Truyện tích
Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng
Nguồn: Sa Môn Thích Như Điển
14/06/2556 23:52 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Năm ấy nhằm vào ngày 14, rằm và 16 tháng 7 năm Giáp Thân (1824) Minh Mạng năm thứ 5, tại chùa Từ Ân tổ chức một Đại Trai Đàn chẩn tế và giải oan bạt độ rất lớn. Đây là một Đàn Tràng do vua, quan, sĩ, dân và chư sơn môn quanh vùng Phiên An (Sài Gòn) tổ chức; nên số lượng người tham dự rất đông, cả Tăng lẫn tục. Đây có thể cũng là sự hiếu kỳ của thiên hạ. Vì lâu nay tại vùng này chưa ai thấy một Đại Lễ cầu siêu như vậy bao giờ. Ngoài ra họ cũng muốn đến để xem mặt những người ngồi trên thiên hạ xưa nay, mà họ chưa có dịp cận kề. Đồng thời họ cũng muốn chung lời cầu nguyện cho người mất được theo tiếng kệ lời kinh, siêu sinh giải thoát. 
Sám chủĐàn Tràng này là Hòa Thượng Viên Quang, trụ trì chùa Giác Lâm. Ngài là bậc đạo cao đức trọng đương thời tại vùng này. Mặc dầu Hòa Thượng Linh Nhạc - Phật Ý đã viên tịch 3 năm nay; nhưng uy danh của Ngài vẫn còn; nên người đệ tử nối pháp này vẫn được Phật tử trong vùng kính trọng. Còn Ngài Tế Chánh - Bổn Giác bây giờ là Tăng Cang, đương kim trụ trì Linh Mụđóng vai trò giống như là một vịĐàn chủ, đứng ra lo tổ chức mọi vấn đề, để đàn tràng được viên mãn như đương kim Hoàng Đế Minh Mạng đã sắc chỉ trước đây. Về ban kinh sư thì Ngài Bổn Giác cho mời hai ban, một ban ở thành nội Huế và một ban ở miền Nam. Vì lễ nhạc miền Trung khác, ảnh hưởng bởi âm nhạc của cung đình. Còn lễ nhạc của Phật giáo miền Nam ảnh hưởng đời sống dân dã của những người đã di dân lâu đời và chịu ảnh hưởng đa phương văn hóa của Trung Hoa lẫn Chàm và Cao Miên. Vả lại cố Hòa Thượng Liên Hoa là người Đàn Trong, cho nên phải có một ban kinh sư như thế mới xứng đáng là một Đàn Tràng do vua quan và Tăng Cang đứng ra tổ chức. 
Một ban kinh sư gồm có một vị Hòa Thượng làm sám chủ, hai vị tả và hữu bạch cùng với 6 hoặc 8 vị kinh sư ngồi đàn. Kèm theo đó có một ban nhạc lễ gồm 3 hay 4 người phụ trách. Họ không nhất thiết là những người xuất gia, mà cư sĩ tại gia cũng được. Vì có nhiều người cư sĩ học lễ nhạc Phật giáo nên họ có thể xử dụng trống, phách, kèn, sáo, đờn cò, chụp chả v.v… miễn sao ban kinh cổ này phải hiểu ý của ban kinh sư là Trai Đàn sẽ thành tựu. 
Về phía quan lại của triều đình người ta thấy có Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt cũng có mặt hôm khai kinh. Ngài là người đại diện cho triều đình vua Minh Mạng ở thành Gia Định cùng với một số quan nhỏ địa phương, mà không thấy vị quan lớn nào đến từ triều đình Huế. Có lẽ nay mai tại chùa Linh Mụở Phú Xuân cũng sẽ cử hành một Đại Trai Đàn như thế; nên chỉ có một vài vị trong thân tộc vào đây dự lễ mà thôi. 
Thiền sư Tiên Giác -Hải Tịnh đệ tử của Ngài Linh Nhạc - Phật Ý và là sư đệ của Ngài Tổ Tông – Viên Quang, hiện đương trụ trì chùa Từ Ân cũng đang có mặt tại đây. Ngài mới thay cho Ngài Liên Hoa Hòa Thượng, trụ trì chùa Từ Ân này được hơn một năm nay. Đây cũng là cơ hội để Ngài tâu lên nhỏ to với Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt qua việc làm của Ngài Tăng Cang Tế Chánh - Bổn Giác đương kim trụ trì Linh Mụ. 
Muốn hình thành một Đàn Tràng giải oan bạt độ như thế người ta phải cần rất nhiều nhân lực để chuẩn bị. Ví dụ như ban công văn giấy sớ, ban trần thiết, ban trai soạn, ban tiếp tân, ban thị giả, ban liên lạc v.v… Hòa Thượng Tế Chánh - Bổn Giác chỉ lo những việc lớn quan trọng. Còn Ngài trụ trì Tiên Giác - Hải Tịnh có bổn phận lo trực tiếp đôn đốc cho những ban trên thực hiện công việc cho được chu toàn. 
Đa phần chùa miền Nam chánh điện hơi nhỏ. Vì dân di dân từ Bắc và Trung vào cũng còn nghèo. Vả lại mới hơn 100 năm nay Phật giáo có mặt tại vùng này; nên sự đơn giản, sơ sài của chùa viện ởđây, cũng là điều dễ hiểu thôi. Chùa Sắc Tứ Từ Ân tương đối có chánh điện rộng hơn một số chùa khác quanh vùng; nhưng cũng không đủ dung chứa cho vài trăm người; nên phải che rạp thêm ngoài sân để làm Tam Bảo ngoại và bàn thờ ngũ phương ngũ Phật. Ngoài ra cũng phải làm một dàn chẩn thật lớn để thí cho những cô hồn sống và chết; âm và dương được lợi lạc; nên cần phải có một khu đất thật rộng nằm phía trước bình phong của chùa. Khoảng giữa các bàn thờ ngũ phương ngũ Phật cũng phải chừa một khoảng không gian thật rộng để đề phan và giải oan bạt độ. 
Phần bàn thờ Tam Bảo nội đã có sẵn từ lâu. Đó là chánh điện thờ tam thế Phật và các vị Bồ Tát. Phần Tam Bảo ngoại thì ban trần thiết cho thỉnh tượng Đức Địa Tạng ra ngoài, để chính giữa, xây vào bên trong, đối diện với Tam Bảo nội. Từ bàn thờ Tam Bảo nội đến bàn thờ Tam Bảo ngoại độ 30 mét. Phía bên trái Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát thỉnh Ngài Tiêu Diện Đại Sĩ an vị vào đó. Phía bên phải của Ngài Địa Tạng, thỉnh tượng A Di Đà. Ba vị này được gọi là Tam Bảo ngoại. 
Ở chính giữa ban kinh sư và ban trần thiết đã chuẩn bị một chiếc cầu Nại Hà bằng vải trắng thật dài, vượt qua nhiều cửa ngục, để tối rằm đề phan, vớt vong vị Sám chủ và ban kinh sư cùng gia chủđi qua từng cửa ngục này. Vị Sám chủ thay thế cho Ngài Địa Tạng đến mở cửa ngục và bên trong có một vị Thầy thay thế cho người gát ngục, đối đáp lại những câu hỏi của Ngài Địa Tạng, trong khi người gác ngục chèo một chiếc thuyền, tượng trưng cho tâm thức của người chết được chuyên chở vượt khỏi cầu Nại Hà này. 
Ngũ phương ngũ Phật có nghĩa là 5 vị Phật ở 5 phương hướng theo đồ hình của một Mạn Đà La thuộc Kim Cang giới của Chân Ngôn Mật Giáo, ngồi trong giải thoát luân. 
Ở chính giữa có thờ hình Đức Đại Nhựt Như Lai, thân màu trắng, trụ trong ấn Trí quyền, chủng tử là “vam”. 
Phía Đông, hình Đức Phật A Súc, mình màu vàng ròng, tay trắng nắm lại thành quyền, đặt ở hông, tay phải rũ xuống chạm đất, chủng tử là “hùm”. 
Ngồi ở phía Nam là bàn thờ của vị Phật Bảo Sinh, mình Ngài màu vàng, tay trái nắm lại thành quyền, đặt ở rốn, tay phải hướng ra ngoài, kết ấn Thí Nguyện, chủng tử là “tràh”. 
Ở phía Tây đặt bàn thờ của Đức Phật A Di Đà, mình Ngài màu vàng, trụ trong ấn Tam Ma Địa, chủng tử là “hrih”. 
Bàn thờ phía Bắc thờ Ngài Bất Không Thành Tựu Như Lai, mình Ngài màu vàng, tay trái nắm lại thành quyền, đặt ngang rốn, tay phải duỗi 5 ngón, để ngang ngực, chủng tử là “ah”. 
Đa phần các tượng này là hình vẽ. Vì dễ di chuyển và 2 bên bàn thờ của mỗi vị Phật thường có gắn vào đó 2 câu đối bằng giấy, nói lên được tâm nguyện và hạnh nguyện của các Ngài. 
Vào sáng ngày 14 tháng 7 năm Giáp Thân (1824) chư Tăng trong ban kinh sư sau khi tụng thần chú Lăng Nghiêm để cầu Phật gia hộ rồi; tất cả dùng sáng và chuẩn bị vào trai đường để ban thỉnh sư cung nghinh chức sự và làm lễ thượng phan cũng như cúng ngọ và khai kinh bạch Phật. 
