MỤC LỤC
- Tựa "Khóa Hư Lục"
-
Đôi nét về HT. Thích Thanh Kiểm
Quyển Thượng
01 - Nói về sắc thân
02 - Văn khuyên phát tâm Bồ-đề
03 - Văn răn sát sinh
04 - Văn răn trộm cắp
05 - Văn giới sắc
06 - Văn răn vọng ngữ
07 - Văn răn giới rượu
08 - Bàn về Giới Định Tuệ
09 - Bàn về Thọ giới
10 - Bàn về Niệm Phật
11 - Bàn về Tọa Thiền
12 - Bàn về gương Tuệ Giác
13 - Bàn về sách Thiền Tông Chỉ Nam
14
- Bài tựa kinh Kim Cương Tam Muội
15 - Tựa Khoa-nghi sáu thời sám hối
16 - Tựa văn lễ sám bình đẳng
17 - Nói rộng một đường hướng thượng
18 - Ngữ-lục vấn đáp môn hạ
19 - Lời vấn đáp trong môn nhân
20 - Niêm tụng kệ (Âm-Nghĩa)
Quyển Hạ
21 - Kệ cảnh sách chúng giờ Dần
22 - Lễ dâng hương thời sáng sớm
23
- Lễ dâng hương buổi trưa
24
- Lễ dâng hương buổi mặt trời lặn
25
- Kệ khuyên chúng buổi hoàng hôn
26
- Kệ tám khổ
27
- Lễ dâng hương buổi chập tối
28
- Lễ dâng hương nửa đêm
29
- Lễ dâng hương cuối đêm
|
Lời
Tựa
Bộ sách này có thể
gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về
chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra
triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen
đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới
từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
Nhà vua đã trải qua
cuộc đời bi kịch, bố mẹ mất sớm, một mình đối phó với ông
chú Phụ-chính, cùng với Thiên-Cực Công chúa bày mưu lập vợ
Hoài-Vương đang có mang lên thay Lý-Chiêu-Hoàng vì Chiêu Thánh đã
20 năm chưa có con. Do đấy mà Trần Liễu (Ân Sinh Vương) mất vợ,
nổi loạn và Trần Thái Tông bất nhẫn bỏ cung điện trốn vào núi
An-Tử, hòng cầu Phật giáo để giải thoát. Đây chính là lời
Trần Thái Tông viết:
"Bấy giờ ý chí
của Trẫm đã nhất quyết. Hiệu Thiên-Ứng Chính-Bình thứ 5 (1245),
năm Bính-Thân, đêm 3 tháng 4. Trẫm nhân mặc áo mỏng thường đi ra
cửa cung, bảo tả hữu "Ta muốn đi chơi, nghe trộm lời dân để
xem nguyện vọng của chúng, họa may biết được sự khó nhọc của
họ. Lúc ấy đi theo bên trẫm bất quá bảy tám người. Đến đêm
vào giờ hợi, một mình một ngựa cất lẻn ra đi. Khi đã qua sông
Nhị, liền hướng phiá đông mà tiến mới thật tình bảo cho tả
hữu biết. Họ kinh ngạc, đều ứa nước mắt khóc. Sáng hôm sau
vào giờ mão thì đến bến Đại-Than chân núi Phả-Lại. Trẫm e có
kẻ nhận biết, nên phải lấy vạt áo che mặt mà qua sông, rồi theo
đường tắt lên núi. Đến tối, vào nghỉ trong chùa Giác-Hạnh đợi
sáng lại đi. Trèo lội vất vả, núi hiểm, suối sâu, ngựa mệt
không tiến được nữa. Trẫm bèn bỏ ngựa, vịn vách đá mà đi.
Đến giờ mùi mới tới An-Tử. Qua hôm sau, trèo thẳng lên đỉnh,
vào ra mắt Quốc-Sư Trúc-Lâm là vị đại Sa-môn ở đây.
Thấy Trẫm Quốc Sư (Phù
Vân) mừng hớn hở thong thả nói: "Lão tăng ở núi rừng
lâu, xương cứng, thể gầy, ăn rau răm, nhai hạt dẻ, uống nước
suối, vui thú cảnh rừng, nhẹ như mây nổi nên theo gió đến đây.
Nay nhà Vua bỏ địa vị nhân chủ, nghĩ đến cảnh quê mùa rừng núi,
hẳn có ý tìm hỏi điều gì mới tới đây?".
