14/12/2554 11:26 (GMT+7)
Đại Học Phật giáo Âu châu trong
bức thư hàng tháng (số 28 tháng 12, năm
2010) gởi cho các thành viên có giới thiệu quyển sách "Le Monde du
Bouddhisme" ("Thế giới Phật giáo") do hai Giáo
sư Heinz Bechert và Richard Gombrich chủ
biên (nhà xuất bản Thames & Hudson, Paris, 1998). Bức thư cũng trích
dẫn và
giới thiệu một bài viết trong quyển sách này mang tựa đề là "Phật giáo
trong thế giới tân tiến ngày nay" của Giáo sư người Đức Heinz Bechert.
Dưới
đây là phần chuyển ngữ lời giới thiệu của Đại Học Phật giáo Âu châu và
bài viết
của Heinz Bechert. |
14/12/2554 10:54 (GMT+7)
Trong nhịp sống quay cuồng, tất bậc
với công việc mưu sinh, chúng ta không tránh khỏi phiền muộn thù hận. Nguyên
nhân chính của những muộn phiền thù hận này là do chúng ta không hiểu được lý
nhân quả và nhân duyên của Phật giáo. |
24/11/2554 12:02 (GMT+7)
Quyển sách là tập hợp của những bài dịch với các đề tài về
gia đình, về cuộc sống, về nghề nghiệp, về những giáo lý căn bản của Đức Phật,
sự ứng dụng của lời Phật dạy trong cuộc sống cũng như những đề tài về thiền
định. |
30/10/2554 07:41 (GMT+7)
Mỗi ngày là lúc để mình bắt đầu đời mới. Mỗi giờ đều là lúc để mình thức tỉnh.. Thời gian có thể hun đúc nhân cách, có thể thành tựu sự nghiệp và cũng có thể tích lũy công đức.. Trên đời người ta làm đặng bao nhiêu việc thì thọ mạng dài bấy nhiêu. Vì vậy phải cạnh tranh với thời gian, đừng để thời gian trôi lãng phí. |
30/10/2554 07:41 (GMT+7)
Mỗi tôn giáo đều có cách riêng để giải thích mối quan hệ của những sự
việc diễn ra trong cuộc sống, tuy cũng đều khuyên người làm lành lánh
dữ nhưng sự lập luận thật không hoàn toàn giống nhau. Chỉ riêng Phật
giáo đưa ra thuyết nhân quả báo ứng, phủ nhận mọi yếu tố thưởng phạt
siêu hình, mà chỉ dựa vào tính chất thiện ác trong hành vi của tự thân
mỗi người. Thuyết nhân quả này từ khi được đức Phật Thích-ca thuyết
giảng đến nay đã trải qua hơn 25 thế kỷ, ngày càng có nhiều bằng chứng
xác thực hơn trong thực tế đời sống và cũng ngày càng tỏ ra gần gũi, phù
hợp hơn với những hiểu biết, khám phá mới của khoa học hiện đại. Chính
vì thế mà số người hoài nghi về những việc thiện ác báo ứng đã ngày càng
giảm hẳn, trong khi số người tin chắc vào nhân quả ngày càng tăng thêm,
đặc biệt là còn có không ít người thuộc hàng ngũ các nhà khoa học hiện
đại nữa. |
29/10/2554 06:53 (GMT+7)
Yêu thương là một khái niệm trừu tượng rất khó định nghĩa. Mặc dù vậy,
tất cả chúng ta đều dễ dàng cảm nhận được sự yêu thương. Nhưng cảm nhận
được sự yêu thương là một việc, và hiểu được thế nào là sự yêu thương
chân thật lại là một việc khác. Khi chúng ta không phân biệt được sự
khác nhau giữa hai khái niệm này, chúng ta rất dễ rơi vào sai lệch. |
29/10/2554 06:52 (GMT+7)
Không biết tự bao giờ, người xưa đã thốt lên một câu rất giản đơn
nhưng chính xác, mà cho đến ngày nay hầu hết chúng ta không ai là không
biết: “Ở sao cho vừa lòng người...”
Vâng, quả thật không có một chuẩn mực, một phong cách sống nào có thể
làm hài lòng được tất cả mọi người. Chúng ta phải buồn bã mà thừa nhận
điều đó, cho dù chính chúng ta là những con người, và đều là đối tượng
đáng “than phiền” vì sự khó tính ... nói chung. Và bất cứ một nỗ lực nào
nhằm vạch ra một chuẩn mực sống có thể làm hài lòng tất cả mọi người
đều phải đi đến thất bại. Sở dĩ như thế, đơn giản chỉ là vì cách nhìn
của mỗi người về cung cách xử thế, về cái gọi là một “chuẩn mực chung”,
đều có sự khác biệt, không ai hoàn toàn giống với ai. |
29/10/2554 06:51 (GMT+7)
"Tất cả các pháp hữu lậu đều không bền vững, chúng phát sanh rồi hoại diệt. Chấm dứt trọn vẹn tất cả các pháp hữu lậu - vốn luôn luôn sanh rồi diệt - khi cuối cùng được thực hiện, là hạnh phúc tối thượng". |
29/10/2554 06:50 (GMT+7)
Hạnh phúc. Một câu hỏi lớn trước nhân loại,
chẳng phải thời nay mà đã có từ thời thượng cổ. Nhân loại đã đổ không biết bao
xương máu, trải qua bao cuộc chiến tranh, ở đâu đó, ở góc độ nào đó, đều liên
quan đến hạnh phúc. Hạnh phúc không từ trên trời rơi xuống. Hạnh phúc và gian
khổ là hai mặt của một vấn đề. |
29/10/2554 06:50 (GMT+7)
Tập sách mỏng này được hình thành từ một ý tưởng sáng tạo khá độc đáo
của các tác giả. Nội dung chính của tập sách dựa vào hai bản kinh: Phụ
mẫu ân nan báo kinh và Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh. Tuy nhiên,
đây không chỉ là bản dịch tiếng Việt của những kinh này, mà các tác giả
đã dựa vào đây để truyền đạt lại nội dung theo phong cách kể chuyện,
với lối văn giản dị và trong sáng, dễ hiểu.
