THỨ BẢY: BẤT XẢ
THỨ BẢY: BẤT XẢ
Ở đời về pháp siêng năng, có khi có, có khi không, đều sinh diệt. Vì sinh diệt nên chẳng vĩnh viễn, tiếp tục nhau, nên ngày nay niệm Phật, ngày mai lại chẳng niệm, lúc này niệm, lúc khác lại chẳng niệm, đều là sát na (tích tắc) nối nhau, huống chi thời gian năm tháng thì chắc chắn phải gián đoạn, chẳng tiếp tục nối luôn. Vì thế, khi hành giả dụng công niệm Phật thì vọng tâm âm thầm lén lút khởi lên.
Xưa Khổng Tử đứng bên bờ sông than rằng:” Chẳng kể gì ngày đêm, nước cứ chảy mãi như vậy ư?”-Ngày nay, ta mượn nước để quán tánh niệm của ta ngày đêm chảy chẳng mãi thôi.Hoặc mượn tiếng nước chảy để quán lấy đó buộc niệm của chúng ta nối luôn luôn. Thế thì dòng nước chảy không dứt được, đó là bản tánh của nước, nếu nước mà chẳng chảy được thì nhất định bị đất đá ngăn trở làm chướng ngại. Thế nên niệm của ta chẳng bao giờ dứt cũng là bản tánh của niệm, nhưng niệm có gián đoạn là bởi vọng tưởng ngăn trở. Vậy phải hiểu đất đá làm trở ngại dòng nước chảy nhưng tánh nước chẳng bao giờ trở ngại, nên tánh niệm cũng chẳng bao giờ gián đoạn. Vì vậy, niệm này thường còn , tánh Phật cũng chẳng diệt.
Thế thì niệm cùng với chẳng niệm, Phật tánh tự như như, dù đóng cửa niệm Phật hay không đóng cửa niệm Phật, tánh đó không bao giờ dứt cả