Trẫm nghe Sư nói, hai
hàng nước mắt tự nhiên khôn cầm, nhân mới đáp: "Trẫm còn
thơ ấu, sớm mất hai thân; bơ vơ đứng trên sĩ dân, không nơi
nương tựa. Nghĩ lại sự nghiệp của đế vương đời trước thịnh
suy không thường, cho nên vào núi chỉ cầu làm Phật không cầu chi
khác!" Sư đáp: "Núi vốn không có Phật. Phật ở nơi tâm
người, tâm lặng mà biết ấy là chân Phật. Nay nếu nhà vua giác
ngộ được tâm thì lập tức thành Phật không phải cầu tìm khó
nhọc ở bên ngoài vậy" (Thiền Tông Chỉ Nam Tự).
Đoạn vấn đáp trên
đây lời nói tự sự chính xác thành khẩn, không cho phép ta nghi
ngờ không phải Trần Thái Tông đã bỏ ngôi để vào núi cầu
Phật tìm giải thoát cho nỗi lòng ưu phiền bi đát. Sử gia Ngô thời
Sỹ đã nhận thức:
"Vua Thái-Tông... làm
ra sách" Khoá Hư Lục "mến cảnh sơn lâm, coi sống chết như
như nhau tuy ý tứ gần với đạo Phật không tịch mà chí thì rộng xa
cao siêu cho nên bỏ ngôi báu như trút dép nát vậy". (Việt Sử
Tiêu Án Q.III).
Thái độ hỷ xả của
nhà vua thực là tinh túy của tôn giáo thực hiện.
Vì Tể tưởng Thủ-Đô
và toàn thể quần thần yêu cầu và nhất là lời khuyên chính
đáng của Quốc Sư: "Phàm làm đấng nhân quân phải lấy ý muốn
của thiên hạ làm ý muốn và tâm thiên hạ làm tâm. Nay thiên hạ
muốn đón nhà vua về cung, nhà vua không về sao được?".
Và Trần Thái Tông phải
trở về gượng gắng lên ngôi. Và ngài đã giác ngộ khi đọc kinh
"Kim Cương" đến câu: "Ưng Vô Sở trụ nhi sinh kỳ
tâm" (Nên có cái tâm không chấp vào đâu cả). Chính với cái
tâm minh ấy mà nhà vua đã nhất quán tam giáo: "Vị minh nhân
vọng phân tâm giáo, liễu đắc thể đồng ngộ nhất tâm!" (Chưa
giác ngộ thì lầm phân biệt có ba giáo lý, hiểu thấu triệt thì
cùng giác ngộ chỉ có một tâm linh).
Không những Thái-Tông
có tinh thần khai phóng. Ngài còn khoan nhân đại độ, đã khoan thứ
cho Trần Liễu nổi loạn, anh em ôm nhau khóc trước mũi kiếm của
Trần Thủ Độ, nên về sau Dụ-Tông có thơ ca tụng:
Đường Việt khai cơ
lưỡng Thái Tông
Đường xưng Trinh-Quán,
ngã Nguyên Phong
Kiến Thành chu tử, An
Sinh tại
Miếu hiệu tuy đồng
đức bất đồng
(Nhà Đường, nước
Việt mở nước có hai vua Thái Tông, Nhà Đường xưng là
Trinh-Quán, Ta xưng là Nguyên-Phong; Kiến-Thành, em Thế-Dân bị anh giết
còn An-Sinh là anh Thái-Tông vẫn sống và được phong ấp. Tuy, đều
Thái-Tông mở nước nhưng không cùng có nhân đức).
Sau khi trình bày
"Vietnamese Humanism (ở Đại-Học Hawai năm 1957, có đăng ở Hawai
University Press, October 1959, January 1960) tôi có đưa cho D.T. SUZUKI danh
tiếng về "Zen" Nhật-Bản, ông ta đã hết sức ca tụng bộ
sách "Khóa Hư" và tác giả của nó nhất lại là một nhà
vua.
Sách "KHÓA HƯ"
được Hòa-Thượng Thanh-Kiểm chùa Vĩnh-Nghiệm dịch lại đầy đủ,
chú giải minh bạch, đáng là bộ kinh Phật-Giáo Việt-Nam hiếm hoi của
Tông-giáo thực hiện, một tập đại-thành triết học tôn giáo thế
giới.
Nay tựa
NGUYỄN ĐĂNG THỤC
Saigon, ngày 4 tháng 6 năm 1992
---o0o---