Bằng cách này, chắc chắn những nội dung truyền đạt nơi đây sẽ trở nên
gần gũi, dễ nắm bắt hơn đối với các bạn trẻ, là đối tượng chính yếu
của tập sách.
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các
bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao
giờ là thừa cả. Và mãi mãi về sau có lẽ chúng ta vẫn luôn cần phải nhắc
nhở cho nhau về lòng hiếu thuận. |
29/10/2554 06:47 (GMT+7)
Trong nhiều năm thuyết giảng, thỉnh thoảng chúng tôi có cơ hội tư vấn hạnh phúc một cách bất đắc dĩ theo yêu cầu của Phật tử. Nhờ đó, chúng tôi đã đúc kết bản chất của một gia đình hạnh phúc lệ thuộc vào năm yếu tố, gọi là 5T: Tình, Tiền, Tâm, Thuận, Thương. |
26/10/2554 06:04 (GMT+7)
“Hãy đến để thấy” như một sự mời gọi tất cả chúng ta trở thành nhân chứng của chánh pháp. Chánh pháp vẫn còn đây qua kinh điển, giá trị của nó được trải nghiệm qua nhiều thế kỷ, vấn đề còn lại là mỗi người hãy dấn thân trên hành trình sống theo lời Phật để thấy rõ giá trị của Chánh pháp là thiết thực hiện tại, siêu việt thời gian và có khả năng dẫn đến an vui, giải thoát. |
22/10/2554 13:16 (GMT+7)
Hạnh phúc là phản ứng phóng thích những cảm giác bực dọc,
những cảm giác khó chịu từ thân thể mình ra bên ngoài. Những trạng thái khó
chịu có thể xuất hiện dưới hai cơ quan chính yếu của con người, thứ nhất là
thân, thứ hai là tâm. Thân không thoải mái, dĩ nhiên con người có những phản
ứng như: Nhăn nhó, co rút tay chân, hoặc tìm ai đó để tâm sự, chia sẻ. |
21/10/2554 02:37 (GMT+7)
Trong cuộc sống, có những vấn đề mà chúng ta không thể giải quyết đơn
thuần chỉ bằng tri thức. Nói cách khác, chúng ta thường phải trải qua
những bước khá dài từ lúc hiểu rõ một vấn đề cho đến khi có thể biến
những hiểu biết đó trở thành kinh nghiệm sống thực sự và đủ bản lĩnh để
vượt qua được vấn đề ấy |
20/10/2554 04:01 (GMT+7)
“Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa
Kỳ, Úc châu và Việt Nam.
Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã
phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn
ra sớm hơn và đau đớn hơn. |
13/10/2554 08:23 (GMT+7)
Tập sách này như một lời tâm sự với những người bạn trẻ, những người
đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời nhưng có thể là chưa xác định được
một hướng đi vững chắc, và quan trọng hơn nữa là đang phải đối mặt với
những yếu tố độc hại như một hệ quả tất yếu của nền văn minh công nghiệp
hiện đại, nhưng lại không có được tấm áo giáp tinh thần để phòng hộ một
cách chắc chắn như thế hệ cha anh mình trước đây. |
09/10/2554 07:19 (GMT+7)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ
Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng
kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền
quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một
truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như
nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn. |
25/09/2554 05:30 (GMT+7)
Khái niệm “giận dữ” được định nghĩa như dòng chảy cảm xúc, đối tượng là con người được thể hiện qua lời nói khó nghe, lời qua tiếng lại trong giao tiếp cũng như việc làm… mang lại sự bực dọc, không ưa thích. |
20/09/2554 10:36 (GMT+7)
Đạo Học là Đạo Sống toàn thiện, toàn chân, toàn mỹ, là con đường an vui trọn vẹn, con đường hạnh phúc viên mãn, do các hiền giả giác ngộ cổ kim, đông tây đã tâm chứng, diễn đạt, khai thị. Theo Đạo Học, cuộc sống của mọi người đều mê lầm, sai trái, mâu thuẫn, khó chịu, bất an, bất hạnh, phiền não, đau khổ…. |
16/09/2554 03:55 (GMT+7)
Bạn đọc thân mến! Tôi vẫn biết là cuộc sống của mỗi chúng ta còn rất
nhiều điều để lo toan, bận rộn, và việc dành thời gian để suy ngẫm về
những giá trị tinh thần phía sau lớp vỏ vật chất không phải là thói quen
của nhiều người. Dù vậy, tôi vẫn luôn cho rằng bài học về yêu thương là
bài học lớn nhất của đời người – và chúng ta không thể tìm thấy bất cứ
người thầy dạy nào khác tốt hơn là chính những điều ta trải nghiệm được
trong cuộc sống. Vì thế, những gì được ghi lại trong tập sách này chỉ là
những ý tưởng rất chủ quan, những nhận xét rất phiến diện... Nếu bạn
nhận thấy có chút giá trị nhỏ nhoi nào trong ấy, thì đó sẽ là những điều
đang chờ đợi sự thể nghiệm và kiểm chứng của chính bản thân các bạn ngay
trong cuộc sống này. |
|