03/09/2554 22:57 (GMT+7)
Cuộc sống của nhiều người quanh ta và cả bản thân ta có thể có
những lúc không tránh khỏi bị đè nặng bởi những đau khổ do tội lỗi và
những điều xấu mà người khác hoặc bản thân mình gây ra. Chúng ta không
tránh khỏi có những quãng thời gian sống thiếu niềm tin vào con người
và cuộc đời, bi quan về tương lai, buông xuôi theo số phận... |
03/09/2554 22:57 (GMT+7)
Trong mưu cầu kế sinh nhai, những phương tiện thường lại đánh đồng với hạnh phúc, nhiều người đã vi phạm luật pháp, bỏ rơi đời sống đạo đức. Đó không được gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc theo quan niệm Phật giáo phải gắn liền với đời sống đạo đức và sự chuyển hóa tâm linh. Bản chất của hạnh phúc liên hệ đến con đường trung đạo chứ không phải trải qua những nỗi khổ niềm đau để có được nó. Thời gian để đạt hạnh phúc lệ thuộc vào phương pháp và sự hành trì. Nếu đi đúng thì thời gian có thể rất ngắn, bằng ngược lại, có thể phải mất vài chục năm nhưng cũng chẳng đi tới đâu. Phương pháp hạnh phúc phải gắn liền việc thực hành bát chánh đạo, có lòng tin, sức khỏe, sự trung thực, siêng bỏ ác làm lành, và trí tuệ về sinh diệt của sự vật hiện tượng thì chúng ta mới có được giá trị an lạc trong đời sống hiện tại này. |
01/09/2554 12:02 (GMT+7)
Giữa muôn vàn phức tạp của cuộc đời, chúng ta phải sống như thế nào?
Chắc hẳn trong đời, bạn đã từng có lúc tự hỏi mình câu hỏi đó? Đây là
một câu hỏi không ngừng day dứt những tâm hồn đang khao khát kiếm tìm
một lẽ sống cao cả hơn cho riêng mình. Sống sao cho phải lẽ, không phải
là một điều dễ dàng trả lời! Ngày nào còn sống, chắc chắn chúng ta vẫn còn băn khoăn về cách sống, về
ý nghĩa cuộc sống của mình. Phải chăng, càng đối diện với những phức
tạp, phiền toái, đau khổ và bề trái cuộc sống, con người càng khát khao
được sống một cuộc sống giản dị, thanh thản hơn, có ý nghĩa hơn? |
01/09/2554 12:01 (GMT+7)
Ngày nay, sự thanh thản trong cõi lòng, tưởng chừng như là một điều
mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng rất dễ đạt được, nhưng kỳ thực, đó lại
là một vấn đề khó khăn vô cùng, vì cuộc sống hằng ngày xung quanh
chúng ta có biết bao nỗi buồn sầu, lo lắng đang bủa vây, những công
việc chồng chất. Với nếp sống hối hả hôm nay, chúng ta ít có thời gian
để lắng đọng lại những suy tư có ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Trong
một khoảnh khắc bất chợt nào đó, bạn có thể kịp suy nghĩ về nó, hoặc
cũng có thể không, và bạn ngỡ như mình đã để cho những nỗi thao thức,
băn khoăn ấy trôi qua theo những năm tháng dài của cuộc đời mình. Rất
nhiều khi chúng ta sống mà không rõ mình sống vì điều gì? Hạnh phúc của
cuộc sống là gì? Và cuộc đời mình sẽ đi về đâu? Thế nhưng, dù muốn dù
không, những câu hỏi này vẫn thường trực trong tiềm thức của bạn. |
26/08/2554 23:50 (GMT+7)
Trong cuộc sống, những sự việc xảy ra hàng ngày đều có
thể ảnh hưởng đến thái độ sống của chúng ta. Những lúc cuộc sống gặp
thuận lợi, may mắn hoặc ít nhất là trong những hoàn cảnh bình thường, ổn
định, chúng ta có thể dễ dàng duy trì được thái độ sống lạc quan. Thế
nhưng, khi cuộc sống chẳng may gặp phải những âu lo bất trắc, khi phải
