và giả hợp. Đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Dầu cho đó là Hoàng Cô hay Hoàng Cậu hay bất cứ một cái gì đó nữa…
-Chí lý chí lý…
Khi đến trước cửa thất, thấy thất đóng kín, Hoàng Cô quỳ trước cửa, lễ ba lễ và tụng bài sám hối như sau:
Đệ tử kính lạy Đức Phật Thích Ca Phật A Di Đà Mười phương chư Phật Vô lượng Phật Pháp Cùng Thánh Hiền Tăng Đệ tử lâu đời lâu kiếp Nghiệp chướng nặng nề Tham giận kiêu căng Si mê lầm lạc Ngày nay nhờ Phật Biết sự lỗi lầm Thành tâm sám hối Thề tránh điều dữ Nguyện làm việc lành Ngửa trông ơn Phật Từ bi gia hộ
Thân không tật bệnh
Tâm không phiền não
Hằng ngày an vui tu tập
Phép Phật nhiệm mầu
Để mau ra khỏi luân hồi
Minh tâm kiến tánh
Trí tuệ sáng suốt
Thần thông tự tại
Đặng cứu độ các bậc tôn trưởng
Cha mẹ anh em
Thân bằng quyến thuộc
Cùng tất cả chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
Giọng bà tha thiết trầm hùng. Chắc ở trong Hòa Thượng Liên Hoa cũng cảm động lắm. Vì nghĩ rằng hôm nay bà đến đây để sám hối và ăn năn những lỗi lầm xưa đã gây ra dầu vô tình hay cố ý. Đoạn bà nói:
“Đệ Tử sắp hồi kinh; nên đến đây xin Hòa Thượng cho diện kiến lần chót trước khi lên đường”.
Bên trong thất vẫn yên lặng, không có tiếng trả lời. Hoàng Cô đi vòng quanh thất mấy bận và suy nghĩ cách khác. Sau đó Hoàng Cô trở lại trước cửa thất quỳ xuống thưa rằng:
“Bạch Hòa Thượng! Nếu Hòa Thượng không tiện ra tiếp, xin Hòa Thượng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa Thượng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về…”
Im lặng trong vài phút… Hòa Thượng trong thất đưa bàn tay ra cửa nhỏ nơi để thức ăn vào thất. Hoàng Cô vội ôm lấy bàn tay hôn nhẹ một cách trìu mến, rồi sụp xuống lạy 3 lạy và khóc sướt mướt. Nhưng sau đó, Hoàng Cô cho biết là bà sẽở lại chùa Đại Giác nghỉ vài ngày.
Sau khi thấy hành động của Hoàng Cô như vậy. Sa Di Mật Đĩnh tái mét và quay qua chú Mật Hạnh. Họ kéo tay nhau ra phía sau cách xa thất mấy thước để thảo luận với nhau rằng:
-Sao kỳ vậy chú? Thầy mình không lẽ?
. Không lẽ gì?
. Không lẽ tin đàn bà đến thế?
-Bộ chú không tin đàn bà?
-Nhưng đàn bà thì có gì?
- Có gì, chú thấy đó. Trước thì thưa là chỉ được thấy bàn tay của Thầy mình là bà ta an lòng để trở lại Kinh đô; nhưng khi thấy được rồi lại ôm hôn một cách trìu mến. Cũng chưa hết! lại không chịu về còn muốn ở lại chùa này nghỉ vài ngày nữa. Quả là đàn bà!!!
-Đàn bà sao chú?
- Thì chú thấy đó. Ba lời chứ không phải là hai lời như Phật dạy nữa.
- Còn Thầy mình thì sao chú nhỉ?
-Ai biết đâu! Thầy đâu có nói gì cho chúng ta nghe đâu mà biết.
-Không biết bây giờ Thầy nghĩ sao nhỉ?
-Chú này mới lạ. Tôi chứđâu phải Thầy mà chú cứ hỏi hoài, khiến khó trả lời quá vậy.
Hai chú dẫn đi xa hơn nữa, dạo chơi trong vườn chùa Đại Giác nhiều vòng, rồi ngồi lại bên tảng đá để ôn lại cho nhau nghe về quảng đời tu học của mình.