Từ bên ngoài, cánh cửa bên phải của chùa vang lên tiếng tù và và tiếng chuông trống cao vút, ai nấy đều chú ý về hướng ấy để lắng nghe những âm thanh trầm bổng của nhạc cung đình và nhạc lễ miền Nam cùng tấu lên 1 lúc để báo hiệu cho buổi lễ sắp bắt đầu. Nhạc bát âm này tấu chung độ 10 phút thì nghỉ. Bên trong trai đường ba hồi khánh vang lên và Thầy trụ trì chùa Từ Ân trịnh trọng trong y áo ngày lễ quỳ giữa hướng lên bàn thờ chứng minh và ban kinh sư để tác bạch. 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngưỡng bạch Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đúc Tăng, Ni. Hôm nay chúng con xin đại diện cho chùa Từ Ân và chùa Khải Tường có duyên sự xin đầu thành đảnh lễ tác 
bạch. Kính bạch quý Ngài. Sư phụ của chúng con là cố Đại Lão Hòa Thượng 
Linh Nhạc - Phật Ý đã khai sơn ra hai chùa Từ Ân và chùa Khải Tường này. Nay thì Sư phụ chúng con đã viên tịch và Tông môn pháp phái giao quyền trụ trì 2 chùa này cho chúng con đảm nhận. Vì đây là những chùa có liên hệ với vua, quan nhà Nguyễn; nên chúng con cũng nhận được những ân đức hộ trì của triều đình. Nay triều đình và Hoàng Đế đương triều muốn thiết đàn tràng giải oan bạt độ cho Hoàng Cô Tế Minh - Thiên Nhựt cũng như cố Hòa Thượng Liên Hoa; nên chúng con xin đê đầu kiền thỉnh: 
Hòa Thượng thượng Viên hạ Quang làm sám chủ 
Hòa Thượng thượng Tế hạ Chánh làm chủ lễ đương kim đàn chủ 
Chư tôn Thượng Tọa, Đại Đức làm kinh sư trong Đại Đàn Tràng này. 
Ngưỡng mong chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni từ bi hoan hỷ nạp thọ cho lời cầu thỉnh này. 
Tất cả đều đáp lại: 
Nam Mô A Di Đà Phật. 
Sau lễ cung an chức sự, ban nghi lễ làm lễ cáo đất đai và làm lễ thượng phan. Đây là một hình thức báo cáo cho người sống và người mất biết rằng tại chùa Từ Ân này đang có pháp sự. Một cây phan màu vàng trên đó có viết tên tất cả các loại cô hồn, nhằm triệu thỉnh họ về nghe kinh và giải thoát. 
Buổi lễ khai kinh bạch Phật rất trang nghiêm. Vị chủ sám đội mão Quan Âm, niệm hương bạch Phật. Sau đó vị chủ lễ đội mũ hiệp chưởng và bắt đầu vào nghi lễ chính thức của đại lễ. Đầu tiên Ngài cử tán bài: 
Thiên Hoa đài thượng 
Xá Na Như Lai 
Liên Hoa hải tạng tọa liên đài 
Tâm địa pháp môn khai 
Vạn tượng chiêu hồi 
Chư Phật hoan kỳ tai! 
Nam Mô Thiền Duyệt Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát 
Nghĩa: 
Trên đài sen nghìn cánh 
Đức Phật Lô Xá Na 
Ngồi trên đài sen, chứa nhiều như biển 
Tâm địa pháp môn mở bày 
Muôn vật đến đây 
Chư Phật vui lạ thay! 
Nam Mô Thiền Duyệt Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát 
Nhịp tụng, nhịp linh, nhịp mõ, nhịp trống, phách, đờn cò hòa quyện vào nhau, tạo thành một nghi thức lung linh, huyền diệu với sự cảm ứng đạo giao. Đây là lối tán tang ba mõ một hay nói cách khác là tán rơi, nghe rất du dương và đài các. 
Quỳ chính giữa điện Phật là công chúa Ngọc Anh, bà đã xuất gia ở chùa Đại Giác và bên cạnh đó có một số cung nhơn cũng như những người của Hoàng tộc. 
Sau lễ cúng ngọ và khai kinh bạch Phật là ngọ trai tại chùa. Hôm đó có những mâm cơm chay đặc biệt dọn cho Hòa Thượng Viên Quang, Hòa Thượng Bổn Giác, Hòa Thượng Hải Tịnh và Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt. Bốn vị này ngồi đàm đạo với nhau xem tuồng như tương đắc lắm. Bên kia là những mâm cổ chay dọn cho ban kinh sư và gia nhân của triều Nguyễn. Phía bên sau nhà trù thiết tiệc trai để đãi khách thập phương suốt trong 3 ngày lễ như vậy. Con số người tham dự chắc không dưới 1.000 người. 
Buổi chiều và buổi tối ngày 14 tháng 7 năm ấy, ban kinh sư và quý Phật tử hiện diện khai kinh Địa Tạng và làm lễ Sám Hối để cầu siêu độ cho vong linh của Hoàng Cô cũng như sám hối cho người còn đang sống, nhằm ngăn chận những lỗi lầm đã, đương và sẽ phát sanh. Sự sám hối ấy có nghĩa là sám hối cho những việc làm của Hoàng Cô trong lúc sanh tiền cũng như trong các đời của quá khứ; hoặc vô tình hay cố ý; hoặc che giấu, hay không che giấu, những tội lỗi từ trong vô lượng kiếp ấy đã khơi dậy sự vô minh trong tâm thức của Hoàng Cô cũng như tâm thức của tất cả chúng sanh, khiến cho mọi người phải bị lỗi lầm trong sựđoạn trường của sanh tử. Đây là những việc chẳng ai muốn; nhưng nghiệp lực đã dẫn đường như trong truyện Kiều đã nói. 
“Ma đưa lối, quỷ dẫn đường 
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”. 
Sáng ngày rằm tháng 7 năm Giáp Thân (1824) là ngày rất quan trọng không những đối với môn nhân của chùa Từ Ân và chùa Khải Tường, mà là ngày lễ trọng đại của dân tộc Đại Việt. Đó là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, hay còn gọi là lễ “cứu các tội treo ngược”. Nghĩa là khi người chết, dầu cho có bị lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì nhân ngày mở cửa ngục này, tất cả các tội nhân đều được cứu độ. Ở cõi nhân gian này cũng thế, mỗi khi có những lễ lộc quan trọng như Quốc Khánh, sinh nhật của vua chúa, ngày lễ hội của dân tộc, một số tội nhơn cũng được gia ân, ban phước, thả ra trong những dịp này. Như vậy cả cõi âm và cõi dương đều hưởng được những điều lợi lạc, đó là nhờ vào sự cầu nguyện và sự nhất tâm cũng như tấm lòng thành của người sống và người chết vậy. 
Dẫu cho không có lễ trai đàn chẩn tế, giải oan bạt độ đi nữa thì chùa nào ở đất nước Đại Việt này nhân lễ Vu Lan cũng đều có tổ chức đại thí Cô Hồn vào ngày này. Bọn trẻ con nhà quê rất vui. Vì sẽ nhận được những phần thưởng vật chất ban cho cô hồn nhiều khi rất quý hiếm; điều ấy chúng đã chẳng chờ đợi mà có được. Đây là những phần thưởng đặc biệt dành cho trẻ con và đôi khi ngay cả người lớn, nhân ngày Vu Lan thắng hội tại chùa. 
Trong ngày rằm tháng 7 này chùa nào cũng tụng kinh Vu Lan hoặc kinh báo ân phụ mẫu. Tuy những kinh này mới phát sinh khi Phật giáo mới du nhập vào Trung Quốc; không có trong kinh tạng Nam Truyền; nhưng nội dung của kinh cũng không đi ra ngoài lời Phật dạy. Đó là hiếu dưỡng với song thân, khi còn sống cũng như khi đã khuất bóng. Do vậy mà các dân tộc Đại Hàn, Nhật Bản và Đại Việt vẫn hành trì những kinh này từ cả ngàn năm nay rồi. Đây là tinh thần bất nhị. Nghĩa là: Phật pháp không ngoài thế gian này mà có được. Trong cái này có sự hiện diện của cái kia và trong cái kia có sự hiện diện của cái này. Đây cũng là tinh thần của kinh Hoa Nghiêm. Một là tất cả, tất cả là một. 
Chúng sanh nói chung có hai loại: Đó là hữu tình chúng sanh và vô tình chúng sanh; nhưng nếu chia chẻ kỹ ra trong 3 cõi này có đến 25 loài hữu tình hiện hữu. Riêng cõi Dục có 16 loại; cõi Sắc có 5 loại và cõi Vô Sắc có 4 loại. 
16 loài ở cõi Dục này gồm: 1) Trời 2) Người 3) A Tu La 4) Địa Ngục 5) Ngạ Quỷ 6) Súc Sanh 7) Nam Thiệm Bộ Châu 8) Bắc Cu Lô Châu 9) Đông Thắng Thần Châu 10) Tây Ngưu Hóa Châu 11) Cõi Dạ Ma 12) Cõi Đâu Suất 13) Cõi Đao Lợi 14) Cõi Hóa Lạc 15) Cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên 16) Cõi Tứ Thiên Vương. 
5 loài ở cõi Sắc giới là: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền và Ngũ Tịnh Cư. 
4 loài chúng sanh ở cõi Vô Sắc là: Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. 
Tất cả 25 loài có tình thức ấy mỗi cõi mỗi khác, không có cõi nào giống cõi nào cả. Những loài chúng sanh còn luân hồi sanh tử tức là còn: “Vào ra ba cõi và xuống lên sáu đường” này. 
Ngoài ra cũng có nơi định nghĩa về 12 loại sinh do hình hài có tình và sự vọng tưởng điên đảo khởi hoặc, tạo nghiệp, rồi tuỳ nghiệp mà chiêu cảm quả báo khác nhau. Đó là: 
“1) Noãn sinh: tức là những loài từ trong trứng sinh ra như các loài cá, chim, rùa, rắn… 
2) Thai sinh: từ bào thai sinh ra, như các loài người, súc sinh, rồng, tiên… 
3) Thấp sinh: từ chỗẩm ướt sinh ra, như các loài côn trùng, giun dế… 
4) Hóa sinh: tức từ không chợt có, bỏ hình cũ, đổi chất mới, như các loài lột xác thành con ngài, rồi con ngài hóa bướm… 
5) Hữu sắc: có hình sắc chướng ngại, như các loài hưu, cừu, tinh minh… sao tốt là hưu, sao xấu là cừu, đom đóm, ngọc trai là tinh minh. 
6) Vô sắc: không có hình sắc, tức các loài không tán tiêu trầm, như ngoại đạo ở cõi Vô sắc. 
7) Hữu tưởng: tức từ sự nhớ tưởng mà sinh, như các loài quỷ thần tinh linh. 
8) Vô tưởng: tức tâm tưởng mê tối, không rõ biết gì, như các loài gỗ, đất, đá, vàng… như ngoại đạo Hoàng đầu hóa làm đá. 