đối mặt với những thất bại triền miên, những mặt trái phũ phàng của cuộc
đời hoặc khi bản thân tưởng như phải lâm vào hoàn cảnh khốn cùng bế
tắc, mấy ai trong chúng ta còn duy trì được thái độ sống lạc quan? |
22/08/2554 23:20 (GMT+7)
Trước kia là những bài thuyết pháp của tôi về an lành có in bằng ronéo, Đại đức Hộ Giác nhận thấy hữu ích cho người tu Phật, nên ngài hỏi ý kiến tôi để ấn tống. Lúc ấy, tôi chưa làm hoàn toàn những bài pháp an lành cuối cùng, từ pháp thứ XXXIII đến pháp thứ XXXVIII, nên Đại đức Hộ Giác vui lòng soạn giúp những pháp an lành còn dở dang ấy. |
16/08/2554 09:25 (GMT+7)
Chính Ðức Phật đã nói tốt hơn là
phải xem xét cẩn thận, điều tra nghiên cứu và kiểm tra cho chính chúng ta trước
khi chấp nhận một điều gì. Ngay cả đến những lời của Ðức Phật cũng phải được
kiểm tra kỹ lưỡng. Rốt cuộc, Ðức Phật không ngoại trừ điều nào cả. Ngài không
bao giờ tin trong niềm tin mù quáng. Ngài không bao giờ bảo chúng ta chỉ tin
vào điều Ngài nói hay chỉ bác bỏ điều người khác nói. Mà Ngài bảo chúng ta hãy
điều tra nghiên cứu, thực hành và minh định cho chính chúng ta. |
05/08/2554 04:46 (GMT+7)
Con đường tu học là một con đường hạnh phúc. Một buổi sáng mai, mặt trời
hồng sẽ thật ấm trong một ngày thu trên cao, dọi xuống con đường nhỏ ta
đi, được lót bằng những tờ lá chín cây muôn màu thật đẹp.Có người nghĩ rằng tu là tại tâm, ở lòng mình, Tam bảo cũng ở trong tâm
ta mà thôi. Và vì vậy mà họ thấy không cần thiết phải đi chùa hoặc tham
dự những khóa tu học. Nhưng tâm ta là gì, nằm ở đâu Thầy nhỉ? Những gì
mà chúng ta cho là tâm đó, có thật là chân tâm của mình không? |
05/08/2554 04:45 (GMT+7)
Nói chung tất cả những điều chúng ta biết tới có thể được chia làm ba loại: Thế giới vật chất bất động, thế giới không vật chất bất động, và thế giới tri thức. Vì tất cả những hạnh phúc lẫn đau khổ mà chúng sanh kinh nghiệm, đều liên quan đến tri thức nên đây là điều chúng ta quan tâm tới nhất. |
21/07/2554 02:45 (GMT+7)
Cuộc sống là một quá trình học tập, rèn luyện để không
ngừng hoàn thiện bản thân. Chúng ta không chỉ học ở trong nhà trường,
chúng ta còn học những bài học từ trong thực tế của cuộc sống, chúng ta
học qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, và chúng ta
học qua sự trải nghiệm của chính bản thân mình nữa. Ở mỗi độ tuổi khác
nhau lại có những cách học khác nhau. |
18/07/2554 12:00 (GMT+7)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có
thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não
đầy những giá trị giả. Có lẽ vì thế một vị thiền sư đã viết “mướt mướt
hoa vàng phơi bày bát-nhã, xanh xanh cành trúc hiển lộ chân như”. Trong
lặng lẽ, hoa nở rồi tàn, không nói với ai điều gì. Vậy mà trong cõi lặng
yên kia lại như thì thầm cùng ta, nên người tìm thấy ở hoa rất nhiều
ngôn ngữ. Có người từ phố nhớ quê quay quắt trở về chỉ để ngắm sen trong
hồ, cúc trong vườn nhà mùa thu, nghe lòng thanh thản bình yên trở lại
rồi tiếp tục ra đi. Ngay đến hoa dâm bụt nở dọc theo bờ giậu, hoa mướp
vàng bò trên giàn nhà hàng xóm, cũng có tác dụng thanh lọc tâm hồn! |
13/07/2554 22:55 (GMT+7)