-Chú ơi!
-Gì đó?
-Chú có biết ý nghĩa trọn vẹn bài:
“Ái hà thiên xích lãng Khổ hải vạn trùng ba Dục thoát luân hồi khổ Tảo cấp niệm Di Đà!”
-Dĩ nhiên là biết, nhưng thực hành không phải dễ đâu. Ý nghĩa của bài này là:
“Sông ái, sóng muôn trùng Sóng ấy khổ quá đi thôi
Muốn thoát khổ luân hồi
Sớm niệm Di Đà vậy!”
Người xưa nói là: sông mê, biển ái là vậy. Cái mê muội của con người khi yêu nhau nó ngút ngàn như con sông dài muôn trượng. Còn biển ái ân nó sâu lắm; nhiều đợt sóng chập chùng nó cứ trồi lên hụp xuống không biết bao nhiêu mà lường. Thế mà!
- Thế mà sao hở chú?
-Ai cũng muốn vào đó thử xem sao? Thế chú có muốn không?
-Thấy Sư Phụ mà mình đã ớn lạnh rồi, làm sao muốn được. Còn chú?
-Hãy chờ xem. Khi nào nắp quan tài đậy lại là mình biết có tu được hay không, đâu cần vội trả lời chú trong lúc này.
-Quả thật Sư Huynh khôn quá xá!
Đêm hôm ấy người ta thấy đèn trong thất đốt sáng cho đến canh ba. Có lẽ Hòa Thượng Liên Hoa không ngủ được. Bên tủ thờ Phật thấy Ngài ngồi đó với dáng điệu trầm tư, thỉnh thoảng lại lấy bút mực ra để viết. Không biết Ngài viết gì. Nhưng sau canh ba, trong khi mọi người đang an giấc, bỗng thấy lửa cháy rực ở tịnh thất của Hòa Thượng Liên Hoa, mọi người trong chùa hoảng hốt, cùng nhau chạy đến dập tắt ngọn lửa; nhưng tịnh thất đã cháy rụi, xác thân Hòa Thượng Liên Hoa cũng đã cháy đen…
Hai chú Mật Đĩnh và Mật Hạnh vừa khóc, vừa niệm Phật. Mọi người chung quanh đang đi tìm những tang vật có gì còn sót lại chăng. Cả hai chú như người mất hồn và nói với nhau trong sự ngái ngủ như sau:
-Sao Thầy vội đi vậy chú?
- Làm sao ta biết được.
-Có phải chú mua xăng dùm Thầy không?
- Chú này ký quá. Từ hôm qua đến nay, có khi nào tôi rời chú nữa bước đâu. Thời gian đâu mà đi. Vả lại ai đi làm chuyện đó.
- Mà Thầy đi rồi buồn quá phải không chú?
-Nhưng Thầy tự thiêu như vậy là vì cái gì chú nhỉ? Vì pháp thiêu thân? Vì quốc vong thân? Hay vì tình mà thiêu hả chú?
-Ai biết được. Việc này để các Thầy lớn định liệu; chúng ta phận nhỏ, làm Sa Di lo kinh kệ chưa xong, hơi đâu mà chú lo những chuyện như vậy.
-Nhưng mình nay mai cũng thọ Tỳ Kheo và cũng phải biết chứ?
-Dĩ nhiên là vậy; nhưng thời gian hãy còn dài. Hãy lo niệm kinh cho Sư Phụđi.
-Ờ! Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật! Ối mà buồn ngủ quá! Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư…
Đêm hôm ấy là ngày mùng một tháng 11 năm Quý Mùi (1823). Hòa Thượng Liên Hoa đã thác hóa, thọ 60 tuổi. Một khung cảnh ảm đạm đang bao trùm cả ngôi chùa Đại Giác cũng như các chùa liên hệ khác như Từ Ân, Khải Tường, Giác Lâm v.v…
Ngày hôm sau cảnh chùa ồn ào khác thường. Vì lắm kẻ ra người vào và kẻ này hỏi tại sao? Kẻ kia tự trả lời dùm; nhưng chưa đâu vào đâu cả.