9) Phi hữu sắc: tuy có hình sắc; nhưng là mượn vật khác mà thành; tức như loài thủy mẫu lấy tôm làm mắt. 
10) Phi vô sắc: tức là nhân âm thanh kêu gọi mà thành hình, như các loại chú trở yểm sinh. 
11) Phi hữu tưởng: mượn thân loài khác để thành loài của mình tức loài nhờ các chất khác nhau mà thành, như bồ lô… 
12) Phi vô tưởng: tức là tuy thân cận mà thành oán loại, như loài chim Thổ kiêu đấp đất làm con, chim phá kính ấp trái cây độc làm con; khi chim con thành hình thì chim cha mẹ đều bị chúng ăn thịt”. 
(Phật Quang Đại TừĐiển – H.T. Thích Quảng Độ dịch, trang 5513) 
Trên đây là những loài chúng sanh có tình và vô tình đang sinh sống trong vòng luân hồi sanh tử. Có loại chúng ta thấy được, mà cũng có lắm loại, với mắt trần này, chúng ta khó thấy được. Chỉ có chư vị Bồ Tát và chư Phật dùng tuệ nhãn cũng như những sự cảm ứng mới có thể cảm nhận được mà thôi. 
Chiêu hồn chúng sanh, hay giải oan bạt độ là căn cứ theo những loài chúng sanh này để cứu vớt họ qua khỏi kiếp số lầm than. Nếu họ nhất tâm niệm Phật, qua trung gian là chư Tăng và những người đang cầu nguyện cho họ. Bất luận họ là ai, bị chết trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng sẽ được cứu giúp. Vì lẽ ánh sáng vô lượng quang (Amitabha) của Đức Phật A Di Đà chiếu tỏa khắp trong 10 phương vô biên thế giới. Ánh sáng ấy không phân biệt núi non hiểm trở hay đồng bằng hoặc ao hồ. Chỉ có nơi nào bị khuất, ánh sáng ấy mới không tới được. Còn nơi nào có chỗ trống thì ánh sáng ấy cũng có thể xuyên qua. Điều ấy có nghĩa rằng: Nếu có chúng sanh sẵn sàng mời gọi, chấp nhận ánh sáng ấy thì ánh sáng ấy sẽ dọi vào và chúng sanh ấy sẽ được sanh về thế giới cao thượng hơn. Nếu chúng sanh ấy không cầu nguyện, không trông đợi thì ánh sáng ấy dầu cho có gần nhau bên cạnh đi chăng nữa cũng không thể tiếp cận được. Vì không có chỗ giao thoa vậy. 
Nếu chúng ta trồng một cây nào đó trong nhà tối, khi lớn lên, hoa lá, cành đều hướng ra ánh sáng, để lấy diệp lục tố của mặt trời, cây ấy mới sống được. Ánh sáng ấy chính là chân lý. Căn phòng tối ấy chính là chúng ta đang ở trong sự vô minh. Cây ấy là tâm hướng về ánh sáng giác ngộ của chúng sanh đối với chư Phật. 
Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận và trong Đại Trí Độ Luận Phật có dạy rằng: Ví như trong một căn nhà tối đã lâu năm, nếu có ai đó đốt lên một ngọn nến thật là nhỏ. Căn nhà kia sẽ sáng lên. Cũng như thế, trong sự sanh tử luân hồi triền miên trong nhiều kiếp sống ấy, nếu có người nào đó chỉ cần phát tâm hướng về chư Phật, hướng về việc thiện, thì tâm kẻấy sẽ được thắp sáng lên một niềm tin và sẽ có sự thay đổi trong tâm thức của kẻ bị luân hồi sanh tửấy. 
Chư Phật và chư vị Bồ Tát tuy sống xa ta; nhưng nếu ta luôn luôn hướng đến các Ngài, chắc chắn có ngày chúng ta sẽ gặp các Ngài ở một điểm không xa. Ngược lại dẫu cho chúng ta có ở gần Ngài, như hai mẹ con ở gần nhau mà tư tưởng luôn luôn hướng đến một hướng khác, thì trong muôn vạn kiếp chắc chắn sẽ không gặp. Ví dụ như Ngài Địa Tạng thệ nguyện rằng: “Khi nào trong địa ngục không còn một chúng sanh nào nữa thì Ngài mới thành Phật”. Lời Đại Nguyện ấy không phải là lời nói ngoa ngôn để dối gạt chúng sanh; nhưng vì chúng sanh vốn mãi mê với sanh tử, cho nên quên đi lời nguyện của Ngài mà thôi. Trên thực tế, Ngài chờ cứu độ cho chúng ta xong xuôi rồi, Ngài mới thành Phật. 
Nếu một bên cảm mà một bên khác không ứng; hoặc ngược lại một bên luôn luôn ứng mà một bên khác không cảm thì muôn đời vẫn độc hành và quyết không có điểm gặp nhau. Ởđây việc cầu nguyện cũng thế. Nếu có chúng sanh nào đó quá đau khổ nơi các chốn địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh… họ không có khả năng yêu cầu; nhưng nếu có ý muốn ra khỏi và nơi cõi trần này chúng ta có tâm cứu độ qua việc làm thiện, tu tạo các phước đức. Từ hai điểm giao thoa hội tụ này, chư Phật và chư Bồ Tát là những vị luôn luôn dùng lòng từ bi và với sức mạnh thần lực của chư Phật sẽ kéo ta về được cảnh giới giải thoát. 
Sự cầu nguyện và cúng tế nếu không phải như vậy thì nó chỉ mang ý nghĩa có một chiều và luôn tượng trưng cho sự thụ động chứ không có tính cách tích cực, thì muôn đời hòn đá vẫn là hòn đá, không thể nhỏ thành viên sạn hay hạt cát mịn được. Vì không có sự cọ xát cũng như biến thái, do hành động của tâm thức khởi xướng. 
Tối ngày rằm tháng 7 năm 1824 là một đêm hội rằm đặc biệt. Ở bên trong Đại Điện chư Tăng Ni đang thuyết kinh, đề phan và giải oan bạt độ. Bên ngoài lũ trẻ con đang tụm năm tụm ba lại để nghe ngóng chuyện cúng tế và chuyện của người lớn, tại sao lại tổ chức cúng đến 3 ngày, thay vì một ngày như mọi khi để cho chúng mau giật giàn lấy hên. 
Lá phan gồm có 3 phần. Phần đầu phan, thân phan và phần dưới của phan. Phan này tượng trưng cho thân thể của một con người. Trước khi ghi tên tuổi người mất vào đây, vị gia trì cùng các vị kinh sư niệm Phật theo giọng nam ai rất buồn; khiến cho ai đó là gia nhân quyến thuộc của người mất thì cũng phải mủi lòng. Vị gia trì cầm một cây bút lông và một cái kiếng. Mỗi khi niệm một câu Phật hiệu xong là Ngài viết xuống thân phan một chữ. Sau đó dùng tấm kiếng yểm xuống dưới. Đây là hình thức giữ tâm lại nơi lá phan này. Mỗi một lá phan như vậy tốn độ 10 đến 15 phút. Nếu có nhiều người mất và phải đề tên vào đây thì tốn nhiều thì giờ hơn. 
Đêm hôm ấy vị gia trì đã đề một phan rất lớn và trịnh trọng treo lên trước đàn tràng. Trên đó có ghi hàng chữ nho như sau: “Thích Môn hộ giáo, Hoàng Cô, thọ Bồ Tát giới pháp danh Tế Minh, tự Thiên Nhựt chi vị”. Nhìn lá phan người ta đều rõ biết người mất là ai rồi. Đó chính là Hoàng Cô, bà là em vua Gia Long và cô ruột của vua Minh Mạng, là người đã thọ giới Bồ Tát và làm người giúp đỡ cho hàng Thích Tử; nghĩa là luôn luôn hộ trì Tam Bảo. Tên của bà chẳng ai biết là gì? Chẳng biết vì sao người ta không cho tên thật vào đây? Không biết có cấm kỵđiều gì chăng? Vì ngày xưa hay cấm kỵ tên người thường với vua chúa và vua chúa cũng bị cấm kỵ với các bậc Tiên Đế, ông bà tổ tiên; cho nên không ai trong dòng họ được quyền đặt tên trùng. 
Bà đã thọ giới Bồ Tát tại gia với Ngài Hòa Thượng Liên Hoa, có pháp danh là Tế Minh và hiệu là Thiên Nhựt. Như vậy với một lá phan như thế, đã nói rõ được người phải cầu là ai. Riêng Hòa Thượng Liên Hoa thì không có phan. Vì Ngài đã là một người xuất gia và đã liễu đạo qua bài kệ thị tịch Niết Bàn; nên Ngài được cúng theo nghi thức cúng Tổ nơi bàn thờ Tổ của chùa. 
Đến ngày vớt vong cũng rất đặc biệt. Nghi lễ này do ban kinh sư miền Nam lo liệu. Giọng của quý Ngài gia trì rất đặc biệt, đôi khi giống giọng Thiền, mà đôi khi lại giống giọng Hồ Quảng. Điệu bộ của quý Thầy một phần giống như múa lục cúng của thành nội Huế; nhưng đôi khi cũng giống như múa tẩu mã. Giọng đối đáp trở lại bằng câu Phật hiệu cũng rất tương xứng. Gia chủ mang một mâ hương đèn, hoa quả trên đó có một bài vị nhỏ bằng giấy được cắm đứng trên một lư con. Bên dưới dải vải trắng dài là những cung nhân đang thay thế gia đình đội lên và cứ thế Thầy Gia Trì cầm tích trượng lướt qua nhiều cửa ngục khác nhau. 
Sau khi đưa vong linh qua khỏi cầu Nại Hà rồi, tâm thức ấy còn phải trả lời những câu hỏi của Ngài Địa Tạng nữa. Bên trong ngục ấy có ngục quan gác ngục thay thế làm người đưa đò, tương đương với việc rước vong linh qua khỏi cõi tử sinh. Khi đến phần này người ta thấy có nhiều giấy tiền được quăng vào bên trong cho người chèo đò. Vì nhiều lẽ khác nhau. Nếu không có tiền thù lao thì đò sẽ không nhổ bến, vong linh làm sao lên bờ giải thoát được. Phần khác vì những câu đối đáp quá hay giữa Ngài Địa Tạng và người cai ngục lái đò; nên đủ loại tiền bạc, giống như phần thưởng được gởi vào bên trong. 
