Vào cửa Tịnh Tông
16/05/2555 11:38 (GMT+7)
Tập sách này tuy mỏng nhưng nội dung vô cùng phong phú, trình bày đầy đủ những điều tinh yếu cho người tu tịnh nghiệp, cũng chính là giải đáp câu hỏi tại sao nỗ lực tu hành mà không đạt kết quả khả quan, không thể gặt hái được những công đức lợi ích thù thắng như Phật dạy trong kinh.
Kinh A Di Đà Yếu Giải
08/04/2555 13:02 (GMT+7)
Tu Thiền chắc chắn thành Phật. Tu Tịnh mau chóng thành Phật. Tu môn nào cũng phải thấy rõ Phật tánh rồi mới thành Phật. Mỗi niệm Phật danh là một nhớ đến Phật tánh. Thấy rõ Phật tánh là thành Phật quả. Thành Phật là khôi phục lại tự do hạnh phúc.

Những Bài Giảng Của HT Tịnh Không
14/12/2554 10:52 (GMT+7)
Lão Pháp Sư thượng Tịnh hạ Không, thế danh là Từ Nghiệp Hồng, Ngài sanh tháng 2 năm 1927, tại huyện Lư Giang tỉnh An Huy Trung Quốc.
Một Trăm Ngày Niệm Phật & Một Trăm Bài Pháp (Trọn bộ)
16/11/2554 09:11 (GMT+7)
Giáo lý nhà Phật thật là mênh mông, mênh mông như trời cao đất rộng, như biển cả sông dài. Được học giáo lý nhà Phật, học hoài học mãi không bao giờ chấm dứt hết chữ nghĩa, cho dù nền giáo lý chỉ là khuôn thước trong tam tạng thánh điển.

Ấn Quang Ðại Sư Gia Ngôn Lục
05/11/2554 07:08 (GMT+7)
Thế Giới Cực Lạc - Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà
15/10/2554 01:31 (GMT+7)
Khi một hành giả tu Tịnh độ chuyển hoá tận gốc rễ tham ái, hận thù và si mê, gieo trồng vạn thiện công đức: phụng sự xã hội và con người trên tinh thần vô ngã vị tha thì việc sanh về Tây phương không còn quan trọng nữa. Lúc ấy, hành giả đang sống trong cõi Ta Bà với chất lượng cuộc sống của Tịnh độ. Nói cách khác, với chất liệu và chất lượng cuộc sống như vừa nêu, hành giả có mặt ở đâu thì nơi đó được xem là Tịnh độ trần thế. Sau khi phân tích kinh, tác giả đã khẳng định không có yếu tố tha lực trong kinh A-di-đà, dầu chỉ là nghĩa ám chỉ. Theo đó, có thể sự khác biệt căn bản giữa pháp môn Tịnh độ trong kinh A-di-đà và pháp môn Tịnh độ của các vị Tổ sư về tông này. Tu Tịnh độ theo kinh A-di-đà dù có phần khó hơn so với Tịnh độ của các vị tổ sư, nhưng kết quả của sự tu tập và xây dựng Tịnh độ nhân gian khi còn sống và vãng sanh Tịnh độ sau khi qua đời có đảm bảo và chắc chắn hơn. Đó chính là những đóng góp của tác phẩm này.

Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư (pdf)
08/07/2554 12:53 (GMT+7)
“Thân bệnh mà tâm không bệnh,” đây không phải là câu nói suông mà đã được chứng thực qua cuộc đời của Pháp sư Đạo Chứng. Pháp sư là một vị chuyên trị ung bướu trước kia, sau đó trở thành bệnh nhân ung thư, và cuối cùng xuất gia tu hành, thắng vượt bệnh khổ. Với bi nguyện giúp đời, Pháp sư đã dấn thân vào nẻo khổ , cùng an ủi, khích lệ và chỉ dẫn cho những ai cùng trong cảnh ngộ. Tác phẩm Niệm Phật Chuyển Hóa tế Bào Ung Thư này chính là ghi lại những lời giảng dạy vô giá của Pháp sư.
Khuyên Người Niệm Phật (pdf)
06/07/2554 13:15 (GMT+7)
Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được; thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm. Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương. Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người như Bồ-tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu quả có thể tu hành được như vậy thì nhất định được vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc Thế-giới. (Lời Khai Thị của đại Sư Ấn Quang)

Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm, Bảo Đảm Vãng Sinh
19/05/2554 02:38 (GMT+7)
Những tiến trình về "Phương Pháp Trì Danh" và "Niệm Phật Thế Nào Để Bảo Đảm Vãng Sanh" rất chặt chẻ, chi tiết, tỉ mỉ, rành rẽ, dễ hiểu, dễ hành, thêm những điều cấm kỵ, chứng tỏ tác giả là một hành giả đầy đủ kinh nghiệm đã từng vượt qua bao khó khăn, chướng duyên với ý chí vững bền mới đạt được kết quả "Bất Niệm Tự Niệm" này.
Những Vấn Đề Cần Biết Khi Lâm Chung
09/11/2553 11:22 (GMT+7)
Nói đến những khổ đau trong thế gian này thì không khổ gì bằng khổ tử vong, đối với việc tử vong thì mỗi chúng ta ai ai cũng biết và không thể nào trốn tránh được, vì đó là định luật tự nhiên. Song, điều quan trọng nhất vào giờ phút lâm chung là tâm niệm của mỗi người. Vì tâm niệm cuối cùng đó sẽ tùy theo nghiệp tạo tác lúc hiện tiền mà đầu thai vào các cõi.