Cái "tôi" ở trên đã trở thành một cái gì khác. Không biết là cái gì ? Cũng chẳng bận tâm biết đến làm gì; chỉ biết ở đây và ở đó vẫn còn động đậy nhẹ nhàng những bước chân thầm kín, những bước chân lặng lẽ thong dong bình thản trở về sự Im Lặng... |
08/07/2554 12:53 (GMT+7)
“Thân bệnh mà tâm không bệnh,” đây không phải là câu nói suông mà đã
được chứng thực qua cuộc đời của Pháp sư Đạo Chứng. Pháp sư là một vị
chuyên trị ung bướu trước kia, sau đó trở thành bệnh nhân ung thư, và
cuối cùng xuất gia tu hành, thắng vượt bệnh khổ. Với bi nguyện giúp đời,
Pháp sư đã dấn thân vào nẻo khổ , cùng an ủi, khích lệ và chỉ dẫn cho
những ai cùng trong cảnh ngộ. Tác phẩm Niệm Phật Chuyển Hóa tế Bào Ung
Thư này chính là ghi lại những lời giảng dạy vô giá của Pháp sư. |
02/07/2554 22:33 (GMT+7)
Không chỉ riêng bạn, riêng tôi, mà hầu hết những ai đã từng có mặt trong
cuộc đời này đều có chung một nhận định rằng: “Trong các mối quan hệ của
con người, có thể nói mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng
nhất. Nó không đơn thuần chỉ là huyết thống, máu mủ tình thâm, mà còn
mang đậm tính luân lý và đạo đức xã hội.” Trong mối quan hệ đó, công lao sâu dày của cha mẹ được tôn vinh, lòng
hiếu thảo của con cái được ghi nhận. Nhưng mọi tán dương bằng ngôn từ
đều không thể diễn đạt đầy đủ ý nghĩa của hai tiếng Mẹ Cha! |
30/06/2554 02:02 (GMT+7)
Xưa nay trong dân gian thường tồn tại quan niệm: “Mọi việc tốt xấu của
con người đều đã được một đấng thần linh tối cao (ông trời, thượng đế)
quyết định, số mệnh thế nào phải chịu thế ấy, không thể nào thay đổi.” Nhưng thực tế đúng vậy không? |
18/06/2554 12:43 (GMT+7)
Là một con người chúng ta phải có một mục đích cho cuộc sống. Kẻ không theo đúng con đường chính đáng của đời sống sẽ không bao giờ tìm thấy mục đích cuộc đời và nếu không gìn giữ một vài nguyên tắc cao thượng, kẻ đó có thể trở nên nguy hiểm cho xã hội. |
10/06/2554 01:57 (GMT+7)
"Nhân", phải trải qua sự từng trải việc người mới có thể trưởng thành. "Nhân", phải nghĩ đến sự tồn tại của người khác mới có thể rộng mở. "Vô duyên đại từ – đồng thể đại bi", ắt là cảnh giới tối cao giữa "người" và "người". |
08/06/2554 06:56 (GMT+7)
Tỉnh thức là một nguồn năng lượng sáng đẹp, giúp cho chúng ta nhận ra những gì đang xảy ra trong tâm thức và hoàn cảnh hiện tại. Khi có nguồn năng lượng của sự tỉnh thức thì mọi suy tư, lời nói và hành động của chúng ta trở nên linh động và chân thiện. |
05/04/2554 07:10 (GMT+7)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh
sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa
cách, nhợt nhạt hơn. Nếu như trước đây những gì xảy đến cho mỗi một con
người luôn được rất nhiều người khác quan tâm, thì ngày nay con số những
người thực sự quan tâm đến mỗi chúng ta đã ngày càng ít đi. |
17/03/2554 04:40 (GMT+7)
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức
Thế tôn du hành một mình thăm viếng các trú xứ của những
tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hành tiến
thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần
Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita: - Này Nàgita, mỗi khi đi ngang một làng
mạc mà thấy một am cốc của tỳ kheo, thì dù vị ấy đang
ráo riết thiền tọa, Như Lai cũng không hài lòng về trú xứ
của vị ấy. Vì sao? |
|