Đêm càng về khuya tiếng gọi đò, tiếng vong giả đáp lại, tiếng ra lệnh của Ngài Địa Tạng cùng với nhịp thổ của cây Tích Trượng đã làm cho cả người sống lẫn kẻ chết đều tỉnh giấc và khi hương linh qua khỏi cửa ngục cuối cùng, hương linh được về dưới chân Đức Phật để quy y Tam Bảo và được giải thoát sanh tử luân hồi. 
Sáng ngày 16 tháng 7 chư Tăng Ni tụng kinh Địa Tạng phần còn lại, cúng ngọ cũng như làm lễ trai tăng, cúng dường dâng tứ vật dụng lên cho vị Sám chủ, vị chủ lễ (gia trì) và ban kinh sư cũng như ban kinh cổ. Ngoài lễ vật bằng tiền bạc để làm lộ phí di chuyển ra; người ta còn thấy những quà cúng dường trang trọng phát xuất từ Hoàng Cung ngoài Huế gởi vào cho Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt và trước đây mấy ngày Ngài đã cho người mang đến chùa Từ Ân này. 
Khi thỉnh Tam Bảo ngoại trong ngày đầu tiên thì ban kinh sư thỉnh Ngài Hộ pháp như sau: 
Vi Đà Thiên Tướng 
Bồ Tát hóa thân 
Ủng hộ Phật pháp thệ hoằng thâm 
Bảo xứ trấn ma quân 
Công đức nan luân 
Kỳ độ phá quần thâm 
Nam Mô Tồi Tà Phụ Chánh Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát 
Nghĩa là: 
Đức Thiên Tướng Vi Đà (Hộ pháp) 
Là hóa thân của Bồ Tát 
Ủng hộ Phật pháp do lời nguyện sâu xa 
Nơi này giữ gìn, nhiếp phục các loài ma 
Công đức khó lường 
Nơi này phá quần ma 
Nam Mô Tồi Tà Phụ Chánh Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát 
Sở dĩ ngày đầu tiên thỉnh Ngài Hộ Pháp trước, để Ngài vềủng hộ đạo tràng cho được an ổn qua lời nguyện sâu xa của Ngài. Đến ngày thứ hai, ban kinh sư mới thỉnh Ngài Địa Tạng như sau: 
Chưởng ốc minh châu quang bất muội 
Thủ trì kim tích nạp thiện duyên 
Tam đồ ngục nội bảo từ vân 
Ngũ thú cao trung trình cao trạo 
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát 
Nghĩa là: 
Trong tay châu sáng chẳng lu mờ 
Nắm giữ gậy vàng, kết thiện duyên 
Ba cõi ngục này, giữ lòng từ 
Năm loài siêu thoát lên chốn cao 
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát 
Đến trưa ngày 16 tháng 7 ban kinh sư mới thỉnh Ngài Tiêu Diện Đại Sĩ để chiều đó cúng chẩn tế cô hồn. Bài thỉnh Tiêu Diện như sau: 
PhổĐà Lạc Già thường nhập định Tùy duyên phó cảm mỵ bất châu Tầm thanh cứu khổ độ quần mê Thị tắc danh vi Quán Tự Tại Nam Mô Diệm Nhiên Vương Bồ Tát Ma Ha Tát. 
Nghĩa là: 
Núi PhổĐà, Ngài thường nhập định Tùy duyên cảm ứng, không phân biệt Nghe kêu đến cứu mọi loài khổ Đó là tên Ngài Quán Tự Tại Nam Mô Diệm Nhiên Vương Bồ Tát Ma Ha Tát. 
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát hóa hiện thành nhiều hình thức khác nhau qua 32 thân và qua 12 lời nguyện của Ngài; nên ông Tiêu Diện mà trẻ con thường hay thấy, mặt mày dữ tợn, hai mắt trợn trừng, miệng phun lửa và 2 tay có sức mạnh thiên lôi, giáng xuống phía dưới đối với những người nghịch ngợm… Mới gặp ta tưởng Ngài trừng trị những trẻ nhỏ không biết nghe lời; nhưng thực ra, Ngài là hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm vậy. 
Thật sự ra nghi cúng thí cho ngạ quỷđã có từ thời Đức Phật qua câu chuyện như sau: Ngài A Nan khi ngồi thiền trong hang đá tại núi Linh Thứu, nơi gần Phật hay ngự. Một hôm Ngài A Nan đang thiền định bỗng dưng có một con quỷ hiện hình về, đầu to, cổ nhỏ, bụng lớn và bảo Ngài A Nan rằng: “Đây là chỗ trú ngụ của tôi, tại sao Ngài lại đến giành ở”. Ngài A Nan khiếp vía mới cầu cứu Đức Phật. Ngài an ủi A Nan bằng cách đưa tay mình lên xoa đầu của Ngài A Nan để Ngài được tỉnh táo và sau đó dạy Ngài A Nan những câu thần chú và cách cúng thí để quỷ kia không còn quấy rầy nữa. Đó là nguyên nhân đầu tiên về việc cúng cô hồn. Khi Phật giáo được truyền sang Trung Hoa, một nước có nền văn hóa rất cổ, tương đương với Ấn Độ, các vị Tổ tại núi Mông (Ngô Sơn) mới soạn thành khoa “Du Già Diệm Khẩu” để chẩn thí cho những hồn chết oan. 
Khi Phật giáo được du nhập vào Đại Việt chúng ta, các vị Tổ cứ theo nguyên mẫu như Trung Quốc mà hành trì. Sau này có các vị Pháp sư dịch ra văn vần bằng chữ quốc ngữ để thỉnh 12 loại cô hồn. Trong đó có nghi của Hòa Thượng Bích Liên là được các ban kinh sư của cả ba miền Nam Trung Bắc đều dùng đến. 
Thật sự ra cô hồn có rất nhiều loại; nhưng tựu trung ở cõi này có 12 loại tiêu biểu; cho nên quý Ngài đã tùy thuận theo đó mà thực hành theo khoa nghi này. Một Đại Trai Đàn chẩn tế kéo dài từ 5 đến 7 tiếng đồng hồ. Tuùy theo ban kinh sư muốn thỉnh đủ, tán trọn, hay lược bớt… mà thời gian có thể nhanh hay chậm hơn. 
Giữa Phật và bàn kinh sư có một bức màn chắn ngang để tạo ra một ranh giới. Vì khi vị gia trì thay thế vai trò của Ngài Địa Tạng rồi thì Ngài xướng rằng: 
Tam Thế chư Phật na nhứt bộ 
Quyền uy bảo tọa luận cao cao 
Nghĩa là: 
Ba đời chư Phật lùi một bước 
Thay quyền ngồi xuống, luận trên cao. 
Chư Phật mà còn phải lùi một bước, để cho Ngài Địa Tạng có nhiều cơ hội cứu vớt chúng sanh qua các thủấn như tam mật gia trì gồm: thân, khẩu, ý đều phải nhứt như. Nhờ vậy mà hương linh mới được sớm siêu thoát. Trước khi Ngài gia trì, Ngài phải bắt nhiều loại ấn khác nhau để hàng ma. Phía sau lưng Ngài là con Đề Thính. Con này thì được Ngài Địa Tạng cỡi để đi chu du trong các cõi ngục để độ sanh. Đây là một con vật linh thiêng của Bồ Tát Địa Tạng. 
Ban kinh sư ngồi 2 bên gồm có 2 vị tả bạch và hữu bạch. Khi vị gia trì xướng một câu thì vị tả bạch xướng một câu. Đôi khi vị tả bạch xướng một câu thì vị hữu bạch xướng một câu và ban kinh sư hòa theo rất nhịp nhàng. Tất cả các loại giọng như: Nam, Bình, ai, trạo, xóc, lơi, nhặt v.v… đều được thể hiện qua các bài tán hay bài thán của vị gia trì và tả bạch. 
Khi vị gia trì ngồi xuống thì màn phía trước được kéo qua, sau đó Ngài đội mũ Tỳ Lư giống như Ngài Địa Tạng và làm lễ quán đảnh, tẩy trần rồi bắt các bài tán cho ban kinh sư hòa theo. 
Đến phần giữa nghi chẩn tế cô hồn có thỉnh 12 loại cô hồn vềđây nghe kinh, hưởng lộc và cầu siêu sinh về tịnh cảnh. 
Loại cô hồn đầu tiên được thỉnh là: “Tiền Vương hậu bá chi lưu” nghĩa là những vị vua chúa các triều chết do chính biến, soán chủ thay ngôi. Đang trong cảnh thái bình “Mấy đời chín lớp ở cao, non sông muôn dặm thâu vào một tay” (theo bản dịch của Hòa Thượng Bích Liên); nhưng bỗng chốc chiến hạm kéo đến, binh mã dấy lên và thế là cơ nghiệp nát tan, oán hận ngút ngàn. Để rồi: 
“Ôi thôi! Đỗ Quyên kêu trót tàn canh, 
máu hờn nhuộm mãi trên cành đào hoa”. 
Thật là tai họa biết bao! Vì ngai vàng ai mà không ham, ai mà không muốn có được. Chỉ trừ những bậc Đế Vương hiểu đạo mới dám từ bỏ ngai vàng đi làm thân Đạo Sĩ như Đức Phật Thích Ca của chúng ta, như Lý Huệ Tông, như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông của xứ Đại Việt… còn đa phần thích ở chốn cao sang quyền quý. Nơi ấy gọi là chín bệ. Từ cấp thấp nhất lên đến chỗ vua ngồi phải trải qua chín tầng như vậy. Cho nên tục ngữ ta có câu: “Lời thiệt chẳng thấu chín tầng” là vậy. 