Tây Phương Nhật Khóa
06/11/2553 01:17 (GMT+7)
Chợt nhớ lại thời-gian trước kia, khi đóng-cửa thất ẩn-tu vĩnh-viễn, với tấm lòng bi-mẫn cho các hàng Phật-tử về sau, ngài đã có soạn ra một nghi-thức "Mật-Tịnh song-tu" dưới tên là: "TÂY-PHƯƠNG NHẬT KHÓA" để cho các hành-giả tu Tịnh-độ trong thời buổi mạt pháp
Hương Thơm Niệm Phật
05/11/2553 07:22 (GMT+7)
Đường về bến giác có muôn nẻo đường, pháp tu niệm Phật chỉ là một trong muôn nẻo. Nhưng theo lời dạy của chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ thì pháp tu niệm Phật xứng hợp với thời đại ngày nay. Thời đại mà con người dễ bị trần cảnh làm lu mờ tánh giác.

Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận
04/11/2553 01:15 (GMT+7)
Một hôm có vị khách đến viếng tịnh cốc của tôi, trước lễ chào, sau dùng lời rất thanh nhã hỏi rằng : “ Từng nghe : đối với người tu tâm, đường tắt để thành đạo thì hạnh Thường Bất Khinh của Pháp Hoa Tam muội và Pháp Ban Châu của Niệm Phật tam muội đều là môn Vô Thượng Thâm Diệu Thiền. Xin được nghe về vấn đề này”.
Khóa Hư Lục
03/11/2553 01:05 (GMT+7)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".

48 Pháp niệm Phật
02/11/2553 03:30 (GMT+7)
Trong 48 pháp này, tùy phương tiện, hoàn cảnh, trình độ, có thể tùy nghi, không nhứt thiết bắt buộc phải thực hành tất cả. Pháp này khó kết quả, hoặc không hợp, ta hãy đổi sang pháp khác, điều cốt yếu, làm sao cho được  “Nhất tâm bất loạn" tức “Niệm Phật tam muội” là mục đích.
Vãng Sinh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
02/11/2553 03:23 (GMT+7)
Trong Vãng Sanh Luận, Tổ Thiên Thân đã chỉ rõ phương pháp Lễ Bái, Tán Thán, Tác Nguyện, Quán sát và Hồi Hướng và Ngài Thái Hư Ðại Sư Giảng yếu chỉ thẳng Ðại Thệ Nguyện của Phật A Di Ðà và chỗ triệt để của Bồ Tát Thiên Thân, nếu không phải là bậc thấu triệt Tâm Phật, được vô ngại biện tài như Ngài Thái Hư thì không ai có thể làm nổi.

Tin sâu pháp môn Tịnh độ
01/11/2553 00:27 (GMT+7)
Sự thù thắng và phổ cập của pháp môn Tịnh độ cho quảng đại quần chúng ngoài sự giới thiệu của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, tiếp theo còn có các vị Bồ Tát khuyên bảo mọi người nên nguyện vãng sinh về Tây phương Cực lạc như ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ, các vị Tổ sư cả thiền lẫn tịnh như Vĩnh Minh, Trí Giả, Triệt Ngộ, Liên Trì, Thiện Ðạo, Ngẫu Ích...
TRIẾT LÝ VÀ THỰC TIỄN
Của Pháp Môn Tịnh Ðộ
30/10/2553 02:13 (GMT+7)
Phật pháp có nguồn gốc từ Ấn Ðộ, được lưu truyền đến Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới. Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc. Danh từ “Phật” có nghĩa là giác, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn. Phật lấy từ bi làm gốc, từ nghĩa là ban vui, bi nghĩa là cứu khổ.

Con đường Tu tắt
28/10/2553 22:47 (GMT+7)
Bỏ Ðường Tắt Tây Phương Chín Cõi Chúng Sanh Khó Thể Tròn Nên Quả GiácRời Cửa Mầu Tịnh Ðộ, Mười Phương Chư Phật không toàn độ Khắp hàng mê
Kinh Vô Lượng Thọ Giảng Yếu
28/10/2553 22:41 (GMT+7)
Trong Kinh Ðại Bảo-Tích, Ðức Thế Tôn huyền ký: Ðời sau, các kinh đạo đều diệt hết, vì lòng từ bi thương xót, ta đặc biệt giữ lại Kinh Vô Lượng Thọ này trong khoảng một trăm năm, nếu chúng sanh nào gặp được Kinh này, tùy theo ý nguyện đều được độ thoát.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 1 [2] 3 4  
Bao Hiem BSH
» Âm lịch