Nhưng khi đã lọt vào tay mình rồi, đâu có ai muốn buông ra đâu. Cho nên mới bắt thần dân tung hô là “vạn tuế”; nhưng đâu có triều đại nào được 1.000 năm, đừng nói 10.000 năm là điều rất hiếm có trong lịch sử nước nhà cũng như lịch sử của thế giới. Đa phần những ngôi vua đầu triều đại còn siêng năng, sạch sẽ; nhưng đến cuối một triều đại, không biết bao nhiêu là việc băng hoại đưa đến. Cho nên mới có việc cướp ngôi, thay chủ. Việc cướp ngôi cũng có thể là cha con, mà cũng có thể là những người trong dòng họ; hoặc những dòng dõi khác… Tuy nhiên kết quả là chiến tranh bộc phát, giết chết với nhau rồi oán hận ngập trời. Kết quả chỉ là bãi chiến trường chứ không còn ý nghĩa gì nữa. 
Sau khi vua A Dục thắng trận trên toàn cõi Ấn Độ, Ngài nhìn lại những chiến sĩđã phơi thây nơi chiến trường, lòng từ của nhà vua trổi dậy. Cũng may là nhờ Hoàng Hậu biết đạo, khuyên vua nên vua quy y Tam Bảo. Nhờ vậy mà nước nhà được thịnh trị dài lâu. 
Nói gần là sau khi anh em Tây Sơn làm chủ đất nước mình từ năm 1785 đến 1789; trong 5 năm Quang Trung làm vua ấy, đã bị Nguyễn Nhạc hạch sách đủ điều, nhất là về vàng bạc, khi chiếm thành Thăng Long, đã mang lại cho Qui Nhơn và gia đình được những gì? Nguyễn Huệ trả lời không xong cũng đã bị Nguyễn Nhạc đem quân vây thành Đồ Bàn. Như vậy! Ngay cả thân phận của vua chúa đi nữa cũng giống như những con chim Đổ Quyên kêu than trên cành đào qua suốt canh thâu, như máu hờn của quân vương và binh sĩ còn nhuộm đỏ nơi ấy. Cho nên hôm nay ởĐàn Tràng chùa Từ Ân này triệu thỉnh quý vị vềđây để nghe kinh và siêu sanh giải thoát. 
Lời triệu thỉnh thứ 2 với giọng cao chót vót của một vị kinh sư khác là thỉnh loại cô hồn “Anh hùng tướng soái chi lưu”. Những tướng lãnh anh hùng cái thế, lừng lẫy một thời, xông pha nơi trận mạc, vào sinh ra tử; nhưng rồi tử trận, máu nhuộm sa trường, thây phơi đồng nội. Và ngậm ngùi: 
“Ôi thôi! ngựa nhà chiến tướng vắng không, 
hoa hèn cỏ nội một vùng buồn thiu”. 
(Sách đã dẫn). 
Đứng trên tinh thần dân tộc thì vua Quang Trung là một bậc anh hùng. Vì Quang Trung đã đại thắng quân Thanh vào cuối thế kỷ thứ 18. Nếu quân Thanh xâm lăng Đại Việt trước đó hay sau đó, chưa chắc gì quân của vua Lê chúa Trịnh, hay chúa Nguyễn thắng được. Những tuớng sĩ tài ba dưới ngọn cờ của Quang Trung họ cũng đã chết cho quê hương, đất nước và dân tộc. Họđâu cần biết là phải chiến đấu cho ai. Nhưng khi Gia Long Nguyễn Ánh lên thống nhất sơn hà và xưng đế hiệu Gia Long vào năm 1802 thì bảo rằng: bọn Ngụy Tây Sơn. Danh từ này có thể để giành cho người chiến thắng Gia Long. Riêng đối với dân tộc Việt Nam thì Quang Trung vẫn là anh hùng chứ? 
Khi ra chiến đấu với quân Thanh, chắc chắn có rất nhiều anh hùng và tướng soái chết. Khi đi thì cờ xí rợp trời; lúc về chẳng có, vì đã vùi thây nơi chiến trường rồi. Đến nỗi những cây hoa, cây cỏ hèn mọn bên lề đường vẫn còn biết buồn cho chủ. Hà huống là lòng người trong thế giới có tình cảm này. Hôm nay ngày 16 tháng 7 năm Giáp Thân (1824) tại chùa Từ Ân này xin mời tất cả những tướng soái vềđây tham dựđàn tràng để được siêu sanh giải thoát, bất kể là vị nào. Ởđây không phân biệt là tướng của Tây Sơn, tướng của quân Thanh hay tướng của Tiên Đế. Chùa chiền là nơi ẩn mình của quý vị. Tại đây không phân biệt giàu nghèo, không bên này cũng chẳng bên kia, mà là nơi giải oan nghiệp lực, bạt độ cho tất cả những hồn oan lâu nay không có người cúng quảy. 
Loại cô hồn thứ ba được triệu thỉnh là: “Văn thần tể phụ chi lưu”. Tức là các vị quan văn, làm về hành chánh của các huyện phủ. Họ học hành đỗ đạt, nhưng phụng mệnh triều đình, phải đi nhận chức xa nhà, chết nơi đất khách quê người. Nên “nhà châu quận xa làng phụ mẫu, chốn nước trời theo dấu thần tiên”. Để rồi: 
“Ôi thôi! chiến chinh biển loạn sông nghiêng, 
mờ mờ hồn bướm ly miền dương quan”. 
Khi nghe những câu triệu thỉnh với giọng ai buồn rầu như vậy, không ai là không sầu não; nhất là những người đang mang tâm trạng là chồng mình làm quan văn và phải bỏ thây nơi xa nhà, xa cha mẹ, vợ con như thế. Dầu là quan văn hay quan võ họ cũng chỉ một lòng vì nước, vì vua. Đó là bổn phận của con người khi sinh ra trong thời loạn ly chinh chiến. Họđâu có muốn xa vợ, xa con, xa nhà xa cửa, xa người thân kẻ thuộc để phải chứng kiến việc đất nước khi chiến chinh thì người làm quan văn cũng thấy được rằng: biển loạn, sông nghiêng và nếu có lỡ bị chết nơi quê người ấy cũng giống như hồn oan của những con bướm bay chập chờn đâu đó, như kẻở xa nhà về báo mộng vậy. 
Những quan văn này sau khi thi đỗ đạt qua các trường thi như: thi hương, thi hội và thi đình thì họ được triều đình bổ nhiệm đi làm Tri Phủ, Tri Huyện hoặc Khâm Sai đại thần ở các nơi hẻo lánh, tùy theo học vịđã đỗ đạt của mình; nhưng đâu ai ngờ được cuộc thế đổi thay, trò đời dâu bể, các quan này phải chịu chung số phận chết bỏ thây nơi quê người. Vậy hôm nay là cơ hội, xin mời quý Ngài vềđây để nghe kinh, nghe lời triệu thỉnh và thừa tư Phật lực, dùng cháo, dùng hương hoa để được siêu sanh về cõi Phật. 
Loại cô hồn thứ tư là loại “Văn nhân sĩ tử chi lưu”; tức là hàng sĩ tử sinh viên học sinh. Dẫu học hành nhiều, đêm ngày đèn sách; nhưng khi công chưa thành, danh chưa toại, nửa chừng đã yểu mạng. Thương thay 
“Ôi thôi! lụa hồng bảng thước đề tên, 
đất vàng một cụm lấp nền văn chương”. 
Từ xưa đến nay, Nho giáo hay trọng vọng những người có bằng cấp, sau khi đỗ đạt được ra làm quan. Đây là cái đích cho bao nhiêu người mong mỏi được đạt tới; nhưng nhà nghèo, thiếu cơm thiếu gạo; hoặc giả cha mẹ già không ai nuôi dưỡng, dầu cho có sức học; nhưng thiếu điều kiện kinh tế và đau yếu chẳng có thuốc men thì con đường công danh sự nghiệp còn xa thăm thẳm. Khi được đỗ đạt thì tên mình được đề lên tấm lụa hồng bảng thước; nhưng nay thì việc thi cử chưa xong mà phải yểu mạng, chết non. Cuối cùng rồi nấm mồ kia sẽ chôn lấp tất cả văn chương chữ nghĩa, mà người con trai chưa thực hiện được giấc mộng của chính mình. Bởi vì người xưa chủ trương rằng: 
“Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt 
Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên 
Có giang sơn thì sĩđã có tên 
Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quý…” 
Nghĩa là: 
Trong năm tước thì sĩ là cao nhất 
Dân có bốn thì sĩ cũng đứng đầu… 
Dầu ở dưới bất cứ hình thức nào, thì kẻ sĩ vẫn là người đứng đầu trong muôn mặt của cuộc sống. Thế mà định nghiệp bắt phải chết non, không làm sao có thể thi cử để giựt bảng vàng được; cho nên họ phải chết một cách oan uổng bởi nhiều lý do khác nhau. Giờđây xin mời tất cả vềđàn tràng này để nghe kinh và sớm được siêu sanh giải thoát. 
Loại cô hồn thứ 5 là: “Ty y Thích Tử chi lưu”. Một số vị Tăng, Ni; tuy ban đầu có chí xuất trần, nhưng không đạt được mục đích của đời sống xuất gia. Chỉđàm luận suông giáo lý nhà Phật mà ít dụng công thực hành, không buông xả lại còn bám víu; nên chẳng được siêu thoát. Họ dật dờ, quanh quẩn. 
“Cửa kinh trăng thảm lạnh lùng, 
nhà thiền leo lét đèn chong canh dài”. 
Người xuất gia, dầu là nam hay nữ; ai ai cũng mong được giải thoát sanh tử luân hồi. Đó là mục đích chính lúc ban đầu; nhưng dần dà ở trong chùa những sự lợi dưỡng, quyền thế, chức vị v.v… cũng đã làm cho họ đánh mất đi những gì thuộc về lời nguyện lúc ban đầu ấy của họ. Cái buổi sơ tâm ấy, đẹp vô ngần; nhưng giờđây thì chỉ còn là danh và lợi. Nếu người xuất gia sống trong chùa chỉ muốn thụ hưởng của Đàn Na Tín Thí như thế thì khi chết đi khó siêu thoát được. Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ; nếu những vị này muốn được giải thoát sanh tử luân hồi và sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc thì phải cần hai điều kiện. 
Điều kiện đầu tiên là chính bản thân họ phải có tâm tàm quí; tức là tâm xấu hổ và thẹn thùng về những việc mà họđã làm trong thời gian qua. Có thể là việc ấy đã xảy ra trong kiếp này hoặc ở nhiều kiếp về trước nữa. Ví dụ như tự biết xấu hổ về việc ở chùa mà không lo dụng công tu học cho miên mật, thì chẳng khác nào chong đèn dầu bên cửa sổ; nhưng thực tế có tụng kinh bao giờđâu; hoặc giả lạm dụng của thường trụ để lo riêng cho bản thân và gia đình mình chẳng hạn; hoặc phá trai phạm giới, không đúng nghĩa là một Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, ngay lúc cận tử nghiệp đến, biết ăn năn sám hối, thì đây là điều cần thiết vô cùng. 
Điều thứ hai cũng không kém phần quan trọng. Đó là phải cần đến những Thiện Hữu Tri Thức. Họ là những người bạn đạo của mình. Họ sẽ đến với mình và khuyên mình niệm Phật, nhớ nghĩ về cảnh giới Tây Phương Tịnh Độ, khi chính bản thân hoặc tâm thức của quý Thầy quý Cô đang nằm trong trạng thái lâm sàng của thân trung ấm không thể thực hiện được, thì họ là những người có thể giúp mình hướng vào câu Phật hiệu để được vãng sanh. 
Đây là hai điều kiện để được sanh về Hạ Phẩm Thượng Sanh. Còn nếu như những vị Bồ Tát tại gia, cư sĩ nam, cư sĩ nữ phạm giới cũng cần phải có hai điều kiện trên để được sanh về cõi Tịnh Độ và họ sẽở vào hàng Hạ phẩm Trung sanh. Hạng cuối cùng được Đức Phật A Di Đà hóa độ. Đó là những kẻ phạm tội ngũ nghịch như: giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá hòa hợp Tăng, làm thân Phật ra máu cũng như những kẻ Nhứt Xiển Đề; tức là những người không bao giờ tin tưởng nơi Tam Bảo, không tin tưởng tội phước báo ứng v.v… họ cũng phải cần hai điều kiện trên để sanh được về Hạ phẩm Hạ sanh. 
Ba trường hợp trên đều được sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà; nhưng không gặp Phật và các vị Bồ Tát, cũng chẳng được nghe danh hiệu của các Ngài. Họ phải nằm nơi hoa sen để nghe pháp và tu học trong nhiều Tiểu kiếp mới được gặp Phật. Ởđây chỉ có một điều duy nhất là không bị sanh tử luân hồi và không làm cô hồn đau khổ như những chúng sanh khác không biết tàm quý và không có thiện hữu tri thức bên cạnh. 
Đi tu chưa hẵn đã được giải thoát; nếu người xuất gia không thực hành trọn vẹn giới luật. Riêng đối với Ngài Hòa Thượng Liên Hoa chắc chắn không nằm trong trường hợp này. Vì Ngài suốt cả một cuộc đời tinh chuyên giới luật và khi thác đã có hiện tượng vãng sanh qua bài kệ thị tịch Niết Bàn hôm trước khi tự thiêu. Ởđây trong đàn tràng chiêu mộ, giải oan này chỉ để dành riêng cho những Tăng Ni nào không có người cúng quảy, cầu nguyện và đã phạm vào những giới nặng mà không có tâm tàm quý, mới bịđi đầu thai vào những loài cô hồn, thì hôm nay đây tại đàn tràng chùa Từ Ân này nhờ tiếng kinh lời kệ và lực gia trì của chư Tăng sẽ giúp họ được siêu sinh, giải thoát. 
Loại cô hồn thứ sáu là: “Huyền Môn Đạo Sĩ chi lưu”. Những người luyện linh đơn, tiên đoán tốt xấu, thiên văn địa lý, đoán mệnh cho người mà mệnh mình thì mờ mịt; nên khi chết vẫn bị đọa lạc. 
“Ôi thôi! Lò hương lâm quán lãnh sương, 
tiếu đàn gió lạnh thổi tàn hạnh hoa”. 
Lời triệu thỉnh này dành cho những người bói toán, luyện linh đơn, xem quẻ tốt xấu v.v… Đã là thầy tướng, thầy bói thì chuyện một sẽ nói thành hai cho người nghe phát lòng tin, để cho mình có lợi. Hoặc giả luyện linh đơn cho người khác uống vào để tăng tuổi thọ hay trừ các tật bệnh. Nhưng tất cảđây là những việc làm mờ mắt thế gian mà thôi. Trong khi con người còn quá bé bỏng với thiên nhiên và cuộc đời, họ không có đủ khả năng để chống trả lại những bệnh tật và khổ nạn bên ngoài, thì đây là cơ hội để cho những Huyền Môn, Đạo Sĩ này khai thác làm tiền và đôi khi còn hệ lụy vào thân nữa. 
Nói chuyện tốt, chuyện xấu cho người nghe; trong khi đó nghiệp lực của chính mình thì không tự biết. Do vậy khi họ chết, những người này vẫn bị đọa lạc trong chốn luân hồi sanh tử. Đến khi chuyện có nói không, chuyện không nói có; chuyện xấu nói thành tốt; chuyện tốt nói thành xấu v.v… Tất cả đều quy vào tội nói dối cả. Vì nói để cho người khác tin tưởng lời nói của mình là hay là đúng, thì các Đạo Sĩ, Huyền Môn không thể không thêu dệt câu chuyện tâm lý mà họđã có kinh nghiệm, qua sự bắt mạch của người đối diện khi họđã thổ lộ ra một phần nào sơ hở trong khi trình bày vấn đề về nhà cửa, đất đai, chỗăn, ở v.v… 
Thiên văn, Địa lý nó cũng có thểđúng với những gì thuộc về hình nhi hạ học, chỉ tương đối thôi. Không ai có thể biết được rằng ngày nào vũ trụ này tan vỡ hay vì sao kia rơi. Hoặc giả lúc nào thì phải làm gì v.v… Tất cả chỉ là ức đoán qua kinh nghiệm học được nơi sách vở, còn trên thực tế không phải là như vậy. Khi họ chết đi; nếu họ không có người cúng quảy, cầu nguyện th́ họ cũng sẽ để cho những lò hương luyện phép ấy trở thành chỗ cho sương rơi, tuyết đổ mà thôi và những đàn tràng cúng kiến cầu nguyện không thành tâm thuận ý đó cũng giống như một làn gió lạnh thổi qua những bông hoa bạc phước mà thôi. Nay tại chùa Từ Ân này ban kinh sưđã tha thiết triệu thỉnh các vị vềđây để nghe kinh và nhờ Phật lực, chư vị có thể được siêu sinh giải thoát. 
Loại cô hồn thứ bảy là “Tha phương khách lữ chi lưu”. Đó là những thương gia xuôi ngược buôn bán rồi bỏ mạng trên đường đi. Không ít người trải qua bao bất trắc trên đường thủy, đường bộ để rồi: 
“Ôi thôi! Vía theo mây Bắc sề sề, 
hồn theo ngọn nước xuôi về biển Đông”. 
Đã là con người thì ai ai cũng ham sống sợ chết; nhưng cái nghèo cái khó không thểđeo đẳng mãi với con người; nên nhiều người chồng đã bỏ vợ, bỏ con lại nhà, cố gắng vay vốn để đi làm ăn, buôn bán ở xa. Trên đường đi đó, họ gặp không biết bao nhiêu là chướng nạn. Nào hùm, beo, cọp, báo … có thể bịăn thịt bất cứ lúc nào. Đôi khi còn bị lục lăng, thảo khấu trộm cướp hết cả của cải tiền tài mang theo làm vốn. Rồi còn không biết bao nhiêu nạn khổ ách nơi rừng sâu nước độc nữa, làm sao một khách thương có thể vượt qua một cách dễ dàng được. Hoặc giả có nhiều người rủ nhau xuống thuyền ra biển đi làm ăn buôn bán ở nước khác, mới có thể mang mối lợi nhiều hơn về cho gia đình; nhưng chẳng may gặp sóng to, gió lớn chìm thuyền. Rốt cuộc rồi thân này cũng chỉ để nuôi cho cá mập ở biển. Còn lời lãi và vợ con, chẳng bao giờ có thể nắm bắt và gặp gỡ lại được. Những người khách thương như thế khi bị chết trong những trường hợp hiểm nghèo như trên thì vía của họ sẽ theo mây về hướng Bắc và hồn của họ sẽ theo nước chảy về biển Đông. Bởi vì khi chết oan uổng như vậy họ chẳng có nơi nương tựa. 
Bây giờở tại chùa Từ Ân này, ban kinh sưđang triệu thỉnh hết tất cả những người thương nhân gặp hoàn cảnh như vậy hãy vềđây nghe kinh và nhờ Phật lực sẽ sanh về thế giới cao hơn. 
Thứ tám là loại cô hồn: “Trận vong linh tốt chi lưu”; tức là những binh sĩ tử nạn trong chiến tranh. Trong vòng binh lửa, bom đạn tơi bời, mạng người như cỏ rác, máu chảy đầu rơi, xương tan thịt nát. Chỉ còn: 
“Ôi thôi! Cát vàng văng vẳng tiếng ma, 
mờ mờ xương trắng ai mà nhặt cho”. 
Người con trai khi lớn lên gặp lúc đất nước đang lâm nguy, họ không thể làm ngơ cho quân giặc vào xâm lăng bờ cõi của quê hương mình; nên họ phải theo tiếng gọi để tòng quân nhập ngũ, chiến đấu với đối phương. Nhưng thường khi ra trận thì phải có kẻ thắng người thua. Tuy nhiên cả 2 bên luôn luôn đều bị thiệt hại hoặc nhiều hoặc ít. Những người thanh niên ra đi hy sinh nơi chiến trường ấy, họ còn để lại cha mẹ già và vợ góa con côi ở tận nơi quê hương xa thẳm không ai lo lắng, chăm sóc; nên khi chết, hồn họ vất vưởng đâu đây. Họ muốn giúp đỡ cho những người còn lại; nhưng họ chẳng thể. Vì ngay ở bãi chiến trường này xương thịt họ còn bị phơi khô ra đó; không ai chôn cất, không mồ mả, không cây hương v.v… rõ ràng là những nấm mồ vô chủ. Mặc dầu khi họ ra đi là vì nghĩa vụ của quốc gia; nhưng khi họ chết vì bom đạn của hai bên, vì tên bắn, vì ngựa giày, voi xé v.v… tất cả đều vì một mục đích cao thượng; nhưng cái chết của họ rất hàm oan, uất ức. Vậy nay xin thỉnh mời chư vị trận vong chiến sĩ, binh lính đã vì quê hương đất nước quên mình chiến đấu, chẳng may bị hy sinh mà mồ chẳng yên, mả chẳng đẹp; lại chẳng có nơi đi đầu thai, nương tựa thì hôm nay triều đình nhân việc làm đàn giải oan cho Hoàng Cô, xin thỉnh mời tất cả quý vịđã ra đi trong khi tức tưởi như vậy hãy hướng về chùa Từ Ân này nghe kinh và qua sự gia trì sẽ được siêu sinh giải thoát. 
Loại cô hồn thứ chín là: “Huyết hồ sản nạn chi lưu”. Đó là những sản phụ và con bị chết trong khi sinh sản. Sanh nở là thời khắc đau đớn và nguy hiểm; một số trường hợp gặp nạn dẫn đến tử vong. 
“Ôi thôi! nhành hoa nở trận mưa tuôn, 
đang khi trăng tỏ gặp luồng mây xâm”. 
Loài người nơi thế giới chúng ta đang ở thuộc về loại thai sanh. Đây là một trong 12 loài chúng sanh phải cần có sự hiện hữu của người cha và người mẹ. Qua dục lạc mà một thai nhi được ra đời; nhưng đứa con ấy cũng chẳng biết sẽ được như thế nào tùy theo nghiệp lực của nó và cha mẹ nó đã có duyên với nhau trong bao nhiêu kiếp về trước và kiếp này, chỉ là kết quả của việc thọ nhận nghiệp lực kia mà thôi. 
Trong kinh Báo Ân Phụ Mẫu, Phật dạy rằng: 
“Sinh con ba đấu huyết ra 
Chín hộc tám đấu sữa hoà nuôi con” 
Khi sinh con ra, người mẹ chỉ mong nghe được “mẹ tròn con vuông” là quý lắm rồi; nhưng rồi cũng có những đứa nghịch tử, không chịu xuôi theo mình mẹ để ra; nó lại quay ngược chiều để cho mẹ khi sanh, chịu thêm phần khổ sở. Khi sinh sản như thế máu ra dầm dề, ví như người ta lấy huyết trâu, bò vậy. Chẳng khác nào nhành hoa đang nở mà gặp một trận mưa đá rớt xuống thì chẳng còn gì là hoa nữa. Điều ấy cũng giống như trăng rằm đang sáng tỏ đẹp đẽ lạ lùng; nhất là vào mùa Thu; nhưng tự dưng có một luồng mây đen xâm nhập qua mặt trăng thu ấy, thì còn gì là vẻ đẹp của trăng nữa. 
Ở tại Nhật Bản trong những khu nghĩa địa tại vườn chùa người ta hay thờ Đức Địa Tạng, trên cổ Ngài có cột tấm vải đỏ. Tượng này thường được gọi là Ojizòsama; nhưng nhiều nơi cũng gọi là Mizuko no Ojizòsama; nghĩa là Đức Địa Tạng của những sinh linh khi sinh ra còn trứng nước. Có nghĩa là những trẻ sơ sinh chưa tượng hình. Đặc biệt ở thành phố Fuchù thuộc huyện Hiroshima thuộc đảo Honshu của Nhật Bản, có thờ một tượng Địa Tạng không có đầu rất nổi tiếng. Ngài đã cứu chữa rất nhiều bệnh tật và đặc biệt là những trường hợp lâm bồn khó khăn cho những người phụ nữ như thế. Nay ở quê hương Đại Việt, tại đàn tràng này mong cho mẹ con sản phụ chẳng may bị tử vong khi sinh sản như thế, thì xin mời vềđây để nghe kinh và cao đăng Phật Quốc. 
Loại cô hồn thứ 10 là: “Sân ngoan bội nghịch chi lưu”, tức là những người bị báo chướng sanh nơi biên địa, đui điếc, câm ngọng; chết vì tai nạn lao động; ghen tuông hay bị đầu độc. Bởi kiếp trước họ không tu hành, khinh khi Tam Bảo, ngỗ nghịch đối với cha mẹ, tạo nhiều tội nghịch; nên nay phải trả quả báo. 
“Ôi thôi! đêm trường thăm thẳm bóng ma, 
cửa mù thui thủi như tòa thu đông”. 
Đây là những tội khổ của những chúng sanh vì đời trước và đời này khi sinh ra không biết tin kính ngôi Tam Bảo. Cho nên khi chết đi phải sanh về xứ biên địa hạ tiện. Nghĩa là nơi đó không có ánh sáng của Phật pháp. Tại đó không có ai thực hành phép giải thoát sanh tử luân hồi và tiêu trừ những nghiệp chướng báo chướng. Vì lẽ họ không bao giờ nghe đến danh từ Phật pháp và chẳng có ai mang đến Phật pháp cho họ. 
Họ sinh ra gặp cảnh đui điếc, câm ngọng v.v… vì do họ hủy báng Tam Bảo, đã không tin thì chớ, còn tìm nhiều người khác không tin như mình và xúi dục họ không tin nữa; lại còn dèm pha chê bai ngôi Tam Bảo, chỉ vì cái tự ngã của mình; nên bây giờ họ sinh ra ở kiếp này bị sức môi, nói ngọng, câm, điếc, đui, mù v.v… 
Cũng có nhiều người vì công ăn việc làm mà bị chết thảm thương nơi hầm mỏ khi làm việc, khai thác. Tất cả cũng chỉ vì sự sống. Tuy nhiên chẳng ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra, khi tai nạn ùa đến với họ; nên họ phải chết tức tưởi khi làm việc như thế. 
Rồi vì ghen tương giữa vợ chồng; giữa người thứ 2 và người thứ ba với nhau. Đa phần những cặp tình nhân khi mới về làm vợ chồng với nhau thì thương yêu nhau hết mực; nhưng khi đã trải qua thời gian năm ba năm thì sự thương yêu không còn nữa, thay vào đó là sự ghen tương, giận hờn, đổ lỗi cho nhau. Chẳng biết vì đâu ra lẽ. Có lẽ do họ không còn kính nễ nhau như lúc ban đầu nữa; cho nên mới ra nông nỗi ấy. Đa phần những người đàn ông luôn luôn mang khuynh hướng “chiếm hữu”; nghĩa là “có mới nới cũ”. Trong khi những người đàn bà luôn luôn muốn “nương tựa, cậy nhờ”. Khi tất cả hai khuynh hướng này không còn tồn tại được nữa. Mỗi bên đi thực hiện ý đồ riêng của mình, để chứng minh cho tự ngã của mình là đúng. Có thể việc này chính do họ mỗi bên khởi lên ý niệm như vậy, mà cũng có thể do sự đầu độc của người khác, cố ý làm cho hạnh phúc của gia đình này tan vỡ, để người ngoài họ cười chê và gièm pha cho phỉ gan, hả dạ. Tất cả đều bị lừa và bị đầu độc. 
Do chính tự thân của mỗi chúng sanh ở trong kiếp trước không lo tu hành mà còn khinh khi ngôi Tam Bảo nữa. Đồng thời ngỗ nghịch với cha mẹ, tạo ra nhiều nghịch duyên khác nhau; nên kiếp này phải trả quả báo như vậy. Đức Phật có dạy trong “luận A TỳĐàm về việc thành lập thế giới” rằng: 
“Khi nào con người còn kính trọng ngôi Tam Bảo, biết cung kính, dưỡng nuôi cha mẹ, biết thuận thảo với anh chị em trong gia đình và có tình thương đối với muôn loại thì tuổi thọ của quả địa cầu này sẽ dài ra cũng như không có những đao binh, tật ách. Ngược lại khi nào con người không biết tôn trọng ngôi Tam Bảo; không còn cung kính cha mẹ và thuận thảo với huynh đệ trong gia đình cũng như không còn tình thương đối với các chúng sanh khác, thì tuổi thọ của quả đất này sẽ giảm và nhân loại sẽ tuần tự trải qua ba giai đoạn của Tiểu Tam Tai là: chiến tranh, tật bệnh, chết chóc. Sau thời kỳ Tiểu Tam Tai là thời kỳ Đại Tam Tai gồm có: nước sẽ dâng cao, gió sẽ thổi mạnh và lửa sẽ đốt cháy quả đất này để sẽ vỡ tan ra thành từng mảnh nhỏ. Như vậy một thế giới khác sẽ được thành lập. Trong số người cũ còn lại một ít trên quả địa cầu này, rồi trong sốấy có một số người biết tu, họ gầy dựng lại thế giới, để thế giới này sẽ trải qua các giai đoạn của sự thành, trụ, hoại và diệt tiếp tục”. 
Nay những chúng sanh không may bị sanh ra gặp sổđoạn trường như vậy thì xin vềđây, nương nơi thần lực của chư Phật và thọ trì pháp thực để siêu sanh Tịnh Cảnh. 
Loại cô hồn thứ 11 là: “Quần thoa phụ nữ chi lưu”. Gồm những cung phi mỹ nữ, hàng khuê các giai nhân, các mệnh phụ phu nhân gặp lúc thất thế lâm vào khốn cùng, chết thảm. Chạnh lòng: 
“Ôi thôi! phong lưu ngày trước đâu rồi, 
xương khô lạnh lẽo trên chồi cỏ cây”. 
Đến phần triệu thỉnh này quý Thầy trong ban kinh sư tại chùa Từ Ân ở Gia Định vào ngày 16 tháng 7 năm Giáp Thân (1824) năm ấy thấy có cái gì chạnh lòng, mà cũng thấy cái gì đó cần phải thể hiện năng lực gia trì của mình nhiều hơn nữa để cầu nguyện cho Hoàng Cô. Hoàng Cô thuộc hàng công chúa của triều đình, chẳng may tự đầu độc bằng độc dược để chọn cái chết cho riêng mình; nhưng chắc chắn là khó siêu thoát. Vì lẽ hai chiếc long vị và bài vị tại chùa Từ Ân này trong thời gian qua là một bằng chứng. Nên bây giờ Ngài Hòa Thượng Gia Trì và toàn ban kinh sư đều nhiếp tâm hộ niệm cho hoàn cảnh của Hoàng Cô và mong cho Hoàng Cô được siêu sanh giải thoát. 
Tự nhiên trên bàn thờ vong hôm đó bài vị bằng giấy trên đó có ghi “Thích Môn hộ giáo, Hoàng Cô, thọ Bồ Tát giới, pháp danh Tế Minh, tự Thiên Nhựt chi vị” qua một cơn gió mạnh, bài vịấy bay bổng lên chốn không trung và tiếp theo là gió vần vũ thổi tới, làm cho đàn tràng tự nhiên trở thành linh thiêng huyền ảo. Tất cả những người có mặt hôm ấy khi tham gia Đại Trai Đàn chẩn tế, giải oan bạt độ này đã cảm nhận được sự linh ứng của sự cầu nguyện này. 
Ngoài ra còn không biết bao nhiêu người đẹp nơi chốn cung son, phải chịu chung mệnh bạc như vậy. Có người phải chờ suốt một cuộc đời con gái; nhưng đấng quân vương chưa hềđoái hoài đến. Cũng có lắm bà mệnh phụ phu nhân gặp lúc sa cơ thất thế phải chịu lắm cảnh truân chuyên rồi bị chết sầu, chết thảm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Thì đây là nơi chốn để triệu thỉnh tất cả các cô, các bà về nghe kinh cho khuây khỏa tấm lòng. Vì bấy lâu nay chẳng được ai cúng kiến, giỗ quảy gì cả. Ngày xưa ở chốn phong lưu đài các. Ra đi có kẻđón, người đưa. Lúc ở có người hầu kẻ hạ… Còn bây giờ thì tất cả là những nấm xương tàn khô lạnh trên chồi cây ngọn cỏ; giống như nấm mồ vô chủ khi Kiều đi lễ Thanh Minh đã gặp và cuối cùng thì Đạm Tiên đã báo mộng. 
Đời người con gái ngày xưa phải theo lễ nghi của Nho giáo là tam tòng tứ đức. Đây chính là giềng mối, là những bộ luật không thành văn chính thức; nhưng đã ràng buộc người con gái rất chặt chẽ. Khi còn ở nhà thì phải phụ thuộc cha mẹ; khi có chồng phải theo chồng. Lúc chồng chết phải ở với con. Còn tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh một người phụ nữ thời xưa không thể thiếu được. Cửa chùa nay rộng mở, đón mời tất cả những hồn oan như thế. Xin mời chư vị về nghe kinh, thọ hưởng pháp thực và siêu sanh về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. 
Lần triệu thỉnh thứ 12 là loại cô hồn cuối cùng trong bao nhiêu loại cô hồn khác. Đó là: “Thương vong hoạnh tử chi lưu”; tức là những người hành khất, các tử tội; những kẻ chết do tai nạn lửa, nước, bị thú dữăn thịt và những người chết bất đắc kỳ tử do vô số tai nạn khác nhau gây nên như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn giao thông v.v… 
Những người ăn xin thuộc phường giá áo, túi cơm. Nghĩa là sống đã chẳng có nơi nương tựa; khi chết cũng chẳng có ai cúng giỗ bao giờ. Thật ra chẳng ai muốn làm người xin ăn để bị người khác nguyền rủa cả; nhưng có lẽ vì kiếp trước thiếu tu, không chịu bố thí, cúng dường. Cho nên kiếp này mới trở thành người xin ăn rày đây mai đó như vậy. 
Những người bị xử trảm hay voi giày, hổăn thịt v.v… những kẻ này gây tội có lẽ do một cơn giận dữ vô cớ; hoặc thần kinh không bình thường; hoặc đầu độc cả một thế hệ; không cần biết tội lỗi của mình mà chỉ nghĩ về cái lợi riêng; khiến cho phải bị tử tội và xử trảm như vậy. Những người này khi chết, chắc chắn hồn của họ cũng sẽ không siêu thoát. 
Rồi những người bị tai nạn do lửa, nước hay thú dữ ăn thịt gây nên v.v… Họ không chờ đợi những việc này đến với họ. Họ chỉ chí thú làm ăn; nhưng tai trời, ách nước… ai mà lường trước được. Ví dụ như tự nhiên núi phun lửa, những người sống quanh đó làm sao thoát thân cho kịp. Rồi nước dâng ở nhiều nơi khác nhau trên địa cầu này, khiến quả đất bị ngập chìm dưới nạn Đại Hồng Thủy. Giờ này chỉ đối diện với thần chết mà thôi. 
Hoặc giả khi đi đường, đi rừng bị hùm beo, cọp sói ăn thịt… tất cả những hồn oan này chắc chắn khó lòng siêu thoát. Vì họ chưa sẵn sàng để chuẩn bị cái chết cho chính mình. 
Có lắm người chết bất đắc kỳ tử; nghĩa là cái chết không như ý. Gồm có vô số tai nạn như thiên tai, dịch bệnh và giao thông v.v… Đùng một cái có rất nhiều người chết do trời đất gây nên, do dịch bệnh tạo ra. Có những bệnh chỉ riêng một mình mình chết, mà cũng có lắm bệnh phải chết hằng loạt. Rồi giao thông trên đất liền hay ngoài biển cả. Tự dưng cả trăm cả ngàn người chết một cách oan uổng. Đây không phải là lỗi do họ gây ra, mà do tai trời ách nước, khủng bố nạn tai cho nên tất cả đều một lòng hướng về Tam Bảo để cầu nguyện và mong cho họ được siêu sanh giải thoát. 
Sau phần hóa sớ cầu siêu hôm đó là phần tụng Mông Sơn Thí Thực: 
“Mãnh hỏa diệm diệm chiếu thiết thành, 
Thiết thành lý diệm nhiệt cô hồn, 
Cô hồn nhược yếu sanh Tịnh Độ, 
Thính tụng Hoa Nghiêm bán kệ kinh, 
Nhược nhơn dục liễu tri, 
Tam thế nhứt thiết Phật, 
Ưng quán pháp giới tánh, 
Nhứt thiết duy tâm tạo…” 
Nghĩa là: 
“Lửa mạnh đốt cháy khắp thành sắt, 
Mặt thành sắt ấy, cô hồn nóng, 
Cô hồn nếu muốn sanh Tịnh Độ, 
Nghe tụng Hoa Nghiêm dầu nửa kệ, 
Nếu người muốn rõ biết, 
Ba đời tất cả Phật, 
Nên quán tánh pháp giới, 
Tất cả do tâm tạo…” 
Bọn trẻ con đã chờ sẵn bên ngoài giàn cộ, nơi ấy chưng dọn, bày biện nào bánh đủ loại, trái cây đủ màu. Người ta cũng có cúng cháo lú và những loại đậu, khoai, sắn v.v… Thế là lũ trẻ con tranh nhau giật giàn. Chúng vui ra phết; giống như là cô hồn đã được mở cửa ngục; tất cảđã chạy vềđây để tham gia pháp hội này. 
Hai lá phan đã được thượng lên trên 2 cây tre, dựng cao đến nóc chùa; một cây màu vàng một cây màu trắng, lũ trẻ con đã tranh nhau giật xuống và xé ra thành từng mảnh nhỏ để chia cho nhau. Vì người lớn quan niệm rằng: Nếu trẻ ngủ hay giựt mình; hoặc hay khóc ré lên giữa đêm thì lấy vải này may áo cho chúng mặc, trẻ con sẽ hết những dị tật ấy. 
Đó là niềm tin của nhân gian xưa nay như vậy. Sau Đàn Tràng giải oan này con nít được một bụng no nê gồm đủ loại bánh trái. Còn người lớn chung quanh trong làng cũng hả dạ. Vì họ nghĩ rằng: Nếu không phải triều đình vua Minh Mạng và các vị Tăng Cang chùa Linh Mụ đứng ra tổ chức lễ cúng giải oan này thì hồn của Hoàng Cô chắc cũng không siêu, mà 12 loại cô hồn khác cũng chẳng có nơi nương tựa nữa. 
Sau Đại Trai Đàng này còn nhiều Đại Trai Đàng khác cũng sẽ được tổ chức tại chùa Đại Giác ở Biên Hoà và chùa Linh Mụở kinh đô Huế; nhưng bây giờ thì Hòa Thượng Tổ Tông – Viên Quang, Hòa Thượng Tế Chánh ¬Bổn Giác, Hòa Thượng Tiên Giác - Hải Tịnh, Hòa Thượng Tiên Bổn - Tịnh Căn đệ tử của Ngài TổẤn - Mật Hoằng, đang trụ trì chùa Đại Giác Biên Hoà cũng rất lấy làm mãn nguyện. Vì dẫu sao đi nữa Ngŕi Linh Nhạc - Phật Ý không cňn vŕ Hňa Thượng Liên Hoa đã tự thiêu một cách đột ngột như thế, đã làm cho Sơn Môn thưở ấy bị lâm vào sự khủng hoảng tinh thần không ít; nhưng giờ này qua đàn tràng chiêu mộ giải oan này đã dập tắt được bớt đi những đợt sóng ngầm đã âm ỉ cháy mấy năm nay quanh Phiên Trấn và Gia Định thành. 
Tất cả các vị Đại Sư đều y áo chỉnh tề lên bàn thờ Tổ chùa Từ Ân đảnh lễ chư Tổ Sư truyền thừa 3 lạy. Sau đó các Ngài trở về Phương Trượng đường để tiếp tục đàm đạo những công việc Phật sự của Sơn Môn. 
Cánh cửa trước của chùa Từ Ân khép lại từ từ cũng giống như một trang sửđã được lật qua và Tăng cũng như tục tại chùa này đi vào sự sinh hoạt bình thường như trước kia, như chưa hề xảy ra những việc làm náo động chốn Thiền môn như thế. Nay xem như đã một thời vang bóng.